1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Biện pháp sử dụng tích cực, hiệu quả các thiết bị dạy học Để nâng cao chất lượng dạy học Địa lý lớp 5

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện pháp sử dụng tích cực, hiệu quả các thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng dạy học Địa lý lớp 5
Tác giả Tác giả/đồng tác giả
Trường học Trường Tiểu Học …
Chuyên ngành Địa lý
Thể loại Báo cáo biện pháp
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2,2 MB

Nội dung

Tên báo cáo biện pháp: Biện pháp sử dụng tích cực, hiệu quả các thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng dạy học Địa lý lớp 5 2.. Để đạt được mục tiêu nói trên, người giáo viên cần có nh

Trang 1

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

BÁO CÁO BIỆN PHÁP

BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ CÁC THIẾT

BỊ DẠY HỌC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ĐỊA LÝ

LỚP 5

Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: …

, ngày tháng năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn biện pháp 1

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2

3 Mục đích nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG 2

1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện 2

1.1 Đối với bản đồ, lược đồ 3

1.2 Đối với quả địa cầu 8

1.3 Đối với tranh ảnh 9

2 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện 10

PHẦN KẾT LUẬN 12

1 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp 12

2 Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn 12

Trang 3

1

THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP

1 Tên báo cáo biện pháp: Biện pháp sử dụng tích cực, hiệu quả các thiết bị

dạy học để nâng cao chất lượng dạy học Địa lý lớp 5

2 Tác giả

- Họ và tên:

- Trình độ chuyên môn:

- Chức vụ, đơn vị công tác:

- Điện thoại: Email:

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn biện pháp

Dạy học Địa lí chiếm vai trò quan trọng nhằm góp phần hình thành và phát triển ở học sinh thói quen ham hiểu biết, yêu thiên nhiên đất nước con người, có

ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên Vì vậy, việc dạy học Địa lí không những cung cấp cho học sinh những kiến thức địa lí thuần túy mà còn phải hình thành, phát triển cho các em các kỹ năng và năng lực tự học Đó là những nhiệm vụ song song và có tầm quan trọng như nhau

Để đạt được mục tiêu nói trên, người giáo viên cần có những phương pháp dạy học thích hợp để giúp cho học sinh không những nắm vững kiến thức địa lí, rèn luyện kĩ năng, mà còn giáo dục thái độ, phát triển nhân cách, khơi gợi tính tự giác tích cực học tập của học sinh Đó là phương pháp dạy - học tích cực Hay nói cách khác đó là quá trình làm việc tích cực của thầy và trò để đem lại hiệu quả cao nhất Qua quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy ở thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng tích cực và hiệu quả các thiết bị dạy học có thể đem lại nhiều lợi ích trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lý lớp 5 Những thiết bị này không chỉ giúp học sinh hiểu và ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc hơn, mà còn tạo ra một môi trường học tập sinh động và thú vị

Năm học 20…- 20… là năm học thứ … thực hiện đánh giá học sinh tiếp tục thực hiện chỉ thị 03/CT-TW của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh

cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận

Trang 4

2

động “Mỗi thầy giáo cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” cùng với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực’’ và phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt’’ Đáp ứng mục tiêu của chương trình GDPT 2018

đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy là xây dựng ý thức tự học, tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh được quan tâm hơn lúc nào hết Chính vì vậy, tôi

chọn đề tài “Biện pháp sử dụng tích cực, hiệu quả các thiết bị dạy học để nâng

cao chất lượng dạy học Địa lý lớp 5” cho hoạt động nghiên cứu của mình

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: 30 em học sinh lớp 5… trường Tiểu học …

- Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động thực hiện biện pháp sử dụng tích cực, hiệu quả các thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng dạy học Địa lý lớp 5

3 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu nội dung và một số biện pháp dạy phân môn địa lí lớp 5 giúp giáo viên nắm chắc chương trình phân môn địa lí ở tiểu học và sử dụng phương pháp dạy học cho phù hợp làm cho chất lượng phân môn địa lí của học sinh được nâng cao bền vững

- Một số hoạt động dạy học phân môn địa lí nhằm sử dụng tích cực, hiệu quả các thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng dạy học Địa lý lớp 5, phát huy tính tích cực của học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học… phù hợp với học sinh, sát với thực tế nhà trường

PHẦN NỘI DUNG

1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện

Các thiết bị dạy học Địa lí hiện nay khá phong phú, bao gồm tranh, ảnh, mô hình, quả địa cầu, bản đồ, băng đĩa, phim giáo khoa,…Khi sử dụng thiết bị dạy học giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học để lựa chọn thiết bị cho phù hợp Tránh quá tải về thiết bị trong một giờ học

Sử dụng thiết bị như là một nguồn cung cấp kiến thức chứ không chỉ để minh họa cho bài giảng Khi sử dụng giáo viên cần giải thích cho học sinh hiểu: sử

Trang 5

3

dụng thiết bị nhằm mục đích gì ? Cần tìm những nội dung gì ? và cách thức sử dụng

1.1 Đối với bản đồ, lược đồ

Để giúp học sinh có khả năng làm việc độc lập, tích cực với bản đồ, lược đồ, trong quá trình dạy học, giáo viên phải chú trọng rèn luyện một số kĩ năng sử dụng bản đồ

a Rèn luyện kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ

Ở lớp 4, học sinh đã biết xác định các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc Sang lớp

5, học sinh cần xác định thêm bốn hướng phụ nữa là Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam Giáo viên cho học sinh thực hành nhiều lần để nhớ được: trên bản

đồ phía trên là hướng Bắc, phía dưới là hướng Nam, bên phải là hướng Đông, bên trái là hướng Tây Ngoài ra, giáo viên còn giúp học sinh xác định vị trí của khu vực bán cầu Bắc, bán cầu Nam và đường xích đạo Chính nhờ việc xác định được các hướng và vị trí này sẽ giúp các em nắm được vị trí của các nước, các châu lục thể hiện trên bản đồ, lược đồ một cách dễ dàng

Ví dụ : Khi dạy Bài 1: Việt Nam – Đất nước chúng ta, trang 66, Địa lí lớp

5, tôi yêu cầu học sinh quan sát lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á

để xác định:

- Vị trí của nước ta

- Phần đất liền của nước ta giáp những nước nào?

- Biển bao bọc phía nào của đất nước ta?

Sau khi quan sát học sinh nêu được:

- Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu Phần đất liền nước ta giáp với Trung Quốc, Lào

và Cam-pu-chia

- Biển bao bọc phía Đông, Nam và Tây Nam của phần đất liền

b Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ:

Trang 6

4

Đọc bản đồ không phải là đọc các chữ ghi trên bản đồ mà là một quá trình tìm kiếm kiến thức địa lí chứa đựng trong các kí hiệu trên bản đồ, ở các mức độ cao, thấp khác nhau

Đọc bản đồ có 3 mức độ:

Mức độ 1: Học sinh chỉ cần dựa vào kí hiệu ở bảng chú giải, chỉ và đọc tên

các đối tượng địa lí trên bản đồ (Ví dụ: đây là Hà Nội, kia là Hải Phòng; đây là sông Hồng, kia là sông Đà,…)

Ví dụ: Đọc bản đồ Bản đồ Tự nhiên Việt Nam học sinh nắm được bản đồ thể

hiện các sự vật, hiện tượng tự nhiên của đất nước Việt Nam như lãnh thổ, sông, núi, đồng bằng, biển, đảo

a, Có kĩ năng đọc bản đồ học sinh sẽ nắm vững các kí hiệu thể hiện trên bản

đồ

Chẳng hạn như :

Biên giới O Thành phố, thị xã ◉ Thủ đô

Dãy núi ✶ Nhà máy thủy điện …

Các kí hiệu về khoáng sản như :

■ Than đá Thiếc Sắt …

b, Bản đồ tự nhiên giúp cho học sinh nắm thêm các kí hiệu về màu sắc

Chẳng hạn: Màu xanh lá mạ chỉ đồng bằng, màu xanh nước biển đậm nhạt chỉ độ sâu của biển, màu đỏ đậm nhạt chỉ độ cao của cao nguyên, đồi núi

Mức độ 2: Học sinh dựa vào bản đồ để tìm ra đặc điểm của đối tượng địa lí

(Ví dụ: Vị trí dãy núi ở đâu ? Núi cao hay thấp ? Núi có hướng gì…?)

Quan sát lược đồ hình 1, trang 69, Bài 2: Địa hình và khoáng sản, Địa lí

lớp 5 học sinh sẽ nêu được những dãy núi có hướng Tây Bắc- Đông Nam như:

Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao hay những dãy núi có hình cánh cung như: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều

Trang 7

BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÍCH CỰC, HIỆU QUẢ CÁC THIẾT

BỊ DẠY HỌC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ĐỊA

LÝ LỚP 5

Trang 8

Bố cục biện pháp

trình áp dụng các biện pháp

Trang 9

Đối với tranh ảnh

01

Đối với bản đồ, lược đồ

Đối với quả địa cầu

Các giải pháp

Trang 10

2 Nội dung các biện pháp

1 Đối với bản đồ, lược đồ

a Rèn luyện kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ

cần xác định các hướng Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.

phải là hướng Đông, bên trái là hướng Tây.

cầu Nam và đường xích đạo.

Trang 11

2 Nội dung các biện pháp

1 Đối với bản đồ, lược đồ

a Rèn luyện kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ

Khi quan sát lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á giáo viên đưa ra các yêu cầu học sinh:

• Vị trí của nước ta.

nước nào?

Trang 12

2 Nội dung các biện pháp

1 Đối với bản đồ, lược đồ

b Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ

Đọc bản đồ có 3 mức độ:

Mức độ 1: Học sinh chỉ cần dựa vào kí hiệu ở bảng chú giải, chỉ và đọc tên các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Mức độ 2: Học sinh dựa vào bản đồ để tìm ra đặc điểm của đối tượng địa lí (Ví dụ: Vị trí dãy núi ở đâu? Núi cao hay thấp? …).

Mức độ 3: Học sinh vận dụng các kiến thức đã có, xác lập các mối quan

hệ địa lí để rút ra những điều mà trên bản đồ không trực tiếp thể hiện.

Trang 13

2 Nội dung các biện pháp

1 Đối với bản đồ, lược đồ

b Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ

Mức độ 1:

Học sinh thực hành mức

độ 1 khi đọc các bản đồ

địa hình, khoáng sản…

Trang 14

2 Nội dung các biện pháp

2 Đối với quả địa cầu

Giáo viên có thể yêu cầu học sinh quan sát quả địa cầu và tìm vị trí của nước ta.

Học sinh dựa vào các yếu tố: Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương, ở khu vực Đông Nam Á, trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu Sau đó học sinh nhận diện màu sắc của nước Việt Nam trên quả địa cầu để tìm và chỉ được phần đất liền của nước ta trên quả địa cầu.

Ngày đăng: 22/11/2024, 21:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w