1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kế hoạch bài dạy giáo dục công dân lớp 8 bài 8 lập kế hoạch chi tiêu

12 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lập Kế Hoạch Chi Tiêu
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Tuyền, Nguyễn Thu Hà
Trường học Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Chuyên ngành Giáo dục công dân
Thể loại Kế hoạch bài dạy
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 2,11 MB

Nội dung

Họ và tên người dạy: Nguyễn Thu HàLớp dạy: 8A3KẾ HOẠCH BÀI DẠYTÊN BÀI DẠY: LẬP KẾ HOẠCH CHI TIÊUMôn học/Hoạt động giáo dục: Giáo dục công dân ; Lớp 8Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc số

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA SƯ PHẠM

٭٭٭

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 8 BÀI 8: LẬP KẾ HOẠCH CHI TIÊU

Giáo viên HD chuyên môn : Nguyễn Thị Thanh Tuyền

Họ và tên giáo sinh : Nguyễn Thu Hà

Hà Nội, tháng 02 năm 2024

Ngày dạy: 22/02/2024

Trang 2

Họ và tên người dạy: Nguyễn Thu Hà

Lớp dạy: 8A3

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TÊN BÀI DẠY: LẬP KẾ HOẠCH CHI TIÊU

Môn học/Hoạt động giáo dục: Giáo dục công dân ; Lớp 8

Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống

TIẾT 1

Sau khi học xong bài học, học sinh cần đạt:

1 Về kiến thức

- Nhận biết được sự cần thiết phải thiết lập kế hoạch chi tiêu

- Nêu được cách lập kế hoạch chi tiêu

- Lập được kế hoạch chi tiêu và tạo thói quen chi tiêu hợp lí

2 Về năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh chủ động khám phá kiến thức thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập cá nhân và nhóm để có những kiến thức cơ bản về lập kế hoạch chi tiêu

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp, chủ động hoàn thành phần việc được giao khi tham gia hoạt động nhóm

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và đưa ra cách giải quyết phù hợp trước những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến việc lập kế hoạch chi tiêu

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi:

 Nhận biết được trách nhiệm của bản thân trong việc lập kế hoạch chi tiêu

 Phân tích đánh giá được việc làm của bản thân và người khác trong việc thực hiện lập kế hoạch chi tiêu hợp lý

 Tự điều chỉnh và nhắc nhở bản thân, giúp đỡ người khác điều chỉnh việc làm về lập kế hoạch chi tiêu

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết

được một số hiện tượng, vấn đề của đời sống xã hội về lập kế hoạch chi tiêu; Bước đầu biết cách thu tập, xử lí thông tin, tìm hiểu một số hiện

Trang 3

tượng, sự kiện, tình huống về lập kế hoạch chi tiêu; Vận dụng các kiến thức

đã học để phân tích, đánh giá, xử lí tình huống trong thực tiễn cuộc sống về lập kế hoạch chi tiêu

3 Phẩm chất

- Trung thực: Có tính trung thực trong việc sử dụng, quản lý tiền bạc và lập

kế hoạch chi tiêu

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân khi lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu

- Chăm chỉ: Giúp đỡ bạn bè, người thân lập kế hoạch chi tiêu hợp lý

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Đối với giáo viên

- Tài liệu: Giáo án; SGK, SGV môn Giáo dục công dân 8 (Bộ sách: Kết nối

tri thức với cuộc sống)

- Thiết bị: Bảng, phấn, máy tính, máy chiếu/tivi có kết nối âm thanh, bài giảng powerpoint

2 Đối với học sinh

Tài liệu: SGK, SBT môn Giáo dục công dân 8

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Hoạt động khởi động

a Mục tiêu

- Tạo tâm thế thoải mái cho học sinh trước khi vào bài học

- Thông qua câu hỏi của giáo viên, học sinh bước đầu thấy được sự cần thiết trong việc phải lập kế hoạch chi tiêu cá nhân

b Nội dung

- GV đặt ra một trường hợp từ bản thân và cho học sinh trả lời câu hỏi: “Giả

sử, trung bình mỗi tháng mức lương của cô chỉ có 3.000.000 VND, nhưng

cô lại có sở thích đi mua sắm, cô đã sử dụng rất nhiều tiền cho việc mua sắm, có tháng cô đã mua hết 5.000.000 VND, những lúc thiếu tiền để thỏa mãn sở thích của mình thì cô lại đi vay tiền bạn bè và người thân Vậy nhỡ một ngày cô bị ốm phải nhập viện hoặc gặp sự cố thì cô phải làm sao các bạn nhỉ? Cô đang gặp phải vấn đề gì về cách chi tiêu của mình?” (3 phút)

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi

- GV dẫn dắt vào bài học

c Sản phẩm

- Câu trả lời của học sinh: Cô chi tiêu chưa hợp lý nên cô cần phải tiết kiệm

tiền, lập một kế hoạch chi tiêu hợp lý thay vì tiêu sài hoang phí,

Trang 4

d Tổ chức thực hiện

 Giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên đưa ra trường hợp và đặt câu hỏi

- Giáo viên: cho học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi

 Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh: suy nghĩ và trả lời câu hỏi

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi học sinh, hỗ trợ nếu cần…

 Báo cáo thảo luận

- Học sinh xung phong trả lời câu hỏi

- Giáo viên chốt câu trả lời

 Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài học:

Qua trường hợp cô vừa giả định, chúng ta có thể thấy trong cuộc sống

có những người chi tiêu không có kế hoạch, không cân đối được thu chi, thậm chí rơi vào nợ nần, thất thoát tài chính Vì thế, lập kế hoạch chi tiêu là việc làm cần thiết giúp mỗi người kiểm soát được thu chi, chủ động trong việc thực hiện các dự định của bản thân trong hiện tại và tương lai Để tìm hiểu rõ hơn

về tầm quan trọng phải lập kế hoạch chi tiêu này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay _ Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu.

2 Hoạt động khám phá:

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu

a Mục tiêu

Thông qua thông tin trong SGK, học sinh nhận biết được sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu

b Nội dung

Nhiệm vụ 1:

GV cho HS quan sát tranh, suy nghĩa cá nhân và trả lời câu hỏi:

Trang 5

Em hãy quan sát mỗi hình ảnh và cho biết bạn học sinh nào chi tiêu có kế hoạch

và bạn học sinh nào chi tiêu chưa có kế hoạch? Vì sao?

Nhiệm vụ 2:

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 tương ứng với 4 dãy, đọc thông tin trong SGK (trang 48_Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Bạn Phương chi tiêu như vậy đã hợp lý chưa? Việc bạn chi tiêu như vậy đã đem lại kết quả gì?

+ Nhóm 2: Nếu mẹ không có đủ tiền để đưa thêm thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao lại dẫn đến kết quả đó?

Trang 6

+ Nhóm 3: Em hãy dự đoán những khó khăn có thể xảy ra nếu Phương tiếp tục chi tiêu tuỳ tiện như vậy

+ Nhóm 4: Từ câu chuyện của bạn Phương em hãy nêu lí do cần phải lập kế hoạch chi tiêu?

c Sản phẩm

- Câu trả lời của học sinh

Nhiệm vụ 1:

- Hình ảnh 1: Cả 2 bạn đều chi tiêu không có kế hoạch vì các bạn hay phải

đi vay tiền

- Hình ảnh 2: Bạn nam trong hình là người chi tiêu hợp lý vì mỗi tháng bạn luôn để dành được tiền tiết kiệm

- Hình ảnh 3: Bạn nam là người chi tiêu không có kế hoạch và bạn nữ là người có kế hoạch chi tiêu hợp lý

- Hình ảnh 4: Cả 2 bạn đều là người có kế hoạch chi tiêu hợp lý

Nhiệm vụ 2:

- Câu hỏi 1:

+ Bạn Phương chi tiêu như vậy chưa hợp lí vì những thứ thiết yếu như rau, quả, thịt, trứng thì thiếu nhưng nước ngọt, bánh kem, khoai tây chiên thì lại nhiều

+ Việc chi tiêu tùy tiện của bạn Phương đã dẫn đến sinh hoạt của gia đình bạn bị đảo lộn và 5 ngày bạn đã chi tiêu hết tiền

- Câu hỏi 2:

+ Nếu mẹ không có đủ tiền để đưa thêm thì sẽ bất ổn trong sinh hoạt gia đình, có thể gia đình của Phương phải vay mượn tiền để đi chợ

+ Lí do dẫn đến kết quả đó vì Phương đã không lên kế hoạch chi tiêu hợp lý

- Câu hỏi 3: Nếu vẫn tiếp tục chi tiêu không có kế hoạch sẽ dẫn đến những vấn đề: nợ nhiều hơn, không đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, không có khoản tiền dự phòng cho những lúc cần thiết, không tiết kiệm được tiền để đầu tư, mua sắm những vật dụng thiết yếu trong gia đình, đi du lịch, thực hiện những kế hoạch khác,

- Câu hỏi 4: Lập kế hoạch chi tiêu giúp cân bằng tài chính, tránh những

khoản chi không cần thiết, thực hiện được tiết kiệm, góp phần tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no và không ngừng phát triển

d Tổ chức thực hiện

Trang 7

Nhiệm vụ 1 :

 Giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên cho học sinh quan sát 4 hình ảnh trên slide

- Giáo viên: Cho học sinh làm việc cá nhân suy nghĩ và trả lời câu hỏi

 Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh: suy nghĩ và viết câu trả lời vào vở

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

 Báo cáo thảo luận

- Giáo viên mời học sinh trả lời

- Học sinh: xung phong phát biểu, các bạn còn lại lắng nghe, nhận xét và nêu ý kiến (nếu có)

 Kết luận, nhận định

- Dựa vào câu trả lời của học sinh, giáo viên hướng dẫn học sinh ghi nhớ và chốt nội dung

- GV kết luận:

Kế hoạch chi tiêu xác định các khoản chi tiêu dựa trên những nguồn lực hiện

có để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình

Nhiệm vụ 2 :

 Giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên mời 1 học sinh đọc trường hợp (SGK/trang 48)

- Giáo viên: Cho học sinh thảo luận nhóm 4 theo dãy để trả lời câu hỏi trong SGK/trang 48

 Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh: Thảo luận theo nhóm và viết câu trả lời vào vở

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

 Báo cáo thảo luận

- Giáo viên mời học sinh trả lời

- Học sinh: Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét

và nêu ý kiến (nếu có)

 Kết luận, nhận định

- Dựa vào sản phẩm và kết quả của học sinh, giáo viên hướng dẫn học sinh ghi nhớ và chốt nội dung

- Giáo viên kết luận:

Trang 8

Lập kế hoạch chi tiêu giúp cân bằng được tài chính, tránh những khoản chi không cần thiết, thực hiện được tiết kiệm, góp phần tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no

3 Hoạt động luyện tập

a Mục tiêu:

- Thông qua trò chơi và các câu hỏi của giáo viên, HS được củng cố tri thức

đã học, giúp học sinh thấy được sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu, làm quen với cách lập kế hoạch chi tiêu

b Nội dung:

Yêu cầu 1:

- GV cho HS chơi trò chơi: “PICNIC WITH FRIENDS”

- GV phổ biến luật chơi:

+ GV chia lớp thành 4 hội bạn tương ứng với 4 tổ cùng nhau lập kế hoạch chi tiêu để chuẩn bị cho buổi dã ngoại sắp tới với số quỹ là 2.000.000 đồng

+ Có tất cả 10 mặt hàng trong giỏ hàng được phát, sau đó mỗi hội bạn sẽ định giá từng mặt hàng và ghi số tiền, số lượng mặt hàng cần mua, thuê hợp lí ở sau mặt hàng đó (thời gian hội ý: 4 phút)

+ Kết thúc trò chơi, hội bạn nào sắm đủ 10 món đồ với giá hợp lí nhất đội

đó sẽ giành chiến thắng

Yêu

cầu 2:

Thói quen chi tiêu dưới đây hợp lí hay chưa hợp lí? Vì sao?

a, Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua

b, Xác định giá tiền những thứ cần mua

c, Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm

d, Khảo giá những loại đồ muốn mua ở vài nơi để lựa chọn nơi nào có đồ dùng chất lượng nhưng giá rẻ hơn thì mua

e, Chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết

g, Chỉ chọn những đồ đắt tiền để mua

h, Chỉ chọn mua những đồ có giá rẻ nhất

c Sản phẩm:

Yêu cầu 1:

- Học sinh tích cực tham gia trò chơi

- Câu trả lời của HS

Yêu cầu 2:

a) Xác định thứ tự ưu Hợp lí - Giúp chúng ta:

Trang 9

tiên những thứ cần

mua

+ Mua đúng những mặt hàng thiết yếu; đáp ứng được

đúng nhu cầu của bản thân + Tránh mua những hàng hóa không cần thiết, không

phù hợp

b) Xác định giá tiền

những thứ cần mua Hợp lí

- Giúp chúng ta:

+ Chi tiêu phù hợp với mức tiền hiện có + Tránh rơi vào tình trạng chi tiêu vượt kế hoạch, nợ

nần

c) Liệt kê những thứ

cần mua trước khi đi

mua sắm

Hợp lí - Giúp chúng ta: mua đúng mặt hàng cần thiết; tránh

lãng phí

d) Khảo giá những

loại đồ muốn mua ở

vài nơi để lựa chọn

nơi nào có đồ cùng

chất lượng nhưng giá

rẻ hơn thì mua

Hợp lí

- Giúp chúng ta mua được những mặt hàng có chất lượng và giá cả phù hợp, từ đó có thể tiết kiệm thêm một

khoản tiền

e) Chỉ chi tiêu cho

những việc thực sự

cần thiết

Hợp lí - Giúp chúng ta: cân đối tài chính, tiết kiệm chi tiêu

g) Chỉ chọn những đồ

đắt tiền để mua

Không hợp lí

- Mua những đồ đắt tiền, không phù hợp với khả năng chi trả dễ khiến chúng ta lâm vào tình trạng nợ nần h) Chỉ chọn mua

những đồ có giá rẻ

nhất

Không hợp lí

- Những đồ có giá trị rẻ nhất thường đi kèm với chất lượng thấp, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của các cá

nhân

Trang 10

d Tổ chức thực hiện:

Yêu cầu 1:

 Giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “PICNIC WITH FRIENDS”

 Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh: tích cực tham gia trò chơi

- Giáo viên: phổ biến luật chơi và tiến hành trò chơi

 Báo cáo thảo luận

- Đại diện các nhóm báo cáo định giá các mặt hàng

 Kết luận, nhận định

- Giáo viên công bố đội thắng cuộc

Yêu cầu 2:

 Giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi về thói quen chi tiêu và giải thích vì sao hợp lí hoặc không hợp lí

 Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh: tích cực phát biểu xây dựng bài

- Giáo viên: hướng dẫn và hỗ trợ (nếu cần)

 Báo cáo thảo luận

- Câu trả lời của học sinh

 Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức

4 Hoạt động vận dụng

a Mục tiêu:

- Học sinh tự điều chỉnh hành vi của bạn thân, giúp đỡ người khác biết cách

lập kế hoạch chi tiêu hợp lý

- Tích cực tuyên truyền mọi người lập kế hoạch chi tiêu trong cuộc sống

b Nội dung:

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: “Em hãy vẽ sơ đồ lập kế hoạch chi tiêu với số tiền mừng tuổi mà em có được trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua và tiết sau chia sẻ với các bạn trên lớp” (1 phút)

c Sản phẩm:

- Học sinh thực hiện vẽ sơ đồ lập kế hoạch chi tiêu cụ thể

d Tổ chức thực hiện:

 Giao nhiệm vụ học tập

Trang 11

- Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ lập kế hoạch chi tiêu với số tiền mừng tuổi mà HS có được trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua

 Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh: tích cực tham gia hoạt động

- Giáo viên: phổ biến cách làm, hướng dẫn học sinh

 Báo cáo thảo luận

- Sản phẩm của học sinh

 Kết luận, nhận định

- Dựa vào sản phẩm và kết quả của HS, GV củng cố kiến thức

- GV chốt kiến thức

DUYỆT GIÁO ÁN

Người duyệt: Chức danh:

Ngày duyệt:

Nhận xét, bổ sung, điều chỉnh:

Trang 12

Xếp loại:

Người duyệt

Ngày đăng: 16/08/2024, 18:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w