ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC LÚN, NGHIÊNG CÔNG TRÌNH ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC LÚN, NGHIÊNG CÔNG TRÌNH DỰ ÁN: NHÀ Ở XÃ HỘI PHỤC VỤ CHO CÔNG NHÂN THUÊ (KHU NHÀ LƯU TRÚ CÔNG NHÂN) HẠNG MỤC: QUAN TRẮC BIẾN DẠNG CÔNG TRÌNH ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC LÚN, NGHIÊNG CÔNG TRÌNH ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC LÚN, NGHIÊNG CÔNG TRÌNH DỰ ÁN: NHÀ Ở XÃ HỘI PHỤC VỤ CHO CÔNG NHÂN THUÊ (KHU NHÀ LƯU TRÚ CÔNG NHÂN) HẠNG MỤC: QUAN TRẮC BIẾN DẠNG CÔNG TRÌNH
GI Ớ I THI Ệ U
- Dự án “Nhà ở Xã Hội phục vụ cho công nhân thuê (Khu nhà lưu trú công nhân)”, địa điểm
Phường Thạnh Mỹ Lợi, Thành phố Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh gồm 04 khối nhà được xây dựng trên tổng diện tích khoảng 20.000m2.Với quy mô và cấp hạng của công trình là công trình bắt buộc phải thực hiện công tác quan trắc lún và nghiêng trong suốt quá trình thi công hoàn thiện và sử dụng.
C Ơ S Ở L Ậ P ĐỀ C ƯƠ NG
- Nhiệm vụ công tác quan trắc lún – Nghiêng công trình do đơn vị Tư vấn Thiết kế lập;
- Yêu cầu kỹ thuật, hồ sơ và các bản vẽ do Chủđầu tư và quản lý dự án cung cấp;
- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá XIII thông qua ngày 18/06/2014;
- Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Các hồ sơ liên quan: Hồ sơ thiết kế KTTC, hồ sơ thẩm tra thiết kế, tài liệu khảo sát địa chất, các văn bản pháp lý liên quan vv;
- TCVN 9360:2012 “Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học”;
- TCVN 9398: 2012 “Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - yêu cầu chung”;
- TCVN 9400: 2012 “Nhà và công trình dạng tháp – Xác định độ nghiêng bằng phương pháp trắc địa”;
- TCVN 9362: 2012 “Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình”;
- TCVN 10304:2014 “Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế”;
M Ụ C Đ ÍCH CÔNG TÁC QUAN TR Ắ C
- Xác định các giá trịđộ lún (độ lún lệch, tốc độ lún trung bình) của công trình so với các giá trị tính toán theo thiết kế;
- Trên cơ sở các số liệu quan trắc cảnh báo các dịch chuyển bất thường và cung cấp kịp thời các số liệu quan trắc phục vụ các giải pháp đảm bảo an toàn cho các bên có liên quan;
- Cung cấp các tài liệu, hồ sơ phục vụ nghiệm thu công trình.
KH Ố I L ƯỢ NG D Ự KI Ế N TH Ự C HI Ệ N
Các công việc thực hiện tại công trường như sau:
Stt N ộ i dung công vi ệ c Đơ n v ị tính
Kh ố i l ượ ng Ghi chú
1 Xây d ự ng 3 m ố c chu ẩ n quan tr ắ c lún sâu 36m M ố c 03
2 Cung c ấ p và l ắ p đặ t m ố c quan tr ắ c lún (Kh ố i
3 Cung c ấ p và l ắ p đặ t m ố c quan tr ắ c nghiêng
4 Quan tr ắ c lún cho kh ố i A Chu k ỳ 11
5 Quan tr ắ c lún cho kh ố i B Chu k ỳ 11 Đề c ươ ng quan tr ắ c lún nghiêng công trình 2
6 Quan tr ắ c lún cho kh ố i C Chu k ỳ 11
7 Quan tr ắ c lún cho kh ố i D Chu k ỳ 10
8 Quan tr ắ c nghiêng cho kh ố i A Chu k ỳ 9
9 Quan tr ắ c nghiêng cho kh ố i B Chu k ỳ 9
10 Quan tr ắ c nghiêng cho kh ố i C Chu k ỳ 9
Ghi chú: Số chu kỳ quan trắc trên là dự kiến, có thể thay đổi theo tiến độ thi công và có thể thay đổi khi có những chuyển vị bất thường, công tác quan trắc sẽ được tiến hành tiếp với giá trị chuyển vị cho phép do chủđầu tư và thiết kế quyết định.
PH ƯƠ NG PHÁP TH Ự C HI Ệ N
Quan tr ắ c lún công trình
Trước khi quan trắc lún công trình cần xây dựng lưới các mốc chuẩn Khi đo lún mốc chuẩn là các mốc khống chế độ cao dùng làm cơ sở để xác định độ lún của công trình, các mốc chuẩn phải đảm bảo ổn định trong suốt quá trình quan trắc và cho phép kiểm tra độ ổn định của các mốc quan trắc gắn trên các kết cấu công trình, để đảm bảo các yêu cầu trên, mốc chuẩn phải thoả mãn các yêu cầu sau:
− Số lượng mốc chuẩn tối thiểu là 3 mốc
− Nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng lún của công trình, xa nguồn gây ra chấn động lớn;
− Giữđược độ cao ổn định trong suốt quá trình đo độ lún công trình;
− Cho phép kiểm tra một cách tin cậy độổn định của các mốc khác;
− Cho phép dẫn độ cao đến các mốc đo lún một cách thuận lợi, trường hợp khi đo chênh cao giữa hai điểm (mốc chuẩn đến mốc quan trắc, giữa các mốc quan trắc với nhau) mà không nhìn thấy trực tiếp bằng một trạm máy thì có thể dùng cóc để truyền độ cao
− Căn cứ hồ sơ khảo sát địa chất và vị trí và điều kiện mặt bằng của công trình dự kiến xây dựng 03 mốc sâu nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng lún của công trình Cấu tạo mốc chuẩn quan trắc bằng ống thép sâu 36m/mốc được thi công bằng phương pháp khoan tạo lỗđến độ sâu thiết kế sau đó thảống thép D60 xuống tới đáy hố khoan, bên trong và ngoài ống thép được đổđầy hỗn hợp xi măng và cát (cấu tạo mốc xem phần phụ lục)
− Thiết bị sử dụng để khoan tạo lỗ phục vụ thi công xây dựng mốc chuẩn đo lún là máy khoan XY 100 (hoặc các máy tương đương), dùng phương pháp bơm xoay thổi rửa bằng dung dịch bentonite, đường kính lỗ khoan 110mm b M ố c tri ể n khai
Mốc đo lún là mốc được gắn trực tiếp vào các vị trí đặc trưng của các kết cấu chịu lực trên móng hoặc thân công trình bằng cách sử dụng máy khoan tạo lỗ có đường kính 18mm, sâu 50mm, vệ sinh sạch lỗ khoan và dùng sika 731 để gắn kết mốc bằng Inox với cột bê tông
Mốc quan trắc được lắp đặt ởđộ cao từ 15 cm đến 20 cm so với mặt nền bê tông Đề c ươ ng quan tr ắ c lún nghiêng công trình 3
Hệ thống mốc đo lún được thiết kế và bố trí đảm bảo các yêu cầu sau:
− Có kết cấu vững chắc, đơn giản và thuận tiện cho việc đo đạc;
− Số lượng mốc quan trắc lún được tính bằng công thức:
N=S/F Trong đó: S là diện tích mặt móng, tính bằng m 2 ;
F là diện tích khống chế của một mốc tính bằng m 2 , thường lấy từ 100-150 m 2
− Ngoài ra mốc phải được bố trí đảm bảo phản ảnh một cách đầy đủ về độ lún và độ nghiêng của toàn công trình và các điều kiện đo đạc (các vị trí đặc trưng về lún không đều, các vị trí dựđoán lún mạnh, các vị trí đặc trưng vềđịa chất công trình, hai bên khe lún, nơi có thay đổi tải trọng, …), tránh sự phá hỏng hoặc mất tác dụng đo đạc trong các chu kỳ sau;
− Trong quá trình đo đạc nếu phát hiện thấy mốc bị mất, cần phải gắn bổ sung mốc mới Vị trí của nó cách mốc đã mất không vượt quá 3 m Sau khi gắn mốc phải đặt tên cho mốc mới và thêm kí hiệu quy ước
− Số lượng mốc quan trắc lún được tính toán thích hợp sao cho vừa phản ảnh được đặc trưng giá trị đo đạc, vừa đảm bảo tính kinh tế Số lượng mốc quan trắc lún dự kiến cho công trình là Kh ố i A, B, C mỗi khối 34 mốc, khối D 10 mốc
C ấ u t ạ o m ố c đ o lún công trình b ằ ng Inox 304 5.1.2 Thi ế t b ị
Sử dụng máy thủy bình độ chính xác cao Leica DNA03, NIKON AS-2C và mia Invar hoặc các máy khác có độ chính xác tương đương (như Ni04, NAK2, NA2 hoặc NA03) để quan trắc lún các công trình lân cận
Máy thủy bình điện tử Leica DNA03 và Mia INVAR mã vạch
Một số tính năng kỹ thuật của máy DNA03 Đề c ươ ng quan tr ắ c lún nghiêng công trình 4
Nước SX và Hãng ống kính Giá trị phân khoảng bọt thuỷ
SSTP đo chênh cao 1km đi và về mm
Ghi chú Độ phóng đại
DNA03 Leica Thụy sỹ 24x 1.8 m Tự động
5.1.3 Ph ươ ng pháp quan tr ắ c
Phương pháp xác định độ cao của các mốc đo lún là phương pháp thủy chuẩn hình học tia ngắm ngắn theo tiêu chuẩn TCVN 9360:2012 “Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học” Đây là một phương pháp đo đạt độ chính xác cao do đã loại trừđược nhiều nguồn sai sốảnh hưởng đến kết quảđo Quá trình quan trắc lún tiến hành theo các chu kỳ, mỗi chu kỳđo được tiến hành theo 2 bước:
Bước 1: Đo lưới chuẩn: Lưới chuẩn là lưới nối các mốc chuẩn với nhau Mục đích của việc đo lưới chuẩn là kiểm tra độ ổn định của các mốc chuẩn Việc đo lưới chuẩn được đo bằng thuỷ chuẩn hình học chính xác theo hai chiều đo đi và đo về
− Trong quá trình đo đạc lưới cơ sở tuân thủ các hạn sai do tiêu chuẩn quy định đối với đo độ lún bằng phương pháp đo cao hình học cấp I
(fh)gh = 0.3 n mm, (n: số trạm máy)
Bước 2: Dẫn độ cao từ các mốc chuẩn vào các mốc đo lún: Mục đích của việc dẫn độ cao vào các mốc đo lún là để xác định độ cao thực tế của các mốc trong chu kỳ hiện tại Việc dẫn độ cao vào các mốc đo lún được thực hiện bằng thuỷ chuẩn hình học chính xác theo hai chiều đo đi và đo về
Trong quá trình đo đạc cần tuân thủ các hạn sai do qui phạm qui định đối với đo độ lún bằng phương pháp đo cao hình học cấp I với một số chỉ tiêu kĩ thuật chủ yếu như sau:
− Chiều dài tia ngắm không vượt quá 25m, trong trường hợp cá biệt khi đường đo dài và sử dụng mia khắc vạch có bề rộng là 2mm thì cho phép tăng chiều dài của tia ngắm đến 30m
Quan tr ắ c nghiêng công trình
− Mốc cơ sở dùng để quan trắc chuyển vị nghiêng của công trình là hệ thống mốc tọa độ gồm 04 mốc (có thể sử dụng chung với mốc chuẩn quan trắc lún) được bố trí dưới dạng đường chuyền phù hợp hay khép kín và được đo nối tọa độ với nhau với độ chính xác đường chuyền cấp 1;
− Mốc cơ sở phải được bố trí sao cho thuận tiện cho việc đo ngắm đến các điểm quan trắc và phải hạn chế tối đa sai số do các điều kiện ngoại tác động đến công tác đo ngắm b M ố c đ o nghiêng
− Dự kiến lắp đặt kh ố i A, B, C m ỗ i kh ố i 04 m ố c quan trắc ở các góc của tầng 3, 5, 7 và tầng mái Mốc quan trắc nghiêng có cấu tạo là gương giấy chuyên dụng được gắn trên tấm kim loại được thiết kếđể sao cho đảm bảo không bị mất trong quá trình hoàn thiện
G ươ ng dán k ỹ thu ậ t 5.2.2 Quy trình th ự c hi ệ n
Thiết bị toàn đạc điện tử TS-02 hoặc các máy có độ chính xác tương đương Độ chính xác: đo cạnh: 3mm + 2.10 -6 D (Km), đo góc ngang, góc đứng: 3”
50mm Đề c ươ ng quan tr ắ c lún nghiêng công trình 7
Các thiết bị khác tương tự có chếđộđo không gương để xác định độ nghiêng của công trình
Máy toàn đạc điện tử Leica TS-02
− Sử dụng máy toàn đạc điện tử TS-02 hoặc các máy có độ chính xác tương đương tiến hành đo tọa độ từ điểm đặt máy đến các điểm đo nghiêng ở các chu kỳ đo (áp dụng phương pháp sử dụng máy toàn đạc đểđo độ nghiêng công trình)
− Quá trình đo đạc được tiến hành như sau: Mỗi chu kỳở 1 vị trí đo đặt máy tại điểm mốc (điểm cố định đánh dấu trên mặt đất) lần lượt ngắm tới các điểm quan trắc được đánh dấu trên thân công trình và tiến hành đo các khoảng cách ngang (hoặc tọa độ) tương ứng Chênh lệch khoảng cách ngang (hoặc tọa độ) từ điểm đặt máy tới các điểm đo tại các chu kỳ so với khoảng cách ngang (hoặc tọa độ) từđiểm đặt máy tới điểm đo của chu kỳđầu tiên chính là độ nghiêng thành phần của điểm đo này theo hướng tia ngắm
− Trong quá trình đo đạc sẽ sử dụng gương mini hoặc gương giấy chuyên dùng để phục vụ cho việc đo khoảng cách hoặc tọa độ của các điểm Độ chính xác:
− Từ các tính năng kỹ thuật của máy toàn đạc điện tử Leica TS-02 chúng ta thấy với khoảng cách từ máy tới các điểm đo < 100 m thì sai số xác định khoảng cách đến 1 điểm đo là 3 mm Khi đó, sai số xác định véc tơ tổng hợp độ nghiêng một lần đo là: me = 3mm 2 = 4.2 mm
− Trong quá trình đo đạc sẽ sử dụng gương mini hoặc gương giấy chuyên dùng để phục vụ cho việc đo khoảng cách hoặc tọa độ của các điểm
Giá trị chuyển dịch ngang theo hai phương x,y tại chu kỳđo i:
Giá trị chuyển dịch tổng hợp theo hai phương x,y tại chu kỳđo i:
xth = xi - x1 Đề c ươ ng quan tr ắ c lún nghiêng công trình 8
T Ầ N XU Ấ T QUAN TR Ắ C
Số chu kỳ quan trắc được xác định phụ thuộc vào đặc điểm công trình, tiến độ xây dựng và đặc điểm vềđộ lún của công trình Chu kỳ quan trắc được tính toán để phản ánh đúng thực chất quá trình chịu tải của nền móng và sự ổn định của công trình và chia làm 3 giai đoạn sau:
TT Giai đoạn thực hiện
Giai đoạn hoàn thiện (thời gian được tính từ sau khi đổ tầng mái)
− Việc quan trắc lún được tiến hành cho tới khi tốc độ lún công trình ổn định
(12mm/năm) Trường hợp sau 11 chu kỳ, nếu công trình chưa đạt ổn định vềđộ lún thì việc tiếp tục quan trắc hay không do chủđầu tư quyết định.
BÁO CÁO K Ế T QU Ả QUAN TR Ắ C
Báo cáo kết quả sẽđược lập với các nội dung sau:
− Cơ sở lập báo cáo;
− Mục đích công tác quan trắc;
− Phương pháp, kết quả quan trắc;
− Phần phụ lục (kết quả chi tiết, kết quảđánh giá ổn định mốc chuẩn, kết quả bình sai lưới quan trắc, bản vẽ vị trí mốc quan trắc, biểu đồ lún và sơđồ hướng nghiêng của các mốc quan trắc) Đề c ươ ng quan tr ắ c lún nghiêng công trình 9
− Báo cáo kết quả sẽđược giao nộp cho ChủĐầu Tư trong vòng 07 ngày tính từ khi hoàn thành công tác quan trắc tại hiện trường.
CÔNG TÁC ĐẢ M B Ả O Đ I Ề U KI Ệ N V Ệ SINH MÔI TR ƯỜ NG, AN TOÀN LAO ĐỘ NG
- Yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường:
+ Việc giữ gìn vệ sinh khu vực công trường đểđảm bảo vệ sinh chung Các loại nguyên vật liệu thừa trong và sau khi thi công cũng như rác trong khu vực công trường phải được kịp thời đưa ra khỏi công trường Thường xuyên kiểm tra đôn đốc vấn đề vệ sinh môi trường
+ Công tác thí nghiệm phải đảm bảo giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường xung quanh như bụi, khói, tiếng động
- Yêu cầu đảm bảo an toàn lao động:
+ Phải có biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị khi thí nghiệm + Trước khi sử dụng lao động làm việc, người lao động phải được khám sức khỏe, đảm bảo đủ sức khỏe mới được làm việc, được trang bịđầy đủ về chếđộ bảo hộ lao động
+ Các phương tiện xe máy, trang thiết bị phục vụ thi công và thí nghiệm tại công trường phải kiểm tra an toàn mới được đưa vào sử dụng, đặc biệt là các thiết bị làm việc trên cao và thiết bị nâng chuyển
+ Toàn bộ công trình thi công phải có đầy đủ các loại biển báo, chỉ dẫn như biển báo cấm đường, biển bảo nguy hiểm Có hệ thống báo hiệu ban đêm nơi nguy hiểm + Các thiết bị máy móc trước khi thí nghiệm cần phải kiểm tra cẩn thận theo quy định trong tiêu chuẩn an toàn trong xây dựng.
S Ơ ĐỒ T Ổ CH Ứ C VÀ QUY TRÌNH NGHI Ệ M THU
Đề c ươ ng quan tr ắ c lún nghiêng công trình 10
PHÒNG K Ế HO Ạ CH TỔNG HỢP
2 Hu ỳ nh Ng ọ c B ả o Đ O ĐẠ C NGO Ạ I NGHI Ệ P
3 Châu T ấ n C ườ ng Đề c ươ ng quan tr ắ c lún nghiêng công trình 11
Nghiệm thu nội bộ máy móc thiết bị/ vật tư
Nghiệm thu công tác lắp đặt mốc quan trắc
Chứng kiến quan trắc lún tại hiện trường/ Ghi lại nhật ký quan trắc
Nghiệm thu nội bộ báo cáo kết quả quan trắc lún
Nghiệm thu báo cáo kết quả quan trắc lún
Nghiệm thu hoàn thành nội bộ công tác quan trắc lún
Nghiệm thu hoàn thành công tác quan trắc lún với các bên liên quan Đề c ươ ng quan tr ắ c lún nghiêng công trình 12
CÁC BIÊN BẢN TRONG QUY TRÌNH NGHIỆM THU CÔNG TÁC QUAN TRẮC
- Biên bản bàn giao mặt bằng
- Biên bản nghiệm thu nội bộ máy móc, thiết bị
- Biên bản nghiệm thu công tác lắp đặt mốc quan trắc
- Biên bản chứng kiến quan trắc lún tại hiện trường/ Nhật ký công trường
- Biên bản nghiệm thu nội bộ báo cáo kết quả quan trắc lún
- Biên bản nghiệm thu báo cáo kết quả quan trắc lún
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành nội bộ công tác quan trắc lún
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành công tác quan trắc lún Đề c ươ ng quan tr ắ c lún nghiêng công trình 13
1 BẢN VẼ BỐ TRÍ VỊ TRÍ MỐC QUAN TRẮC
2 BẢN VẼ CẤU TẠO MỐC CHUẨN QUAN TRẮC
3 CHỨNG CHỈ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VÀ KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ Đề c ươ ng quan tr ắ c lún nghiêng công trình 14
BẢN VẼ CẤU TẠO MỐC CHUẨN QUAN TRẮC Đề c ươ ng quan tr ắ c lún nghiêng công trình 15
CHỨNG CHỈ THIẾT BỊ VÀ NHÂN SỰ CHỦ CHỐT Đề c ươ ng quan tr ắ c lún nghiêng công trình 16 Đề c ươ ng quan tr ắ c lún nghiêng công trình 17 Đề c ươ ng quan tr ắ c lún nghiêng công trình 18 Đề c ươ ng quan tr ắ c lún nghiêng công trình 19 Đề c ươ ng quan tr ắ c lún nghiêng công trình 20 Đề c ươ ng quan tr ắ c lún nghiêng công trình 21 Đề c ươ ng quan tr ắ c lún nghiêng công trình 22 Đề c ươ ng quan tr ắ c lún nghiêng công trình 23 Đề c ươ ng quan tr ắ c lún nghiêng công trình 24 Đề c ươ ng quan tr ắ c lún nghiêng công trình 25 Đề c ươ ng quan tr ắ c lún nghiêng công trình 26 Đề c ươ ng quan tr ắ c lún nghiêng công trình 27