1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế. Thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo. Chứng minh vaitrò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ởViệt Nam có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn

48 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Phương pháp nghiên cứu 2

3 Kết cấu của bài thu hoạch 2

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU, CÁC THÀNHPHẦN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3

1.1 Một số khái niệm liên quan 3

1.2 Các hình thức sở hữu ở Việt Nam hiện nay 4

1.3 Các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay 7

CHƯƠNG 2 VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊTRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÀ PHÊ CAO NGUYÊN 15

2.1 Khái quát về Công ty cổ phần dịch vụ cà phê Cao nguyên 15

2.2 Vai trò của kinh tế tư nhân từ thực tiễn nghiên cứu Công ty cổ phần dịch vụ cà phê Cao nguyên 24

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÁC THÀNHPHẦN KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘICHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 29

3.1 Giải pháp phát huy vai trò của thành phần kinh tế nhà nước 29

3.2 Giải pháp phát huy vai trò của thành phần kinh tế tập thể 31

3.3 Giải pháp phát huy vai trò của thành phần kinh tế tư nhân 34

3.4 Giải pháp phát huy vai trò của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 38

KẾT LUẬN 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

Trang 3

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại Phát triển kinh tế thị trường là xu thế phổ biến và khách quan đối với mọi quốc gia, dân tộc Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là tất yếu khách quan, không chỉ phù hợp với xu thế thời đại, với tình hình thế giới mà còn phù hợp với tình hình đất nước và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế Mỗi hình thức sở hữu, mỗi thành phần kinh tế có vị trí, vai trò khác nhau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội”1.

Trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường Kinh tế thế giới lầm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng do tác động của đại dịch Covid-19 Cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại, tranh giành thị trường, các nguồn tài nguyên, công nghệ, nhân lực chất lượng cao, thu hút đầu tư nước ngoài giữa các nước ngày càng quyết liệt Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, tạo ra cả thời cơ và thách thức với mọi quốc gia Ở trong nước, sau hơn 35 năm đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin của nhân dân ngày càng nâng cao Tuy nhiên, những nguy cơ, thách thức mà Đảng ta chỉ ra vẫn còn, có mặt gay gắt hơn Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, còn nhiều hạn chế, yếu kém Việc phát triển văn hóa, bảo đảm phúc lợi xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong phát triển kinh tế thị trường còn có biểu hiện chưa được quan tâm đúng mức Tệ nạn xã hội, tiêu cực còn diễn biến phức tạp Trong khi đó, hội nhập quốc tế sâu rộng ngày càng đặt ra yêu cầu cao Tình hình đó càng đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện các hình thức sở hữu và phát huy hơn nữa vai trò của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở nước ta Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “Các hình thức sở hữu, các thành

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc giaSự thật, tập 1, 2021, tr.128

Trang 4

phần kinh tế? Thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo? Chứng minh vaitrò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ởViệt Nam” có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn.

2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành; trong đó chú trọng sử dụng các phương pháp hệ thống - cấu trúc, phân tích - tổng hợp, so sánh, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để thực hiện nội dung nghiên cứu.

3 Kết cấu của bài thu hoạch

Bài thu hoạch gồm: Mở đầu, nội dung (03 chương), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo.

Trang 5

NỘI DUNGCHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU, CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.

Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức sử dụng trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2001) Từ đó đến nay, Đảng ta không ngừng bổ sung, hoàn thiện tư duy lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (tháng 02/2021), Đảng ta đã đưa ra khái niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt

Nam, đó là: “nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy

đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảođảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hìnhthức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: kinh tế nhà nước giữ vai tròchủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển;kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoàiđược khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạchphát triển kinh tế xã – hội”2.

1.1.2 Khái niệm quan hệ sở hữu, chế độ sở hữu, hình thức sở hữu

2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 2021, tập 1, tr.128-129.

Trang 6

Sở hữu là phạm trù của kinh tế chính trị phản ánh quan hệ giữa người

với người trong chiếm hữu những điều kiện sản xuất và của cải vật chất xã hội Nói cách khác, sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu của cải vật chất, trước hết là đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, là hình thức xã hội của sản xuất.

Quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối tượng sở hữu và lợi ích từ đối tượng sở hữu Với ý nghĩa như vậy, quan hệ sở hữu được hàm ý phân biệt với quan hệ giữa người với vật; cũng như phân biệt với các quan hệ xã hội khác giữa con người với con người.

Chế độ sở hữu là các quan hệ sở hữu tồn tại trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể được thể chế hóa bằng pháp luật và được thực hiện thông qua cơ chế nhất định Như vậy, chế độ sở hữu của một quốc gia trong một thời kỳ lịch sử nhất định được hiểu là một hệ thống cấu trúc mang tính nguyên tắc tổng thể, do Nhà nước của giai cấp cầm quyền xác lập, trong đó đảm bảo những điều kiện cho các hình thức sở hữu cùng tồn tại, vận động, tương tác lẫn nhau, phản ánh kết quả tác động khách quan của lực lượng sản xuất, do trình độ lực lượng sản xuất quy định, đồng thời phản ánh bản chất của chế độ xã hội tương ứng của quốc gia đó.

Hình thức sở hữu là biểu hiện trên bề mặt xã hội của quan hệ sở hữu Nghĩa là, quan hệ sở hữu là yếu tố trừu tượng bên trong luôn vận động cùng và tác động biện chứng với lực lượng sản xuất, còn hình thức sở hữu là biểu hiện hiện thực kinh tế - xã hội, thể hiện ra thông qua hoạt động của các chủ thể kinh tế.

1.1.3 Khái niệm thành phần kinh tế

Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, là kiểu quan hệ kinh tế đặc trưng bởi các hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất từ đó thành phần kinh tế tồn tại ở những hình thức tổ chức kinh tế nhất định, căn cứ vào quan hệ sản xuất để xác định từng thành phần kinh tế cụ thể.

Thành phần kinh tế là sự thống nhất giữa hai mặt kinh tế và kỹ thuật, chính là mặt xã hội và mặt tự nhiên của một nền sản xuất cụ thể Ngày nay thuật ngữ "thành phần kinh tế" ít được sử dụng mà thay vào đó người ta thường sử dụng thuật ngữ khu vực kinh tế với ý nghĩa tương tự.

1.2 Các hình thức sở hữu ở Việt Nam hiện nay

Trang 7

1.2.1 Sở hữu toàn dân

Tài sản thuộc sở hữu toàn dân gồm đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Nhà nước là đại diện, thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc sở hữu toàn dân.

Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.

Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện việc quản lý, sử dụng đúng mục đích, theo quy định của pháp luật đối với tài sản được Nhà nước giao.

Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản được Nhà nước giao đúng mục đích, phạm vi, theo cách thức, trình tự do pháp luật quy định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được quy định trong điều lệ.

Đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà chưa được giao cho cá nhân, pháp nhân quản lý thì Chính phủ tổ chức thực hiện việc bảo vệ, điều tra, khảo sát và lập quy hoạch đưa vào khai thác.

1.2.2 Sở hữu riêng

Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.

Trang 8

Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.

Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác không trái pháp luật.

Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

1.2.3 Sở hữu chung

Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.

Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán.

Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.

Trang 9

Sở hữu chung của các thành viên gia đình: Tài sản của các thành viên

gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.

Sở hữu chung trong nhà chung cư: Phần diện tích, trang thiết bị và các tài sản khác dùng chung trong nhà chung cư theo quy định của Luật nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất của tất cả chủ sở hữu các căn hộ trong nhà đó và không phân chia, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc tất cả các chủ sở hữu có thỏa thuận khác Chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng tài sản quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc có thỏa thuận khác.

Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.

Tài sản được hình thành từ nguồn vốn góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận hợp pháp thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc từ nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp.

1.3 Các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay

1.3.1 Các thành phần kinh tế ở Việt Nam

1.3.1.1 Thành phần kinh tế nhà nước

Trang 10

Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế có tính chất xã hội chủ nghĩa, thể hiện ở chế độ sở hữu toàn dân: tài sản các xí nghiệp ấy là của chung của nhân dân, của Nhà nước, chứ không phải của riêng Trong quan hệ tổ chức quản lý sản xuất, “xưởng trưởng, công trình sư và công nhân đều có quyền tham gia quản lý, đều là chủ nhân Việc sản xuất thì do sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ nhân dân” Kinh tế Nhà nước có vai trò lãnh đạo nền kinh tế quốc dân, do đó, Nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên nhằm xây dựng nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

1.3.1.2 Thành phần kinh tế tập thể

Kinh tế tập thể với nhiều hình thức tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng, phát triển từ thấp đến cao (tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã…) trong đó hợp tác xã là nòng cốt Tăng cường liên kết giữa các hợp tác xã, hình thành các liên hiệp hợp tác xã, không giới hạn về quy mô, lĩnh vực và địa bàn Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế là trọng tâm, bao gồm lợi ích của thành viên, tập thể và Nhà nước, đồng thời coi trọng lợi ích chính trị, văn hoá, xã hội trên địa bàn.

Kinh tế tập thể phát triển dựa trên sở hữu riêng của thành viên và sở hữu chung của tập thể; tổ chức hoạt động theo nguyên tắc đối nhân, không phụ thuộc vào vốn góp; phân phối theo mức độ tham gia dịch vụ, theo hiệu quả lao động và theo vốn góp Thành viên kinh tế tập thể bao gồm các thể nhân và pháp nhân, thành viên chính thức và thành viên liên kết, cùng góp vốn, góp tài sản, góp sức trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ Khuyến khích việc tích luỹ và sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản chung trong tổ chức kinh tế tập thể.

Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân Phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xuất phát từ nhu cầu thiết thực, bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện cho thành viên sản xuất kinh doanh hiệu quả, phát triển bền vững Phát triển kinh tế tập thể phải tôn trọng bản chất, giá trị, nguyên tắc hoạt động của kinh tế tập thể, phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương, vùng, miền và cả nước.

Trang 11

Kinh tế tập thể được xác định là thành phần kinh tế cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân Bởi lẽ, đây là thành phần kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên, giảm sự phân hóa trong xã hội, …là mục tiêu mà Đảng ta hướng tới là xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm làm cho “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Trong nền kinh tế thị trường và sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0, các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể nhất thiết phải hợp tác, liên kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển Do vậy, chủ trương phát triển kinh tế tập thể để tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hộ phát triển là hoàn toàn đúng đắn.

1.3.1.3 Thành phần kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân được dùng để chỉ các thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân.

Kinh tế cá thể, tiểu chủ dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và lao động của bản thân người lao động.

Kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành nghề, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động Do đó, việc mở rộng sản xuất, kinh doanh của kinh tế cá thể, tiểu chủ được Nhà nước khuyến khích phát triển.

Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Kinh tế tư bản tư nhân có vai trò đáng kể trong việc phát triển kinh tế thị trường, giải quyết việc làm cho người lao động, có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, do đó, cần được khuyến khích phát triển trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm.

Thành phần kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; là một phương sách quan trọng để giải phóng sức sản xuất; huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển Kinh tế tư nhân là một động lực

Trang 12

quan trọng để phát triển kinh tế Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỉ trọng đóng góp trong GDP.

1.3.1.4 Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là thuật ngữ chỉ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Ở Việt Nam thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thế hệ được xác định từ văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là thành phần kinh tế bao gồm:

Các doanh nghiệp, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh Hình thức thành lập: Công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư Vốn pháp định: ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp nhận.

Công ty liên doanh: là doanh nghiệp do 2 bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc ký hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh Hình thức thành lập: Công ty trách nhiệm hữu hạn Mỗi bên liên doanh phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp; có tư cách pháp nhân theo pháp luật

Việt Nam; được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư Vốn pháp định: ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án quy có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận.

Trang 13

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: là những doanh nghiệp được các công ty nước ngoài thành lập để đầu tư phát triển kinh doanh tại thị trường Việt Nam hoặc là các doanh nghiệp trong nước được mua lại và sáp nhập vào các công ty nước ngoài.

Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng vai trò tham gia vào chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Đây là thành phần kinh tế đóng góp quan trọng vào sự phát triển của kinh tế nước ta; Làm tăng của cải và sức cạnh tranh của các mặt hàng trong nước.

1.3.2 Vai trò của các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội (bổ sung, phát triển năm 2011), do Đại hội XI của Đảng thông qua, khẳng

định: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều

hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh vàhình thức phân phối Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều làbộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật,cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Kinh tế nhà nướcgiữ vai trò chủ đạo Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển.Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vữngchắc của nền kinh tế quốc dân Kinh tế tư nhân là một trong những động lựccủa nền kinh tế Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích pháttriển”3.

1.3.3 Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước

Đảng ta khẳng định vai trò chủ đạo của KTNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”4

3Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(bổ sung, phát triển năm 2011), Hà Nội, 2011, tr.6

4Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia

Sự thật, Hà Nội, 2011, tr 73 - 74

Trang 14

Nói đến vai trò chủ đạo của KTNN trong nền kinh tế là nói đến tầm quan trọng và tính chất quyết định của nó đối với đường hướng phát triển của một quốc gia; thành phần kinh tế nhà nước nắm giữ những vị trí then chốt của nền kinh tế và là lực lượng có khả năng can thiệp, điều tiết, hướng dẫn, giúp đỡ, liên kết, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.

1.3.3.1 Cơ sở khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước

Việc Đảng ta xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo là đúng đắn, cần thiết, phù hợp với quy luật phát triển Bởi vì:

Về mặt kinh tế cho thấy: Kinh tế nhà nước dựa trên chế độ công hữu (sở hữu Nhà nước) về tư liệu sản xuất; là chế độ sở hữu phù hợp với xu hướng xã hội hóa của lực lượng sản xuất Thành phần kinh tế nhà nước không chỉ bao hàm doanh nghiệp nhà nước, mà còn bao hàm sức mạnh kinh tế đứng đằng sau các chính sách và hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước; bao hàm khả năng tổ chức và hoạch định chính sách đúng đắn của Nhà nước; bao hàm sự gắn kết hợp lý của hệ thống doanh nghiệp nhà nước, tài chính nhà nước, luật pháp và hiệu lực quản lý của Nhà nước Với sức mạnh kinh tế tổng hợp đó, thành phần kinh tế nhà nước có khả năng tạo ra các điều kiện vật chất, các tiền đề kinh tế-xã hội để phát triển tất cả các thành phần kinh tế Kinh tế nhà nước nắm giữ những vị trí then chốt, yết hầu, xương sống của nền kinh tế, do đó, nó có khả năng, có điều kiện chi phối hoạt động của các thành phần kinh tế khác, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển theo hướng đã định Kinh tế nhà nước là lực lượng bảo đảm cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế; là lực lượng có khả năng can thiệp, điều tiết, hướng dẫn, giúp đỡ và liên kết, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển Kinh tế nhà nước còn đảm nhận các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có tính chiến lược đối với sự phát triển kinh tế-xã hội đòi hỏi vốn đầu tư lớn vượt quá khả năng của tư nhân Kinh tế nhà nước tham gia vào những lĩnh vực khoa học, công nghệ mũi nhọn, có hệ số rủi ro cao…

Về mặt chính trị, kinh tế nhà nước là “hòn đá thử vàng” để xem xét sự đúng hướng hay chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong tiến trình phát triển kinh tế Bởi vì, Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước công nông, nhà nước của những người lao động Để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, cần thiết phải khẳng định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và thành phần này

Trang 15

phải ngày càng phát triển trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân Nếu không củng cố và tăng cường kinh tế nhà nước thì không thể nói tới chủ nghĩa xã hội Không thực hiện tốt vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước thì cũng không thể nói tới định hướng xã hội chủ nghĩa, nói tới con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Về mặt xã hội, do bản chất về mặt sở hữu và mục đích hoạt động, nên thành phần kinh tế nhà nước gánh vác chức năng và vai trò xã hội to lớn Đối với bộ phận phi doanh nghiệp (ngân sách, dự trữ quốc gia ) thì đương nhiên, bên cạnh chức năng kinh tế, chính trị, còn có cả chức năng xã hội Đó là điều không cần phải bàn Đối với bộ phận “doanh nghiệp” trong thành phần kinh tế nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc thị trường cũng đảm nhận những vai trò xã hội lớn Điều này thể hiện ở chỗ, các doanh nghiệp này phải đảm nhận những ngành ở những địa bàn khó khăn có ý nghĩa chính trị-xã hội mà tư nhân không muốn đầu tư, thực hiện sự bảo đảm cân bằng về đầu tư phát triển theo vùng, miền, đảm nhận các ngành sản xuất hàng hóa công cộng thiết yếu Đó là những “người lính đi đầu” trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong cuộc chiến chống đói, nghèo và tụt hậu Ngay cả những người phản biện nghiêm khắc nhất đối với các doanh nghiệp nhà nước cũng không thể phủ nhận được thực tế đó.

1.3.3.2 Biểu hiện vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước

Thứ nhất, kinh tế nhà nước có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng

kinh tế, chiếm tỷ lệ lớn trong thu ngân sách và bảo đảm việc làm cho người lao động

Các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước nắm giữ tỷ trọng đa số hoặc có vị trí chi phối một số ngành, lĩnh vực nền tảng của nền kinh tế, như: 25% vốn điều lệ, 48% thị phần huy động vốn và 50% thị phần cho vay của toàn hệ thống tín dụng; 86% sản lượng điện phát vào mạng lưới, 85% thị phần bán

lẻ xăng dầu Đa số doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước khẳng định vị tríđầu tàu về hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phát huy tốt vai trò là công cụ, lực

lượng vật chất để Chính phủ điều tiết nền kinh tế, bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và chính sách an sinh xã hội.

Trang 16

Thứ hai, kinh tế nhà nước là đầu tàu, hướng dẫn, dẫn dắt các hình thức

sở hữu khác trong việc phát triển các lĩnh vực đặc biệt, như các lĩnh vực cần nhiều vốn đầu tư, có hàm lượng khoa học cao, một số lĩnh vực đặc biệt mới hình thành Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, ngày càng xuất hiện nhu cầu hình thành một số lĩnh vực mới đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ cao mà tự nó rất khó phát triển Trong điều kiện các quan hệ thị trường mới được phát triển, khu vực tư nhân còn nhỏ bé, chưa có khả năng đầu tư lớn, khu vực sở hữu nhà nước tất yếu phải đảm nhận vai trò đầu tàu, dẫn dắt trong những lĩnh vực mới này Khi thực hiện vai trò này, không có nghĩa là sở hữu nhà nước giữ vai trò thống trị độc quyền vĩnh viễn mà vai trò đầu tàu, dẫn dắt thể hiện ở chỗ, khi các hình thức sở hữu khác đủ sức tham gia và có khả năng tham gia có hiệu quả, Nhà nước kịp thời rút vốn ra khỏi lĩnh vực đã đầu tư, để tiếp tục thực hiện vai trò của mình trong việc đầu tư vào những lĩnh vực mới khác.

Thứ ba, kinh tế nhà nước định hướng, hướng dẫn hoạt động của các

thành phần kinh tế khác, để mọi thành phần kinh tế hoạt động theo mục tiêu định sẵn của Nhà nước thông qua hai cách thức được thực hiện đồng thời là: Quy hoạch chiến lược phát triển ngành, vùng, sản phẩm của bản thân kinh tế nhà nước cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Trên cơ sở đó, các thành phần kinh tế khác có thêm luận cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh của mình Cung cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và những dịch vụ công cộng với chất lượng cao, giá cả rẻ cho các thành phần kinh tế khác ở những lĩnh vực mà nhà nước muốn khuyến khích họ đầu tư.

Kinh tế nhà nước hỗ trợ, kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển Có thể hiểu sự hỗ trợ, kích thích của kinh tế nhà nước đối với các thành phần kinh tế bao gồm: Ưu đãi về vay vốn, lãi suất, thuế, tiền thuê đất cho hoạt động của các thành phần kinh tế; tìm kiếm và mở rộng thị trường, bao gồm cả thị trường đầu vào lẫn thị trường đầu ra cho các thành phần kinh tế; Trợ giá hàng xuất khẩu cho các thành phần kinh tế khác khi cần thiết; Hỗ trợ khuyến khích các thành phần kinh tế đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh; Duy trì kích thích cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Trang 17

Thứ tư, kinh tế nhà nước bảo đảm phát triển năng lực cạnh tranh của

quốc gia Do lịch sử phát triển, kinh tế nhà nước đã đảm nhận một loạt ngành cạnh tranh Khi khu vực tư nhân chưa kịp phát triển, Nhà nước phải trực tiếp tham gia và đầu tư phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu đàn trong giai đoạn đầu Khi khu vực tư nhân lớn mạnh dần, kinh tế nhà nước dần dần rút hoặc chuyển đổi sở hữu và về lâu dài, kinh tế nhà nước có thể không cần giữ vai trò chủ đạo ở lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh.

Thứ năm, đối với an ninh quốc gia, kinh tế nhà nước thể hiện vai trò chủ

đạo ở hai nội dung cơ bản sau: 1- Nắm giữ những ngành đặc biệt quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia (sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh, ) Tham gia nắm giữ một số vị trí thiết yếu, quan trọng để giữ vững định hướng xã hội, làm đối trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế (bán buôn lương thực, xăng dầu; sản xuất điện; khai thác khoáng sản quan trọng; một số sản phẩm cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin quan trọng; bảo trì đường sắt, sân bay, ).

Thứ sáu, về mặt xã hội, do bản chất về mặt sở hữu và mục đích hoạt

động, kinh tế nhà nước có vai trò quan trọng trong gánh vác chức năng xã hội Vai trò này thể hiện ở chỗ, kinh tế nhà nước phải đảm nhận những ngành ở những địa bàn khó khăn có ý nghĩa chính trị - xã hội mà tư nhân không muốn đầu tư, thực hiện sự bảo đảm cân bằng về đầu tư phát triển theo vùng, miền, đảm nhận các ngành sản xuất hàng hóa công cộng thiết yếu, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, các chương trình xóa đói, giảm nghèo, Trong những năm qua, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn của Nhà nước như: BIDV, Vietinbank, PVN, Viettel…, xác định tham gia các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, thực hiện an sinh xã hội chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính bản thân doanh nghiệp Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, các doanh nghiệp này luôn đề cao vai trò, trách nhiệm thực hiện an sinh xã hội của mình đối với người lao động trong doanh nghiệp và cộng đồng Bên cạnh các chương trình cụ thể bảo đảm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động trong doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước chủ động hỗ trợ cộng đồng thông qua các chương trình vận động của các tổ chức xã hội, nhất là của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thực hiện tốt các chương trình này

Trang 18

cũng chính là góp phần triển khai chủ trương tăng trưởng đi liền với tiến bộ, công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước ta.

Tóm lại, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được thực hiện thông qua bao gồm cả ở hệ thống cơ chế, chính sách vĩ mô như: chính sách tài chính - tiền tệ, đất đai và cả ở hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước để giải phóng mọi năng lực của nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

CHƯƠNG 2

VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT

NAM

TỪ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÀ PHÊ CAO NGUYÊN

2.1 Khái quát về Công ty cổ phần dịch vụ cà phê Cao nguyên

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

2.1.1.1 Thông tin chung

Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÀ PHÊ CAO NGUYÊN

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài : HIGHLAND COFFEE SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Tên doanh nghiệp viết tắt : HIGHLAND COFFEE SERVICE JSC Tình trạng hoạt động : Đang hoạt động

Trang 19

Địa chỉ trụ sở chính: 135/37/50 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1.2 Lịch sử hình thành

Người sáng lập thương hiệu Highlands Coffee là ông David Thái, sinh năm 1972, tại miền nam Việt nam Đến năm 1978, ông chuyển đến sống tại Seattle Chứng kiến hàng loạt những dự án kinh doanh và sự lớn mạnh của hãng cafe starbucks đã làm thôi thúc niềm đam mê của David, ông quyết tâm về Việt Nam phát triển ngành hàng Cafe khi bước vào tuổi trưởng thành

Năm 1996, David trở lại Hà Nội Trong thời gian quản lý quán cafe đầu tiên “u Lạc” tọa lạc tại hồ Hoàn Kiếm, David đã theo học tiếng Việt và văn hóa Việt Nam.

Đến năm 1998, ông là Việt kiều đầu tiên đăng ký thành lập công ty tư nhân Việt Nam

Năm 2002 Highlands Coffee đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh được khai trương tại Metropolitan, đối diện nhà thờ Đức Bà Một tuần sau đó, Highlands Coffee đầu tiên tại Hà Nội cũng ra đời, đánh dấu những bước phát triển không ngừng của công ty.

Highlands không ngừng nỗ lực mang đến cho khách hàng cảm nhận về những giá trị truyền thống song hành cùng với cuộc sống hiện đại Tất cả điều này được thể hiện rõ trong:

Văn hóa cà phê: Highlands Coffee tự hào phục vụ loại cà phê robusta mang đậm phong cách Việt Nam cùng với loại cà phê Arabica mang đậm hương vị quốc tế.

Văn hóa phục vụ: nhiệt tình và ân cần như thể “khách đến chơi nhà” Văn hóa phát triển sản phẩm mới: Mỗi loại thức ăn, thức uống là sự chắt lọc tinh hoa ẩm thực của Phương Đông và Phương Tây.

Hiện tại, Highlands Coffee có khoảng gần 600 nhà hàng trên khắp cả nước.

2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh

Highlands Coffee ra đời với tầm nhìn trở thành thương hiệu cà phê Việt Nam, dùng chính nguồn nguyên liệu từ đất Việt để tôn vinh văn hóa “pha phin” đặc trưng và phục vụ cho người Việt.

Trang 20

Bằng những chiến lược kinh doanh rất bài bản và cụ thể như tập trung phát triển và nghiên cứu để phục vụ cộng đồng người Việt với những sản phẩm chất lượng, ổn định và hợp khẩu vị với mức giá phù hợp túi tiền.

Tinh thần nhân văn của người Việt còn được Highlands Coffee lan tỏa thông qua những hoạt động vì cộng đồng như tài trợ, giao lưu và giúp đỡ các tổ chức, trường học trong nước Và Highlands Coffee hiểu rằng, việc đồng hành cùng những chiến dịch bảo vệ môi trường sẽ còn là định hướng lâu dài của cả thương hiệu.

Chính khát khao được lan tỏa nguồn gốc Việt, niềm tự hào được phục vụ người Việt đã giúp Highlands Coffee chưa một ngày nào đi chệch sứ mệnh của mình.

2.1.3 Giá trị cốt lõi

Thỏa mãn lợi ích, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Luôn quan tâm đến khách hàng

Tinh thần đồng đội và hợp tác Tôn trọng và liêm chính

Nâng cao chất lượng dịch vụ với chi phí hợp lý

Tạo hiệu quả từ uy tín, chất lượng mở rộng quy mô địa bàn hoạt động một cách bền vững

Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và cạnh tranh cao

2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh

Highlands Coffee là một thương hiệu phong cách, ngay từ khi thành lập đến nay Highlands luôn đặt trọn niềm tin vào việc đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tinh tế nhất về cà phê Highlands tập chung vào sản xuất cà phê với chất lượng tuyệt hảo và xây dựng chuỗi nhà hàng cà phê mang thương hiệu Highlands Coffee, mong muốn xây dựng một thương hiệu Việt có thể vươn xa hơn tới thị trường quốc tế.

Các sản phẩm cà phê của Highlands bao gồm những sản phẩm cà phê mang đậm phong cách Việt Nam: Cà phê Di Sản, Truyền Thống, Sành Điệu, Culi, cùng với dòng sản phẩm mang hương vị quốc tế: Espresso-Full City Roast, Cinnamon Roast, Arabica Supreme, Espresso-decaffeinated.

Trang 21

Highlands còn tập chung xây dựng chuỗi nhà hàng Highlands Coffee để khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam, đồng thời xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, thể hiện văn hóa phục vụ riêng của Highlands, xây dựng hệ thống dịch vụ chuyên nghiệp, đáp ứng được cả yêu cầu của khách hàng quốc tế cũng như khách hàng trong nước.

Rất nhiều sự thay đổi về mặt chiến lược được Highlands đưa ra nhằm củng cố thương hiệu, phù hợp với khách hàng Thay vì định vị “cà phê cho giới tri thức có thu nhập cao”; “cà phê cho doanh nhân” thì Highlands đã mở rộng tệp khách hàng của mình đa dạng hơn.

Các mặt hàng đang kinh doanh tại HIGHLANDS COFFEE

Cà phê:

- Cà phê phin ( Phin sữa đá )

- PhinDi - Cà phê thế hệ mới (PhinDi ChoCo, PhinDi kem sữa, PhinDi - Bánh phô mai cà phê - Bánh phô mai chanh dây - Bánh phô mai trà xanh - Bánh Caramel phô mai - Bánh Tiramisu

- Bánh chuối

Trang 22

Highlands Coffee ra đời với khát vọng nâng tầm di sản cafe lâu đời của Việt Nam Nhằm kết nối giá trị truyền thống và hiện đại, lan rộng tinh thần tự hào của người Việt về hàng Việt Bằng việc sử dụng nguyên liệu sạch, thuần

Trang 23

Việt, kết hợp với công thức pha phin độc đáo, đậm đà đúng chất cafe Việt, Highlands Coffee nhanh chóng chiếm được cảm tình của những khách hàng khó tính nhất.

Highlands Coffee liên tục đổi mới về thực đơn các món ăn kèm như bánh ngọt, trà Phù hợp với khẩu vị và tạo sự mới mẻ, thích thú, từ đó thu hút nhiều khách hơn Ngoài ra, thương hiệu này còn thường xuyên tổ chức các sự kiện, áp dụng voucher giảm giá hấp dẫn, kích thích hành vi khách hàng.

Thiết kế không gian hợp lý

Highlands Coffee gây ấn tượng mạnh bởi cách thiết kế không gian quán kết hợp giữa vẻ đẹp truyền thống và hiện đại Đến với Highlands, khách hàng luôn có cảm giác gần gũi, đời thường nhưng rất tinh tế và sang trọng bởi không gian mở, tràn ngập ánh sáng.

Lựa chọn địa điểm thích hợp

Trang 24

Bên cạnh chất lượng sản phẩm, dịch vụ và không gian đẹp, địa điểm tốt chính là một trong những bí quyết thành công của thương hiệu này Các cửa hàng Highlands coffee đều toạ lạc ở những vị trí đẹp, như các trung tâm thương mại, toà nhà, văn phòng … Điều này không những thu hút khách hàng mà còn góp phần thay đổi thói quen uống cafe Việt của khách hàng.

Đặc biệt là giúp khách hàng nhận diện hình ảnh thương hiệu Highlands một cách rõ ràng.

Dãn cách giữa các chuỗi cửa hàng: Khoảng cách từ 2 đến 3 km để tránh việc cạnh tranh khách hàng giữa các cửa hàng với nhau.

Xây dựng thương hiệu riêng ấn tượng

Khách hàng sẽ thu hút với logo ấn tượng của Highlands Coffee ,lấy ý tưởng từ biểu tượng của sự hòa quyện của núi, đất và dòng chảy của nước nơi vùng đất Cao Nguyên đầy nắng gió Hình ảnh này cũng đồng thời khẳng định nguồn gốc hay chất lượng cà phê của hãng Những cây cà phê được trồng tại vùng đất Tây Nguyên có hàm lượng cafein mạnh, vị đậm và chua, nhưng mỗi vùng đất lại có hương vị thơm, ngậy khác nhau Màu nâu trong thiết kế logo cà phê là màu của đất, cũng là màu của những hạt cà phê thơm ngon Màu đỏ tượng trưng cho đam mê, kích thích vị giác, màu trắng mang đến sự thanh

Ngày đăng: 21/04/2024, 21:32

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w