TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNGKHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN Tiểu luận giữa kì ✽✽✽ VAI TRÒ, HẠN CHẾ, XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN VÀ ẢNH HƯỞN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ
BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC –
LÊNIN Tiểu luận giữa kì
✽✽✽
VAI TRÒ, HẠN CHẾ, XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY
NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 9
Mã lớp học phần : G22121LA200601
Giáo viên hướng
Trang 2TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 04 năm 2023
THÀNH VIÊN NHÓM 9
Nguyễn Quốc Đông Quân 2214210051
Mục Lục
LỜI CAM ĐOAN 3
A PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Lý do lựa chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài) 3
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Kết cấu của đề tài 4
B PHẦN NỘI DUNG 4
Chương I Vai trò của chủ nghĩa tư bản 4
Chương II Hạn chế của chủ nghĩa tư bản 5
Chương III Xu hướng phát triển của chủ nghĩa tư bản 6
Chương IV Ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay 7
Trang 3C KẾT LUẬN 10 Danh mục tài liệu tham khảo 11
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi cam đoan rằng tiểu luận này là hoàn toàn chính xác của chúng tôi Tất cả các thông tin và ý kiến dự án được trình bày trong tiểu luận đều dựa trên nghiên cứu của nhóm Ngoài ra, trong bài tiểu luận có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn nguồn và chú thích có nguồn gốc rõ ràng Chúng tôi cam đoan sẽ chịu trách nhiệm về nội dung của tiểu luận và sẽ hoàn thành nó đúng thời hạn
A.PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do lựa chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài)
Chủ nghĩa là một học thuyết có lý luận chủ trương cách thức sinh hoạt của xã hội hay con người Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế - xã hội của loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thực được xác lập như một hình thái xã hội tại Anh và Hà Lan ở thế kỷ thứ XVII Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18 hình thái chính trị của “nhà nước tư bản chủ nghĩa” dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc Và sau này hình thái chính trị - kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới
Ngay từ khi xuất hiện cho đến ngày nay chủ nghĩa tư bản luôn là đối tượng nghiên cứu của thế giới và đến tận hỗn nay vẫn chưa thể đánh giá nhất quán về vai trò và tương lai của chủ nghĩa tư bản
Khi đề cập đến vai trò, hạn chế và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản thì V.I.Lênin nhận xét rằng: “ Sự phát triển nhanh chóng và sự trì trệ là hai xu hướng cùng song song tồn tại trong nền kinh tế độc quyền Đó cũng chính là một biểu hiện quan trọng thuộc chủ nghĩa tư bản độc quyền Hai xu thế phát triển nhanh chóng và trì trệ được thể hiện rõ qua vai trò và hạn chế của chủ nghĩa tư bản Vì vậy nhóm chúng em chọn đề tài :
“Vai trò, hạn chế, xu hướng phát triển của chủ nghĩa tư bản và ảnh hưởng của chủ nghĩa tư
Trang 4bản đối với sự phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay’’ để tìm hiểu đánh giá, nhận xét đúng đắn ưu nhược điểm, tích cực hạn chế, ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản Theo hướng phát triển của hình thái xã hội loài người thì xã hội chủ nghĩa là bước tiến tiếp theo của chủ nghĩa tư bản Chúng ta, một nước đã bỏ qua chủ nghĩa tư bản và quá
độ thẳng lên xã hội chủ nghĩa tại sao lại không phát triển bằng các nước tư bản chủ nghĩa khác Vậy nền xã hội chủ nghĩa tư bản ấy khác chúng ta như thế nào? Những vai trò, hạn chế của chủ nghĩa tư bản đem đến là gì và xu hướng phát triển của nó ra sao?
Chúng ta biết lực lượng sản xuất là tác nhân chính tác động tới sự phát triển của nền kinh tế, gồm người lao động và tư liệu sản xuất Dưới sức ép của sự phát triển nền kinh tế trong nước để theo kịp thế giới và theo kịp chiến lược vạch ra của nước ta Vậy ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản đến sự phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta như thế nào, đặc biệt là ở thời đại cách mạng công nghệ đang bùng nổ mạnh
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu vai trò, hạn chế, xu hướng phát triển của chủ nghĩa tư bản và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển lực lượng sản xuất hiện nay ở Việt Nam
Nhiệm vụ của nghiên cứu là phân tích các cấu trúc, quy trình và chính sách kinh tế của chủ nghĩa tư bản Đồng thời đánh giá tác động của chúng đến sự phát triển lực lượng sản xuất trong nước, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp để phát triển kinh tế bền vững
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Vai trò, hạn chế, xu hướng phát triển của chủ nghĩa tư bản và ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay
Phạm vi nghiên cứu: Nước ta hiện nay (Việt Nam)
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp và phân tích lý thuyết
5 Kết cấu của đề tàiG
Kết cấu đề tài tiểu luận không chỉ bao gồm
Lý do chọn đề tài; Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu hay kết luận, đánh giá Mà ở đây để hiểu rõ hơn về đề tài, bài tiểu luận sẽ được chia thành 4 chương chính:
Chương I Vai trò của chủ nghĩa tư bản
Chương II Hạn chế của chủ nghĩa tư bản
Chương III Xu hướng phát triển của chủ nghĩa tư bản
Chương IV Ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay
Trang 5B PHẦN NỘI DUNG
Chương I Vai trò của chủ nghĩa tư bản
Vai trò của chủ nghĩa tư bản là tạo ra một hệ thống kinh tế dựa trên sự sở hữu tư nhân và thị trường tự do Chủ nghĩa tư bản cũng tạo ra một động lực cho sự phát triển lực lượng sản xuất bằng cách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ, tăng năng suất lao động và tăng sản lượng
Vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất là rất quan trọng Chủ nghĩa tư bản tạo ra các kinh tế thị trường, cải tiến kỹ thuật sản xuất, tăng năng suất lao động và mở rộng thị trường tiêu thụ Những tiến bộ này giúp cho sản xuất xã hội phát triển nhanh hơn và tạo ra nhiều sản phẩm hơn, từ đó nâng cao điều kiện sống của người dân trong xã hội
Chủ nghĩa tư bản đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển của lực lượng sản xuất thông qua sự đầu tư và khai thác tài nguyên Chủ nghĩa tư bản đã đưa ra một hệ thống kinh tế mới, kết hợp giữa vốn, lao động và tài nguyên Hệ thống kinh tế này giúp tăng năng suất
và hiệu quả sản xuất, từ đó giúp cho sự phát triển của lực lượng sản xuất Nhờ đó, các quốc gia có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống của đồng bào và đưa toàn cầu hóa sản xuất và kinh doanh lên một tầm cao mới
Chương II Hạn chế của chủ nghĩa tư bản
Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản cũng có những hạn chế Việc thiếu điều kiện của nhiều người dân để tham gia vào thị trường tự do, bất bình đẳng xã hội và bất cập trong phân bố tài nguyên gây ra sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng
Tại Việt Nam, chủ nghĩa tư bản đã có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển lực lượng sản xuất Thị trường tự do đã đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ mới tiên tiến để cải tiến sản xuất Tuy nhiên, đồng thời cũng có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa sắp phải ngừng hoạt động do không cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn hơn
Trong thời gian tới, chủ nghĩa tư bản vẫn tiếp tục phát triển và có khả năng tiếp tục tăng trưởng doanh thu Tuy nhiên, sự bất ổn toàn cầu và quy mô công nghiệp không ngừng mở rộng sẽ yêu cầu chúng ta cần phải đối phó nhanh nhạy và tìm ra các giải pháp phù hợp để phát triển lực lượng sản xuất và gia tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai
Ngay từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời, tồn tại và phát triển, C.Mác và V.I Lênin đều
đã đề cập tới những hạn chế của nó về mặt lịch sử
Chủ nghĩa tư bản ra đời thực chất gắn liền với quá trình cướp bóc, nô dịch các nước nhỏ yếu kém, tích lũy các giá trị thặng dư từ người lao động C.Mác cho rằng, quá trình này là một lịch sử đầy máu và bùn nhơ, được sử sách ghi chép lại bằng những trang giấy đẫm máu và lửa không bao giờ phai
Cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản chính là quan hệ bóc lột của các nhà tư bản đối với công nhân làm thuê Mặc dù so với các hình thức bóc lột trước
Trang 6đây trong lịch sử, đây đã là một sự tiến bộ hơn, song theo C.Mác và V.I Lênin phân tích thì chừng nào còn tồn tại chủ nghĩa tư bản thì chừng đó quan hệ bóc lột, sự bất bình đẳng
và phân hóa xã hội sẽ vẫn còn tồn tại
Đến ngày nay những con số không biết nói dối đều chỉ ra rằng:
Các cuộc chiến tranh thế giới với mục đích tranh giành thị trường, thuộc địa và khu vực ảnh hưởng đã để lại cho loài người những hậu quả nặng nề: hàng triệu người vô tội đã
bị giết hại, sức sản xuất của xã hội bị phá hủy, tốc độ phát triển kinh tế của thế giới bị kéo lùi lại hàng chục năm
Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra hố ngăn cách giữa các nước giàu và nghèo trên thế giới ngày càng to Các cường quốc tư bản độc quyền hàng mấy thế kỷ nay đã tăng cường vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công các nước nghèo và tìm cách khống chế họ trong vòng phụ thuộc thông qua các con đường xuất khẩu tư bản, viện trợ, cho vay Kết quả là các nước nghèo không những bị cạn kiệt về tài nguyên mà còn mắc nợ không trả được Bên cạnh sự bất bình đẳng và tạo ra khoảng cách thu nhập giữa giàu nghèo, chủ nghĩa tư bản còn mang lại những khó khăn bất ổn cho các doanh nghiệp nhỏ Tạo ra các vấn đề, sự suy thoái đối với môi trường và với các dịch vụ công, các chương trình phúc lợi
xã hội
Chương III Xu hướng phát triển của chủ nghĩa tư bản
Xu hướng phát triển của tư bản là không giới hạn, phá vỡ mọi giới hạn Ban đầu, khi mới phát triển, tư bản đã phá vỡ tình trạng cát cứ phong kiến, làm hình thành nền kinh
tế thống nhất, thị trường thống nhất trong một quốc gia Khi tư bản phát triển, trở thành các công ty, tập đoàn lớn, thị trường trong nước trở nên nhỏ bé, không đáp ứng được yêu cầu hoạt động, phát triển của tư bản Bành trướng ra nước ngoài, mở rộng thị trường, khai thác các nguồn lực nước ngoài trở thành một yêu cầu khách quan, tất yếu của tư bản Các công ty, tập đoàn tư bản lớn là lực lượng xung kích, đi đầu thúc đẩy các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, xuất khẩu tư bản, tạo nên sự vận động, luân chuyển của các luồng vốn, tiền tệ, các luồng hàng hóa, dịch vụ, các hoạt động thương mại, đầu tư trên quy
mô toàn cầu, làm hình thành thị trường thế giới, phân công lao động và hợp tác quốc tế trên toàn cầu Đây là một xu hướng khách quan, tiến bộ, đáp ứng yêu cầu từ cả hai phía Phía các nước tư bản phát triển, các công ty, tập đoàn tư bản lớn mở rộng được thị trường tiêu thụ, khai thác được thêm các nguồn lực để phát triển Phía các nước kém phát triển có nguồn vốn, máy móc, thiết bị, công nghệ, phương thức sản xuất mới, hiện đại, có thị trường tiêu thụ để khai thác, phát huy các tiềm năng, thế mạnh của mình phát triển đất nước, cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân
Khi chủ nghĩa tư bản phát triển, sự xã hội hóa của lực lượng sản xuất ngày càng tăng cao, làm cho quan hệ sở hữu tư nhân trong tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất trở nên hạn chế so với sự tăng trưởng của nội dung vật chất Theo phân tích của C Mác và VI Lênin, ở một mức độ nhất định, quan hệ sở hữu tư nhân trong tư bản chủ nghĩa sẽ bị đảo ngược và thay thế bằng quan hệ sở hữu mới - sở hữu xã hội (hay sở hữu công cộng) về tư liệu sản xuất để đáp ứng yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất Điều này cũng đồng nghĩa với việc phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ bị thay thế và một phương thức
Trang 7sản xuất mới - phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa sẽ được hình thành để phủ định phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Mặc dù chủ nghĩa tư bản đã trải qua nhiều thay đổi để thích ứng với những biến động và mâu thuẫn trong và ngoài nước, nhưng nó vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển trong thời điểm hiện tại Tuy nhiên, sự phát triển này không phải là vĩnh hằng và không phải là
vô hạn Chúng ta cần nhận thức rõ ràng về tính lâu dài của quá trình này và chuẩn bị kỹ càng cho khả năng cùng chung sống, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh với chủ nghĩa tư bản Đồng thời, chúng ta cũng cần tham khảo kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản để xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Tuy vậy, chúng ta vẫn cần vững tin rằng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản cuối cùng sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản
Trong quá trình phát triển, chủ nghĩa tư bản vẫn chứa đựng một nhân tố tự hạn chế
và tự phủ định do mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Mặc dù ngày nay chủ nghĩa tư bản đã điều chỉnh quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối một chút, tuy nhiên điều chỉnh đó vẫn còn giới hạn trong khuôn khổ của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Vì vậy, mâu thuẫn vẫn tồn tại và kháng cáo giữa các giai cấp trong quá trình sản xuất vẫn còn Ngoài ra, còn xuất hiện nhiều mâu thuẫn mới trong kinh tế, chính trị, xã hội như mâu thuẫn giữa khả năng sản xuất vô hạn và khả năng thanh toán hạn chế, giữa khả năng sản xuất vô hạn và nguồn tài nguyên hạn chế, giữa nhu cầu toàn cầu và lợi ích quốc gia, giữa các nước chủ nghĩa tư bản trung tâm và các nước "ngoại vi" Những mâu thuẫn này vẫn là thách thức đối với sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản Tuy nhiên, theo C Mác và V.L Lênin, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa đều cần thông qua cuộc cách mạng xã hội, trong đó giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội này
Chương IV Ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng hiện đại, là nhân tố quan trọng mở đường và thúc đẩy phát triển nhiều ngành công nghiệp và sản phẩm mới, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, dệt may, da giày… làm tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh của nền kinh tế nhờ trình độ sản xuất, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm cao hơn Giá trị sản xuất tăng bình quân 22% một năm Trong 5 năm (1996-2000) vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện khoảng 10 tỷ USD, chiếm 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra 34% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, trên 22% kim ngạch xuất khẩu và đóng góp trên 10% GDP chung của cả nước
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có mặt ở 63 tỉnh và thành phố trên cả nước Số liệu tháng 12/2022 cho ta thấy các ngành công nghiệp là ngành được các nước ngoài đầu tư nhiều nhất
Trang 8Cụ thể: Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 27,72 tỷ USD; giảm 11% so với cùng kỳ năm 2021
Quốc gia Tổng vốn đầu tư
Singapore 6.46 tỷ usd
Hàn
Quốc 4.88 tỷ usd
Nhật Bản 4.78 tỷ usd
Công nghiệp chế biến 16.8 tỷ usd
Sản xuất, phân phối điện 2,26 tỷ usd
Chuyên môn khoa học công nghệ 1,29 tỷ usd
TP Hồ Chí
Minh
3.94 tỷ usd
Bình Dương 3.14 tỷ usd
Quảng Ninh 2,37 tỷ usd
Các ngành kinh tế dựa trên hàm lượng tri thức cao phát triển
Kinh tế tri thức đã và đang trở thành xu hướng phát triển chung của kinh tế thế giới, được nhiều quốc gia lựa chọn làm chiến lược phát triển
TP Hồ Chí Minh luôn xác định tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế tri thức trong định hướng, chiến lược phát triển Thành phố khai thác có hiệu quả lợi thế của một
đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế tri thức, hình thành những nền tảng của kinh tế tri thức, bao gồm đội ngũ trí thức đông đảo, đô thị thông minh, khu công nghệ cao, trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, các tập đoàn lớn về công nghệ, các trung tâm nghiên cứu phát triển, hạ tầng công nghệ thông tin trên nền tảng mạng 5G Trên cơ sở đó, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng hàm lượng tri thức, tập trung phát triển các ngành công nghệ cao, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
TP Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên ban hành chương trình chuyển đổi số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số, chính quyền số và xã hội số Ban hành Chương trình
Trang 9xây dựng Thành phố trở thành đô thị thông minh với 4 trụ cột: Kho dữ liệu dùng chung và
hệ sinh thái dữ liệu mở; Trung tâm điều hành đô thị thông minh; Trung tâm mô phỏng dự báo kinh tế- xã hội và Trung tâm an toàn thông tin Thành phố TPHCM cũng quan tâm ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút các nhà khoa học, trí thức trong và ngoài nước, kiều bào ở nước ngoài tham gia vào mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế-xã hội của Thành phố, đóng vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tri thức
Hội nhập kinh tế
Việt Nam trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế
Từ khi nước ta chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (năm 2007) đến nay, tiến trình chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng hơn, đạt được nhiều kết quả tích cực, khá toàn diện trên các lĩnh vực: Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia; thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ được khối lượng lớn vốn đầu tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý
và các nguồn lực quan trọng khác; tạo thêm nhiều việc làm; nâng cao dân trí và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
Hội nhập kinh tế quốc tế đã đóng góp quan trọng vào việc mở rộng và đưa quan hệ của nước ta với các đối tác đi vào chiều sâu, tạo thế đan xen lợi ích, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; quảng
bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế
Mặt hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, hội nhập vẫn còn nhiều mặt yếu kém:
Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế có nơi, có lúc chưa được quán triệt kịp thời, đầy đủ và thực hiện nghiêm túc Hội nhập kinh tế quốc tế còn bị tác động bởi cách tiếp cận phiến diện, ngắn hạn và cục bộ; do đó, chưa tận dụng được hết các cơ hội và ứng phó hữu hiệu với các thách thức Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình đổi mới ở trong nước, nhất là đổi mới, hoàn thiện thể chế, trước hết là hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa được thực hiện một cách đồng bộ, chưa gắn kết chặt chẽ với quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Hội nhập kinh tế quốc tế chưa được phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với hội nhập trong các lĩnh vực khác Chưa tạo được sự đan xen chặt chẽ lợi ích chiến lược, lâu dài với các đối tác, nhất là các đối tác quan trọng Việc ứng phó với những biến động và xử lý những tác động từ môi trường khu vực và quốc tế còn bị động, lúng túng và chưa đồng bộ
Sự phát triển ở nước ta
Bên cạnh thời cơ, thuận lợi, đất nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội, khả năng bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị - xã hội, giữ vững môi trường hòa bình, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững
Trang 10Việc thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới sẽ tạo
ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực của quá trình đổi mới đồng bộ
và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển, giảm dần tỷ trọng gia công lắp ráp của nền kinh tế Nước ta cũng có cơ hội tham gia chủ động và sâu hơn vào quá trình định hình và cải cách các định chế, cơ chế, cấu trúc khu vực và quốc tế có lợi cho ta và có điều kiện thuận lợi để đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, lợi ích của các tổ chức,cá nhân; bảo đảm độc lập, tự chủ, củng cố và duy trì môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tuy nhiên, việc khắc phục những hạn chế, yếu kém, tồn tại và triển khai thực hiện các cam kết quốc tế mới cũng sẽ đặt ra nhiều khó khăn, thách thức không chỉ về kinh tế
mà còn cả về chính trị, xã hội Sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều ngành, doanh nghiệp và sản phẩm của nước ta sẽ gặp khó khăn hơn Việc thực hiện các cam kết sâu rộng
và cao hơn, nhất là vấn đề lao động,việc làm, bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu nội luật hóa các cam kết nếu không được nghiên cứu, chuẩn bị kỹ, có lộ trình, bước đi phù hợp, sẽ tác động tiêu cực đến quá trình đổi mới, hoàn thiện thể chế, giải quyết những vấn
đề phức tạp, nhạy cảm
C KẾT LUẬNG
Chủ nghĩa tư bản ngày nay với những thành tựu và đóng góp của nó đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, là sự chuẩn bị tốt nhất những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới
Đối với sự phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, chủ nghĩa tư bản đã
có một ảnh hưởng lớn đến quá trình này Trước đây, Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn với những hình thức sản xuất khác nhau, nhưng đến khi chuyển sang áp dụng chủ nghĩa tư bản, sự phát triển lực lượng sản xuất mới đạt được mức độ đáng kể
Những bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vẫn phải thông qua các cuộc cách mạng xã hội Dĩ nhiên, cuộc cách mạng xã hội sẽ diễn ra bằng phương pháp nào - hòa bình hay bạo lực, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của từng nước và bối cảnh quốc tế chung từng thời điểm, vào sự lựa chọn của các lực lượng cách mạng
Tuy nhiên, các đặc trưng của chủ nghĩa tư bản cũng làm cho sự phát triển lực lượng sản xuất tại Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn và thách thức Những bất cập trong tư bản
đã dẫn đến một số vấn đề như sự bất công, phân bố thu nhập không đồng đều và trong phân bố tài nguyên gây ra sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng đã làm gia tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai Tình trạng các doanh nghiệp nước ngoài chiếm quyền kiểm soát ngành công nghiệp lớn hơn so với các doanh nghiệp trong nước
Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất ngày càng cao thì quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng trở nên chật hẹp so với nội dung vật chất ngày càng lớn lên của nó
Tóm lại, chủ nghĩa tư bản đã góp phần quan trọng trong sự phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam, tuy nhiên nó cũng có những điểm yếu cần được cải thiện để giúp giải quyết những vấn đề hiện tại và đưa Việt Nam trên con đường phát triển bền vững và công bằng