An ninh nguồn nước sinh hoạt tại hai xã Hang Kia và Pà Cò thuộc huyện Mai Châu, Tỉnh Hòa Bình An ninh nguồn nước sinh hoạt tại hai xã Hang Kia và Pà Cò thuộc huyện Mai Châu, Tỉnh Hòa Bình.
LÝ LUẬN c ơ BẢN VỀ QUẢN TRỊ AN NINH NGUỒN
Tài nguyên nước
1.1.1 Nước và tầm quan trọng của tài nguyên nước
Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên Trái Đất và cần thiết cho các hoạt động kinh tế - xã hội của loài người Cùng với các dạng tài nguyên thiên nhiên khác, tài nguyên nước là một trong bốn nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội, là đối tượng lao động và là một yếu tổ cấu thành lực lượng sản xuất.
Từ xưa, con người đã biết đến vai trò quan trọng của nước; các nhà khoa học cổ đại đã coi nước là thành phần cơ bản của vật chất và trong quá trình phát trien của xã hội loài người thì các nền văn minh lớn của nhân loại đều xuất hiện và phát triển trên lưu vực của các con sông lớn như: nền văn minh Lưỡng hà ở Tây Á nằm ở lưu vực hai con sông lớn là Tigre và Euphrate (thuộc Irak hiện nay); nền văn minh Ai Cập ở hạ lưu sông Nile; nền văn minh sông Hằng ở Ấn Độ; nền văn minh Hoàng Hà ở Trung Quốc; nền văn minh sông Hồng ở Việt Nam
Tài nguyên nước của một quốc gia hay của một vùng lãnh thố gồm 2 loại: loại từ nước nội địa sinh ra do mưa trừ đi lượng bốc hơi và loại nước quá cảnh chảy từ nước khác (hoặc vùng lân cận đến).
Tài nguyên nước bao gồm nước trong khí quyến, nước mặt, nước dưới mặt nước biển và đại dương Các nguồn nước này hầu hết là tài nguyên tái tạo, nằm trong chu trình tuần hoàn của nước Mặc dù lượng nước trên Trái Đất là khổng lồ, song lượng nước ngọt cho phép con người sử dụng chỉ chiếm một phần rất nhỏ bé (dưới 1/100.000) Hơn nữa sự phân bố của các nguồn nước ngọt lại không đều theo không gian và thời gian càng khiến cho nước trở thành một dạng tài nguyên đặc biệt, cân phải được bảo vệ và sử dụng hợp lý.
Ngân hàng thế giới (WB) dự báo rằng trong 20 năm tới dân số thế giới có thế đạt tới 8 tỷ người, sẽ làm tăng nhu cầu nước lên 650% khiến cho 26 quốc gia với 250 triệu dân sẽ lâm vào tình cảnh thiếu nước, căng thắng về nước Người ta tính rằng cứ sau 21 năm, nhu cầu sử dụng nước lại tăng gấp đôi Trong khi đó hiện nay, ô nhiễm nước vẫn không ngừng tăng lên 1/4 số hô của Trung Quốc bị ô nhiễm, hàng ngàn hồ của Thụy Đien bị Axit hóa, 3/4 lượng nước sông của Balan bị nhiễm bẩn đến mức chỉ sử dụng cho nhu cầu công nghiệp cũng không đạt1.
Các giá trị và tầm quan trọng của tài nguyên nước tại các lưu vực sông đã có sự tác động đối với các nguồn tài nguyên khác và với con người, cụ thể như sau:
+ Tầm quan trọng theo tính chất đa chức năng gồm có: (i) Cung cấp các nguôn tài nguyên quý giá cho sinh hoạt, sản xuất như nước, đất đai, rừng, khoáng sản, thủy sản; (ii) Bảo vệ sự sống của con người và hệ sinh thái; (iii)
Là môi trường tiếp nhận, chuyển tải và tự làm sạch các chất thải; và (iv) Là môi trường tổng hợp nhiều loại hàng hóa tự nhiên có giá trị kinh tế cao.
+ Giá trị của tài nguyên nước tại các lưu vực sông (Đào Trọng Tứ, Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Hải Vân, 2011) gồm có:
Giá trị sử dụng trực tiếp: (i) Cung cấp nước cho sinh hoạt & công nghiệp; (ii) Cung cấp nước tưới; (iii) Cung cấp nước phát điện; (iv) Nuôi trồng thủy sản; và; (v) Chống xâm nhập mặn.
Giá trị sử dụng gián tiếp: (i) Giao thông thuỷ; (ii) Khai thác cát lòng sông; (iii) Cung ứng các dịch vụ phi thị trường, tiếp nhận tự làm sạch các chất thải; (iv) Tạo cảnh quan môi trường; và (v) Phục vụ các hoạt động văn hoá,
1 Bộ Công an (2003), Tổng hợp tình hình an ninh môi trường thế giới , Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước, thê thao và giải trí.
Giá trị bảo tồn: (i) Tham gia vào chu trình nước trong tự nhiên; (ii) Duy trì hệ sinh thái nước lành mạnh; (iii) Bảo tồn đa dạng sinh học dưới nước và trên cạn trong phạm vi lưu vực; và (iv) Bảo tồn các vùng đất ngập mặn duyên hải, ngập nước nội địa.
1.1.2 An ninh nguồn nước sinh hoạt
Một khái niệm hoặc định nghĩa về an ninh nguồn nước thực tế có thể được trình bày bằng nhiều cách khác nhau, song một khái niệm bao hàm đầy đủ chưa có sự thống nhất và phố biến rộng rãi Tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về PTBV của Liên hợp quốc tại Johannesburg, Nam Phi 2002 đã đưa ra khái niệm tong quát về an ninh nguồn nước là “đảm bảo rằng các hệ sinh thái nước ngọt, hệ sinh thái biển và các hệ sinh thái liên quan được bảo vệ và củng cố; PTBV và ổn định chính trị sẽ được đấy mạnh; mỗi người đều được tiếp cận đầy đủ nguồn nước sạch với chi phí vừa phải đế có được một cuộc sống khỏe mạnh, sung túc và các cộng đồng dễ bị tôn thương sẽ được bảo vệ trước rủi ro từ những thảm họa liên quan đến nước” Theo tổ chức ƯNWater (ƯN- Water, 2013) an ninh nguồn nước được định nghĩa là “khả năng của một cộng đồng dân cư được tiếp cận bền vững nguồn nước ở mức độ chấp nhận được vê sô lượng và chât lượng nhằm duy trì sinh kế, sức khỏe con người, phát triên kinh tế - xã hội, phòng chống ô nhiễm nguồn nước và các dịch bệnh liên quan đến nước, bảo tồn hệ sinh thái trong một môi trường hòa bình và ổn định chính trị” Theo tài liệu hướng dẫn an ninh nguồn nước của Đại học British Columbia (University o f British Comumbia, 2012) an ninh nguồn nước được định nghĩa là “sự tiếp cận bền vững nguồn nước cả về chất lượng và số lượng (bao gồm cả biển đối khí hậu và phân bố) ở mức độ chấp nhận được đế đảm bảo sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái” Theo Wateraid (2012), an ninh nguồn nước là “khả năng nguồn nước chấp nhận được cả về khối lượng và chất lượng đế phục vụ cho sức khỏe, sinh kế, hệ sinh thái và sản xuất, cùng với mức độ chấp nhận được về các rủi ro liên quan đến nước đổi với con người, môi trường và nền kinh tế”.
Thực tế khái niệm về an ninh nguồn nước được đưa ra với nhiều cách trình bày khác nhau như đề cập ở trên, tuy nhiên về bản chất những khái niệm an ninh nguôn nước đêu có điêm chung với nội hàm là “sự tiếp cận bên vững nguồn nước cả về số lượn^, chất lượng nước, chất lượng dịch vụ cấp nước và chi phí ở mức độ chấp nhận được đế phục vụ phát triển KT-XH, đảm bảo sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và an sinh xã hội”.
1.1.3 Những thách thức ph ải đối mặt liên quan đến an ninh nguồn nước
Từ hơn một thập kỷ nay, các nhà khoa học và các tổ chức quốc tế đã đưa ra những cảnh báo khấn cấp về tình trạng thiếu nước trên toàn cầu Đặc biệt, trong một vài năm trở lại đây, lời cảnh báo ấy có xu hướng nhấn mạnh đến các quốc gia đang phát triến ở châu Á-Thái Bình Dương (Kim Dung, 2013) và châu Phi (TTXVN, 2011), trong đó có Việt Nam Theo số liệu mới nhất được công bố hồi tháng 3/2015 tại Báo cáo Phát triển Nước thế giới, hành tinh chúng ta sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt 40% nguồn cung cấp nước trong vòng 15 năm tới Điều này cho thấy nước sẽ tiếp tục là vấn đề cấp bách và bức thiêt của không ít quôc gia Riêng với Việt Nam, mặc dù nằm trong nhóm các quốc gia được cho là có trữ lượng nước dồi dào - xét theo tông lượng nước hàng năm, song nguồn vốn tự nhiên này lại phân bố không đồng đều và ngày càng suy giảm cả về số và chất lượng, thậm chí mức suy giảm và ô nhiễm nguồn nước đang trong tình trạng báo động (Bộ TN&MT, 2012).
Không khó đe nhận diện những thách thức nối cộm mà Việt Nam đã và đang phải đối mặt trong vấn đề kiểm soát và phân bố nguồn nước Trong đó, thách thức đầu tiên có thế ke tới là sự mất cân bằng giữa nhu cầu dùng nước và khả năng trữ nước Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 7.500 hồ chứa và đập dâng với dung tích chứa khoảng 20 tỷ mét khối nước (cả hồ chứa thuỷ lợi và thuỷ điện) (Pham, Cuong Hung, 2015) Trong khi đó, riêng nhu cầu nước dự kiến đến năm 2020 của một số lĩnh vực do Bộ NN&PTNT quản lý đã lên tới 125 tỷ m3, theo Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam đến năm
Quản trị an ninh nguồn nước
1.2.1 Khái niệm về quản trị an ninh nguồn nước
Nhằm khai thác các mặt lợi, ngăn chặn tác hại của nước, con người cần phải can thiệp vào tự nhiên Đó chính là nội dung của công tác quản trị nguồn nước và đảm bảo an ninh nguồn nước đặc biệt là nguồn nước dùng trong sinh hoạt của các khu vực vùng xâu vùng xa, vùng thiếu nước sạch, người dân không có điều kiện tiếp cận với nguồn nước sạch.
Quản trị nguồn nước theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả các công trình và thiết bị cũng như các tố chức được tạo ra đế quản trị trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước nhằm mục tiêu thỏa mãn một hoặc nhiều nhu cầu của xã hội.
Nước là một tài nguyên thiên nhiên, có liên quan đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội, nhu cầu nước ngày càng tăng và tăng với tốc độ cao Nguồn nước có nhiều, nhưng nước ở trạng thái thiên nhiên không đủ thỏa mãn được nhu cầu nước ngày càng to lớn của xã hội Vì vậy nước là mọt trong những yếu tố quan trọng cần phải được xem xét trong quy hoạch của các ngành Trong nông nghiệp, nước có quan hệ khăng khít với đất và đất chỉ phát huy được hiệu quả trở thành tư liệu sản xuất phục vụ con người khi đất có chứa một lượng nước phù hợp.
An ninh nguồn nước là trạng thái phản ánh năng lực tiếp cận bền vững với đủ lượng nước sạch của cộng đồng nhằm duy trì sinh kế, sức khỏe con người, và phát triển kinh tế - xã hội, phòng tránh thiên tai liên quan đến nước và bảo tồn hệ sinh thái trong bối cảnh hòa bình và chính trị ổn định (ƯNESCO-1HP, 2012) An ninh nguồn nước trở thành một thành tố quan trọng trong chương trình của Liên Hợp Quốc về an ninh con người Theo đó, an ninh môi trường chỉ đạt được khi người dân được tiếp cận với nguồn nước sạch, không khí trong lành và một hệ thống đất đai không bị thoái hóa.
Quản trị an ninh nguồn nước là một chuỗi các hoạt động nhằm quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước sạch Trong đó bao gồm cả quyền tiếp cận nguồn nước sạch và họp vệ sinh của người dân Quản trị an ninh nguồn nước bao gồm nhiều hoạt động quản lý, có phối hợp nhằm đạt được các mục tiêu chung đề ra Quản trị an ninh nguồn nước bao gồm bộ máy quản lý nhà nước được giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh và on định nguồn nước, quản lý công tác hoạch định, quản lý dự án đảm bảo an ninh nguôn nước Quản trị hoạt động khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước mặt và nước ngầm.
Quản trị an ninh nguồn nước còn bao gồm công tác ngăn ngừa giảm thiếu ô nhiễm nguồn nước, khắc phục sự cố do ô nhiễm nguồn nước gây ra Đảm bảo người dân được tiếp cận với nguồn nước họp vệ sinh, ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước và bảo vệ môi trường.
1.2.2 Các nghiên cứu và dự bảo về an ninh nguồn nước
Các nghiên cứu và dự báo về an ninh nguồn nước được thực hiện trong thời gian vừa qua chủ yếu tập trung vào hai vấn đề lớn liên quan đến: (i) nhận diện các vấn đề đang phải đối mới trong an ninh nguồn nước nói chung và an ninh nguồn nước sinh hoạt nói riêng; (ii) tập trung vào các tác động của các vẩn đề về nước đến đảm bảo an ninh phi truyền thống.
Các nghiên cứu và dự báo về an ninh nguồn nước cho thấy, đến năm
2020 nhiều quốc gia sẽ phải đối diện với vấn đề thiếu nước trầm trọng, chất lượng nước kém, hoặc lũ lụt Đen năm 2040 nguồn nước ngọt sẽ không đáp ứng được nhu cầu do sự quản lý kém hiệu quả nguồn tài nguyên nước Các vân đê về nước sẽ ngăn cản các nước sản xuất lương thực và chế tạo năng lượng trọng điếm, gây rủi ro cho thị trường lương thực toàn cầu và tăng trưởng kinh tế Do các áp lực phát triển dân số và kinh tế, Bắc Phi, Trung Đông và Nam Á sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn đối phó với các vấn đề về nước.
Từ nay đến năm 2040 nhu cầu toàn cầu đối với nước ngọt sẽ tăng lên, nhưng việc cung cấp nước ngọt sẽ không đáp ứng kịp nhu cầu nếu không có sự quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên nước Nhu cầu về nước toàn cầu hàng năm sẽ đạt 6.900 tỷ mét khối trong năm 2030, tăng 40% nguồn nước cung cấp hiện nay.
Biến đối khí hậu sẽ gây ra tình trạng thiêu nước ở nhiêu khu vực trên thê giới Vào giữa thế kỷ 21, dòng chảy sông hàng năm và nguồn nước sẽ tăng 20 — 40% ở các vĩ độ cao và trong một số khu vực nhiệt đới ẩm, và giảm 10 - 30% so với một số vùng khô ở vĩ độ trung bình và ở vùng nhiệt đới khô, một sô vùng trong đó hiện nay là khu vực căng thắng về nguồn nước (IPCC, 2007).
Trong tương lai, nguồn cung cấp nước từ lớp băng và tuyết cũng như nguồn nước sẵn có trong các khu vực được cung cấp nước nóng chảy từ các dãy núi sẽ giảm Khu vực bán khô cằn và khô cằn đang chịu tác động của biên đoi khí hậu đến tài nguyên nước.
Dân số tăng, di dân và thay đối thói quen tiêu dùng của con người do tăng trưởng kinh tế sẽ là nguồn động lực chính làm tăng nhu cầu sử dụng nước Thêm vào đó, việc tiêu thụ nước không hiệu quả hay thay đôi mô hình sử dụng đất, như phá rừng và thoái hóa đất sẽ làm giảm nguồn cung cấp nước.
Việc thiếu nước sẽ là một yếu tố gây bất on ở một số quốc gia bởi vì những quốc gia này không có đủ nguồn lực tài chính hoặc khả năng kỹ thuật đê giải quyết các vấn đề về nước.
1.2.3 Phương trình cơ bản về quản trị an ninh nguồn nước sinh hoạt Động lực quan trọng và các liên kết nhân quả ảnh hưởng đến tình trạng thiếu nước, phát triển bền vững và phúc lợi của con người Với tâm quan trọng của nó, nghiên cứu về an ninh nguồn nước, đặc biệt là an ninh nguôn nước sinh hoạt cần được thực hiện một cách toàn diện và tổng thế bao gồm: nguyên nhân gây mất an ninh nguồn nước, hiện trạng an ninh nguôn nước hiện nay và các nhóm giải pháp chính đảm bảo an ninh nguồn nước đang được triển khai áp dụng Theo đó mô hình nghiên cứu về an ninh nguôn nước sinh hoạt được mô tả như hình:
Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu an ninh nguồn nuóc
Tai biển Ôn định nguồn nuóc
- Tiếp cận nguồn nước (Chi phí hệ thống cấp thoát nước)
- Chiến lược, chính sách, luật pháp, quy hoạch
Chi phí quản trị rủi ro
- Hệ thống trữ, cấp thoát nước
- Hệ thống xử lý, quan trắc
- Hệ thống quản lý nguồn nước
- Hệ thống dự báo, cảnh báo
Chi phí mất do khủng hoảng
Chi phí khắc phục khủng hoảng
- Khắc phục khan hiếm nước
(Nguôn: TS Nguyên Thị Hoàng Hà, Tập bài giảng an ninh nguồn nước, Chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị An ninh phỉ truyền thong tại HSB)
An ninh phi truyền thống tiếp cận trong nghiên cứu an ninh nguồn nước sinh hoạt dựa trên phương trình cơ bản về quản trị an ninh phi truyền thống của tiến sỹ Nguyễn Văn Hưởng và PGS.TS Hoàng Đình Phi S=3S-3C Bao gồm: An toàn, ổn định và phát triển bền vững trong an ninh nguồn nước sinh hoạt và Chi phí quản trị rủi ro, chi phí quản trị rủi ro an ninh nguồn nước sinh hoạt, chi phí mất do khủng hoảng và chi phí khắc phục do mất an ninh nguồn nước như tình hình ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước sạch,
Hình 1.2 Khung đánh giá an ninh nguồn nước quốc gia
An ninh nguồn nước đánh giá dựa trên khung đánh giá an ninh nguồn nước quốc gia đề xuất bởi AWDO, 2013.
Lựa chọn tiêu chí đánh giá công tác quản trị an ninh nguồn nước
Trên cơ sở nghiên cứu lỷ thuyêt và phương trình cơ bản vê quản trị an ninh phi truyên thông và quản trị an ninh nguồn nước, tác giả lựa chọn các tiêu chí cơ bản sau đây đê nghiên cứu và đánh giá chung về thực trạng công tác quản trị an ninh nguồn nước sinh hoạt tại hai xã Hang Kia và Pà Cò, bao gồm:
(1) Công tác quản trị khai thác và sử dụng nước mặt và nước dưới đất cho sinh hoạt tại hai xã Pà Cò và Hang Kia; Đánh giá về cơ cấu tổ chức, năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác đảm bảo an ninh nguồn nước tại hai xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
(2) Mức độ ô nhiễm nguồn nước xảy ra trong thời gian qua trên địa bàn hai xã Hang Kia và Pà Cò, công tác khắc phục các sự cố này có được thực hiện đáp ứng yêu cầu không.
(3) Mức độ an toàn và ổn đỉnh nguồn nước sinh hoạt cho các hộ gia đình: Cung cấp đánh giá về mức độ hài lòng của các hộ gia đình về mức độ an toàn và múc độ ôn định của nguồn nước sử dụng Đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn hai xã giai đoạn 2014 - 2016 thông qua báo cáo của sở tài nguyên môi trường tỉnh và điều tra khảo sát Ngoài ra số liệu trong luận văn còn thu thập tập trung vào ba chỉ số chính: Tiếp cận nguồn nước máy (%); Tiêp cận nước sạch (%); An toàn (số liệu những người mắc các bệnh liên quan đến nguồn nước ô nhiễm, không hợp vệ sinh như đường duột, đau mắt hột, phụ khoa, hàng năm).
CHU ONG 2 THỤC TRẠNG ĐẢM BẢO AN NINH NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT TẠI HAI XÃ HANG KIA VÀ PÀ CÒ, HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của hai xã Hang Kia và Pà Cò ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước sinh hoạt
2.1.1 Đặc điêm tự nhiên, tài nguyên nước, tài nguyên rừng và thảm thực vật
Hai xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình có độ cao trung bình 1200 m so với mực nước biển Địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi cao, độ dôc lớn, xen lẫn các dãy núi nhỏ nằm rải rác.
Hai xã Hang Kia, Pà Cò nằm trong vành đai khí hậu á nhiệt đới vùng núi cao, hàng năm có hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô), nhiệt độ trung bình trong năm là 22,9°c, lượng mưa trung bình từ 1900 - 2100mm Mưa tập trung chủ yêu vào tháng 5 đến tháng 8, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau có hiện tượng sương mù, không khí ấm ướt Trong địa giới của 2 xã Hang Kia,
Pà Cò không có sông, suối lớn nào chảy qua nên khi kết thúc mùa mưa, tất cả các nguồn nước trong khu vực đều cạn kiệt, đặc biệt ở xã Hang Kia bị thiếu nước trầm trọng.
Trên địa bàn 2 xã không có nguồn sinh thủy, có một số con suối nhỏ chỉ có nước vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 8 Còn lại thời gian từ tháng 9 đên tháng 4 năm sau thời tiết gây ra hạn hán hoặc rét đậm kéo dài Đây chính là yếu tố gây khó khăn nhất cho ngành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã, người dân không chủ động được tưới tiêu, cây trồng chủ yếu phụ thuộc vào lượng mưa tự nhiên nên tỷ lệ rủi ro rất cao.
Do yếu tố địa hình, địa chất cả hai xã Hang Kia, Pà Cò đều thiếu nước vào mùa khô Được sự hỗ trợ của các chương trình, dự án, một số bê nước đã được xây dựng phục vụ sinh hoạt của người dân Tuy nhiên cũng chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu sinh hoạt của người dân vào mùa khô Vì vậy, việc tìm ra giải pháp đảm bảo nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân là rất cần thiết và cấp bách.
- Tài nguyên rùng và thảm thực vật:
Hai xã Hang Kia, Pà Cò nằm trong “khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia
Pà Cò” Rừng có chủng loại cây phong phú và đa dạng cung cấp nguồn gỗ, đáp ứng nhu cầu xây dựng của địa phương Trong rừng có nhiều loài cây, thú quý sinh sống Động thực vật phong phú và đa dạng Trong những năm gần đây được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương nạn chặt phá rừng đang từng bước dần ốn định.
Với những điều kiện tự nhiên, nguồn nước, tài nguyên rừng và thảm thực vật nêu trên Hai xã Hang Kia và Pà Cò có những lợi thế và tồn tại hạn chế trong đảm bảo an ninh nguồn nước chính như sau:
- Lợi thê: Điều kiện khí hậu của hai xã Hang Kia, Pà Cò rất phù hợp cho phát triên các loại động thực vật nhiệt đới Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên hai xã Hang Kia, Pà Cò cũng phù hợp, thuận lợi phát triến du lịch sinh thái Đây là nguồn lực tiềm năng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tạo động lực phát triển.
Khu dân cư phần lớn ở sổng rải rác không tập trung nên việc dầu tư xây dựng cơ sở hạ tâng là rất sức khó khăn và tốn kém Mặt khác điều kiện địa hình không thuận lợi nên việc lưu thông hàng hóa và giao lưu kinh tê - xã hội hết sức khó khăn. Địa hình là đồi núi và hang cát tơ nên đất ở đây có hiện tượng xói mòn và rửa trôi, làm giảm dộ màu mỡ của đất và năng xuất cây trồng Điều kiện thủy lợi không phát triển vì vậy nhu cầu tưới tiêu cho ruộng đồng, nương rẫy là bất khả kháng.
Phương tiện sản xuất còn thô sơ, nhỏ, trình độ, kỹ năng còn hạn chế Việc sản xuất của nhân dân trong xã hiện nay mới chỉ là quy mô nhỏ, mang tính tự cung tự cấp trao đổi hàng hóa đơn giản.
2.1.2 Đặc điểm Kinh tế xã hội
Thu nhập của nhân dân chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp Được sự quan tâm của các cấp chính quyền nên bà con cũng đã áp dụng các công ngệ vào trong sản xuất, cơ cấu kinh tế dần chuyển dịch theo hướng tích cực.
Bảng 2.1 Thu nhập bình quân xã Hang Kia nảm 2016
Tông thu nhập toàn xã Tỷ đồng 7,5
Thu nhập bình quân đâu người Triệu/người/năm 3,8
Bình quân lương thực đâu người Kg/người/năm 320
(Nguôn: Báo cáo tổng hợp huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình năm 2016)
Bảng 2.2 Thực trạng kinh tế hộ dân xã Hang Kia năm 2016
Chỉ tiêu Sô hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
(Nguôn: Bảo cáo tông hợp huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình năm 2016)
Bảng 2.3 Thu nhập bình quân xã Pà Cò năm 2016
Tông thu nhập toàn xã Tỷ đồng 11.2
Thu nhập bình quân đầu người Triệu/người/năm 4,2
Bình quân lương thực đầu người Kg/người/năm 320
(Nguôn: Báo cáo tông hợp huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình năm 2016)
Bảng 2.4 Thực trạng kinh tế hộ dân xã Pà Cò năm 2016
Chỉ tiêu Sô hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
(Nguôn: Báo cáo tông hợp huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình năm 2016) 2.1.2.2 Hiện trạng xã hội.
- Dân sổ, lao động. a Dân sô
THựC TRẠNG ĐẢM BẢO AN NINH NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT TẠI HAI XÃ HANG KIA VÀ PÀ CÒ, HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của hai xã Hang Kia và Pà Cò ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước sinh h o ạt
2.1.1 Đặc điêm tự nhiên, tài nguyên nước, tài nguyên rừng và thảm thực vật
Hai xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình có độ cao trung bình 1200 m so với mực nước biển Địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi cao, độ dôc lớn, xen lẫn các dãy núi nhỏ nằm rải rác.
Hai xã Hang Kia, Pà Cò nằm trong vành đai khí hậu á nhiệt đới vùng núi cao, hàng năm có hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô), nhiệt độ trung bình trong năm là 22,9°c, lượng mưa trung bình từ 1900 - 2100mm Mưa tập trung chủ yêu vào tháng 5 đến tháng 8, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau có hiện tượng sương mù, không khí ấm ướt Trong địa giới của 2 xã Hang Kia,
Pà Cò không có sông, suối lớn nào chảy qua nên khi kết thúc mùa mưa, tất cả các nguồn nước trong khu vực đều cạn kiệt, đặc biệt ở xã Hang Kia bị thiếu nước trầm trọng.
Trên địa bàn 2 xã không có nguồn sinh thủy, có một số con suối nhỏ chỉ có nước vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 8 Còn lại thời gian từ tháng 9 đên tháng 4 năm sau thời tiết gây ra hạn hán hoặc rét đậm kéo dài Đây chính là yếu tố gây khó khăn nhất cho ngành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã, người dân không chủ động được tưới tiêu, cây trồng chủ yếu phụ thuộc vào lượng mưa tự nhiên nên tỷ lệ rủi ro rất cao.
Do yếu tố địa hình, địa chất cả hai xã Hang Kia, Pà Cò đều thiếu nước vào mùa khô Được sự hỗ trợ của các chương trình, dự án, một số bê nước đã được xây dựng phục vụ sinh hoạt của người dân Tuy nhiên cũng chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu sinh hoạt của người dân vào mùa khô Vì vậy, việc tìm ra giải pháp đảm bảo nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân là rất cần thiết và cấp bách.
- Tài nguyên rùng và thảm thực vật:
Hai xã Hang Kia, Pà Cò nằm trong “khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia
Pà Cò” Rừng có chủng loại cây phong phú và đa dạng cung cấp nguồn gỗ, đáp ứng nhu cầu xây dựng của địa phương Trong rừng có nhiều loài cây, thú quý sinh sống Động thực vật phong phú và đa dạng Trong những năm gần đây được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương nạn chặt phá rừng đang từng bước dần ốn định.
Với những điều kiện tự nhiên, nguồn nước, tài nguyên rừng và thảm thực vật nêu trên Hai xã Hang Kia và Pà Cò có những lợi thế và tồn tại hạn chế trong đảm bảo an ninh nguồn nước chính như sau:
- Lợi thê: Điều kiện khí hậu của hai xã Hang Kia, Pà Cò rất phù hợp cho phát triên các loại động thực vật nhiệt đới Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên hai xã Hang Kia, Pà Cò cũng phù hợp, thuận lợi phát triến du lịch sinh thái Đây là nguồn lực tiềm năng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tạo động lực phát triển.
Khu dân cư phần lớn ở sổng rải rác không tập trung nên việc dầu tư xây dựng cơ sở hạ tâng là rất sức khó khăn và tốn kém Mặt khác điều kiện địa hình không thuận lợi nên việc lưu thông hàng hóa và giao lưu kinh tê - xã hội hết sức khó khăn. Địa hình là đồi núi và hang cát tơ nên đất ở đây có hiện tượng xói mòn và rửa trôi, làm giảm dộ màu mỡ của đất và năng xuất cây trồng Điều kiện thủy lợi không phát triển vì vậy nhu cầu tưới tiêu cho ruộng đồng, nương rẫy là bất khả kháng.
Phương tiện sản xuất còn thô sơ, nhỏ, trình độ, kỹ năng còn hạn chế Việc sản xuất của nhân dân trong xã hiện nay mới chỉ là quy mô nhỏ, mang tính tự cung tự cấp trao đổi hàng hóa đơn giản.
2.1.2 Đặc điểm Kinh tế xã hội
Thu nhập của nhân dân chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp Được sự quan tâm của các cấp chính quyền nên bà con cũng đã áp dụng các công ngệ vào trong sản xuất, cơ cấu kinh tế dần chuyển dịch theo hướng tích cực.
Bảng 2.1 Thu nhập bình quân xã Hang Kia nảm 2016
Tông thu nhập toàn xã Tỷ đồng 7,5
Thu nhập bình quân đâu người Triệu/người/năm 3,8
Bình quân lương thực đâu người Kg/người/năm 320
(Nguôn: Báo cáo tổng hợp huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình năm 2016)
Bảng 2.2 Thực trạng kinh tế hộ dân xã Hang Kia năm 2016
Chỉ tiêu Sô hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
(Nguôn: Bảo cáo tông hợp huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình năm 2016)
Bảng 2.3 Thu nhập bình quân xã Pà Cò năm 2016
Tông thu nhập toàn xã Tỷ đồng 11.2
Thu nhập bình quân đầu người Triệu/người/năm 4,2
Bình quân lương thực đầu người Kg/người/năm 320
(Nguôn: Báo cáo tông hợp huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình năm 2016)
Bảng 2.4 Thực trạng kinh tế hộ dân xã Pà Cò năm 2016
Chỉ tiêu Sô hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
(Nguôn: Báo cáo tông hợp huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình năm 2016) 2.1.2.2 Hiện trạng xã hội.
- Dân sổ, lao động. a Dân sô
Theo điều tra số liệu cho thấy vùng Hang Kia - Pà Cò trước đây là nơi cư trú của người Thái, sau khi người Thái di chuyển xuống vùng thấp hon thì người Mông mới chuyến đến đây sinh sống Lý do cho sự di chuyển này là do điêu kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiếu nước sinh hoạt, không phù hợp với tập quán của người Thái Trong khi đó người Mông như thích ứng được với cuộc sống ở vùng cao trong điều kiện thiếu nước và khí hậu.
Theo số liệu điều tra đến năm 2010 tổng số dân của hai xã là 5448 người (chủ yếu là người Mông) Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của xã Hang Kia là 2,3%/năm, của xã Pà Cò là 1,6%/năm Dân số của xã phân bố không đồng đều ở các thôn, bản.
Khu dân cư của xã Hang Kia tập trung thành 5 bản, xã Pà Cò tập trung thành 7 bản, các bản được phân bố gắn liền với nương rẫy, thuận tiện cho đi lại và sản xuất Việc sử dụng đất khu dân cư những năm gần đây có nhiều tiến bộ, nhiều hộ gia đình đã thực hiện các mô hình để phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi
Bảng 2.5 Hiện trạng dân số xã Hang Kia năm 2016
(bản) ÍT' A Á lô n g so Trong đó chia theo dân tộc
Tỷ lệ phát triển dân sô ỉ
(Nguôn: Bảo cáo tông hợp huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình năm 2016)
Bảng 2.6 Hiện trạng dân số xã Pà Cò năm 2016
1 Ông SO Trong đó chia theo dân tộc Tỷ lệ phát triển dân sôẤ (% )
Kinh Mưòng Thái Mông rp X Ẩ lo n g so 493 2514 19 3 2492 1,6
(Nguôn: Báo cáo tông hợp huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình năm 2016) b Lao đông
Số người ở độ tuổi lao động trong hai xã theo sổ liệu báo cáo điều tra năm 2016 là 2.842 người (chiếm 52,3% dân số): Lao động nam là 1379 người chiếm 48,5% lao động toàn hai xã, lao động nữ là 1463 người chiếm 51,5% lao động toàn hai xã Trong đó lao động trong ngành nông lâm nghiệp, là 2.649 người (chiếm 92,3% lao động toàn hai xã); lao động tham gia các lĩnh vực công nghiệp dịch vụ là 5 người (chiếm 0,34% lao động toàn hai xã), còn lại là lao động tham gia các lĩnh vực khác Nhìn chung do không được đào tạo bài bản nên tay ngề không cao, thu nhập thấp.
Thực trạng đảm bảo an ninh nguồn nước sinh hoạt tại hai xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình
2.2.1 Công tác quản trị khai thác và sử dụng nước mặt và nước dưới đất cho sinh hoạt tại hai xã Pà Cò và Hang Kia
2.2.1.1 Khả năng khai thác và sử dụng nước dưới đất tại hai xã
Căn cứ vào thành phần thạch học, tướng của các thành tạo và đặc điểm địa chất thủy văn (diện phân bố, chiều sâu thế nằm, bề dày, độ giàu nước, tính thấm) và đặc điếm động thái, trong phạm vi hai xã Pà Cò và Hang Kia, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình có 21 đơn vị thủy văn chứa nước Sau đây là điểm qua các đơn vị địa tầng có chứa nước dưới đất trong phạm vi hai xã.
Theo nguyên tắc phân tầng địa chất thủy văn và dựa vào tài liệu thực tế hiện có, trong hai xã đã xác lập được 21 tầng chứa nước, bao gồm: 1 tầng chứa nước lỗ hông, 14 tầng chứa nước khe nứt và 6 tầng chứa nước rất nghèo Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ đánh giá cụ thể về các tầng chứa nước có khả năng khai thác cấp nước sinh hoạt phục vụ cho nhu cầu của hai xã.
Tầng chứa nước lỗ hổng ( Tầng chứa nước lỗ hông trong trầm tích đệ tứ)
* Diện phân bố, cấu trúc
Tâng chứa nước lồ hổng trong trầm tích đệ tứ phân bố rải rác ở các vùng trong hai xã dọc theo dòng Sông Mã Thành phần thạch học của tầng chứa nước này có cấu tạo: Đá tảng, cuội sỏi, cát, sét bở rời (đôi khi gặp cả thành phần hữu cơ) Chiều dày trung bình của tầng chứa nước này từ 10-60 m, xa sông bề dày càng giảm và hạt càng mịn.
Tâng chứa nước này ở vùng ven sông Mã chủ yếu được nghiên cứu từ các giêng nước ăn của dân cho thấy tầng này có khả năng cấp nước trung bình, đa phần lưu lượng chỉ đạt 0,08-201/s Mực nước trong tầng dao động mạnh theo mùa, nước trong tầng này có quan hệ chặt chẽ với nước mưa, nước mặt, được thế hiện rõ sau những ngày có mưa, mực nước các giếng đều dâng cao, nước đục Nguồn cấp cho tầng này chủ yếu là nước mưa, nước mặt Nguồn thoát ngấm xuống tầng bên dưới.
Nước có tông khoáng hóa trung bình (