1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Đề cương quan trắc lún

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan trắc biến dạng lún
Tác giả Nguyễn Đức B, Nguyễn Kiến T, Hoàng Hoa C
Trường học Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Đầu Tư ABC
Chuyên ngành Xây dựng
Thể loại Đề cương
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 93,38 KB

Nội dung

Trong lĩnh vực xây dựng, quan trắc lún là quá trình theo dõi và đo lường sự chuyển động hay sự thay đổi vị trí của mặt đất hoặc các cấu trúc xây dựng qua thời gian. Mục tiêu của quan trắc lún là đánh giá sự ổn định của đất đai và cấu trúc xây dựng để đảm bảo an toàn và hiệu suất của công trình.

Trang 1

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ ABC

……… ………

LOGO CÔNG TY

ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC BIẾN DẠNG LÚN

(Phát hành lần 1)

Trang 2

Năm 2024

BẢNG THEO DÕI SỬA ĐỔI STT

NGÀY

SỬA

ĐỔI

TRANG SỬA ĐỔI

MỤC SỬA ĐỔI

Chữ ký

Trang 3

MỤC LỤC

1 MỤC ĐÍCH, PHẠM VI ÁP DỤNG 1

1.1 Mục đích 1

1.2 Phạm vị, đối tượng áp dụng 1

2 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

3 QUY PHẠM KỸ THUẬT 1

3.1 Định nghĩa, nhiệm vụ của công tác đo độ lún 1

3.2 Quy phạm đo lún 1

4 THIẾT KẾ KỸ THUẬT QUAN TRẮC 4

4.1 Mốc cơ sở quan trắc lún 4

4.2 Mốc quan trắc lún 4

4.3 Chu kỳ quan trắc lún công trình 5

5 HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG BÁO CÁO 6

5.1 Hình thức báo cáo 6

5.2 Nội dung của báo cáo quan trắc gồm các nội dung sau: 6

Trang 4

LOGO CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ ABC Mã hiệu: QTTC.01

ĐỀ CƯƠNG:

QUAN TRẮC LÚN

Lần ban hành 01 Ngày ban hành 01/12/2024

1 MỤC ĐÍCH, PHẠM VI ÁP DỤNG

1.1 Mục đích

Mục đích của quan trắc lún công trình là: Tính toán, xác định độ lún, chuyển dịch tuyệt đối và chuyển dịch tương đối của nền công trình theo thời gian so với các giá trí trên bản thiết

kế tính toán Truy tìm nguyên nhân khiến công trình lún, dịch chuyển, cũng như đánh giá mức

độ nguy hiểm của tình trạng này với công trình

1.2 Phạm vị, đối tượng áp dụng

Phạm vi áp dụng: Toàn bộ các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp từ cấp I trở lên và các công trình có yêu cầu quan trắc lún theo quy định của pháp luật;

Đối tượng áp dụng: Tất cả các bộ phận, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý, thi công công trình cấp I trở lên

2 TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP “Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng”;

- Thông tư số 10/2021/TT-BXD “Hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định

số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ”;

- TCVN 9360:2012 “Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học”;

- TCVN 9362:2012 “Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình”;

- Các văn bản pháp luật hiện hành liên quan

3 QUY PHẠM KỸ THUẬT

3.1 Định nghĩa, nhiệm vụ của công tác đo độ lún

- Quan trắc công trình là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian;

- Đánh giá độ ổn định của công trình trong quá trình thi công xây dựng và khai thác sử dụng sau này;

- Cảnh báo hiện tượng lún bất thường có ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình;

- Cung cấp tài liệu, hồ sơ phục vụ nghiệm thu công trình

3.2 Quy phạm đo lún

Trong quá trình đo đạc cần tuân thủ các hạn sai trong quy phạm quy định đối với thủy chuẩn hạng II Nhà nước với một số chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu như sau:

- Chiều dài tia ngắm không vượt quá 25m;

Trang 1

Trang 5

LOGO CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ ABC Mã hiệu: QTTC.01

ĐỀ CƯƠNG:

QUAN TRẮC LÚN

Lần ban hành 01 Ngày ban hành 01/12/2024

- Chiều cao tia ngắm không dưới 0,8m với tiêu chuẩn đo thủy chuẩn hạng II Nhà nước;

- Sai số giới hạn khép tuyến Fhgh = 0,3❑√n (mm) với lưới khống chế cơ sở;

- Sai số giới hạn khép tuyến Fhgh = 0,3❑√n (mm) với lưới kiểm tra;

(n là số trạm máy đo trên tuyến đo cao khép kín)

a) Quy định mốc cơ sở và mốc quan trắc lún

Mốc cơ sở (còn gọi là mốc chuẩn) là các mốc khống chế độ cao dùng làm cơ sở xác định

độ lún công trình, các mốc cơ sở phải được ổn định trong suốt quá trình quan trắc;

Mốc quan trắc lún là mốc được gắn trên vách hoặc cột công trình được thành lập có tính đến mức độ cấu trúc tải trọng móng, ở những vị trí dự đoán lún mạnh, có vị trí đặc biệt thi cần

bố trí bổ trợ, được bố trí xung quanh công trình Mốc quan trắc lún là các mốc Inox khoan cắm vào các vị trí được xác định ở công trình

b) Công thức viện dẫn xử lý số liệu đo lún

[Pvv] = min Trong đó:

v là số hiệu chỉnh vào các đại lượng đo trực tiếp;

P là trọng số của các đại lượng đo

 Xử lý số liệu đo đạc trên máy vi tính theo chương trình bình sai chuẩn các đại lượng đặc trưng cho độ lún của công trình được thính theo công thức sau:

- Vận tốc lún tương đối của mốc thứ J trong chu kỳ thứ k so với chu kỳ thứ i là:

V tdj = H kj - H ij (1)

- Độ lún tổng cộng của mốc thứ j được tính bằng hiệu độ cao của mốc đó tại chu kỳ thứ k và

độ cao của nó tại chu kỳ đầu tiên:

H tcj = H kj - H1j (2)

Trong đó:

V td j : Vận tốc lún tương đối của mốc thứ j (Độ lún xẩy ra trong khoảng thời gian giữa hai chu kỳ liên tiếp i và k;

H ij: Độ cao của mốc thứ j trong chu kỳ thứ i

H k j : Độ cao của mốc thứ j trong chu kỳ thứ k

H tcj: Độ lún tổng cộng của mốc thứ j (Độ lún của mốc thứ j xẩy tra trong khoảng thời

gian từ chu kỳ đầu tiên đến chu kỳ thứ k).

- Vận tốc lún trung bình của công trình trong chu kỳ thứ k:

(V td) tb = V td

k

n (3)

Với n là số mốc được quan trắc trên công trình

Trang 2

Trang 6

LOGO CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ ABC Mã hiệu: QTTC.01

ĐỀ CƯƠNG:

QUAN TRẮC LÚN

Lần ban hành 01 Ngày ban hành 01/12/2024

- Độ lún trung bình tổng cộng của công trình trong chu kỳ thứ k:

(h tc) tb = h tc

k

n (4)

- Tốc độ lún trung bình của công trình trong chu kỳ thứ k (tính bằng mm/tháng, một tháng lấy 30 ngày) là:

- Độ lún trung bình của công trình kể từ khi bắt đầu quan sát là:

Trong công thức (5) và (6):

S ng (i−k ) : Số ngày giữa hai chu kỳ liên tiếp

S ng (1−k ) : Số ngày giữa chu kỳ đầu tiên và chu kỳ thứ k

c) Cách thực hiện

- Phương pháp sử dụng phổ biến để đo độ lún nhà và công trình là phương pháp đo cao hình học quy định trong tiêu chuẩn TCVN 9360:2012 “Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học”;

- Nội dung của phương pháp là xác định độ cao các mốc đo lún (được gắn tại các vị trí thích hợp trên hạng mục công trình) theo độ cao của hệ thống mốc cơ sở bằng phương pháp thủy chuẩn hình học tia ngắm ngắn;

- Việc quan trắc lún tiến hành theo các chu kỳ, giá trị lún của từng mốc trong mỗi chu kỳ đo được xác định dựa trên chênh cao độ giữa hai lần đo (hai chu kỳ);

- Khi đo độ lún công trình, quá trình đo ngắm được bắt đầu từ một mốc cơ sở và kết thúc ở mốc đó, tức là đo một vòng khép kín quanh các mốc kiểm tra Số trạm máy trong tuyến đo khép kín phải đảm bảo độ chính xác cần thiết của giá trị đo lún nhận được

d) Thiết bị sử dụng

chính xác và tính năng kỹ thuật như sau:

- Độ phóng đại ống kính không nhỏ hơn 24 lần;

- Gía trị khoảng chia trên ống nước dài không vượt quá 12’’/2mm, hình ảnh của bọt nước phải thấy được trong máy;

- Giá trị vạch khắc vành đọc số của bộ đo cự nhỏ là 0,05mm hoặc 0,10mm

(Việc kiểm nghiệm máy trước khi đo cần thực hiện theo mục 5.3 của TCVN 9360:2012)

hoặc 3m; mia gỗ có chiều dài 3m, giá trị khoảng chia của các vạch trên mia là 5mm hoặc 10mm Trên mia có gắn ống nước tròn có giá trị khoảng chia nhỏ hơn 5’/2mm

(Việc kiểm nghiệm Mia trước khi đo cần thực hiện theo mục 5.4 của TCVN 9360:2012)

Trang 3

Trang 7

LOGO CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ ABC Mã hiệu: QTTC.01

ĐỀ CƯƠNG:

QUAN TRẮC LÚN

Lần ban hành 01 Ngày ban hành 01/12/2024

4 THIẾT KẾ KỸ THUẬT QUAN TRẮC

4.1 Mốc cơ sở quan trắc lún

- Các mốc cơ sở (còn gọi là mốc chuẩn) phải đảm bảo ổn định trong suốt quá trình quan trắc

và cho phép kiểm tra độ ổn định của các mốc quan trắc gắn trên các kết cấu công trình Để đảm bảo các yêu cầu trên, môc sơ sở phải thảo mãn các yêu cầu sau:

+ Giữ được độ cao ổn định trong suốt quá trình đo độ lún công trình;

+ Cho phép kiểm tra một cách tin cậy độ ổn định cảu các mốc khác;

+ Cho phép dẫn độ cao đến các mốc đo lún một cách thuận lợi;

+ Sai số khép vòng fh phải thỏa mãn fh≤±0,3❑√n (n là số trạm máy)

- Cao độ của mốc sơ sở là cao độ quốc gia được bàn giao bởi Khách hàng hoặc dẫn từ các mốc cao độ hạng cao về công trình hoặc được giả định theo cao độ công trình;

- Số mốc cơ sở tối thiểu cần thiết là 03 mốc, các mốc này phải nằm ngoài phạm vị ảnh hưởng của công trình xây dựng, thường cách công trình từ 50m đến 100m;

- Mốc cơ sở được bàn giao bởi khách hàng hoặc đơn vị liên quan hoặc bộ phận quan trắc sẽ tiến hành thu thập 03 mốc Nhà nước lân cận khu vực công trình

(Bộ phận quan trắc phải thực hiện việc xác định mốc cơ sở (mốc chuẩn) theo mục 6.1 TCVN 9360:2012 và các quy phạm, tiêu chuẩn liên quan)

4.2 Mốc quan trắc lún

- Mốc quan trắc lún và nghiêng là các mốc được gắn trực tiếp vào các vị trí đặc trưng của các kết cấu chịu lực trên móng hoặc thân công trình, dùng để quan sát độ trồi lún của công trình;

- Mốc đo độ lún phải có kết cấu vững chắc, đơn giản và thuận tiện cho việc đo đạc, khi đặt mia, treo mia, không làm thay đổi độ cao của nó;

-  Khi thiết kế các mốc đo độ lún phải nghiên cứu các tài liệu mặt bằng bố trí móng, mặt

bằng công trình để đặt mốc vào đúng vị trí cần thiết, tránh được sự phá hỏng hoặc mất tác dụng

đo đạc trong các chu kì sau;

- Mốc đo độ lún cần bố trí sao cho phản ánh được một cách đầy đủ nhất về độ lún của toàn công trình và bảo đảm được các điều kiện đo đạc, khi bố trí mốc đo độ lún cần tham khảo ý kiến của người thiết kế Số lượng mốc đo độ lún cho một công trình cần được tính toán thích hợp sao cho vừa phản ánh được đặc trưng về độ lún của công trình vừa đảm bảo tính kinh tế Khoảng cách giữa các mốc đo độ lún phụ thuộc vào điều kiện địa chất công trình, cấu tạo của máy đo, giá trị độ lún ước tính và mục đích của việc đo độ lún

- Mốc đo độ lún phải được đặt sao cho có thể chuyền độ cao trực tiếp từ mốc này sang mốc khác, đặc biệt là ở các vị trí có liên quan đến sự thay đổi kết cấu, đồng thời có thể đo nối với mốc chuẩn một cách thuận tiện;

Trang 4

Trang 8

LOGO CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ ABC Mã hiệu: QTTC.01

ĐỀ CƯƠNG:

QUAN TRẮC LÚN

Lần ban hành 01 Ngày ban hành 01/12/2024

- Mốc đo độ lún phải được đặt ở các vị trí đặc trưng về độ lún không đều, các vị trí dự đoán

là lún mạnh, các kết cấu chịu lực khác nhau, những vị trí thay đổi về địa chất công trình hai bên khe lún, nơi có thay đổi tải trọng, hầm thang máy, vị trí tiếp giáp giữa hai công trình và những

vị trí công trình biến dạng đột xuất;

- Đối với các công trình công nghiệp và nhà khung chịu lực, mốc đo độ lún được đặt tại các cột chịu lực theo chu vi của công trình và bên trong công trình sao cho các mốc được phân bố theo trục ngang và trục dọc tối thiểu là ba mốc tại một hướng Tại khu vực bệ lò hoặc móng máy các mốc đo độ lún được bố trí dày hơn theo các trục đối xứng;

- Đối với các nhà xưởng được xây dựng trên móng cọc thì các mốc phân bố cách nhau tối

đa là 15m theo trục dọc và trục ngang của công trình Khi chiều rộng của nhà xưởng lớn hơn 25

m thì số lượng mốc đo độ lún được bố trí tăng thêm một hàng 10 m theo các trục;

- Đối với trường hợp nâng cấp cải tạo công trình thì tại nơi tiếp giáp với công trình cũ được xem như khe lún và mốc đo độ lún được đặt cho cả hai bên của công trình Khoảng cách giữa các mốc đo độ lún cách nhau từ 15 m đến 20 m;

-  Khi đặt các mốc lún cần lưu ý đến các độ cao của mốc so với mặt nền đất xung quanh và

khoảng cách từ đầu mốc đến mặt phẳng của tường hay cột để cho việc đặt mia được thuận tiện Đối với các loại mia dựng trên đầu mốc, nên đặt mốc ở độ cao từ 15 cm đến 20 cm so với mặt nền, còn các loại mia treo nên đặt mốc ở độ cao từ 80 cm đến 200 cm so với mặt nền Khoảng cách từ đầu mốc tới tường hoặc cột thường từ 3 cm đến 4 cm;

- Các mốc quan trắc lún công trình sau khi được bộ phận quan trắc lắp đặt, tổng thầu thi công và các nhà thầu phụ có liên quan có trách nhiệm bảo quản mốc để tránh hư hỏng, mất mát;

- Mốc đo độ lún được chia ra làm 3 phần chính là thân mốc, đầu mốc và phần bảo vệ (xem phụ lục B TCVN 9360:2012)

(Bộ phận quan trắc phải thực hiện việc bố trí, lắp đặt mốc đo độ lún theo mục 6.2 TCVN 9360:2012 và các quy phạm, tiêu chuẩn liên quan)

4.3 Chu kỳ quan trắc lún công trình

- Số mốc quan trắc lún: Số mốc quan trắc lún ít nhất là 09 mốc gắn ở vị trí các cột, vách của công trình chính, những nơi dự đoán lún mạnh, số lượng và vị trí gắn mốc quan trắc tuân thủ theo mục 6.2 TCVN 9360:2012);

- Thời điểm quan trắc đầu tiên: Chu kỳ đầu tiên được thực hiện khi hoàn thành công tác khoan gắn mốc quan trắc lún và quan trắc nghiêng (sau khi hoàn thành đổ vách, cột tầng 1);

- Chu kỳ quan trắc:

+ Trong giai đoạn thi công phần thô: cứ hoàn thành đổ bê tông 02 tầng tiến hành quan trắc

01 lần, lần cuối cùng khi hoàn thành đổ bê tông sàn mái;

+ Trong giai đoạn hoàn thiện: thực hiện quan trắc 01 lần / 30 ngày cho đến khi bàn giao công trình

Trang 5

Trang 9

LOGO CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ ABC Mã hiệu: QTTC.01

ĐỀ CƯƠNG:

QUAN TRẮC LÚN

Lần ban hành 01 Ngày ban hành 01/12/2024

(Lưu ý: Thời gian tối đa thực hiện 1 chu kỳ quan trắc không quá 30 ngày trong bất kỳ giai đoạn nào kể từ khi hoàn thành đổ bê tông cột, vách tầng 1 đến khi bàn giao công trình)

5 HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG BÁO CÁO

5.1 Hình thức báo cáo

- Số liệu đo trực tiếp tại công trình được xử lý trực tiếp tại công trường Báo cáo nhanh và kết luật của từng chu kỳ quan trắc sẽ được gửi bằng file PDF cho C hủ đầu tư trong ngày quan trắc của chu kỳ đó;

- Các số liệu đo đạc trực tiếp ở công trình sẽ được xử lý và bình sai bằng chương trình bình sai của Bộ Xây dựng Các số liệu sau khi được tính toán sẽ được lập thành báo cáo, báo cáo được lập thành 03 bộ, trong đó 01 bộ lưu tại công trường, 01 bộ gửi báo cáo Chủ đầu tư, 01 bộ lưu tại đơn vị quan trắc;

- Báo cáo quan trắc chính thức sẽ được giao nộp vào chu kỳ quan trắc sau Trừ những trường hợp đặc biệt (độ lún vượt quá giới hạn cho phép hoặc có hiện tượng bất thường xẩy ra trong quá trình đo lún) thì bộ phận quan trắc có trách nhiệm thông báo kịp thời cho phòng Chủ đầu tư

5.2 Nội dung của báo cáo quan trắc gồm các nội dung sau:

- Nội dung công việc và biện pháp thực hiện

+ Mục đích, yêu cầu nhiệm vụ của công tác đo độ lún;

+ Giới thiệu đặc điểm về vị trí địa hình, đặc điểm về kĩ thuật của khu vực đo độ lún; + Đặc điểm về hình dạng, kích thước, loại nền móng, kết cấu kiến trúc …  và những đặc điểm về hiện trạng công trình;

+ Xây dựng hệ thống mốc chuẩn và mốc đo độ lún có sơ đồ bố trí các mốc chuẩn và mốc

đo độ lún trên công trình (kèm theo mặt bằng tầng một);

+ Phương pháp và dụng cụ đo, độ chính xác yêu cầu và số lượng chu kì đo, tiến độ thực hiện công việc;

+ Phương pháp bình sai Và đánh giá độ chính xác kết quả đo độ lún

- Các kết quả đo và xác định độ lún;

+ Các kết quả đo đạc và bình sai mạng lưới độ cao và tính toán độ lún của các chu kì đo, (tham khảo Phụ lục K TCVN 9360:2012);

+ Bảng tổng hợp về độ cao sau bình sai của các mốc theo các chu kì (theo mẫu Phụ lục L TCVN 9360:2012);

+ Bảng tổng hợp Về độ lún Và tốc độ lún của các mốc theo các chu kì (theo mẫu của Phụ lục M và công thức (18), (19) TCVN 9360:2012);

+ Độ lún trung bình và tốc độ lún trung bình của công trình;

Trang 6

Trang 10

LOGO CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ ABC Mã hiệu: QTTC.01

ĐỀ CƯƠNG:

QUAN TRẮC LÚN

Lần ban hành 01 Ngày ban hành 01/12/2024

+ Điểm có độ lún lớn nhất và điểm có độ lún nhỏ nhất, độ lún lệch lớn nhất giữa hai điểm

A và B;

+ Độ nghiêng của nền công trình trên hướng AB;

+ Độ cong tuyệt đối và độ cong tương đối theo trục công trình;

+ Biểu đồ lún theo trục ngang, trục dọc của công trình theo Hình P.1, Phụ lục P TCVN 9360:2012;

+ Biểu đồ lún theo tải trọng và thời gian của các mốc đo lún theo Hình P.2, Phụ lục P Phụ lục P TCVN 9360:2012;

+ Bình đồ lún công trình trong thời gian đo theo Hình P.3 Phụ lục P TCVN 9360:2012

- Kết luận và kiến nghị

+ Kết luận: Phải đánh giá được chất lượng công việc đo độ lún, mức độ hoàn thành công việc đề ra Đồng thời đánh giá hiện trạng lún của công trình, nêu bật lên được các tham số đặc trưng có liên quan đến các quy định cho phép, mức độ lún, hướng lún, ảnh hưởng của

độ lún tới khả năng làm việc bình thường và độ ổn định lâu dài của công trình;

+ kiến nghị: Trên cơ sở các kết luận đã nêu cần kiến nghị với Công ty về mức độ ổn định của công trình, khả năng khai thác các tài liệu đo độ lún, dự báo biến dạng công trình và các công việc cần làm tiếp theo

Trang 7

Ngày đăng: 22/11/2024, 13:42

w