Để phục vụ cho việc nghiên cứu và soạn thảo đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chỉ nhánh KCN Hoà Khá
Trang 1
„
xả, So,
"HONG DICH vụ ¿ MARKETA
QUAN TRI RUI RO TIN DUNG
TRONG CHO VAY DOANH NGHIEP TẠI NHNN & PTNT VIET NAM
CHI NHÁNH KCN HÒA KHÁNH
ĐÀ NẴNG
Oa Miiag, 2074
Trang 2PHAN QUANG MINH
QUAN TRI RUI RO TIN DUNG TRONG CHO VAY
DOANH NGHIEP TAI NHNN & PTNT VIET NAM
CHI NHANH KCN HOA KHANH DA NANG
Chuyén nganh : Quan tri kinh doanh
Mã số : 60.34.01.02
2014 | PDF | 129 Pages
buihuuhanh@gmail.com LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: TS HỒ HỮU TIỀN
Đà Nẵng — 2014
Trang 3Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS Hồ Hữu Tiến và đồng nghiệp của tôi đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận
văn này
Tác giả
Phan Quang Minh
Trang 4Tôi xin cam đoan đây là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của thây giáo TS Hô Hữu Tiến
Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu đã được công bó
Người cam đoan
Phan Quang Minh
Trang 5MỞ ĐẦU si "¬- "—- "—- "—- "— " CHƯƠNG I1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN TRI RUI RO TiN
DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN
1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh NGHIỆP buiiiabriiiieabaiaaeaunaana TẾ
1.1.1.2 Khái niệm và đặc điểm cho vay doanh nghiệp
1.1.3 Nguyên nhân và hậu quả rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của NHTM we 14
1.1.3.1 Nguyên nhân rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp 14
1.1.3.2 Hậu quả của rủi ro tin dung trong cho vay doanh nghiệp 16
Trang 61.2.2.1 Hoạch định chiên lược quản trị rủi ro tín dụng - J9
1.2.2.2 Xây dựng, tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng 2l
1.2.2.6 Tài trợ rui ro tín dụng Ng0iRgk1384230010803888 đu si sia dD
1.3 CAC CHi TIEU PHAN ANH KET QUA CONG TAC QUAN TRI
1.3.2 Mức giảm tỷ lệ phát sinh nợ xấu
1.3.3 Mức giảm Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu
1.3.4 Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cụ thể
1.3.5 Mức giảm tỷ lệ xoá nợ ròng trong kỳ
1.3.6 Mức giảm tỷ lệ lãi treo
1.4 NHUNG NHAN TO ANH HUONG DEN C
RRT
1.4.1 Nhóm nhân tố từ bên trong của TCTD
1.4.2 Nhóm nhân tố từ bên ngoài của TCTD
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 —- ¬- ¬- "¬
Trang 7TIN DUNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIEP TAI NGAN HANG NONG NGHIEP VA PHAT TRIEN NONG THON
VIET NAM (AGRIBANK) - CHI NHANH KCN HOA KHANH
ĐÀ NẴNG "— sesonsusesececensunessceceeenseeses sesensusesececenenses 41
2.1 GIỚI THIEU KHAI QUAT VE AGRIBANK CHI NHANH KCN
HOA KHANH DA NANG
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Chỉ nhánh KCN Hoà Khánh Đà Nẵng
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh KCN Hoa
Khánh Đà Nẵng giai đoạn từ 2011-2013 - 43
2.1.3.1 Tình hình huy động vốn :cccccccceceeeeeessee 4Ÿ
2.1.3.2 Tình hình hoạt động tín dụng
2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RRTD TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH KCN HOÀ KHÁNH
ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2011-2013 + eeeerrrreeerrrrrre 50
nhánh KCN Hoà Khánh Đà Nẵng a 53
2.2.2.1 Chinh sach tin dung w 54 2.2.3 Thực trạng hoạt động qu 'o tin dung trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh KCN Hoà Khánh Đà Nẵng 5g
8,3.3.1::Nhận HiệN THÍ cú cgk is án AaciQt2šiE8gtiNQã S04 GGã488611066386800561u;xó ĐỠ:
9,2:3.2:.BQTHỮN THÍT HỖ tungg885015616863.025i8g04LA308401046i89G130%51883083040880S46181 58
tri
Trang 8
2.2.3.4 Tài trợ rui ro
Chỉ nhánh KCN Hoa Khánh Đà Nẵng từ năm 2011-2013
2.2.5.1 Sự cải thiện cơ cấu nhóm nợ trong cho vay doanh nghi
2.2.5.2 Mức giảm tỷ lệ nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp
2.2.5.3 Tình hình trích lập dự phòng RRTD trong cho vay doanh nghiệp tại
Agribank Chỉ nhánh KCN Hoà Khánh Đà Nẵng giải đoạn 2011 — 2013 72
2.2.5.4 Mức giảm tỷ lệ lãi treo (lãi không thu đưỢ€) - <5 << 73
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUAN TRI RRTD TRONG
CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH KCN HOA KHANH DA NANG
2.3.1 Những thành công đạt được
2.3.2 Những hạn chế
2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại
Agribank Chỉ nhánh KCN Hoà Khánh Đà Nẵng was TD:
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 a
CHUONG 3 GIAI PHAP HOAN THIEN CONG TAC QUAN
TRI RUI RO TiN DUNG TRONG CHO VAY DOANH
NGHIEP TAI AGRIBANK CHI NHANH KCN HOA KHANH
G HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK CHI
NHÁNH KCN HOÀ KHÁNH TRONG THỜI GIAN
3.1.1 Định hướng chung của Agribank
3.1.2 Định hướng của Agribank Chỉ nhánh KCN Hoà Khánh Đà Nẵng 83
3.2 MỘT SÓ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẺ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
Trang 9TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH KCN HOÀ KHÁNH ĐÀ NẴNG 84
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác nhận dạng rủi ro tín dụng
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện công tác đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp - 86 3.24 pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng Ö 88
3.2.3.1 Kiểm soát nguôn gốc nguyên nhân gây ra rủi ro đổ 3.2.3.2 Né tránh rủi ro 90 3.2.3.3 Ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất -c-c-.-. ccceccc ĐÊÖ
3.2.3.4 Chuyển giao rủi ro c :-sescccccccccveeerrrrsrrrrrrsereeeecsrrerr ,
3.2.4.5 Đa dạng hoá để phân tán rủi ro : c-cc-cccc. ecceccc Ø3
3.2.4 Giải pháp hoàn thiện công tác tài trợ rủi ro tín dụng —
3.3 MỘT SÓ GIẢI PHÁP LIÊN QUAN KHÁC HỖ TRỢ CÔNG TÁC
QUAN TRI RUI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP
TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH KCN HOÀ KHÁNH ĐÀ NẴNG 98
3.3.3 Xây dựng cơ cấu tín dụng và đa dạng danh mục tín dụng
3.3.4 Hoàn thiện mô hình tô chức cấp tín dụng, quy trình cấp tín dụng 101
101
104
105
3.3.5 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng
3.3.6 Chính sách lựa chọn đối với tài sản đảm bả
3.3.7 Nâng cao vai trò kiểm soát nội bộ ngân hàn;
3.3.8 Nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng 106
3.4 MỘT SÓ KIÊN NGHỊ ĐÓI VỚI AGRIBANK, NGÂN HÀNG NHÀ
3.4.1 Kiến nghị đối với Agribank 1Ú7 3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước, Chính phú và doanh nghiệp
Trang 10
DANH MUC TAI LIEU THAM KH . „ 116
Trang 11STT Từ viết tắt Nguyên văn
AGRIBANKChi | Ngân hàng Nông nghiệp và phát trên nông
2 nhánh KCN Hòa | thôn Việt Nam Chi nhánh KCN Hòa Khánh Đà
Khánh Đà Nẵng Nẵng
8 CIC Trung tâm thông tin tín dụng NHNN
4 DPRR Dự phòng rủi ro
Hệ thông thanh toán và kê toán khách hàng
5 fIPCASTI AGRIBANK Phién ban II
6 KCN Khu công nghiệp
Trang 122.4 | Cơ câu tín dung theo doi tong vay von 46
2.8 | Chính sách tín dụng áp dụng với hạng khách hàng $6 2.9 | Thang xếp hạng tín dụng nội bộ Doanh nghiệp Agribank 59 2.10 | Bảng kêt quả xêp hạng tín dụng nội bộ 60 2.11 | Cơ cấu nhóm nợ cho vay doanh nghiệp 70
2.12 | Tình hình nợ xấu cho vay doanh nghiệp tại chỉ nhánh 71
2.13 | Trích lập dự phòng RRTD trong cho vay doanh nghiệp 72
"m Thông kê nguyên nhân gây nợ xâu trong cho vay DN bình quân 3 năm s
Trang 13
đô, biêu đô
x Cơ cấu tô chức của Agribank Chi nhánh KCN Hòa
Sơ đồ 2.1 $ 42
Khanh Da Nang Biểu đồ 2.1 | Tình hình huy động vốn theo đối tượng huy động vốn | 44 Biéu d6 2.2 | Tình hình huy động vôn theo loại tiên huy động 4
Biêu đô 2.3 | Cơ câu tín dụng theo thời hạn 45
Sơ đô 2.2 | Quy trình câp tín dụng 53
Trang 14
MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động tín dụng giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng,
nó là nền tảng và đem lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng luôn chiếm trên 70-
90% tổng thu nhập trong hoạt động của Ngân hàng Nhưng quan trọng hơn và
đáng quan tâm hơn cả là mặt trái của nó đó chính là RRTD Những rủi ro này không những làm cho hoạt động của NHTM kém hiệu quả, mà hơn nữa nó
làm cho NHTM mất đi tính thanh khoản và gây ra những tồn thất lớn thậm
chí là phá sản Quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề luôn được các NHTM quan
tâm và ngày một hoàn thiện nó Tuy nhiên công tác quản trị RRTD ở các ngân hàng thường có sự không đồng nhất về cách thức thực hiện cũng như cơ cầu
tổ chức Chính vì lẽ đó việc nghiên cứu công tác quản trị RRTD là đề tài
được đề cập đến nhiều nhất hiện nay đối với các NHTM
Hệ thống doanh nghiệp tại Việt Nam nói chúng và tại Thành phố Đà Nẵng nói
riêng trong những năm qua có những biến động mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng Mặc dù thời gian qua hệ thống doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó
khăn do khủng hoảng kinh tế nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận sự đóng góp ngày càng lớn cho nên kinh tế của hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam
Rủi ro tín dụng là một rủi ro tất yếu mà các NHTM không thể loại bỏ được trong, quá trình hoạt động kinh doanh của mình mà chỉ có thể hạn chế nó nhờ vào công
tác quản trị rủi ro tín dụng Agribank Chi nhánh KCN Hoà Khánh Đà Nẵng cũng không ngoại tệ, tỷ lệ nợ xấu những năm gần đây tại chỉ nhánh có xu hướng tăng cao Vì vậy nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín dụng là điều hết sức cần thiết
và phải được quan tâm đúng mức thì mới mang lại hiệu quả cao Từ tính cấp thiết của vấn đề này cũng như vai trò quan trọng của hệ thống doanh nghiệp trong nền kinh tế tôi đã chọn đề tài: “Quản tri rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Trang 15chỉ nhánh KCN Hoà Khánh Đà Nẵng" làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho chương trình học thạc sỹ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hoá những vấn đẻ lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng tại
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh KCN Hoà Khánh Đà
Nẵng
- Phạm vi nghiên cứu của dé tài là rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh
KCN Hoà Khánh Đà Nẵng từ năm 2011 đến năm 2013
4 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp được sử dụng trong quá trình viết luận văn:
thống kê, tổng hợp số liệu, tài liệu các loại để so sánh, phân tích, đánh giá rủi
ro tin dụng tại Agribank Chi nhánh KCN Hoà Khánh Đà Nẵng
5 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia thành 3 chương cụ
Trang 16CHU ONG 3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh KCN Hoà Khánh Đà Nẵng
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Rủi ro là yếu tố gắn liền với tắt cả hoạt động đầu tư nói chung và RRTD trong cho vay doanh nghiệp không thể loại trừ và có ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả hoạt động của hầu hết các NHTM phải đối mặt Vì vậy, để giảm thiểu
RRTD trong cho vay nhưng vẫn đảm bảo được mức sinh lời luôn là một vấn đề khiến các nhà quản trị ngân hàng phải suy nghĩ nhằm đưa ra quan niệm về hạn chế RRTD
Xuất phát từ lý do đó nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp hạn chế RRTD trong cho vay doanh nghiệp tại NHTM, với mục tiêu là nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế thấp nhất các RRTD trong cho vay doanh nghiệp nhằm đạt được kết quả tốt trong hoạt động tín dụng của ngân
hàng
Để phục vụ cho việc nghiên cứu và soạn thảo đề tài: “Quản trị rủi ro tín
dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chỉ nhánh KCN Hoà Khánh Đà Nẵng”, tác giả đã tham
khảo một số đề tài khoa học, luận văn thạc sĩ đã được công bố về lĩnh vực hạn
chế RRTD và các giải pháp phòng ngừa RRTD trong cho vay doanh nghiệp như:
- Luận văn thạc sĩ Nguyễn Hồng Châu — Đại học Kinh tế TP Hồ Chí
Minh năm 2008: “Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực Thành phó Hồ
Chí Minh”
Nội dung luận văn chủ yếu được tác giả tập trung phân tích rủi ro tín
dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
khu vực TP Hồ Chí Minh, các tiêu chuẩn quản trị rủi ro theo thông lệ quốc
tế, thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Trang 17Triển Nông Thôn khu vực TP Hồ Chí Minh
Dựa trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả, tiến tới chuẩn mực quốc tế đối với công tác quản trị rủi ro tín dung DNNVV
tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn khu vực TP Hồ Chí
Minh Tác giả đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn đề giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn
Tuy nhiên hạn chế trong Luận văn là số liệu chưa nhiều, không gian
nghiên cứu còn hạn hẹp Đề tài chỉ nghiên cứu trong nội tại của một khu vực thành phố Hồ Chí Minh chưa có mối liên hệ mở rộng đề tài sang các khu vực
khác Chưa phân tích nhiều về các biện pháp hạn chế và xử lý rủi ro tín dụng
- Luận văn thạc sĩ Trương Quốc Doanh — Đại học Kinh tế TP Hồ Chí
Minh năm 2007: “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, thực trạng và giải pháp phòng ngừa”
Đề tài đã đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và RRTD Tác giả tìm hiểu rõ về thực trạng RRTD từ đó phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay và đề xuất các giải pháp phòng ngừa RRTD tại
ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
- Luận văn thạc sĩ Võ Thanh Trắc — Đại học Kinh tế Đà Nẵng năm 2011:
“Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Đà Nẵng”
Đề tài tập trung vào làm rõ các vấn đề lý luận rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro, các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín
dụng Trên cơ sở đó, đề tài phân tích thực trạng công tác hạn chế rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chỉ nhánh Đà Nẵng trong thời gian
qua và nguyên nhân của những tôn tại
Từ đó, đề tài đưa ra những đề xuất, kiến nghị những giải pháp xử lý rủi
ro hiện có và phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng mới phát sinh tại Chỉ nhánh
Trang 18Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử Đồng thời kết hợp với một số phương pháp như phân tích, tổng hợp, giải thích, so sánh để thu thập số liệu và phân tích số liệu
- Luận văn thạc sĩ Nguyễn Song Thanh — Đại học Đà Nẵng năm 2012:
“Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín — Chi nhánh
Quảng Nam” luận văn nêu lên cơ sở lý luận về quản trị RRTD trong cho vay của
NHTM và đưa ra những hậu quả khi RRTD xảy ra Đề tài làm rõ thêm đo
lường RRTD thông qua mô hình định tính về RRTD ~ Mô hình 6 C và các mô
hình lượng hoá RRTD khác
- Luận văn Thạc sĩ Phan Thị Mai Hoa - Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh năm 2007: “Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại Chỉ nhánh Ngân hàng Công thương 2 TP Hồ Chí Minh” tác giả đã nghiên cứu những lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, RRTD, đồng thời nêu lên một số
mô hình lượng hoá về RRTD của các ngân hàng trên thế giới
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: thu thập, xử lý số liệu, thống kê, tổng hợp, so sánh Tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng
RRTD và quản lý RRTD của Chỉ nhánh Ngân hàng Công thương 2 TP Hồ
Chí Minh, nêu lên những tồn tại trong hoạt động hạn chế RRTD và những
nguyên nhân gây ra RRTD từ đó tác giả đã đưa ra một số kiến nghị trong hoạt động phòng ngừa, hạn chế RRTD tại ngân hàng
Nhìn chung, hầu hết các luận văn nghiên cứu trong lĩnh vực rủi ro tín dụng tại ngân hàng đều nhằm mục đích đưa ra các giải pháp nâng cao khả năng quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng Việc nghiên cứu sẽ là hữu ích cho các ngân hàng trong việc lành mạnh hoá tài chính của mình Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn chủ yếu là phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp với một số phương pháp như phân tích, tổng hợp, giải thích, so sánh để thu thập số liệu và phân tích số
liệu
Trang 19Mặc dù quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp là đề tài được nhiều tác giả nghiên cứu, tuy nhiên xét về mặt không gian và thời gian thì đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh KCN Hoà Khánh
Đà Nẵng” là một đề tài hoàn toàn mới so với các công trình nghiên cứu trước đây
Trang 20CHUONG 1 CO SO LY LUAN VE QUAN TRI RUI RO TIN DUNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIEP CUA NGAN
HANG THUONG MAI
1.1 KHAI QUAT CHUNG VE RUI RO TIN DUNG TRONG CHO VAY
DOANH NGHIEP CUA NHTM
1.1.1 Một số khái niệm chung về rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp của Ngân hàng thương mại (NHTM)
1.L1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp
Theo điều 4 luật doanh nghiệp 2005/QH 11 do Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29/11/2005: “Doanh nghiệp là tô
chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch én định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt
động kinh doanh”
Doanh nghiệp là tô chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài
sản, có quyền và nghĩa vụ dân sự, hoạt động kinh tế theo chế độ hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh tế và chịu sự quản lý
của Nhà nước bởi Luật doanh nghiệp và các quy định của pháp luật
Trong giao dịch với ngân hàng, doanh nghiệp có đặc điểm sau:
Thứ nhất: Trong ngân hàng, khách hàng doanh nghiệp là đối tượng khách hàng thường chiếm tỷ trọng nhỏ về mặt số lượng nhưng chiếm tỷ trọng
lớn về mặt doanh số giao dịch Do vậy, giao dịch với khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng có thể tiết kiệm được chi phí giao dịch dựa vào lợi thế về
quy mô giao dịch Cụ thể khi vay vốn khách hàng doanh nghiệp thường vay với những khoản vay có giá trị lớn, quy mô của từng hợp đồng vay lớn do đó ngân hàng tiết kiệm được chỉ phí khi tổ chức cho vay
Thứ hai: Thông tin tài chính của khách hàng doanh nghiệp rõ ràng và
được thể hiện qua báo cáo tài chính.
Trang 21Theo quy định của Pháp Luật hiện hành về tô chức và doanh nghiệp ở
Việt Nam hiện có nhiều văn bản khác nhau trong đó có thể kể đến: Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật Các tổ
chức tín dụng Ngoài các văn bản nêu trên thì doanh nghiệp được thành lập
và hoạt động còn phải tuân theo các quy định của các văn bản hướng dẫn, và các văn bản pháp luật chuyên ngành đối với từng ngành nghề kinh doanh cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp
Theo đó: doanh nghiệp được tỗ chức theo nhiều loại hình khác nhau
Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng riêng của nó và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp Chúng ta có thể phân ra các loại hình doanh nghiệp sau: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty TNHH
có hai thành viên trở lên; Công ty TNHH một thành viên; Công ty cô phần; Công ty nhà nước; Hợp tác xã; Doanh nghiệp liên doanh; Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
1.1.1.2 Khái niệm và đặc điểm cho vay doanh nghiệp
a Khái niệm cho vay doanh nghiệp
Khái niệm về tín dụng: Theo điều 4 Luật TCTD năm 2010 “Cap tin dung
là việc thoả thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết
cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng
b Đặc điểm của cho vay doanh nghiệp
Số lượng khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của tô chức tín dụng ít so với tổng số khách hàng trong tổ chức tín dụng Quy mô dư nợ
Trang 22trên khách hàng lớn, nhu cầu vốn vay rất da dang về mặt quy mô thường được thể hiện ở kỳ hạn vay vốn bao gồm cả cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Các hình thức vay vốn cũng khác nhau như: cho vay vốn lưu động, các công trình xây dựng, kinh doanh chứng khoán, cho vay kinh doanh kỳ hạn,
cho vay theo dự án
Thông tin khách hàng doanh nghiệp đầy đủ hơn và thường được doanh nghiệp cung cấp qua báo cáo tài chính và từ nguồn thông tin CIC Từ đó ngân hàng dễ dàng hơn trong việc kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay, thông qua việc sử dụng vốn vay khách hàng cung cấp các loại hoá đơn chứng từ có liên quan và dòng tiền được kiểm tra dễ dàng hơn Khả năng rủi ro tín dụng cao đặc biệt đối với cho vay doanh nghiệp có quy mô lớn bởi khi ngân hàng đầu
tư vốn cho những DA/PAKD lớn nên khi rủi ro xảy ra dẫn đến thất thoát
a Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của NHTM
Rui ro là những biến có không mong đợi khi xảy ra dẫn đến tốn thất về
tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chỉ phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nhưng cũng là nghiệp vụ tiềm
ẩn rủi ro rất lớn Kinh doanh tín dụng ngân hàng là kinh doanh rủi ro, theo
đuổi lợi nhuận với chấp nhận rủi ro là bản chất của ngân hàng P Volker, cựu
Trang 23chủ tịch Cục dự trữ liên bang My (FED) cho rằng: “Nếu ngân hàng không có những khoản vay tôi thì đó không phải là hoạt động kinh doanh” Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tôn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh ngân hàng Có nhiều định nghĩa
khác nhau về rủi ro tín dụng:
Theo Henie Van Greuning, Sonja Brajovic Bratanovic: Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thê chỉ trả tiền lãi hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng đây là
thuộc tính vốn có của hoạt động ngân hàng Rủi ro tín dụng tức là việc chi tra
bị trì hoãn, hoặc tôi tệ hơn là không chỉ trả được toàn bộ điều này gây ra sự
cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng (Hennie van Greuning-Sonja Brajovic Bratanovic (1999), Analyzing banking Risk, the Wold Bank),
Theo khoản 1 Điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tô chức tín dụng
ban hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nude “Rui ro tin dung là khả năng xảy ra tổn thất
trong hoạt động ngân hàng của tô chức tín dụng do khách hàng không thực
hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết ”
Các định nghĩa khá đa dạng nhưng tập trung lại chúng ta có thể rút ra các nội
dung cơ bản của rủi ro tín dụng như sau:
- Rui ro tín dụng khi người vay sai hẹn (default) trong thực hiện nghĩa
vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc hoặc lãi Sự sai hẹn có thể là trễ
hạn (delayed payment) hoặc không thanh toan (nonpayment)
- Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến
với nhau trong một phạm vi nhất định (lợi nhuận kỳ vọng càng cao, thì rủi ro
tiềm ân càng lớn)
- Rủi ro là một yếu tố khách quan cho nên người ta không thê nào loại
Trang 24trừ hoàn toàn được mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như tác
hại do chúng gây ra
Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu RRTD theo nghĩa xác suất, là khả năng, do
đó có thể xảy ra hoặc không xảy ra tôn thất Điều này có nghĩa là một khoản vay
dù chưa quá hạn nhưng vẫn luôn tiềm ân nguy cơ xảy ra tôn thất, một ngân hàng
có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ rất cao nếu danh mục
đầu tư tín dụng tập trung vào một nhóm khách hàng, ngành hàng tiềm an nhiều
rủi ro Cách hiểu này sẽ giúp cho việc hạn chế rủi ro tín dụng một cách chủ động
trong phòng ngừa, trích lập dự phòng, đảm bảo chống đỡ và bù đắp tốn thất khi rui ro xay ra
RRTD trong cho vay doanh nghiệp là khả năng xảy ra tổn thất trong
hoạt động ngân hàng của TCTD do doanh nghiệp không thực hiện hoặc
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết trong hợp đồng
tín dụng
b Đặc điểm của rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
¢ Riiro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp mang tính tất yếu
Tính tất yếu của RRTD tổn tại và luôn gắn liền với hoạt động tín dụng của
NHTM Thông tin bất cân xứng giữa ngân hàng và khách hàng là nguyên nhân khiến các nhà kinh tế cũng như các ngân hàng cho rằng kinh doanh ngân hàng
thực chất là quản lý rủi ro ở mức độ phù hợp và đạt được lợi nhuận tương ứng
Do không thé có được thông tin cân xứng về sử dụng nguồn vốn vay cho hoạt đông kinh doanh của khách hàng vay, nên bất cứ một khoản cho vay nao cũng
tiềm ân những nguy cơ rủi ro đối với NHTM như thu hồi vốn không đúng hạn hoặc không đủ Trong trường hợp này ngân hàng cần chủ động có biện pháp thích hợp xử lý thông tin không cân xứng để đối phó với rủi ro, đo lường rủi ro cũng như đẻ xác định giá khoản vay cho phù hợp Thông thường doanh nghiệp
Vay VỚI số tiền lớn, chính vì vậy khi phát sinh nợ quá hạn sẽ kéo theo tỉ lệ nợ quá hạn rất lớn và nếu tiếp tục dẫn đến nợ xấu cao làm ảnh hưởng mạnh đến hoạt
Trang 25động kinh doanh của ngân hàng
¢ Riiro tin dung trong cho vay doanh nghiệp mang tính gián tiếp
Trong quan hệ tín dụng thì ngân hàng chuyền giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng trong một thời gian nhất định do ngân hàng không kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích theo PA/DAĐT vốn
đã lập từ ban đầu vì thế những thiệt hại cũng như thất thoát về vốn xảy ra trước hết là từ việc sử dụng vốn của khách hàng Trong trường hợp này ngân hàng
thường phát hiện sau khi giải ngân hoặc không nhận biết đầy đủ chính xác
những khó khăn, thất bại trong hoạt động kinh doanh của khách hàng Để khắc phục rủi ro này thì ngân hàng cần tập trung nghiên cứu thông tin về khách hàng,
thiết lập hệ thống thông tin theo dõi dấu hiệu rủi ro, kiểm soát việc sử dụng vốn
vay của khách hàng nhằm kịp thời ngăn chặn khi khách hàng sử dụng vốn sai
mục đích
¢ Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp có tính chất đa dạng
và phức tạp
Đặc điểm RRTD được biểu hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân,
hình thức, hậu quả của nó Đây là đặc điểm tất yếu của RRTD do đặc trưng
ngân hàng là trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ Đặc điểm này cũng là hệ quả của đặc điểm “Rủi ro tín dụng mang tính chất gián tiếp”, vì lĩnh vực ngành nghề, không gian trải rộng, nguyên nhân mối liên hệ gián tiếp với RRTD khiến sự đa dạng và phức tạp của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng càng thể hiện rõ ràng Doanh nghiệp cung cấp BCTC sai sự thật như: lợi
nhuận đạt được thấp nhằm tránh thuế thu nhập doanh nghiệp, các số liệu trong
bảng cân đối kế toán không phù hợp Mặt khác, BCTC chưa được kiểm toán
do đó số liệu chưa được chính xác nhằm qua mặt ngân hàng để được vay von,
nên trong quá trình phân tích và thảm định cho vay cũng không đúng theo thực tế đối với thực trạng doanh nghiệp, điều này đưa đến quyết định sai lầm
trong quá trình xét duyệt cho vay
Trang 26Trong cho vay doanh nghiệp có những đặc điểm rủi ro như các đối tượng khác nó cũng bao gồm các tính tắt yêu, tính gián tiếp, tính đa dạng và phức tạp Ngoài ra trong cho vay doanh nghiệp thì thiệt hại do rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thường cao, đặc biệt là cho vay đối với những doanh nghiệp
lớn
1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của NHTM
Để chủ động hạn chế RRTD trong cho vay doanh nghiệp có hiệu quả,
nhận biết các đặc điểm của rủi tín dụng trong cho vay doanh nghiệp là rất cần
thiết và hữu ích Những hình thức thức biểu hiện, nguyên nhân phát sinh và
tính khách quan, chủ quan xảy ra RRTD được phân chia thành các loại sau:
1.1.2.1 Căn cứ vào hình thức biểu hiện, RRTD phân thành:
~ Rủi ro sai hẹn: là loại rủi ro khi khách hàng không trả nợ đúng hạn như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng
- Rủi ro không thu hồi được ng: là những khoản vay mà ngân hàng có khả năng thu hồi được vốn vay rất thấp, có nguy cơ bị mắt vốn Khách hàng
cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng hoặc do doanh nghiệp bị phá sản, ngân hàng đã tìm mọi cách đề thu hồi nhưng thu hồi không được hoặc không đủ
- Rủi ro tiềm ẩn: là loại rủi ro trong số dư nợ tưởng chừng như bình thường, tập trung ở những món vay mà quá trình làm thủ tục cho vay, cán bộ tín dụng đã không tuân thủ chặt chẽ quy trình cho vay, không thực hiện đúng quy chế cho vay và những món vay đã được ngân hàng cho vay lại
1.1.2.2 Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, phân thành 2 loại:
Loại rủi ro này có thê phát sinh do những nguyên nhân khách quan hoặc
chủ quan và có thể chia thành hai loại chính:
+ Rui ro giao dịch: là rủi ro liên quan đến từng khoản tín dụng mỗi khi ngân hàng ra quyết định cắp một khoản tín dụng mới cho khách hàng Đây có thể xem là rủi ro cá biệt của từng khoản tín dụng, nó phát sinh do sai sót ở quy trình đánh giá, thâm định và xét duyệt khi cho vay, hoặc phát sinh do
Trang 27thiếu chặt chẽ ở khâu theo dõi kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay, hoặc phát sinh do đánh giá tài sản bảo đảm và những cam kết ràng buộc trong hợp đồng tín dụng Nó bao gồm:
- Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, phương án, dự án đề quyết định tài trợ của ngân hàng
- Rủi ro bảo đảm: là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuân đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo
- Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến hoạt động quản lý khoản vay
và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng và
kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề
+ Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro trong cho vay mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay
của ngân hàng được phân chia thành 02 loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung
- Rủi ro nội tại: là rủi ro xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong mỗi chủ thê đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế
Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt đông và sử dụng vốn của khách hàng vay von
- Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hang tập trung vốn cho vay quá
nhiều đối với một khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong vùng địa lý nhất định; hoặc
cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao
Ngoài ra, còn nhiều hình thức phân loại khác như phân loại căn cứ theo
tính chất khách quan, chủ quan, theo cơ cấu các loại hình rủi ro, theo nguồn gốc hình thành, đối tượng sử dụng vốn vay
1.1.3 Nguyên nhân và hậu quả rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp của NHTM
1.1.3.1 Nguyên nhân rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
Việc tìm ra nguyên nhân rủi ro tín dụng đúng sé gop phan tim ra những
Trang 28giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro hiệu quả hơn Có 03 nhóm nguyên nhân
cơ bản sau:
> Nhóm nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị ngân hàng:
Do sự hạn chế về năng lực: thiếu trình độ chuyên môn, khả năng phát hiện rủi ro và khả năng cạnh tranh kém, sự tự thoả mãn
Do thiếu thận trọng trong hoạt động thâm định hồ sơ vay vốn, ngân hàng phân tích tình hình tài chính không đầy đủ, cho vay dựa vào tên tuổi của khách hàng
Do sự lơi lỏng các nguyên tắc cho vay: cho vay không đúng mục đích, cơ
cấu khoản cho vay thiếu đồng bộ hoặc không phù hợp, quá lệ thuộc vào tài
san thé chap
Do sự loi long quản lý nợ vay: ngân hang thiếu kiểm tra kiểm soát việc
thực hiện các điều khoản của HĐTD, thiếu kinh nghiệm xử lý các khoản
RRTD
> Nhóm các nguyên nhân thuộc về khách hàng:
- Khách hàng lừa đảo, móc ngoặc, sử dụng vốn sai mục đích Một số khách hàng lợi dụng kẻ hở của pháp luật để tính toán lừa đảo, móc ngoặc, vi
phạm pháp luật hoặc sử dụng vốn sai mục đích, vay nhưng không có ý định
trả nợ gây thất thoát vốn của ngân hàng
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả, do các
tác động từ môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý Mặt khác, người vay thực hiện việc kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng, nguồn vốn tự có tham gia vào thực hiện phương án dự án rất ít nên gặp rủi ro cao
- Tình hình tài chính của các doanh nghiệp không minh bạch gây khó khăn trong phân tích tín dụng, đánh giá xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp đạt kết quả thấp dễ dẫn đến kết luận sai về tình hình tài chính doanh nghiệp
> Nhóm các nguyên nhân khách quan liên quan đến môi trường bên
Trang 29ngoai
- Cac nguyên nhân bat khả kháng: do tác động của điều kiện tự nhiên gay
ra như thiên tai, lũ lụt gây khó khăn cho quá trình sản xuất kinh doanh, làm giảm lợi nhuận, gây khó khăn về tài chính, dẫn đến việc trả nợ gốc và lãi vay
không đúng hạn
- Môi trường pháp lý: những bất ồn về chính trị, su thay déi cơ chế chính sách, luật pháp và quy định của Nhà nước
- Do cơ chế thị trường: bản thân của thị trường là luôn vận động nên các
dự đoán, dự báo đều có sai số dẫn đến có những quyết định sai lầm kéo theo
gây rủi ro trong HĐKD của doanh nghiệp và từ đó có thể gây ra rủi ro trong cho vay của ngân hàng
Ngoài ra, rủi ro trong cho vay còn xảy ra là do tình trạng thông tin bất cân xứng và rủi ro đạo đức gây rủi ro cho ngân hàng
1.L3.2 Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
> Hậu quả đối với Ngân hàng
Trong kinh doanh ngân hàng, rủi ro thường có xu hướng tập trung vào khoản mục tín dụng Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng Khi
một khoản tín dụng cấp ra mà ngân hàng không thu lại được đầy đủ và đúng hạn sẽ làm cho khoản mục chi phí của ngân hàng tăng lên (chi phí đòi nợ, chi
phí bù đắp rủi ro, chỉ phí vốn, ) nên lợi nhuận ngân hàng giảm xuống, uy tin của ngân hàng đối với khách hàng bị giảm sút, thậm chí có thể dẫn đến thua
lỗ trong kinh doanh và làm giảm khả năng chỉ trả của ngân hàng Lúc đó lòng tin của khách hàng vào ngân hàng giảm, ảnh hưởng lớn các yếu tố của quá trình kinh doanh như rò rỉ chất xám, mối liên kết trong kinh doanh với các
ngân hàng khác bị thu hẹp, đảo lộn thành quả hoạt động nhiều năm của một
ngân hàng Nếu rủi ro ở mức độ trầm trọng ngân hàng sẽ mất khả năng chỉ trả hoàn toàn và có nguy cơ bị phá sản Do đó, RRTD là vấn đề sống còn của các
Trang 30NHTM
> Hậu quá đối với khách hàng
Khi một khoản tín dụng cấp ra mà ngân hàng không thu lại được đầy đủ
và đúng hạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng chỉ trả của ngân hàng Vì vậy, quyền lợi của những khách hàng gởi tiền bị ảnh hưởng, khách hàng đến rút tiền sẽ không được đáp ứng kịp thời, đầy đủ Thâm chí có nguy cơ, khách hàng sẽ bị mắt khoản tiền đã gởi Đối với những khách hàng vay, RRTD của ngân hàng buộc ngân hàng phải áp dụng chính sách tín dụng thắt chặt, thu hẹp quy mô tín dụng của mình Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của khách hàng nên việc mở rộng kinh doanh, phát triển doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn Vì vậy, rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp sẽ
ảnh hưởng sâu rộng đến mọi doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực cũng như mọi
tầng lớp dân cư trong xã hội
> Hậu quả đối với nền kinh tế
Hoạt động ngân hàng là hoạt động mang tính xã hội cao, vì vậy, khi một
ngân hàng suy yếu do hậu quả của RRTD, sẽ dễ dàng tạo ra phản ứng dây
chuyền đối với các ngân hàng, các định chế tài chính khác, dẫn đến một cuộc
khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, kìm hãm sự phát triển hay dẫn đến sự suy thoái kinh tế
Tóm lại, nguy cơ và mức độ thiệt hại do RRTD của ngân hàng gây ra thật
là to lớn Không những vậy, RRTD của ngân hàng lại mang tính hệ thống Do
đó, việc phòng ngừa và hạn chế RRTD của ngân hàng, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng an toàn là vấn đề vô cùng trọng đại, không chỉ là công việc thường xuyên và quan trọng của mỗi một ngân hàng riêng lẻ mà còn là vấn đề của toàn hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị
trường
Trang 311.2 QUAN TRI RRTD TRONG CHO VAY DOANH NGHIEP CUA
NHTM
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu và các nguyên tắc của quản trị rủi ro tín dụng
trong cho vay doanh nghiệp của NHTM
1.2.1.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp là quá trình tiếp cận
rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp một cách khoa học, toàn diện và
có hệ thống nhằm nhận diện, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tốn that, mat mat và những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp bao gồm các bước: nhận diện rủi ro; phân tích và đo lường rủi ro, kiểm soát và phòng
ngừa rủi ro, tài trợ rủi ro; báo cáo hoạt động quản trị rủi ro
1.2.1.2 Mục tiêu của quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp của NHTM
Trước khi xây dựng một chương trình quản trị rủi ro cần xác định được
mục tiêu quản trị rủi ro của ngân hàng là gì, được thể hiện qua những chỉ tiêu
định tính, định lượng như thé nào, có phù hợp với chiến lược hoạt động chung
của ngân hàng hay không Mỗi mục tiêu đặt ra là các đích để ngân hàng có
gang, phan dau và hi vọng đạt đến, làm cơ sở cho hoạt động quản trị rủi ro đi đúng hướng Mục tiêu nói chung của quản trị rủi ro là giúp cho ngân hàng khống chế đến mức thấp nhất những chi phí về rủi ro dưới tất cả các hình
thức, làm cực đại kết quả kinh doanh và đảm bảo an toàn tài chính cho ngân
hàng Đối với hoạt động cho vay của ngân hàng, rủi ro đã hàm chứa ngay từ khi bắt đầu thực hiện cho vay chứ không phải chờ đợi sự không trả hay trả chậm của người vay mới coi là rủi ro, đã là kinh doanh thì chắc chắn phải có rủi ro, vì thế vần đề đặt ra là không phủ nhận nó mà phải tìm cách giảm thiểu
đến mức tối đa tác hại của nó
Hoạt động của NHTM chủ yếu là thu hút tiền nhàn rỗi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các
Trang 32nghiệp vụ thanh toán Nếu ngân hàng không thu được số nợ mà họ đã cho vay thì NHTM không chỉ bị mắt vốn tự có của bản thân mà còn có nguy cơ không hoàn trả được số tiền đã huy động của khách hàng Vì vậy yêu cầu đặt ra đầu tiên đối với NHTM là phải thường xuyên thu hồi số vốn đã cho vay để duy trì khả năng hoàn trả số tiền đã huy động của khách hàng và bảo đảm vốn tự có của bản thân Do vốn chủ sở hữu của ngân hàng chỉ chiếm một phần rất nhỏ
trong tổng tài sản nên chỉ cần một tỉ lệ nhỏ của danh mục cho Vay có van dé la
đã ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hang đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng hoặc trong trường hợp xấu làm cho ngân hàng có nguy cơ phá sản
Để tối đa hoá giá trị cho các chủ sở hữu, hoạt động cho vay ngoài các
mục tiêu tạo ra giá trị và bảo đảm được giá trị đó còn phải bảo vệ được
thương hiệu của ngân hàng Như vậy mục tiêu của quản trị rủi ro cho vay là
tối đa hoá tỉ lệ thu nhập đã được điều chỉnh rủi ro của ngân bằng việc kiểm
soát mức độ rủi ro cho vay trong giới hạn chấp nhận được Các ngân hàng đang cố gắng nhiều hơn để quản trị rủi ro bằng cách đánh giá, ước đoán, không chỉ mức tôn thất dự kiến trung bình mà còn cả mức tồn thất ngoài dự kiến nữa
1.2.2 Nội dung công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp của NHTM
1.2.2.1 Hoạch định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng
Chiến lược quản trị RRTD của ngân hàng là hệ thống các quan điểm, các mục đích và mục tiêu cơ bản cùng các giải pháp, chính sách nhằm sử dụng
một cách tốt nhất các nguồn lực, lợi thế của NHTM nhằm đạt được các mục đích, mục tiêu đặt ra trong việc kiểm soát RRTD của ngân hàng Chiến lược
này có thời hạn trong thời gian dài, nó quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng, là điều kiện tiên quyết trong hoạt động quản trị RRTD
Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng hợp lý phải xây dựng trên các căn cứ: Thứ nhất, nguồn vôn của ngân hàng, bao gồm vốn huy động và vốn chủ
Trang 33sở hữu Dựa vào quy mô nguồn vốn, ngân hàng có thể lựa chọn kỳ han dau tu, loại hình cho vay hợp lý
Thứ hai, các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, điều này ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của thị trường Do đó, ngân hàng cần có sự phù hợp thống nhất với các điều chỉnh vĩ mô của Chính phủ
Thứ ba, các quy định của cơ quan quản lý, với các chính sách, văn bản
pháp quy đã được ban hành, các ngân hàng phát triển theo hướng chủ động
kinh doanh và hoàn toàn tự chịu trách nhiệm trước những hoạt động của mình
Thứ tư, thị trường mục tiêu của ngân hàng, nguồn lực vật chất và trình
độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức là nhân tố tác động đến khả năng hoạt động của ngân hàng trên những khu vực thị trường nhất định
Thứ năm, căn cứ vào những phân tích, dự báo rủi ro trong hoạt động
kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, đây chính là những
phân tích mang tính chất kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội, điển hình là những phân tích dự báo về tình hình tài chính tiền tệ như lãi suất, lạm phát, ngoại tỆ
Thứ sáu, căn cứ vào hệ thống các nguyên tắc quản trị RRTD cụ thể:
Chiến lược quản trị rủi ro phải phù hợp với chiến lược phát triển và chính sách tín dụng của ngân hàng, trên cơ sở tuân thủ các quy tắc tín dụng đề ra
Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở ngân hàng phải
thực hiện nguyên tắc “hai tay, bốn mắt” trong hoạt động quản trị RRTD, thực
hiện phân cấp phân quyền hợp lý, giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích
và trách nhiệm trên cơ sở thực hiện toàn bộ danh mục cho vay cũng như đối
với từng khoản vay riêng lẻ Xây dựng chiến lược quản trị RRTD phải đặt trong mối quan hệ với các rủi ro khác, phải thực hiện đồng thời các công việc
như xác định, định lượng , giám sát và quản trị RRTD cũng như thực hiện dự
phòng rủi ro để bù đắp tốn thất khi RRTD xảy ra
Khi xây dựng chiến lược quản trị RRTD cần phải thực hiện cân bằng
Trang 34giữa chỉ phí và lợi nhuận thu về Chi phi quản trị rủi ro phải thấp hơn thu
nhập mang lại từ việc thực hiện nó
1.2.2.2 Xây dựng, tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng
Tuỳ theo quy mô hoạt động, hình thức sở hữu và chiến lược hoạt động,
mỗi ngân hàng có một mô hình tổ chức riêng Các ngân hàng lớn thường có
nhiều chi nhánh, sở hữu nhiều công ty con, hoạt động trên nhiều lĩnh vực Vì
thé, bộ máy tổ chức của các ngân hàng này thường mang tính chuyên môn
hoá cao (Có các phòng nghiệp vụ chuyên sâu như: Tín dụng công ty, tín dụng
tiêu dùng, tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, phòng thẩm định )
Các ngân hàng nhỏ thường có ít, thậm chí không có chi nhánh, hoạt động trong phạm vi địa phương, nghiệp vụ kinh doanh kém đa dạng Khác với ngân hàng lớn, bộ máy tổ chức của loại hình này cũng đơn giản hơn Do đó, để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, mỗi ngân hàng cần căn cứ vào những đặc điểm, điều kiện riêng của mình và môi trường kinh doanh để tổ chức bộ máy
tổ chức quản lý thích hợp và được thiết kế theo nguyên tắc:
- Các quan điểm và chính sách về rủi ro do ban lãnh đạo cấp cao nhất xác
định rõ ràng, minh bạch, nhất quán
~ Có sự giám sát từ trung tâm đối với công tác quản lý rủi ro trong toàn NH
~ Có sự phân định rõ ràng về nghĩa vụ và trách nhiệm
~ Các đơn vị kinh doanh chính thức tham gia và coi công tác quản lý rủi ro như
một công việc của mình
Về cơ cầu, tham gia vào quản trị rủi ro tín dụng có:
~ Nhóm lãnh đạo: Hội đồng quản trị, uỷ ban quản lý rủi ro, ban tổng giám đốc
- Cap quản lý bộ phận kinh doanh chính: Các giám đốc chỉ nhánh, Bộ phận quan
lý rủi ro tại chỉ nhánh, phòng tín dụng
~ Bộ phận quan hệ khách hàng: Các cán bộ kinh doanh/cán bộ tín dụng
Để đảm bảo hoạt động tín dụng của các NHTM phát triển theo đúng định
hướng, đạt được mục tiêu an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững và kiểm soát
Trang 35được rủi ro thì các ngân hàng cần xây dựng một cơ chế phân cấp uỷ quyền phán quyết linh hoạt và năng động Việc phân cấp uỷ quyền trong phê duyệt tín dung
được thực hiện theo nguyên tắc:
Trang 36~ Tạo tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành, đảm bảo tuân
thủ các chế độ quy định, phù hợp với quy mô, điều kiện của từng đơn vị, trình
độ năng lực và phẩm chất của người được uỷ quyền Bảo đảm hiệu quả, an toàn, chất lượng của hoạt động tín dụng, tuân thủ đúng, đủ các quy trình đánh giá thẩm định và phê duyệt tín dụng Tăng cường kiểm tra và giám sát việc
thực hiện phân cấp uỷ quyền
- Hội đồng quản trị không trực tiếp phê duyệt tín dụng, chỉ phê duyệt chính sách, các giới hạn tín dụng ở một số lĩnh vực và ngành nghề chủ yếu
- Cac cấp thảm quyền phê duyệt tín dụng và uỷ quyền phê duyệt tín dụng do
tổng giám đốc quyết định
1.2.2.3 Nhận diện rủi ro tín dụng
a Các dấu hiệu từ phía khách hàng:
~ Khách hàng đi vay không tuân thủ các quy định và thoả thuận trong việc sử
- Không thường xuyên kiểm tra tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh,
chạy theo doanh thu, mở rộng kinh doanh quá mức kiêm soát
- Không trả nợ đúng số tiền, đúng ngày theo quy định Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu căn cứ thuyết phục
- Sự gia tăng bất thường về hàng tồn kho, các khoản nợ Mức độ vay thường, xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến
- Có dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ vào các nguồn thu nhập bất thường khác, không phải từ hoạt động kinh doanh chính hoặc hoạt động được
Trang 37đề xuất trong phương án vay vốn để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán
- Những thay đổi bất ngờ về số dư tiền gửi tại Ngân hàng, vốn tự có giảm dan một cách đáng nghỉ ngờ
~ Tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ, bán hàng vội vã, sản phẩm giảm
về chất lượng và số lượng, nhân sự chuyển việc hoặc nghỉ việc nhiều
- Chấp nhận nguồn vốn vay với lãi suất cao, với mọi điều kiện
b Các dấu hiệu từ phía ngân hàng:
~ Vì mục tiêu thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng nên đôi lúc xem nhẹ mục tiêu an toàn, hiệu quả
- Cung cấp tín dụng với khối lượng lớn cho một số khách hàng mới quan hệ lần đầu, khách hàng không thuộc phân đoạn thị trường tối ưu của ngân hàng
- Hồ sơ tín dụng không day đủ, thiếu sự tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ
các quy định hiện hành về phê duyệt cấp tín dụng; không thực hiện kịp thời,
thường xuyên giám sát khoản vay, khách hàng vay vốn
- Cạnh tranh không lành mạnh trong việc cấp tín dụng như: Giảm điều kiện,
thủ tục cấp tín dụng; hạ thấp lãi suất cho vay, phí dịch vụ quá mức bình
thường hoặc thực hiện chiến lược giữ chân khách hàng bằng các khoản tín dụng mới đê họ không quan hệ với các tổ chức tín dụng khác mặc dù biết rõ
các khoản tín dụng sẽ cấp tiềm ân nguy cơ rủi ro cao
- Pham chat đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ không tốt, ý thức trách nhiệm với công việc chưa cao, tinh thần thái độ làm việc chưa nghiêm túc
1.2.2.4 Đo lường rủi ro tín dụng
Đo lường RRTD là quá trình tìm hiểu thông tin được tiến hành trước khi đưa ra quyết định cho vay nhằm đảm bảo mọi khoản vay có triển vọng tốt Như vậy, trước khi ra quyết định tài trợ tín dụng, ngân hàng cần phải tính
toán, cân nhắc các mức độ rủi ro và mức độ chịu dựng tốn thất khi rủi ro xây
ra, từ đó có thể đưa ra biện pháp phòng ngừa
Để đo lường rủi ro, cần thu thập số lượng và phân tích đánh giá mức độ
Trang 38rủi ro dựa trên các tiêu chuẩn được đặt ra Sử dụng công cụ mô hình và chấm
điểm tín dụng để đánh giá rủi ro tín dụng khi quyết định cấp tín dụng
Ngày nay hầu hết các ngân hàng đánh giá rủi ro tín dụng thông qua các
mô hình định tính và mô hình định lượng Các mô hình này không loại trừ
nhau mà có thể phối hợp đồng thời với nhau tuỳ vào mục tiêu và đặc thù của từng ngân hàng đề phát hiện rủi ro
b Mô hình định tính
© M6é hinh 6C:
Thông qua mô hình này có thé để đánh giá mức độ tín nhiệm của khách
hàng, người đi vay có khả năng trả nợ khi khoản vay đến hạn hay không?
(1) Tư cách người vay (Characfer): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích xin vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng hay không, đồng thời xem xét lịch sử đi vay và trả nợ đối với
khách hàng cũ; còn khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn
khác như từ: trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ ngân hàng bạn, từ các cơ quan thông,
nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán,
(4) Bao dam tién vay (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hang
(5) Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tuỳ theo chính sách tín dụng từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thâu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của ngân hang
Trang 39Trung ương theo từng thời kỳ
(6) Kiém soat (Control): Tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật pháp có liên quan và quy chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không? Yêu cầu tin dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không?
Quá trình kiểm tra tín dụng:
~ Tiến hành kiểm tra tín dụng theo định kỳ (30, 60, 90 ngày .)
- Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra thận trọng và
chỉ tiết, bảo đảm những khía cạnh quan trọng nhất được kiểm tra
- Kiểm tra các thường xuyên các khoản tín dụng lớn
~ Kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề
- Kiểm tra những ngành nghề có dấu hiệu suy thoái
e Mô hình định lượng
© M6 hinh diém sé Z (Z — Credit scoring model):
Đây là mô hình do E.I Altman ding để cho điểm tín dụng đối với các
doanh nghiệp vay vốn Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người đi vay và phụ thuộc vào:
~ Trị số của các chỉ số tài chính của người vay
- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ
của người vay trong quá khứ
Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm như sau:
Trang 40Trị số Z càng cao, thì xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp Ngược
lại, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp khách hàng vào
nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao
Z < 1,§: Khách hàng có khả năng rủi ro cao
vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản; doanh nghiệp nằm trong vùng
nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao Đây là cơ sở để các ngân hàng quyết định hạn mức tín dụng cần thiết đối với từng doanh nghiệp Như vậy, mô hình điểm số Z có thể coi là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị ngân hàng có những quyết định đúng đắn trước khi cấp tín dụng
> Chấm điểm, xếp hạng tín dụng:
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đã xây dựng hệ thống chấm điểm, xếp
hang tín dụng nội bộ áp dụng với khách hàng doanh nghiệp Chấm điểm, xếp
hạng tín dụng là kỹ thuật đánh giá RRTD do các tổ chức xếp hạng thực hiện
và công bố dựa trên các tiêu chí phản ánh uy tín tín dụng của khách hàng vay
Từ những tài liệu mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng cộng với những nguồn thu thập thông tin khác ngân hàng sẽ tổ chức phân tích, đánh giá lịch
sử hình thành, uy tín của khách hàng, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quả