1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ảnh hưởng từ công nghệ Đối với việc học tập của sinh viên trường Đh công nghệ thông tin tphcm trong năm 2023 2024

25 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng từ công nghệ đối với việc học tập của sinh viên trường ĐH Công nghệ thông tin TPHCM trong năm 2023-2024
Tác giả Phan Ngọc Việt, Nguyễn Duy Quang, Hà Ngọc Vui, Lê Hoàng Việt, Nguyễn Thanh Khôi, Lâm Duy Trường
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 79,08 KB

Nội dung

BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG TỪ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TPHCM TRONG NĂ

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

ẢNH HƯỞNG TỪ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG

ĐH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TPHCM

TRONG NĂM 2023-2024Môn học: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Trang 2

Môn học: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

4 Lê Hoàng Việt 22666971

5 Nguyễn Thanh Khôi 22680521

6 Lâm Duy Trường 22725371

TIỂU LUẬN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

TỔ GIÁO DỤC HỌC

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

5 Nguyễn Thanh Khôi /1.0

GV chấm bài 1 GV chấm bài 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 7

Trang 3

1 Lí do chọn đề tài/tính cấp thiết của đề tài 7

2 Mục tiêu nghiên cứu 7

2.1 Mục tiêu chính 7

2.2 Mục tiêu cụ thể 7

3 Câu hỏi nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4.1 Đối tượng 7

4.2 Phạm vi nghiên cứu 7

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7

5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài 7

5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 7

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7

NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP 8

1 Thiết kế nghiên cứu 8

2 Chọn mẫu 8

3.  Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 8

4 Mô hình nghiên cứu, biến số và thang đo (nếu có) 8

5 Phương pháp nghiên cứu 8

5.1 Quy trình thu thập dữ liệu 8

5.2 Xử lý dữ liệu 8

CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN 8

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 4

dục đại học về thời gian mà sự phổ biến và tác động tích cực của chúng đạt đếnđỉnh cao trong các mô hình giáo dục Chỉ ra những khó khăn khi áp dụng, baogồm những khó khăn bên ngoài như sự hạn chế về truy cập, thiếu hụt về đàotạo, hỗ trợ và các khó khăn bên trong đối với giáo viên như thái độ và niềm tin,

sự kháng cự đối với công nghệ và những hạn chế về kiến thức và kĩ năng côngnghệ Với những khó khăn đó, các giải pháp cũng được đề ra để giúp nhà giáodục, nhà quản trị nhà trường và chuyên gia công nghệ chủ động dỡ bỏ các ràocản trong nỗ lực áp dụng công nghệ vào giảng dạy cho sinh viên nhiều hơn

Có những thành tựu mang tính đột phá của cuộc Cách mạng công nghiệp về trítuệ nhân tạo, robot, thực tại ảo, công nghệ in, internet, đã đưa công nghệ vàođời sống con người và xã hội Giáo dục đương nhiên cũng không nằm ngoài lànsóng thời đại đó Có thể nói, công nghệ là yếu tố mạnh mẽ định hình nền giáodục hiện nay.Trong khoảng 10 năm gần đây, sự thay đổi về công nghệ giáo dụcđang diễn ra một cách nhanh chóng Sự phát triển Công nghệ giáo dục pháttriển đem lại nhiều trải nghiệm thú vị cho cả người dạy và người học nhưngcũng mang đến không ít những thách thức, khó khăn

Việc học tập của sinh viên dựa trên sự phát triển công nghệ từ các thiết bị diđộng được tạo ra bởi điện thoại thông minh và máy tính bảng từ hơn mộtthậpkỉ qua Ngày nay, các thiết bị di động đã trở thành một phần quan trọngtrong toàn bộ trải nghiệm học tập của sinh viên

Dựa theo các kết quả trên mức độ sinh viên sử dụng công nghệ vào học tập rấtnhiều và phổ biến, là nơi sinh viên giải trí và phát triển năng lực nghiên cứu, cóthể học tập ở mọi lúc mọi nơi Học tập dựa trên sự phát triển công nghệ từ thiết

bị di động không còn tập trung trực tiếp vào các ứng dụng mà thay vào đó là sựkết nối và tiện ích với mong muốn các trải nghiệm học tập sẽ bao gồm các nộidung thân thiện với thiết bị di động, đồng bộ hóa các thiết bị và truy cập mọilúc, mọi nơi Khi các thiết bị di động ngày càng hữu hiệu hơn giá cả phù hợp

và việc sử hữu không giới hạn giúp ích rất nhiều trong học tập của sinh viên

Đó là những lý do nhóm chọn đề tài “ẢNH HƯỞNG TỪ CÔNG NGHỆ ĐỐIVỚI VIỆC HỌC TẬP CỦA CÁC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆTHÔNG TIN TPHCM TRONG NĂM 2023-2024 ” Với đề tài này, nhóm sẽtìm hiểu xem ngoài những lợi ích mà sự phát triển công nghệ đem lại cho sinhviên, việc quá lạm dụng công nghệ vào học tập sẽ gây ra những tác động gì chosinh viên, nhận thức của sinh viên về sự phát triển công nghệ trong học tập củasinh viên trường ĐH Công Nghệ Thông Tin TPHCM trong năm 2023 - 2024

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chính

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng từ công nghệ đối với các sinh viên trường

ĐH công nghệ thông tin TPHCM trong năm 2023-2024

2.2 Mục tiêu cụ thể

Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng từ công nghệ với việc học của các sinh viên trường ĐH công nghệ thông tin TPHCM trong năm 2023-2024.

Trang 5

Khảo sát thực trạng sự ảnh hưởng từ công nghệ đối với việc học sinh viên trường ĐH công nghệ thông tin TPHCM trong năm 2023-2024.

Xác định những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ công nghệ đối với việc học của sinh viên trường ĐH công nghệ thông tin TPHCM trong năm 2023-2024.

Đề xuất các giải pháp sử dụng công nghệ cho sinh viên.

3 Câu hỏi nghiên cứu

Công nghệ có tác động gì đến việc hình thành kỹ năng mềm của sinh viên UIT?Công nghệ đã ảnh hưởng như thế nào đến phương pháp học tập của sinh viên

Các công nghệ học tập: Tập trung vào các nền tảng học trực tuyến, phần mềm

hỗ trợ học tập, và công cụ công nghệ thông tin (như ứng dụng di động, công cụ quản lý học tập) được sử dụng trong quá trình học tập

Hành vi học tập của sinh viên: Nghiên cứu các phương thức học tập của sinh viên, cách họ tương tác với công nghệ, và tác động của công nghệ đến động lực

và hiệu quả học tập

Thực trạng sử dụng công nghệ trong học tập: Phân tích tình hình thực tế về việc

áp dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập tại trường ĐH Công nghệ Thôngtin TP.HCM

Yếu tố ảnh hưởng: Nghiên cứu các yếu tố như độ tuổi, giới tính, chuyên ngành học, và trình độ công nghệ của sinh viên ảnh hưởng đến việc sử dụng công nghệ trong học tập

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Nghiên cứu sẽ được thực hiện tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin TP.HCM, bao gồm các lớp học, phòng lab, và không gian học tập trực tuyến

Đối tượng thu thập thông tin: Đối tượng khảo sát là sinh viên đang theo học tại trường trong năm học 2023-2024 Có thể bao gồm cả sinh viên năm nhất đến năm cuối, với các chuyên ngành khác nhau

Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu sẽ tập trung vào việc khảo sát các quan điểm, thái độ và trải nghiệm của sinh viên về việc sử dụng công nghệ trong học

Trang 6

tập, cũng như đánh giá ảnh hưởng của công nghệ đến kết quả học tập và sự hài lòng của sinh viên.

Thời gian: Dữ liệu sẽ được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm

2023 đến tháng 11 năm 2024, phù hợp với lịch học của trường

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Bổ sung kiến thức: Nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin mới về cách mà các công nghệ học tập hiện đại ảnh hưởng đến hành vi và kết quả học tập của sinh viên, từ đó mở rộng hiểu biết về mối quan hệ giữa công nghệ và giáo dục

Hiệu chỉnh lý thuyết: Kết quả nghiên cứu có thể dẫn đến việc hiệu chỉnh các lý thuyết hiện có về học tập, nhấn mạnh vai trò của công nghệ như một yếu tố quan trọng trong môi trường học tập hiện đại.

5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Cải thiện phương pháp giảng dạy: Những phát hiện từ nghiên cứu có thể giúp các giảng viên tại ĐH Công nghệ Thông tin điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình, tận dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm học tập cho sinh viên.

Tăng cường kỹ năng công nghệ cho sinh viên: Nghiên cứu sẽ chỉ ra những lĩnh vực mà sinh viên cần cải thiện kỹ năng công nghệ, từ đó giúp xây dựng chương trình đào tạo phù hợp hơn với nhu cầu thực tế của thị

trường lao động.

Nâng cao sự hài lòng của sinh viên: Bằng cách hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của công nghệ đến việc học tập, nhà trường có thể tạo ra một môi trường học tập tích cực hơn, tăng cường sự hài lòng và động lực học tập của sinh viên.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1 Các khái niệm

Ảnh hưởng là tác động hoặc làm cho bị sự tác động mà có thể đem đến lợi ích

ở sự vật hoặc hiện tượng nào đấy

Theo “Từ điển tiếng Việt”

Công nghệ là kiến thức có hệ thống các qui trình và phương pháp dùng để xử

lý nguyên liệu và vật tư Nó bao gồm kiến thức, kỹ thuật, công nghệ, quy trình

và các hệ thống dùng trong quá trình làm ra sản phẩm và cung ứng dịch vụ theo “Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP)”

Trang 7

2 Các nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài

Với sự phát triển của khoa học và công nghệ ngày nay, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, đã và đang làm thay đổi sâu sắc đến nền giáo dục thế giới nói chung và giáo dục Việt Namnói riêng (TS Nguyễn Thị Huyền)

Thực trạng ứng dụng ChatGPT trong học tập của sinh viên khoa Kỹ Thuật và Công nghệ - Đại học Huế được thực hiện bởi nhóm tác giả Nguyễn Đăng Nhật;Trần Thị Phương; Trần Phương Vi; Phạm Quỳnh Anh; Lê Hoàng Nguyên Ngọc; Dương Đức Giáp Nhóm nghiên cứu này đã tiến hành một cuộc khảo sát trực tuyến được tiến hành với 216 sinh viên Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế (HUET) Khảo sát này tập trung vào việc đánh giá mức độ sử dụng ChatGPT, cũng như ảnh hưởng của ChatGPT đối với quá trình học tập và kết quả học tập của sinh viên Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ChatGPT đã được

sử dụng phổ biến trong việc hỗ trợ học tập của sinh viên HUET (Nguyễn Đăng Nhật, 2024)

Trong nghiên cứu của Lê Thị Thanh Hà và cộng sự (2017) nghiên cứu về

“Nghiên cứu các nhân tố của mạng xã hội tác động đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh” với mục tiêu tập trung vào ảnh hưởng của mạng xã hội đối với kết quả học tập của sinh viên để từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao kết quả học tập của sinh viên Nghiên cứu này sử dụng bảng câu hỏi khảo sát đối với sinh viên trong trường giúp xác định được những ảnh hưởng của mạng xã hội đối với kết quả học tập (Lê Thị Thanh Trà, 2017)

NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP

1 Thiết kế nghiên cứu

Trang 8

Nhóm quyết định thực hiện phương pháp hỗn hợp để thiết kế nghiên cứu, bao gồm cả phương pháp lý thuyết và phương pháp thực tiễn Phương thức này chophép nhóm nghiên cứu phân tích sâu lý thuyết, cũng như thu thập dữ liệu thực tiễn từ sinh viên tại trường tại Đại học Công nghệ thông tin Tp Hồ Chí Minh.

Phương pháp lý thuyết

Tài liệu tham khảo: Nhóm sẽ tổng hợp các tài liệu tham khảo trước đây về tác động của công nghệ đối với việc học của sinh viên Đặc biệt, các tài liệu lý thuyết liên quan bao gồm về giáo dục, sức khỏe tâm thần và sự phát triển kỹ năng

Các tài liệu sẽ bao gồm: Báo cáo nghiên cứu khoa học, sách về công nghệ tronggiáo dục Các báo cáo khảo sát việc sử dụng công nghệ trong việc học tập và tác động với sinh viên tại các trường đại học

Phân tích lý thuyết: Từ những tài liệu nêu trên, nhóm sẽ soạn thảo khung lý thuyết để giải thích các hiện tượng liên quan đến việc sử dụng công nghệ của sinh viên Đây là cơ sở để sau đó, phân tích dữ liệu thực tiễn

Phương pháp thực tiễn (Quan sát)

Phương pháp quan sát: Nhóm sẽ quan sát trực tiếp học viên sinh viên trong quátrình học tập và sử dụng công nghệ Mục đích của phương pháp này để quay phim và phân tích cách thức các học viên tương tác với máy tính, điện thoại, phần mềm, học v.qua công nghệ

2 Chọn mẫu

Theo Thanh Thúy về số lượng sinh viên của trường CNTT TPHCM: Đối với quy mô đào tạo của đại học chính quy có 8611 sinh viên (ngành Khoa học máy tính có 1247 sinh viên; Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu có 898 sinh viên; Kỹ thuật phần mềm có 1174 sinh viên; Hệ thống thông tin có 1280 sinh viên; Kỹ thuật máy tính có 1041 sinh viên; Khoa học dữ liệu có 251 sinh viên; Công nghệ thông tin có 1246 sinh viên; An toàn thông tin có 752 sinh viên; Thương mại điện tử có 507 sinh viên; Trí tuệ nhân tạo có 71 sinh viên Liên kếtđào tạo nước ngoài do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp bằng các ngành: Khoa học máy tính có 130 người học; Mạng máy tính và An toàn thông tin có 14 người học)

Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản: chọn tất cả các sinh viên từ các ngành của trường đại học CNTT TPHCM Tổng số sinh viên của trường CNTT TPHCM

là 8611

Chọn kích thước mẫu là 400 sinh viên ở trường CNTT TPHCM Vì sử dụng mẫu 400 này sẽ không gây nhiều cản trở trong việc thu thập dữ liệu, số lượng này cũng đủ để đảm bảo được độ tin cậy cho kết quả

Gọi n1, n2, n3, n4 lần lượt là các ngành để chọn ra 400 sinh viên từ mẫu để làmkhảo sát

Trang 9

n1 tổng các sinh viên của khoa học máy tính, mạng máy tính và truyền thông

Vậy dùng phần mềm ta chọn ngẫu nhiên trong số các mẫu n1, n2, n3, n4 Sau

đó chọn 400 sinh viên để khảo sát

3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

*Có 3 giai đoạn

Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu và thiết kế câu hỏi

Mục tiêu: tìm hiểu về mức độ ảnh hưởng của công nghệ đến các khía cạnh khácnhau trong học tập của sinh viên, bao gồm hiệu quả học tập, động lực, sự tập trung, kỹ năng mềm Đảm bảo các câu hỏi liên quan trực tiếp đến chủ đề và mục tiêu nghiên cứu

Thiết kế câu hỏi: Thu thập thông tin cơ bản về đối tượng khảo sát (tuổi, giới tính, năm học, ngành học) Đánh giá tần suất và cách thức sinh viên sử dụng các thiết bị công nghệ và công cụ học tập trực tuyến Tập trung vào việc đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực của công nghệ đến quá trình học tập, kết quả học tập, và cảm nhận của sinh viên Cho phép sinh viên chia sẻ ý kiến và

đề xuất về việc cải thiện ứng dụng công nghệ trong học tập

Giai đoạn 2: Thử nghiệm và chỉnh sửa bảng câu hỏi

Tiến hành thử nghiệm bảng câu hỏi với một nhóm nhỏ sinh viên để đánh giá mức độ hiểu câu hỏi, độ rõ ràng và tính khả thi trong việc trả lời Dựa vào phảnhồi từ nhóm thử nghiệm, tiến hành chỉnh sửa các câu hỏi chưa rõ ràng, bổ sung hoặc loại bỏ các câu hỏi không cần thiết để tối ưu hóa độ chính xác và tính phù hợp của bảng câu hỏi

Giai đoạn 3: Triển khai khảo sát và thu thập dữ liệu

Phát bảng câu hỏi khảo sát rộng rãi cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin TP.HCM (có thể qua các nền tảng online như Google Forms) Đảm bảo số lượng mẫu khảo sát đủ lớn và đại diện cho đối tượng nghiên cứu

Theo dõi quá trình thu thập dữ liệu và tổng hợp các câu trả lời để đảm bảo có

đủ thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình phân tích

4 Mô hình nghiên cứu, biến số và thang đo

Từ đề tài của nhóm sẽ đưa mô hình nghiên cứu, tập trung vào việc xác định đến

sự ảnh hưởng từ công nghệ đối với việc học tập của sinh viên Đây là mô hình của nhóm

gồm:

Trang 10

Biến độc lập ( yếu tố ảnh hưởng)

Mức độ tương tác trên nền số của sinh viên

Thái độ và nhận thức về công nghệ của sinh viên

Biến phụ thuộc

Hiệu quả học tập của sinh viên

Biến ngoại lai:

Mức độ kỹ năng công nghệ của sinh viên

Thời gian sử dụng thiết bị công nghệ

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của trường

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu:

Theo giáo trình NCKH Thái Nguyên, năm 2024 sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu

Phương pháp này giúp tổng hợp và phân tích các lý thuyết và nghiên cứu trước đây liên quan đến ảnh hưởng của công nghệ đến việc học ở sinh viên Việc xemxét các nghiên cứu đã có sẽ cung cấp nền tảng lý thuyết vững chắc cho nghiên cứu, giúp xác định các khía cạnh quan trọng cần khảo sát

Theo Alexander Ruiz, M.Ed sử dụng phương pháp nghiên cứu khảo sát bằng câu hỏi: Bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi khảo sát trên nền tảng google forms, bảng câu hỏi giấy cho phép thu thập dữ liệu từ một lượng lớn sinh viên trong thời gian ngắn Phương pháp này có thể giúp xác định các xu hướng, mức độ chấp nhận công nghệ trong họctập và cuộc sống hàng ngày của sinh viên

Theo Hồng Nguyễn sử dụng phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát cho phép nghiên cứu hành vi thực tế của sinh viên trong khuôn viên trường đại học Công Nghệ Thông Tin mà không can thiệp vào quá trình đó Bằng cách quan sát cách sinh viên tương tác với công nghệ trong các

Trang 11

hoạt động học tập, người nghiên cứu có thể thu thập dữ liệu về cách công nghệ ảnh hưởng đến hành vi, sự tham gia và hiệu suất học tập của sinh viên Phương pháp này cung cấp cái nhìn thực tế, chân thực và sâu sắc hơn về những thay đổitrong hành vi của sinh viên.

5.2 Quy trình thu thập dữ liệu và xử lý, phân tích dữ liệu

5.2.1 Quy trình thu thập dữ liệu

Xác định mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ các khía cạnh cụ thể của ảnh hưởng từ

sự phát triển công nghệ đến học tập của sinh viên

- Phát triển công cụ thu thập dữ liệu: Thiết kế bảng câu hỏi cho khảo sát và xâydựng hướng dẫn quan sát

Nghiên cứu tài liệu

+ Tìm kiếm và phân tích tài liệu nghiên cứu liên quan

+ Sử dụng thư viện trực tuyến và tài liệu điện tử từ các trường đại học, các tạp chí khoa học Đọc và tổng hợp thông tin từ sách, báo và các nghiên cứu trước đó

+ Thư viện trường, các trang web học thuật

Khảo sát bằng bảng câu hỏi

+ Sử dụng bảng câu hỏi trực tuyến và trực tiếp

+ Thiết kế bảng câu hỏi với các câu hỏi trắc nghiệm và mở Gửi bảng câu hỏi qua email hoặc mạng xã hội đến sinh viên ở Trường ĐH Công nghệ Thông tin TP.HCM, các ngành học và diễn đàn trực tuyến

+ Kiểm định giả thuyết: Sử dụng các phép kiểm định như t-test hoặc ANOVA

để xác định sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm sinh viên dựa trên các yếu tốnhư giới tính, năm học, hoặc cách sử dụng công nghệ

+ Phân tích hồi quy: Để xác định mối quan hệ giữa các biến, chẳng hạn như tácđộng của việc sử dụng công nghệ đến kết quả học tập của sinh viên

CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

Mở đầu

Trang 12

Nêu rõ lý do chọn đề tài : Giới thiệu tầm quan trọng của công nghệ trong giáo dục.

Mục tiêu nghiên cứu : Xác định các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên

Câu hỏi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Chọn mẫu

Thiết kế bảng khảo sát

Mô hình nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu, quy trình thu thập và xử lý dữ liệu

Cơ sở thực tiễn của đề tài

Tổng quan về tình hình sử dụng công nghệ trong học tập tại UIT

Môi trường học tập tại UIT

Các công cụ và nền tảng công nghệ được sử dụng

Khảo sát thói quen và mức độ sử dụng công nghệ của sinh viên UIT

Các vấn đề gặp phải khi áp dụng công nghệ vào học tập tại UIT

Bàn luận

So sánh kết quả nghiên cứu với kết quả nghiên cứu trước đó

Chỉ ra các điểm giống nhau và khác nhau của nghiên cứu

Kết luận

Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Hạn chế của nghiên cứu

Đề xuất cho nghiên cứu tiếp theo

Tài liệu tham khảo

Các website, bài báo trong danh sách các tài liệu tham khảo được đề cập

2 Tìm kiếm, đọc và phân loại tài

liệu nghiên cứu

X X

3

Xác định câu hỏi nghiên cứu,

mục tiêu nghiên cứu chính và

khung lý thuyết của đề tài

X X

Ngày đăng: 18/11/2024, 18:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w