1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu lời chào của người việt và so sánh với lời chào của người pháp

5 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 274,57 KB

Nội dung

NGHIÊN CỨU LỜI CHÀO CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ SO SÁNH VỚI LỜI CHÀO CỦA NGƯỜI PHÁP A STUDY ON VIETNAMESE GREETINGS AND COMPARED TO FRENCH GREETINGS SVTH: LƯƠNG NGỌC HOÀN Lớp: 05CNP03, Trường

Trang 1

NGHIÊN CỨU LỜI CHÀO CỦA NGƯỜI VIỆT

VÀ SO SÁNH VỚI LỜI CHÀO CỦA NGƯỜI PHÁP

A STUDY ON VIETNAMESE GREETINGS

AND COMPARED TO FRENCH GREETINGS

SVTH: LƯƠNG NGỌC HOÀN

Lớp: 05CNP03, Trường Đại học Ngoại ngữ

GVHD: LÊ VIẾT DŨNG

Khoa Tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ

TÓM TẮT:

Văn hóa chào hỏi là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống văn hóa của mỗi dân tộc Đặc biệt đối với ngườiViệt thì nó còn đóng vai trò đánh giá con người Chính vì vậy mà người Việt có rất nhiều cách chào hỏi khác nhau Bài báo cáo nghiên cứu cách chào hỏi của người Việt, và

so sánh với cách chào hỏi của người Pháp

SUMMARY:

Greeting culture is one of the most important aspects in cultural life of each nation Especially,

to the Vietnemese it plays an important role in evaluating human manners Therefore, there are many different ways of greeting together in our country Hence,this research aims at the study of Vietnamese greetings compared to French ones

1 Lý do chọn đề tài

Người Việt ta từ xa xưa đã nói: « Lời chào cao hơn mâm cỗ », đây là một câu nói thấm đẫm văn hóa Việt và nó đã được lưu truyền đến tận nay.Câu nói hàm ý mâm cỗ là thứ quan trọng, nhưng đối với người Việt lời chào hỏi còn quan trọng hơn Lời chào hỏi rất quan trọng, rất tình nghĩa, còn quý hơn cả việc mời nhau đến ăn uống tiệc tùng Dù là mâm cao cỗ đầy nhưng nếu thiếu đi một lời chào thì mâm cỗ đó cũng không còn giá trị nữa Điều này cho thấy văn hóa chào hỏi đã trở thành một thứ văn hóa không thể thiếu của người Việt

Văn hóa chào hỏi là một thứ văn hóa mà qua đó ta có thể đánh giá được trình độ dân trí, văn minh của một cộng đồng, một dân tộc Mỗi quốc gia dân tộc có những văn hóa chào hỏi khác nhau Chính điều đó đã làm nên sự đa dạng về phong tục tập quán riêng đặc trưng của mỗi quốc gia Đặc biệt trong thời đại ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã làm hẹp đi khoảng cách Đông Tây, ta càng nhận ra văn hóa chào hỏi chính là một phần không thể thiếu trong tổng quan nền văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc Ngày nay, trong thế giới của công nghệ, của máy móc thì một lời chào, một lời hỏi thăm giúp ta có cảm giác thân thiện hơn, gắn bó với nhau hơn Đó cũng chính là lý do em muốn tìm hiểu sâu hơn về: Lời chào của người Việt

2 Cơ sở lý luận

Văn hóa chào hỏi là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống văn hóa của mỗi dân tộc Đặc biệt đối với các quốc gia phương Đông vốn chịu ảnh hưởng của Nho giáo, Khổng Mạnh, thì văn hóa chào hỏi lại càng được coi trọng hơn Cũng giống như các quốc gia trong khu vực, người Việt Nam rất coi trọng văn hóa chào hỏi Theo người Việt, qua văn hóa chào hỏi ta có thể đánh giá được trình độ dân trí, văn minh của một cộng đồng dân cư, một quốc gia dân tộc

Văn hóa chào hỏi của người Việt được xây dụng trên cơ sở hàng ngàn năm văn hiến với cái nôi là nền nông nghiệp lúa nước, đến nay nó đã có một bề dày lịch sử Một thứ văn hóa chào hỏi rất sinh động phong phú, nhưng cũng rất đỗi mộc mạc chân chất của những người nông dân chân lấm tay bùn Lời chào của người Việt cũng vì thế mà rất linh hoạt , không nhất

Trang 2

thiết phải có từ chào mới được coi là lời chào Đối với họ khi gặp nhau thì mỗi ánh mắt, cử chỉ, vẻ mặt và lời nói đều thể hiện “ sự chào hỏi” Mọi lời chào của người Việt đều mang tính chất hỏi thăm thể hiện sự quan tâm của đến mọi người sống trong cộng đồng

3 Nội dung

3.1 Những lời chào đơn giản:

Khác với các ngôn ngữ khác, tiếng Việt có nhiều cách gọi khác nhau để chỉ ngôi thứ nhất (con, cháu, em…) cũng như ngôi thứ hai (cô, dì, chú…) Đặc biệt người Việt rất coi trọng trật tự trong xã hội, vì vậy những lời chào thường có các đại từ nhân xưng để nhấn mạnh hơn các trật tự này

3.1.1 Lời chào của người dưới với người trên:

Trong giao tiếp không đối xứng giữa người trên và người dưới thì thường người dưới

là người đưa ra lời chào trước Người dưới đưa ra lời chào với người trên thể hiện sự kính trọng đối với người trên Người Việt cho rằng nếu người dưới gặp người trên mà không chào

là người thiếu lễ độ, thiếu sự dạy dỗ chỉ bảo của gia đình

Trong trường hợp này, người Việt thường chào theo cách sau:

Đại từ nhân xưng chỉ người nói + CHÀO + Đại từ nhân xưng chỉ người nghe

Ex: Em chào chị

Cháu chào bác

Đôi khi trong cách chào này người Việt thường thêm phụ từ “ạ” để thể hiện rõ hơn sự kính trọng, sự lễ phép của người nói với người nghe

Ngoài ra để chào người trên, người Việt còn có cách chào đơn giản hơn nhưng vẫn giữ nguyên sự kính trọng của người nói với người nghe:

Đại từ nhân xưng chỉ người nói + Ạ

Ex: Bác ạ

Ông ạ

Cách chào này thường được dùng thể hiện sự thân mật hơn cách chào trên Đi kèm với cách chào này thường người chào sẽ cúi đầu

3.1.2 Lời chào giữa những người ngang bằng nhau

Giữa những người ngang bằng nhau về tuổi tác, về địa vị xã hội, lời chào có phần đơn giản hơn so với lời chào của người bề dưới với người bề trên Nhưng không vì thế mà lời chào giữa những người ngang bằng nhau kém phần lịch sự hơn Để chào những người ngang bằng với mình, người Việt thường dùng lời chào theo cách:

đại từ nhân xưng chỉ người đối diện

CHÀO + nghề nghiệp, chức vụ của người đối diện

tên người đối diện

Ex: Chào anh

Chào bác sĩ

Chào Hương

3.1.3 Lời chào của người trên với người dưới

Như đã nói ở trên, người Việt rất coi trọng thứ bậc trong xã hội Khi gặp nhau thì người dưới phải đưa ra lời chào trước Nhưng khi được người dưới chào mà người trên không đáp lại thì sẽ bị cho là kẻ hách dịch, khinh thường người khác Người trên có thể đáp lại bằng cách gật đầu hoặc chào lại:

CHÀO + đại từ nhân xưng chỉ người đối diện

Ex: Chào cháu

Chào em

3.2 Một số câu hỏi mang tính chất như lời chào

Trang 3

Trong tiếng Việt từ “ chào” thường đi với từ “hỏi” Khi gặp nhau người Việt thường hỏi han nhau thay cho câu chào Những lời chào đơn giản đôi khi chỉ mang tính chất xã giao thông thường Để thể hiện sự quan tâm của bản thân người hỏi đối với người đối diện ta có một số câu hỏi dùng làm lời chào Những câu hỏi hoàn toàn không cần câu trả lời:

Anh (chị, bác, cô…) đi đâu đấy?

Bác (anh, chị, cô…) đã ăn cơm chưa?

Bác (anh, chị, cô…) có khỏe không?

Những câu hỏi thay cho lời chào ban đầu chỉ là hỏi để có thông tin, dần dần trở thành thói quen Người ta hỏi mà không cần câu trả lời và hoàn toàn hài lòng với những câu “trả lời” kiểu: “Tôi đi đằng này một cái” hoặc trả lời bằng cách hỏi lại: Cụ đang làm gì đấy? và đáp lại bằng: Vâng, bác đi đâu đấy

Những lời chào hỏi này thường xuất hiện trong những giao tiếp tự do, và giữa những người quen biết thân thuộc

3.3 Lời chào và người Việt trẻ

3.3.1 Một số lời chào mới của người Việt trẻ

Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, khoảng cách giữa Phương Đông

và phương Tây ngày càng được thu hẹp, với những giao lưu ảnh hưởng qua lại lẫn nhau Chính vì vâỵ, ngoài những cách chào đã được nêu trên giới trẻ còn có thêm những câu chào,

vốn có nguồn gốc từ các ngoại ngữ khác:

Hi, Hello, Bonjour…

3.3.2 Thái độ của người trẻ với lời chào

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta ngày càng ít gặp hơn những lời chào, những lời hỏi thăm, thậm chí cả những nụ cười thay cho lời thăm hỏi cũng không còn thấy nhiều nữa Thanh thiếu nhi, nhi đồng ra đường gặp người lớn rõ ràng là quen biết, đáng tuổi cha mẹ mình mà không chào hỏi gì cả Điều này phải nói trách nhiệm của các bậc phụ huynh Trong cuộc sống bộn bề bao lo toan, các bậc phụ huynh đôi khi lãng quên, không nhắc nhở con em mình cách chào hỏi Trong 1 diễn đàn về gia đình, một người mẹ bày tỏ thái độ đối với lãng quên nhiệm vụ chào hỏi của các em học sinh Chị viết: “Những lần đưa đón con ở cổng trường, tôi thấy rất ít học sinh biết chào hỏi khi gặp bố mẹ Điều này lại được các bậc phụ huynh cho là bình thường, mà không hề nhắc nhở, dạy bảo con em mình Dần dần, trẻ sẽ có

Ông bà ta đã từng dạy : “ Tiên học lễ , hậu học văn “ , “ Lời chào cao hơn mâm cỗ “ Tiếc thay , khá nhiều phụ huynh đã không để ý đến điều tưởng như rất đổi bình thường ấy”

Những tưởng chỉ có những em nhỏ mới lãng quên nhiệm vụ chào hỏi với người lớn, ngay cả những người lớn khi ra đường hay vào công sở cũng quên mất nhiệm vụ chào hỏi những người lớn tuổi hơn mình Có không ít chị em đến cơ quan bước qua cổng ra vào mắt nhìn thẳng, mặt lạnh lùng, không lạnh lùng thì ríu rít nói chuyện mà không thèm để ý đến ông thường trực tóc bạc trắng đang ngồi ở phòng thường trực Thiết nghĩ nếu các chị đứng lại dù chỉ một phút để chào ông thường trực thì đâu có mất mát gì đâu mà ngược lại còn được tôn trọng của ông và những người xung quanh nữa Dân gian ta có câu: kính già già để tuổi cho

Ngoài ra có nhiều trường hợp chào theo kiểu chào lấy lệ Lời chào cộc lốc cợt nhả, thiếu nghiêm túc: Hê lô đại ca, chào người đẹp, chào em cô gái Lam Hồng Điều này không nên chút nào Vì lời chào thì phải thật lòng, tự nguyện, xuất phát từ đạo lý, từ sự kính trọng đối với người đối diện Khi chào nên đi kèm theo nét mặt tươi vui, nụ cười niềm nở

Nhiều người trẻ có cái nhìn thiếu đúng đắn với lời chào của dân tộc mình Trong blog của mình, một người Việt trẻ có viết: “lời chào trong tiếng Việt nó rất phong phú và linh hoạt,

Trang 4

nhiều khi thay cho câu chào thì người ta lại dùng một câu hỏi, hỏi mà không cần có câu trả lời đúng vào cái nội dung cần hỏi, tỉ như "Bác đi đâu đấy?", hoặc là "Bác ăn cơm chưa?", chẳng biết mình ăn rồi hay chưa ăn thì liên quan gì đến cái người hỏi nhỉ, hay là định mời mình đi ăn đây? Chính vì cái kiểu hỏi này mà nhiều khi khó trả lời.” Họ không có cái nhìn thật đúng đắn

và toàn diện về lời chào của người Việt, không hiểu vì sao lại có lời chào như vậy “Lời chào tiếng Việt nó phức tạp như thế nên lớp trẻ bây giờ cứ lấy tiếng Tây ra mà chào cho nó tiện” đó

là quan niệm của không ít người Việt trẻ

Người Việt trẻ vẫn chưa có một cái nhìn hoàn toàn đúng đắn về lời chào Thêm vào đó, thiếu đi sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo của người lớn tuổi, người Việt chưa hoàn toàn ý thức được ý nghĩa tốt đẹp của lời chào

3.4 So sánh đối chiếu một số lời chào của tiếng Pháp và tiếng Việt

Đối với tiếng Pháp, lời chào đơn giản nhất, đúng nhất, và thường được người Pháp dùng nhiều nhất khi ra đường, gặp bạn bè hay một ai đó: Bonjour Đây là lời chào chung cho mọi đối tượng

Ex : Bonjour, monsieur / madame/ mademoiselle

Trong tiếng Việt, đối với mỗi đối tượng , người Việt đưa ra 1 kiểu lời chào khác nhau

mà không có lời chào chung cho mọi đối tượng

Cũng giống như người Việt, đôi khi người Pháp thêm chức vụ của người trong giao tiếp để tăng thêm sự tôn trọng với người nghe

Ex: Bonjour, monsieur le directeur

Kính chào ngài giám đốc

Nếu người Việt không có cách chào gắn liền với các thời điểm trong ngày thì người Pháp lại ngược lại, họ có những lời chào khác nhau vào các thời điểm khác ngau trong ngày

“Bonjour” được dùng chào vào buổi sáng và buổi chiều Để chào một người quen vào buổi tối, người Pháp dùng lời chào “Bonsoir” Và “Bonne nuit” khi đi ngủ

Đối với bạn bè thân thuộc hay người thân trong gia đình, người Pháp dùng những lời chào thân mật hơn suồng sã hơn:

Bonjour, Pierre / Isabelle

Salut

Coucou

Salut tout le monde

Để thể hiện sự quan tâm đến nhau, cũng giống như người Việt, Người Pháp dùng những câu hỏi ngắn gọn kèm theo lời chào: chào hỏi

Trong tiếng Việt, khi đã thân thiết người Việt mới chào bằng cách hỏi Lời chào thông thường chỉ mang tính chất xã giao thông thường Hỏi mới chính thức biểu thị sự quan tâm, làm tăng thêm tình thân mật, gần gũi Đối với người Pháp, ngay từ lần gặp đầu tiên, đã đưa ra lời chào: “bonjour, comment allez-vous?”

Không giống như người Việt Nam, thường hỏi nhau: bác đi dâu đấy? Bác ăn cơm chưa? Người Pháp thường hỏi thăm sức khỏe của nhau, những tin tức mới (người lâu ngày gặp lại nhau)

Người Pháp dùng tiếng Pháp trang trọng (français plus formel) với một người chưa quen biết, hoặc ít quen biết, nhiều tuổi hoặc trong công việc Ngôi nhân xưng : Vous (ông, bà, ngài) để bày tỏ sự kính trọng

Comment allez-vous?

Vous allez bien?

Ngôi nhân xưng: Tu (bạn, em, anh…) được dùng trong trường hợp bạn bè thân mật, trong gia đình, hoặc giữa đồng nghiệp (français plus familier):

Trang 5

Comment vas-tu?

Comment ça va?

Tout va bien?

Ça va?

Salut, quoi de neuf?

“Bonne journée” (chúc bạn một ngày tốt lành) được người Pháp sử dụng sau khi kết thúc cuộc đối thoại Ngược lại người Việt không có cách chào hỏi này

Cách chào hỏi của người Việt và người Pháp có nhiều điểm giống nhau và khác nhau Nhưng tất cả đều biểu thị sự tôn trọng đối với người đối diện trong giao tiếp Nếu hiểu được những nét văn hóa truyền thống của mỗi đất nước sẽ có một cách hiểu rõ ràng hơn, sâu sắc hơn văn hóa chào hỏi của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Những tình huống hiểu lầm sẽ ít xảy ra hơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tiếng Việt:

[1] Hội ngôn ngữ học Việt Nam,1993, Việt Nam Những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa, Hà Nội [2] Hội ngôn ngữ học Việt Nam, 1999, Ngữ học trẻ’99, Nhà xuất bản Nghệ An, Nghệ An [3] Shirley Baldwin & Sarah Boas, biên dịch: Nhân Văn,2004, Đàm thoại tiếng Pháp trong 7

ngày, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh

Tiếng Pháp:

[4] Cidalia Martins, Jean-Jacques Mabilat, Conversations pratiques de l’oral, Didier, Paris,

France

Trang Web:

[5] http://www.nguyen-family.ws

[6] http://www.caimon.conggiao.net

[7] http://www.cinet.vn

[8] http://www.diendan.nguoihanoi.net

[9] http://www.vietnet.no

Ngày đăng: 29/06/2014, 10:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w