1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

86 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thành Thái Ngân
Người hướng dẫn PGS.TS. Phan Diên Vỹ
Trường học Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính Ngân hàng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 11,86 MB

Nội dung

Với đề tài “Yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, em xin cam đoan rằng luận văn này là thành quả nghiên cứu của riêng em, do chính em tự thực

Trang 1

NGUYEN THANH THAI NGAN

YEU TO TAC DONG DEN TANG TRUONG TIN DUNG TAI CAC NGAN HANG THUONG MAI VIET NAM

LUAN VAN THAC SI

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng

Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024

Trang 2

NGUYEN THANH THAI NGAN

YEU TO TAC DONG DEN TANG TRUONG TIN DUNG TAI CAC NGAN HANG THUONG MAI VIET NAM

LUAN VAN THAC SI

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Đối với em là một học viên cao học của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, em luôn tâm niệm rằng sự trung thực trong nghiên

cứu học thuật là điều quan trọng nhất Với đề tài “Yếu tố tác động đến tăng

trưởng tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, em xin cam đoan rằng luận văn này là thành quả nghiên cứu của riêng em, do chính em tự thực hiện đưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phan Diên Vỹ Luận văn tuân thủ chuẩn mực đạo đức trong nghiên cứu học thuật, các lập luận, diễn giải và số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và minh bạch

Tp HCM, ngày thang nam 2024

Người thực hiện

Nguyễn Thành Thái Ngân

Trang 4

Đặc biệt, em xin thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS TS Phan Diên

Vỹ, thầy đã dành thời gian giúp đỡ, hướng dẫn và chia sé cho em những nhận xét quý giá xuyên suốt quá trình em thực hiện luận văn

Bên cạnh đó, em xin cảm ơn thầy Cao Ngọc Văn, thầy chủ nhiệm của

em, thầy đã hỗ trợ cho em rất nhiều trong suốt quá trình học tập Em cũng xin

cảm ơn sự động viên của người thân, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời

gian này

Dù dành nhiều sự chăm chút và cần trọng, song bài luận văn khó tránh

khỏi những yếu kém và sai sót vì sự hạn chế trong kiến thức nghiên cứu của

em Kính mong quý thầy, cô cho em những lời nhận xét quý giá để em hoàn thiện nghiên cứu này một cách ý nghĩa nhất

Lời sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô thật nhiều sức khỏe, hạnh

phúc và luôn thành công trong cuộc sống

Tp HCM, ngày thang nam 2024

Người thực hiện

Nguyễn Thành Thái Ngân

Trang 5

Nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các

Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn quý 1 năm 2020 đến quý 4 năm 2023 Dữ liệu bao gồm 20 NHTM đang hoạt động và dữ liệu hàng quý được sử đụng trong khoảng thời gian từ quý 1 năm 2020 đến quý 4 năm 2023 Phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình FGLS và mô hình hồi quy sai số chuẩn mạnh Kết quả chỉ ra rằng trong giai đoạn năm 2020 đến năm

2023, các yếu tố tác động đến tăng trưởng tin dung tai các Ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng cho

vay, lãi suất đanh nghĩa, tỷ giá hối đoái, tốc độ lạm phát Nghiên cứu cho thấy yếu tố nội tại của ngân hàng và các biến số kinh tế có ảnh hưởng không hề nhỏ

đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại

Từ khóa: tăng trưởng tín dụng, khủng hoảng toàn cầu, mô hình hồi quy sai số

chuẩn mạnh, yếu tố nội tại của ngân hàng, tỷ giá hối đoái.

Trang 6

iv

Title Factors affecting credit growth at Vietnamese commercial banks

Abstract Research to learn about factors affecting credit growth at Vietnamese commercial banks from the first quarter of 2020 to the fourth quarter of 2023 The data includes 20 active commercial banks and uses quarterly data for the period from Q1 2020 to Q4 2023 Quantitative research method using FGLS model and robust standard error model The results show that in the period

2020 to 2023, factors affecting credit growth at Vietnam Commercial Banks include bank size, bad debt ratio, loan provision ratio, interest Definition rate, bonus rate, playback rate The study found internal factors of banks and economic variables have have a significant impact on credit growth at commercial banks

Keywords: credit growth, global crisis, robust standard error model, internal factors of banks, exchange rate

Trang 7

MỤC LỤC DANH MUC TU VIET TAT TIENG VIỆT -2222222EE222222222222222222222222 -2 viii DANH MUC TU VIET TAT TIENG ANH

DANH MUG CAG BANG yscecsssrensssecncsseeceasnsrerrenunee crews seernnerenasereesssemecnereenrerces x DANH MỤC CÁC HÌNH -222222222222222222222222111111122222222211111111 re xi CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI -22222222222EEEEEE222222222222222222222222222. te 1

TOM TAT CHUONG 1

CHUONG 2: CO SG LY LUAN VA TONG QUAN NGHIEN CUU LIEN QUAN .14

2.1.1 Tăng trưởng kinh tế 22 2222222222222221222222221112222221111222222111222222212X2 14

QUT N B80 HANG exsccsncsinnvenssnnseumnsenisaen 1185081136893615116061118010814 08060183000610188 16

2.1.5 Chính sách tiền tệ và cung tiền 2 2222222222222211222222211122222221 Xe 20 2.1.6 Lý thuyết vốn cho vay (Loanable funds theory) - 222222222 21

Trang 8

3.1.1 Tăng trưởng tín dụng (LGR)) - 5-5222 2: 22222222222 t2zteerrrrrrrrrrrrrver 3.1.2 Quy mô của ngân hàng (SIZ/E) . - ¿S222 2+2+Esztrzterrrrrrrrrrrrrrrver

3.1.3 Tỷ suất sinh lời trên tổng tải sản (ROA)) 222222222222222222222EE2.cc2 3.1.4 Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng (DEEAULT) -2222222222z2222222cc2

3.1.5 Khả năng thanh khoản (LIQUID)

3.1.6 Tỷ lệ dự phòng cho vay của ngân hàng (PROV) c ccccccy

3.1.7 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 2222222EE2222222222222222222222222 3.1.8 Lãi suất danh nghĩa (TNR) 22 22C222222222222122222222111222222211222222222,Xe2 3.1.9 Tỷ giá hối đoái giữa đồng Đô la Mỹ với đồng Việt Nam Đồng (USD) 3.1.10 Tốc độ lạm phát của nền kinh tế (TNF) 2222222222222222222222cc2

3.2 Dữ liệu nghiên cứu

3.3 Phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG 4: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU -2-22222222E2E2222211222711E222E 2E cxzer 4.1 Thống kê mô tả đữ liệu

4.2 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan

4.3 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến

Trang 9

4.4 Thảo luận kết quả

CHƯƠNG 5: KÉT LUẬN VÀ HAM Y CHÍNH SÁCH -

5.1 Kết luận của nghiên cứu

5.2 Hàm ý chính sách

5.3 Hạn chế của đề tài

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo trong nước:

Tài liệu tham khảo nước ngoài:

DANH MỤC HÌNH ẢNH

42

44

44

Trang 11

DANH MUC TU VIET TAT TIENG ANH

Trang 12

Bảng thống kê mô tá đữ liệu

Ma trận hệ số tương quan giữa các biến 40

Hệ số phóng đại phương sai 22-5222522c5cz s22 41

Kiểm định lựa chọn mô hình -2- 222z+2:++2z+z+2 43

Kết quả kiểm định tự tương quan 22-522 44 Kết qua kiểm định phương sai sai số thay đổi 45

Mô hình hồi quy sai số chuẩn mạnh - + 47

Trang 13

Xi

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1 Thống kê mô tả dữ liệu

Hình 2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến - v Hình 3 Hệ số phóng đại phương sai -2 22 ©22+++22SzezSzxx vi Hình 4: Hồi quy bình phương nhỏ nhất OLS 22 2£: vi Hình 5: Hồi quy tác động cố din FEM .cccccccccsssssssseessssssesseecesseeeeees vii Hình 6 Hồi quy tác động ngẫu nhiên REM .2 -¿ vii

Hình 7 Kiểm định Breusch and Pagan - LM -2 ¿ Viii

Hình § Kiểm định Hausman 2 22 22222222S222S222E222E3eEEEcErxee viii

Hình 9 Kiểm định tự tương quan .-: 22-5222z222x+cscszeeczxxcrr ix

Hình 10 Kiểm định phương sai sai số thay đổi - ix Hình 11 Kiểm định FGLS 22 222252225222 S2£2EEE2 E2 EEvEEErrrrz x

Hình 12: Mô hình sai số chuẩn mạnh

Trang 14

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐÈ TÀI

1.1 Dat van dé

Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vai trò của phát triển kinh tế rất quan trong va là mục tiêu được đặt lên hàng đầu Phát triển kinh tế

là khái niệm rất rộng, xây dựng dựa trên nhiều khái niệm và lĩnh vực khác

nhau, trong đó bao gồm tăng trưởng kinh tế Đây là cơ sở để xem xét khả năng giải quyết của quốc gia đối với các vấn đề như quốc phòng, giáo dục, y tế, an ninh, cơ hội việc làm và chất lượng cuộc sống của người dân trong một quốc gia được giải quyết như thế nào Tăng trưởng kinh tế cho thấy giá trị của sản

lượng hàng hóa và địch vụ của một nền kinh tế tăng lên trong một giai đoạn nhất định, được biểu hiện qua sự gia tăng trong tổng thu nhập quốc dân và

thường được đo bằng chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chỉ số tổng sản

phẩm quốc dân (GNP) Theo đó, khi thu nhập của người dân trở nên nhiều hơn

sẽ kích thích nhu cầu chỉ tiêu và đầu tư trong khu vực, góp sức tạo lực cho

quá trình phát triển kinh tế và cải thiện sự đầy đủ trong cuộc sống của người

dân

Ở phần lớn các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, tăng trưởng tín dụng là một trong những yếu tố đóng vai trò then chốt trong việc thúc đây

tăng trưởng kinh tế Nhờ vào hoạt động cho vay của ngân hàng mà nhiều cá

nhân và tổ chức trong nền kinh tế được tiếp cận và sử dụng những khoản tiền

vay vào các mục đích khác nhau như tiêu đùng và đầu tư Theo đó, đối tượng vay là các cá nhân và hộ gia đình sẽ được chỉ tiêu tiêu dùng và mua sắm nhiều

hơn để phục vụ các nhu cầu trong sinh hoạt đời sống, các doanh nghiệp được

đầu tư mua sắm trang thiết bị, vật chất để mở rộng quy mô, phục vụ hoạt động sản xuất và kinh doanh, Chính phủ đầu tư các công trình công cộng và các

dịch vụ an sinh xã hội tốt hơn Để làm được điều này, quốc gia cần có hệ thống

Trang 15

định chế tải chính ổn định và mạnh mẽ mà ở đó tổ chức được xem là chủ lực

trong việc cung cấp giá trị dư nợ ra nền kinh tế chính là hệ thống ngân hàng thương mại

Ở Việt Nam, quy mô và phạm vi hoạt động của hệ thống ngân hàng

thương mại là rất rộng và đa dạng Sự hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng ở nước ta đến nay đã hơn 73 năm, trải qua hàng loạt những khó

khăn và thách thức về xây dựng, quản lý, đào tạo để xây dựng được một hệ thống ngân hàng vững chắc như hiện tại Những năm trở lại đây, cụ thể là khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2023, hệ thống tài chính ngân hàng đứng trước hàng hoạt những diễn biến rất tiêu cực như gián đoạn chuỗi cung

ứng và khủng hoảng lao động toàn cầu bởi dịch bệnh Covid19 cuối năm 2019, chiến tranh quân sự Nga và Ukraina năm 2022, tiền điện tử phát triển, khủng hoảng năng lượng, do vậy không thể tránh khỏi sự bất Ổn trong hoạt động đối với các ngân hàng thương mại Mục tiêu cần thiết trong những giai đoạn

như vậy là kiểm soát và duy trì tăng trưởng tín dụng ở một mức độ 6n định và hợp lý với những chính sách kinh tế đang hiện hành Bất cứ một sự diễn ra quá

chậm hoặc quá nhanh của tốc độ tăng trưởng tín dụng trong khoảng thời gian nhạy cảm như vậy sẽ gây ra sự mất ổn định trong hoạt động kinh doanh của

ngân hàng, đây là nguồn gốc dẫn đến hệ lụy sụp đồ hàng loạt hệ thống ngân hàng Khả năng kiểm soát và ôn định tăng trưởng tín dụng là hết sức quan trong và cần thiết để đảm bảo nền kinh tế phát triển một cách an toàn và ổn định Chính vì thế, nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng

tại các ngân hàng thương mại trong giai đoạn như năm 2020 đến năm 2023 là

rất quan trọng và sẽ là tiền đề cho việc đề xuất một số giải pháp về vấn đề tăng

trưởng tín dụng được kiểm soát sao cho hiệu quả tại từng thời điểm cụ thể

Trang 16

1.2 Lý do chọn đề tài

Ở một quốc gia mà nền kinh tế được xem là đang phát triển như Việt

Nam, sự tăng trưởng trong cung tiền có sự liên quan mật thiết với sự tăng

trưởng tín dụng và nó có ảnh hưởng gián tiếp đến chính sách tiền tệ Nhờ vào chính sách tiền tệ, cung tiền được ngân hàng Lãi suất được ngân hàng Nhà nước thay đổi nhằm tăng hoặc giảm chỉ tiêu và đầu tư, sự tăng giảm chỉ tiêu

và đầu tư tác động làm thay đổi tổng cầu và kích thích sự phát triển về kinh tế

- xã hội Có thể nói tăng trưởng tín dụng là một công cụ hữu dụng trong việc

khơi thông dòng tiền và điều tiết kinh tế vĩ mô Trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2023, kinh tế thế giới bị chậm lại do đương đầu hàng loạt những thách thức và khó khăn từ việc gián đoạn chuỗi cung ứng, đã có rất nhiều doanh

nghiệp lớn và nhỏ đành phải đóng cửa vì kinh doanh thua lỗ và không còn khả

duy trì hoạt động Trên thế giới, đã có nhiều động thái điều chỉnh hạ lãi suất

của các cơ quan quản lý về chính sách tiền tệ ở các khu vực và quốc gia nhằm

hỗ trợ sự hoạt động của các doanh nghiệp diễn ra liên tục Trong suốt giai đoạn

dịch bệnh Covid19 bùng nỗ và leo thang ở Việt Nam, lãi suất được hạ bởi ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phục hồi và quay trở

lại hoạt động Song, bất chấp những nỗ lực ấy, đã rất nhiều doanh nghiệp trong

nước đã phải giải thể vì thua lỗ và không còn khả năng hoạt động Theo số

liệu thống kê từ trang thông tin điện tử của Bộ tài chính, có hơn 100 nghìn doanh nghiệp giải thể và hơn 16,9 triệu lao động chịu ảnh hưởng tiêu cực trong

giai đoạn khủng hoảng này Đây là con số hết sức báo động đến phát triển kinh

tế ở nước ta khi mà lực lượng lao động và cơ sở vật chất là 02 yếu tố quan trọng trong năng suất lao động ở nước ta mà ở đó hoạt động sản xuất và kinh doanh chiếm phần lớn nguồn lực trong năng suất lao động ở nước ta

Đến thời điểm hiện tại, ngành ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu và cột mốc quan trọng, đặc biệt là trong thực hiện chính sách tiền tệ, điều hành lãi suất, kiếm soát lạm phát và thúc đây kinh tế xã hội Trong hệ thống ngân

Trang 17

hàng, với mục tiêu hướng tới sự phù hợp với thông lệ quốc tế, các ngân hàng thương mại đã tập trung triển khai Basel II và khiến nó đần phổ biến hơn Bên

cạnh đó, sự cung ứng nguồn vốn diễn ra tích cực của ngân hàng nhằm tháo gở khó khăn cho người dân và các doanh nghiệp Ngân hàng thương mại vẫn luôn giữ vai trò là mắt xích quan trọng giữa người gửi tiền và người đi vay và là huyết mạch của nền kinh tế Song, hoạt động kinh đoanh của ngân hàng thương

mại gắn liền với thị trường kinh tế và đây là thị trường rất khó lường, bắt ki

động thái tiêu cực nào cũng đều có khả năng dẫn tới một sự sụp đỗ hàng loạt trong hệ thống Chính vì vậy mà trong hệ thống ngân hàng vẫn luôn tồn tại nhiều vấn đề như tỷ lệ cạnh tranh cao, tỷ lệ nợ xấu cao, lạm phát cao, thương mại quốc tế chưa hồi phuc,

Tại Việt Nam, tăng trưởng tín dụng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh và nông nghiệp Lĩnh vực tập trung mà dòng vốn rót vào được

ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ Theo những số liệu thống kê từ Hội

nghị ngân hàng Nhà nước qua các năm, tăng trưởng tín dụng từ năm 2015 đến

2023 là 17,17% (2015), 18,71% (2016), 18,17% (2017), 14% (2018), 13,5% (2019), 12,17% (2020), 12,97% (2021), 12,87% (2022), 13,5% (2023) Theo

đó, tăng trưởng tin dung cuối năm 2023 là khá gần với định hướng tăng trưởng tín dụng đã đề ra cho năm 2023 là khoảng 14-15% Qua số liệu trên, xu hướng

giảm của tăng trưởng tín dụng trong những năm trở lại đây được thể hiện rõ

rệt, xu hướng này tỷ lệ thuận với bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và bối cảnh kinh tế của Việt Nam nói riêng Vấn đề đặt ra liệu rằng xu hướng tăng giảm tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại có thể được kiểm soát

và ổn định hay không, những yếu tố nào có tác động, chiều hướng và mức độ

như thế nào Trước đây có nhiều nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan về thực trạng tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại Theo đó,

tăng trưởng tín dụng ngân hàng thương mại chịu sự chỉ phối từ rất nhiều yếu

tố khác nhau và mỗi yếu tố lại tác động theo một cách riêng biệt Những yếu

Trang 18

tố này chủ yếu thuộc phạm vi trong và ngoài ngân hàng được phân loại gồm

yếu tố nội tại của ngân hàng và yêu tố vĩ mô của nền kinh tế Do đó, chủ đề tác giả lựa chọn nghiên cứu về các yếu tố tác động đến TTTD tại các NHTM

Viét Nam trong giai đoạn từ quý 1 năm 2020 đến quý 4 năm 2023 sẽ làm rõ các vấn đề xoay quanh tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt

Nam trong giai đoạn đầy khó khăn và thử thách ấy Qua đó góp phần đưa ra

các hàm ý hữu ích hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách xây dựng các mục tiêu và giải pháp dé quản lý được sự tăng trưởng tín dung ở ngân hàng thương mại một cách hiệu quả nhất

1.3 Mục tiêu của đề tài

a Mục tiêu tổng quát của đề tài

Mục tiêu tổng quát của đề tài là tìm hiểu sự tác động của các yếu tô tác

động đến TTTD tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn quý 1 năm

2020 đến quý 4 năm 2023 và đề xuất hàm ý cho chính sách phát triển tín đụng

tại ngân hàng thương mại đối với các cơ quan quản lý và các ngân hàng thương mại

b Mục tiêu cụ thể của đề tài

Để đạt được mục tiêu tổng quát của dé tai, tac gia dat ra nhitng muc tiéu

cu thé cần phải đạt được như sau:

Thứ nhất, tác giả thu thập và sử dụng dữ liệu gồm số liệu tài chính của

20 NHTM đang hoạt động tại Việt Nam và chỉ số kinh tế vĩ mô trong thời gian

từ quý 1 năm 2020 đến quý 4 năm 2023 để tính toán đưa ra được bộ đữ liệu nghiên cứu hoàn chỉnh Các số liệu tài chính của ngân hàng bao gồm các chỉ

số như tăng trưởng tín đụng ngân hàng, quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, khả năng thanh khoản của ngân

hàng, tỷ lệ dự phòng cho vay của ngân hàng Chỉ số kinh tế vĩ mô bao gồm tốc

Trang 19

độ tăng trưởng kinh tế GDP, lãi suất đanh nghĩa, tỷ giá hối đoái giữa đồng Đô

la Mỹ với đồng Việt Nam Đồng và tốc độ lạm phát Tiếp đến, dữ liệu được đưa vào mô hình hồi quy tuyến tính dữ liệu bảng để đo lường và đánh giá các

yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn quý 1 năm 2020 đến quý 4 năm 2023

Thứ hai, tìm hiểu và giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, khả năng

thanh khoản của ngân hàng, tỷ lệ dự phòng cho vay của ngân hàng, tốc độ tăng

trưởng kinh tế, lãi suất danh nghĩa, tỷ giá hối đoái giữa đồng Đô la Mỹ với đồng Việt Nam Đồng và tốc độ lạm phát đối với tăng trưởng tín dụng

Thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn quý I năm

2020 đến quý 4 năm 2023, tác giả đưa ra nhận xét về kết quả nghiên cứu và

đề xuất hàm ý chính sách phát triển tín dụng tại ngân hàng thương mại đối với

các cơ quan quản lý và ngân hàng thương mại

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu được tác giả lựa chọn là các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn quý I năm 2020 đến quý 4 năm 2023 bao gồm các yếu tố như quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, khả năng thanh khoản của ngân hang, tỷ lệ dự phòng cho vay của ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế

GDP, lãi suất danh nghĩa, tỷ giá hối đoái giữa đồng Đô la Mỹ với đồng Việt Nam Đồng và tốc độ lạm phát.

Trang 20

b Phạm vi về không gian nghiên cứu

Tác giả lựa chọn không gian nghiên cứu là 20 ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam giai đoạn quý 1 năm 2020 đến quý 4 năm 2023 Đặc

điểm của không gian này là các ngân hàng có sự nhận dạng thương hiệu tốt,

quy mô từ nhỏ đến lớn và vẫn đang hoạt động mà không vướng các cáo buộc

liên quan đến pháp luật nhằm giữ tính khách quan trong nghiên cứu

c Phạm vi về thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu được tác giả lựa chọn là từ quý 1 năm 2020 đến quý 4 năm 2023 Đây là giai đoạn không quá ngắn và cũng không quá dài Tuy

nhiên, điểm khác biệt của đoạn này đó là tình hình kinh tế trong và ngoài nước

phải đương đầu với các vấn đề như gián đoạn chuỗi cung ứng và khủng hoảng

lao động toàn cầu bởi dịch bệnh Covid19 cuối năm 2019, chiến tranh quân sự

Nga và Ukraina năm 2022, sự phát triển của thương mại điện tử, khủng hoảng năng lượng, lạm phát tăng cao, Bên cạnh đó, thời gian từ quý l năm 2020 đến quý 4 năm 2023 được lựa chọn giúp cho tac gia thu nhập được dữ liệu dễ hơn và kết quả nghiên cứu cũng mang tính cập nhật về thời gian hơn kề từ lúc

nghiên cứu đến thời điểm hiện tại

1.5 Mô hình, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

a Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn quý 1 năm 2020 đến quý 4 năm

2023 được tác giả đề xuất là mô hình hồi quy với đữ liệu bảng gồm các số liệu tài chính của 20 NHTM Việt Nam và các chỉ số kinh tế vĩ mô gồm quy mô

ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên tổng tai sản, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, khả năng thanh khoản của ngân hàng, tỷ lệ dự phòng cho vay của ngân hàng, tốc

độ tăng trưởng kinh tế GDP, lãi suất danh nghĩa, tỷ giá hối đoái giữa đồng Đô

Trang 21

la Mỹ với đồng Việt Nam Đồng và tốc độ lạm phát Mô hình tác giả lựa chọn dựa trên việc đánh giá và kế thừa từ một số nghiên cứu liên quan trước đó

Mô hình nghiên cứu về “Tác động của các nhân tố nội tại và vĩ mô đến

tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Nguyễn Bá Hoàng (2019) sử đụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng của 23 ngân hàng thương

mại Việt Nam gồm tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ huy động, quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát và lãi suất

Mô hình nghiên cứu về “Yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Nguyễn Văn Thuận (2021) dùng

mô hình hồi quy dữ liệu bảng của 16 NHTM Việt Nam với biến phụ thuộc là tăng trưởng tín dụng Các biến độc lập được sử đụng là dư nợ cho vay, tốc độ tăng lên của tiền gửi, quy mô của ngân hàng, tỷ lệ thanh khoản và tỷ suất lợi

nhuận trên tổng tài sản

Mô hình nghiên cứu về “Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại

các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Lê Vũ Hà & Đỗ Văn Lộc (2022)

dùng mô hình hồi quy với dữ liệu bảng của 23 NHTM Việt Nam Biến phụ

thuộc là tăng trưởng tín dụng Các biến độc lập được sử dụng là tỷ lệ huy động

vốn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn, tỷ lệ thanh khoản, quy mô ngân hàng, lãi suất, tăng

trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát

Mô hình nghiên cứu về “Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại

các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Nguyễn Thị Thu Trang & cộng sự (2023) sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng của 15 ngân hàng thương mại

cổ phần hoạt động trong giai đoạn 2011 — 2021 gồm biến phụ thuộc là tăng trưởng tín dụng, biến độc lập là tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), lãi suất danh nghĩa, tốc độ huy động tiền gửi, tỷ suất lợi nhuận trên VCSH, tỷ lệ lạm phát,

tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ thu nhập lãi thuần, quy mô vốn chủ sở hữu và cuối cùng là quy mô ngân hàng.

Trang 22

b Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu được tác giả sử dụng trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn quý I

năm 2020 đến quý 4 năm 2023 thuộc kiểu đữ liệu bảng Trong đó chiều không gian của dữ liệu nghiên cứu đề cập về khả năng tài chính của 20 ngân hàng thương mại Việt Nam Bên cạnh đó, chiều thời gian của nghiên cứu đề cập về các quý theo năm giai đoạn năm 2020 đến năm 2023

Dữ liệu trên là loại đữ liệu thứ cấp được phân ra thành dữ liệu có yếu tố

vi mô và dữ liệu có yếu tố vĩ mô Trong đó, đữ liệu có yếu tố vi mô gồm các

chỉ số tài chính được thu thập từ những báo cáo tài chính theo quý của 20 ngân hàng thương mại Việt Nam dựa trên tiêu chí hoạt động liên tục, số liệu công

khai minh bạch, đầy đủ và không vướng các cáo buộc liên quan về pháp lý từ

giai đoạn quý I1 năm 2020 đến quý 4 năm 2023 gồm quy mô ngân hàng, tỷ

suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, khả năng thanh

khoản của ngân hàng, tỷ lệ dự phòng cho vay của ngân hàng Dữ liệu có yếu

tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), lãi suất danh nghĩa, tỷ giá hối đoái giữa đồng Đô la Mỹ với đồng Việt Nam Đồng và tốc độ lạm phát được

lấy từ World Bank và Tổng cục thống kê giai đoạn từ quý 1 năm 2020 đến quý

4 năm 2023

c Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn quý 1 năm 2020 đến quý 4 năm 2023 là phương pháp nghiên cứu định

lượng Mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng đề phân tích các tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc Đối với mô hình hồi quy tuyến tính sử dụng

dữ liệu bảng, biến phụ thuộc được sử dụng là tốc độ tăng trưởng tín dụng theo từng ngân hàng thương mại, biến độc lập được sử dụng là các yếu tố nội tại

Trang 23

10

của ngân hàng thương mại gồm quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên tong tài sản, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, khả năng thanh khoản của ngân hàng, tỷ

lệ dự phòng cho vay của ngân hàng và các yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế gồm

tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), lãi suất đanh nghĩa, tỷ giá hối đoái giữa

đồng Đô la Mỹ với đồng Việt Nam Đồng và tốc độ lạm phát

Mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng trong nghiên cứu được tiếp cận

theo mô hình bình phương nhỏ nhất (Viết tắt là Pooled OLS - Ordinary Least Squares), mô hình tác động cố định (Viết tắt là FEM - Fixed Effect Model) và

mô hình tác động ngẫu nhiên (Viết tắt là REM - Random Effects Model) Dé

lựa chọn được mô hình hiệu quả, tác sử dụng các kiểm định gồm F-test dé lua chọn giữa mô hình tác động cố định (FEM) với mô hình bình phương nhỏ nhất (OLS), kiém dinh Hausman dé lựa chọn giữa mô hình tác động cé dinh (FEM) với mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) và kiểm định Breusch và Pagan Lagrangian Multiplie để lựa chọn giữa mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)

với mô hình bình phương nhỏ nhất (OLS)

Sau khi lựa chọn được mô hình hiệu quả nhất, những khuyết tật trong mô

hình được tác giả kiểm tra gồm hiện tượng đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai VIF, tự tương quan bằng kiểm định Wooldridge và phương sai

sai số thay đổi bằng kiểm định Wald (đối với mô hình tác động có dinh - FEM),

kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian Multiplie (đối với mô hình tác động ngẫu nhiên - REM) Cuối cùng tác giả xử lý khuyết tật còn tồn tại trong mô

hình bằng mô hình FGLS và mô hình hồi quy sai số chuẩn mạnh

1.6 Đóng góp của đề tài

a Về phương diện học thuật

Về phương diện học thuật, nghiên cứu đã trình bày được tầm quan trọng của tăng trưởng tín dụng đối với NHTM và kinh tế - xã hội Bên cạnh đó, nghiên cứu đã tổng hợp được khung cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế và

Trang 24

11

tăng trưởng tín đụng tại ngân hàng thương mại nhằm làm rõ hơn việc luận giải

các yếu tô tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng hàng thương mại Việt Nam giai đoạn quý I năm 2020 đến quý 4 năm 2023 Qua kết quả nghiên cứu, tác mô hình được giả đề xuất để đánh giá mức độ ảnh hưởng của

các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại

Viét Nam trong giai đoạn quý 1 năm 2020 đến quý 4 năm 2023 với 9 yếu tố

tác động thuộc yếu tố nội tại ngân hàng và yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế gồm quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên tổng tải sản, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, khả năng thanh khoản của ngân hàng, tỷ lệ dự phòng cho vay của ngân

hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, lãi suất danh nghĩa, tỷ giá hồi đoái giữa đồng Đô la Mỹ với đồng Việt Nam Đồng và tốc độ lạm phát

b Về phương diện thực tiễn

Nghiên cứu đã trình bày và phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố

tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai

đoạn quý 1 năm 2020 đến quý 4 năm 2023 Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra nhận xét và đề xuất hàm ý chính sách của ngân hàng thương mại về phát triển tín dụng đối với cơ quan quản lý và ngân hàng thương mại tại Việt

Nam Kết quả nghiên cứu phần nào phản ánh được xu hướng tác động của các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng thương mại trong giai đoạn nền kinh tế bị tác động nặng nề trước sự gián đoạn của chuỗi cung ứng

và thất nghiệp toàn cầu bởi đại dịch bệnh Covid19 năm 2019, xung đột quân

sự giữa Nga và Ukaina năm 2022, một số vấn đề liên quan đến tiền điện tử, khủng hoảng năng lượng như trong giai đoạn quý 1 năm 2020 đến quý 4 năm

2023

Bên cạnh đó tác giả mong muốn được mở rộng nghiên cứu và mang lại nhiều các thông tin hữu ích để đóng góp cho các nghiên cứu liên quan trong tương lai

Trang 25

12

1.7 Bố cục của luận văn

Chương I: Giới thiệu đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu liên quan Chương 3: Mô hình, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách

Trang 26

13

TOM TAT CHƯƠNG 1

Chương I giới thiệu về vấn dé và lý do mà đề tài được chọn đề thực hiện nghiên cứu Theo đề tài đó, tác giả trình bày các mục tiêu nghiên cứu cần thực

hiện, đối tượng và phạm vi của nghiên cứu, cách lựa chọn mô hình, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu cùng với các đóng góp của nghiên cứu về phương

diện học thuật và thực tiễn.

Trang 27

14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TÔNG QUAN

NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Mối quan hệ mật thiết giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng với tốc độ tăng

trưởng cung tiền trong nền kinh tế cần được tìm hiểu Chính sách tiền tệ được

sử dụng để thực hiện thay đổi mức lãi suất trên thị trường vốn vay bởi Ngân hàng Nhà nước thông qua cung tiền Nhờ vậy Chính phủ có thể thúc đây các

tổ chức và doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, kinh đoanh, gia tăng phạm

vi hoạt động và kích thích tăng trưởng kinh tế

Vào thời buổi kinh tế đang chịu sức ép từ làn sóng giải thể doanh nghiệp

và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các chính sách về tăng trưởng tín dụng hướng đến việc hỗ trợ tạo cho người lao động nhiều việc làm, kích cầu đầu tư đối với doanh nghiệp là mục tiêu quan trọng và cần thiết

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Tăng trưởng kinh tế

Khái niệm tăng trưởng kinh tế trong kinh tế học được định nghĩa là sự

gia tăng hay mở rộng quy mô của mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế một quốc gia (Hoàng Xuân Bình, 2015) Tăng trưởng kinh tế thể hiện cho sự

phát triển về kinh tế, phúc lợi và an sinh xã hội của quốc gia Tốc độ của tăng

trưởng kinh tế được đo lường bởi 02 chỉ số gồm tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

và chỉ số tổng sản phâm quốc dân (GNP) Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế quốc gia, sự giàu có là mục tiêu

mà hầu hết quốc gia nào cũng mong muốn đạt được Một quốc gia có sự tăng

trưởng kinh tế mạnh mẽ sẽ thể hiện sự đáp ứng tốt các nhu cầu của người dân

về các vấn đề như cơ sở vật chất, an ninh, phúc lợi, y tế, giáo dục, Mức độ tăng trưởng kinh tế được quyết định bởi sự tăng cao trong năng suất lao động,

Trang 28

15

mà yếu tố năng suất lao động được xây dựng dựa trên các nguồn lực như vốn lao động, tích lũy tư bản, tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ Trong

hoạt động sản xuất, vốn lao động thể hiện cho số người lao động và chất lượng

của lao động Chất lượng này được hiểu là kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của người lao động Tích lũy tư bản là những công cụ được tạo ra để phục vụ

quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ như trang thiết bị, máy móc thiết bị Tài

nguyên thiên nhiên bao gồm tài nguyên thiên có thể tái tạo như gỗ và không thể tái tạo như quặng kim loại Nguồn lực cuối cùng là khoa học công nghệ,

đó là tri thức, sự hiểu biết về khoa học để áp dụng vào công nghệ trong quá

trình sản xuất, chế biến hàng hóa và dịch vụ

Một số chính sách phát triển sự tăng trưởng kinh tế bao gồm khuyến khích

tiết kiệm và đầu tư nội địa, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, nâng cao chất

lượng vốn lao động, phát triển khoa học công nghệ, mở rộng thương mại quốc

tế và kiểm soát tốc độ gia tang dan số Thứ nhất, khuyến khích tiết kiệm va đầu tư trong nước là chính sách chú trọng việc tiết kiệm trong chỉ tiêu những hàng hóa dịch vụ tiêu dùng để tập trung dòng tiền đầu tư vào tích lũy tư bản, tạo điều kiện để sản xuất nhiều hàng hóa dịch vụ hơn Thứ hai, thu hút vốn đầu tư nước ngoài là chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thông qua 02 hình thức là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp Trong đó, đầu tư trực tiếp là việc

các nhà đầu tư nước ngoài dùng nguồn lực của họ vào xây dựng và trực tiếp

quản lý hoạt động sản xuất và kinh đoanh Đầu tư gián tiếp là việc mà nhà đầu

tư nước ngoài rót vốn vào đoanh nghiệp nội địa thông qua việc mua chứng

khoán Thứ ba, chính sách về vốn lao động chú trọng quá trình đào tạo, bồi

dưỡng tri thức, kinh nghiệm làm việc cho người lao động Thứ tư, phát triển khoa học công nghệ là chính sách chú trọng việc khuyến khích nghiên cứu, tạo ra nhiều cơ hội cho hoạt động nghiên cứu khoa học phát triển Thứ năm, chính sách mở rộng thương mại quốc tế là việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trong việc trao đổi, mua bán hàng hóa dịch vụ nhằm đạt được lợi

Trang 29

16

ích kinh tế Cuối cùng, chính sách kiểm soát tốc độ gia tăng dân số là việc giữ cho mức tăng dân số ở mức vừa phải và hợp lý, không quá ít để thiếu hụt lao động và không quá nhiều để làm giảm năng suất lao động

2.1.2 Ngân hàng

Ngân hàng ra đời nhằm phục vụ nhu cầu tích trữ và vay mượn tiền bạc

của người dân Hoạt động chính của ngân hàng là nhận tiền gửi và mang số tiền đó đem đi cho vay đối với những cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng tiền Ở Việt Nam, ngân hàng là loại hình tô chức tín dụng có thê thực hiện tat

cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam được phân loại gồm 03 loại đó là ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách và ngân hàng hợp tác xã

Thứ nhất, ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy

định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận Ngân hàng

thương mại có lĩnh vực hoạt động rất đặc biệt nên vai trò của tổ chức này rất quan trọng và khó có thê thay thế được đối với các chủ thê khác trong nền kinh

tế Ngân hàng thương mại được chia thành 04 loại gồm:

e NHTM Nhà nước là ngân hàng thương mại được thành lập, tổ chức đưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở

hữu 100% vốn điều lệ

e NHTM Cổ phần là ngân hàng thương mại được thành lập, tổ chức đưới hình thức công ty cổ phần

e Ngân hàng 100% vốn ngước ngoài: là ngân hàng thương mại được thành

lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu của tô chức tín dung

nước ngoài; là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam

e Ngân hàng liên doanh: là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng

Trang 30

17

Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước

ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh; là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở

chính tại Việt Nam

Thứ hai, ngân hàng chính sách là ngân hàng hoạt động không vì mục tiêu

lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước

Thứ ba, ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng

nhân dân do các quỹ tín đụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân

2.1.3 Tín dụng ngân hàng

Trong hoạt động của ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay nằm trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Theo đó, hoạt động này mang lại doanh thu

và lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng Theo Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu và Lê Thị

Hiệp Thương (2009), tín dụng ngân hàng được xem là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín dụng (ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác)

chuyển giao một tài sản cho bên nhận tín dụng (cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp khác) sử dụng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Hiểu một cách

đơn giản, hoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động cho vay của ngân hàng

đối với những chủ thê như các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp có nhu cầu

vay von

Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là hoạt động có phạm vi rất rộng và mang tính linh hoạt Trong ngân hàng thương mại, tín dụng gồm các hoạt động như sau: hoạt động cho vay; hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu

công cụ chuyền nhượng và giấy tờ có giá khác; hoạt động bảo lãnh ngân hàng;

hoạt động phát hành thẻ tín dụng; hoạt động bao thanh toán trong nước; bao

thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc

tế và một số hình thức cấp tín dụng khác Thứ nhất, hoạt động cho vay của

Trang 31

18

ngân hàng là hoạt động ngân hàng giao quyền sử dụng tiền cho bên đi vay và bên đi vay cam kết hoàn trả đúng số tiền và lãi sau một thời gian nhất định Thứ hai, hoạt động chiết khấu của ngân hàng là hoạt động khách hàng chuyên

nhượng quyền sở hữu giấy tờ có giá cho ngân hàng để nhận lại một số tiền dựa

trên giá trị đến hạn bị trừ đi một phần lãi Thứ ba, hoạt động bảo lãnh của ngân

hàng thương mại là hoạt động của bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh

rằng sẽ thực hiện những nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh nếu

bên được bảo lãnh không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ hoặc chỉ thực hiện

một phần nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh Thứ tư, hoạt động phát

hành thẻ tín dụng của ngân hàng là hoạt động ngân hàng cấp cho khách hàng một hạn mức dùng để chỉ tiêu trước và sau một khoản thời gian phải hoàn trả

lại đúng số tiền đó theo thỏa thuận giữa ngân hàng và chủ thẻ Thứ năm, hoạt

động bao thanh toán của ngân hàng là hoạt động khách hàng chuyền nhượng

quyền đòi nợ từ các khoản nợ phải thu cho ngân hàng và nhận lại một số tiền dựa trên giá trị khoản nợ phái thu trừ đi một phần chiết khấu

Phân loại tín dụng ngân hàng được dựa vào các đặc tính như thời gian vay, đối tượng cho vay, mục đích sử dụng vốn, tính đảm bảo và phạm vi lãnh thổ Dựa trên thời gian vay, tín dụng ngân hàng được phân làm 03 loại là tín dụng ngân hàng ngắn hạn, tín dụng ngân hàng trung hạn và tín dụng ngân hàng đài hạn Trong đó, tín đụng ngân hàng ngắn hạn có thời hạn vay dưới 12 tháng, phù hợp cho các khoản vay có tính chất xoay vòng nhanh; tín dụng ngân hàng trung hạn có thời gian vay trên 12 tháng và dưới 60 tháng, phù hợp cho các khoản vay đầu tư ở những dự án dưới 05 năm; tín dụng ngân hàng dài hạn có thời gian vay trên 60 tháng, phù hợp cho các khoản vay đầu tư ở những dự án lớn, khả năng thu hồi vốn trên 05 năm Dựa vào đối tượng cho vay, tín dụng ngân hàng được phân làm 02 loại gồm tín dung ca nhân và tín dụng doanh nghiệp Dựa vào mục đích sử dụng vốn, tín dụng ngân hàng chủ yếu được

phân làm 02 loại gồm tín dung tiéu ding va tin dụng sản xuất kinh doanh Tín

Trang 32

hàng được phân làm 02 loại gồm tín chấp và chế chấp Tín chấp là loại hình

mà người đi vay không cần phải thế chấp tài sản Thế chấp là loại hình mà

người đi vay phải có tài sản bảo đảm hoặc tài sản hình thành từ vốn vay Trong hoạt động cho vay thì tín chấp là loại hình rủi ro cao hơn so với thế chấp Dựa vào phạm vi lãnh thổ, tín dụng ngân hàng được phân làm 02 loại là tín dụng

nội dia va tin dung quốc tế Tín dụng nội địa là hình thức tín dụng được áp

dụng trong lãnh thổ quốc gia Tín dụng quốc tế là hình thức tín dụng được áp dụng giữa các quốc gia

Vai trò mà tín đụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế xã hội là vô

cùng quan trọng Đối với cá nhân, tín đụng ngân hàng đáp ứng về nhu cầu chỉ tiêu, sinh hoạt, trang trải cuộc sống giúp chất lượng đời sống được nâng cao

Đối với đoanh nghiệp, tín dụng ngân hàng đáp ứng được những nhu cầu về đầu tư máy móc và trang thiết bị, nhà xưởng, vốn lưu động, Đối với quốc

gia, tín dụng ngân hàng giúp giải quyết kịp thời các nhu cầu của con người trong xã hội một cách thuận lợi và nhanh chóng

2.1.4 Tăng trưởng tín dụng

Lợi nhuận là mục tiêu được xếp lên cao nhất trong hoạt động của ngân hàng thương mại Do vậy, trong suốt quá trình hoạt động, tăng trưởng tín dụng luôn được đề cập trong các cuộc họp phát triển kinh doanh của ngân hàng thương mại Định nghĩa về tăng trưởng tín dụng được Lane P.R., McQuade.P (2014) trình bày rằng tăng trưởng tín dụng là một sự tăng lên của giá trị dư nợ

cho vay ở khu vực tư nhân gồm các cá nhân và các tổ chức Bên cạnh đó, tăng

trưởng tín dụng là việc các ngân hàng thương mại sử dụng các chính sách với

Trang 33

20

mục đích tăng huy động nguồn vốn đề đáp ứng được hoạt động cấp tín dụng,

hoạt động chiết khấu và hoạt động đầu tư vào những đối tượng là các tổ chức kinh tế, cá nhân có nhu cầu vay vốn, từng bước nâng cao lợi nhuận, thị phần

và thương hiệu trên thị trường (Trần Huy Hoàng, 2009) Nhìn chung, có thể nói tăng trưởng tín dụng là một sự gia tăng trong tổng giá trị cho vay mà ngân hàng thương mại mang ra ngoài nền kinh tế trong khoảng thời gian nhất định được thể hiện qua việc các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho các cá

nhân, tổ chức và doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận vốn Tăng trưởng tín dụng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng và kinh tế xã hội Có thé thay rằng tăng trưởng tín dụng phản ánh được sự tăng hoặc giảm

xuống của giá trị đư nợ trong lưu thông hay nói cách khác là sự tăng hay giảm của hoạt động cấp tín dung tại ngân hàng thương mại Nhờ đó, tăng trưởng tín dụng giúp nhà hoạch định chính sách đánh giá được nhu cầu và mức sử đụng

vốn của nền kinh tế là nhiều hay ít, nhanh hay chậm để có được những biện pháp nhằm điều chỉnh các chính sách phát triển tín dụng và chính sách phát triển kinh tế

2.1.5 Chính sách tiền tệ và cung tiền

Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế quan trọng đâm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế ở cấp độ quốc gia Chính sách tiền tệ được

điều hành bởi các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng Nhà nước Ngân

hàng Nhà nước có vai trò là quản lý hệ thống ngân hàng và quyết định khối

lượng tiền bơm ra thị trường Cơ chế hoạt động của chính sách tiền tệ được

trình bảy qua việc ngân hàng Nhà nước điều chỉnh cung tiền làm lãi suất thay

đổi, từ sự thay đổi này của lãi suất sẽ dẫn đến sự tăng giảm về cầu vốn vay đầu

tư và do đó làm thay đổi đến tổng hàng hóa và dịch vụ Sự gia tăng trong tổng

đầu tư về hoạt động sản xuất kinh đoanh giúp thúc đây sự tăng lên trong sản

lượng, từ đó tạo lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Trang 34

21

Cung tiền gắn liền với chính sách tiền tệ và là tổng khối lượng tiền có

trong lưu thông của một nền kinh tế Thành phần chính của cung tiền bao gồm

tiền mặt và tiền gửi Cung tiền được ngân hàng Nhà nước kiểm soát bằng các

công cụ gồm nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất chiết khấu Sự gia tăng trong cung tiền gắn liền với hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm và mang số tiền gửi này đem đi cho vay tại các ngân hàng thương mại

Do vậy, sự tăng lên của cung tiền và sự tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau Ở một khía cạnh khác, cung

tiền không bị kiểm soát hoàn toàn bởi sử quản lý của ngân hàng Nhà nước do

cung tiền còn phụ thuộc vào hành vi của ngân hàng thương mại trong việc

trích lập dự trữ đôi ra (dự trữ của NHTM bao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ đôi ra) và hành vi của người dân trong việc gửi tiền tiết kiệm Vì vậy, tăng

trưởng tín dụng ở các ngân hàng thương mại cũng không hoàn toàn bị kiểm soát

2.1.6 Lý thuyết vốn cho vay (Loanable funds theory)

Lý thuyết vốn cho vay là lý thuyết kinh tế được xây đựng bởi nhà kinh tế học Thụy Điển Knut Wicksell (1851-1926) Lý thuyết vốn cho vay lập luận

rằng lãi suất được xác định bởi cung và cầu vốn vay trên thị trường vốn Trong

đó, thuật ngữ vốn vay bao gồm các khoản vay, trái phiếu và tiền gửi tiết kiệm

Theo đó, lãi suất được xem là giá của các khoản vay, tương tự như giá của các mặt hàng khác trên thị trường hàng hóa Bởi vậy, bất kỳ sự gia tăng hay thâm hụt về nguồn cung hay cầu sẽ gây ảnh hưởng đến sự tăng hay giảm của lãi suất

thị trường Lý thuyết này cũng được phát triển tiếp bởi nhà kinh tế học người

Anh Dennis Robertson và nhà kinh tế học người Thụy Điền Bertil Ohlin vào những năm 1930 Theo quy định của ngân hàng Nhà nước, vốn cho vay của ngân hàng thương mại luôn được giới hạn nhằm đảm bảo mục tiêu cấp tín dụng vừa đủ, hạn chế và ngăn chặn sự gia tăng của lạm phát, giới hạn này còn

Trang 35

22

được gọi là room tín dụng Do vậy trong quá trình cho vay, ngân hàng luôn

cân nhắc và đánh giá xem cấp tín dụng như thế nào thì vừa mang lại lợi nhuận

mà vừa có thể đảm bảo thu hồi được vốn Thực tế, vào thời điểm room tín

dụng ở các ngân hàng dần trở nên cạn kiệt, nhiều khách hàng vẫn sẵn sàng chấp nhận đi vay ngân hàng với lãi suất rất cao Thực tế này có thể giải thích bằng quy luật cung cầu khi mà nguồn cung ít nhưng nhu cầu lại cao, giá của hàng hóa sẽ cao hơn lúc thị trường cân bằng

2.1.7 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Theory of Asymmetric

Information)

Lý thuyết thông tin bất cân xứng là lý thuyết kinh tế được phát triển vào những năm 1970-1980 Lý thuyết này cho rằng người bán có thể nắm nhiều

thông tin hơn người mua, làm sai lệch giá trị sản phẩm bán ra Bên cạnh đó,

lý thuyết này cũng nói rằng sản phẩm chất lượng thấp và cao vẫn có thê có

cùng một mức giá do sự thiếu thông tin từ phía người mua Đối với hoạt động của ngân hàng, sự thiếu thông tin không chỉ đến từ phía người mua (khách hàng) mà nó còn đến từ phía người bán (ngân hàng) Suốt quá trình cho vay,

ngân hàng là người nhận thông tin từ người đi vay do vậy ngân hàng sẽ luôn

trong trạng thái không thể kiểm soát hết được thông tin mà người đi vay cung

cấp Dựa trên những thông tin mà người đi vay cung cấp, ngân hàng sẽ đưa ra

quyết định sẽ thực hiện cho vay hoặc từ chối cho vay đối với người đi vay Sự sai lệch thông tin trong công tác thu thập và thẩm định hồ dẫn đến việc ngân hàng cho vay sai lầm và không đúng quy định, qua đó dẫn đến tình trạng nợ

xấu kéo đài và không thể giải quyết Lý thuyết này cũng đúng trong trường hợp người đi gửi tiền ở ngân hàng Người gửi tiền tiết kiệm không thể nào xác

định chính xác hoàn toàn được khoản tiền lãi mà họ nhận được từ việc gửi số tiền tiết kiệm Người gửi tiền tiết kiệm nhận được số tiền lãi theo mức lãi suất

được ngân hàng công bó tại thời điểm mà họ gửi tiền

Trang 36

23

2.2 Tổng quan nghiên cứu

Đề tài về tăng trưởng trong tín dụng là một trong số những đề tài rất rộng

đề khai thác và mở rộng phạm vi nghiên cứu Trong quá khứ, rất nhiều nghiên

cứu xoay quanh đề tài về tăng trưởng tín dụng trong nước và nước ngoài đã được thực hiện Trong đó, tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại có

tỷ lệ nghiên cứu lớn trong số lượng nghiên cứu liên quan bởi hệ thống ngân hàng thương mại có khả năng cấp tín dụng nhanh chóng và hiệu quả nhất

Trong nghiên cứu này, khung cơ sở lý luận của tăng trưởng tín dụng đóng vai

trò hết sức quan trọng trong việc củng cô kiến thức và xây dựng các mô hình

nghiên cứu

Một số các nghiên cứu liên quan đến vấn đề tăng trưởng tín dụng tại ngân

hàng thương mại đã được tác giả đã tham khảo, lựa chọn và học hỏi để vận dụng vào nghiên cứu này

Nghiên cứu về “Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 — 2014” đã được thực hiện bởi Phạm Xuân Quỳnh, xuất bản năm 2017 Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng REM và GMM cùng dữ liệu bảng của 25 ngân hàng thương mại ở 'Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 - 2014 Theo kết quả nghiên cứu, các yếu tố tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín đụng gồm có huy động vốn và tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP; tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng gồm có yếu tố nợ xấu, quy mô ngân hàng và tỷ lệ lạm phát

Trong năm 2017, Lê Tấn Phước cũng đã thực hiện nghiên cứu về “Một

số yếu tô tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam” Nghiên cứu chỉ ra rằng các tác động cùng chiều với tăng trưởng tín dụng gồm

có yêu tổ lãi suất danh nghĩa, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) Trong khi đó

tác động ngược chiều với tăng trưởng tín dụng gồm có tỷ lệ nợ xấu

Trang 37

24

Nghiên cứu về “Tăng trưởng tín dụng và phục hồi kinh tế ở Châu Âu sau

cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu” được Antoshin, S va cộng sự (2017)

thực hiện Nghiên cứu dùng dữ liệu của 39 quốc gia ở khu vực Châu Âu trong

giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2015 Theo nghiên cứu, những yếu tố như chất lượng khoản vay, tiền gửi khách hàng, chỉ số giá vốn cỗ phần của ngân hàng

và vốn của ngân hàng dường như có sự liên hệ chặt chẽ với hoạt động tín dụng của ngân hàng Ngoài ra, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng tăng trưởng tín dụng

có tác động tích cực đến khả năng tạo lợi nhuận của ngân hàng thương mại

Al-Shammari, N & El-Sakka, M (2018) tiến hành nghiên cứu về chủ đề

“Các yếu tố kinh tế vĩ mô quyết định đến sự tăng trưởng tín đụng ở khu vực

tư nhân trong phạm vi lãnh thổ 24 quốc gia Tổ chức và Hợp tác phát triển kinh

tế”, tên viết tắt là OECD Dữ liệu thời gian nghiên cứu từ quý 4 năm 2001 đến

quý 4 năm 2013 Theo như kết quả của nghiên cứu, những yếu tố có tính quyết định phần lớn đến tăng trưởng tín đụng ngân hàng ở các nước OECD trong đài hạn chủ yếu bao gồm tỷ giá hối đoái, nợ đi vay nước ngoài, sức cung tiền, lãi

suất, mức độ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và vốn có định Ngoài

ra, nghiên cứu kết luận rằng chính sách tiền tệ có tầm quan trọng trong quá trình tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng

Bustamante, J & cộng sự (2019) thực hiện nghiên cứu về “Các yếu tố quyết định tăng trưởng tín đụng và kênh cho vay ngân hàng ở Pê-ru” Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng tín dụng ngân hàng tăng trưởng bởi xu hướng

ngân hàng cấp tín dụng nhiều hơn bằng đồng nội tệ cho các tổ chức và doanh

nghiệp có giá trị lớn về quy mô và có tính thanh khoản cao

Nghiên cứu của Hà Văn Dương (2019) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến

tăng trưởng tín dụng vi mô” Những yếu tố đưa vào phân tích gồm tăng trưởng quy mô của tô chức, tỷ lệ huy động so với đư nợ cho vay, tỷ suất sinh lời của VCSH, danh mục cho vay có rủi ro, tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát

Trang 38

25

Phương pháp nghiên cứu sử dụng ước lượng hồi quy tuyến tính với bộ đữ liệu

bảng khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2017 Theo đó, yếu tố tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng gồm có tăng trưởng quy mô của tổ chức Ngược lại, những yếu tố tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng gồm có tỷ

suất sinh lời của VCSH và tỷ lệ vốn huy động so với giá trị dư nợ cho vay

Nghiên cứu về “Tác động của các nhân tố nội tại và vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Nguyễn Bá Hoàng

(2019) Nghiên cứu tiếp cận theo phương pháp hồi quy tuyến tính với dữ liệu

dạng bảng của 23 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm

2010 - 2017 Theo kết quả nghiên cứu, tăng trưởng tín dụng chịu tác động cùng chiều bởi những yếu tố như tỷ lệ thanh khoản và quy mô ngân hàng Ngược lại, tác động ngược chiều đến tăng trưởng gồm các yếu tô như tỷ lệ nợ

xấu, tỷ lệ vốn và tỷ lệ lạm phát

Một nghiên cứu khác thực hiện vào năm 2020 về '“Các nhân tố ảnh hưởng

đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn

2014— 2019” bởi Phan Thị Hoàng Yến & Trần Hải Yến Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy tuyến tính với bộ dữ liệu của 19 ngân hàng

thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2019

Theo kết quả nghiên cứu, lợi nhuận ròng trên VCSH và tỷ lệ thu nhập lãi thuần

không có tác động trực tiếp lên tăng trưởng tín dụng Theo đó, tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng gồm có yếu tố thanh khoản ngân hàng, tăng trưởng vốn huy động và tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP); tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng gồm có yếu tố nợ xấu, lạm phát và lãi suất cho

vay

Nguyễn Văn Thuận (2021) có nghiên cứu về “Yếu tố ảnh hưởng đến tăng

trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam” Trong nghiên cứu, phương pháp ước lượng FGLS được sử dụng kết hợp với đữ liệu của 16 ngân

Trang 39

NHTM trong khoảng thời gian năm 2011 đến năm 2021 Kết quả nghiên cứu

chỉ ra rằng tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng gồm có tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), khả năng huy động tiền gửi và tỷ suất lợi nhuận Ngược

lại tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng gồm có lãi suất đanh nghĩa và

quy mô của ngân hàng

2.3 Khoảng trồng nghiên cứu

Tựa trên kết quả tổng hợp từ các cơ sở lý luận và các nghiên cứu liên

quan về tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại, tác giả nhận thấy rằng các kết quả và đánh giá về các yêu tố tác động đến tăng trưởng tín dung trong

ngân hàng thương mại là chưa đồng nhất Tác giả nhận thấy và giải thích cho

sự chưa đồng nhất này như sau:

Thứ nhát, dữ liệu được dùng trong các nghiên cứu không giống nhau về

mặt không gian (số lượng chủ thẻ) và thời gian (xét theo quý hoặc xét theo năm) dẫn đến việc dữ liệu được đưa vào phân tích cho ra những kết quả chưa giống nhau

Tứ ha¡, mô hình và phương pháp nghiên cứu trong các nghiên cứu khác nhau bởi sự chọn lựa các mô hình Bên cạnh đó phương pháp nghiên cứu còn phụ thuộc vào mục tiêu mà nghiên cứu hướng tới

Trang 40

27

Một số nghiên cứu liên quan về đề tài sau quá trình tham khảo và tổng

hợp được tác giả đã rút ra được một số khoảng trống nghiên cứu đề chọn lọc,

cập nhật và bỗ sung vào nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến TTTD tại

các ngân hàng thương mại Việt Nam như sau:

Thứ nhất, một số nghiên cứu liên quan về trước phần lớn đùng mô hình đặc trưng và chưa đa dạng giữa yếu tố nội tại của ngân hàng và yếu tố vĩ mô của nền kinh tế Yếu tố nội tại của ngân hàng được đưa thêm vào gồm tỷ lệ dự phòng, yếu tố vĩ mô được đưa thêm vào gồm tỷ giá hối đoái bên cạnh các yếu

tố đặc trưng như quy mô ngân hảng, tỷ suất sinh lời trên tổng tải sản, tỷ lệ nợ

xấu của ngân hàng, khả năng thanh khoản của ngân hàng, tốc độ tăng trưởng

kinh tế (GDP), lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát

Thứ hai, đữ liệu về mặt thời gian của các nghiên cứu trước thường là năm

và mang xu hướng quan sát trong dài hạn Do vậy, đối với dữ liệu nghiên cứu nay, tac gia chi sir dung trong 4 năm đề đáp ứng được khoảng thời gian từ năm

2020 đến năm 2023, tuy nhiên được quan sát tại các quý và số quan sát là không quá nhỏ Mục đích của điều này là trả lời câu hỏi liệu trong ngắn hạn ta

có thể đánh giá được những tác động tích cực và tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng ở ngân hàng thương mại hay không Bên cạnh đó, ta tìm hiểu xem nếu

trong khoảng thời gian mà nền kinh tế phải đối mặt quá nhiều biến động như

gián đoạn chuỗi cung ứng và khủng hoảng lao động toàn cầu bởi địch bệnh Covid19 cuối năm 2019, chiến tranh quân sự Nga và Ukraina năm 2022, thương mại điện tử phát triển, khủng hoảng năng lượng, sự phát triển của tiền

kỹ thuật số, thì liệu rằng kết quả nghiên cứu có khả năng phản ánh được

những sự khác biệt của tăng trưởng tín dụng ở giai đoạn này so với những giai

đoạn khác hay không Nếu thật vậy, phần nào đó nghiên cứu sẽ cho kết quả

mang lại hàm ý hữu ích cho những nghiên cứu liên quan tiếp theo

Ngày đăng: 19/11/2024, 20:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w