Quá trình tiến hóa của tổ tiên loài người gắn liền với môi trường tự nhiên, bao gồm cả những biến đổi trên bề mặt trái đất sự hình thành các dãy núi lớn và biển và sự phát triển mạnh mẽ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA : ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
- -HỌC PHẦN : LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ TƯ TƯỞNG PHƯƠNG
ĐÔNG
ĐỀ TÀI : MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA CON NGƯỜI PHƯƠNG
ĐÔNG CỔ ĐẠI
Sinh viên thực hiện : Đoàn Thanh Trà
Mã sinh viên : 21030576 Lớp : QH - X - 2021 - ĐNA Giảng viên : PGS.TS Lê Đình Chỉnh
TS Nghiêm Thúy Hằng
Hà Nội, ngày 8 tháng 1 năm 2022
Trang 2MỞ ĐẦU
Chúng ta hiện tại đang sống ở thời đại Công nghệ 4.0, thời đại kết nối các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học Nhưng để đạt tới thời đại đỉnh cao này thì cần có cả một bề dày lịch sử từ khi chưa xuất hiện con người cho đến những thành tựu ngày nay con người đạt được Mối quan tâm về nguồn gốc của con người đã được đặt nhiều câu hỏi từ rất lâu trước kia Trong nhiều tài liệu dân tộc học đã chứng minh hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có những câu chuyện về nguồn gốc con người của riêng họ Chính xác thì loài người
đã ra đời cách đây hàng triệu năm, lịch sử xã hội nguyên thủy bắt đầu từ khi con người xuất hiện và kết thúc khi nhà nước ra đời Trong quá trình đó, con người đã sáng tạo nhiều giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, đặt cơ sở cho sự phát triển của xã hội loài người ở những giai đoạn sau Và phương Đông chính là nơi mà con người xuất hiện đầu tiên và tạo ra nhiều bước ngoặt của lịch sử nhân loại Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Một số thành tựu của con người phương Đông cổ đại” làm bài tiểu luận cuối kỳ lần này
NỘI DUNG
1 Sự hoàn thiện bản thân con người
a Người Homo Habilis và Người Homo Erecutus
Từ lâu, nhân loại đã đưa ra nhiều ý kiến giải thích nguồn gốc của mình với cách hiểu sai lệch, thiếu cơ sở khoa học Mãi cho đến thế kỷ XIX, Darwin1 (1809 -1882)mới chứng minh được nguồn gốc động vật của con người là theo quy luật tiến hóa của các loài Trong các tác phẩm “On the Origin of Species”2(in năm 1859) và
“The Descent of Man, and Selection in Relation to Sex”3 (in năm 1871), quá trình
1 Charles Darwin Chi tiết tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Charles_Darwin
2 Sách On the Origin of Species Chi tiết tại :
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngu%E1%BB%93n_g%E1%BB%91c_c%C3%A1c_lo%C3%A0i
3 Sách The Descent of Man, and Selection in Relation to Sex Chi tiết tại:
https://en.wikipedia.org/wiki/The_Descent_of_Man,_and_Selection_in_Relation_to_Sex
Trang 3đó đã được Darwin giải thích bằng quy luật chọn lọc tự nhiên Theo học thuyết của Darwin4, con người có nguồn gốc từ loài vượn
Quá trình tiến hóa của tổ tiên loài người gắn liền với môi trường tự nhiên, bao gồm cả những biến đổi trên bề mặt trái đất (sự hình thành các dãy núi lớn và biển)
và sự phát triển mạnh mẽ của sinh vật thế ở kỉ thứ ba của thời đại Tân sinh (bắt đầu cách đây 70 triệu năm đến khoảng 1 triệu năm trước)
Mở đầu của quá trình này có một loài vượn cổ, còn được gọi là người nguyên thủy, sống vào cuối thế kỷ thứ ba của thời đại Tân sinh, cách đây hơn 6 triệu năm Loài vượn này có thể đứng và đi bằng hai chân, cầm, nắm và ăn trái cây, lá, củ và
cả những động vật nhỏ bằng chi trước của nó Trong quá trình phát triển, loài người nguyên thủy này đã từng bước tiến hóa và ngày càng gắn với con người: từ vượn người Dryopithecus đến Ramapithecus, bước tiến hóa rõ ràng nhất là Australopithecus
Tổ tiên đầu tiên của loài người - người vượn cổ Dryopithecus, được phát hiện
ở Ấn Độ và Nam Âu Loài vượn này cao khoảng 1m50, nặng khoảng 50kg, răng của chúng rất giống răng người Điều này khẳng định mối quan hệ dòng máu rất gần gũi giữa loài vượn và con người Mặc dù vượn người Đrôpithécus vẫn đang phát triển, nhưng vượn người Ramapithecus là giai đoạn phát triển tiếp theo gần với con người
Đến năm 1924, phát hiện được xương của loài vượn gần với người nhất ở vùng Nam châu Phi, đó là loài vượn người Australopithecus hay còn gọi là loài vượn người phương Nam Thể tích óc của loài vượn Australopithecus đạt tới 520 cm3, hình dáng , đặc điểm răng và vị trí mắt của loài này giống người hơn so với tất cả các loài khác Để thích hợp với điều kiện sinh sống bán hoang mạc và hầu như không có rừng tại Tây và Trung Phi, vượn Australopithecus đã chuyển từ sống trên cây sang sống dưới mặt đất, và cơ thể của chúng đã có những thay đổi rất cơ bản Chúng đi bằng hai chân sau, hai tay có thể có thể cầm nắm gậy, đá để đánh bắt động vật Dáng đi khom và ăn thịt đã giúp cho đại não và hộp sọ của chúng phát triển nhanh chóng Từ đây, loài vượn Australopithecus đã phát triển tới mức có đủ tiền
đề sinh học để tạo được bước nhảy vọt từ vượn thành người Lao động là dấu hiệu
4 Học thuyết Darwin Chi tiết tại:
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Dc_thuy%E1%BA%BFt_Darwin
Trang 4căn bản xác định sự khác nhau giữa loài vượn và con người Chỉ có con người mới biết chế tạo công cụ sản xuất, tức là tạo ra công cụ mới bằng cách tác động vào các vật liệu như đá, gỗ, xương qua một vật trung gian Con người sử dụng công cụ này
để cải tạo thiên nhiên và tạo ra của cải vật chất Đây là cách con người bắt đầu lao động, từ đây quy luật lao động sẽ chi phối quá trình biến đổi loài vượn thành người hiện đại và sự phát triển của xã hội loài người “Nó là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ sinh hoạt loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói lao động đã sáng tạo ra chính bản thân con người”5[Ph.Ăng-ghen] Người cổ đại là tổ tiên chung của loài người và loài vượn hiện đại Một nhánh nào đó đã phát triển lên từ Hominid thành người Homo Habilis (người khéo léo) Đây là quá trình thứ hai và là bước ngoặt quan trọng trong quá trình tiến hóa Năm
1960, L.Leakey và vợ đã phát hiện ra tàn tích của một trong những người Homo Habilis ở thung lũng Ônđuvai (Tanzania) Thể tích hộp sọ của di cốt tìm được là 650cm3 và có tuổi khoảng gần 2 triệu năm Đặc biệt vào năm 1974, D.Johansơn đã tìm thấy một di tích hóa thạch khá hoàn chỉnh ở thung lũng Afar (Êtiôpia) Đó là một cô gái khoảng 25-30 tuổi tên Lucy, “tuổi” của cô được xác định là 3,5 triệu năm và Lucy đã thường xuyên ở tư thế đứng thẳng
Đặc biệt, các công cụ bằng đá cũng được tìm thấy ở những nơi như Ômô và Rudolf (Bắc Kênia) được chôn cùng với hóa thạch Homo Habilis Những khám phá này không chỉ đẩy niên đại sự xuất hiện loài người cách đây lên khoảng 3,5 triệu đến 4 triệu năm, mà còn khởi sinh ra nhiều giả thuyết mới về nguồn gốc của loài người và sức mạnh đằng sau quá trình tiến hóa từ vượn thành người
Giai đoạn tiếp theo là người Homo Erectus (người đứng thẳng) Nơi đầu tiên người ta phát hiện ra loài người vượn này là Trinil ở miền Trung Java (Indonesia)
Từ năm 1891-1892, bác sĩ người Hà Lan Dubois đã phát hiện một hàm răng trên, nắp sọ và một xương đùi ở đây Năm 1894, ông mô tả chi tiết khám phá của mình
và đặt tên cho nó là Pithecanthropus Erectus Thể tích não khoảng từ 750 đến 975
cm3, chiều cao khoảng 165-170cm, trán thấp xuôi thoải nhưng cao hơn một chút so với trán vượn người Họ đã biết nói và biết chế tạo công cụ lao động
5 C.Mác, Ph.Ăng-ghen: Tuyển tập, tập II, NXB Sự thật, Hà Nội,1962,tr.119
Trang 5Một đại diện khác của Homo Erectus cần được nhắc đến là người Sinanthropus (người vượn Bắc Kinh) có hóa thạch răng được phát hiện ở Chu Khẩu Điếm gần Bắc Kinh vào những năm 1921-1923
Sinanthropus có hộp sọ dẹt với phần trán dốc thoải và các u trán nổi rõ, thể tích hộp sọ khá lớn từ 850 đến 1220 cm3 Họ biết chế tạo những công cụ bằng đá thô sơ, biết duy trì và sử dụng lửa tự nhiên So với các loài được phát hiện trước đó, Sinanthropus có một đặc điểm giống con người rất nổi bật đó là thuận tay phải Dấu vết của người Homo Erectus được tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau Từ năm 1964 đến 1965, các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện 1 chiếc răng ở hang Thẩm Hai
và 9 chiếc khác ở hang Thẩm Khuyên (Bình Gia, Lạng Sơn) ước tính khoảng 50 vạn năm, những chiếc răng này đều là răng của người Homo Erectus Tại Campuchia hay Lào cũng đã phát hiện dấu tích của người đá cũ có niên đại cách ngày nay 50-60 vạn năm
b Tiểu kết
Phương Đông thời tiền sử chính là quê hương của loài người Phạm vi bao gồm một vùng rộng lớn và một phần của Châu Âu, Châu Phi, Đông Á và Đông Nam Á Trong khu vực rộng lớn đó, có hai khu vực được tìm thấy sớm nhất đó là Đông Phi khoảng 2-3 triệu năm và Java trên dưới 1 triệu năm, Trung Quốc 50 vạn năm, Việt Nam, Lào, Campuchia trên dưới 50 vạn năm Quá trình xuất hiện người vượn được chia thành 2 giai đoạn đó là Homo Habilis và Homo Erectus Hai giai đoạn này có vai trò quan trọng, vì nó chính là cơ sở để tạo ra bước nhảy vọt trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người, là tiền đề để có sự ra đời của người hiện đại (Homo Sapiens)
2 Người Homosapien
Trên chặng đường vươn tới sự hoàn thiện của người hiện đại, một dạng người mới lần đầu tiên được phát hiện tại một thung lũng ở Đức vào năm 1956 mà các nhà khoa học gọi đó là người Nêanđectan Người Nêanđectan là một loài của Homo Erectus, là giai đoạn trung gian của quá trình chuyển đổi sang Homosapiens Đặc điểm này thể hiện ở chỗ cơ thể người Nêanđectan giống người hiện đại hơn Pithecanthropus và Sinanthropus, hộp sọ của chúng khá lớn, từ 1200 đến 1600 cm3,
Trang 6vì vậy mà khả năng lao động và ngôn ngữ cũng phát triển hơn hai loài người vượn trên, nhưng cấu tạo cơ thể của họ chưa hoàn toàn gạt bỏ được những nét giống vượn Nét nổi bật phân biệt cơ thể người vượn và người hiện đại được biểu hiện ở những điểm sau : người vượn trán hớt, chỏm sọ thấp, vòm xương lông mày nhô nhiều ra phía trên mắt, xương mặt nhô ra phía trước, bàn tay của họ chưa phát triển hoàn thiện, ngón tay cái chưa thể chụm được với các ngón khác như bàn tay người Di cốt của người Nêanđectan còn được tìm thấy ở nhiều nơi khác như Anh, Pháp, vùng Trung Á, Trung Quốc…
Qua hàng triệu năm, kể từ khi loài người xuất hiện, lao động và cuộc sống tập thể đã từng bước thay đổi thể chất và tinh thần của loài người Sự phát triển lâu dài
đó đã mang lại một bước nhảy vọt: Người hiện đại hay còn gọi là Homo Sapiens ra đời cách đây 4 vạn năm Đó là sự kết thúc của quá trình chuyển đổi từ người vượn sang người hiện đại Cấu trúc của cơ thể và bộ não con người đã ổn định và hầu như không khác gì chúng ta ngày nay Cơ thể người hiện đại không có dấu vết của vượn người, có thể thích ứng với mọi hoạt động lao động sản xuất và tư duy do nhu cầu của cuộc sống Trong lao động sản xuất, họ cũng đang cải thiện chính mình Hai bàn tay phát triển và khéo léo, các ngón tay, đặc biệt là ngón cái linh hoạt hơn, trán cao, xương hàm nhỏ lại, không còn nhô ra phía trước, đồng thời có nhóm cơ phát triển rõ rệt Tính cộng đồng của lao động và đời sống sống quyết định sự ra đời và phát triển của tư duy và ngôn ngữ Ngôn ngữ là sức mạnh giúp con người thoát khỏi giới động vật, nó có quan hệ mật thiết với tư duy và phản ánh hiện thực của tư duy Sự thay đổi trong cơ quan phát âm có lợi cho việc thể hiện sự phát triển không ngừng của tư duy Dấu tích của chúng đã được tìm thấy ở rất nhiều nơi: ở Indonesia khoảng 41.000 năm trước, ở Trung Quốc (Quảng Đông), ở Việt Nam tại hang Kéo Lèng (Bình Gia-Lạng Sơn), Trung Lang, Tam Điệp
Sự ra đời của Homo Sapiens đã đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng của nhân loại :
Đầu tiên là đã đánh dấu bước phát triển từ vượn sang người, có cấu tạo óc từ
1300 đến 1500 cm3 Con người cùng xuất phát và có khả năng phát triển tự thân, nên không có người hạ đẳng hay người thượng đẳng
Trang 7Hai là cuộc sống của con người đã có những thay đổi căn bản, các bầy người nguyên thủy dần tan rã, nhường chỗ cho hình thức tổ chức xã hội - công xã thị tộc chặt chẽ hơn Từ quan hệ tạp giao được thay thế bằng quần hôn (hôn nhân theo nhóm) và sau đó sang chế độ hôn nhân đối ngẫu (hôn nhân từng gặp), ngoại hôn
Ba là nghệ thuật và tôn giáo nguyên thủy xuất hiện
Thứ tư, bắt đầu từ Homo Sapiens, loài người bắt đầu phân chia thành các chủng tộc Do sinh sống lâu đời ở những vùng có môi trường tự nhiên khác nhau nên con người hiện đại có những điểm khác nhau về màu da, chiều cao, dáng mắt, mũi, môi, cấu trúc và màu tóc Chính vì vậy mà có 3 chủng tộc lớn ra đời, đó là Ơrôpêôít sống chủ yếu ở châu Âu, Bắc Phi, Tây Á, Bắc Ấn ; Nêgơrôít sống ở vùng xích đạo và một số vùng khác của châu Phi và châu Á ; Môngôlôít bao gồm phần lớn cư dân sống ở châu Á và cả thổ dân người da đỏ châu Mĩ Bên cạnh những tộc người tiêu biểu cho 3 đại chủng trên còn có những tộc người trung gian là những thế hệ “con lai” như Ấn - Âu, Nam Á…
Có thể nói rằng quá trình tiến hóa của người hiện đại (Homo Sapiens) là quá trình tiến hóa văn hóa - xã hội Từ chỗ chỉ biết chế tạo công cụ, dùng lửa…loài người đã hình thành ngôn ngữ, biết tạo ra quần áo, nơi trú ngụ, săn tập thể chuyển sang chăn nuôi, trồng trọt Sự xuất hiện người Homo Sapiens chính là bước ngoặt cực kỳ quan trọng đối với nhân loại
3 Cách mạng đá mới
Cách mạng đá mới hay còn được gọi là Cách mạng nông nghiệp, đánh dấu sự chuyển tiếp của lịch sử loài người từ những người du mục nhỏ và săn bắn hái lượm sang các khu định cư nông nghiệp lớn hơn và các nền văn minh sơ khai Nó bắt đầu vào khoảng 10.000 năm trước Công nguyên ở Fertile Crescent - khu vực hình boomerang ở Trung Đông, nơi sớm nhất mà loài người bắt đầu tiến nông nghiệp Một thời gian ở các nơi khác trên thế giới cũng bắt đầu thực hành nông nghiệp Do
sự đổi mới của cuộc Cách mạng đồ đá mới, nền văn minh và các thành phố phát triển mạnh mẽ
Trang 8Nhà khảo cổ học người Úc V Gordon Childe6 đã đặt ra thuật ngữ "Cách mạng
đồ đá mới" vào năm 1935 để mô tả một giai đoạn thay đổi cơ bản và quan trọng, trong đó con người bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi động vật làm thực phẩm và các khu định cư lâu dài Sự ra đời của nông nghiệp đã tách người thời đồ đá mới khỏi tổ tiên đồ đá cũ của họ
Con người ở thời kỳ này không chỉ biết ghè đẽo mà còn biết khoan, cưa, mài
đá Sau khi được ghè đẽo sơ qua, các công cụ lao động lại được mài nhẵn ở rìa lưỡi hay toàn thân, được tra cán Điều đó làm công cụ sắc bén hơn, có nhiều loại để thích hợp với các công việc khác nhau Nhờ vậy mà năng suất lao động được nâng cao rõ rệt
Những thành tựu quan trọng của thời đại đồ đá mới không chỉ dừng ở những bước tiến về kĩ thuật mà còn ở việc ban đầu con người chỉ biết hái lượm, nhưng sau
đó đã biết đến nghề trồng trọt và từ săn bắt thú bắt đầu biết chăn nuôi gia súc Lần đầu tiên con người đã có thể tự sản xuất lương thực, thực phẩm chứ không chỉ thu lượm những gì có sẵn ở tự nhiên Từ đó, con người đã chuyển dần từ nền kinh tế thu lượm sang nền kinh tế sản xuất
Nghề trồng trọt xuất hiện sớm nhất ở vùng khí hậu ấm áp, từ Đông Nam Á qua Ấn Độ, I-ran tới Bắc Phi và Địa Trung Hải rồi lan rộng ra các vùng khác Lúa nước là loại cây lương thực quan trọng, từ cây lúa hoang được thuần dưỡng thành lúa sạ và được gieo trồng tự nhiên vào đất ở thời kỳ đá mới - văn minh hòa bình 10.000 năm cách ngày nay Nguồn gốc của cây lúa chủ yếu là ở vùng Đông Nam Á, một phần ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc
Xuất hiện và phát triển đồng thời với nghề trồng trọt là nghề chăn nuôi Những loại súc vật như chó, cừu, lợn, bò,…được thuần dưỡng Chó đã xuất hiện được trên dưới 15.000 năm, cừu khoảng 8700 TCN7, lợn khoảng 7200 TCN và rất có thể đã được thuần dưỡng từ thời đại đồ đá giữa… Nhờ việc có thể tự chăn nuôi, con người
có thể thêm thịt, sữa để ăn, lông da để may quần áo và làm đồ dùng Và chẳng bao lâu sau, người ta biết sử dụng súc vật để kéo và chuyên chở đồ vật Những đồ dùng
6 V Gordon Childe Chi tiết tại: https://en.wikipedia.org/wiki/V._Gordon_Childe
7 TCN Viết tắt của Trước Công Nguyên
Trang 9của đời sống như quần áo bằng sợi thực vật, bằng da, lông súc vật ngày càng nhiều hơn Điều đó có quan hệ rất chặt chẽ với sự phát triển của ngành sản xuất
Song song với sự phát triển của trồng trọt và chăn nuôi, con người cũng biết dệt vải, biết làm đồ gốm, biết đan lưới đánh cá
Đời sống của con người từng bước cải thiện Họ có thể hái rau trong vườn và bắt gia súc của mình để làm lương thực Họ có quần áo che thân làm bằng các vật liệu khác nhau Nhờ có lửa và quần áo chống rét, họ không cần ở trong hang nữa mà
có thể dựng lều bằng tre, gỗ và cỏ khô Mọi người có thời gian rảnh để trang điểm, nhảy múa và sáng tạo nghệ thuật Nghệ thuật nguyên thủy ra đời và phát triển rực rỡ
từ thời điểm này
Cách mạng đá mới đã mở đường cho những đổi mới của thời đại đồ đồng và
đồ sắt tiếp theo, mang các nền văn minh lại gần nhau thông qua thương mại và chinh phục
4 Cách mạng luyện kim
Kể từ khi con người phát minh và học cách sử dụng các công cụ bằng đồng vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, xã hội loài người đã bước sang một trang mới Con người biết đến vàng, sắt, đồng ngay từ thời đồ đá mới, nhưng từ khi các kim loại ấy được chế tạo thành công cụ lao động thì nó thật sự có ý nghĩa vô cùng to lớn Lúc đầu, con người phát hiện ra đồng một cách tình cờ Trong đống tro tàn sau vụ cháy rừng hoặc đống dung nham do núi lửa phun trào, họ tìm thấy những thỏi đồng
đã được nấu chảy và kết tụ thành đồng đỏ Những dấu vết đồng sớm nhất được loài người phát hiện ra là ở Tây Á khoảng thiên niên kỷ V - IV TCN Mãi đến cuối thiên niên kỷ IV TCN, cư dân Lưỡng Hà, Ai Cập mới sử dụng nhiều công cụ bằng đồng trong sản xuất và đời sống
Đầu tiên con người sử dụng đồng nguyên chất, được chế tạo bằng cách ghè, mài như đá, dần dần người ta dùng búa, đe để rèn, mãi sau mới biết đồng có thể nung chảy Từ đó, nghề khai mỏ đồng và đúc đồng mới phát triển Do đồng nguyên chất mềm, nhanh mòn, phải dùng đến nhiệt độ cao mới nung chảy được, nên với sự phát triển của kĩ thuật, đồng thau (hợp kim của đồng và thiếc) đã ra đời và thay thế đồng nguyên chất Từ đồng thau, người ta đã biết chế tạo ra lưỡi cày, lưỡi cuốc, rìu,
Trang 10liềm… rất giống với các công cụ ngày nay Đồng và thiếc là kim loại mềm và hiếm cho nên công cụ đá vẫn chưa bị loại bỏ ở thời đại đồng đá và thời đại đồng thau Đến khoảng nửa thiên niên kỷ II TCN, ở Tây Nam Á và Ai Cập xuất hiện nghề luyện sắt - một thứ kim loại cứng và sắc hơn đồng rất nhiều Khi công cụ sắt được sử dụng, công cụ đá mới hoàn toàn bỏ đi Do có nhiều kinh nghiệm sản xuất
và tạo ra được nhiều loại công cụ thích hợp, con người đã biết cách khai hoang và
mở rộng diện tích đất canh tác Cuốc và xẻng đồng đã giúp người dân dễ dàng đào mương, đắp đập và làm rẫy
Với sự phát triển của nông nghiệp, chăn nuôi cũng phát triển vượt bậc Nhờ năng suất lao động tăng, nông nghiệp không chỉ cung cấp đủ lương thực cho những người chuyên làm nông mà còn dư thừa lương thực cho những người chuyên chăn nuôi Ở những khu vực giàu đồng cỏ, các bộ lạc săn bắn hái lượm giờ đã chuyển sang chăn nuôi Cừu, dê, lợn và gia súc là những động vật được nuôi nhiều nhất Ở nhiều bộ lạc, chăn nuôi chiếm ưu thế hơn so với nông nghiệp Trong thời đại đồ đồng, ngành công nghiệp ngựa mới phát triển, tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và kéo xe ngựa
Từ thiên niên kỉ IV - III TCN, nông nghiệp và chăn nuôi đã được phát triển và chuyên môn hóa cao, không thể kết hợp trong khuôn khổ một bộ lạc, và chăn nuôi đòi hỏi phải có những đồng cỏ rộng lớn mà nơi ấy không thể làm nông được Vì lẽ
đó nên trồng trọt và chăn nuôi tách rời nhau Tuy nhiên, sau khi có sự phân công lao động thì hai nghề lại có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn bởi được chuyên môn hóa cao hơn, điều này tăng cường trao đổi hàng hóa giữa hai bộ tộc
Nghề thủ công chế tạo những công cụ sản xuất, vũ khí và nhiều vận dụng khác cũng đóng vai trò rất quan trọng vào sự phát triển nông nghiệp và chăn nuôi Các nghề dệt vải, chế tạo đồ gốm, đồ mộc… cũng có yêu cầu cao về kỹ thuật và lâu dần trở thành “bí kíp nhà nghề” được lưu truyền từ đời này sang đời khác
Đây thực sự là một cuộc cách mạng lớn trong xã hội loài người vì lần đầu tiên trên chặng đường dài của lịch sử, suốt thời kỳ đồ đá, con người đi từ cuộc sống bấp bênh đến chỗ tìm kiếm đủ lương thực nuôi sống bản thân, và cho đến lúc này - bắt đầu từ thời đại kim khí, sản phẩm họ làm ra không những đủ ăn mà còn dư thừa