1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

An ninh tài chính tại công ty tnhh imc group

126 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề An ninh tài chính tại Công ty TNHH IMC Group
Tác giả Trần Thị Thu Hiền
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hòa
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Quản trị và Kinh doanh
Chuyên ngành Quản trị An ninh phi truyền thống
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 2,56 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH TRONG (21)
    • 1.1. Tổng quan về tài chính doanh nghiệp (21)
      • 1.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp (21)
      • 1.1.2. Nội dung tài chính doanh nghiệp (22)
      • 1.1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp (24)
    • 1.2. An ninh tài chính doanh nghiệp (25)
      • 1.2.1. Khái niệm an ninh tài chính trong doanh nghiệp (25)
      • 1.2.2. Nội dung an ninh tài chính doanh nghiệp (28)
      • 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá an ninh tài chính trong doanh nghiệp (33)
    • 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính của doanh nghiệp (41)
      • 1.3.1. Các nhân tố khách quan (41)
      • 1.3.2. Các nhân tố chủ quan (44)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG AN NINH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH IMC (48)
    • 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH IMC Group . 38373735 1. Quá trình thành lập và phát triển công ty (48)
      • 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty (50)
      • 2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty (54)
    • 2.2. Thực trạng an ninh tài chính tại công ty TNHH IMC Group (62)
      • 2.2.1. Bộ máy thực hiện an ninh tài chính (62)
      • 2.2.2. Đánh giá mức độ an ninh tài chính tại công ty TNHH IMC Group (63)
      • 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc (90)
      • 2.3.2. Những hạn chế, tồn tại (91)
      • 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế (92)
  • CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH IMC GROUP TRONG THỜI GIAN TỚI (96)
    • 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty TNHH IMC Group (96)
      • 3.1.1. Bối cảnh kinh tế- xã hội (96)
      • 3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty TNHH IMC Group (98)
    • 3.2. Một số giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại công ty TNHH IMC Group (101)
      • 3.2.1. Chú trọng hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm, mở rộng thị trường, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm (101)
      • 3.2.2. Quản lý chặt chẽ vốn tồn kho, có kế hoạch dữ trữ tồn kho hợp lý (104)
      • 3.2.3. Lựa chọn phương thức bán hàng, thanh toán hợp lý, áp dụng chính sách tín dụng thương mại phù hợp (105)
      • 3.2.4. Kiểm soát chặt chẽ các khoản phải thu đã phát sinh, đôn đốc khách hàng (107)
      • 3.2.5. Thực hiện tốt quản trị dòng tiền, duy trì khả năng thanh toán đảm bảo an (109)
      • 3.2.6. Có biện pháp hợp lý để tăng chỉ số Z (110)
      • 3.2.7. Quản lý và theo dõi chặt chẽ các khoản nợ phải trả, chấp hành nghiêm kỷ luật thanh toán (112)
      • 3.2.8. Thực hiện tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực tài chính, góp phần đảm bảo an ninh tài chính (114)
    • 3.3. Một số kiến nghị với Nhà nước (115)
      • 3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện các chế tài về xử lý vi phạm trong quản lý kinh tế (116)
      • 3.3.3. Nâng cao năng lực của tòa án và hiệu lực thi hành án (117)
      • 3.3.4. Xây dựng mô hình xử lý nợ phải thu khó đòi phù hợp với điều kiện Việt (117)
  • KẾT LUẬN (119)

Nội dung

An ninh tài chính tại Công ty TNHH IMC Group tìm hiểu về các vấn đề an ninh trong mối no tài chính của công ty điển hình là công ty TNHH

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH TRONG

Tổng quan về tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp

Theo Khoản 10, Điều 4, Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lời (Luật Doanh nghiệp, 2020) Theo Phạm Vũ Luận (2004), trên góc độ kinh tế, doanh nghiệp là đơn vị cơ sở, tạo thành nền tảng của nền kinh tế Chính tại doanh nghiệp, các nguồn lực nhƣ tài chính, nhân sự, công nghệ, máy móc sẽ đƣợc sử dụng, khai thác nhằm cung cấp sản phẩm hàng hóa/dịch vụ trên thị trường để thu lợi nhuận Theo đó, tài chính doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng trong tổng thể vận hành các nguồn lực của doanh nghiệp, bao hàm quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tạo ra sự vận động của các dòng tiền, gắn liền với hoạt động đầu tư và kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp

Bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là các mối quan hệ tài chính phản án bản chất của tài chính doanh nghiệp Bao gồm:

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với nhà nước: Quan hệ này được biểu hiện chủ yếu ở chỗ doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước như nộp thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước…

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và tổ chức xã hội khác: Trong đó quan hệ giữa doanh nghiệp với chủ thể kinh tế khác là mối quan hệ đa dạng và phong phú, được thể hiện trong việc thanh toán, thưởng phạt vật chất khi doanh nghiệp hay các chủ thể khác cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho nhau (bao hàm cả dịch vụ tài chính)

Ngoài quan hệ tài chính với các chủ thể kinh tế khác doanh nghiệp còn có quan hệ với các tổ chức xã hội nhƣ doanh nghiệp thực hiện tài trợ cho các tổ chức xã hội…

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động trong doanh nghiệp: Quan hệ này đƣợc thể hiện trong việc doanh nghiệp thanh toán trả tiền công, thực hiện thưởng phạt vật chất với người lao động trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp…

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của doanh nghiệp: Mối quan hệ này thể hiện trong việc đầu tƣ, góp vốn hay rút vốn của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp và trong việc phân chia lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp

- Quan hệ tài chính trong nội bộ của doanh nghiệp: Đây là mối quan hệ thanh toán giữa các bộ phận nội bộ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, trong việc hình thành và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp

Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động chuyển hóa quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính doanh nghiệp Nhƣ vậy, có thể hiểu tài chính doanh nghiệp là “các quan hệ tài chính nảy sinh gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiên tệ trong quá trình hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.”

1.1.2 Nội dung tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp bao hàm các nội dung chủ yếu sau: a Tham gia việc đánh giá, lựa chọn quyết định đầu tƣ

Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất lớn vào quyết định đầu tƣ dài hạn với quy mô lớn nhƣ quyết định đầu tƣ đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, sản xuất sản phẩm mới… Để đi đến quyết định đầu tƣ đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét cân nhắc trên nhiều mặt về kinh tế, kỹ thuật và tài chính Đó là quá trình hoạch định dự toán vốn đầu tƣ và đánh giá hiệu quả tài chính của việc đầu tƣ b Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn do các hoạt động của doanh nghiệp

Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn Nhà quản trị tài chính phải xác định các nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp ở trong kỳ (bao gồm: vốn dài hạn và vốn ngắn hạn), tiếp theo phải tổ chức huy động các nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ và có ích cho các hoạt động của doanh nghiệp Để đi đến quyết định lựa chọn hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp, cần xem xét cân nhắc trên nhiều mặt nhƣ: kết cấu nguồn vốn, những điểm lợi của từng hình thức huy động vốn, chi phí cho việc sử dụng mỗi nguồn vốn c Sử dụng có hiệu quả vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Nhà quản trị tài chính phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa số vốn hiện có của doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh, giải phóng kịp thời số vốn ứ đọng, theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thanh toán, thu hồi tiền bán hàng và các khoản thu khác, đồng thời quản lý chặt chẽ mọi khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, thường xuyên tìm biện pháp thiết lập sự cân bằng giữa thu và chi vốn bằng tiền, đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn d Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp Thực hiện phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế cũng nhƣ trích lập và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển doanh nghiệp, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong doanh nghiệp, giải quyết hài hòa giữa lợi ích trước mắt của chủ sỡ hữu với lợi ích lâu dài – sự phát triển của doanh nghiệp e Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát đƣợc tình hình hoạt động của doanh nghiệp Mặt khác thông qua việc định kỳ tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp để tiến hành đánh giá đƣợc hiệu quả sử dụng vốn, những điểm mạnh và điểm yếu trong quản lý, dự báo trước tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp kịp thời đƣa ra các

14 quyết định thích hợp điều chỉnh hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp trong thời kì mới f Thực hiện kế hoạch hóa tài chính

Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được dự kiến trước thông qua việc lập kế hoạch tài chính, có kế hoạch tài chính tốt thì doanh nghiệp mới có thể đƣa ra các quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt đƣợc mục tiêu của doanh nghiệp Quá trình thực hiện kế hoạch tài chính cũng là quá trình chủ động đƣa ra các giải pháp hữu ích khi thị trường có sự biến động

1.1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế tồn tại khách quan trong nền kinh tế hàng hóa- tiền tệ Sự vận động của nó một mặt phải tuân theo những quy luật kinh tế khách quan, mặt khác do tài chính doanh nghiệp là các quan hệ nằm trong hệ thống những quan hệ kinh tế gắn liền với hoạt động kinh doanh nên tài chính doanh nghiệp còn chịu sự chi phối bởi các mục tiêu và phương hướng thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động kinh doanh Trên góc độ này tài chính doanh nghiệp đƣợc xem là một trong những công cụ có vai trò quan trọng trong quản lý kinh doanh Vai trò của tài chính doanh nghiệp đƣợc biểu hiện qua các mặt sau:

Thứ nhất: Huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục

An ninh tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm an ninh tài chính trong doanh nghiệp

Khái niệm an ninh trong Đại từ điển tiếng Việt do nhà xuất bản Văn hóa Thông tin năm 1998, an ninh là “yên ổn, không lộn xộn, không nguy hiểm” Từ

16 điển tiếng Việt do nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2000 định nghĩa an ninh là “yên ổn về mặt chính trị, về trật tự xã hội” Trong tiếng Anh, theo sự giải thích của Từ điển Oxford, an ninh là “security” chỉ sự bảo vệ tránh những điều không hay có thể xảy ra Các khái niệm về an ninh trên tuy có sự khác biệt nhƣng cơ bản đều giống nhau: là trạng thái hay tình trạng ổn định, an toàn không bị nguy hiểm hay rủi ro của một người, một vật hay một sự vật hoặc một sự việc

Cùng với sự phát triển của thời đại, nhận thức về an ninh đƣợc mở rộng hơn

An ninh không phải chỉ là an ninh quốc phòng, cũng không phải chỉ là giữ gìn quan hệ quốc tế nào đó mà các mặt hoạt động của nhân loại hiện nay đều liên quan đến vấn đề an ninh Khái niệm an ninh đã mở rộng với nhiều đối tƣợng khác nhau nhƣ: an ninh chính trị, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh kinh tế, ANTC… Với mỗi đối tƣợng cụ thể, khái niệm và nội hàm của an ninh cũng khác nhau Hiện nay, khái niệm về ANTC doanh nghiệp vẫn chƣa đƣợc nhận thức thống nhất và còn nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này Môt số nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng, ANTC doanh nghiệp là sự ổn định của các mối quan hệ tài chính doanh nghiệp, tức là sự duy trì một cách bình thường các mối quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung của doanh nghiệp Một số ý kiến khác cho rằng, ANTC doanh nghiệp đồng nghĩa với cân bằng tài chính doanh nghiệp Theo một cách hiểu khác, ANTC doanh nghiệp là trạng thái an toàn của tài chính doanh nghiệp trước những rủi ro trong hoạt đông sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Hiện nay, một số nhà nghiên cứu kinh tế Việt Nam đã tiếp cận khái niệm ANTC doanh nghiệp môt cách tương đối đầy đủ, toàn diện: ANTC doanh nghiệp là khái niệm dùng để chỉ trạng thái giữ đƣợc ổn định về tình hình tài chính doanh nghiệp trong giới hạn an toàn cho phép theo các tiêu chuẩn đánh giá của những người bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp Nhƣ vậy, có thể hiểu ANTC đòi hỏi doanh nghiệp có khả năng tự đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững trước những ảnh hưởng bất lợi của các rủi ro trong kinh doanh Nói cách khác, đó chính là khả năng tự cân đối và đáp ứng đƣợc các nhu cầu tài chính của doanh nghiệp ttrong quá trình phát triển, mặc dù có các ảnh hưởng không mong đợi của các rủi ro đưa lại

Rủi ro trong kinh doanh tác động tới ANTC doanh nghiệp từ các góc độ khác nhau Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro đến ANTC doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào mức độ tác động của các rủi ro đó mà còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng tự bảo vệ (khả năng đề kháng) của doanh nghiệp Có thể khái quát ở các trạng thái rủi ro có thể xảy ra Các loại rủi ro mà doanh nghiệp thường phải đối đầu: rủi ro tài chính (giá cả, lãi suất, tỷ giá…), rủi ro kinh doanh (thị trường, ngành nghề…), rủi ro kỹ thuật - công nghệ, rủi ro pháp luật, rủi ro tự nhiên

Bảng 1.1 Mức độ ảnh hưởng của rủi ro

Mức độ ảnh hưởng của rủi ro

> Khả năng đề kháng của doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp không an toàn

Mức độ ảnh hưởng của rủi ro

= Khả năng đề kháng của doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp không bền vững

Mức độ ảnh hưởng của rủi ro

< Khả năng đề kháng của doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp đƣợc đảm bảo an toàn

Nguồn: Hoàng Đình Phi (2015) Mức độ ảnh hưởng của các rủi ro đến hoạt động của doanh nghiệp và các chủ thể trong nền kinh tế là không giống nhau Vì vậy, muốn đảm bảo ANTC doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải kiểm soát, đánh giá mức độ ảnh hưởng rủi ro để ngăn ngừa và xử lý rủi ro Đồng thời để đảm bảo ANTC doanh nghiệp cần phải nâng cao sức đề kháng của doanh nghiệp trước rủi ro, đó là phải đảm bảo được ổn định tài chính và phát triển đƣợc nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp

Nhƣ vậy, ANTC doanh nghiệp bắt nguồn từ yếu tố rủi ro khách quan trong hoạt động kinnh doanh của doanh nghiệp và khả năng chấp nhận rủi ro của nhà đầu tƣ vào doanh nghiệp ANTC doanh nghiệp là sự an toàn, ổn định và sự phát triển bền vững của các năng lực tài chính của doanh nghiệp Theo Hoàng Đình Phi

(2015), có thể đưa ra phương trình ANTC doanh nghiệp như sau:

ANTC doanh nghiệp = An toàn tài chính (kiểm soát đƣợc rủi ro) + Ổn định tài chính + Phát triển nguồn lực tài chính

Từ những phân tích một số khái niệm về ANTC doanh nghiệp nêu trên, có thể hiểu “ANTC doanh nghiệp là chỉ một trạng thái an toàn theo các chỉ tiêu, phương pháp đánh giá nhất định.” Ổn định đƣợc hiểu là duy trì hoạt động liên quan đến tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho, đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn, các khoản phải thu…, cũng nhƣ các nội dung liên quan đến nợ dài hạn và ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả công nhân viên, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận chưa phân phối… diễn ra bình thường, không có biến động đột xuất An toàn được hiểu là các hoạt động liên quan đến tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp không bị tổn thương, không bị nguy hiểm từ những rủi ro trong quá trình sản xuất, kinh doanh Bản chất của vấn đề ANTC doanh nghiệp là mức độ an toàn hợp lý đƣợc chấp nhận trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính nhƣ khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện thời, tỷ suất lợi nhuận VCSH…cùng các phương pháp khác nhau để đánh giá tình hình ANTC doanh nghiệp

1.2.2 Nội dung an ninh tài chính doanh nghiệp

ANTC doanh nghiệp là khả năng đề kháng của doanh nghiệp trước các rủi ro trong kinh doanh, là khả năng tự cân đối và đáp ứng đƣợc các nhu cầu tài chính trong ngắn hạn và trung hạn của doanh nghiệp trong quá trình phát triển Theo đó, ANTC doanh nghiệp gồm: An ninh trong quyết định đầu tƣ, an ninh trong chính sách tài trợ, an ninh trong phân phối lợi nhuận sau thuế

- An ninh trong quyết định đầu tư là quyết định quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Là quyết định tài chính dài hạn, có tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư dài hạn: chính sách kinh tế của Nhà nước, thị trường và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, lãi tiền vay và thuế trong kinh doanh, sự tiến bộ của khoa học - công nghệ, mức độ rủi ro của đầu tƣ, khả năng tài chính của doanh nghiệp

Hình 1.1 Sơ đồ ra quyết định đầu tƣ

Nguồn: Phạm Thị Thanh Hòa (2016)

An ninh trong việc lựa chọn đầu tƣ sai tài sản hay không quan tâm đến thị trường đầu ra sẽ khiến cho quyết định đầu tư sai lầm Từ đó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

- An ninh trong chính sách tài trợ: Chính sách tài trợ liên quan đến việc xây dựng cơ cấu nguồn vốn và lựa chọn các hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp

An ninh trong việc xây dựng cơ cấu nguồn vốn đề cập đến việc doanh nghiệp phải xác định đƣợc doanh nghiệp nên vay nợ bao nhiêu, khi nào nên vay nợ Vì khi vay nợ nhiều sẽ làm tăng khả năng xảy ra rủi ro tài chính cho doanh nghiệp Rủi ro tài chính thể hiện khả năng xảy ra tình trạng vỡ nợ (mất khả năng thanh toán) Điều đó làm cho hệ số tín nhiệm của doanh nghiệp giảm

- An ninh trong phân phối lợi nhuận sau thuế: Phân phối lợi nhuận sau thuế là quyết định giữa việc trả lợi nhuận cho chủ sở hữu so với việc giữ lại lợi nhuận để tái đầu tƣ Việc chi trả cổ tức cho chủ sở hữu bằng tiền của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp Do vậy một trong các nguyên tắc khi đƣa ra quyết định phân phối lợi nhuận sau thuế là phải đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp Đảm bảo ANTC công ty tốt hay không tốt phu thuộc vào mô hình và năng lực của tất cả các thành viên Ban giám đốc trong nhiệm kỳ Nhƣ vậy, để xây dựng quy trình quản lý ANTC của doanh nghiệp với mục tiêu cơ bản đảm bảo ANTC doanh nghiệp

Khả năng cạnh tranh bền vững doanh nghiệp = Ổn định doanh nghiệp + Sự phát triển bền vững doanh nghiệp = An ninh doanh nghiệp

Xác định dự án đầu tƣ: Tìm cơ hội và đƣa ra đề nghị đầu tƣ vào dự án Đánh giá dự án: ƣớc lƣợng dòng tiền liên quan và tỷ suất chiết khấu hợp lý

Lựa chọn tiêu chuẩn quyết định: (NPV, IRR, PP, PI…)

Ra quyết định: chấp nhận hay từ chối dự án

Phương trình an ninh doanh nghiệp:

An ninh doanh nghiệp = (An toàn + Ổn định + Phát triển bền vững) - (Rủi ro + Khủng hoảng + Chi phí khắc phục + n)

Phương trình ANTC doanh nghiệp

ANTC doanh nghiệp = An toàn tài chính (kiểm soát đươc rủi ro ) + Ổn định tài chính + Phát triển nguồn lực tài chính (Hoàng Đình Phi, 2015)

Hình 1.2 Mô hình đảm bảo an ninh tài chính của doanh nghiệp

Trước hết, doanh nghiệp cần đặt mục tiêu điểm an toàn của ANTC an toàn Mục tiêu điểm an toàn của ANTC trong doanh nghiệp là kiểm soát đƣợc biên độ và tần suất xảy ra rủi ro tài chính với chi phí thích hợp, đảm bảo duy trì và gia tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong mọi tình huống Với mục tiêu này, nhà quản trị tài chính phải nhận diện, đo lường các khả năng xảy ra, mức độ thiệt hại ứng với từng tình huống cụ thể, dự tính chi phí phòng ngừa có thể chấp nhận đƣợc với từng loại rủi ro gây mất ANTC… để nhằm chủ động ứng phó giảm thiểu, chuyển giao rủi ro ngay cả khi tình huống xấu nhất xảy ra

Bước 2: Nhận diện rủi ro tài chính gây mất ANTC

Các nhân tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính của doanh nghiệp

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh, khi hoạt động kinh doanh không tốt thì khi đó vấn đề an toàn cho tài chính doanh nghiệp có nguy cơ bị phá vỡ Các doanh nghiệp cần phải phân tích ra được đâu là các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình ANTC của doanh nghiệp mình để hạn chế hoặc lường trước các rủi ro có thể xảy ra Nhân tố khách quan (bên ngoài) là các yếu tố mà doanh nghiệp không thể điều chỉnh và kiểm soát đƣợc Nhân tố chủ quan (bên trong) là các yếu tố thuộc bản than doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể kiểm soát hoặc điều chỉnh đƣợc nó

1.3.1 Các nhân tố khách quan

Là các nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát đƣợc nó tác động liên tục đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo xu hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp Hoạt động

32 kinh doanh đòi hỏi phải thường xuyên nắm bắt được các nhân tố này, xu hướng hoạt động và sự tác động của các nhân tố đó lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Các nhân tố khách quan bao gồm các yêu tố chính trị và luật pháp, chính sách, văn hóa, xã hội, kinh tế, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và quan hệ kinh tế, đây là những yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát đƣợc đồng thời nó có tác động chung đến tất cả các doanh nghiệp trên thị trường, đây chính là mấu chốt quan trọng để đánh giá rủi ro tài chính trong doanh nghiệp Nghiên cứu những yếu tố này doanh nghiệp không nhằm điều khiển nó theo ý kiến của mình mà tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của mình a Yếu tố chính trị và luật pháp

Các yếu tố thuộc môi trường hính trị và luật pháp tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp Ổn định chính trị là tiền đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh, thay đổi vì chính trị có thể gây ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp Mức độ ổn định về chính trị và luật pháp của một quốc gia cho phép doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ rủi ro, của môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của nó đến an ninh doanh nghiệp như thế nào, vì vậy nghiên cứu các yếu tố chính trị và luật pháp là yêu cầu không thể thiếu đƣợc khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường b Chính sách của nhà nước

Các chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp như các chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, chính sách phát triển du lịch… Nó vừa có tác dụng điều tiết nền kinh tế vĩ mô, vừa tạo ra cơ hội cũng nhƣ thách thức cho các doanh nghiệp Các chính sách tài chính, tiền tệ của nhà nước là một trong những công cụ chính của nhà nước để điều tiết nền kinh tế Đó là một hệ thống các nhân tố có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Đặc biệt, với các doanh nghiệp trong ngành du lịch có hoạt động liên quan đến ngoại tệ, thì chính

33 sách tỷ giá hối đoái, việc đánh thuế gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động và từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp của toàn ngành Đồng thời, tìm cách khắc phục những lỗ hổng trong hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp được hoạt động trong một môi trường lành mạnh, có sự quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà nước c Yếu tố kinh tế

Có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập mở rộng thị trường Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến sức mua, sự thay đổi nhu cầu tiêu dung hay xu hướng phát triển của các ngành hàng

- Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập, tích lũy, tiêu dung, kích thích hoặc kìm hãm đầu tƣ

- Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế ảnh hưởng đến vị trí vai trò và xu hướng phát triển của các ngành kinh tế kéo theo sự thay đổi chiều hướng phát triển của doanh nghiệp

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Thể hiện xu hướng phát triển chung của nền kinh tế liên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể d Các yếu tổ văn hóa xã hội:

Có ảnh hưởng lớn tới khách hàng cũng như hoạt động ANTC của doanh nghiệp, là yếu tố hình thành tâm lý, thị hiếu của khách Thông qua yếu tố này cho phép các doanh nghiệp hiểu biết ở mức độ khác nhau về đối tƣợng phục vụ qua đó lựa chọn các phương thức kinh doanh cho phù hợp

Thu nhập có ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại sản phẩm và chất lượng đáp ứng, nghề nghiệp tầng lớp xã hội tác động đến quan điểm và cách thức ứng xử trên thị trường, các yếu tố về dân tộc, về nền văn hóa quan điểm và cách thức sử dụng sản phẩm, điều đó vừa yêu cầu đáp ứng tính riêng biệt vừa tạo ra cơ hội đa dạng khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp e Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng:

Các yếu tố điều kiện tự nhiên như khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất kinh doanh, hay tính thời vụ Đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các điều kiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh một mặt tạo cơ sở cho kinh doanh thuận lợi khi

34 khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinh tế, mặt khác nó cũng có thể gây hạn chế khả năng đầu tư, phát triển kinh doanh đặc biệt với doanh nghiệp thương mại trong quá trình vận chuyển, bảo quản, phân phối… f Yếu tố khách hàng:

Khách hàng là những người có nhu cầu và khả năng thanh toán về dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh Khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường g Đối thủ cạnh tranh

THỰC TRẠNG AN NINH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH IMC

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH IMC Group 38373735 1 Quá trình thành lập và phát triển công ty

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển công ty Đƣợc thành lập vào ngày 12/5/2012 theo giấy chứng nhận số 0109272026 do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch đầu tƣ TP Hà Nội cấp IMC Group đƣợc thành lập dựa trên nền tảng tài chính, kinh nghiệm và sự tâm huyết của tập thể Ban lãnh đạo và Phòng kinh doanh của công ty cổ phần Đức Việt 568 Trải qua hơn 10 năm phát triển với đối tác chiến lƣợc là Tổng công ty xi măng Vincem Việt Nam và CTCP Tập đoàn Hòa Phát, nhận định đƣợc nhu cầu và xu thế phát triển kinh tế, Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên đồng lòng xây dựng thương hiệu IMC (Industry – Mineral – Construction), tập trung phát triển theo định hướng thương mại nguyên nhiên liệu cho Công Nghiệp, Khoáng Sản và Xây Dựng

Tầm nhìn của công ty là “trở thành doanh nghiệp hàng đầu về cung cấp nguyên vật liệu, phụ gia trong ngành Công nghiệp, Khoáng sản và Xây dựng tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, đào tạo những cá nhân kiệt xuất trong việc nghiên cứu các nguyên phụ liệu thay thế, cập nhật công nghệ mới nhằm mục đích tăng hiệu quả sản xuất và giảm thiểu tác động tới tài nguyên môi trường.” Theo đó, sứ mệnh của công ty là:

- Cống hiến cho xã hội những sản phẩm, giải pháp tốt nhất mang lại giá trị vững bền nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống

- Luôn hướng tới sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng, rút ngắn thời gian và chi phí cho khách hàng Mang lại sản phẩm tốt nhất với sự phục vụ chuyên nghiệp nhất

- Tạo ra những công việc có ý nghĩa, cơ hội thăng tiến và sự thịnh vƣợng cho người lao động

- Gia tăng giá trị, lợi ích cho các nhà đầu tƣ

- Đảm bảo phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường

Văn hóa tổ chức của công ty đƣợc xây dựng dựa trên 5 giá trị cốt lõi đã tạo nên sức mạnh của IMC Group và là nền tảng cho sự phát triển bền vững của tổ chức, mang lại thành công cho khách hàng:

- Khách hàng là trọng tâm: “vì chúng ta là chỉ thành công khi khách hàng thành công” Gia tăng giá trị cho khách hàng bằng cách tối đa hóa lợi nhuận và thời gian cung cấp

- Đổi mới và sáng tạo: Để luôn dẫn đầu, cung cấp giải pháp hoàn thiện

- Hợp tác vì mục tiêu chung: Tạo nên sức mạnh tập thể để cùng tổ chức phát triển bền vững và thành công vƣợt trội

- Phát triển bản thân: Để có khả năng nắm bắt cơ hội phát triển cùng với tổ chức

- Làm việc hiệu quả: Để mang lại thành công lớn hơn với nguồn lực phù hợp Thành lập dựa trên nền tảng tài chính vững vàng, kinh nghiệm chuyên sâu và sự tâm huyết của thế hệ trẻ, IMC Group đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong ngành Công nghiệp - Khoáng sản - Xây dựng Với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là cung cấp các sản phẩm nguyên nhiên liệu cho các công trình, dự án quy mô lớn trên thị trường Chất lượng sản phẩm và tính ứng dụng cao là một trong những tiêu chí mà công ty hướng đến và đặt lên hàng đầu Sản phẩm chủ lực của IMC là nguyên nhiên liệu từ các nhà máy, tập đoàn lớn, uy tín tại Việt Nam và trên thế giới Các sản phẩm có thể mạnh của công ty là xi măng rời Hoàng Thạch, xỉ nghiền mịn S95 Hòa Phát, tro bay nhiệt điện Quảng Ninh, than nhập khẩu, phụ gia Grace, Bentonite Ấn Độ Cùng với đó, IMC cũng từng bước đặt chân vào các thị trường khó tính như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản với các sản phẩm thế mạnh như xi măng, clinker, đá xây dựng, dăm gỗ, than củi, hạt nhựa … với chất lƣợng cao và giá thành hợp lý

Với phương châm “kết nối giá trị bền vững, chia sẻ lợi ích dài lâu”, IMC Group có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, kỹ sƣ, công nhân kỹ thuật lành nghề, nhiệt huyết cùng sự giúp sức của các chuyên gia giàu kinh nghiệm Điều này giúp công ty dần trở thành đối tác tin cậy cho thành công của khách hàng trên thị trường Công ty cũng đã trang bị các máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh

40 doanh của công ty Không chỉ dừng lại ở một đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu, IMC còn mang đến cho khách hàng các giải pháp kinh doanh hiệu quả

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty

2.1.2.1 Các sản phẩm chính của công ty

Các sản phẩm chính hiện tại của công ty IMC Group bao gồm: a Xi măng rời PBC 40 Hoàng Thạch

Sản phẩm xi măng Vicem Hoàng Thạch đã có mặt trên khắp mọi miền của

Tổ quốc, được người tiêu dùng tin yêu, mến mộ; được vinh dự góp phần xây dựng nhiều công trình trọng điểm Quốc gia nhƣ: Thủy điện Hòa Bình, Bảo tàng Hồ Chí Minh, cầu Thăng Long ; đồng thời, nhiều năm liên tục đƣợc bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao, Giải thưởng Sao Vàng đất Việt

PCB là ký hiệu qui ƣớc cho xi măng poóclăng hỗn hợp Các trị số: 30, 40 là giới hạn cường độ chịu nén của mẫu vữa xi măng sau 28 ngày dưỡng hộ tính bằng N/mm2

- Màu sắc xanh xám – đen

- Tốc độ phát triển cường độ ban đầu nhanh, rất phù hợp cho các công trình cần tháo dỡ cốp pha nhanh

Xi măng Vicem Hoàng Thạch có hàm lƣợng khoáng C3S cao, hàm lƣợng C3A thấp, hàm lƣợng vôi tự do nhỏ, độ ổn định thể tích tốt Sản phẩm xi măng đƣợc đựng trong các vỏ bao KP nhãn hiệu con Sƣ tử đƣợc in xen 2 màu xanh, đỏ Trong nhiều năm qua xi măng Vicem Hoàng Thạch đã đƣợc sử dụng để xây dựng nhiều công trình công nghiệp trọng điểm và dân dụng trong cả nước, được người tiêu dùng tín nhiệm (sản phẩm sản xuất ra đến đâu tiêu thụ đến đó, mỗi năm hơn 4 triệu tấn) IMC Group là đơn vị phân phối độc quyền xi măng rời PCB40 Hoàng Thạch tại Hà Nội và một số thị trường lân cận ven sông Hồng b Xỉ hạt lò cao S95 Hòa Phát

Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 10/2019/TT-BXD hướng dẫn định mức sử dụng vật liệu trong cấp phối vật liệu vữa bê tông xây dựng, trong đó quy định rõ tỷ lệ cho phép sử dụng xỉ hạt lò cao S95, thay thế một phần đáng kể xi măng PCB40 trong tất cả các mác vữa bê tông Điều này đã mở thêm một kênh tiêu thụ xỉ hạt lò cao nghiền mịn rất lớn và thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất thép từ quặng sắt nhƣ Hòa Phát

Theo đó, S95 sẽ chính thức đƣợc ứng dụng làm vật liệu trong các công trình xây dựng nói chung và các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư (PPP) Với định mức cấp phối vật liệu vữa bê tông sử dụng xi măng PCB40 và xỉ hạt lò cao nghiền mịn S95, xỉ S95 đã thay thế đƣợc khoảng 30% xi măng PCB40 trong định mức của tất cả các mác bê tông và đạt độ chống thấm từ B10 đối với mác từ 250 đến 350 và B12 đối với mác từ 400 đến 550

Xỉ hạt lò cao nghiền mịn là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất gang thép theo công nghệ lò cao khép kín Nhờ được làm lạnh cực nhanh bằng nước áp lực cao, xỉ hạt lò cao là một loại phụ gia khoáng hoạt tính rất tốt cho xi măng, bê tông và đã đƣợc sử dụng từ rất lâu trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam Sản phẩm xỉ hạt lò cao nghiền mịn S95 góp phần xử lý triệt để chất thải rắn trong quá trình sản xuất thép xanh của Hòa Phát, vừa bảo vệ môi trường cũng như tạo thêm nguồn thu ổn định cho Tập đoàn Hòa Phát Với hai Khu liên hợp sản xuất gang thép tại Kinh Môn

- Hải Dương và Dung Quất – Quảng Ngãi, Hòa Phát có thể cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước 2,6 triệu tấn xỉ hạt lò cao nghiền mịn mỗi năm Xỉ hạt lò cao S95 đƣợc sử dụng tại Dự án Vincity Gia Lâm

Thực trạng an ninh tài chính tại công ty TNHH IMC Group

2.2.1 Bộ máy thực hiện an ninh tài chính

Kết quả phỏng vấn chuyên gia tại công ty cho thấy hiện tại công ty không có đơn vị chuyên trách thực hiện việc theo dõi, đánh giá và đƣa ra các giải pháp đảm bảo ANTC cho công ty Các nội dung công việc liên quan đến ANTC luôn đƣợc các nhà quản trị công ty xem xét, đánh giá dựa trên các báo cáo tháng, năm do bộ phận Tài chính - kế toán lập và trình lên Có thể thấy công ty chƣa có quy định riêng về vấn đề ANTC, mà đang đƣợc lồng ghép với các nội dung quản trị tài chính khác Với quy mô doanh nghiệp ở mức vừa của IMC Group thì đa phần các nhà quản trị cho rằng là khá phù hợp

Kết quả khảo sát cũng cho thấy đa phần người được hỏi (84,85%) đều nhận định công tác đảm bảo ANTC là rất cần thiết với công ty Với những khó khăn của nền kinh tế, sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu thị trường, xu hướng vật liệu xanh hóa… hoạt động kinh doanh của công ty hiện đang gặp nhiều khó khăn thì đảm bảo an ninh tài chinh là một nội dung không thể thiếu Kết quả khảo sát cho thấy 100% các nhà quản trị đều cho rằng công ty đang trong tình trạng bị mất ANTC, do những khó khăn của hoạt động kinh doanh Phỏng vấn sâu hơn vớiVì vậy, Ban Giám đốc công ty đều cho rằng việc thực thi các nội dung bảo đảm ANTC sẽ giúp công ty

53 sớm ổn định được hơn trong giai đoạn khó khăn và có những bước chuẩn bị chắc chắn hơn để sớm hồi phục trong thời gian sắp tới

Hình 2.5 Thống kê thăm dò mức độ cần thiết đảm bảo ANTC tại IMC Group

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Hình 2.6 Khảo sát xây dựng chương trình đảm bảo an ninh tài chính tại công ty IMC Group

Nguồn: Khảo sát của tác giả

2.2.2 Đánh giá mức độ an ninh tài chính tại công ty TNHH IMC Group

2.2.2.1 Đặt mục tiêu trong quản trị ANTC tại công ty

Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết

Trong những năm gần đây, các nhà quản trị công ty đã có nhận thức rõ về quản trị ANTC, hướng tới mục tiêu đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, hạn chế các biến động môi trường và rủi ro phát sinh Phỏng vấn các nhà quản trị cho thấy, các mục tiêu đảm bảo mục tiêu ANTC nằm trong các mục tiêu kinh doanh của công ty trong cà dài hạn và ngắn hạn Mặc dù hiệu quả còn tương đối thấp, tuy nhiên việc này cũng góp phần giúp công ty nhận diện và đo lường được các khả năng xảy ra liên quan đến rủi ro tài chính, từ đó đƣa ra các biện pháp dựa trên việc kiểm soát đƣợc biên độ và tần suất các rủi ro tài chính với chi phí thích hợp, duy trì đƣợc hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn khó khăn vừa qua

Hiện tại, qua tổng hợp các văn chiến lƣợc, báo cáo tài chính, các mục tiêu đảm bảo ANTC của công ty chủ yếu hướng tới các định hướng như nâng cao tính thanh khoản của TSNH, cải thiện khả năng thanh toán, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Để đáp ứng các yêu cầu của đảm bảo ANTC, công ty IMC Group trong thời gian gần đây đã có triển khai xây dựng chương trình đảm bảo ANTC ở mức độ cơ bản 100% người được hỏi đều cho rằng công ty có đã và đang xây dựng những phương án giải quyết các vấn đề tài chính, để có được mức độ ANTC cao hơn Các chương trình đảm bảo ANTC hàng năm được công ty xây dựng hướng đến hai mục tiêu chính là để giảm thiểu rủi ro tài chính và ổn định tài chính hiệu quả hơn

Về bộ phận chịu trách nhiệm về hoạt động ANTC trong công ty IMC Group, kết quả khảo sát như hình hình 2.10 cho thấy trên một nửa người được hỏi cho rằng đây là trách nhiệm của Phòng Tài chính – Kế toán 18,2% cho rằng Ban Giám đốc chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát và đƣa ra các quyết định trong về ANTC 27,3% cho rằng công ty hiện chƣa có sự phân công rõ ràng vai trò và trách nhiệm giữa các cá nhân và bộ phận trong việc triển khai các nội dung đảm bảo ANTC

Hình 2.7 Thăm dò bộ phận chịu trách nhiệm về hoat động an ninh tài chính tại công ty IMC Group

Nguồn: Khảo sát của tác giả Nhƣ vậy, có thể thấy hiện Ban lãnh đạo công ty đã có những chỉ đạo và hướng dẫn các bộ phận và cá nhân triển khai trong công tác này Tuy nhiên, công tác quản trị rủi ro nói chung và đảm bảo ANTC nhìn chung đƣợc thực hiện vẫn mang tính chất đối phó ngắn hạn Công ty không thực sự có một bộ phận chuyên trách theo dõi và thực thi các nội dung đảm bảo ANTC Điều này dẫn tới công tác này tương đối kém hiệu quả và mang tính chất phản ứng đột xuất với những rủi ro tài chính mà công ty đang gặp phải, theo đó các giải pháp đƣợc đƣa ra trong những năm gần đây không có tính dài hạn và kế thừa, không giải quyết đƣợc một cách triệt để những rủi ro tài chính mà công ty đã gặp

Hiện tại, với số lƣợng nhân sự trong phòng Tài chính – Kế toán khá mỏng, vì vậy khi đảm nhiệm thêm các công việc liên quan đến ANTC nhƣ:

- Tham mưu Ban giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch, cơ sở pháp lý, quy trình nghiệp vu, tiêu chí ANTC

- Tham mưu giúp Ban Giám đốc trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc áp dụng các biện pháp đảm bảo ANTC đối với công ty

1 Ban giám đốc 2 Phòng Tài chính - Kế toán

3 Bộ phận chuyên trách 4 Không có sự phân công cụ thể

- Trực tiếp tổ chức nhiệm vụ về thu thập thông tin, đánh giá theo phân công của Ban giám đốc

+ Tổ chức nghiên cứu kinh nghiệm, các biện pháp nghiệp vụ ANTC của các công ty trong ngành để đề xuất việc ứng dụng trong hoạt động của công ty

+ Xây dựng chương trình ANTC với 4 bước là: Nhận diện; đo lường và đánh giá; kiểm soát và tài trợ rủi ro tài chính, gây mất ANTC; theo dõi và báo cáo

Vì vậy công tác quản trị rủi ro tài chính và đảm bảo ANTC của công ty còn ở mức sơ khai và theo kinh nghiệm là chính

2.2.2.2 Nhận diện rủi ro tài chính gây mất ANTC

Dựa trên những mục tiêu ANTC đưa ra, công ty đã từng bước nhận diện các rủi ro tài chính có thể gặp phải Kết quả phỏng vấn và khảo sát tại công ty cho thấy, các nội dung công việc như theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ hoạt động của công ty đã phần nào đƣợc thực hiện và ghi nhận một số các kết quả tích cực Qua đó, ban lãnh đạo công ty cũng đã nắm đƣợc một số những rủi ro tài chính hiện tại và tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh

Hình 2.8 Thống kê thăm dò các loại rủi ro tài chính ảnh hưởng tới an ninh tài chính tại công ty IMC Group

Nguồn: Khảo sát của tác giả Hiện tại, công ty sử dụng chủ yếu phương pháp nhận diện rủi ro tài chính thông qua tính toán các chỉ số tài chính dựa trên các nguồn dữ liệu nhƣ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, hồ sơ tài chính nội

Rủi ro lãi suất Rủi ro ty giá hối đoái Rủi ro thanh khoản Rủi ro đòn bẩy tài chính

57 bộ Theo đó, công ty đang nhận thấy có 4 rủi ro tài chính chủ yếu bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá hối đoái và rủi ro đòn bẩy tài chính Đa phần người trả lời đều cho rằng rủi ro thanh khoản là rủi ro phổ biến và có mức độ tác động lớn nhất đến hoạt động kinh doanh hiện nay của công ty, với số điểm đánh giá trung bình là 8,24 Tiếp theo là rủi ro từ biến động lãi suất với điểm trung bình là 7,58 điểm, rủi ro tỷ giá hối đoái 7,18 Và cuối cùng là rủi ro từ đòn bẩy tài chính với 6,52 điểm, cho thấy công ty vẫn đang sử dụng các đòn bẩy tài chính khá tốt

2.2.2.3 Đánh giá mức độ rủi ro ảnh hưởng đến ANTC

Hiện tại, công tác đánh giá các rủi ro tài chính đƣợc thực hiện chủ yếu vào cuối năm kinh doanh, và thường phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm mà chưa có những quy chuẩn nhất định trong đánh giá các rủi ro tài chính mà công ty đang gặp Dựa trên các chỉ tiêu tài chính, ban lãnh đạo công ty đánh giá mức độ ảnh hưởng đến ANTC Các chỉ tiêu đƣợc xem xét nhƣ: a Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn

Hệ số nợ trên tổng nguồn vốn cho biết có bao nhiêu nguồn vốn của doanh nghiệp là từ đi vay, qua đó biết đƣợc khả năng tự chủ tài chính của công ty Năm

2020 hệ số nợ là 0,875 giảm 0,006 lần so với năm 2019, tương ứng với tỷ lệ giảm là 0,7% Năm 2021, hệ số nợ là 0,696, giảm 0,173 lần so với năm 2020, tương ứng với tỉ lệ giảm 19,9% Mặc dù có sự suy giảm nguồn vốn vay, tuy nhiên đây vẫn là hệ số cao Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của công ty chƣa cao

Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn của công ty Đơn vị: Triệu VND

Nợ phải trả 69.008,6 57.294,0 18.232,6 -11.714,6 -17,0 -39.061,4 -68,2 VCSH 9.892,5 8.694,4 7.975,9 -1.198,1 -12,1 -718,5 -8,3 Tổng nguồn vốn 78.901,1 65.988,4 26.208,5 -12.912,7 -16,4 -39.779,9 -60,3

Hệ số VCSH trên tổng nguồn vốn

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty

Hệ số nợ trên VCSH là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp

Nó cho ta biết tỷ lệ giữa hai nguồn vốn (nợ và VCSH) mà doanh nghiệp sử dung để chi trả cho hoạt động của mình Năm 2020 hệ số nợ trên VCSH là 6,590, giảm 0,386 lần, tương ứng giảm 5,5% so với năm 2019 Năm 2021, hệ số nợ trên VCSH là 2,286, giảm 4,3 lần, tương ứng giảm 65,3% so với năm 2020 Điều này thể hiện cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm vẫn nghiêng về nợ phải trả, trong đó tất cả đều là NNH Bảng 2.4 cũng cho thấy VCSH của công ty IMC Group đang có xu hướng chiếm ti trọng lớn hơn trong cơ cấu nguồn vốn Tuy nhiên về mặt giá trị tuyệt đối thì lại không tăng quá nhiều Điều này là do tình hình kinh doanh không thuận lợi, dẫn tới nhu cầu về vốn vay của công ty giảm đi Nhìn chung, hệ số nợ trên VCSH của công ty không đạt đƣợc giá trị kỳ vọng chuẩn mà còn luôn ở mức cao hơn nhiều so với 1 Điều này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty là rất thấp, công ty phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn bên ngoài, gây khó khăn về mặt tài chính và làm gia tăng nguy cơ mất khả năng thanh toán, đe dọa đến ANTC của công ty b Nhóm chi tiêu khả năng thanh toán

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH IMC GROUP TRONG THỜI GIAN TỚI

Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty TNHH IMC Group

3.1.1 Bối cảnh kinh tế- xã hội

Những số liệu từ Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/6 đang cho thấy triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế Việt Nam khả quan, khi tăng trưởng GDP đạt 7,7% trong quý II/2022 so với cùng kỳ năm trước và vượt xa mức dự báo 5,9% từ các tổ chức nghiên cứu Điều này là do hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước đã tăng tốc trong quý thứ 4 liên tiếp và sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động dịch vụ đã dần lấy lại đà tăng kể từ đợt giảm cuối cùng trong quý III/2021 Trong nửa đầu năm 2022, GDP của Việt Nam tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ vào mức tăng 9,7% trong lĩnh vực sản xuất và mức tăng 6,6% trong hoạt động dịch vụ, với mức tăng 4,6% trong quý I/2022

Hình 3.1 Dự đoán tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2022

Nguồn: Ngân hàng UOB, 2022 Các công bố dữ liệu hàng tháng khác cho thấy rằng các hoạt động nhìn chung đã trở lại bình thường khi các biện pháp hạn chế COVID-19 được nới lỏng

87 và việc mở cửa biên giới Theo nhiều tổ chức kinh tế, dữ liệu CPI mới nhất cho thấy áp lực lạm phát có thể đƣợc kiểm soát vì tác động chính liên quan đến giá năng lƣợng trong khi giá thực phẩm vẫn đƣợc kiểm soát ở mức tốt Tuy nhiên, rủi ro gia tăng lạm phát là đáng kể do giá năng lƣợng vẫn đang tiếp tục tăng nhanh và điều này sẽ tác động sang các thành phần còn lại của nền kinh tế Lạm phát tổng thể trong tháng 6 tăng 3,4% so với cùng kỳ, từ 2,8% trong tháng 5, vẫn thấp hơn so với mức mục tiêu 4% của Ngân hàng Trung ƣơng Lạm phát cơ bản trong tháng 6 (loại trừ tăng giá thực phẩm và năng lƣợng) tăng 2% so với cùng kỳ, so với mức 1,6% trong tháng 5 Giống như những tháng trước của năm 2022, giá vận tải trong tháng

6 tăng 21,4% so với cùng kỳ, tiếp nối đà tăng 18,4% trong tháng 5 Trong khi giá thực phẩm trong tháng 6 tăng 2,34 % so với cùng kỳ năm trước, cao gần gấp đôi so với mức 1,3% trong tháng 5

Trở lại với báo cáo vừa công bố, UOB cho rằng mức dự báo chính thức 6,0 - 6,5% sẽ đƣợc điều chỉnh cao hơn, mặc dù những rủi ro, thách thức vẫn hiện hữu Các rủi ro và thách thức bao gồm tác động của xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra ảnh hưởng tình hình địa chính trị, giá năng lượng và lương thực tăng cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng Ngoài ra, chính sách thắt chặt tiền tệ quyết liệt mang tính cục bộ của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) có thể là một rủi ro đến thị trường tài chính tại các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam

Hình 3.2 Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng và chính sách lãi suất Việt Nam

Nguồn: Ngân hàng UOB, 2022 Trong bối cảnh vẫn còn những bất ổn nhƣ xung đột Nga – Ukraine, giá năng lượng và lương thực tăng, sự gián đoạn chuỗi cung ứng, Ngân hàng Nhà nước có thể vẫn tiếp tục giữ ổn định lãi suất chính sách hiện tại để hỗ trợ nỗ lực phục hồi kinh tế, đặc biệt là khi lạm phát vẫn đƣợc kiểm soát trong phạm vi mục tiêu Tỷ giá VND không đứng ngoài xu thế giảm giá của các đồng tiền châu Á từ động thái tăng lãi suất quyết liệt của Fed và lo ngại về sự suy thoái sâu hơn của Trung Quốc Dự báo tỷ giá USD/VND sẽ đạt mốc 23.400 VND/USD trong quý III/2022; 23.500 VND/USD trong quý IV/2022; 23.550 VND/USD trong quý I/2023 và 23.600 VND/USD trong quý II/2023

Sự hồi phục của nền kinh tế trong nước đã tạo điều kiện thúc đẩy sự tăng trưởng trở lại của thị trường nguyên nhiên liệu trong thời gian tới khi các dự án hạ tầng công được triển khai và thị trường xây dựng phát triển Chính phủ đang thực hiện nhiều hơn các chính sách kích thích kinh tế thông qua đầu tƣ công, và nhiều dự án cơ sở hạ tầng sẽ đƣợc đẩy mạnh hơn nữa từ nay đến năm 2025, giúp gia tăng nhu cầu về nguyên nhiên liệu cho xây dựng và hoạt động công nghiệp Cùng với đó, hoạt động sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp FDI đƣợc mở rộng sẽ tạo nhiều tín hiệu tích cực hơn đối với hoạt động kinh doanh của IMC Group Theo các báo cáo thống kê, thị trường nguyên nhiên liệu trong nước trong 2 tháng đầu năm 2022 đã chứng kiến giá nhiều mặt hàng tăng nhanh nhƣ than, xi măng đều đã tăng giá khoảng 10-20% so với thời điểm cuối năm 2021 Bên cạnh đó, chi phí do giá xăng dầu, vận chuyển tăng dẫn tới giá thành các sản phẩm trên thị trường tiếp tục có xu hướng tăng mạnh Hiện giá bán xi măng hiện ở mức 1 - 1,1 triệu đồng/tấn, đã tăng từ 60.000 - 80.000 đồng/tấn Giá các mặt hàng nguyên nhiên liệu tăng là do nhiều các dự án, công trình xây dựng đƣợc triển khai từ đầu năm Bên cạnh đó, giá các mặt hàng nguyên nhiên liệu cho lĩnh vực công nghiệp, xây dựng cũng chịu nhiều tác động từ giá xăng dầu thế giới tăng cao

3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của c ông ty TNHH IMC Group

3.1.2.1 Mục tiêu phát triển của công ty IMC Group

Với phương châm “chất lượng, hiệu quả, năng suất và sự hài lòng của khách hàng”, để có thể phát triển và đứng vững trên thị trường cạnh tranh cao hiện nay, công ty đã xác định những mục tiêu chính nhƣ sau:

- Trở thành công ty hàng đầu về cung ứng nguyên vật liệu, phụ gia cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, khoáng sản và xây dựng trong nước và khu vực Phát triển thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của công ty, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận mang lại doanh thu ổn định cho công ty; nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân sự và đem lại sự hài lòng cho khách hàng

- Mở rộng quan hệ đối tác kinh doanh với các nhà sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu cả thị trường trong và ngoài nước, theo hình thức liên doanh, liên kết để khai thác nguồn hàng, khai thác thế mạnh và kinh doanh các loại hàng hóa nhập khẩu Phấn đấu xây dựng công ty theo hướng phát triển bền vững, dần dần trở thành một doanh nghiệp mạnh theo định hướng thương mại nguyên nhiên liệu cho Công nghiệp - Khoáng sản - Xây dựng

- Nâng cao năng lực thương mại, cung ứng nguyên vật liệu gắn liền với nghiên cứu, tìm kiếm các dự án sản phẩm mới nhằm thực hiện chủ trường đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở phát huy ƣu thế và kinh nghiệm của công ty

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho người lao động Theo đó, công ty đã xây dựng một số chỉ tiêu kế hoạch của công ty đến năm

Bảng 3.1 Chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận Đơn vị: Triệu VNĐ

3.1.2.2 Định hướng phát triển của công ty

Duy trì và giữ cho được các thị trường truyền thống trên cơ sở đảm bảo thanh toán theo thỏa thuận Tích cực tiếp thị tới các công trình xây dựng trong khu vực, kết hợp tiêu thụ các sản phẩm mới

Xây dựng định mức nợ, thường xuyên theo dõi và thông báo kịp thời để khách hàng thanh toán đúng tiến độ Trường hợp vượt hạn mức nợ lập tức dừng ngay việc giao hàng, không để phát sinh thêm

Chấp thuận cho khách hàng đƣợc thế chấp bằng các loại tài sản hợp pháp (Phù hợp với Pháp luật), không chỉ bằng bảo lãnh ngân hàng

Trong một số trường hợp cần thiết giảm giá bán để thu tiền nhanh (Tính toán cho từng khách hàng cụ thể)

Thường xuyên chăm sóc khách hàng, xây dựng chính sách bán hàng thật rõ ràng, minh bạch: Chiết khấu theo doanh số, sản lƣợng và các ƣu đãi khác

Tập trung xây dựng thương hiệu IMC mở rộng thị trường, mạng lưới kinh doanh trong nước và thị trường xuất khẩu

Tăng cường năng lực tài chính doanh nghiệp đảm bảo nguồn vốn đủ mạnh đáp ứng tốt cho hoạt động kinh doanh

Tái cấu trúc các khoản vay theo biến động của thị trường và sử dụng linh hoạt các sản phẩm dịch vụ tài chính của các tổ chức tín dụng nhằm giảm thiểu chi phí tài chính hàng năm, tiết kiệm chi phí đầu tƣ

- Về quản lý điều hành

Khai thác hiệu quả các nguồn lực từ đội ngũ cán bộ, kỹ sƣ, kỹ thuật đến các tài sản công ty đã đầu tƣ

Một số giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại công ty TNHH IMC Group

3.2.1 Chú trọng hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm, mở rộng thị trường, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm

Thực trạng tài chính trong chương 2 đã cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty IMC Group đang rất kém Chịu ảnh hưởng mạnh từ đại dịch Covid-19,

92 doanh số bán hàng của công ty đã sụt giảm nhanh chóng, dẫn tới lợi nhuận năm

2021 bị âm Vì vậy, giải pháp đầu tiên cần phải đƣợc đề cập là đẩy mạnh đƣợc doanh số, nâng cao đƣợc hiệu quả hoạt động bán hàng, từ đó có đƣợc dòng tiền đảm bảo cho các nhu cầu tài chính

Trước hết công ty cần chú trọng vào hoạt động điều tra và nghiên cứu thị trường Hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong việc sản phẩm và dịch vụ của công ty có đáp ứng được nhu cầu thị trường hay không Công ty có thể thực hiện một số các định hướng sau:

- Tuyển dụng nhân sự có năng lực, chuyên môn sâu về nghiên cứu thị trường, có khả năng thu thập thông tin, đánh giá và phân loại thông tin, và tổng hợp thông tin rút ra các kế hoạch, dự án phát triển hoạt động bán hàng Hiện tại, bộ phận chuyên trách liên quan đến hoạch định và đảm bảo ANTC của công ty có 6 người, vì vậy, trong thời gian tới công ty cần tuyển thêm 3 nhân sự nữa để đảm bảo quy mô, năng lực, trình độ để thực hiện tốt các yêu cầu về ANTC của doanh nghiệp

- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường dưới nhiều hình thức có kế hoạch hơn nữa: nghiên cứu kho tài liệu, sách báo, niên giám thống kê, qua hội nghị khách hàng, tổ chức thu hồi thông tin phản ứng từ khách hàng, đi điều tra trực tiếp thị trường… Dựa theo ngân quỹ được phân bổ, công ty nên lựa chọn phương án tối ưu nhất, hiệu quả chi phí tốt nhất, đảm bảo được thông tin đầy đủ Phương án phù hợp nhất hiện tại với công ty là thuê một công ty tư vấn, nghiên cứu thị trường bên ngoài nhƣ Appota Các công ty bên thứ ba nhƣ Appota sẽ hoạch định và lên các kế hoạch phù hợp cho công ty trong việc thu thập và xử lý các thông tin về khách hàng

- Quản lý chặt chẽ các nguồn thông tin về tình hình kinh doanh, bán hàng của công ty, xây dựng đƣợc các báo cáo hàng tháng về kết quả bán hàng của từng sản phẩm Điều này giúp công ty thuận lợi hơn trong việc phân đoạn thị trường với từng sản phẩm kinh doanh với từng nhóm khách hàng

- Công tác dự báo thị trường cần sử dụng triệt để các kết quả của hoạt động nghiên cứu thị trường, và áp dụng các công cụ dự báo định lượng để phân tích xu

93 hướng vận động của thị trường, từ đó giúp công ty định hướng được phương thức và kế hoạch kinh doanh một cách chính xác hơn

Dựa trên các thông tin thị trường thu thập và phân tích, các nhà quản trị của công ty cần thực hiện:

- Nghiên cứu sản phẩm: Phân tích chỉ ra phương hướng phát triển của sản phẩm trong tương lai, xác định khả năng chấp nhận và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Từ những thông tin thu thập được từ khách hàng, đề suất những kiến nghị về nhập mua những dòng sản phẩm mới

- Xây dựng chính sách giá cả: Phải kiểm soát đƣợc các yếu tố chi phí đầu vào, phân tích diễn biến của chi phí cố định và chi phí biến đổi trong tương quan với khách hàng Tiết kiệm và giảm chi phí lưu kho, logistics và chi phí quản lý ở mức tối thiểu và xây dựng các mức giá nào và khối lƣợng tiêu thụ tiềm năng là bao nhiêu để thu hút đƣợc lợi nhuận tối đa

- Xây dựng chính sách truyền thống và xúc tiến: Thực hiện việc tuyên truyền, quảng cáo về hàng hóa và công ty trên các loại phương tiện thông tin đại chúng, và đánh giá về chất lƣợng và tác dụng của mỗi loại hình xúc tiến (quảng cáo,

Trong thời gian tới, thị trường mục tiêu mà công ty vẫn hướng vẫn là các khách hàng doanh nghiệp trong nước, đóng góp tới hơn 80% doanh thu Theo đó, công ty cần hoạch định và triển khai tốt hơn các hoạt động bán hàng của mình trên thị trường theo hướng:

- Tiếp tục khai thác các khu vực thị trường hiện tại, đẩy mạnh công tác marketing và quảng cáo đến khách hàng, nỗ lực hơn trong xây dựng mối quan hệ tốt với công ty và tổ chức lớn trong ngành xây dựng và công nghiệp khoáng sản

- Gia tăng thị phần trên các thị trường mới bằng việc tìm kiếm thêm các đối tác kinh doanh thương mại, hay mở các các văn phòng giao dịch Công ty nên phát triển mạnh hơn hoạt động bán hàng trực tuyến ngay trên chính website của công ty, hoặc thông qua một số trang thương mại điện tử như El Industrial, Foody, Hotdeal, Cungmua, Tiki, Lazada, Shopee, Adayroi,… Trong đó, EI Industrial là nền

94 tảng thương mại điện tử B2B tập trung vào ngành công nghiệp sản xuất và xây dựng

3.2.2 Quản lý chặt chẽ vốn tồn kho, có kế hoạch dữ trữ tồn kho hợp lý

Thực tế những năm gần đây, hàng tồn kho của công ty không nhiều, do đặc trưng của một công ty thương mại, đóng vai trò kết nối giữa nhà sản xuất với khách hàng doanh nghiệp Nhìn chung, mức tồn kho của công ty chỉ dao động ở quanh mức 68 triệu đồng Điều này giúp công ty không chịu nhiều áp lực về chi phí lưu kho, bảo quản Mặc dù vậy, để chuẩn bị cho các giải pháp nâng cao hiệu quả bán hàng và mở rộng thị trường, thì công ty cần lưu tâm tới vấn đề này Với lượng hàng tồn kho thấp thì công ty sẽ khó có thể bảo đảm đƣợc lƣợng hàng dự trữ, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng Vì vậy, thời gian tới các nhà quản trị của công ty cần có những quyết định và kế hoạch liên quan đến nâng cao quy mô hàng tồn kho, nhƣng vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ đƣợc lƣợng vốn tồn kho hiệu quả Với công ty IMC Group, hàng tồn kho chủ yếu là hàng hóa dự trữ Vì vậy, trong quá trình hoạch định lƣợng hàng tồn kho cần phải dựa trên các công cụ, phương thực tính toán và dự báo khoa học Nếu công ty tăng nhanh giá trị hàng tồn kho thì có khả năng sẽ gây ứ đọng vốn, một mặt làm tăng chi phí bảo quản, chi phí lãi vay làm giảm lợi nhuận Bên cạnh đó nếu bảo quản không tốt dẫn đến nguyên vật liệu, hàng hóa giảm chất lƣợng, dẫn tới giá thành giảm, gây thất thoát vốn, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ Vì vậy, việc dự trữ hàng hóa, nguyên vật liệu cần phải dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu thị trường, kế hoạch tiêu thụ từng loại sản phẩm hàng hóa phù hợp với xu hướng tiêu dùng và biến động thời tiết trong năm (đối với một số mặt hàng nhƣ xi măng, xỉ nghiền, tro bay nhiệt điện) Trong một vài trường hợp, khi nguyên vật liêu, hàng hóa tồn kho lâu ngày, công ty có thể áp dụng một số biện pháp để xử lý nhƣ trích lập dự phòng giảm giá tồn kho, tăng cường hoạt động marketing giới thiệu khách hàng mới, khách hàng tìm năng nhằm đẩy mạnh bán ra để thu hồi vốn, đảm bảo khả năng thanh toán của công ty Công ty cần chủ động nguồn cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa thông qua việc tạo dựng mối quan hệ tốt với các công ty đối tác kinh doanh, nhà cung cấp Cấc nhà quản trị cần tính toán cân nhắc ký hợp đồng phải đặt cọc trước tiền hàng cho nhà cung cấp

95 để một mặt, đƣợc cung cấp đầy đủ, kịp thời, nguồn cung cấp ổn định với mức giá hợp lý, tránh được những tác động xấu khi thị trường nguyên liệu biến động mạnh

Ngoài ra, công ty nên lưu ý đến sự biến động của tỷ giá giao dịch được lựa chọn từ việc nhập hàng hóa nguyên vật liệu thích hợp Công ty có thể lưu tâm tới một số những phần mềm quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp nhƣ Base để kiểm soát hàng tồn kho tốt hơn, cũng nhƣ tận dụng đƣợc mạng dữ liệu đƣợc chia sẻ từ các khách hàng của công ty tƣ vấn này

3.2.3 Lựa chọn phương thức bán hàng, thanh toán hợp lý, áp dụng chính sách tín dụng thương mại phù hợp

Một số kiến nghị với Nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Nhà nước vừa là đại diện chủ thể kinh tế - xã hội với vai trò bảo đảm cho hoạt động của nền kinh tế, đồng thời với tƣ cách là chủ thể kinh tế, Nhà nước có thể tham gia vào hoạt động kinh tế cùng với các chủ thể khác Vì vậy, các giải pháp để đảm bảo ANTC của doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ của Nhà nước Cụ thể như sau:

3.3.1 Nhà nước cần tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc huy động nguồn vốn dài hạn Để thực hiện được điều này, Nhà nước cần ban hành các chính sách về tạo vốn Các chính sách này cần phải đảm bảo đƣợc quyền huy động vốn và sử dụng

106 vốn của doanh nghiệp bằng mọi hình thức nhƣ liên doanh, liên kết vay của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, từng bước phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp và của các cá nhân ngoài xã hội Chính sách của nhà nước cần chú trọng đến việc vừa khuyến khích định hướng cho các nước thu hút vốn và cung ứng vốn, vừa tạo sức ép buộc doanh nghiệp phải tự lo lắng và tính toán các biện pháp huy động vốn sao cho vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán, vừa đảm bảo khả năng sinh lời của vốn

Bên cạnh đó, nhà nước cần phải nhanh chóng tạo lập một thị trường tài chính hoàn chỉnh Tạo dựng và phát triển thị trường tài chính ở nước ta là quá trình có tính quy luật của nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, vừa nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về vốn cho mọi cá nhân và tổ chức kinh doanh Ở nước ta hiện nay, vốn lưu chuyển chủ yếu qua hệ thống ngân hàng vì thị trường tài chính chưa hoàn thiện, do đó năng lực huy động vốn và tốc độ chu chuyển vốn của nền kinh tế là rất hạn chế Kinh nghiệm của các nước cho thấy chỉ khi nào hai hình thức lưu chuyển này cùng tồn tại và bổ sung cho nhau thì mới cung cấp đủ lượng vốn cần thiết cho mọi thành viên của xã hội Vì vậy, Nhà nước cần phải nhanh chóng hoàn thiện thị trường tài chính, tạo điều kiện cung cấp vốn cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển Hơn nữa, một thị trường tài chính hoàn chỉnh còn giúp doanh nghiệp có thể thực hiện quản lý tài chính tốt hơn nhƣ quản lý tiền và quản lý rủi ro (chủ yếu là rủi ro về tỷ giá)

3.3.2 Tiếp tục hoàn thiện các chế tài về xử lý vi phạm trong quản lý kinh tế

Hiện nay, cơ chế luật định liên quan đến thi hành các nghĩa vụ hợp đồng kinh tế còn nhiều mặt yếu kém; các chủ thể kinh tế chấp hành không nghiêm các khoản cam kết trong hợp đồng nhƣng việc áp dụng các luật định trong giải quyết nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể ít đƣợc sử dụng Vì vậy, hệ thống pháp luật kinh tế phải tiếp tục được hoàn thiện theo hướng nâng cao tính nghiêm minh trong thực thi các cam kết, trong thực hiện hợp đồng kinh tế giữa các chủ thể với nhau Nếu các cam kết trong hợp đồng đƣợc các chủ thể chấp hành nghiêm, nếu những vi phạm về những cam kết đƣợc xử lý thông qua pháp luật chắc chắn tình trạng nợ quá hạn, tồn đọng trong doanh nghiệp đƣợc ngăn ngừa, đƣợc giải quyết kịp thời có hiệu quả

Mặt khác, tiếp tục hoàn thiện và ban hành chính sách theo hướng ràng buộc trách nhiệm của người quản lý, điều hành doanh nghiệp với việc để phát sinh nợ phải thu khó đòi Chừng nào các nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp không có sự ràng buộc chặt chẽ vì trách nhiệm trong các quyết định của mình thì các khoản nợ tồn đọng vẫn tiếp tục phát sinh và ứ đọng dần lên bảng cân đối kế toán

3.3.3 Nâng cao năng lực của tòa án và hiệu lực thi hành án

Trong các hợp đồng kinh tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp thích hơn trong việc quy định chặt chẽ điều khoản thanh toán và nếu khách hàng thanh toán muộn sẽ bị phạt lãi trả chậm Tuy nhiên trên thực tế vẫn có một số khách hàng không thực hiện nghiêm túc theo các điều khoản đã cam kết với doanh nghiệp là do chế tài pháp luật xử phạt còn chưa nghiêm Nhiều trường hợp trong tranh chấp, mặc dù có sự phán quyết của toà án, xong khách hàng viện dẫn nhiều lý do để không thực hiện thanh toán nợ ngay, gây rủi ro tài chính cho người bán hàng Điều này thể hiện việc thực thi pháp luật của một số doanh nghiệp chƣa đƣợc nghiêm túc trong khi khi đó việc giải quyết, thi hành tòa án vẫn còn khá chậm trễ gây bất lợi cho doanh nghiệp Thiết nghĩ việc hoàn thiện các chế tài để xử lý vi phạm trong quản lý kinh tế, tài chính là hết sức cần thiết để đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp, các chủ thể trong nền kinh tế, đồng thời cũng góp phần làm giảm số nước, thu tồn động của các doanh nghiệp

3.3.4 Xây dựng mô hình xử lý nợ phải thu khó đòi phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay Đối với nợ phải thu quá hạn thì ngoài việc doanh nghiệp trích lập dự phòng nợ phải thu quá hạn theo quy định của Nhà nước thì một biện pháp quan trọng trong công tác quản lý vốn của doanh nghiệp đó là bán khoản nợ này cho công ty mua bán nợ Hiện nay Việt Nam đã có công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) Gần đây cũng đã có một số ngân hàng thương mại thành lập AMC là nơi chuyên xử lý nợ phải thu quá hạn của những ngân hàng này, tuy nhiên kết quả đạt đƣợc vẫn còn khá nhỏ bé Chính vì vậy, trong giai đoạn tới, Việt Nam nên lựa chọn mô hình xử lý nợ hỗn hợp trong đó phương thức xử lý nợ tập trung (theo mô hình DATC để xử lý những khoản nợ tồn đọng có liên quan đến vốn Nhà nước như hiện nay) giữ vai trò

108 chủ đạo là cần thiết nhƣng bên cạnh đó cũng cần chuẩn bị những điều kiện cần thiết tạo điều kiện cho thị trường buôn bán nợ được hình thành phát triển

Ngày đăng: 20/11/2024, 21:59