1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Thiết Kế, Sử Dụng Hệ Thống Bài Tập Theo Hướng Tiếp Cận Pisa Trong Dạy Học Chương Oxi - Lưu Huỳnh Chương Tốc Độ Phản Ứng Và Cân Bằng Hóa Học - Hóa Học 10 Trung Học Phổ Thông

154 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế, sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học chương Oxi - Lưu huỳnh, chương Tốc độ phản ứng và Cân bằng hóa học - Hóa học 10 Trung học phổ thông
Tác giả Đặng Thị Thu Hương
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Trung Ninh
Trường học Trường Đại học Sư phạm Huế, Đại học Huế
Chuyên ngành Giáo dục học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Thừa Thiên Huế
Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 9,35 MB

Nội dung

Thiết kế hệ thống bài tập hỏa học chương oxi ~ lưu huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học ~ Hóa học 10 THPT theo hướng tiếp cận PISA.... “Trong dạy học bộ môn Hóa học, ngoài v

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHAM

DANG TH] THU HUONG

THIET KE, SU DUNG HE THONG BAI TAP THEO HUONG

TIẾP CAN PISA TRONG DAY HQC CHUONG OXI - LUU HUYNH,

CHƯƠNG TÓC ĐỘ PHAN UNG VA CAN BANG HOA HQC

~ HÓA HỌC 10 TRUNG HỌC PHO THONG

LUẬN VĂN THẠC SY GIAO DUC HOC Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học

Mã số: 60.14.01.11

Thừa Thiên Huế, năm 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRUONG DAI HQC SU PHAM

DANG TH] THU HUONG

THIET KE, SU DUNG HE THONG BAI TAP THEO HUGNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG OXI - LƯU HUỲNH, CHƯƠNG TÓC ĐỘ PHAN UNG VA CAN BANG HOA HOC

~ HÓA HỌC 10 TRUNG HỌC PHÔ THÔNG

LUẬN VĂN THAC SY GIAO DUC HOC Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học

Mã số: 60.14.01.11

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Trung Ninh

'Thừa Thiên Huế, năm 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bổ

trong bat kì một công trình nào khác

Ho tên tác giá

Đặng Thị Thu Hương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tó lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Trần

‘Trung Ninh, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tân tinh để em hoản thành luận văn,

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong chuyên ngành Lý luận và Phương pháp day học bộ môn Hóa học, khoa Hóa học, trường Đại học Sư phạm Huế đã nhiệt tỉnh giảng day và giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện luận

văn

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo va toàn thể các

em học sinh trường THPT Nguyễn Đình Chiêu, huyện Phong Điền, T.T Huế và trường THCS & THPT Hà Trung, huyện Phú Vang, T.T Huế và cảm ơn sự giúp đỡ

của thầy Huỳnh Văn Lâu và cô Nguyễn Thị Diệu Hương đã tạo điều kiện để em có

thể hoản thảnh luận văn nảy

Em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên và tạo

điều kiện tốt nhất để cm hoàn thành luận văn

Luận văn được hoản thành không tránh khỏi những thiểu sót, em rất mong sự góp ý của quý Thấy, Cô giáo để em có những điều chinh, rút kinh nghiệm và cố

gắng hơn nữa trong công việc và học tập của mình sau nảy

Em xin chân thành cảm ơn!

Thừa Thiên Huế, ngày Ú7 thắng 9 năm 2016

Hoc viên

DANG TH] THU HUONG

Trang 5

Loi cam on iti

3.2.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tải + nee 12

3.2.2 Tìm hiểu về chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA của OECD 13

3.2.3 Điều tra, đánh giá thực trạng của việc sử dụng hệ thống bài tập ở trường

3.2.4 Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình chương oxi - lưu huỳnh, chương

tốc độ phân ứng và cân bằng hỏa học - Hỏa học 10 THPT sao l3

3.2.5 Thiết kế hệ thống bài tập hỏa học chương oxi ~ lưu huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học ~ Hóa học 10 THPT theo hướng tiếp cận PISA 13 3.2.6 Nghiên cứu, để xuất cách sử dung hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA

vào dạy học chương oxi - lưu huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Trang 6

§ KHÁCH THẺ VÀ ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 14

7.3 Phương pháp xử lý thống kê toán học cu ¬ -

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẠP TRONG DẠY HỌC:

1.1.1 Khái niệm bải tập hóa học - er: seven 16

1.1.2 Ý nghĩa của việc sử dụng bài tập hóa học trong dạy học Hóa học ở trường

1.1.3.3 Bài tập định hướng phát triển năng lực (Tiếp cận PIS4) 18 1.2 CO SO LY LUAN VE VIEC XAY DUNG BAI TAP HOA HOC C MỚI

Trang 7

1.2.1 Ý nghĩa của việc xây dựng các bài tập hóa học mới 19

1.2.2 Một số định hướng trong việc xây dựng bải tập hóa học mới 19 1.3 TIM HIEU VE CHUONG TRINH DANH GIA HỌC SINH QUOC TE

1.3.4.1 Nang hee doc hiéu phé thông (Reading literacy) sees 22 1.3.4.2 Nang lực toán học phổ thông (Mathematical literac)) 2 1.3.4.3, Nang lực khoa học phổ thông (Seience literac)) oe 2

1.3.6.1 Các kiểu câu hỏi được sử dụng 3 24

1.2.8 Tác động của PISA đến giáo dục các nước a sce Ml

14 THUC TRANG VIEC SU DUNG BAL TAP TRONG DAY HOC CHUONG OXI - LUU HUYNH, CHƯƠNG TOC ĐỘ PHAN UNG VÀ CÂN

1.4.6 Kết quả và đánh giá kết qua diéu tra = 26

Chuong 2: THIET KE VA SU DUNG HỆ THONG BAI TAP THEO HUONG TIẾP CAN PISA TRONG DAY HQC CHƯƠNG OXI - LƯU HUỲNH,

Trang 8

CHƯƠNG TOC ĐỘ PHAN UNG VÀ CAN BẰNG HÓA HỌC - HÓA HỌC 10

2.1 PHAN TÍCH NỘI DUNG, CÁU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH CHƯƠNG OXI

~ LƯU HUỲNH, CHƯƠNG TÓC ĐỘ PHÁN ỨNG VÀ CÂN BẢNG HÓA

2.1.1 Mục tiêu cơ bản của chương oxi — lưu huỳnh, chương tốc độ phán ứng và cân

3.1.1.1 Mục tiêu cơ bản của chương oxi — lưu huỳnh so —

3.1.1.2 Mục tiêu cơ bản của chương tắc độ phản ứng và cân bằng hóa học 29

2.1.2 Cấu trúc nội dung chương oxi - lưu huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân

3.1.2.1 Cấu trúc nội dung chương oxi — lưu huỳnh 30

3.1.2.2 Cầu trúc nội dung chương tốc độ phản ứng và cân bằng hỏa học 3 2.2 THIET KE HE THONG BAI TAP THEO HUONG TIEP CAN PISA

CHƯƠNG OXI - LƯU HUỲNH, CHUONG TÓC ĐỘ PHAN UNG VA CÂN

3.2.1.1 Cơ sở mm Tre - — nner

32

3.2.3.2 Nguyên tắc

2.2.2 Quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cin PISA

2.2.2.1 Lựa chọn đơn vị kiến thức

2.3 HE THONG BAI TAP THEO HUONG TIEP CAN PISA CHUNG OXI

~ LƯU HUỲNH, CHƯƠNG TÓC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA

Trang 9

2.4, SU DUNG HE THONG BÀI TẬP THEO HƯỚNG TIẾP CAN PISA

CHUONG OXI - LUU HUYNH, CHUONG TÓC DO PHAN UNG VA CAN

3.1 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 83

3.2.1 Lựa chọn địa bản, đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm 8

3.2.1.2 Thời gian thực nghiệm si phạm a se 3.2.1.3 Kiểm tra mẫu trước thực nghiệm ` i seca

3.2.1.4, Lua chon giéo vién thực nghiệm HH 84

3.2.3, Chuân bị cho thực nghiệm sư phạm “ 85

3.3 KET QUA THỰC NGHIEM SU’ PHAM

3.3.1 Kết quả các bài dạy thực nghiệm sư phạm

3.3.1.1 Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm

3.3.2 Xử lí thông kê kết quả thực nghiệm sư phạm 92

3.3.2.1 Mô tả dữ liệu H.218/73365 200.8 = sca

3.3.3 Đánh giá, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

3.3.3.1 Phân tích kết quả về mặt định tỉnh

Trang 10

3.3.3.2 Phân tích kết quả về mặt định lượng 96

Trang 11

NHỮNG CỤM TỪ VIET TAT

6 | OECD | Organization for Economic Co-operation and Development

7 | PISA Programme for Intemational Student Assessment

Trang 12

ĐANH MỤC CÁC BẰNG BIEU

Bảng L1 _ | Nội đung đánh giá của PISA qua các ki 3

Chương trình chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa

học

Bang 3.1 ‘Thong kê sô HS tham gia thực nghiệm đê tài 84

Phân phối tân suất số học sinh theo điểm bài kiếm tra

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Đường lũy tích bài kiểm tra lần 1 của trường THPT

Nguyễn Đình Chiểu Đường lũy tích bài kiêm tra lần 2 của trường THPT

Trang 14

MO DAU

1, LY DO CHON DE TAL

“Theo Luật giáo dục công bố năm 2005, Diéu 28.2 có ghi “Phương pháp dạy học phô thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phủ

hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bỗi dưỡng phương pháp tự học, khả

năng làm việc theo nhóm, rên luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Đổi mới giáo duc doi hỏi nhà trường không chỉ trang bị cho HS những kién thức đã có của nhân

loại mà còn phải bồi đưỡng, hình thành ở HS tính năng động, óc tư duy sáng tạo và

kỹ năng thực hành áp dụng, tức là đào tạo những người lao động không chỉ có kiến thức mà phải có năng lực hành động, kỹ năng thực hành

Hóa học là một nhánh của khoa học tự nhiên, là một môn khoa học rất quan

trọng Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tứ, phân tử vả các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó Hóa học phát triển từ giả kim thuật và

được thực hành từ hàng ngàn năm trước Cho tới bây giờ Hóa học đã phát triển rắt mạnh mẽ và đem lại rất nhiễu lợi ích trong cuộc sống hằng ngảy và trong sản xuất

Vậy việc học và ứng dung Hóa học trong đời sống là rất can thiết Do đó cân có

những bài tập có ý nghĩa thực tiễn trong các bải dạy cũng như kiểm tra - đánh giá

để nâng cao chất lượng đạy và học bộ môn Hóa học

PISA la chương trình đánh giá HS quốc té do OECD tổ chức định kỳ 3 năm một

Jan, là cuộc khảo sát duy nhất đánh giá kiến thức và kỹ năng của HS ở độ tuổi 15 Giáo dục Việt Nam đặt dấu ấn quan trọng khi lần đầu tiên đăng ký tham gia PISA

chu ky 2012, chính thức trở thành thành viên của PISA OECD từ tháng 11 năm

2009 Mục tiêu tổng quát của chương trình PISA nhằm kiểm tra xem, khi đến độ

tuôi kết thúc giáo dục bắt buộc, HS đã được chuẩn bị đề đáp ứng các thách thức của

cuộc sống sau này ở mức độ nào Nội dung đánh giá của PISA hoàn toàn được xác định dựa trên các kiến thức vả kỹ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai, không dựa vào nội dung các chương trình giáo dục quốc gia Theo nhận định của nhiễu chuyên gia PISA được đánh giá là chương trình khảo sắt tin cậy về năng lực của HS

Trang 15

“Trong dạy học bộ môn Hóa học, ngoài việc truyền đạt các kiến thức lý thuyết thì việc sử dụng các bài tập có định hướng PISA hay có tính thực tiễn sẽ giúp HS có hứng thú, đam mê và yêu thích môn học, tử đó nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời trang bị kiến thức và kỹ năng cẩn thiết cho các em Tuy nhiên việc sử dụng bài thập theo định hướng PISA hiện nay ở các trường THPT vẫn chưa được phổ biến

Với những lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài: “Thiết kế, sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học chương oxi ~ lưu huỳnh, chương tốc

độ phản ứng và cân bằng hóa học - Hóa học 10 Trung học phổ thông”

2 LỊCH SỬ: NGHIÊN CỨU

Cho tới nay có nhiều công trình nghiên cứu, sách, luận văn, liên quan đến việc

sử dụng bài tập định hướng PISA trong dạy học như:

~ Nguyễn Thị Phương Hoa: “Chương rrình đánh giá HS quốc tế (PISA) (Muc

đích, tiến trình thực hiện, các kết quả chính ", Tạp chỉ Khoa học Đại học Quốc gia

Hà Nội số 25/2000

~TS Cao Cu Gide (2009), “Thiét kể và sử dụng bài tập thực nghiệm trong day

và học hóa hoc", Nxb Giáo dục Việt Nam

~ PGS.TS Nguyễn Xuân Trưởng (2009), “Sứ dụng bài tập trong dạy học Hóa

học ở trưởng phỏ thông ”, Nxb ĐH Sư Phạm Hà nội

~ Nguyễn Thị Phương Hoa, Vũ Thị Kim Chi,

trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) (Mục đích, tiền trình thực hiện, các kết qua chính) ", Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Ngoại ngữ 25 (2009)

Nguyễn Thùy Linh: “Chương

~— Nguyễn Ngọc Sơn: “Góp phản tìm hiểu về chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PIS4) ", Tập san Giáo dục = Đảo tạo số 3/2010

~ Nguyễn Sơn Hà: Khai thác tiêu chuẩn của PISA nhằm rèn luyện khả năng toán

học hóa “Rên luyện /1S trung học phổ thông khả năng toán học hỏa theo tiêu chuẩn

‘ap chi Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội số 4/2010

~ Đỗ Tiến Đạt: “Chương trình đánh giá HS quốc tế PIS4", Kỷ yếu Hội thảo

Quốc gia về giáo dục Toán học phô thông năm 201 L

1

Trang 16

~ Trần Thị Nguyệt Minh, Luận văn thạc sỹ: “7hiết kế và sử dựng hệ thông bài

lớp Cao học Lý luân và Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học - Trường Đại học Giáo dục tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp

~ Đại học Quốc gia Hà Nội

~ Tăng Hồng Duong, Luận văn thạc sĩ: “Tiép cẩn đánh giả PISA bang phương

pháp giải quyết vẫn đề qua dạy học các bài toản thực tiền phần khói đa điện và khối tròn xoay (hình học không gian láp 12 ~ Ban cơ bản)”, lớp Cao học Lý luận và Phuong pháp dạy học bộ môn Toán KS — Trường đại học Giáo dục, Dai học Quốc gia Hà Nội

~ Nguyễn Quốc Trịnh, Luận văn thạc sĩ: “Đạy học phát triển năng lực cho HS

trung học phổ thông với các bài toán tiếp cận chương trình HS quốc tế (PIS4)”, lớp Cao học Lý luận và Phương pháp day học bộ môn Toán K5 - Trưởng đại học Giáo dục, đại học Quốc gia Hà Nội

—PGS TS Ta Thu Thao, tải liệu tập huấn tại Đồ Sơn: “Biển soạn câu hỏi, bài

tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh THCS & THPT”, Khoa Hóa học ~ Trường Đại học Khoa học tự nhiên ~ Đại học quốc gia Hà Nội, 2013

~ Thiều Thị Nga, Luận văn thạc sĩ: “X4y dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo

hướng tiếp cận PISA trong dạy học phần cơ sở hóa học chưng lớp 10”, chuyên

ngành Lý luận và Phương pháp đạy học bộ môn Hóa học - Trưởng Đại học Sư pham Hà Nội 2014

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CUU

3.1 Mục đích nghiên cứu

Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy hoc chương oxi — lưu huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học nhằm giúp

cho việc dạy học gắn liên với thực tiễn, giúp HS có hứng thú, say mê học tập, từ đó

nâng cao chất lượng dạy vả học bộ môn Hóa học

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.2.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

~ Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đổi mới PPDH Hóa học

Trang 17

~ Nghiên cứu lý luận về BTHH trong dạy học, áp dụng bải tập theo hướng tiếp

cân PISA vào đạy học và kiểm tra đánh giá bộ môn Hóa học

3.2.2 Tìm hiểu về chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA của OECD 3.2.3 Điều tra, đánh giá thực trạng của việc sử dụng hệ thông bài tập ở trường THPT

— Tiến hành thiết kế phiếu điều tra để tìm hiểu vả đánh giác thực trạng, xu hướng sử dụng hệ thống BTHH ở trường THPT

~ Thực hiện đối với đối tượng là HS lớp 10 trường THPT Nguyễn Đình Chiều,

huyện Phong Điễn, T.T Huế và trường THCS & THPT Hà Trung, huyện Phú

Vang, T.T Huế

3.24 Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình chương oxi ~ luu huỳnh,

chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học - Hóa học 10 THPT

3.2.5 Thiét kế hệ thắng bài tập hóa học chương oxi — lưu huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học ~ Hóa học 10 THPT theo hướng tiếp cận PIS44 3.2.6 Nghiên cứu, đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cậm PISA vào dạy học chương oxi — lưu huỳnh, chương tắc độ phản ứng và cân bằng hóa học ~ Hóa học 10 THPT

3.2.7 Thực nghiệm sư phạm

Bước đầu TNSP để kiểm nghiệm tinh khả thi và hiệu quá của việc sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA chương oxi - lưu huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học ~ Hóa học 10 THPT vào quá trình dạy học, kiếm tra

~ đánh giá

4 PHẠM VI, GIỚI HẠN CỦA ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU

4.1 Phạm vĩ nghiên cứu

“Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA chương oxi - lưu

huỳnh, chương tốc độ phản ứng vả cân bằng hóa học - Hóa học 10 THPT

4.2 Giới hạn của đề

“Tiền hành nghiên cứu va thực nghiệm trong năm học 2015 ~ 2016

qghiên cứu

1

Trang 18

§ KHÁCH THẺ VÀ ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

§.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy và học Hóa học ở trường THPT

§.2 Đối tượng nghiên cứu

~ Quá trình sử dụng hệ thống bài tập trong dạy và học Hóa học chương oxi ~ lưu huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học ~ Hóa học 10 THPT

~ Thiết kế và dé xuất cách sử dụng hệ thống bai tap theo hướng tiếp cin PISA chương oxi ~ lưu huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học - Hóa học

10 THPT

6 GIÁ THUYẾT KHOA HOC

Nếu thiết kế được một hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA đảm bảo được các yêu cầu khi thiết kế bài tập, đồng thời sử dụng hệ thống bài tập này vào quá trình dạy vả học Hóa học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, nâng cao

năng lực giải bải tập PISA thì sẽ nâng cao chất lượng dạy và học Hóa học chương

oxi ~ lưu huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học ~ Hóa học 10 THPT

T PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

~— Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nước; chính sách đổi mới giáo dục của Nhả nước; các tải liệu về lý luận dạy học, tâm lý học, giáo dục học liên quan đến đề tài

— Nghiên cửu cơ sở lý luận vẻ đổi mới PPDH Hóa học

~ Nghiên cứu tài liệu lý luận dạy học có liên quan đến việc sử dụng bài tập ở trường THPT, các tài liệu lý luận day học có liên quan đến việc thiết ké bai tap mới trong dạy học Hóa học ở trường THPT

— Nghiên cứu các tài liệu về chương trình đánh giá HS quốc tế PISA của OECD

— Nghiên cứu nội dung, cấu trúc, mục tiêu chương trình chương oxi — lưu huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học — Hóa học 10 THPT

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

~ Phương pháp quan sát, đầm thoại, điều tra để nắm rõ tình hình việc dạy và học

có sử dụng BTHH

Trang 19

~— Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia

giáo dục, giáo viên có kinh nghiệm vẻ việc sử dụng bài tập có tỉnh thực tiễn

~ Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tô chức thực nghiệm để đánh giá tính khả thí, hiệu quả của để tải để nâng cao hiệu quả dạy và học chương oxi - lưu

huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học ~ Hóa học 10 THPT

7.3 Phuong pháp xử lý thống kê toán học

Xử lý kết quá thực nghiệm sư phạm bằng toán học thống kê

8 DONG GOP CUA DE TAL

~ Thiết kế hệ thống

cân bằng hóa học ~ Hóa học 10 THPT theo hướng tiếp cận PISA

ip chương oxi — lưu huỳnh, chương tốc độ phản ứng và

— Để xuất cách sử dụng hệ thông bải tập chương oxi — lưu huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học - Hóa học 10 THPT theo hướng tiếp cận PISA vào

dạy học nhằm cho việc dạy học gắn liền với thực tiễn, giúp HS đam mê, yéu thich

môn học, từ đó nâng cao chất lượng dạy vả học chương oxi — lưu huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học ~ Hóa học 10 THPT

9 CÁU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phẫn mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo; luận văn được

trình bảy trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học chương oxi ~ lưu huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học ~ Hóa học 10 THPT

Chương 2: Thiết kế và đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp

cn PISA trong day học chương oxi — lưu huỳnh, chương tốc độ phán ứng và cân bằng hóa học ~ Hóa hoc 10 THPT

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

15

Trang 20

NỘI DUNG Chương 1

'CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN CỦA VIỆC

‘THIET KE VA SU DUNG HE THONG BÀI TẬP THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG OXI - LƯU HUỲNH, CHUONG TOC DO PHAN UNG VA CAN BANG HOA HOC

~ HÓA HỌC 10 THPT 1.1 BAL TAP TRONG DAY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT

~— Lảm chính xác hóa các khái niệm hóa học Củng có, đào sâu và mở rộng kiến

hóa học trong dạy học Hóa học ở

thức một cách sinh động, phong phủ, hấp dẫn

~ Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất,

~ BTHH thúc đẩy thường xuyên sự rén luyện cho HS các kỹ năng, kỹ xảo về hóa học Nếu là bài tập thực nghiệm sẽ rẻn luyện các kỹ năng thực hành, góp phần vào việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho HS,

~— BTHH tạo điều kiện để phát triển các thao tác tư duy như: suy lý, quy nạp,

diễn dịch loại suy, rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học

~ Rẻn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, lao động sản xuất và bảo vệ môi trường

Trang 21

ác kiến

Vay BTHH giúp cho việc hoàn thiện chất lượng dạy và học, củng

thức thu được, hình thành kỹ năng và chuyển vào tỉnh huéng

hệ liên môn, việc giải BTHH tạo điều kiện tiếp thu kỹ năng và kỹ xảo thực hành của

HS Bài tập là phương tiện quan trọng để phát triển tư duy của HS

thiết lập mỗi liên

1.1.3 Phân loại các dạng bài tập dùng trong dạy học bộ môn Hóa học ở trường THPT [12|

BTHH cỏ nhiều cách phân loại như: Dựa vào nội dung, mục đích, hỉnh thức,

cách thức kiểm tra ~ đánh giá, Dựa vào cách thức kiểm tra ~ đánh giá, người ta có thể phân loại như sau:

1.1.3.1 Bài tập trắc nghiệm khách quam

'Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra ~ đánh giá kết quả học tập của

'HS bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan Bải tập trắc nghiệm khách quan

có 4 dạng chính sau:

~ Dạng 1: Trắc nghiệm điền khuyết hay trắc nghiệm có câu trả lời ngắn

“Trắc nghiệm điền khuyết hay trắc nghiệm có câu trả lời ngắn thực chất là một

loại, chúng chí khác nhau về dạng thức của vấn để đặt ra Nếu được trình bày dưới dạng câu hỏi ta gọi là trắc nghiệm có câu trả lời ngắn Nếu được trình bảy dưới dạng

câu phát biêu chưa đây đủ (thành một khoáng trồng đề điền vào) thì gọi là trắc nghiệm điền khuyết

Trang 22

cặp thông tin ở hai dãy sao cho phù hợp về nội dung và cấu trúc Mỗi lựa chọn có

thể sử dụng một lần, cũng có thẻ sử dụng nhiều lần, cũng có thể không sử dụng

— Dang 3: Trắc nghiệm đúng - sai

Loại câu trắc nghiệm này có thể là những phát biểu được đánh giá là đúng hay sai, hoặc chúng có thể là những câu hỏi trực tiếp để được trả lời là “cớ” hoặc

“khong” Đôi khi chúng có thể được nhóm lại dưới cũng một câu dẫn

~— Đạng 4: Trắc nghiệm nhiều lựa chon

Trắc nghiệm nhiều lựa chọn yêu cầu người học lực chọn đáp án chính xác trong

một số đáp án đưa ra Câu hỏi loại này gồm một phần phát biểu chính được gọi là phan dan, hay câu hỏi vả bốn, năm hoặc nhiều phương án trả lời cho sẵn để thí sinh

chọn ra câu trả lời đúng nhất hay hợp lý nhất Trong các phương án đưa ra thì chỉ có duy nhất một phương án đúng hoặc đúng nhất, các phương án khác là sai được đưa

vào với tác dụng gây nhiễu phải có vẻ hợp lý đối với người chưa hiểu kỹ vấn để Đây là loại câu hỏi đa năng nhất trong các loại câu hói đóng

1.1.3.2 Bài tập trắc nghiệm tự luận

Câu hỏi tự luận yêu cầu HS dùng lời l, ngôn ngữ của mình để viết ra những đáp

án tương đối dài dé trả lời câu hỏi Một bài tự luận thường có ít câu hỏi vì phải mắt nhiều thời gian để viết câu trả lời Phương pháp tự luận tạo cho người học một thôi

quen học tập tích cực, sáng tạo

1.1.3.3 Bài tập định hướng phát triển năng lực (Tiếp cận PIS4) |8|

Dạy học định hướng năng lực đòi hỏi việc thay đỗi mục tiêu, nội dung, PPDH và đánh giá, trong đó việc thay đổi quan niệm và cách thức xây dựng nhiệm vụ, bài tập

có vai trò quan trọng Từ đó hình thành loại bài tập định hướng phát triển năng lực

mà các bài tập trong nghiên cứu so sánh trình độ HS quốc tế PISA là một vi dụ điển hình cho xu hướng xây dựng các bài kiểm tra, đánh giá theo năng lực Những ưu điểm của các bài tập này là:

~ Trọng tâm là sự vận dụng có phối hợp các thảnh tích riêng khác nhau trên co

sở một vấn để mới đồi với người học

~ Luôn theo các tình huồng trong cuộc sống của HS, theo “thử thách trong cuộc sống” Nội dung học tập mang tính tỉnh huống, tỉnh bối cảnh và tính thực tiền.

Trang 23

~ Dạy học định hướng năng lực định hướng mạnh hơn đến HS và các tiền đẻ học

tập so với dạy học định hướng nội dung, do vậy mà các bài tập cũng sẽ có tính định hướng mạnh

~ Hệ thống bài tập định hướng năng lực chính là công cụ dé HS luyện tập nhằm hình thành năng lực và là công cụ để GV và các nhà quản lí giáo dục kiểm tra, đánh giá được năng lực của HS và biết được mức độ đạt chuẩn của quá trình day hoe 1.1.4 Cơ sở lý luận về việc xây dựng bài tập hóa học mới trong dạy học Hóa học ở trường THPT

1.1.4.1 Ý nghĩa của việc xây dựng các bài tập hóa hoe méi [17]

BTHH có hiệu quả sâu sắc trong việc thực hiện mục tiêu đảo tạo, hình thành phương pháp chung của việc tự học hợp lý, rèn luyện kỹ năng tự lực, sáng tạo BTHH là phương tiện cơ bản để dạy HS tập vận dụng các kiến thức đã học vào thực

tế đời sống, sản xuất và tập nghiên cứu khoa học

Nhằm đáp ứng với sự đôi mới PPDH theo định hướng năng lực thì việc xây

dựng các BTHH mới, trong đó việc xây dựng bài tập theo định hướng năng lực là thiết yếu

Các BTHH sử dụng trong nhà trưởng phổ thông hiện nay tuy đã được thay đổi

nhưng vẫn cỏn nặng về kiến thức toán học, nghèo nản về kiến thức hóa học Hầu

hết các bai tập chưa đánh giá nhiều về kỹ năng cơ bản môn Hoá học như: kỹ năng thực hành hóa học, kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học vảo thực t Đồng thời, BTHH

hiện nay chưa chú trọng đến việc phát huy khả năng tư duy sáng tạo, lập kế hoạch, giải quyết vấn để trong hoc tap va thực tiễn đời sống, chưa chú trọng đến việc phát

triển năng lực tư duy hóa học, năng lực phát hiện và giải quyết vẫn đẻ của HS Chính vì vậy, việc xây dựng nên những BTHH mới lả rất quan trọng và có ý

nghĩa thiết thực

1.1.4.2 Một số định hưởng trong việc xây dựng bài tập hóa học mới [25J

~ Xây dựng bải tập theo định hướng năng lực Tăng cường sử dụng bải tập trắc nghiệm khách quan Xây dựng và tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm định

lượng

19

Trang 24

~ Loại bỏ những bài tập có nội dung hóa học nghèo nàn nhưng lại cần đến

những thuật toán phức tạp để giải Loại bỏ những bài tập có nội dung lắt léo, giá định rắc rối, phức tạp, xa rời hoặc phi thực tiễn hóa học

~ Xây dựng bài tập mới đề rèn luyện cho HS năng lực phát hiện vẫn để và giải

quyết vấn để, đặc biệt là các vấn để liên quan đến thực tiễn trong tự nhiên và cuộc

sống Xây dựng bài tập mới về bảo vệ mỗi trường và phỏng chống ma túy

~ Đa dạng hóa các loại hình bài tập như bải tập bằng hình vẽ, bài tập vẽ đồ thị,

sơ đỗ, bài tập lắp dụng cụ thí nghiệm Xây dựng bài tập có nội dung hóa học

phong phú, sâu sắc, phân tỉnh toán đơn giản, nhẹ nhàng

1.2 TÌM HIỂU VẺ CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỌC SINH QUỐC TẾ PISA [11][16]{17]{18]{19]

số đánh giá tính hiệu quả - chất lượng của hệ thống giáo dục của mỗi nước tham

gia, qua đó rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông PISA được thực hiện theo chu kì 3 năm một lần (bắt đầu từ năm 2000) với đối tượng HS trong

độ tuổi PISA (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 tháng)

1.2.2 Mục đích của PISA

Với mục tiêu tổng quát là kiểm tra xem, khi kết thúc độ tuổi PISA, HS đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào Ngoài ra, PISA còn hướng tới:

Xem xét đánh giá các mức độ năng lực đạt được ở các lĩnh vực Đọc hiểu, lĩnh vực Toán học và lĩnh vực Khoa học của HS ở lứa tuổi 15

~ Nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách đến kết quả học tập của HS

Nghiên cứu hệ thống các điểu kiện giảng dạy — học tập có ảnh hưởng dến kết qua học tập của HS

Trang 25

1.2.3 Đặc điểm của PISA

Chương trình đánh giá HS quốc tế PISA có một số đặc điểm sau:

Quy mô của PISA là rất lớn và có tính toàn cầu Đến nay, qua 5 cuộc khảo sát đánh giá, ngoài các nước thuộc khỏi OECD, còn có nhiều quốc gia là đối tác của

khối OECD đăng kỉ tham gia Việt Nam tham gia lần đầu tiên vào cuộc khảo sát lần

thứ 4 nam 2012 (trong 3 ngày 12, 13 và 14 tháng 4 năm 2012, tại 162 trường thuộc

59 tỉnh, thành phố với khoảng 5.100 HS ở tuổi 15)

PISA được thực hiện đều đặn theo chu kì 3 năm một lẳn

~ Cho tới nay, PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất chỉ chuyên đánh giá về

năng lực phô thông của HS ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hẳu hết các quốc gia

~PISA chú trọng xem xét và đánh giá một số vấn đẻ sau:

+ Chính sách céng (public policy): “Nhà trường của chúng ta đã chuẩn bi

đầy đủ cho những người trẻ tuổi trước những thách thức của cuộc sống trưởng thành

chưa ?”,

+ Hiểu biết phổ thông (literacy): PISA chú trọng việc xem xét đánh giá về

các năng lực của HS trong việc ứng dụng các kiến thức vả kỹ năng phổ thông cơ bản vào các tình huống thực tiễn Ngoài ra còn xem xét đánh giá khả năng phân

tích, lí giải và truyền đạt một cách có hiệu quả các kiến thức và kỹ năng đó thông qua cách HS xem xét, diễn giải và giải quyết các vấn đề

+ Học suất đời (lijƒelong learning): PISA sẽ tiễn hành đo năng lực thực hiện

của HS về các lĩnh vực Đọc hiểu, làm Toán và Khoa học, đồng thời côn tìm hiểu cá

về động cơ, niềm tin vào bản thân cũng như các chiến lược học tập

~ Bài tập của PISA: Các câu hỏi của PISA đều là các câu hỏi dựa trên các tình

21

Trang 26

1.2.4 Mục tiêu đánh gi:

1.2.4.1 Năng lực đọc hiễu phổ thông (Reading literacy)

Lä năng lực hiểu, sử dụng và phản hỏi lại ý kiến của một cá nhân sau khi đọc một văn bản Biết đọc là một nhân tổ quan trọng trong việc xây dựng, mở rộng

những kiến thức, kỳ năng vả chiến lược của mỗi cá nhân trong học tập và suốt cuộc

đời khi họ tham gia váo các tình huống khác nhau cũng như trong mối quan hệ với người xung quanh Đánh giá đọc hiểu PISA được xây dựng trên ba đặc tính chủ yếu: văn bản, khia cạnh và tỉnh huỗng Các cấp độ về năng lực Đọc hiểu trong PISA

vụ yêu cầu người đọc:

~ Cấp độ I: Xác định vị trí của một mảng thông tỉn hay vị trí của một hoặc nhiều

thể hiện qua các nhỉ

mảng độc lập của thông tỉn được quy định rõ ràng

~ Cấp độ 2: Xác định vị trí của một hoặc nhiễu hơn các máng thông tin, có thể

cần phải được suy luận và đáp ứng một số điều kiện

— Cấp độ 3: Xác định, và một số trường hợp nhận ra được mối quan hệ giữa một

số các thông tin phải đáp ứng nhiễu điều kiện

~ Cấp độ 4: Xác định vị trí và tổ chức những mảng thông tin đính kèm

~ Cấp độ 5: Xác định vi trí và tổ chức những mảng thông tin đỉnh kèm, suy luận

thông tin trong văn bản có liên quan

~ Cấp độ 6: Thực hiện nhiều suy luận, so sánh và tương phản các nội dung một

cách chỉ tiết và chính xác

1.2.4.2 Năng lực toàn học phổ thông (Mathematical literacy)

Là năng lực của một cá nhân để nhận biết và hiểu về vai trò của toán học trong

thể giới, biết dựa vào toán học để đưa ra những suy đoán có nẻn táng vững chắc Đó chính là năng lực phân tích, lập luận vả truyền đạt ý tưởng (trao đổi thông tin) một

cách hiệu quả thông qua việc đặt ra, hình thành và giải quyết vấn đề toán học trong các tình huống vả hoàn cảnh khác nhau

Các cấp độ về năng lực Toản học trong PISA:

~ Cấp độ 1: Ghi nhớ, tái hiện

~ Cấp độ 2: Kết nỗi, tích hợp

~ Cấp độ 3: Khái quát hóa, toán học hóa

Trang 27

1.2.4.3 Năng lực khoa học phổ thông (Scienee literacy)

Lä năng lực của một cá nhân biết sử dụng kiến thức khoa học để xác định các

câu hỏi và rút ra kết luận dựa trên chứng cứ đẻ hiêu và đưa ra quyết định vẻ thế giới

tự nhiên thông qua hoạt động của con người thực hiện việc thay đổi thể giới tự

nhiên Các cắp độ về năng lực khoa học trong PISA:

~ Cấp độ 1: Xác định các câu hỏi khoa học

~ Cấp độ 2: Giải thích hiện tượng một cách khoa học

~ Cấp độ 3: Sử dụng các căn cứ khoa hoc dé rút ra kết luận

> Kỹ năng giải quyết vấn đề (Được đưa vào PISA năm 2003) được thiết kế

thành một để riêng, các quốc gia có quyền lựa chọn đăng ký tham gia

> Mỗi kỳ đánh giá sẽ có một lĩnh vực kiến thức được lựa chọn để đánh giá sâu hơn Năm 2015, trọng tâm đánh giá là năng lực Khoa học,

Bang 1.1 Nội dung đánh giá của PISA qua các kì

Năm 2000 | Năm 2003 | Năm 2006 | Năm2009[ | Nam2012 | Nim 2015 Đọc hiểu | Đọc hiểu | Đọc hiểu | Đọc hiểu Đọc hiểu Đọc hiểu Toán học | Toán học | Toán học | Toán học Toán học “Toán học Khoa học | Khoa học | Khoa học | Khoa học Khoahoc | Khoa hoc

Giai quyét van dé

Bai thí trên máy tính Bai thi đánh giá

Ghi chi: Phan gạch chân, in đậm là nội dung trọng tâm của mỗi kì đảnh giá

1.2.5 Nội dung đánh giá

Nội dung đánh giá cúa PISA hoàn toàn được xác định dựa trên các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai, không dựa vào nội dung các chương trình giáo dục quốc gia Đây chính là điều mà PISA gọi là “năng lực phổ thông” (về làm Toán, về Khoa học, về Đọc hiểu) ~ những năng lực cần thiết chuẩn bị cho cuộc

sống trong một xã hội hiện đại

23

Trang 28

1.2.6 Cách

1.2.6.1 Các kiểu câu hỏi được sit dung

~— Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn kiểu đơn giản

~ Câu hỏi Đúng/ Sai phức hop

~ Câu hói mở đồi hỏi trả lời ngắn

inh gia trong bai tip PISA

~ Câu hỏi mở đôi hỏi trả lời đãi

~ Câu hỏi đóng đòi hỏi trả lời

~ Câu hỏi yêu cầu vẽ đỗ thị, biểu đồ

~ Câu hôi yêu cầu HS dùng lập luận để thể hiện việc đồng tinh hay bác bỏ một nhận định

~ Câu hỏi liên quan đến việc HS phải đọc và trích rút thông tin từ biểu đồ, sơ đồ,

hình về để trả lời

1.2.6.2 Các mức trả lời

Có ba mức trả lời: Mức đầy đủ, mức chưa đầy đủ, không đạt Các câu trả lời

được đánh giá dựa vào mức độ HS hiểu văn bản hoặc chủ để trong câu hỏi

“Mức đầy đủ” không nhất thiết chí là những câu trả lời hoản hảo hoặc đúng hoàn toàn “Khong dat” khong có nghĩa là hoàn toàn không đúng

1.2.7 Đối tượng đánh giá

HS trong độ tuổi 15 (được định nghĩa chính xác ả từ 15 tuổi 3 tháng đến 16 tuổi

2 tháng) đang theo học ở chương trình phổ thông và giáo dục thường xuyên Đây là

độ tuổi được coi là kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia, tương đương kết thúc lớp 9 ở Việt Nam

1.2.8 Tác động của PISA đến giáo dục các nước

*L quả của các nước đứng đầu về các nội dung đánh giá Khoa học, Đọc hiểu,

“Toán học qua các kì đánh giá của PISA từ năm 2000 đến năm 2012 được trình bay trong phụ lục 6,

Đối với hầu hết các nước trên thể giới, kết quả điều tra PISA lần đầu tiên sau khi được công bố là một sự “cảnh tỉnh thô bạo” về thực trạng nẻn giáo dục của các nude OECD va cae nước tham gia PISA Trước PISA, chưa từng có cuộc điểu tra

nào so sánh trình độ HS giữa các nước Thực tế là các nước, đặc biệt nền giáo dục

Trang 29

Đức ~ từng được xem là niềm tự hảo của châu Âu, nơi sản sinh ra một số vĩ nhân

của nhiều thời đại, nhưng kết quả yếu kém sau hai lẫn điểu tra (đứng đưới mức trung bình của OECD) đã khiến toàn xã hội đứng trước tỉnh trạng “tự vấn” Nhận thức được thực trang hệ thống giáo dục đã "lỗi thời”, nước Đức đã *mỗ xé" những

điểm yếu trong hệ thống giáo dục của mình và đưa ra những sửa đổi căn bán hệ thống giáo dục quốc gia của minh

Đối với Việt Nam, kết quả PISA 2012 cho thấy Việt Nam có thành tích về Khoa học đứng thứ § với 528 điểm, Đọc hiểu đứng thứ 19 với 508 điểm và Toán học đứng thứ 17 với S11 điểm trên 65 nước và vùng lãnh thổ trong bảng kháo sát PISA

2012 do OECD công bổ ngày 3/12/2013 Học sinh phố thông Việt Nam dường như

đã gây bắt ngờ cho cả người làm giáo dục trong và ngoài nước,

13 THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG OXI ~ LƯU HUỲNH, CHƯƠNG TÓC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN

BANG HÓA HỌC - HÓA HỌC 10 THPT

1.3.1 Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục

Đại hội VII khẳng định “Giáo dục ~ Đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ,

là quốc sách hàng đầu” Sau đó đã xác định sứ mạng của giáo dục là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi đưỡng nhân tài” Đảng ta coi đầu tư cho giáo dục là một

trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện để giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế, xã hội Ngày nay cùng với đời sống xã hội

tăng cao, sự hội nhập và phát triển đòi hỏi mỗi con người cần có những kỹ năng sống thiết yếu cho cuộc sống

Nghị quyết Đại hội lần thir VII Dang Cong sản Việt Nam đã để ra: từ nay đến năm 2020 chúng ta phải phần đấu đưa nước ta cơ bản trử thành nước công nghiệp

hiện đại Đề thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cánh hội nhập quốc tế, đòi hỏi đất nước cần có nguồn nhân lực có trình độ học vấn rộng, có

kỹ năng và tay nghề có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ và chuyên môn hóa nhằm đảm bảo chất lượng công việc với hiệu quả cao Mà hiện nay việc thiếu nguồn nhân lực có trình độ là một trong những trở ngại của nên kinh tế Việt Nam

25

Trang 30

1.3.2 Mục đích điều tra

~ Tìm hiểu và đánh giá đúng thực trạng việc sử dụng BTHH ở trường THPT

~ Điễu tra dé có cơ sở phân tích hiệu quả của quá trình day học của GV và HS,

từ đó đưa ra các bài tập theo hướng tiếp cin PISA vio giảng dạy và học tập nhằm

nâng cao chất lượng dạy và học Hóa học ở nhà trường

~ Lấy được ý kiến của GV và HS về việc sử dụng BTHH theo hướng tiếp cận PISA trong đạy học ở trường THPT

1.3.3 Nội dung điều tra

~ Tình hình sử dụng và các dạng BTHH hiện nay ở trường THPT, trong đó quan tâm tới việc sứ dụng bài tập có tính thực tiễn Thực trạng sử dụng các bải tập theo hướng tiếp cận PISA ở THPT

~ Việc xây dựng BTHH mới trong dạy học Hóa học hiện nay ở trường THPT

~ Đánh giá của GV và cần bộ quan lí về năng lực nhận thức cúa các em HS khi

sử dụng BTHH hiện nay ở trường THPT

1.3.4 Đối tượng điều tra

~ Các GV trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học và các HS tham gia các lớp thực

nghiệm của đề tài

~ Một số giáo viên bộ môn khác, cán bộ quản lí của các trường, sở Giáo dục vả

Dao tạo và các ban ngành có liên quan

1.3.5 Phương pháp điều tra

~ Gặp gỡ trực tiếp, trao đôi và phỏng vấn các GV, các cán bộ quản lí và HS

~— Nghiên cứu các kế hoạch dạy học của GV

~ Gửi và thu phiếu điều tra cho GV, HS và cán bộ quản lí

1.3.6 Kết quả và đánh giá kết quả điều tra

Chúng tôi đã tiền hành điều tra thực trạng sử dụng bài tập bằng cách phỏng vấn trực tiếp để ná

12 GV bộ môn Hóa học) và 71 HS tại các lớp thực nghiệm ở hai trường và thu được

thông tin sơ bộ và phát các phiếu điều tra cho 48 GV (trong đó có

kết quá được trình bày ở phụ lục 2

Đối với GV, chúng tôi nhận thấy tất cả các GV đều coi trọng việc sử dụng BTHH vào trong quá trình dạy học và kiểm tra — đánh giá, tuy nhiên phần lớn các

Trang 31

tiết dạy lí thuyết và đặc bi

các thấy — cô đều biết đến chương trình đánh giá HS quốc tế PISA, nhưng việc áp

dụng các bài tập định hướng PISA vào đạy học và đánh giá còn hạn chế

là các giờ thực hành ít khi được sử dụng bài tập Tắt cả

Về phía HS, chúng tôi thấy rằng hâu hết các em HS rất thích thú khi được làm

bài tập trong bắt kể là giờ học nào Đặc biệt, tất cá các em HS đều rất hứng thú với

các bài tập có tính thực tiễn Tuy nhiên, hầu hết các bải tập HS được tiếp xúc ít

‘mang lại hứng thú học tập và đôi khi còn quá hàn lâm hay tính toán nhiều

Từ các kết quả điều tra trên, có thể cho phép kết luận: Việc sử dụng bài tập ở trường THPT hiện nay tuy đã có chuyển biến tốt nhưng vẫn còn hạn chế về việc ít

sử dụng trong các tiết day học, nội dung kém phong phú, ít tạo hứng thú học tập và không phát huy tốt được các năng lực của HS Do vậy việc áp dụng dạng bài tập có hướng tiếp cận PISA vào quá trình dạy học là cẩn thiết

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

“Trong chương này, luận văn đã

~ Đưa ra được một số định hướng trong việc xây dựng BTHH mới; xác định vai trò của bải tập thực tiễn

~ Tìm hiểu về PISA và các năng lực Đọc hiểu, năng lực Toán học, năng lực

Khoa học của PISA, Sau đỏ tiến hành điều tra thực trạng việc sử dụng bài tập trong day học môn Hóa học ở trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, huyện Phong Điền và trường THCS & THPT Hà Trung, huyện Phú Vang, T.T Huế Kết quả điều

tra cho thấy nhu cầu sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA là rat can

thiết

27

Trang 32

Chương 2 THIET KE VA SU DUNG HE THONG BAI TAP THEO HUONG

TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG OXI - LƯU HUỲNH, CHUONG TOC DO PHAN UNG VA CAN BANG HÓA HỌC

~ HÓA HỌC 10 THPT

2.1, PHAN TÍCH NỘI DUNG, CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH CHƯƠNG OXI

~ LƯU HUỲNH, CHƯƠNG TÓC DO PHAN UNG VA CAN BANG HOA HỌC - HÓA HỌC 10 THPT

2.1.1 Mục tiêu cơ bản của chương oxi — lưu huỳnh, chương tốc độ phần ứng và

cân bằng hóa học - Hóa học 10 THPT [20]

2.1.1.1 Mục tiêu cơ bẵn của chương oxi — lưu huỳnh

>_ VỀ kiến thức

~— Xác định được vi trí các nguyên tố nhóm oxi trong bảng tuần hoàn Tỉnh chất

vật lí, tính chất hóa học của oxi, ozon, lưu huỳnh vả các hợp chất của lưu huỳnh

~ Nguyên tắc và các phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm vả trong

công nghiệp, một số ứng dụng và phương pháp điều chế lưu huỳnh

~ Giải thích được mối quan hị fa cấu tạo nguyễn tử với tính chất hóa học của các nguyên tổ oxi, lưu huỳnh; giải thích được nguyên nhân quyết định tính chat hoa

học các hop chat của lưu huỳnh

>_ Về kỹ năng

~ Từ vị trí, cầu tạo nguyên tử, phân tử dự đoán tính chất hóa học của đơn chất và hợp chất của oxi, lưu huỳnh

— Cân bằng phán ứng oxi hóa — khử, xác định chất khử, chất oxi hóa

~ Vận dụng các kiến thức để giải thích các hiện tượng liên quan đến đời sống

~ Tiển hành một số thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất hóa học của đơn chất oxi, lưu huỳnh và các hợp chất của chúng

~ Biết cách làm việc khoa học, biết cách hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức Biết thu thập phân loại, tra cứu va sử dụng thông tin tư liệu Biết phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, có thỏi quen học tập và tự học

~ Cỏ kỹ năng giải BTHH và tính toán Biết vận dụng kiến thức để góp phần giải

Trang 33

quyết một số vấn đề đơn giản trong thực tiễn có liên quan đến hóa học

>_ VỀ tỉnh cảm, thái độ

Có ý thức tích cực, tự giác và hợp tác trong học tấp Có những phẩm chất, thái

độ cần thiết của người lao động như cần thận, kiền trì, trung thực, tỉ mi, chỉnh xác

Có ý thức bảo vệ môi trường, ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để

có thể hòa hợp với mỗi trường thiên nhiên và cộng đồng

3.1.1.2 Mục tiêu cơ bản của chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học Chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học cũng là chương nghiên cứu li

thuyết về phản ứng hóa học về mặt động học, làm cơ sở để tiếp tục xây dựng và phát triển các kiến thức về sau

độ phản ứng Vận dụng nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê (H, Le Chaterlier) để

thể dưới dạng thông báo, từ đó rút ra quy luật diễn biến của một loại hóa học

~ Thay đổi nông độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bể mặt để thay đổi tốc độ phản ứng hóa học Dùng chất xúc tác để tăng tốc độ phản ứng

~ Thay đổi nông độ, áp suất, nhiệt độ đẻ làm chuyển dịch cân bằng hóa học theo chiều mong muốn

> Ve tinh cam, thái độ:

Hoe tap cc nha khoa học phương pháp tìm hiểu quy luật về tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học Phương pháp điều khiển tốc độ phản ứng, cân bằng hóa học xảy

ra theo chiều có lợi cho sản xuất và đời sống Vận dụng các quy luật vào giải quyết các nhiệm vụ học tập và thực tiễn

29

Trang 34

3.1.2 Cấu trúc nội dung chương oxi - lưu huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học - Hóa học 10 THPT

Trong phạm vi giới hạn của để tải tôi xin trình bày nội dung và phân phối

chương trình chương oxi — lưu huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

~ Hóa học 10 THPT

2.1.2.1 Cấu trúc nội dung chương oxi ~ lưu huỳnh

Bang 2.1 Chương trình chương oxi ~ lưu huỳnh

1 Tuyện tập: Đài tập oxi — ozon

không bất buộc

53, 54 Bài 32 Hidro sunfua

Lưu huỳnh dioxit Lưu huỳnh trioxit

15 Luyén tap: Cac bai tap ve hidro

sunfua và các oxit của lưu huỳnh

55, 56 Bài 33 Axit sunfuric

Muối sunfat

7 Axit sunfuric va mudi sunfat

7 Bài 34 | Luyén t@p: Oxi va lưu huỳnh

58 Bài 35 Bài thực hành số Š

Trang 35

3.1-2.2 Cầu trúc nội dung chương tắc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Bang 2.2 Chương trình chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Chương 7: TỐC DO PHAN UNG VA CAN BANG HOA HOC

66, 67 Bài 39 | Luyén tập: Tốc độ phản tng và cân bằng hóa học

~ Chương oxi ~ lưu huỳnh

+ Tính chất vật lý và tính chất hóa học cơ bản của oxi, ozon, lưu huỳnh và

các hợp chất của lưu huỳnh

+ Nguyên tắc, phương pháp điều chế O;, SO; trong phỏng thí nghiệm; nguyên tắc, phương pháp sản xuất các chất trong công nghiệp

+ Ứng dụng chủ yếu của oxi, ozon, lưu huỳnh vả các hợp chất của lưu huỳnh trong đời sống vả sản xuất Tác động và ảnh hưởng của chúng đối với mỗi trường

~ Chương tốc độ phản ứng vả cân bằng hóa học

+ Phát triển nhận thức về động học phản ứng, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc

độ phản ứng và nguyên nhân

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học và sự tác động đến các yếu tố

để làm chuyển dịch cân bằng theo hướng mong muốn

+ Tính ứng dụng của cân bằng hóa học trong đời sống và sản suất

31

Trang 36

Mục tiêu đánh giá của PISA

>_ Cơ sở thực nghiệm

~— Các vấn để trong thực tiễn đời sống của cá nhân HS, của công đồng, của xã hội

oxi — lưu huỳnh, chương tốc độ phán ứng và cân bằng hóa học nói riêng

liên quan đến kiến thức hóa học nói chung và kiến thức trọng tâm của chương

— Một số năng lực cơ bán, phổ thông cần thiết cho cuộc sống tương lai của HS cần được rèn luyện vả phát huy

Nhu vay, ết kế BTHH theo hướng tiếp cận PISA có thể xuất phát từ:

+ Những kiến thức và kỹ năng cần kiểm tra

+ Những tình huỗng, vấn để thực tế trong đời sống có liên quan đến kiến

1 Nghịch đáo giữa điều kiện và yêu cầu

2 Thay đổi điều kiện

3 Thay đổi yêu cầu

4 Thay đổi cả điều kiện và yêu cầu

5 'ổ hợp nhiễu bai tap

6 Chuyển bài tập dạng trắc nghiệm tự luận sang các dạng trắc nghiệm khách quan và ngược lại

Các nguyên tắc trên là cơ sở để phân hoá bài tập theo từng mục đích dạy học

khác nhau, làm cho số lượng và chất lượng các BTHH được tăng lên

2.2.2 Quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA

3.2.2.1 Lựa chọn đơn vị kiến thức

Với những định hướng đổi mới trong dạy học cũng như trong kiểm tra đánh giá

môn Hóa học ở trưởng THPT và phát huy những điểm tích cực của PISA cẩn lựa

Trang 37

chọn những đơn vị kiến thức không chỉ có ý nghĩa về mặt hóa học mà còn gắn liền với thực tiễn, với đời sống của cá nhân, công đồng, các vấn dé xã hội, môi trưởng,

và phát huy được óc tư duy, sáng tạo, các năng lực của HS như: năng lực khoa học, năng lực phát hiện và giải quyết vẫn đẻ, năng lực tự học, năng lực giải bài tập

PISA nhưng không quá trừu tượng, làm mắt đi bản chất hóa học

2.2.2.2 Xúc định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiễn thức

Đơn vị kiến thức lựa chọn cần thực hiện được mục tiêu giáo dục về kiến thức,

kỹ năng và thái độ — tình cảm của môn Hóa học nói riêng và mục tiêu giáo dục ở

trường THPT nói chung,

2.2.2.3 Thiết kế hệ thắng bài tập theo mục tiêu

Từ các BTHH và các bài tập của PISA da có, cũng như các ý tưởng, nội dung kiến thức hóa học, thiết kế hệ thông BTHH theo các hướng như:

> Nay dung các bài tập tương tự các bài tập đã có

~ Giữ nguyên hiện tượng và chất tham gia phản ứng, chỉ thay đổi lượng chất

~ Giữ nguyên hiện tượng và thay đồi chất tham gia phản ứng

~ Thay đối các hiện tượng phản ứng và chất phản ứng, chỉ giữ lại những dạng phương trình hóa học cơ bản

~ Từ một bài toán ban diu, ta có thé đảo cach hỏi giá trị của các đại lượng đã

cho như: khối lượng, số mol, thể

ich, nông độ,

~ Thay các số liệu bằng chữ để tính tổng tông quát

~ Chọn những chỉ tiết hay ở các bài tập để phối hợp lại thành bài mới

>_ Xây dựng bài tập hoàn toàn mới

“Thông thường, có hai cách xây dựng bải tập mới là: Dựa vào tinh chất hóa học

và các quy luật tương tác giữa các chất để đặt ra bài tập mới hay lấy những ý tưởng,

nội dung, những tình huỗng hay và quan trọng ở nhiều bài, thay đôi nội dung, cách hỏi, số liệu, để phối hợp lại thành bài mới

3.2.3.4 Kiểm tra thứ

Thử nghiệm áp dụng BTHH trên đổi tượng HS thực nghiệm để kiểm tra hệ

thong bai tập đã thiết kế về tính chính xác, khoa học, thực tẾ của kiến thức hóa học

cũng như độ khó, tính ưu việt va tinh kha thi, khả năng áp dụng cia bai tap

33

Trang 38

2.2.2.6 Hoàn thiện hệ thắng bài tập

Sắp xếp, hoàn thiện hệ thẳng bài tập một cách khoa học

2.3 HỆ THÓNG BÀI TẬP THEO HUONG TIEP CAN PISA CHUONG OXI

~ LUU HUYNH, CHUONG TOC DO PHAN UNG VA CAN BANG HOA

HOC — HOA HỌC 10 THPT

Bai tap 1: MAY SUC KHONG KHÍ

Bể cá cánh hay các hòn non bộ được sử dụng kha nhiéu va |

phổ biến hiện nay Để duy tr sự sống tốt nhất thì ngoải sự

chăm sóc dinh dưỡng, vệ sinh sạch sẽ còn phải cung cấp đầy

đủ oxi cho cá Khí oxi it tan trong nước Để giúp cá không bị

thiểu oxi thì người ta thường sử dụng các máy sục không khí

để cung cấp đủ lượng oxi hỏa tan trong nước Khi không có

Câu 1: Lượng oxi hỏa tan trong nước ở điều kiện 20°C va atm là bao nhiều?

~ Mức đầy đủ:

điện lưới bạn cỏ thể sử dụng máy sục khí chạy bằng pin

+ Nêu được khí oxi tan ít trong nước

+ 1 atm có độ tan là 0,0043 g trong 100 g H:O (hoặc 100ml nước ở điều kiện 20°C va 1 atm hòa tan được 3,1 mÌ khí oxi)

~ Mức chưa đẩy đủ: Nêu được l trong 2 ý trên

~ Không đạt: Không trả lời hoặc trả lời sai

Câu 2: Hãy nêu một số nguyên nhân dẫn đến lượng oxi hỏa tan trong nước quá Ít

không đủ duy trì sự sống cho các loại cá cảnh trong bề cả?

~ Mức đầy đủ: Nêu được ít nhất ba nguyên nhân trong các nguyên nhân sau:

+ Do kích thước bể cá của bạn nhỏ đặc biệt là các loại bể cá mini

+ Nhiệt độ nước quá cao dẫn đến lượng oxi trong nước giảm.

Trang 39

+ Mật độ cá nuôi quá nhiều

+ Không có hệ thống tạo oxi cho bể cá

— Mite chua day di: Nêu được ít nhất 2 nguyên nhân

~ Không đạt: Không trả lời hoặc trả lời sai

Bài tập 2: MÁY OZON

Sức khỏe rất quan trọng với mỗi người và đình dưỡng trong các bữa ăn là rất cần thiếL Để đảm bảo bữa ăn ngon, sạch thì khâu chuẩn bị rất quan trọng Các thực phẩm rau xanh, thịt, cá ngày nay ít được đảm bảo tính vệ sinh do đó nhiều gia

đình được khuyên dùng máy ozon để làm sạch và loại bỏ độc tố trước khi chế biển

Máy khử độc thực phẩm BK Ozon H02 có đặc tính khứ

độc cao, có nhiều công dụng như: phân hủy hoàn toàn

thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, hooc môn ting

trưởng, diệt sạch vi khuẩn có trên rau, quả, thịt, cá; Rau

quả, thực phẩm được lảm sạch tuyệt đối trong máy với chế

độ quay li tâm, xã xôi nước tự động, cùng hệ thống phun ozon hién dai; Bk Ozone H02 được lập trình thông minh khi máy đang hoạt động nếu bạn mở nắp, máy sẽ tự động ngừng quay để đảm bảo không văng nước ra sản nhả giúp an toàn cho người

sử dụng; Làm oxi hóa các kim loại nặng có trong nguồn nước như Ca`, Mg”, Fe’,

Mg” giúp làm sạch và tỉnh khiết nước:

trùng bát đĩa, chai lọ, bình sữa trẻ em; Chế độ hẹn giờ chính xác

Cách sử dụng máy khử độc thực phẩm BK Ozon H02 khi rửa thực phẩm:

'ó thé làm nước ngậm ozon giúp khứ

Đổi với những rau, quả thực phẩm dé nat Rửa 1 lần: 5 — 7 phút

Đôi với những rau, quả thực phẩm thông thường Rữa ï lần: 10= T5 phút

Câu 1: Máy khử độc thực phẩm BK O=on H02 cũng như các máy ozon khác có đặc

tỉnh khử độc cao Đỏ là do tỉnh chất đặc biệt của ozon Hãy nêu tỉnh chất đỏ vả so

sánh với Oxi?

35

Trang 40

~ Mức đầy đủ: Nêu được các máy ozon có đặc tính khử độc cao nhờ ozon có tính oxi hóa rắt mạnh và mạnh hon Oxi

Ozon oxi héa hau hét cic kim loại (chỉ trừ Au và PU Ở điều kiện thường O; oxi hóa được Ag nhưng O; thi khng: 2Ag + 0; > AgO + O:

.O; oxi hóa được Ï trong dung dịch nhưng O; thì không

2KI + O; + HạO > I; +2KOH + Oy

không khí trong lành mà không gây độc hại với con người Em hiểu như thể nào về

ới mức cho phép dưới 105 % theo thé tích sẽ giúp

câu trên?

~ Mức đẩy đủ: HS nêu được trong không khí thì lượng ozon phải dưới 10 % theo

thể tích tức là nếu cỏ I lít không khí thì thể tích của ozon phải dưới 10® % lít có nghĩa là 10Ÿ lít hay 10ml hay 0,01ppm (0,01) lít thì không khí trong lành mà

không gây độc hại với con người Nếu trong không khí có lượng ozon từ 105 %

theo thể tích trở lên có thể gây độc hại với con người và có thể dẫn đến cái chết

~ Mức chưa đầy đủ: HS nêu được ÿ nghĩa của câu trên nhưng chưa nêu được nếu

ngang hoặc vượt quả mức 10” % thì sẽ như thể nào?

— Không đạt: Không trả lời hoặc trả lời sai

Câu 3: Có câu nói “Máy khử trùng ozon: Con dao hai lưỡi” Em có nhận định gi

ý liền trên”

~ Mức đây đủ: Khăng định câu nói trên đúng vì:

+ Máy khử trùng ozon do có đặc tỉnh khử độc cao nên có nhiều công dụng như:

phân hủy hoàn toàn thuốc trữ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, hooc môn tăng trướng, diệt sạch vi khuẩn có trên rau, quả, thịt, cá; Rau quả, thực phâm được làm sạch tuyệt đối trong máy

+ Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng máy hoặc sử dụng máy bị hư hỏng sẽ

rò ri ozon gây nguy hiểm cho người sử dụng và ánh hưởng tới môi trường sống.

Ngày đăng: 20/11/2024, 19:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN