1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Bức tượng quý về hai nàng Dolly Sisters bạc mệnh docx

10 448 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 858,65 KB

Nội dung

Bức tượng quý về hai nàng Dolly Sisters bạc mệnh Hoàng Lan dịch (Trong bài, các bạn bấm vào hình để xem bản lớn hơn). LONDON – Một bức tượng bằng đồng và ngà voi về hai chị em sinh đôi được biết đến với nghệ danh Chị em Dolly – cặp nghệ sĩ từng làm dấy lên cơn bão trong làng giải trí hồi những năm 1920s – sẽ được đem bán vào ngày 14. 11 tại nhà đấu giá Bonhams trên đường New Bond. Cặp tượng bằng đồng và ngà voi này do nghệ sĩ Demetre Chiparus sáng tác vào khoảng năm 1925; giá ước lượng của nó là 150.000 đến 200.000 bảng. Chuyện đời hai chị em này nghe giống chuyện dùng để răn đạo đức: tràn ngập danh vọng và tiền bạc, nổi tiếng, tình nhân bóng bẩy tấp nập, sống kiểu lạ lùng, hoang dã…, để rồi mọi thứ kết thúc trong đau buồn, bi kịch và chết yểu (một người). Sinh tại Budapest rồi được bố mẹ – cũng là dân nhập cư – đưa tới Mỹ vào năm 1905, lúc họ mới 12 tuổi; ‘Rosie’ Schwartz (tên gốc: Roszika) và ‘Jenny’ Schwartz (tên gốc: Janszieka) vốn đã thích nhảy múa. Trong vòng có 2 năm, họ đã biểu diễn trên sân khấu Vaudeville – nơi vẻ đẹp cũng như vũ điệu của họ làm say mê người xem. Cặp chị em rất lôi cuốn nhờ làn da sẫm màu, tóc dài chấm vai, và cặp mắt đậm của dân Gipsy. Màn trình diễn của họ tại sô “Ziegfeld Follies” ở khu Boardway đã chứng nhận cho ‘sức hút ngôi sao’ của hai chị em. Cánh đàn ông bị mê hoặc và các buổi diễn của hai cô đều bán sạch vé. Chẳng mấy chốc, chị em Dolly đã nhận được đủ loại quà cáp từ người hâm mộ, thậm chí một dịp nọ cả hai còn được tặng một chiếc xe Rolls Royce (có thắt nơ nhé!) sau buổi diễn. Họ nhanh chóng leo lên đỉnh cao xã hội, vui vẻ cùng những ông lớn như nhà tài phiệt Vanderbilts và doanh nhân Hearsts – hai vị này còn mời chị em Dolly về nhà riêng của mình. Tại châu Âu, chị em Dolly còn đạt được một vị thế xã hội cao hơn: họ đến London vào năm 1920, tham gia vào tiết mục của nhà sản xuất sừng sỏ Charles Cochrane, gặp các cậu con trai của vua George đệ Ngũ, sau đó còn gặp cả Thái tử – nghe đâu trong mấy năm sau đó Thái tử còn gặp hai chị em thêm mấy lần nữa, và ngài đặc biệt thích Jenny. Tại Paris, cả hai gặp vua Alfonso của Tây Ban Nha – một khách hàng thường xuyên của họ. Một trong những điểm “hấp dẫn” của chị em Dolly là họ rất kín miệng. Những mối quan hệ tình cảm của họ chưa bao giờ lọt ra ngoài. Nhưng họ làm tan nát con tim của nhiều người, và làm tan nát cả tài khoản ngân hàng nữa, ngay cả tài khoản của những chàng siêu giàu. Gordon Selfridge, nhà sáng lập gốc Mỹ của trung tâm thương mại lớn trên đường Oxford (chính là trung tâm thương mại Selfridges ở London, vẫn còn hoạt động cho tới ngày nay), say Jenny như điếu đổ; lúc đó Gordon 69 tuổi, còn Jenny 33 tuổi. Ông phung phí phần lớn tài sản của mình cho Jenny. Thích bài bạc, họ là khách quen của các casino, được cái Jenny và Gordon cũng thắng lớn, trên người họ luôn khoác những bộ cánh thời thượng nhất và các loại trang sức đắt tiền. Hai anh chị kiếm được 850 ngàn đô sau một mùa đánh bài ở thị trấn Deauville, và một buổi tối ở Cannes, Jenny thắng 4 triệu francs (cô đổi số tiền này lấy trang sức), sau đó Jenny thắng tiếp 11 triệu nữa. Đến thời kỳ cuối của vũ nghiệp, Rosie yêu một chàng trai tên Irving Netcher, và sống vô cùng hạnh phúc. Jenny cảm thấy cô đơn và chính điều này khiến cô vớ lấy sợi dây cột váy và treo cổ tự tử vào năm 1941, cũng là ngay sau khi cô mất một khoản tiền lớn (Jenny bị tai nạn xe hơi và phải bán gần hết nữ trang để trả tiền giải phẫu). Rosie sống đủ lâu để xem bộ phim tiểu sử sản xuất năm 1945 về cuộc đời của hai người, tên Chị em Dolly – do June Haver và Betty Grable thủ vai chính; nhưng vào năm 1962, Rosie quyết định theo vết chân của cô em và tự sát. Có điều cô tự sát không thành công. Rosie mất vào ngày 1. 2. 1970 vì suy tim. Hai chị em lúc ở đỉnh cao … và lúc giải nghệ * Nghệ sĩ đã sáng tác nên cặp tượng đáng nhớ về đôi vũ công này là Demetre Chiparus (1886 – 1947, người Romania), ông làm việc tại Ý rồi bị luồng văn hóa bí ẩn của Paris lôi kéo. Năm 1912, ông tới Pháp và theo học trường Mỹ thuật. Đó là thời của Coco Chanel, Sergei Diaghilev, và Jean Cocteau. Demetre gầy dựng sự nghiệp trong môi trường này: nơi sản sinh ra phong trào Art Nouveau cũng như Art Deco. Và cũng quan trọng không kém hai phong trào trên là sự kiện đoàn ba-lê Ballet Russes diễn mùa đầu tiên vào năm 1909, dưới sự dẫn dắt của nhà sản xuất lừng danh Sergei Diaghilev. Demetre chịu ảnh hưởng nặng từ ba-lê, và ông cũng từng lột tả những nghệ sĩ nổi tiếng nhất của dòng múa này. Các “music hall” (nhạc trường?) cũng là một nguồn ảnh hưởng quan trọng đối với Demetre. Và chính chị em Dollyhai nghệ sĩ múa nổi tiếng tại các “music hall” này vào những năm 1920s, 1930s. Bộ đôi từng nhảy tại Follies Bergere, Moulin Rouge, và Alcazar; mỗi nơi đều có tổ chức nhiều tiết mục lộng lẫy theo phong cách Hollywood, với trang phục lấp lánh và các màn khiêu vũ. Demetre rất thích lui tới những nơi này. Demetre sáng tác nhiều tượng người bằng chryselephantine, chúng thường có 3 kích cỡ khác nhau. Cặp tượng Chị em Dolly đấu giá tại Bohams thuộc cỡ lớn, cao 74 cm, trông rất ấn tượng, và các chuyên gia đánh giá rằng đây là 1 trong 5 cặp tượng duy nhất về hai chị em. Từ chryselephantine có nghĩa tác phẩm này dùng ngà voi với những chất liệu như đồng, gỗ, đá pha lê, hoặc đá lapis lazuli (đá lưu ly, có màu xanh da trời). Đồng thường được dùng vì tính dễ sử dụng và bền. Còn loại ngà voi mà Demetre dùng là loại có chất lượng tốt nhất, nhập từ Congo (lúc đó Congo đang là thuộc địa của Bỉ). Đây là chất liệu hoàn hào để mô tả cơ thể của hai cô. Demetre tiếp tục sáng tác thêm 130 tượng người bằng đồng và ngà voi nữa, nhưng Chị em Dolly là một trong những tác phẩm thành công nhất. Nó nắm bắt được tinh thần của phong trào Art Deco nhờ sự rực rỡ và vẻ đẹp hiển nhiên. Alberto Shayo – tác giả của cuốn “Chiparus: Bậc thầy của Art Deco” – chọn tác phẩm Chị em Dolly để làm hình bìa cho cuốn sách tham khảo của mình. Bản điêu khắc cỡ lớn mà Bohams sắp đấu giá này được nhiều nhà sưu tập đánh giá là tác phẩm hiếm nhất và đáng thèm muốn nhất trong số những tác phẩm của Demetre từng xuất hiện trên sàn đấu giá từ trước tới nay. . Bức tượng quý về hai nàng Dolly Sisters bạc mệnh Hoàng Lan dịch (Trong bài, các bạn bấm vào hình để xem bản lớn hơn). LONDON – Một bức tượng bằng đồng và ngà voi về hai chị em. của hai chị em. Cánh đàn ông bị mê hoặc và các buổi diễn của hai cô đều bán sạch vé. Chẳng mấy chốc, chị em Dolly đã nhận được đủ loại quà cáp từ người hâm mộ, thậm chí một dịp nọ cả hai còn. lớn như nhà tài phiệt Vanderbilts và doanh nhân Hearsts – hai vị này còn mời chị em Dolly về nhà riêng của mình. Tại châu Âu, chị em Dolly còn đạt được một vị thế xã hội cao hơn: họ đến London

Ngày đăng: 29/06/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w