1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều tra, Đánh giá tính Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện sơn Động, tỉnh bắc giang

200 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Điều tra, Đánh giá tính Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Tác giả Đặng Minh Tú
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Thanh Huyền, TS. Đỗ Thị Xuyến
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Thực vật học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 200
Dung lượng 10,35 MB

Nội dung

Điều tra, Đánh giá tính Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện sơn Động, tỉnh bắc giang Điều tra, Đánh giá tính Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện sơn Động, tỉnh bắc giang

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Mã số: 8420101.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Phạm Thanh Huyền

TS Đỗ Thị Xuyến

Hà Nội – Năm 2022

Trang 3

Lời cảm ơn!

Để hoàn thành Chương trình đào tạo sau Đại học của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, tôi thực hiện đề tài “Điều tra, đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”

Tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Phạm Thanh Huyền

và TS Đỗ Thị Xuyến, những người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các đồng nghiệp thuộc Trung tâm Tài nguyên Dược liệu - Viện Dược liệu, đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập, xử lý mẫu vật và giám định tên khoa học để hoàn thành luận văn này

Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn, tôi cũng luôn nhận được sự ủng

hộ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi của các thầy giáo, cô giáo và các cán bộ công tác tại Bộ môn Khoa học Thực vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN Nhân đây, cho tôi gửi lời cảm tạ và lòng biết ơn sâu sắc đến các giảng viên đã dạy dỗ, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường

Để thực hiện đề tài luận văn tôi đã nhận được sự hỗ trợ về tài chính và kế thừa một số kết quả nghiên cứu của đề tài cấp tỉnh “Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất kế hoạch bảo tồn, phát triển một số loài cây thuốc có hiệu quả kinh tế cao tại tỉnh Bắc Giang”

Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới những người bạn, người thân trong gia đình đã luôn kịp thời động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2022

Học viên

Đặng Minh Tú

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU, TỪ NGẮN, THUẬT NGỮ

CITES Convention on International Trade in Endangered Species of Wild

Fauna and Flora - Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp

GACP Good Agricultural and Collection Practices – Thực hành tốt trồng

trọt và thu hái dược liệu IUCN International Union for Conservation of Nature - Liên minh Quốc

tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization

– Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc WHO World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới

WWF World Wide Fund For Nature - Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 - TỔNG QUAN 3

1.1 Tình hình nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc trên thế giới 3

1.2 Tình hình nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam 4

1.2.1 Đ i u tra ngu n t à i nguyên cây thu c trên c n ướ c 4

1.2.2 Tình hình nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc tỉnh Bắc Giang 7

1.2.3 Các nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc tại huyện Sơn Động 8

1.3 Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 9

1.3.1 Điều kiện tự nhiên 9

1.3.2 Về dân số, dân tộc 12

1.3.3 Điều kiện kinh tế xã hội 13

Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 13

NGHIÊN CỨU 13

2.1 Đối tượng 13

2.2 Nội dung nghiên cứu 14

2.2.1 Điều tra, đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 14

2.2.2 Hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang 14

2.2.3 Đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn đi đôi với khai thác bền vừng nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 14

2.3 Phương pháp nghiên cứu 14

2.3.1 Phương pháp kế thừa 14

Trang 6

2.3.2 Phương pháp điều tra thực địa theo tuyến: 14

2.3.3 Phương pháp phỏng vấn: 20

2.3.4 Phương pháp thu mẫu thực vật 20

2.3.5 Xử lý mẫu tại phòng thí nghiệm, làm tiêu bản 21

2.3.6 Phương pháp định loại bằng so sánh hình thái 21

2.3.7 Phương pháp chuyên gia 23

2.3.8 Xử lý số liệu 23

CHƯƠNG III - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26

3.1 Kết quả điều tra, đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 26

3.1.1 Kết quả diều tra thành phần loài cây thuốc tại huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, Xây dựng danh lục cây thuốc huyện Sơn Động 26

3.1.2 Đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 28

3.1.2.1 Đa dạng về bậc phân loại 28

3.1.2.2 Đa dạng về dạng sống: 31

3.1.2.3 Đa dạng về dạng thân 34

3.1.2.4 Đa dạng về nhóm công dụng làm thuốc 37

3.1.2.5 Đa dạng về bộ phận dùng làm thuốc 39

3.1.2 Kết quả xây dựng danh lục cây thuốc huyện Sơn Động 28

3.2 Hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang 43

3.2.1 Các loài cây thuốc có giá trị bảo tồn trên địa bàn huyện Sơn Động 43

Trang 7

3.2.2 Một số ghi nhận cây thuốc có tiềm năng khai thác và trồng trên địa bàn huyện

Sơn Động 51

3.3 Một số đề xuất nhằm bảo tồn đi đôi với khai thác bền vừng nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Sơn Động, tỉnh Bà Giang 60

3.3.1 Bảo tồn những cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng 60

3.3.2 Khai thác bền vững nguồn cây thuốc tự nhiên 62

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64

Kết luận 64

Kiến nghị 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 2 1 Hình ảnh các tuyến điều tra tại khu vực nghiên cứu 19 Hình 3 1 Biểu đồ về sự đa dạng về dạng sống các loài cây thuốc tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang …33 Hình 3 2 Biểu đồ về sự đa dạng về dạng thân các loài cây thuốc tại huyện Sơn Động 35 Hình 3 3 Một số dạng thân các loài cây thuốc huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 36 tỉnh Bắc Giang 40 Hình 3 4 Biểu đồ về sự đa dạng về dạng thân các loài cây thuốc tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 41 Hình 3 5 Hình ảnh tại một số địa điểm nghiên cứu 42 Hình 3 6 Một số loài cây thuốc có giá trị bảo tồn tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 50 Hình 3 7 Một số loài cây thuốc khai thác tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 56 Hình 3 8 Một số loài cây thuốc trồng tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 59

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2 1 Các tuyến điều tra tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 16

Bảng 3 1 Thành phần các taxon thực vật làm thuốc tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 27

Bảng 3 2 Mười họ giàu loài nhất tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 29

Bảng 3 3 Mười chi giàu loài nhất tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 30

Bảng 3 4 Sự đa dạng về dạng sống các loài cây thuốc huyện Sơn Động, 32

tỉnh Bắc Giang 32

Bảng 3 5 Sự đa dạng về dạng thân các loài cây thuốc huyện Sơn Động, 34

tỉnh Bắc Giang 34

Bảng 3 6 Sự đa dạng các nhóm công dụng làm thuốc tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 38

Bảng 3 7 Sự đa dạng về bộ phận dùng làm thuốc tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 40

Bảng 3 8 Danh sách các loài cây thuốc cần bảo tồn tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 44

Bảng 3 9 Danh sách các loài cây thuốc có tiềm năng khai thác tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 53

Bảng 3 10 Danh sách các loài cây thuốc đang được trồng tại Khu vực nghiên cứu 57

Trang 10

MỞ ĐẦU

Cây thuốc là nhóm thực vật có vai trò quan trọng không chỉ trong hệ sinh thái

tự nhiên mà còn có vai trò quan trọng việc bảo vệ sức khỏe con người Kinh nghiệm

sử dụng các loài cây thuốc đã được ghi nhận từ cách đây hàng nghìn năm Theo ước tính của WWF, có khoảng từ 35.000 đến 70.000 loài (trong tổng số 250.000 loài cây) được sử dụng vào mục đích chữa bệnh trên toàn thế giới Báo cáo của WHO, có khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu phụ thuộc vào nền y học cổ truyền Trong đó, phần lớn các thuốc được sử dụng

có nguồn gốc từ cây cỏ [52, 58]

Tuy vậy, việc khai thác quá mức và thiếu quy hoạch các nguồn tài nguyên thiên nhiên của con người đã dẫn đến sự báo động về hiện tượng thu hẹp đáng kể ĐDSH Theo tư liệu của IUCN, trong số 43.000 loài thực vật mà tổ chức này đã thống

kê, có tới 30.000 loài được xếp vào diện bị đe dọa, trong đó có nhiều loài làm thuốc [52]

Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loài được dùng làm thuốc Hơn nữa, với 54 cộng đồng các dân tộc anh em, từ lâu đời đã có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các loài cây cỏ sẵn có để làm thuốc chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu, Bộ Y tế, từ năm 1961 đến nay, đã ghi nhận ở nước ta có khoảng 5.000 loài cây thuốc Trong số đó, hơn 80% số loài là các cây thuốc mọc tự nhiên, số còn lại là cây thuốc trồng hay các nhóm cây trồng khác cũng có công dụng làm thuốc

Từ nguồn cây thuốc mọc tự nhiên và trồng trọt, mỗi năm đã cung cấp một khối lượng lớn các loại dược liệu dùng trong Y học cổ truyền, trong nguyên liệu cho công nghiệp dược và xuất khẩu Có thể nói, nguồn cây thuốc Việt Nam góp phần quan trọng trong

sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho toàn dân và phát triển kinh tế đất nước [31]

Huyện Sơn Động thuộc tỉnh Bắc Giang nằm trong khu vực che chắn bởi vòng cung Đông Triều nên huyện Sơn Động ít chịu ảnh hưởng của bão Ngoài ra, do địa hình bị chia cắt mạnh, tạo ra nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, nên nguồn gen thực

Trang 11

vật nói chung và cây thuốc nói riêng của Sơn Động cũng rất đa dạng, phong phú Riêng khu BTTN Tây Yên Tử có tính đa dạng thực vật cao Theo Nguyễn Văn Huy năm 2012 ghi nhận 1.165 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 677 chi của 187 họ, trong 6 ngành thực vật Trong đó bao gồm nguồn cây làm thuốc khá phong phú Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đa dạng sinh học nói chung và tài nguyên cây thuốc nói riêng tại khu vực này đang bị thoái hóa nghiêm trọng [66] Trên địa bàn huyện Sơn Động, đã có một số điều tra, nghiên cứu cây thuốc và tri thức bản địa trên địa bàn nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu tổng thể nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu vực này Nhằm bổ sung đầy đủ dẫn liệu về nguồn tài nguyên cây thuốc, đề tài

“Điều tra, đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang” được lựa chọn thực hiện

Mục tiêu nghiên cứu

Điều tra xây dựng danh lục và đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện Sơn Động

* Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung và hoàn chỉnh dữ liệu về tài nguyên cây thuốc trên địa bàn huyện Sơn Động

* Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa học trực tiếp phục vụ cho việc đánh giá thực trạng định hướng nghiên cứu bảo tồn, trồng và khai thác bền vững cây thuốc trên địa bàn huyện Sơn Động

Địa điểm nghiên cứu: Huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Thời gian nghiên cứu: 01/2022 – 12/2022

Trang 12

Chương 1 - TỔNG QUAN 1.1 Tình hình nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc trên thế giới

Cây thuốc là nhóm tài nguyên thực vật có giá trị, liên quan trực tiếp đến bảo

vệ sức khỏe cộng đồng Kinh nghiệm sử dụng các loài cây thuốc đã được ghi nhận từ cách đây hàng nghìn năm [42] Theo ước tính của WWF, có khoảng từ 35.000 đến 70.000 loài (trong tổng số 250.000 loài cây) được sử dụng vào mục đích chữa bệnh trên toàn thế giới [45] Trong đó, riêng Trung Quốc đã công bố tới hơn 10.000 loài [42, 46, 59]; Ấn Độ có khoảng 6.000 loài [40, 41, 43, 58]; Vùng nhiệt đới châu Mỹ

có hơn 1.900 loài [58]; ngoài ra ở các nước châu Phi, như Zaire, Botsoana, Kenia…cũng có hàng trăm loài cây thuốc được sử dụng rộng rãi

Theo báo cáo của WHO, có khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển (chiếm khoảng 3,5 - 4 tỷ người trên thế giới) có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu phụ thuộc vào nền y học cổ truyền Trong đó, phần lớn các thuốc được sử dụng có nguồn gốc từ cây cỏ [46] Thống kê gần đây cho thấy, tỷ lệ số người sử dụng YHCT trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh ngày càng tăng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Các nước Châu Phi, Ở Trung Quốc chi phí cho sử dụng YHCT khoảng 10 tỷ USD, chiếm 40% tổng chi phí cho Y tế, Nhật Bản khoảng 1,5 tỷ USD, Hàn Quốc khoảng trên 500 triệu USD (Báo cáo Hội thảo dược liệu – Đà Lạt do Bộ Y tế chủ trì năm 2011)

Tuy vậy, việc khai thác quá mức và thiếu qui hoạch các nguồn tài nguyên thiên nhiên của con người đã dẫn đến sự báo động về hiện tượng thu hẹp đáng kể ĐDSH Theo tư liệu của IUCN, trong số 43.000 loài thực vật mà tổ chức này đã thống kê, có tới 30.000 loài được xếp vào diện bị đe dọa, trong đó có nhiều loài làm thuốc [44, 45]

Tại Trung Quốc, một số loài trước kia có khả năng khai thác như Dioscorea,

Fritillarria cirrhosa, Iphigenia indica, Nervilia fordii nay lại đứng trước nguy cơ bị

tuyệt chủng; hay ngay đối với loài Cẩu tích, trước năm 1997 ở Trung Quốc đã khai thác và xuất khẩu sang Hàn Quốc, Mỹ, Canada đến khoảng hàng trăm tấn nhưng nay cũng đã giảm chỉ khai thác được khoảng vài tấn/năm Ở Bangladesh, một số cây thuốc

Trang 13

quí như Tylophora indica, Zannia indica…trước kia dễ tìm nay trở nên hiếm Hoặc như với loài Rauvolfia serpentina, vốn mọc tự nhiên khá phổ biến ở Ấn Độ, Srilanca,

Thái Lan có thể khai thác mỗi năm được khoảng 1000 tấn nguyên liệu để xuất sang thị trường Âu - Mỹ, làm thuốc điều trị huyết áp, hiện nay cũng đã cạn kiệt do khai thác liên tục trong nhiều năm [15, 20]

Một số loài như Hoàng liên (Coptis chinensis và C teeta) đã từng khai thác

trong tự nhiên ở Trung Quốc và Ấn Độ, nay đã trở nên rất hiếm và phải đưa vào trồng [20] Điều này chứng tỏ việc khai thác hợp lý để sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc

là hết sức quan trọng

Bên cạnh đó, do nhu cầu thị trường, một số loài cây dược liệu đã được triển khai trồng để chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu Điển hình là đối với một số loài Sâm mọc tự nhiên, do giá trị sử dụng và giá trị kinh

tế cao nên đã thúc đẩy nhu cầu khai thác sử dụng ngày càng tăng Để đáp ứng nhu

cầu này, người ta đã chủ động trồng các loài Sâm Trong đó, Nhân sâm (Panax

ginseng) được trồng nhiều ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên; Tam thất (P notoginseng) được trồng nhiều ở Trung Quốc, nhất là các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây

và Quảng Đông, tới hàng ngàn hecta Hay là đối với loài Sa nhân tím vốn được khai thác tự nhiên, nhưng với giá trị sử dụng và kinh tế của loài này nhiều nước đã triển khai trồng và cho kết quả tốt như Trung Quốc, Lào…[37, 42]

Như vậy, có thể nói rằng tùy thuộc vào nguồn tài nguyên cây thuốc và nhu cầu của mỗi quốc gia mà mỗi một nước hay một địa phương sẽ khai thác và trồng những loài cây dược liệu có tiềm năng khác nhau để tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc, phục

vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu

1.2 Tình hình nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam

1.2.1 Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc trên cả nước

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm nên có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng Theo thống kê sơ bộ, ở Việt Nam hiện đã biết 10.340 loài, thuộc 2.256 chi, 305 họ thực vật (Phân Kế Lộc, Lê Trọng Cúc, 1997),

Trang 14

khoảng 800 loài Rêu, 200 loài Nấm, 200 loài Tảo, trong đó có nhiều loài làm thuốc [1, 2, 20] Việt Nam có một hệ thực vật rất đa dạng, phong phú cho một quốc gia tương đối nhỏ Sự không đồng nhất trong môi trường Việt Nam về chế độ khí hậu, đất đai, cảnh quan và địa hình làm nền tảng cho sự đa dạng cao này

Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về sự đa dạng tài nguyên sinh vật và là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới,trong đó

có nhiều loài cây thuốc Từ năm 2010 đến nay, nhiều đơn vị và địa phương trên cả nước đã triển khai điều tra và tái điều tra đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở 35 tỉnh thuộc 7 vùng trên cả nước [11, 13, 28, 29, 30, 32, 50]:

+ Vùng Tây Bắc: Lai Châu (450 loài), Điện Biên (562 loài), Sơn La (535 loài) + Vùng Đông Bắc: Bắc Kạn (415 loài), Lào Cai (549 loài), Yên Bái (510 loài),

Tuyên Quang (682 loài), VQG Tam Đảo - Vĩnh Phúc (375 loài), Hà Giang (1.565 loài), Lạng Sơn (930 loài), Khu BTTN Na Hang - Tuyên Quang (647 loài), huyện Định Hoá -Thái Nguyên (307 loài), Quảng Ninh (948 loài)

+ Vùng Bắc Trung Bộ: Thanh Hoá (714 loài), Nghệ An (962 loài), VQG Vũ

Quang - Hà Tĩnh (429 loài), VQG Bạch Mã - Thừa Thiên Huế (548 loài)

+ Vùng Nam Trung Bộ: Quảng Nam (832 loài), Quảng Ngãi (625 loài), Đà

Nẵng (1.117 loài), Ninh Thuận (1.269 loài)

+ Vùng Tây Nguyên: Đắk Lắk (725 loài), Gia Lai (841 loài), Kon Tum (841

loài), Lâm Đồng (1247 loài), Đắk Nông (910 loài)

+ Vùng Đông Nam Bộ: Đồng Nai (1.086 loài), Bình Dương (691 loài), Bà Rịa

– Vũng Tàu (479 loài), Bù Gia Mập - Bình Phước (266 loài), Lò Gò – Xa Mát – Tây Ninh (433 loài), Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh (162 loài)

+ Vùng Tây Nam Bộ: An Giang (1.083 loài), Cà Mau (229 loài), Kiên Giang

(1.124 loài)

Hiện nay, công tác đánh giá nguồn tài nguyên đang được tiếp tục thực hiện ở nhiều địa phương trên cả nước: Bắc Giang, Vĩnh Phúc,

Trang 15

Trong quá trình điều tra về thành phần loài cây dược liệu, còn chú trọng điều tra về phân bố và trữ lượng của các cây dược liệu bản địa, cây có giá trị kinh tế và

tiềm năng phát triển, như các loài thuộc chi: Qua lâu (Trichosanthes), Kim ngân (Lonicera), Bảy lá một hoa (Paris), Nhân sâm (Panax), Hoàng liên ô rô (Mahonia), Đảng sâm (Codonopsis), Thiên niên kiện (Homalomena), Sa nhân (Amomum), nhóm cây thuốc có tiềm năng phục vụ ngành Hoá Dược, để khai thác phát triển Đồng thời

xây dựng qui trình khai thác bền vững của các loài có trữ lượng lớn trong tự nhiên như: Rau đắng biển, Sa nhân, Thiên niên kiện, Sa nhân, Chè dây… Tập trung triển khai đánh giá hiện trạng các loài cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng nhằm có được những dẫn liệu cơ bản góp phần phục vụ công tác xây dựng Sách Đỏ Việt Nam và bảo tồn nguồn gen cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng

Dựa vào kết quả điều tra từ năm 1961 đến nay, Viện Dược liệu đã xuất bản

Danh lục cây thuốc Việt Nam (2016), trong đó đã ghi nhận 5117 loài và dưới loài

thực vật được sử dụng làm thuốc, thuộc 1.823 chi, 360 họ của 8 ngành Thực vật bậc cao có mạch, cùng với một số taxon thuộc nhóm Rêu, Tảo và Nấm lớn…Với khoảng

5000 loài cây thuốc và vốn tri thức bản địa sẽ là một kho tàng vô giá để triển khai các nghiên cứu nhằm tạo ra các sản phẩm từ dược liệu phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế xã hội [31]

Hàng năm từ nguồn cây thuốc này có thể khai thác từ 10.000 - 20.000 tấn phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu Tuy nhiên, với nhu cầu sử dụng ngày càng tăng đã dẫn tới tình trạng khai thác cây thuốc liên tục trong nhiều năm cùng nhiều nguyên nhân tác động đã làm cho nguồn tài nguyên này bị giảm sút nghiêm

trọng Nhiều loài cây thuốc quí như Ba kích (Morinda officinalis), Bình vôi (Stephania spp.), Vàng đắng (Coscinium fenestratum) trước kia khai thác được

nhiều nay không còn khả năng khai thác lớn [20] Nhiều loài cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao đã và đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên

Đặc biệt, loài Sâm ngọc linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) được đánh giá là

đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên [19]

Trang 16

1.2.2 Tình hình nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh thuộc trung du miền núi Bắc Bộ, nằm liền kề các trung tâm

đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và Lạng Sơn và gần cửa khẩu phía Bắc và Đông bắc với hệ thống đường quốc lộ, đường sắt và đường thủy khá thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa giữa các vùng miền Do cấu trúc địa hình và khí hậu đa dạng, nên đã tạo ra

sự đa dạng về tài nguyên sinh vật Với hơn 129,164 ha đất rừng tự nhiên và rừng trồng, hệ thực vật rừng khá phong phú, thành phần thực vật chủ yếu nằm trong kiểu phụ miền thực vật Nam Trung Hoa-Bắc Việt Nam với thảm thực vật rừng thường xanh nhiệt đới và á nhiệt đới, có 452 loài cây dược liệu quý thuộc 53 chi của 28 họ cây cỏ, dây leo [67]

Trong các năm từ 1967-1973, đoàn điều tra của Viện Dược liệu đã tiến hành điều tra 325 xã trên tổng số 327 xã thuộc16 huyện của tỉnh Hà Bắc, nay tách thành hai tỉnh là Bắc Ninh (gồm 6 huyện/thị) và Bắc Giang (10 huyện/thị) Kết quả thu thập được 506 loài cây thuốc, trong đó có nhiều cây có giá trị như Sa nhân, Thiên niên kiện, Mộc hoa trắng, Bách hợp, Mã tiền, Ba kích…[27]

Năm 2013, đoàn công tác của Viện Dược liệu đã điều tra tại Thành phố Bắc Giang

và 3 huyện (Lục Nam, Việt Yên, Yên Dũng) với 139 hộ buôn bán và cơ sở đông dược của tỉnh cho thấy nguồn dược liệu được khai thác trong tự nhiên và vùng trồng một số cây dược liệu cũng như nhu cầu sử dụng dược liệu rất lớn Là một tỉnh có diện tích rộng, địa hình có đồng bằng, trung du và đồi núi, Bắc Giang có hệ thực vật tự nhiên phong phú và một cơ cấu cây trồng rất đa dạng Đặc biệt chất đất ở đây rất phù hợp cho một số loại cây thuốc, cùng với chế độ canh tác quen thuộc của người dân nơi đây đã đưa tỉnh Bắc Giang được mệnh danh là vùng đất của cây Địa hoàng Nay do cơ chế thị trường và sự nhanh nhạy của người dân, biến vùng đất Bắc Giang thành vùng đất của cây Kim tiền thảo, Nhân trần, Ích mẫu Một số công ty dược đã đầu tư các xưởng chiết xuất ngay tại các khu vực người dân trồng nhiều cây dược liệu như Yên Dũng, Lục Nam, Việt Yên nhằm sơ chế dược liệu [30]

Trong tổng số 31 loài cây thuốc đang được khai thác tại đây có tới hơn mười loài hiện nay vẫn đang được khai thác với số lượng khá lớn như Cẩu tích, Thường sơn, Sâm cau, Thảo quyết minh, Dây đau xương Ngoài ra còn có tới 15 loài cây

Trang 17

dược liệu quý có tác dụng hiện đang được các lương y của tỉnh Bắc Giang sử dụng và được khai thác trong tự nhiên như Bổ béo, Dứa dại, Nam mộc hương, Nam hậu phác Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả điều tra qua thu thập thông tin từ các phiếu điều tra chứ chưa có điều kiện để đi sâu vào các khu vực rừng, đồi núi để đánh giá hiện trạng các loài cây thuốc [30]

1.2.3 Các nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc tại huyện Sơn Động

Năm 2008, kết quả điều tra tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của người Sán Chay ở xã Lệ Viễn, huyện Sơn Động của Đoàn Thị Thắng thuộc bộ môn thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội xác định 318 loài cây cỏ được người Sán Chay sử dụng làm thuốc Trong đó có 214 loài được giám định sơ bộ tên khoa học đến họ thuộc 72 họ; đến chi được 177 loài thuộc 113 chi, đến loài được 81 loài cây thuốc Tác giả cũng

đã xác định 12 cách người sán chay sử dụng và điều trị 27 chứng bệnh bằng 283 loài cây thuốc [21]

Năm 2012, Dương Văn Đoàn – Trường Đại học Lâm nghiệp trong đề tài luận văn Thạc sỹ khoa học lâm nghiệp “Điều tra và nghiên cứu nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững” xác định 240 chi, 105 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch và 01 lớp Nấm có tác dụng làm thuốc Trong đó, có 11 loài cây thuốc có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); thống kê 15 loài khai thác số lượng lớn

và một số cây có giá trị kinh thế cao Linh chi, Ba kích, Lá khôi, Sâm nam, Hoàng đằng, Thổ phục linh [8]

Qua các kết quả tổng hợp thông tin về hiện trạng nguồn tài nguyên dược liệu

ở huyện Sơn Động đã được ghi nhận Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế như sau: mới chỉ điều tra được một số địa điểm như xã Lệ Viễn, khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, chợ TT An Châu mà chưa điều tra tại các xã (Long Sơn, Thanh Luận, Tuấn Đạo, Dương Hưu, Vân Sơn, Cầm Đàn, Yên Định, Vĩnh Khương, Vĩnh An, An Lạc,…) nên chưa có được thông tin khái quát huyện có bao nhiêu loài cây thuốc, chúng phân bố ở đâu, những loài nào nằm trong diện phải bảo vệ hay những loài nào

Trang 18

có tiềm năng khai thác Như vậy, cần tiến hành điều tra toàn diện về tài nguyên cây thuốc trên địa bàn huyện Sơn Động là hết sức cần thiết, phục vụ cho công tác bảo tồn

và phát triển cây dược liệu trên địa bàn

1.3 Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

1.3.1 Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Sơn Động là huyện vùng cao của Tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm tỉnh lỵ 80

km về phía Đông Bắc; diện tích tự nhiên 860,27 km2 (chiếm 22% diện tích toàn tỉnh) Phía Bắc giáp các huyện Lộc Bình, Đình Lập tỉnh Lạng Sơn; phía Đông và phía Nam giáp các huyện Ba Chẽ, Thành phố Hạ Long và Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp các huyện Lục Nam, Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang [26, 66]

Với vị trí địa lý của huyện như trên, Sơn Động có điều kiện giao lưu kinh tế, văn hóa với các huyện trong tỉnh cũng như với các tỉnh lân cận, với Trung Quốc qua cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn

* Chia địa hình huyện Sơn Động thành 3 dạng chính sau:

- Địa hình núi (N): Huyện Sơn Động có 2 trong số 3 kiểu địa hình núi đó là N2 và N3 Diện tích là 19.165,7 ha, chiếm 22,6% diện tích toàn huyện, tập trung chủ yếu ở kiểu địa hình núi thấp (N3) là 18.513,65 ha, còn kiểu địa hình núi trung bình (N2) có độ cao từ 701 – 1700m tập trung chủ yếu ở xã Tuấn Mậu, Thanh Luận và xã

An Lạc thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, độ dốc bình quân < 250

Trang 19

- Địa hình đồi (Đ): Có diện tích 55.799,54 ha, chiếm 65,9% diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó: Đ2 có độ cao từ 101 - 200m chiếm tỷ lệ lớn nhất 47,5% diện tích đồi Thuộc địa bàn 11 xã (An Châu, An Bá, Bồng Am, Dương Hưu, Giáo Liêm, Hữu Sản, Tuấn Đạo, Vân Sơn, Vĩnh Khương, Yên Định, Thạch Sơn), có độ dốc bình quân 150

- Địa hình đất bằng bồi tụ thung lũng và ven sông suối (T1, T5): Có diện tích 9.699,89 ha, chiếm 11,5% diện tích toàn huyện Tập trung nhiều ở Thị trấn An Châu; các xã: Quế Sơn, Cẩm Đàn, Chiên Sơn, Phúc Thắng, Lệ Viễn và An Lập

Tóm lại: Địa hình Sơn Động chủ yếu là đồi và núi thấp đến núi trung bình, là nơi có địa hình đồi núi cao nhất của tỉnh Bắc Giang, đặc điểm địa hình, địa mạo khá

đa dạng cao hơn các khu vực xung quanh, độ dốc lớn là đầu nguồn sông Lục Nam nên việc khai thác đất đai phải gắn với phát triển rừng, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường

Do vậy địa hình huyện Sơn Động có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện nói riêng và vùng hạ lưu nói chung

* Khí hậu và thủy văn

Sơn Động nằm trong vùng khí hậu lục địa miền núi, hàng năm có 4 mùa Xuân,

Hạ, Thu, Đông Mùa Xuân và mùa Thu là 2 mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hòa, mùa

Hạ nóng và mùa Đông lạnh Theo chế độ mưa có thể chia khí hậu của huyện thành 2 mùa:

+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, hướng gió thịnh hành gió Đông Nam, nhiệt độ cao nhất trung bình tháng là 32,90C, mưa nhiều, lượng mưa chiếm 85% lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 7 – 8 (trung bình tháng 8 là 304mm)

+ Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, hướng gió chủ yếu là gió Đông Bắc, nhiệt độ thấp nhất trung bình tháng là 11,60C Lượng mưa chiếm 15% lượng mưa cả năm (tháng 1 lượng mưa trung bình chỉ đạt 15,2mm), khí hậu khô hanh, độ

ẩm thấp, nhiệt độ xuống thấp do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của một số cây trồng, vật nuôi

Trang 20

Nguồn nước mặt trong huyện chiếm 1,53% diện tích tự nhiên (1.292 ha), huyện có một con sông chính chảy qua (sông Lục Nam hay còn gọi là Minh Đức) được hình thành bởi 3 nhánh sông chính gặp nhau ở Cẩm Đàn

* Thổ nhưỡng

Căn cứ kết quả Điều tra xây dựng bản đồ dạng đất (lập địa cấp II) của Trung tâm Tư vấn và Thông tin Lâm Nghiệp, tháng 7 - 8 năm 2011 Từ kết quả điều tra 60 phẫu diện và chồng xếp các bản đồ đơn tính thành bản đồ dạng đất cấp II Tính toán diện tích và tổng hợp các dạng đất trực tiếp trên bản đồ bằng phần mềm ArGis Tổng dạng đất trên địa bàn toàn huyện Sơn Động là 120 dạng đất được tạo bởi 2 nhóm dạng đất chính: Nhóm dạng đất Feralit phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu

hạt thô (Fc) và phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn

* Nhóm đất Feralit phát triển trên nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn (Fs)

- Nhóm đất Feralit phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn (Fs) chiếm tỷ lệ rất lớn, phân bố toàn huyện tổng diện tích 54.758,32 ha chiếm 64,7% diện tích tự nhiên, có 60 dạng đất đất được hình thành trên các loại đá trầm tích và biến chất

- Nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn tập trung chủ yếu ở kiểu địa hình N3; Đ1 và Đ2 Như vậy, nhóm đất này phân bố ở độ cao trung bình từ 200

Trang 21

– 300m so với mặt nước biển Đây cũng là đai cao điển hình của huyện Sơn Động, thích hợp trồng rừng nguyên liệu tập trung

* Nhóm đất bằng ven sông suối và thung lũng (T1)

Là sản phẩm của sự rửa trôi, bồi tụ từ các sông, suối, diện tích 8.938,8 ha chiếm 10,6% diện tích tự nhiên Đất phân bố chủ yếu ở Thị trấn An Châu, các xã An Lập, Long Sơn, Dương Hưu, Cẩm Đàn, Chiên Sơn, Quế Sơn Nhóm đất này được người dân sử dụng làm đất canh tác nông nghiệp và vườn cây ăn quả (Vải, Nhãn)

* Nhóm đất bằng ngập nước sông suối, ao hồ (T5)

Diện tích 761,1ha chiếm 0,9% diện tích tự nhiên Nhóm đất này quanh năm ngập nước, phân bố chủ yếu ở ba sông lớn trên địa bàn huyện, một phần nhỏ các ao

hồ, đập sử dụng nuôi thả cá và dự trữ nước tưới tiêu đồng ruộng

* Nhóm dạng đất Feralít mùn trên núi trung bình (FH):

Loại đất này được hình thành ở độ cao > 700m đến 1.700m, có diện tích 668,9

ha, chiếm 0,8% diện tích tự nhiên của huyện Phân bố ở các xã An Lạc, Thanh Luận

và Dương Hưu Tính chất đặc biệt của đất có mùn là lớp thảm mục và tầng mùn tương đối dầy, hàm lượng mùn khá cao (7-8%) Nguyên nhân là do độ ẩm tương đối cao, nhiệt độ thấp, quá trình phân hoá yếu Đất thường có màu nâu nhạt và hầu như không

có kết von Tuỳ theo từng loại đá mẹ mà đất Feralít mùn trên núi trung bình có đặc tính về màu sắc, thành phần cơ giới, kết cấu, độ chua và hàm lượng dinh dưỡng có khác nhau, gồm các nhóm sau: Trên địa bàn chỉ có nhóm đất Feralít mùn trên núi trung bình, màu vàng nhạt, phát triển trên đá Trầm tích và biến chất có kết cầu hạt thô (N2FHc)

1.3.2 Về dân số, dân tộc

Theo số liệu báo cáo dân số của Phòng Dân tộc huyện Sơn Động năm 2020: Toàn huyện có tổng số 76.106 người (20.146 hộ) với 13 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Tày (4.562 hộ), Cao Lan (2.748 hộ), Nùng (1.871 hộ), Dao (1.489 hộ) và Hoa (298 hộ) chiếm đa số; tiếp đến là dân tộc Sán dìu, Mường, Thái, Ê Đê,

Trang 22

Giáy, Ba Na, Khơ me và Chăm

Người dân ở Sơn Động có truyền thống sử dụng cây thuốc, với 13 dân tộc sinh sống tại đây đã tạo nên sự đa dạng văn hóa và tri thức bản địa Tuy nhiên, do tình hình khai thác chưa chú trọng đến bảo tồn và phát triển bền vững cùng với nhiều nguyên nhân đã làm cho nhiều loài cây thuốc bị cạn kiệt và đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng Thậm chí, nhiều loài cây thuốc trước đây được ghi nhận đến nay không còn nữa Bên cạnh đó, nhiều ông lang, bà mế có nhiều kinh nghiệm cũng mất đi, việc bảo tồn tri thức sử dụng cây thuốc/bài thuốc cũng chưa được quan tâm Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức đồng thời bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc cần được quan tâm và chú trọng hơn nữa [26]

1.3.3 Điều kiện kinh tế xã hội

Theo Quyết định số 5503/QĐ-UBND ngày 16/12/2020 của Chủ tịch UBND huyện Sơn Động, thống kê năm 2020 toàn huyện có 4.292 hộ nghèo, chiếm 20,94 %;

hộ cận nghèo 2.938 hộ, chiếm tỷ lệ 14,33 % Hộ thoát nghèo là 1.469 hộ, chiếm 7,35% Nếu tính theo tiêu chí mới điều chỉnh của Chính phủ, con số tỷ lệ nghèo của huyện sẽ bao gồm cả hộ nghèo và cận nghèo tương đương với 35,27% Tương tự số

hộ thoát nghèo còn rất mong manh với tác động của dịch bện COVID-19, việc tái nghèo có xu hướng diễn ra rất lớn Đây là con số khá cao và là một thực trạng cần phải khắc phục để giảm tỷ lệ hộ ghèo xuống thấp hơn trong thời gian tới, đồng thời chiến lược giảm nghèo bền vững để không tái nghèo mà thậm chí phải làm giàu cần một chiến lược dài hạn trong 10 năm tới Với đặc điểm điều kiện tự nhiên đất dốc không thuận lợi, nhưng có khí hậu phù hợp, việc phát triển cây dược liệu quý dưới tán rừng là một giải pháp phù hợp mang hiệu quả kép cả về kinh tế - xã hội và môi trường, đồng thời đảm bảo được an ninh khu vực [26]

Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các loài thực vật có giá trị làm thuốc trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Trang 23

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2 1 Điều tra, đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

- Điều tra thành phần loài cây thuốc tại huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, Xây dựng danh lục cây thuốc huyện Sơn Động

- Đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

2.2.2 Hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang

- Các loài cây thuốc có giá trị bảo tồn trên địa bàn huyện Sơn Động

- Ghi nhận cây thuốc có tiềm năng khai thác trên địa bàn huyện Sơn Động

- Ghi nhận cây thuốc trồng trên địa bàn huyện Sơn Động

2.2.3 Đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn đi đôi với khai thác bền vừng nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp kế thừa

- Các loại tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội [26, 66, 67]

- Các báo cáo kết quả nghiên cứu về điều tra hệ thực vật, cây thuốc trên địa bàn huyện [8, 21, 26, 66, 67]

2.3.2 Phương pháp điều tra thực địa theo tuyến:

- Kết hợp điều tra thực địa và phỏng vấn theo “Phương pháp điều tra nghiên cứu cây thuốc”, của Nguyễn Tập năm 2006: trong “Viện Dược liệu, Nghiên cứu cây thuốc

từ thảo dược” [18] và phương pháp điều tra thực địa được Nguyễn Nghĩa Thìn giới thiệu trong “Các phương pháp nghiên cứu thực vật” (2007) [23]:

- Điều tra theo tuyến dựa vào đặc điểm địa hình, hiện trạng thảm thực vật Các tuyến điều tra được thiết kế từ thấp lên cao (từ chân núi/chân đồi lên đến đỉnh), qua các kiểu thảm thực vật và một số tuyến suối nhằm ghi nhận và thu thập được đầy đủ nhất các nguồn gen cây thuốc hiện có

- Trong quá trình điều tra thực địa sử dụng máy định vị vệ tinh (GPS) để xác định

Trang 24

tuyến điều tra và vị trí - nơi phân bố những cây thuốc đặc hữu, quý, hiếm và có giá trị

- Để hoàn thành công trình này, tôi đã điều tra 11 tuyến, chi tiết được ghi lại ở bảng sau:

Trang 25

Bảng 2 1 Các tuyến điều tra tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

STT Tên tuyến Tọa độ điểm

đầu

Tọa độ điểm đầu

Tổng số chiều dài

Thời gian điều tra

Trang 26

STT Tên tuyến Tọa độ điểm

đầu

Tọa độ điểm đầu

Tổng số chiều dài

Thời gian điều tra

Thượng 106°43'17.98"E 106°43'17.11"E

Trang 29

Việc thu thập mẫu vật và chụp ảnh cây thuốc trên tuyến điều tra được thực hiện trên cơ sở ưu tiên đối với những loài cây chưa xác định ngay được tên, những loài quý, hiếm và những loài đặc hữu

2.3.3 Phương pháp phỏng vấn:

Điều tra phỏng vấn cán bộ và người dân biết về cây thuốc (Cán bộ UBND xã, hoặc cán bộ trạm y tế xã, thầy lang, người trồng, người khai thác, buôn bán dược liệu ) tại địa phương bằng phiếu phỏng vấn để thu thập thông tin về cây thuốc, bao gồm

Phiếu điều tra cây thuốc (có mẫu kèm theo: Phụ lục 5: Mẫu phiếu điều tra cây thuốc)

2.3.4 Phương pháp thu mẫu thực vật: [18, 23, 24]

- Dụng cụ thu mẫu: Dao đi rừng, kéo cắt cành, túi polyetylen đựng mẫu, bao tải,

giấy báo, dây buộc, bút chì 2B, sổ ghi chép, nhãn, cồn 70 hoặc 90 độ,…

- Mỗi loài thu từ 3 – 10 mẫu có đẩy đủ các bộ phận cần thiết như cành, lá, hoa hoặc quả, hoặc cả hoa và quả (nếu có) Đặc điểm của cơ quan sinh sản có ý nghĩa quan trọng trong phân loại thực vật do vậy, đợt thu mẫu cần tiến hành vào đúng mùa hoa quả của đối tượng nghiên cứu

- Ghi chép tất cả những thông tin về các loài nghiên cứu như: mô tả sơ bộ hình thái, màu sắc hoa quả (đặc điểm dễ bị mất đi sau khi sấy khô), nơi phân bố và môi trường sống (sử dụng GPS ghi tọa độ), tình trạng của cây trong tự nhiên, trên đồng ruộng; về kích thước, sự sinh trưởng phát triển tự nhiên, ra hoa quả và có bị lụi sinh

lý hay không (Phụ lục 6: Sổ tiêu bản)

- Chụp ảnh sinh cảnh, môi trường cây mọc; toàn phần hay một phần của quần thể thực vật; cành mang hoa/quả; ảnh chụp riêng cụm hoa, cụm quả hoặc một hoa hay một quả; ảnh bộ phận dùng làm thuốc

- Sau một ngày đi thực địa cần đeo nhãn cho từng mẫu với đầy đủ các thông tin như: số hiệu, ngày thu, tên địa phương, tên phổ thông, tên khoa học, họ thực vật (nếu có), địa điểm lấy, người lấy mẫu

- Bảo quản mẫu tại thực địa bằng dung dịch cồn loãng 50 – 60o

Trang 30

2.3.5 Xử lý mẫu tại phòng thí nghiệm, làm tiêu bản

- Mẫu phục vụ làm tiêu bản thực vật, phân tích thẩm định tên khoa học cần

được thu thập đúng cách ngoài thực địa

- Mẫu sau khi được thu thập ngoài thực địa sẽ được xử lý và lưu trữ trong

phòng thí nghiệm theo phương pháp của Vườn thực vật Hoàng gia Anh – Kew (1998)

[38] và Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [23] bao gồm các bước sau:

+ Ép mẫu trong kẹp mẫu chuyên dụng

+ Sấy khô: ở nhiệt độ khoảng 55 - 600C; thời gian sấy: 5-7 ngày (mỗi ngày 8 giờ);

+ Tiêu bản được lưu tại Phòng tiêu bản của Trung tâm Tài nguyên Dược liệu, Viện Dược liệu để phục vụ công tác nghiên cứu, so sánh, đối chiếu

2.3.6 Phương pháp định loại bằng so sánh hình thái

- Phân tích mẫu theo nguyên tắc từ tổng thể bên ngoài đến các chi tiết bên trong,

từ cái lớn đến cái nhỏ, phân tích đi đôi với ghi chép (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007) [23] Sử dụng máy ảnh và kính hiển vi soi nổi Carl Zeiss Stemi 2000-C (kèm máy ảnh AxioCam lưu ảnh hiển vi) để lưu lại hình ảnh chi tiết các bộ phận của mẫu (đối với các mẫu khó,

chưa chắc chắn)

- Sử dụng phương pháp so sánh hình thái, đối chiếu với các khóa phân loại và bản mô tả trong các bộ thực vật chí trong việc xác định tên khoa học cho các loài Đây là phương pháp cổ điển, nhưng được áp dụng rộng rãi trên thế giới, vì đây là phương pháp rất đơn giản và dễ sử dụng Phương pháp này dựa vào đặc điểm hình thái của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản để nghiên cứu; trong đó dựa chủ yếu vào đặc điểm cơ quan sinh sản, một đặc trưng ít biến đổi và ít phụ thuộc vào điều kiện của môi trường bên ngoài

Khi so sánh hình thái, áp dụng nguyên tắc là chỉ so sánh các cơ quan tương ứng với nhau, đó là những cơ quan có chung nguồn gốc Đồng thời, để đảm bảo tính chính xác của phương pháp, các cơ quan tương ứng trong cùng một giai đoạn phát triển được so sánh với nhau

Trang 31

Quá trình thực hiện gồm có các bước chính như sau:

+ Phân tích mẫu vật về dạng sống, lá, cụm hoa, cụm quả, nhị, nhụy

+ Tổng hợp các đặc điểm hình thái theo tiêu chuẩn đã mô tả

+ Đối chiếu các tài liệu đã công bố ở trong và ngoài nước, đặc biệt là các bộ thực vật chí của các nước để xác định tên khoa học cho loài [10, 25, 33, 43, 44, 47, 61, 62]

+ Đối chiếu mẫu nghiên cứu với bộ mẫu lưu tại các Herbarium - Phòng tiêu bản: Phòng tiêu bản của Viện Dược liệu, Bảo tàng Paris, Kew,… [61, 64, 68]

+ Bên cạnh việc nghiên cứu phân loại theo các tại liệu kể trên, còn tiến hành đối chiếu thêm về tên khoa học cây thuốc trong các tài liệu về cây thuốc Việt Nam (“Từ điển cây thuốc Việt Nam” [3]; “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” [14] Cây thuốc và Động vật làm thuốc Việt Nam [28]; “Danh lục cây thuốc Việt Nam 2016” [30])

Ngoài ra, việc chỉnh lý tên khoa học các loài cây thuốc căn cứ vào bộ Brummitt trong “Vascular Plant Families an Genera” (1992) [39, 40], và 3 tập “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2001-2005) [2]

Sau khi đã có tên khoa học của các mẫu thu thập cần tiến hành kiểm tra lại các tên khoa học để đảm bảo tính hệ thống, tránh sự nhầm lẫn và sai sót Điều chỉnh khối lượng họ và chi cũng như tên khoa học của họ và chi nhằm mục đích thống nhất tên gọi đã được Bộ luật về tên gọi thực vật Tokyo (1994) quy định đối với họ và được Brummitt, chuyên gia tên gọi thực vật của Bảo tàng thực vật Hoàng gia Kew, tập hợp

năm 1992 đối với tên chi:

+ Vascular Plant Families and Genera, Brummitt R.K (1992), Royal Botanic

Gardens , Kew;

+ Authors of Plant Names, Brummitt R.K., C E Powell (1992), Royal Botanic Gardens, Kew;

- Xây dựng danh lục, chỉnh lý tên khoa học, họ thực vật theo công bố mới nhất

về danh pháp (theo hệ thống APG IV) [55, 65]

Trang 32

+ Phần Dương xỉ sắp xếp dựa theo Phan Kế Lộc (2001) trong Danh lục thực vật Việt Nam

+ Phần Thông, Gắm và Thực vật có hoa sắp xếp dựa theo hệ thống APG IV

2.3.7 Phương pháp chuyên gia

+ Xin ý kiến các chuyên gia về lĩnh vực phân loại các họ thực vật

2.3.8 Xử lý số liệu

*Phương pháp đánh giá độ đa dạng về bậc họ (chi)

Để đánh giá được mức độ đa dạng về bậc họ của thực vật làm thuốc tại khu vực

sử dụng công thức tính sau: [24]

P%= n*100/N (của Tolmachov A.L., 1974)

Trong đó:

• P%: Tỷ lệ % tổng số loài trong 10 họ có số lượng loài lớn nhất so với

• tổng số loài đã điều tra được

• n: Tổng số loài trong 10 họ có số loài lớn nhất

• N: Tổng số loài điều tra được trong khu vực nghiên cứu

• Nếu P%< 50% tổng số loài điều tra được, kết luận có sự đa dạng về họ

• Nếu P%> 50% tổng số loài điều tra được, kết luận không có sự đa dạng

Trang 33

1.4 Cây chồi trên lùn (Nano – Phanerophytes – Na): Cây gỗ nhỏ, bụi, nửa bụi, cây hóa gỗ, cỏ cao từ 25-200 cm;

1.5 Cây bì sinh (Epiphytes – Ep): Cây bì sinh sống lâu năm trên thân cây, cành cây gỗ, trên vách đá;

1.6 Cây kí sinh hoặc bán kí sinh (Parasit – Hemiparasis - Phanerophytes – Pp): Cây sống kí sinh hoặc bán kí sinh trên cây gỗ;

1.7 Cây mọng nước (Succulentes – Suc): Cây mọng nước;

1.8 Cây dây leo (Liano – Phanerophytes – Lp): Cây leo, thân hóa gỗ có chồi trên leo quấn;

1.9 Cây chồi trên thân thảo (Herbaces – Phanerophytes – Hp): Cây chồi trên không có chất gỗ sống lâu năm

2) Nhóm cây chồi sát đất: (Chamaephytes – Ch): Cây chồi trên sát mặt đất, cách đất dưới 25 cm, mùa đông được lớp tuyết hoặc lá khô bao phủ chống lạnh

3) Nhóm cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes – Hm): Cây có chôi sát mặt đất hay nửa trên, nửa dưới đất được lá khô che phủ bảo vệ

4) Nhóm cây chồi ẩn (Cryptophytes – Cr): Cây có chồi nằm dưới đất hay dưới nước

5) Nhóm cây một năm (Therophytes – Th): Cây có đời sống chỉ tồn tại trong một năm, giai đoạn khó khăn toàn bộ cây chết đi, chỉ duy trì dạng sống dưới dạng hạt, sống ở bất kì môi trường nào

+ Danh sách các loài cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam – đã phát hiện thấy ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

- Là những cây thuốc mọc tự nhiên có phân bố hẹp, có nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc những loài bị khai thác quá mức có thể dẫn đến nguy cơ suy giảm nghiêm trọng

số lượng loài, không có khả năng tự phục hồi Cây thuốc được coi là cần bảo vệ, cần phải nằm trong các văn bản sau:

Trang 34

- Danh lục Đỏ Việt Nam, phần II – Thực vật, năm 2007 [34];

- Sách Đỏ Việt Nam, phần II – Thực vật, năm 2007 [35];

- Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, 2019 [19]

• CR (Critically Endangered)- Đang cực kỳ bị nguy cấp

• EN (Endangered)- Đang bị nguy cấp

• VU (Vulnerable)- Sắp bị nguy cấp

- Nghị định số 84/2021/NĐ-CP, ngày 22 tháng 9 năm 2021, của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý Thực vật, động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm (IA - Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; IIA- Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại)

* Xác định Danh sách các loài cây thuốc có tiềm năng khai thác và bảo tồn

- Không nằm trong diện bảo tồn ở Việt Nam Cây thuốc đó không có tên trong các tài lệu về bảo tồn như: Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ [6]; Danh lục Đỏ Việt Nam, phần II-Thực vật, 2007 [34]; Sách Đỏ Việt Nam, phần II-Thực vật, 2007 [35] và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, 2019 [19]

+ Danh sách các loài có cây thuốc có tiềm năng khai thác

Bao gồm những cây thuốc mọc tự nhiên có tiềm năng đáp ứng được một số yêu cầu sau:

- Có giá trị sử dụng và kinh tế cao;

- Có nhu cầu thị trường (trong nước hoặc xuất khẩu) tương đối ổn định;

- Có vùng phân bố tương đối tập trung hoặc bắt gặp phổ biến ở tỉnh Bắc Giang

Trang 35

CHƯƠNG III - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Kết quả điều tra, đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

3.1.1 Kết quả diều tra thành phần loài cây thuốc tại huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, Xây dựng danh lục cây thuốc huyện Sơn Động

Từ 01/2020 – 12/2022, 11 tuyến điều tra khảo sát thực địa đã thiết kế thuộc 12/16 xã/thị trấn trên địa bàn huyện Sơn Động Để đạt được kết quả tốt nhất, đối với tuyến điều tra tại các xã có rừng đặc trưng, vườn bảo tồn, vùng trồng cây thuốc được

ưu tiên như TT Tây Yên Tử, xã An Lạc, xã Vân Sơn, xã Vĩnh Khương và khảo sát nhanh tại các xã Cẩm Đàn, Lệ Viễn, Vĩnh An, Dương Hưu, Long Sơn, Tuấn Đạo, Thanh Luận, Yên Định)

Kết quả điều tra đã xây dựng được danh lục cây thuốc tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang gồm 649 loài cây thuốc, thuộc 437 chi, 149 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch cụ thể ở bảng 3.1:

Trang 36

Bảng 3 1 Thành phần các bậc phân loại thực vật làm thuốc tại huyện Sơn

Trang 37

tỉnh hay phạm vị cả nước nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy hệ cây thuốc ở nơi đây cũng rất đa dạng và phong phú

3.1.2 Đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Từ bảng 3.1: Thành phần các taxon thực vật làm thuốc tại huyện Sơn Động đã nêu ở phần kết quả điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc trên, tính đa dạng trong các taxon hê cây thuốc huyện Sơn Động được tiến hành thống kê và phân tích như sau: 3.1.2.1 Đa dạng về bậc phân loại

*Về bậc taxon Ngành

Ở bậc Ngành, trong tổng số 649 loài thực vật làm thuốc đã được xác định trong

6 ngành Thực vật bậc cao có mạch thì ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có số lượng loài lớn nhất 622 loài, chiếm 95,84% tổng số loài Trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) thì lớp lớp Hai lá mầm (Dicotyledon) chiếm ưu thế cả về số lượng

họ, chi, loài (Bảng 3.1); số lượng họ (113 họ, chiếm 75,84%), số lượng chi (365 chi, chiếm 83,52%), số lượng loài (545 loài, chiếm 83,98%) Các ngành còn lại: Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 17 loài, Ngành Thông (Pinophyta) 6 loài, Ngành Gắm (Gnetophyta) 2 loài, Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) và Ngành Tháp bút (Equisetophyta) mỗi ngành đơn loài Tuy số lượng không lớn nhưng chúng cũng góp phần làm tăng thêm tính đa dạng về số lượng thực vật làm thuốc nói chung cũng như tính đa dạng về các bậc taxon thực vật làm thuốc của khu vực nói riêng Từ bảng trên, chúng ta nhận thấy tiềm năng về thực vật nói chung, thực vật làm thuốc nói riêng của huyện Sơn Động có tính đa dạng phong phú lớn Tuy nhiên, thời gian điều tra hạn chế nên con số này trên thực tế còn lớn hơn

Trang 38

sâm (Araliaceae) 15 loài; Họ Bồ cu vẽ (Phyllanthaceae) 15 loài; họ Ô rô (Acanthaceae) 14 loài; họ Cam (Rutaceae) 14 loài; Bên cạnh đó, các họ có số lượng loài ít: họ có 03 loài là 16 họ (Bigoniaceae, Cleomaceae, Boraginaceae, Polypodiaceae,…); họ có 02 loài là 35 họ (Adoxaceae, Hypoxidaceae, Opiliaceae, Thymelaeaceae,…); họ có 01 loài là 56 họ (Acoraceae, Actinnidiaceae, Balannophoraceae, Costaceae, )

Từ bảng tổng hợp điều tra, 10 họ có số lượng loài lớn nhất được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3 2 Mười họ giàu loài nhất tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Trang 39

*Về bậc taxon chi

Để đánh giá đầy đủ tính đa dạng về các bậc taxon cây thuốc của khu vực 10 chi đa dạng nhất về số loài được tiến hành thống kê tại bảng 3.3:

Bảng 3 3 Mười chi giàu loài nhất tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Tổng số loài trong 10 chi giàu loài nhất là 59 loài, chiếm 13,5% tổng số loài

điều tra hay P = 13,5% Chi giàu loài nhất là Ficus (họ Dâu tằm - Moraceae) 11 loài; tiếp theo là chi Solanum (họ Cà - Solanaceae) 7 loài; các chi Clerodendrum (họ Bạc

hà Lamiaceae), Lindernia (họ Lữ đằng - Linderniaceae), Phyllanthus (họ Diệp hạ châu – Phyllanthaceae) đều 6 loài; các chi Dioscorea (họ Củ nâu – Dioscoreaceae),

Euphoerbia, Mallotus (họ Thầu dầu – Euphorbiaceae) đều 5 loài; các chi Cisus (Họ

Nho – Vitaceae), Sida (Họ Bông – Malvaceae) đều 4 loài Nếu tính chung cho tất cả

các chi thì mỗi chi thường chỉ có 1 – 2 - 3 loài, bình quân mỗi chi có trên 01 loài Từ

Trang 40

đó có thể thấy rằng: taxon chi cây thuốc ở đây rất đa dạng nhưng lại tương đối nghèo

về số loài trong các chi Tuy nhiên điều đó đã phản ánh xác thực được tính đa dạng cao của hệ thực vật làm thuốc tại khu vực

Như vậy, qua 02 bảng 3.2 và 3.3 có thể nói: khu vực điều tra có tính đa dạng cao cả về họ và chi nhưng nghèo về số lượng loài trong từng chi cây thuốc tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Ngoài ra, 649 loài cây thuốc đã ghi nhận tại huyện Sơn Động có 578 loài thuộc

374 chi, 115 họ có nguồn gốc tự nhiên và 71 loài thuộc 63 chi, 34 họ thực vật có nguồn gốc trồng

3.1.2.2 Đa dạng về dạng sống:

Áp dụng theo phương pháp xác định dạng sống của thực vật của Raunkier (1934) vào kết quả điều tra thành phần loài nguồn tài nguyên cây thuốc huyện Sơn Động, kết quả sự đa dạng dạng sống các loài cây thuốc như sau:

Ngày đăng: 08/10/2024, 22:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. 1. Các tuyến điều tra tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang - Điều tra, Đánh giá tính Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện sơn Động, tỉnh bắc giang
Bảng 2. 1. Các tuyến điều tra tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Trang 25)
Hình 2. 1.  Hình ảnh các tuyến điều tra tại khu vực nghiên cứu - Điều tra, Đánh giá tính Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện sơn Động, tỉnh bắc giang
Hình 2. 1. Hình ảnh các tuyến điều tra tại khu vực nghiên cứu (Trang 28)
Hình 3. 1.  Biểu đồ về sự đa dạng về dạng sống các loài cây thuốc tại huyện Sơn - Điều tra, Đánh giá tính Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện sơn Động, tỉnh bắc giang
Hình 3. 1. Biểu đồ về sự đa dạng về dạng sống các loài cây thuốc tại huyện Sơn (Trang 42)
Hình 3. 2.. Biểu đồ về sự đa dạng về dạng thân các loài cây thuốc tại huyện Sơn - Điều tra, Đánh giá tính Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện sơn Động, tỉnh bắc giang
Hình 3. 2.. Biểu đồ về sự đa dạng về dạng thân các loài cây thuốc tại huyện Sơn (Trang 44)
Hình 3. 3. Một số dạng thân các loài cây thuốc huyện Sơn Động, tỉnh Bắc - Điều tra, Đánh giá tính Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện sơn Động, tỉnh bắc giang
Hình 3. 3. Một số dạng thân các loài cây thuốc huyện Sơn Động, tỉnh Bắc (Trang 45)
Bảng 3. 7. Sự đa dạng về bộ phận dùng làm thuốc tại huyện Sơn Động, tỉnh - Điều tra, Đánh giá tính Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện sơn Động, tỉnh bắc giang
Bảng 3. 7. Sự đa dạng về bộ phận dùng làm thuốc tại huyện Sơn Động, tỉnh (Trang 49)
Hình 3. 4. Biểu đồ về sự đa dạng về dạng thân các loài cây thuốc tại huyện Sơn - Điều tra, Đánh giá tính Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện sơn Động, tỉnh bắc giang
Hình 3. 4. Biểu đồ về sự đa dạng về dạng thân các loài cây thuốc tại huyện Sơn (Trang 50)
Hình 3. 5. Hình ảnh tại một số địa điểm nghiên cứu - Điều tra, Đánh giá tính Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện sơn Động, tỉnh bắc giang
Hình 3. 5. Hình ảnh tại một số địa điểm nghiên cứu (Trang 51)
Bảng 3. 8. Danh sách các loài cây thuốc cần bảo tồn tại huyện Sơn Động, tỉnh - Điều tra, Đánh giá tính Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện sơn Động, tỉnh bắc giang
Bảng 3. 8. Danh sách các loài cây thuốc cần bảo tồn tại huyện Sơn Động, tỉnh (Trang 53)
Hình 3. 6. Một số  loài cây thuốc có giá trị bảo tồn tại huyện Sơn Động, tỉnh - Điều tra, Đánh giá tính Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện sơn Động, tỉnh bắc giang
Hình 3. 6. Một số loài cây thuốc có giá trị bảo tồn tại huyện Sơn Động, tỉnh (Trang 59)
Bảng 3. 9. Danh sách các loài cây thuốc có tiềm năng khai thác tại huyện Sơn - Điều tra, Đánh giá tính Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện sơn Động, tỉnh bắc giang
Bảng 3. 9. Danh sách các loài cây thuốc có tiềm năng khai thác tại huyện Sơn (Trang 62)
Hình 3. 7. Một số loài cây thuốc khai thác tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang - Điều tra, Đánh giá tính Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện sơn Động, tỉnh bắc giang
Hình 3. 7. Một số loài cây thuốc khai thác tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Trang 65)
Bảng 3. 10. Danh sách các loài cây thuốc đang được trồng tại Khu vực nghiên - Điều tra, Đánh giá tính Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện sơn Động, tỉnh bắc giang
Bảng 3. 10. Danh sách các loài cây thuốc đang được trồng tại Khu vực nghiên (Trang 66)
Hình 3. 8. Một số loài cây thuốc trồng tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang - Điều tra, Đánh giá tính Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện sơn Động, tỉnh bắc giang
Hình 3. 8. Một số loài cây thuốc trồng tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Trang 68)
Hình ảnh một số loài cây thuốc ghi nhận tại huyện Sơn Dộng, tỉnh Bắc Giang - Điều tra, Đánh giá tính Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện sơn Động, tỉnh bắc giang
nh ảnh một số loài cây thuốc ghi nhận tại huyện Sơn Dộng, tỉnh Bắc Giang (Trang 173)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w