1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn phân tích và dự báo trong kinh doanh Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần Đầu tư thế giới di Động giai Đoạn 2021 2023

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,68 MB

Nội dung

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETINGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KINH DOANH ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2021-2023 GVHD: ThS...

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KINH DOANH

ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY

CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG

GIAI ĐOẠN 2021-2023

GVHD: ThS Nguyễn Kiều Oanh Lớp HP: 2431101144801

Nhóm sinh viên thực hiện:

Thái Nguyễn Ngọc Anh 2221000374

Nguyễn Trần Như Ý 2221000819

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2024

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY

CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG

GIAI ĐOẠN 2021-2023

GVHD: ThS Nguyễn Kiều Oanh Lớp HP: 2431101144801

Nhóm sinh viên thực hiện:

Thái Nguyễn Ngọc Anh 2221000374

Nguyễn Trần Như Ý 2221000819

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2024

Trang 3

Nhóm chỉ tiêu khảnăng sinh lời; Phântích phương trìnhDupont về 1 chỉ tiêusinh lời ROE

100%

2 Dư Quỳnh Như 222100062

5

Phân tích tình hình tàichính qua báo cáo kếtquả kinh doanh; Kếtluận; Tổng hợp nộidung

100%

4 Nguyễn Trần

Như Ý

2221000819

Lời mở đầu; Phântích tài chính chungqua bảng cân đối kếtoán

100%

Trang 4

Lời cảm ơn

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả cácthầy cô của Trường Đại học Tài Chính - Marketing và đặc biệt là các thầy cô trongkhoa Quản trị kinh doanh Đồng thời, nhóm em cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đặcbiệt đến cô Th.S Nguyễn Kiều Oanh, người đã đồng hành cùng chúng em trong quátrình học tập môn Phân tích và dự báo trong kinh doanh

Trong quá trình hoàn thành bài báo cáo, chúng em cùng trao đổi và tiếp thunhững ý kiến đóng góp của nhau, tham khảo nhiều nguồn tài liệu, song đôi khi khôngtránh khỏi những trường hợp sai sót, rất mong quý thầy cô bỏ qua Chúng em rấtmong nhận được sự đóng góp của quý giảng viên và quý thầy cô

Nhóm em xin chân thành cảm ơn! 

Trang 5

MỤC L

PHẦN MỞ ĐẦU 1

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG 2

1.1 Thông tin chung về Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động 2

1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động 2

1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động 4

PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2021-2023 6

2.1 Phân tích tài chính chung qua bảng cân đối kế toán 6

2.2 Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả kinh doanh 11

2.3 Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng 12

2.4 Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời 14

2.4.1 Tỉ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 14

2.4.2 Tỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) 15

2.4.3 Tỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) 15

2.4.4 Tỉ số lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) 2.5 Phân tích phương trình dupont về 1 chỉ tiêu sinh lời ROE 16

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 17

3.1 Đánh giá chung 17

3.2 Đề xuất 17

KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động (MWG) là một trong những tập đoàn bán lẻ lớnnhất tại Việt Nam, sở hữu các chuỗi cửa hàng bán lẻ nổi tiếng như Thế Giới Di Động,Điện Máy Xanh và Bách Hóa Xanh Được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoánTP.HCM (HOSE) từ năm 2014, MWG đã nhanh chóng trở thành một trong những doanhnghiệp dẫn đầu ngành, không chỉ trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng mà còn mở rộng sangngành bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng nhanh Việc lựa chọn đề tài phân tích báo cáotài chính của MWG xuất phát từ tầm quan trọng của công ty này trong bối cảnh kinh tếViệt Nam và tiềm năng tăng trưởng dài hạn của nó

Trong giai đoạn 2020-2023, dù phải đối mặt với đại dịch COVID-19 và sự suy giảmsức mua, MWG vẫn duy trì mức tăng trưởng doanh thu ổn định Theo báo cáo tài chínhnăm 2022, tổng doanh thu của MWG đạt 134.722 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2021.Đặc biệt, lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2022 đạt 4.100 tỷ đồng, tăng 9% so với nămtrước (MWG, 2022) Đây là minh chứng rõ ràng cho năng lực quản lý hiệu quả và khảnăng điều chỉnh chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh đầy biến động.Bên cạnh đó, việc phân tích các chỉ số tài chính quan trọng như hệ số lợi nhuận gộpduy trì ở mức 22,5% trong năm 2022 và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức 0,95 lần, chothấy MWG đang quản lý tốt nguồn vốn và có khả năng tự chủ tài chính tương đối cao Hệ

số thanh toán ngắn hạn của công ty trong năm 2022 đạt mức 1,39 lần, đảm bảo khả năngthanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không gặp khó khăn (SSI Research, 2023)

Vì thế, việc chọn đề tài này là để hiểu rõ hơn cách MWG duy trì và phát triển chuỗicung ứng, quản trị dòng tiền, cũng như mở rộng thị phần trong bối cảnh thị trường bán lẻđiện tử và thực phẩm cạnh tranh gay gắt Đề tài này sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về cáchMWG đối mặt với các thách thức tài chính và tận dụng cơ hội để phát triển trong tươnglai

Trang 8

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG

1.1 Thông tin chung về Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động

● Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động

● Tên quốc tế: Mobile World Co Ltd

Hình 1.1 Logo của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động

1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động

Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động tiền thân là Công ty TNHH Thế giới Diđộng, thành lập vào tháng 03/2004 với số vốn ban đầu khoảng 2 tỷ đồng bởi 5 thànhviên đồng sáng lập Ban đầu công ty theo mô hình thương mại điện tử nhưng thất bại.Tháng 10/2004, Công ty chuyển đổi mô hình kinh doanh, đầu tư vào cửa hàng bán

lẻ các thiết bị di động

Trang 9

Năm 2007, Công ty thành công kêu gọi và tiếp nhận vốn đầu tư của quỹ MekongCapital, chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần để mở rộng cơ hội phát triển,chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động.

Giai đoạn 2007 - 2009 là giai đoạn công ty mở rộng hoạt động Đến cuối năm

2009, Công ty đã có tổng cộng 38 siêu thị với 19 siêu thị tại TP HCM, 5 siêu thị tại

Hà Nội, 2 siêu thị tại Đà Nẵng và 12 siêu thị khác tại các tỉnh Đồng Nai, Long An,Bình Dương, Cà Mau,

Tiếp nối sự thành công của chuỗi Thế giới Di động, năm 2010, công ty mở rộnglĩnh vực kinh doanh sang ngành hàng điện tử tiêu dùng với thương hiệu Điện máyXanh Đây là chuỗi bán lẻ các sản phẩm điện tử tiêu dùng (điện tử, điện lạnh, giadụng, )

Tính đến tháng 6/2012, Điện máy Xanh đã có 12 siêu thị tại 9 tỉnh thành trên cảnước và tiếp tục mở rộng để phục vụ khách hàng Đồng thời chuỗi Thế giới Di độngcũng đạt quy mô 220 cửa hàng tại Việt Nam

Tháng 5/2013, Thế giới Di động tiếp nhận đầu tư của Robert A.Willett – cựu CEOBestBuy International và Công ty CDH Electric Bee Limited

Chuỗi cửa hàng mới mang tên Bách hóa Xanh được bắt đầu đưa vào thử nghiệm

từ năm 2015, đây là chuỗi cửa hàng chuyên bán lẻ thực phẩm tươi sống (thịt, cá, rau

củ, trái cây, ) và nhu yếu phẩm

Tiếp theo đó, Bluetronics với tiền thân là Bigphone được ra đời từ năm 2017, làchuỗi bán lẻ hàng điện tử tiêu dùng đầu tiên ở thị trường nước ngoài của Công ty.Đồng thời trong năm 2017, Công ty cũng tiến hành sáp nhập và mua lại hệ thốngbán lẻ điện máy Trần Anh Cuối năm 2018, việc sáp nhập hoàn thành, có tổng cộng 34siêu thị Trần Anh được thay biển Điện Máy Xanh

Ở đầu năm 2018, Công ty cũng mua lại 40% vốn chuỗi dược phẩm Phúc AnKhang, sau đó đổi tên thành Nhà thuốc An Khang Đây là chuỗi cửa hàng chuyên bándược phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế,

Trang 10

Cũng trong năm 2018, doanh nghiệp vinh dự lọt Top 100 nhà bán lẻ lớn nhấtChâu Á – Thái Bình Dương.

Những năm sau đó, doanh thu và lợi nhuận của công ty liên tục tăng trưởng, đặcbiệt là năm 2019 doanh nghiệp ghi nhận mức doanh thu trên trăm nghìn tỷ đồng Hànhtrình phát triển từ một cửa hàng bán lẻ điện thoại nhỏ trở thành “đế chế” bán lẻ số 1 tạiViệt Nam của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động là một chặng đường dài.Tuy nhiên kết quả kinh doanh của Công ty bắt đầu xấu đi từ năm 2022, khi lầnđầu tiên doanh nghiệp ngắt mạch tăng trưởng lợi nhuận

Số liệu từ Thế Giới Di Động cho biết trong 1 năm rưỡi qua (từ 1/1/2023 đến30/6/2024), chỉ riêng hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh, “ông lớn” này

đã đóng tổng cộng đến 335 cửa hàng Cụ thể, số lượng cửa hàng Thế Giới Di Động bịđóng cửa là 144 cửa hàng, số lượng điểm bán Điện Máy Xanh đóng cửa là 191 cửahàng Bách Hóa Xanh – “mảnh ghép” quan trọng của công ty cũng đã trải qua giaiđoạn đóng cửa hàng loạt

Trong đó, quý II/2024 là giai đoạn công ty thẳng tay đóng cửa nhiều nhất Cụ thể,Công ty đóng cửa 25 cửa hàng điện thoại Thế Giới Di Động (bao gồm Topzone) và 91cửa hàng Điện Máy Xanh

Sau khi mạnh tay đóng cửa, theo báo cáo cửa Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Diđộng, tính đến cuối tháng 08/2024 doanh nghiệp còn 1.046 cửa hàng Thế giới Diđộng, 2.093 cửa hàng Điện Máy Xanh, 1.701 cửa hàng Bách Hóa Xanh, 481 nhàthuốc An Khang, 64 cửa hàng AvaKid và chuỗi 61 cửa hàng EraBlue tại nước ngoài(Hồng Phúc, 2024)

1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động

Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động hoạt động chính trong lĩnh vực mua bánsửa chữa các thiết bị liên quan đến điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số và các lĩnhvực liên quan đến thương mại điện tử

● Chức năng:

Trang 11

- Bán lẻ thiết bị di động và điện tử tiêu dùng: Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Diđộng sở hữu và vận hành chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh, cungcấp các sản phẩm công nghệ như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính xáchtay, thiết bị gia dụng, và các sản phẩm công nghệ khác

- Phân phối và bán lẻ nhu yếu phẩm: Thông qua chuỗi Bách Hóa Xanh, Công tycung cấp các sản phẩm thực phẩm tươi sống và nhu yếu phẩm hàng ngày Công tyđảm bảo cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng và giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu tiêudùng của các hộ gia đình

- Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe: Với chuỗi nhà thuốc An Khang, công typhân phối dược phẩm, thực phẩm chức năng, và các thiết bị y tế, hướng đến việc nângcao sức khỏe cộng đồng và cung cấp dịch vụ tư vấn dược phẩm chuyên nghiệp

- Phát triển hệ thống bán lẻ quốc tế: Công ty cũng mở rộng hoạt động ra thịtrường quốc tế với chuỗi Bluetronics, chuyên cung cấp các sản phẩm điện tử tiêu dùngtại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á

● Nhiệm vụ:

- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng công nghệ của khách hàng: MWG cung cấp sảnphẩm và dịch vụ chất lượng cao với giá cả cạnh tranh, nhằm đáp ứng các nhu cầungày càng tăng của người tiêu dùng

- Mang lại trải nghiệm mua sắm thuận tiện và đa dạng cho người tiêu dùngvới giá cả cạnh tranh và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt

- Tăng trưởng và mở rộng thị trường: Công ty tập trung vào việc mở rộng hệthống cửa hàng và phát triển các kênh bán lẻ mới, đảm bảo sự hiện diện tại nhiều tỉnh

thành; đồng thời, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới và gia tăng vị thế của MWG trên thị

trường bán lẻ khu vực và quốc tế

- Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Luôn cải tiến dịch vụ, hỗ trợ khách hàngtận tình và mang lại trải nghiệm mua sắm thuận tiện và nhanh chóng

- Phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên, đảm bảo

có đủ kỹ năng và kiến thức để đáp ứng nhu cầu khách hàng

Trang 12

Ngoài ra, MWG còn có nhiệm vụ duy trì và phát triển công nghệ số để tối ưu hóaquản lý chuỗi cung ứng, phát triển thương mại điện tử, và tăng cường dịch vụ kháchhàng Công ty luôn đặt mục tiêu nâng cao trải nghiệm mua sắm, đáp ứng nhanh chóng

và hiệu quả các nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng

Trang 13

PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2021- 2023

2.1 Phân tích tài chính chung qua bảng cân đối kế toán

Bảng 2.1.1 Phân tích cơ cấu và diễn biến tài sản (theo chiều ngang)

Tài sản ngắn hạn:

 Năm 2021: Tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng tài sản, đạt 51,955 tỷđồng, tương đương 82.5% tổng tài sản Đây là một con số lớn, thể hiện doanhnghiệp tập trung vào các tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt nhanh

 Năm 2022: Tài sản ngắn hạn giảm mạnh xuống còn 44,577 tỷ đồng (giảm14.2%), kéo theo tỷ trọng giảm xuống còn 79.8% Sự sụt giảm này có thể là dotình hình dịch bệnh của COVID 19 và nó ảnh hưởng đến khả năng thanh khoảnngắn hạn của doanh nghiệp, giảm khả năng đối phó với các nghĩa vụ tài chínhtrong ngắn hạn

 Năm 2023: Tài sản ngắn hạn tăng trở lại, đạt 51,950 tỷ đồng (tăng 16.5%).Điều này cho thấy doanh nghiệp đã có điều chỉnh để cải thiện thanh khoản,

Trang 14

tăng cường lượng tài sản ngắn hạn nhằm đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầutài chính tức thời Tỷ trọng tài sản ngắn hạn cũng tăng lên mức 86.4%, cho thấy

ưu tiên rõ ràng đối với tài sản thanh khoản

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:

 Năm 2021-2022: Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm từ 14,236 tỷ xuốngcòn 10,069 tỷ đồng (giảm 29.3%), có thể do doanh nghiệp thu hẹp đầu tư ngắnhạn để duy trì nguồn vốn cho hoạt động khác

 Năm 2023: Các khoản đầu tư này tăng mạnh trở lại lên 18,937 tỷ đồng (tăng88%), cho thấy doanh nghiệp có thể đã tìm thấy các cơ hội đầu tư mới, hoặc đãcải thiện dòng tiền để tái đầu tư

Tài sản dài hạn:

 Năm 2021-2022: Tài sản dài hạn tăng nhẹ từ 11,016 tỷ lên 11,256 tỷ đồng(tăng 2.18%), nhưng đến năm 2023 giảm còn 8,161 tỷ đồng (giảm 27.5%) Đặcbiệt, tài sản cố định cũng giảm 33.2%, từ 9,727 tỷ xuống còn 6,500 tỷ đồng Sựgiảm này có thể do việc thanh lý tài sản hoặc không đầu tư thêm vào tài sản dàihạn, dẫn đến giảm năng lực sản xuất hoặc ảnh hưởng đến khả năng mở rộngkinh doanh lâu dài

Bảng 2.1.2 Phân tích cơ cấu và diễn biến tài sản (theo chiều dọc)

Trang 15

Bảng 2.1.3 Phân tích cơ cấu và diễn biến nguồn vốn (theo chiều ngang)

Nguồn vốn chủ sở hữu:

 Năm 2021-2022: Nguồn vốn chủ sở hữu tăng từ 20,378 tỷ đồng lên 23,932 tỷđồng (tăng 17.4%), cho thấy doanh nghiệp đã tích lũy thêm vốn từ lợi nhuậnhoặc các nguồn đầu tư khác, cải thiện mức độ độc lập tài chính Tỷ trọng vốnchủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cũng tăng từ 32.4% lên 42.9%

 Năm 2023: Nguồn vốn chủ sở hữu giảm nhẹ xuống còn 23,360 tỷ đồng (giảm2.4%) Tỷ trọng giảm còn 38.9%, doanh nghiệp có thể đã sử dụng một phầnvốn chủ sở hữu để tái đầu tư hoặc phân phối lợi nhuận Sự giảm này có thể làmgiảm khả năng tự tài trợ và tăng sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay

Trang 16

Bảng 2.1.4 Phân tích cơ cấu và diễn biến nguồn vốn (theo chiều dọc)

Việc tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu vào năm 2022 đã giúp doanh nghiệp cải thiện mức

độ tự chủ tài chính, giảm rủi ro nợ Tuy nhiên, đến năm 2023, việc giảm nhẹ vốn chủ

sở hữu cho thấy có khả năng doanh nghiệp đã phải rút vốn để tài trợ cho các hoạtđộng ngắn hạn hoặc để phân phối cho cổ đông

Nếu tỷ trọng vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ tăng nợ vay,làm tăng chi phí tài chính và giảm khả năng ứng phó trong trường hợp thị trường gặpkhó khăn

Bảng 2.1.5 Bảng cân đối tài sản và nguồn vốn năm 2021-2022-2023

Trang 17

Tài sản dài hạn = 8,160,899,236,677 Nợ dài hạn = 23,359,557,967,338

2.2 Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả kinh doanh

Bảng 2.2 Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả kinh doanh 2023

Trang 18

2021-2.3 Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng

Bảng 2.3.1 Bảng tổng hợp nhóm chỉ tiêu thanh toán

Bảng 2.3.2 Bảng tổng hợp nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư

Ngày đăng: 18/11/2024, 18:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w