Hoạt động trong các làng nghề là những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp bao gồm các nghề thủ công, hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất vừa và nhỏ với các thành phần kinh tế như hộ gia đì
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
- -
KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Đề 3: Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Làng nghề giấy Phong Khê
tỉnh Bắc Ninh
NHÓM 1 Dương Bảo Uyên MSV 11226804 Lộc Thúy Ngân MSV 11224556 Tống Đình Tú MSV 11226677
Hà Minh Anh MSV 11220180 Lớp tín chỉ: MTKT1104(222)_05-KT&QLMT
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2023
Trang 2I – THỰC TRẠNG CHUNG
Sau 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức
to lớn trên mọi lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật; trong đó kinh tế tăng trưởng liên tục, trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao; y tế và chất lượng chăm sóc sức khỏe được tăng cường; quốc phòng,
an ninh được củng cố và ổn định; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả
Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn đối với môi trường sinh thái Tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp, ngày càng nghiêm trọng với nhiều điểm nóng, chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh, không còn khả năng tiếp nhận chất thải, đặc biệt ở các khu vực tập trung nhiều hoạt động phát triển; đa dạng sinh học và chất lượng rừng suy thoái đến mức báo động, nguồn gen bị thất thoát; hạn hán và xâm nhập mặn gia tăng; sự cố môi trường xảy ra nhiều, gây hậu quả nghiêm trọng, an ninh sinh thái bị đe dọa Những vấn đề môi trường cấp bách này đã trở thành nguy cơ lớn cản trở mục tiêu phát triển bền vững của Đất nước
Đặc biệt, ô nhiễm môi trường các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề ở mức đáng lo ngại Chất thải rắn đang là vấn đề nóng, mang tính cấp bách cần được ưu tiên đầu tư giải quyết ở Việt Nam hiện nay, với hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, hàng trăm nghìn tấn chất thải nguy hại, rác thải nhựa phát sinh mỗi năm Trong khi đó, hầu hết chất thải rắn chưa được phân loại tại nguồn, năng lực thu gom còn nhiều hạn chế, phần lớn chất thải rắn được xử lý theo hình thức chôn lấp, nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh gây phát tán mùi ra các khu dân cư, gây bức xúc trong nhân dân
Làng nghề là một trong những đặc thù của nhiều vùng nông thôn Việt Nam Hoạt động trong các làng nghề là những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp bao gồm các nghề thủ công, hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất vừa và nhỏ với các thành phần kinh tế như hộ gia đình, hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân Làng nghề có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương như giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở làng nghề; góp phần chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hóa kinh tế nông thôn đồng thời góp phần vào công cuộc bảo tồn các giá trị truyền thống Các hộ và các tổ chức kinh tế này gắn bó chặt chẽ, mật thiết với khu vực
Trang 3nông thôn thông qua việc sử dụng tư liệu sản xuất, vốn và nhân lực ở nông thôn, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn.Làng nghề có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương như giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở làng nghề; góp phần chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hóa kinh tế nông thôn đồng thời góp phần vào công cuộc bảo tồn các giá trị truyền thống
Tuy nhiên, làng nghề phát triển, sản xuất kinh doanh được mở rộng thì lượng chất thải gây
ô nhiễm phát sinh càng nhiều, trong khi đó việc quản lý và xử lý chất thải chưa được chú trọng giải quyết nên tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng Hoạt động của các làng nghề truyền thống cũng gây ra không ít ảnh hưởng tiêu cực tới không chỉ môi trường xung quanh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chính những người dân sinh sống tại làng nghề đó và các vùng lân cận Vì vây, mục tiêu giải quyết cấp bách tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề và vùng lân cận nhằm đảm bảo phát triển các làng nghề theo hướng bền vững đang trở thành nhu cầu cấp thiết và là thách thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực nông thôn
II– ĐẶC TRƯNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
(1) Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề là hình thái ô nhiễm tập trung trên phạm vi một khu vực (thôn, làng, xã ) ở nông thôn Khu vực này bao gồm nhiều nguồn ô nhiễm dạng điểm (hộ gia đình, cơ sở sản xuất) gây tác động trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng sống tại khu vực đó
(2) Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề, loại hình sản phẩm và gây tác động trực tiếp đến môi trường đất, nước, không khí trong khu vực dân sinh Vì tính phân tán của các nguồn thải nên khó khăn khi tập trung xử lý các
ô nhiễm
(3) Ô nhiễm môi trường tại làng nghề còn thể hiện rất rõ trong môi trường làm việc (môi trường vi khí hậu) vì điều kiện lao động hạn chế, nhà xưởng chật hẹp, trang thiết bị lạc hậu chắp
vá, trang bị bảo hộ thiết và ý thức tự bảo vệ cũng như bảo vệ môi trường chung của người lao động còn rất yếu
Trang 4(4) Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ảnh hưởng rõ nét không chỉ tới người lao động trực tiếp mà còn tới dân cư, các gia đình sống trong và xung quanh khu vực Các hộ sản xuất vừa
là nguyên nhân và cũng là nạn nhân của ô nhiễm môi trường sống
Ô nhiễm môi trường tại làng nghề còn thể hiện rất rõ ở môi trường lao động (vi khí hậu) Hầu hết điều kiện lao động ở các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn như độ ồn, ánh sáng, độ rung, độ ẩm, nhiệt độ cao Các nguy cơ mà người lao động tiếp xúc: 95% tiếp xúc với bụi; 85,9% tiếp xúc với nhiệt; 59,6% tiếp xúc với hóa chất Nhiệt độ tại khu vực sản xuất của các làng nghề làm bún bánh, tái chế nhựa, giấy, đều lớn hơn nhiệt độ môi trường từ 4 - 100C Kết quả phân tích
về mức âm tại một số làng nghề sản xuất vôi cho thấy, ở một số khu vực đều vượt TCCP 4 - 10
dB Ngoài tiếng ồn do máy móc, còn chịu ảnh hưởng của các phương tiện vận tải vào ra vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm hàng trăm chuyến trong ngày gây bụi và tiếng ồn cho toàn khu vực
Sản xuất ở làng nghề phát triển nếu không được quy hoạch và có chính sách bảo vệ môi trường tốt sẽ để lại những hậu quả khó lường, gây suy thoái chất lượng môi trường không khí, nước, đất Trong tương lai, khi mức sống của người dân tăng lên, yêu cầu về sức khỏe cộng đồng trở thành áp lực nặng lên các quá trình sản xuất thì việc phát triển của làng nghề không thể tách rời với việc cải thiện môi trường sống và làm việc Điều này trở thành áp lực đối với sự phát triển bền vững các làng nghề
Trong đó, tình trạng ô nhiễm môi trường của các làng nghề giấy cũng rất đáng báo động với lượng chất thải rắn, khí thải… gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường, đời sống và sức
khỏe của người dân Cũng bởi những lí do đó, nhóm 1 xin phép chọn đề tài và phân tích về Tình
trạng ô nhiễm môi trường ở Làng nghề giấy Phong Khê tỉnh Bắc Ninh
III - THỰC TRẠNG LÀNG GIẤY PHONG KHÊ - BẮC NINH
Nằm ngay sát dòng sông Cầu, làng nghề tái chế giấy này có hơn 200 cơ sở với quy mô hộ gia đình hoạt động ngày đêm,(trong quá trình sx giấy, một lượng lớn hóa chất được sử dụng để tẩy trắng, xử lý bột giấy sau khi được sử dụng đã được các dn xả thẳng ra môi trường không qua
xử lí), họ âm thầm xả thải trộm nguồn nước ô nhiễm ra môi trường, nguồn nước đen kịt,bốc mùi hôi thối cứ thể xả thẳng trực tiếp ra sông cầu biến dòng sông này thành dòng sông chết.Ảnh hưởng trầm trọng tới đời sống và sức khỏe của người dân ở đây
Trang 5Tình trạng ô nhiễm của làng nghề Phong Khê hiện nay đang ở trình trạng báo động
1.Thực trạng không khí
Với số lượng nhà xưởng nhiều, mỗi nhà xưởng sản xuất có từ 1-2 cột hơi xả khí thải ô nhiễm
ra môi trường mang theo khói bụi và các khí độc(nồng độ các khí trong không khí đều vượt chỉ tiêu cho phép) Khi đi qua ngôi làng này, có thể cảm nhận rõ sự ngột ngạt,khó chịu bởi không khí cũng như mùi hóa chất nồng nặc từ các nhà máy…
Không khí vô cùng ngột ngạt,khó thở nhất là vào những ngày thời tiết oi bức nắng nóng,.Trẻ
em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp
2.Thực trạng nước
Nước thải có màu đen kịt, sủi bọt trắng lẫn hồng, hàm lượng chất hữu cơ cao, hàm lượng chất lơ lửng nhiều,bốc mùi hôi thối nồng nặc,nước chứa nhiều hóa chất,kim loại nặng như Hg,Pb,Zn
Hàm lượng pH cao(pH=12,6) vượt TCCP 1,4 lần
Các chỉ số thể hiện ô nhiễm nước thải như COD,TSS có giá trị cao hơn tiêu chuẩn 500 lần
Nước thải luôn trong tình trạng thiếu oxy hòa tan dẫn đến quá trình phân hủy kị khí các chất hữu cơ gây mùi hôi thối,khó chịu mặc dù cách xa hàng trăm mét
3.Thực trạng chất thải rắn
Rác thải bị các doanh nghiệp đổ trộm ở bất kì nguồn nước hay khu đất trống nào, chất thành từng đống lớn nhỏ,gây mất cảnh quan,bốc mùi hôi thối nồng nặc và khó chịu
Hoạt động sản xuất tạo ra một lượng lớn tro xỉ chủ yếu từ than và kim loại nóng chảy, không được xử lí đúng cách và xả thẳng ra môi trường
Môi trường đất ô nhiễm nặng nề,ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm
• Hệ quả
Việc ô nhiễm nặng nề,khiến chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây suy giảm nghiêm trọng
Trang 6- Thiệt hại về cảnh quan, đời sống người dân:
+ Đường vào làng giấy Phong Khê đầy những ổ gà, ổ voi do hàng trăm chuyến ô tô chở giấy phế liệu qua lại mỗi ngày
+ Từ đầu làng đến cuối phố, xe cộ chở hàng nườm nượp, khói bụi xám xịt bầu trời Người dân luôn phải đóng kín cửa để tránh khói và bụi bay vào nhà
+ Trời nắng thì bụi rồi khó thở, trời mưa thì bẩn thỉu hôi thối
+ Máy móc liên tục hoạt động gây những tiếng ồn khó chịu
+ Nguồn nước,môi trường ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân nơi đây Tỷ
lệ người chết vì ung thư hơn 40%.Không chỉ riêng làng nghề, người dân các xã lân cận sống ven con sông cũng phải chịu chung cảnh nguồn nước ô nhiễm
+ Rác thải bao gồm nhiều loại, từ túi ni lông, giấy thải loại đến bìa cát tông… sau cơn mưa,
có những đoạn đường trong làng bị vây kín bởi những dòng nước đen bốc mùi hôi thối
- Thiệt hại về sức khỏe người dân:
+ Nguồn nước ô nhiễm còn là mầm mống cho nhiều bệnh tật phát sinh Từ trẻ nhỏ cho đến người lớn trong làng thường xuyên bị mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm phổi…
+ Có một thực tế đau lòng: “Tỷ lệ người dân bị mắc bệnh hô hấp lên đến 40% và bệnh ngoài
da hơn 30%, cao gấp nhiều lần so với địa phương lân cận”
+ Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh trong vùng cao hơn hẳn so với các địa phương khác và cao hơn rất nhiều so với những năm trước Số ca ung thư trung bình từ 10-13 người/năm (ước tính trung bình mỗi tháng có một ca)
- Thiệt hại về kinh tế: Nguồn nước ô nhiễm nặng nề khiến tôm cá của các hộ gia đình nuôi trồng thủy sản trên dòng sông chết nhiều,thiệt hại lớn về kinh tế (cá nuôi chết trắng trên sông cầu do nước đen từ các nhà máy sản xuất giấy thải ra)
Về lâu dài,nếu không có sự chuyển biến và tác động của các cơ quan chức năng,môi trường
ở đây sẽ ngày càng tồi tệ,khó có thể cứu vãn
IV - NGUYÊN NHÂN
Trang 7Qua tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm tại làng nghề giấy Phong Khê (Bắc Ninh), có thể nhận thấy nguyên nhân gây nên ô nhiễm được chia thành 3 nhóm chính: góc nhìn doanh nghiệp, cơ quan chức năng và bản thân ý thức người dân
1 Dưới góc nhìn doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, lợi nhuận luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu Tại địa phương, không khó để bắt gặp được các doanh nghiệp thu mua nhựa, cao su, vải vụn công nghiệp từ các xưởng may, xưởng gia công về làm nguyên liệu đốt lò Tình trạng này trước đây được diễn ra một cách thường xuyên và công khai; tuy nhiên, thời gian gần đây chúng được thực hiện lén lút để tránh ánh mắt của người dân và cơ quan chức năng Tất cả đều với mục đích tăng hiệu quả về mặt kinh tế
Đặc trưng của các doanh nghiệp tại làng nghề giấy Phong Khê (Bắc Ninh) là doanh nghiệp theo hướng hộ gia đình Có hàng trăm hộ dân nơi đây trông chờ vào các hoạt động kinh doanh của làng nghề; vì vậy khi có dấu hiệu sai phạm không thể nói ngừng sản xuất là có thể ngừng ngay được Bên cạnh đó, với quy mô là hộ gia đình, việc sản xuất sẽ không tránh khỏi tình trạng manh mún, nhỏ lẻ và có phần lạc hậu, khó đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật cao Trình độ sản xuất thấp cũng đi kèm với việc xử lí nguồn chất thải chưa thực sự có hiệu quả Các chất thải không qua xử
lí đổ thẳng ra sông Ngũ Huyện Khê
Tại địa phương cũng đã được bố trí xây dựng nhà máy xử lí nước thải nhưng hầu hết các doanh nghiệp không chịu hợp tác hoặc có thì cũng chỉ mang tính qua loa, đại khái, các vấn đề về nguồn nước vẫn tồn đọng Từ đó, bản thân người dân cũng có câu hỏi liệu có hay không sự “nương tay” của cơ quan chức năng với doanh nghiệp?
2 Từ góc nhìn của cơ quan chức năng địa phương
Tỉnh Bắc Ninh đã đầu tư một dự án thoát nước và xử lý môi trường với công suất 10.000m3/ngày, kinh phí gần 390 tỷ đồng Nhà máy xử lý nước thải làng nghề Phong Khê được đưa vào vận hành từ năm 2017 (giai đoạn 1), tuy nhiên công suất và chất lượng nước sau xử lý chưa đảm bảo quy chuẩn hiện hành Hiện nay, nhà máy đang được UBND thành phố Bắc Ninh cải tạo, điều chỉnh và nâng quy mô, công suất xử lý Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng
đã từng đưa ra nhiều hình thức xử phạt cũng như giải pháp cho hiện trạng này, nhưng đối với tình
Trang 8trạng ô nhiễm hiện tại, cơ quan tỉnh Bắc Ninh cũng cần phải có thời gian để điều chỉnh và xây dựng lộ trình có hợp lý Các cơ sở sản xuất phải thực hiện việc đấu nối vào hệ thống Nhà máy xử
lý nước thải Phong Khê, đồng thời không được cơi nới, mở rộng, tăng công suất Ông Nguyễn Anh Tuấn cũng chỉ đạo thành phố Bắc Ninh lập kế hoạch, xây dựng lộ trình dừng hoạt động sản xuất đối với các cơ sở trong khu dân cư trước ngày 31.12.2024 và di dời các cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp Phong Khê I và cụm công nghiệp Phong Khê II trước ngày 31.12.2029
3 Ý thức người dân
Nói về ý thức người dân, không khó để nhận thấy rằng bản thân người dân làm nghề cũng chưa tự giác thực hiện các quy định của pháp luật trong các khâu thu gom, xử lý, quản lý chất thải, bảo vệ môi trường tại các làng nghề Phần lớn chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt, không lường hết tác hại lâu dài của ô nhiễm môi trường Minh họa như: Chỉ tính riêng năm 2014, cơ quan chức năng đã phát hiện và tiêu hủy 383 tấn rác thải dùng để đốt lò hơi sản xuất giấy ở Phong Khê Hiện tượng xả trộm vẫn còn tiếp diễn Ngoài ra, một phần nguyên do là trình độ ở làng nghề còn chưa cao, đa số không được đào tạo qua trường dạy nghề mà là chuyển giao thế hệ, truyền miệng, chỉ dẫn bằng tay nên vấn đề bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường còn chưa được quan tâm
Có thể nói rằng, sức ép thì luôn luôn có, bởi vì giữa một bên là lợi nhuận và một bên là môi trường, thì cơ bản các doanh nghiệp khi sản xuất đều muốn tối đa hóa lợi nhuận Nhưng chính quyền, người dân luôn luôn và rất quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường Vì vậy, dư luận chung đánh giá, cần xây dựng riêng một lộ trình riêng cho làng Phong Khê (Bắc Ninh) để khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm đang diễn ra
V - GIẢI PHÁP
Để giải quyết hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề giấy Phong Khê nói riêng cũng như
ô nhiễm môi trường làng nghề nói chung, cần chia ra 2 nhóm giải pháp chính, bao gồm giải pháp tình thế và giải pháp dài hạn
1 Về giải pháp tình thế, mỗi thành phần trong xã hội cần chung tay hành động tích cực
để giải quyết vấn đề
- Chính quyền địa phương:
Trang 9+ Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh yêu cầu thành phố Bắc Ninh tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và các lĩnh vực liên quan như phòng cháy chữa cháy, điện lực tại làng nghề Phong Khê
+ Lập kế hoạch, xây dựng lộ trình dừng hoạt động sản xuất đối với các cơ sở trong khu dân
cư trước ngày 31.12.2024 và di dời các cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp Phong Khê I và cụm công nghiệp Phong Khê II trước ngày 31.12.2029
+ Khẩn trương bàn giao, quản lý vận hành Nhà máy xử lý nước thải Phong Khê; sớm hoàn thiện và công khai quy hoạch chuyển đổi cụm công nghiệp Phong Khê để các doanh nghiệp nhận thức và có giải pháp sản xuất trong thời gian tới
=> Kết quả bước đầu đã xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với 53 doanh nghiệp với mức phạt hết sức nghiêm khắc, tổng số tiền xử phạt hơn 18,5 tỷ đồng và hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động từ 4,5 đến 9 tháng Đây là những mức xử phạt rất nặng, chưa từng có để chấn chỉnh, khắc phục ô nhiễm môi trường ở Phong Khê
- Doanh nghiệp, người dân:
+ Các cơ sở sản xuất phải thực hiện việc đấu nối vào hệ thống Nhà máy xử lý nước thải Phong Khê, đồng thời không được cơi nới, mở rộng, tăng công suất
+ Về ô nhiễm không khí, tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp cam kết và đã tự giác thuê, mua khí thương phẩm để hoạt động Nhờ đó, các cột khói xả ra môi trường đã giảm cơ bản, từ 326 cột khói đến nay chỉ còn 50 cột khói của những lò hơi
+ Đối với ô nhiễm môi trường nước, sau khi UBND tỉnh Bắc Ninh làm nghiêm, các doanh nghiệp cũng đã tự giác xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoạt động tuần hoàn, tức là không xả thải ra ngoài UBND tỉnh đã giao cho các sở, ngành xem xét, đánh giá các hệ thống xử lý nước thải này; nếu vận hành thử nghiệm mà đạt yêu cầu về môi trường, mới cho vận hành
+ Các hộ dân, doanh nghiệp ký cam kết không vi phạm môi trường; nếu các hộ, doanh nghiệp nào để nước thải xả ra môi trường thì vĩnh viễn không được hoạt động
2 Giải pháp lâu dài
Trang 10Ô nhiễm môi trường làng nghề đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân địa phương Đó là vấn đề thực sự nan giải Rất nhiều các giải pháp đã được đưa ra, tuy nhiên
để áp dụng thành công các giải pháp đó vào thực tiễn cần phải có sự thống nhất, quyết tâm, chung sức của cả chính quyền và người dân và quan trọng, tư duy phát triển làng nghề phải thực sự thay đổi, làng nghề phải gắn với bảo vệ môi trường
- Chú trọng các chính sách phát triển bền vững làng nghề Sản xuất kinh doanh phải chú ý cải thiện và bảo vệ môi trường, không hy sinh lợi ích môi trường cho lợi ích kinh tế trước mắt Nhanh chóng xây dựng, ban hành và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm của địa phương, các ngành, lĩnh vực hoạt động làng nghề Các làng nghề tiến hành xây dựng các quy định về vệ sinh, môi trường dưới dạng các quy định, hương ước, cam kết bảo vệ môi trường của chính địa phương mình Tăng cường hoạt động giám sát môi trường làng nghề và thực hiện kiểm kê nguồn thải; áp dụng công cụ kinh tế như phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn Xây dựng tiêu chí "Làng nghề xanh" nhằm xếp loại cho các làng nghề bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững
- Quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường Di dời các cơ sở gây ô nhiễm nặng ra khỏi khu vực dân cư Quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ cần tránh xa khu dân cư và quy hoạch đồng bộ mặt bằng sản xuất, kết cấu hạ tầng như đường giao thông,
hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thông tin, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn
để xử lý tập trung Quy hoạch khu vực sản xuất tùy thuộc vào đặc thù của các loại hình làng nghề như sản xuất gốm sứ, dệt nhuộm, tái chế giấy Quy hoạch phân tán, sản xuất ngay tại
hộ gia đình kết hợp điều kiện sản xuất với cải thiện vệ sinh môi trường mà không phải di dời, hạn chế tối đa việc cơi nới, mở rộng đường, xây nhà cao tầng, lưu giữ khung cảnh sản xuất, tính cổ truyền nhân văn của làng để có thể kết hợp với du lịch
- Đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào trong quá trình sản xuất theo hướng gia tăng tỷ lệ công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại, giảm tỷ lệ công nghệ, thiết bị lạc hậu trong các làng nghề Nhà nước, các địa phương cần
có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các làng nghề, ưu tiên lựa chọn các công nghệ, thiết
bị giúp giảm thiểu hoặc khắc phục ô nhiễm môi trường Quá trình đổi mới công nghệ, thiết
bị, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào sản xuất phải đi đôi