1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kế hoạch bài dạy và tổ chức Ứng dụng tư liệu lịch sử chủ Đề quá trình xâm lược và cai trị Đông nam Á của thực dân phương tây

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Hoạch Bài Dạy Và Tổ Chức Ứng Dụng Tư Liệu Lịch Sử Chủ Đề: Quá Trình Xâm Lược Và Cai Trị Đông Nam Á Của Thực Dân Phương Tây
Tác giả Phạm Duy Anh
Người hướng dẫn ThS. Đào Thị Mộng Ngọc
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch Sử
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 795,01 KB

Nội dung

b Nội dung Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Mảnh ghép Đông Nam Á” nhằm khai thác tư liệu hình ảnh bản đồ Đông Nam Á qua các thời kì lịch sử để hình thành những hiểu biết bướ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LỊCH SỬ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC PHẦN: SỬ DỤNG TƯ LIỆU TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ

Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

KẾ HOẠCH BÀI DẠY VÀ TỔ CHỨC ỨNG DỤNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ

CHỦ ĐỀ: QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ CAI TRỊ ĐÔNG NAM Á

CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY

Giảng viên phụ trách: ThS Đào Thị Mộng Ngọc

Sinh viên thực hiện: Phạm Duy Anh

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 11 năm 2024

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LỊCH SỬ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC PHẦN: SỬ DỤNG TƯ LIỆU TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ

Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

KẾ HOẠCH BÀI DẠY VÀ TỔ CHỨC ỨNG DỤNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ

CHỦ ĐỀ: QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ CAI TRỊ ĐÔNG NAM Á

CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY

Giảng viên phụ trách: ThS Đào Thị Mộng Ngọc

Khoa Lịch Sử

Sư phạm Lịch sử

Trình độ đào tạo: Năm thứ ba (Ngôn ngữ Pháp – Dịch thuật)

Năm thứ nhất (Sư phạm Lịch sử)

Trang 3

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 11 năm 2024

Trường: THPT ……….

Tổ: Lịch sử

Họ và tên giáo viên:

Phạm Duy Anh

TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI DẠY:

Bài 5 : Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Hoạt động giáo dục/môn học: Lịch sử lớp: 11

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

Thông qua bài học, học sinh có thể:

- Trình bày được quá trình các nước thực dân phương Tây xâm lược ở Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam

Á lục địa

- Trình bày được những nét chính trong cuộc cải cách tại Xiêm

- Giải thích được vì sao Xiêm là nước Đông Nam Á duy nhất giữ vững được nền độc lập trước làn sóng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây

2 Năng lực

Năng lực chung

Năng lực 01: Tự chủ và tự

học

Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kỹ năng

đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới

TCTH

Năng lực 02: Giải quyết vấn

đề và sáng tạo

Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề

GQVĐ

Năng lực lịch sử

Năng lực 01: Tìm hiểu lịch

sử Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung,khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập LS 1 Năng lực 02: Nhận thức và

tư duy lịch sử

Giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử, lý giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử

LS 2

3 Phẩm chất

Phẩm chất

Phẩm chất 01: Yêu nước Đấu tranh với các âm mưu, hành động xâm phạm lãnh thổ, biên

giới quốc gia, các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền

YN

Trang 4

của quốc gia bằng thái độ và việc làm phù hợp với lứa tuổi, với quy định của pháp luật

Phẩm chất 02: Chăm chỉ Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó

khăn để đạt kết quả tốt trong học tập

CC

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Về phía giáo viên

- Sách giáo khoa Lịch Sử 11 bộ Chân trời sáng tạo;

- Kế hoạch bài dạy theo định hướng phát triển phẩm chất – năng lực (theo chương trình 2018) môn Lịch Sử lớp 11 ;

- Bài giảng điện tử : Bài giảng lịch sử 11 bài 5 bộ Chân trời sáng tạo ;

- Tư liệu lịch sử, bao gồm :

+ Tư liệu hình ảnh : Bản đồ Đông Nam Á hiện đại, bản đồ các quốc gia Đông Nam Á trước khi bị thực dân phương Tây xâm lược, bản đồ các nước phương Tây « xâu sé » Đông Nam Á, Battle of Malacca Feb 15th 1804 – Robert Dodd, Malaka under British law… ;

+ Tư liệu băng ghi âm ghi hình : Video về tiểu sử vua Chulalongkorn (https://youtu.be/utYVcm9BZ5Q), video về History of the Philippines – The Spainish Colonization (https://youtu.be/936XF1EBjLA)

+ Tư liệu thành văn : trích đoạn bài báo ngắn về công ti Đông Ấn Hà Lan (World History)

+ Tư liệu truyền miệng, dân gian : đoạn trích trong bài vè Tây cướp nước

- Thiết bị dạy học, bao gồm : máy tính, máy chiếu,…

- Giấy A3, giấy A4, băng keo, bút lông, nam châm…

- Sticker ngôi sao bằng giấy

- Bộ trò chơi Mảnh ghép Đông Nam Á (8 bộ)

- Chuông (phục vụ trò chơi Rung chuông vàng) (4 cái)

- Túi mù lớn

- Túi mù mini (nhỏ)

2 Về phía học sinh

- Sách giáo khoa Lịch sử 11 bộ Chân trời sáng tạo;

- Vở, bút, bút chì, thước kẻ, gôm tẩy…

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG, MỞ ĐẦU BÀI HỌC

TRÒ CHƠI « MẢNH GHÉP ĐÔNG NAM Á »

a) Mục tiêu

- Tạo sự hứng thú, hăng say, phấn khởi học tập cho học sinh, từ đó dẫn nhập vào các hoạt động hình thành kiến thức mới liên quan đến chủ đề bài học;

- Giúp học sinh dễ dàng hình dung được những vấn đề căn bản cần tìm hiểu về Đông Nam Á trong thời kì cận đại

b) Nội dung

Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Mảnh ghép Đông Nam Á” nhằm khai thác tư liệu hình ảnh (bản đồ Đông Nam Á qua các thời kì lịch sử) để hình thành những hiểu biết bước đầu về bản đồ chính trị Đông Nam Á qua các thời kì lịch sử

c) Sản phẩm

- Bản đồ Đông Nam Á qua các thời kì lịch sử được các nhóm học sinh hoàn thiện;

- Các câu trả lời, nhận xét của học sinh về bản đồ Đông Nam Á qua các thời kì lịch sử

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên chia học sinh thành 8 nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 6 thành viên và không được vượt quá 8 học sinh/nhóm để đảm bảo hiệu quả của hoạt động nhóm;

- Sau khi chia nhóm, các nhóm cử đại diện lên nhận bộ trò chơi “Mảnh ghép Đông Nam Á” từ giáo viên;

- Giáo viên giải thích cho học sinh về luật chơi;

Luật chơi “Mảnh ghép Đông Nam Á”

- Các nhóm tiến hành ghép hình bản đồ các quốc gia Đông Nam Á qua các thời kì lịch sử:

+ Nhóm nào hoàn thành nhanh nhất sẽ nhận được 3 ngôi sao (ngôi sao là đơn vị tính điểm thi đua giữa các nhóm xuyên suốt bài học);

Trang 5

+ Hai nhóm hoàn thành ngay sau nhóm đầu tiên sẽ nhận được 2 ngôi sao;

+ Các nhóm còn lại khi hoàn thành sẽ nhận được 1 ngôi sao;

- Các nhóm sau khi hoàn thành phần xếp hình sẽ nhận được một túi mù phần thưởng: phần thưởng có thể

là kẹo, bánh hoặc gấu bông, đồ chơi, hoặc đôi khi là trừ 50% sao, mất hết sao…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm tiến hành xếp hình bản đồ Đông Nam Á qua các thời kì lịch sử:

+ Bản đồ thứ nhất (nhóm 1,5): Bản đồ các nền văn minh cổ đầu tiên trong lịch sử Đông Nam Á;

+ Bản đồ thứ hai (nhóm 2,6): Bản đồ các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ X đến thế kỉ XV;

Bản đồ các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ X đến thế kỉ XV + Bản đồ thứ ba (nhóm 3,7): Bản đồ Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX;

Bản đồ Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX + Bản đồ thứ tư (nhóm 4,8): Bản đồ Đông Nam Á hiện nay

Trang 6

Bản đồ Đông Nam Á hiện nay Các bản đồ Đông Nam Á qua các thời kì lịch sử thuộc loại tư liệu lịch sử hình ảnh, thông qua trò chơi “Mảnh ghép Đông Nam Á”, học sinh được tiếp xúc với các tư liệu hình ảnh, bản đồ (nêu trên), học sinh hình thành được các hiểu biết bước đầu về sự biến đổi của Đông Nam Á qua các thời kì lịch sử Trong đó, nhấn mạnh đến sự thay đổi về biến đổi địa chính trị của Đông Nam Á trong bản đồ thứ ba (Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX) nhằm khởi động, mở đầu đi vào bài học

- Giáo viên quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn học sinh (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Các nhóm tiến hành thảo luận để đưa ra nhận xét của nhóm về bản đồ Đông Nam Á vừa xếp hình;

- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày ngắn gọn kết quả thảo luận nhóm theo hiệu lệnh của giáo viên;

- Giáo viên quản lí trật tự lớp, đồng thời yêu cầu đại diện các nhóm nhận xét và nêu ý kiến theo thứ tự như sau:

Thứ tự trình bày Nhóm trình bày Nhóm nhận xét, nêu ý kiến

Bước 4: Đánh giá, kết luận

- Giáo viên nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm;

- Từ nội dung trình bày của học sinh về bản đồ Đông Nam Á qua các giai đoạn lịch sử và nhất là giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX, giáo viên tiến hành dẫn dắt vào nội dung bài học

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1 Tìm hiểu quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây

a) Mục tiêu TCTH, LS 1, YN

b) Nội dung

Giáo viên tổ chức học sinh hoạt động nhóm theo kĩ thuật Khăn trải bàn và kĩ thuật Phòng tranh nhằm tìm hiểu về quá trình thực dân phương Tây xâm lược các quốc gia Đông Nam Á thông qua các tư liệu lịch sử (hình ảnh, thành văn, truyền miệng – dân gian…) do giáo viên cung cấp

c) Sản phẩm

- Phần trình bày của học sinh trên mẫu giấy Khăn trải bàn của các nhóm;

- Các câu trả lời, nhận xét của học sinh

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Các nhóm (đã chia nhóm từ hoạt động khởi động, mở đầu) cử đại diện lên nhận phiếu Khăn trải bàn và các hình ảnh hoặc đoạn trích văn bản phục vụ hoạt động thảo luận do giáo viên cung cấp;

- Giáo viên giải thích cho học sinh về nội dung, quy định của hoạt động thảo luận theo kĩ thuật Khăn trải bàn;

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm tiến hành tìm hiểu, phân tích về các tư liệu lịch sử đã được giao nhằm tìm hiểu về các chủ đề sau

để trả lời :

Quá trình xâm lược và cai trị Đông Tư liệu truyền miệng : Vè Tây cướp nước Nhóm 3,8

Trang 7

Dương của thực dân Pháp

Quá trình xâm lược và cai trị

Indonesia của thực dân Hà Lan Tư liệu thành văn :Sơ nét về công ti Đông Ấn Hà Lan Nhóm 1,7

Quá trình xâm lược và cai trị các

nước Đông Nam Á của thực dân

Anh

Tư liệu hình ảnh : Battle of Malacca Feb 15th 1804 – Robert Dodd, Malaka under British law

Nhóm 4,6

Quá trình xâm lược và cai trị Đông

Nam Á của thực dân Bồ Đào Nha

và Tây Ban Nha

Tư liệu băng ghi âm ghi hình : History of the Philippines – The Spainish Colonization (https://youtu.be/936XF1EBjLA)

Nhóm 2,5

BẢNG CÁC TƯ LIỆU LỊCH SỬ ĐƯỢC KHAI THÁC

Tư liệu truyền

miệng, dân gian Đoạn trích sau trong bài vè sau: …Nằm thì lắng tai mà nghe

Nó đang đốt ở ngoài nghè Phú Vinh Súng thì nó bắn ình ình

Mẹ con giật mình lại phải chạy xa Sớm mai nó đốt Mỹ Đà Cửa nhà tan nát, vại cà sạch không Bấy giờ vợ mới biểu chồng

“Thôi thôi ta phải dốc lòng xin đi”

Chồng thì nó bắt cu li

Vợ thì mặt bủng da chì mà lo Chẳng qua đến lúc mạt đồ Nước Nam có đám sao cờ mọc ra Triều đình bảy vía còn ba Quân Tây vừa dọa đái ra đầy quần Cho nên mới khổ đến dân

Tổ tiên cũng bị muôn phần lao đao.

(Vè Tây cướp nước)

Tư liệu thành văn Đoạn ngữ liệu sau về công ti Đông Ấn Hà Lan :

Được thành lập vào năm 1602 bởi Quốc hội Cộng Hòa Bảy Tỉnh Hà Lan Thống Nhất, Công ty Đông Ấn Hà Lan, hay VOC (Vereenigde Oost-Indische Compagnie), nhanh chóng nổi lên là một siêu cường về thương mại VOC được trao đặc quyền độc chiếm giao thương tại Châu Á trong 21 năm, cho phép họ buôn bán những gia vị quý hiếm như hạt nhục đậu khấu, vỏ nhục đậu khấu, và đinh hương Các loại gia vị khi đó rất được ưa chuộng tại châu Âu – không chỉ để nêm nếm món ăn mà còn được sử dụng trong y học VOC cuối cùng đã độc chiếm toàn bộ thị trường gia vị.

Vào giữa những năm 1600, Công ty Đông Ấn Hà Lan có khoảng 50.000 nhân viên làm việc ở cả Châu Á và Hà Lan Từ năm 1602 đến năm 1799 (khi chính thức giải thể), các con tàu VOC đã thực hiện gần 5.000 chuyến hải trình từ

Hà Lan đến Đông Ấn để truy tìm các loại gia vị “hot”, vận chuyển tổng cộng hơn một triệu người đến Châu Á.

Dù ban đầu mục đích chính của công ty này là buôn bán, nhưng VOC đã dần trở thành một thế lực thực dân khét tiếng tại Châu Á vào thế kỷ 17 Công ty có quyền ký kết các hiệp ước, xây dựng pháo đài và tiến hành các hoạt động quân sự Công ty Đông Ấn Hà Lan đã chấm dứt sự độc tôn của người Bồ Đào Nha trong giao thương gia vị, và ở thời kỳ hoàng kim, giá trị cổ phiếu của công ty này lên tới

78 triệu Gulden Hà Lan (tương đương khoảng 7,9 nghìn tỷ đô la Mỹ hiện nay) (Tìm hiểu Công ti Đông Ấn Hà Lan ở Indonesia thế kỉ XVI-XVII, ThS Văn Kim

Hoàng Hà)

Trang 8

Tư liệu hình ảnh

Battle of Malacca Feb 15th 1804 – Robert Dodd

Malaka under British law

Tư liệu băng ghi âm,

ghi hình History of the Philippines – The Spainish Colonization(https://youtu.be/936XF1EBjLA) (thời lượng: 3 phút 11 giây)

Để tìm hiểu về quá trình xâm lược của thực dân phương Tây tại Đông Nam Á, việc ứng dụng đa dạng các nguồn tư liệu lịch sử từ hình ảnh, thành văn, ghi âm ghi hình… giúp học sinh tiếp cận với vấn đề bằng đa dạng nguồn thông tin và hướng tiếp cận Từ đó , học sinh có thể hình thành và phát triển các kiến thức và hiểu biết trực quan sinh động về quá trinh chinh phục Đông Nam Á của thực dân phương Tây

- Giáo viên quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn học sinh (nếu cần thiết);

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành theo kĩ thuật Phòng tranh :

+ Các nhóm tiến hành treo phiếu Khăn trải bàn của nhóm tại các góc xung quanh lớp học và cử một đại diện làm Thuyết trình viên địa điểm để trình bày, giới thiệu về kết quả hoạt động nhóm;

+ Mỗi học sinh nhận 1 sticker (hình dán) hình ngôi sao từ giáo viên để thực hiện nhận xét, đánh giá phần thuyết trình của Thuyết trình viên và nội dung hoạt động của các nhóm và bình chọn;

+ Các thành viên trong nhóm (trừ Thuyết trình viên) di chuyển vòng quanh lớp để nghe và nhận xét phần làm việc của các nhóm còn lại và tiến hành bình chọn ;

- Giáo viên quan sát, quản lí trật tự lớp, đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn học sinh (nếu cần thiết);

Bước 4: Đánh giá, kết luận

- Giáo viên nhận xét, đánh giá về phần hoạt động của các nhóm;

- Giáo viên tổng hợp bình chọn của các nhóm và tiến hành trao thưởng cho nhóm được bình chọn cao nhất (được nhiều ngôi sao nhất)

- Giáo viên tổng hợp, đúc kết những nét chính trong quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây

BẢNG ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ HOẠT ĐỘNG NHÓM HOẠT ĐỘNG 1

Nội dung Nội dung chính xác, đầy đủ, khái quát được

những nét chính trong quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây

4

Tính hệ Cấu trúc logic, chặt chẽ, mạch lạc theo trình tự 3

Trang 9

thống thời gian

Tính sáng

tạo Khai thác, tìm hiểu thêm các kiến thức, thôngtin liên hệ, mở rộng để làm rõ vấn đề sử liệu đã

nêu ra

1

Trình bày Trình bày mạch lạc, tự tin, đưa ra lý do chọn sự

Hợp tác

nhóm Phân công công việc hợp lý, thể hiện được sựphối hợp và đồng đều giữa các thành viên trong

việc hoàn thành sản phẩm

1

Hoạt động 2 Tìm hiểu về cuộc cải cách tại Xiêm

a) Mục tiêu GQVD, LS 2, CC

b) Nội dung

Giáo viên tổ chức học sinh hoạt động nhóm theo kĩ thuật Các mảnh ghép nhằm khai thác tư liệu lịch sử băng ghi âm, ghi hình trong tìm hiểu về Cuộc cải cách của vua Chulalongkon tại Xiêm

c) Sản phẩm

- Các câu trả lời của học sinh ;

- Sơ đồ tư duy về những nét chính trong cuộc cải cách và những đóng góp của vua Chulalongkon đối với lịch sử Thái Lan ;

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ

- Các nhóm học sinh sắp xếp lại chỗ ngồi sao cho thuận lợi cho việc xem video, đồng thời cử đại diện lên nhận câu hỏi tìm hiểu bài từ giáo viên để nghiên cứu trả lời và tìm hiểu các nội dung bài học rút ra từ video;

- Giáo viên giới thiệu đôi nét về vua Chulalongkon và tình hình đất nước Xiêm (Thái Lan) để dẫn nhập vào nội dung bài học;

Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm học sinh khai thác tư liệu băng ghi âm ghi hình: xem video về tiểu sử, đóng góp và hình ảnh của vua Chulalongkon (Rama V) trong lòng người dân Xiêm (Thái Lan) (https://youtu.be/utYVcm9BZ5Q) (thời lượng: 8 phút), đồng thời tiến hành thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi thảo luận sau:

1 Trình bày đôi nét về tình hình Xiêm (Thái Lan) giữa thế kỉ XIX Đâu là thách

thức lớn nhất của Xiêm trong bối cảnh bấy giờ? 1,5

2 Trình bày đôi nét về tiểu sử vua Chulalongkon Nhân dân Thái Lan đã có những

3 Cuộc cải cách của vua Chulalongkon diễn ra trên các lĩnh vực nào ? Có tác dụng

4 Vì sao Xiêm vẫn giữ vững được nền độc lập trước làn sóng xâm lược của chủ

- Trong quá trình thảo luận, các nhóm cần chú ý truyền đạt thông tin, nội dung làm việc của nhóm sao cho mọi thành viên của nhóm đều có khả năng truyền đạt, trình bày lại đúng và trọn vẹn các nội dung làm việc của nhóm với người khác;

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên phát mỗi học sinh trong các nhóm một tờ thăm với nội dung là số lần lượt từ 1 đến 6 với quy luật như sau:

+ Đối với nhóm có 6 thành viên:

+ Đối với nhóm có 7 thành viên:

+ Đối với nhóm có 8 thành viên:

Trang 10

- Thứ tự thăm là thứ tự của một nhóm thảo luận mới Sau khi nhận được thăm, học sinh tiến hành di chuyển tới các nhóm mới theo sự điều động của giáo viên (có nghĩa là các học sinh có thứ tự thăm là 1 sẽ là nhóm thảo luận số 1 sẽ di chuyển lại ngồi cùng nhau để thảo luận nhóm);

- Sau khi di chuyển về các nhóm mới, học sinh lần lượt trình bày phần làm việc để trả lời hai câu hỏi 1 và 2 trong nhóm mới, đồng thời tiến hành nhận xét, đánh giá và ghi lại những nội dung, đóng góp mới trong quá trình thảo luận tại nhóm mới;

- Kết thúc thời gian thảo luận, các nhóm mới tiến hành vẽ sơ đồ tư duy về những nét chính trong cuộc cải cách và những đóng góp của vua Chulalongkon đối với lịch sử Thái Lan và tiến hành treo sản phẩm làm việc của nhóm lên bảng sau khi hoàn thành;

GỢI Ý MỘT SỐ NỘI DUNG TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

* Bối cảnh trước cuộc cải cách

- Về chính trị: đến giữa thế kỉ XIX, Xiêm vẫn là một nước phong kiến do các vua vương triều Chakri đứng đầu

- Về kinh tế:

+ Nông nghiệp: Trước triều vua Rama IV, Xiêm vẫn là một nước nông nghiệp, nền sản xuất nông nghiệp sụt giảm do phương thức sản xuất manh mún, lạc hậu và thiên tai, mất mùa liên miên

+ Công – thương nghiệp: các vua triều Charki vẫn thi hành chính sách đóng cửa, khép kín, cấm thương nhân và giáo sĩ phương Tây vào Xiêm

- Về xã hội: Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ ngày càng dâng cao, nhiều cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra trên khắp lãnh thổ Xiêm

- Về đối ngoại: Trước triều vua Rama IV, Xiêm không chú trọng quan hệ với các nước phương Tây, thậm chí còn cấm tàu buôn và giáo sĩ phương Tây

* Tiểu sử vua Chulalongkon (Rama V)

- Rama V, cũng được gọi là Chulalongkorn Đại đế (1853 – 1910) là vị vua thứ năm của vương triều

Chakri trong lịch sử Thái Lan Ông được xem là một trong những ông vua kiệt xuất của Thái Lan và cũng được thần dân gọi là "Đại vương thành kính"

* Nhân dân Thái Lan đã làm gì để tôn vinh vua Rama V (Chulalongkon)

- Ngày 23/10 hằng năm, nhằm tưởng niệm và tôn vinh vua Chulalongkorn, nhiều địa phương tại Thái Lan

tổ chức Chulalongkorn day (Ngày Chulalongkorn) với nhiều hoạt động dâng hương, thăm các đài tưởng niệm và các chương trình văn hoá…

* Cuộc cải cách của vua Chulalongkon diễn ra trên các lĩnh vực nào ?

Chính trị, quân sự Xiêm từ nước quân chủ chuyên chế trở thành nước quân

chủ lập hiến Kinh tế Tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển theo hướng

TBCN

Xã hội - Chính sách tích cực đảm bảo quyền con người

Văn hóa Nâng cao dân trí, trình độ học vấn

Ngoại giao Bảo vệ được nền độc lập, tạo điều kiện giao lưu với thế

giới…

* Có tác dụng như thế nào ?

- Đưa nền kinh tế phát triển theo con đường TBCN, với nhiều thành tựu quan trọng về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại…

- Phản ánh tinh thần độc lập, tự chủ của người Thái, khả năng ngoại giao khéo léo, sự linh hoạt trong nhận thức và vận dụng các yếu tố thời đại phục vụ lợi ích quốc gia

- Giúp Xiêm thoát khỏi nguy cơ trở thành một nước thuộc địa, giữ vững chủ quyền đất nước

* Vì sao Xiêm vẫn giữ vững được nền độc lập trước làn sóng xâm lược của chủ nghĩa thực dân ?

- Nhờ những chính sách cải cách của Ra-ma V:

+ Những chính sách cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, giáo dục,

+ Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa" Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa

nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới

Nhờ chính sách đối ngoại "mềm dẻo":

+ Chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước.

Ngày đăng: 19/11/2024, 16:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w