1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp: So sánh và đánh giá khả năng ứng dụng của phần mềm Accumark với Lectra trong quá trình thiết kế mẫu 2D

227 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So sánh và đánh giá khả năng ứng dụng của phần mềm Accumark với Lectra trong quá trình thiết kế mẫu 2D
Tác giả Nguyễn Thùy Dương, Dương Thị Hoài An
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thành Hậu
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ May
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 227
Dung lượng 15,36 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (28)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (28)
    • 1.2 Mục đích nghiên cứu (29)
    • 1.3 Giới hạn đề tài (29)
    • 1.4 Đối tượng nghiên cứu (29)
    • 1.5 Phương pháp nghiên cứu (30)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN (31)
    • 2.1 Tổng quan về công nghệ CAD/CAM (31)
      • 2.1.1 Các khái niệm cơ bản (31)
      • 2.1.2 Vai trò hệ thống CAD trong lĩnh vực công nghiệp may (32)
      • 2.1.3 Khả năng ứng dụng các hệ thống CAD trong sản xuất may (33)
      • 2.1.4 Cấu trúc hệ thống CAD/CAM trong lĩnh vực công nghiệp may (35)
    • 2.2 Giới thiệu khái quát về phần mềm Accumark (36)
      • 2.2.1 Khái quát về Accumark Việt Nam (36)
      • 2.2.2 Cấu trúc phần cứng phần mềm Accumark (36)
      • 2.2.3 Cấu trúc phần mềm phần mềm Accumark (39)
    • 2.3 Giới thiệu khái quát về phần mềm Lectra (42)
      • 2.3.1 Khái quát về Lectra Việt Nam (42)
      • 2.3.2 Cấu trúc phần cứng phần mềm Lectra (42)
      • 2.3.3 Cấu trúc phần mềm phần mềm Lectra (43)
    • 2.4 Khảo sát thực trạng sử dụng hai phần mềm Gerber Accumark và Lectra tại các doanh nghiệp (44)
      • 2.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển các doanh nghiệp (44)
      • 2.4.2 Khảo sát khả năng ứng dụng hai phần mềm Gerber Accumark và Lectra (50)
  • CHƯƠNG 3: SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA PHẦN MỀM ACCUMARK VỚI LECTRA TRONG QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ MẪU 2D (69)
    • 3.1 Phương pháp xây dựng bộ mẫu (69)
      • 3.1.1 Nghiên cứu sản phẩm (69)
      • 3.1.2 Thiết kế bộ mẫu size cơ bản (74)
      • 3.1.3 Nhảy cỡ vóc các size trung gian (80)
      • 3.2.1 Thiết lập dữ liệu thiết kế (84)
      • 3.2.2 Qui trình thiết kế các chi tiết thành phẩm (88)
      • 3.2.3 Qui trình thiết kế các chi tiết cỡ trung gian (115)
      • 3.2.4 Qui trình thiết kế các chi tiết bán thành phẩm (129)
    • 3.3 Thiết kế bộ mẫu với phần mềm Lectra (136)
      • 3.3.1 Thiết lập dữ liệu thiết kế (136)
      • 3.3.2 Qui trình thiết kế các chi tiết thành phẩm (143)
      • 3.3.3 Qui trình thiết kế các chi tiết cỡ trung gian (188)
      • 3.3.4 Qui trình thiết kế các chi tiết bán thành phẩm (204)
    • 3.4 Đánh giá các ứng dụng giữa hai phần mềm (209)
      • 3.4.1 So sánh bối cảnh công ty (210)
      • 3.4.2 Thao tác sử dụng (Hỗ trợ quá trình thiết kế: Thành phẩm, nhảy cỡ và bán thành phẩm) (211)
      • 3.4.3 Giao diện phần mềm (214)
      • 3.4.4 Hiệu suất và tốc độ (216)
      • 3.4.5 Tương thích và tích hợp (218)
      • 3.4.6 Chi phí (219)
      • 3.4.7 Khả năng sử dụng (221)
      • 3.4.8 Kết luận (221)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (224)
    • 4.1 Kết luận (224)
    • 4.2 Kiến nghị (224)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (226)

Nội dung

Đồ án Tốt nghiệp − Tiến hành so sánh, đánh giá trên tính năng, hiệu quả thiết kế và năng suất làm việc của 2 phần mềm Gerber Accumark và Lectra khi ứng dụng trên mẫu may công nghiệp.. Ng

TỔNG QUAN

Lý do chọn đề tài

Trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang phát triển với cấp số nhân, phạm vi và tính phức tạp vô cùng lớn Sự kết hợp cao độ giữa hệ thống siêu kết nối vật lý và kỹ thuật số với tâm điểm là internet, vạn vật kết nối (IoT) và trí tuệ nhân tạo đã thay đổi hoàn toàn các doanh nghiệp Các công nghệ như: Dữ liệu lớn (Big Data, điện toán đám mây (Cloud), vạn vật kết nối (Internet of Things), in 3D, Data mining, Augmented Reality (AR), đã góp phần tạo ra những tác động đáng kể trong ngành kỹ thuật nói chung và ngành may nói riêng

Ngành kỹ thuật nói chung, Công nghiệp 4.0 cho phép cải thiện quy trình sản xuất thông qua tự động hóa, robot hóa và trí tuệ nhân tạo; kết nối thông minh (IoT); cung cấp khả năng phân tích dữ liệu phức tạp và tối ưu hóa quyết định trong nhiều ngành kỹ thuật Trong lĩnh vực may mặc nói riêng, Công nghệ 4.0 áp dụng các máy móc tự động hóa trong nhiều quy trình sản xuất từ cắt may, dệt vải đến hoàn thiện sản phẩm; thiết kế và sản xuất linh hoạt; tích hợp IoT và trí tuệ nhân tạo giúp cải thiện quản lý chuỗi cung ứng

Thị trường Việt Nam hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa sẵn sàng cho cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 Các doanh nghiệp phải đối mặt với một số thách thức như cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng đủ, chi phí đầu tư ban đầu quá cao,…Tuy nhiên, ngành may mặc Việt Nam đang ngày càng chuyển đổi trong việc sử dụng các loại máy móc và thiết bị tự động để nâng cao hiệu suất và tối ưu hóa quy trình sản xuất: Máy cắt tự động cắt vải, máy quét và kiểm tra chất lượng tự động, Robot cộng tác (Cobots), máy in 3D, hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning),…

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng song song các phần mềm công nghệ để góp phần cải tiến thêm trong quy trình sản xuất và quản lý kinh doanh cụ thể như:

− Phần mềm Quản lý Chuỗi Cung Ứng (SCM): SAP, Oracle SCM, Microsoft Dynamics 365

− Phần mềm Quản lý Đặt hàng và Thương mại điện tử: TradeGecko, Magento, Shopify

− Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning): SAP ERP, Odoo, Microsoft Dynamics 365

− Các phần mềm Thiết kế và Mô phỏng 3D: AutoCAD, SolidWorks, CLO 3D Đồ án Tốt nghiệp - 3 -

− Phần mềm CAD/CAM: Gerber AccuMark, Lectra Modaris

Những ứng dụng này không chỉ giúp tăng năng suất và chất lượng mà còn phản ánh sự chuyển đổi của ngành may mặc Việt Nam trong hành trình hội nhập Cách mạng Công nghiệp 4.0

Chỉ tính riêng quá trình thiết kế mẫu 2D đã có rất nhiều phần mềm ứng dụng hỗ trợ quá trình sản xuất Trong thực tế khi triển khai sản xuất tại đơn vị có nhiều vấn đề khác nhau xuất phát từ quy mô, độ phức tạp của những đơn hàng, những sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định của doanh nghiệp khi đầu tư vào một thiết bị hoặc một công nghệ nào đó Việc đưa ra so sánh và đánh giá các tính năng của phần mềm thiết kế mẫu mang lại trong quá trình sản xuất là cơ sở để doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn phần mềm phù hợp nhất với nhu cầu và yêu cầu cụ thể của họ Chính vì lý do này, nhóm quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu "So sánh và đánh giá khả năng ứng dụng của phần mềm AccuMark và Lectra trong quá trình thiết kế mẫu 2D." Đây sẽ tài liệu cung cấp thông tin tham khảo cần thiết cho các doanh nghiệp về việc chọn lựa phần mềm thiết kế 2D khi ứng dụng trên mẫu may công nghiệp.

Mục đích nghiên cứu

Khảo sát thực trạng sử dụng 2 phần mềm Gerber Accumark và Lectra tại các doanh nghiệp

So sánh và đánh giá khả năng ứng dụng 2 phần mềm Gerber Accumark và Lectra trên cùng một sản phẩm may công nghiệp.

Giới hạn đề tài

Khảo sát thực trạng ứng dụng các phần mềm tại 2 doanh nghiệp đang triển khai sản xuất thực tế

Quá trình thiết kế một mẫu may công nghiệp bao gồm rất nhiều công đoạn, thiết kế sản phẩm, nhảy mẫu và giác sơ đồ Trong đó, việc thiết kế mẫu và nhảy mẫu cần rất nhiều tính năng để hỗ trợ cho quá trình này trở nên hiệu quả hơn Do đó, với thời gian, điều kiện có hạn và khả năng kinh nghiệm của các cá nhân, nhóm nghiên cứu chỉ đánh giá các tính năng của phần mềm Gerber Accumark và Lectra dựa trên hai quy trình thiết kế mẫu và nhảy cỡ trên sản phẩm áo sơ mi.

Đối tượng nghiên cứu

Để thực hiện các mục tiêu mà đề tài đặt ra, nhóm tiến hành nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng những tính năng hỗ trợ quá trình thiết kế mẫu trên phần mềm Gerber Đồ án Tốt nghiệp - 4 -

Accumark và Lectra, tham khảo các tài liệu giảng dạy của các anh chị đi trước có nhiều kinh nghiệm sử dụng hai phần mềm này trên nền tảng Youtube và xem xét một số đánh giá về hiệu quả sử dụng của hai phần mềm trên các diễn đàn của những nhân viên kĩ thuật rập.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn và phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể như sau:

− Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tổng quan các vấn đề liên quan đến quá trình phát triển công nghệ CAD/CAM ngành may và khả năng ứng dụng phần mềm Gerber Accumark và phần mềm Lectra tại Việt Nam

− Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phân tích các tài liệu chuyên ngành may về công nghệ sản xuất và thiết kế sản phẩm; nghiên cứu cách sử dụng phần mềm Gerber Accumark dựa trên những tài liệu và những kiến thức đã có khi học môn Công nghệ CAD ngành may; Khảo sát thực tế sử dụng các phần mềm tại doanh nghiệp

− Các phương pháp bổ trợ: Phương pháp quan sát; Phương pháp tổng kết các kinh nghiệm chuyên môn; Phương pháp sử dụng các phần mềm ứng dụng Đồ án Tốt nghiệp - 5 -

CƠ SỞ LÍ LUẬN

Tổng quan về công nghệ CAD/CAM

Công nghệ CAD/CAM (Computer Aided Design/Computer Aided Manufacturing) là một hệ thống tích hợp được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế tạo và thiết kế Công nghệ CAD/ CAM là sự tích hợp giữa CAD (Computer-Aided Design) - thiết kế hỗ trợ bằng máy tính và CAM (Computer-Aided Manufacturing) - sản xuất hỗ trợ bằng máy tính, trợ giúp quá trình sản xuất từ việc đưa ra ý tưởng ban đầu đến sản phẩm cuối cùng Công nghệ này được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như ô tô, hàng không, y học, cơ khí chế tạo, may mặc và các lĩnh vực công nghiệp khác

Từ những năm 1960, công nghệ CAD được phát triển khi các nhà khoa học và kỹ sư nghiên cứu về việc sử dụng máy tính để hỗ trợ trong quá trình thiết kế Những năm

1970, công nghệ CAM bắt đầu phát triển Ban đầu, CAD và CAM hoạt động độc lập trong một khoảng thời gian Thời điểm đó, CAD phát triển chủ yếu trong lĩnh vực thiết kế, trong khi CAM tập trung vào việc tối ưu hóa và tự động hóa quá trình sản xuất Khoảng những năm 1970, sự phát triển của cả hai công nghệ tạo ra cơ hội tích hợp giữa CAD và CAM, đó là một bước nhảy vọt trong ngành may và đã mở ra khả năng tối ưu hóa toàn bộ quy trình từ thiết kế đến sản xuất bằng máy tính Sự tích hợp giữa CAD và CAM giúp tạo ra sự liên kết mạnh mẽ giữa quy trình thiết kế và sản xuất

Công nghệ CAD/CAM đã, đang và sẽ là một lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi khắp các công ty may công nghiệp CAD/CAM đóng vai trò then chốt trong nền Công nghiệp 4.0 với sự tự động hóa và kết nối thông minh trong quy trình sản xuất Trong tương lai, Công nghệ CAD/CAM sẽ có tầm ảnh hưởng lớn đối với mọi lĩnh vực của công nghiệp trong việc tích hợp với các công nghệ mới như IoT và AI, Machine Learning và Big Data để tạo ra môi trường sản xuất thông minh và linh hoạt

2.1.1 Các khái niệm cơ bản

Công nghệ CAD/CAM (Computer Aided Design/Computer Aided Manufacturing) là việc sử dụng phần mềm máy tính để hỗ trợ quá trình tự động hóa quy trình thiết kế và sản xuất CAD/CAM là một sản phẩm của công nghệ CIM (Computer Integrated Manufacturing – hệ thống sản xuất tích hợp với sự trợ giúp của máy tính), được quản lý và điều hành dựa trên cơ sở dữ liệu trung tâm CIM được sử dụng trong ba lĩnh vực chính gồm: Quản lý quá trình sản xuất, tự động hóa quá trình sản xuất và sử dụng máy tính trong quá trình thiết kế (ở đây các hệ thống được tạo ra để giúp người kỹ sư xây Đồ án Tốt nghiệp - 6 - dựng các bản vẽ thiết kế CAD) Sau đó là việc kết nối hệ thống CAD với các máy móc chi phối bởi chương trình số để điều khiển quá trình gia công chế tạo sản phẩm CAM.[1] CAD (Computer-Aided Design): là quá trình sử dụng phần mềm máy tính để tạo ra mô hình và bản vẽ kỹ thuật thiết kế các sản phẩm, từ các chi tiết nhỏ đến các hệ thống phức tạp Giúp cho người thiết kế có thể truyền tải, thể hiện gần như toàn bộ ý tưởng của mình Trong ngành công nghệ may hiện nay, chương trình CAD được ứng dụng vào công tác thiết kế mẫu, nhảy mẫu, fit mẫu 3D đã và đang giúp ích rất nhiều cho công việc thiết kế và chuẩn bị sản xuất [1]

CAM (Computer-Aided Manufacturing): là việc sử dụng phần mềm máy tính để tạo ra các chương trình sản xuất và quản lý quá trình sản xuất thông qua việc điều khiển các máy móc công nghiệp CAM được sử dụng để tối ưu hóa quy trình sản xuất, điều khiển máy móc CNC (Computer Numerical Control), và tạo ra các chương trình gia công chính xác, hiệu quả Trong ngành công nghiệp may, CAM được hiểu là các loại máy chuyên dùng thường liên quan đến quá trình tự động hóa nhất định trong sản xuất: cắt tự động, trải vải tự động, … [1]

CNC (Computer Numerical Control): là hệ thống điều khiển số để điều khiển máy móc công nghiệp thực hiện quá trình sản xuất gia công cơ khí, dựa trên các chương trình được tạo ra từ phần mềm CAD/CAM [1]

2.1.2 Vai trò hệ thống CAD trong lĩnh vực công nghiệp may

Trong vài năm trở lại đây, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ kéo theo sự tăng tốc của các ngành, đặc biệt là các ngành sản xuất phục vụ tiêu dùng Cùng với sự cạnh tranh và nhu cầu ngày càng lớn trong ngành dệt may nên không thể tồn tại bằng phương pháp làm việc truyền thống Vì vậy, việc trang bị hệ thống máy móc tiên tiến nâng cao năng suất, chất lượng là điều thiết yếu Với sự trợ giúp của công nghệ, chúng ta có thể tăng khả năng tương tác giữa thực và ảo, nhiều phần công việc đã được hoàn thành một cách tự động và chính xác, giúp tăng năng suất, giảm thời gian và chi phí sản xuất

Theo đó, trong quá trình thiết kế, bất cứ chương trình nào có tính năng đồ họa đều được xem là một phần mềm CAD Hiện nay, hệ thống CAD chạy hầu hết trên các hệ điều hành như Windows và Mac OS, Linux, và việc ứng dụng các chương trình có tính năng đồ họa CAD được sử dụng trong mọi lĩnh vực dệt may như khoa học sợi, nghiên cứu cấu trúc sợi, dệt, đan, nhuộm, in, … Đồ án Tốt nghiệp - 7 -

Vai trò cơ bản nhất của CAD là xác định các thiết kế hình học, hình dáng của các chi tiết Các ứng dụng điểm hình của CAD là tạo bản vẽ kỹ thuật chính xác với đầy đủ các thông tin kỹ thuật của sản phẩm và dựng mô hình 3D Hệ thống CAD hỗ trợ quá trình phát triển mẫu với độ chính xác gần như 100 % Hơn nữa, các thiết kế trên hệ thống CAD sẽ được dùng cho các ứng dụng CAM sau này Đây là lợi ích lớn nhất của CAD vì có thể tiết kiệm thời gian một cách đáng kể và giảm được các sai sót ở mức thấp nhất, tăng hiệu suất làm việc và tạo ra sản phẩm có chất lượng đồng nhất

CAD đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện quy trình thiết kế trong ngành công nghiệp may, từ việc tối thiểu hóa giá cả và thời gian để tạo ra hiệu quả cạnh tranh cao CAD hỗ trợ các chức năng kỹ thuật ngay từ giai đoạn phát triển sản phẩm trong quá trình sản xuất Có thể thấy trong nền sản xuất hiện đại, đặc biệt là các lĩnh vực chuyên môn hóa cao, đầu tư hệ thống CAD gần như là một điều bắt buộc đối với doanh nghiệp may

2.1.3 Khả năng ứng dụng các hệ thống CAD trong sản xuất may

Quá trình sản xuất quần áo trải qua rất nhiều khâu từ việc đo lường, thiết kế, cắt, phát triển, may và hoàn thiện Khi mà khối lượng đơn hàng lớn từ các nước trên thế giới đổ về, yêu cầu độ chính xác cao, thời gian giao hàng ngắn, việc sản xuất theo quy trình thủ công ngày trước là hoàn toàn không thể đáp ứng được Vì vậy, việc ứng dụng hệ CAD là điều kiện tiên quyết Hệ thống CAD tham gia vào rất nhiều giai đoạn sản xuất như thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ… Nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ ở nhiều khâu trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao từ phía khách hàng

Ba đặc trưng của bất kỳ hệ thống CAD đó là: tính linh hoạt, năng xuất và khả năng lưu trữ Ban đầu, khi hệ thống CAD chưa được ứng dụng, công nghệ sản xuất truyền thống hầu như được thực hiện thủ công trên các loại giấy từ việc thiết kế, vẽ rập, nhảy size, giác sơ đồ, vì thế năng suất không cao, đơn hàng chúng ta có thể nhận cũng bị giới hạn và việc lưu trữ gặp nhiều khó khăn Nhưng một khi ứng dụng hệ thống CAD, những khó khăn của phương pháp truyền thống sẽ được giải quyết hoàn toàn CAD được sử dụng rộng rãi trong việc tạo mẫu may mặc Khi chuyển sang miền CAD, cách cơ bản nhất để chuyển các mẫu thủ công sang môi trường CAD là số hóa hoặc theo dõi các mẫu vật lý thông qua bảng số hóa hoặc máy quét mẫu thành các tệp vectơ Sau khi mẫu được Đồ án Tốt nghiệp - 8 - số hóa bằng hệ thống CAD dưới dạng vectơ, tệp CAD có thể được sử dụng để thực hiện các thay đổi và sửa đổi, hoàn toàn đáp đứng được tính linh hoạt [2]

CAD/CAM phụ thuộc chủ yếu vào dữ liệu từ quá trình thiết kế thiết kế CAD, CAD là cơ sở dữ liệu cho quá trình gia công điều khiển số CAM Vì thế không khó hiểu khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhỏ tập trung vào ưu tiên hệ thống CAD hơn Một phần mềm thiết kế CAD chuyên nghiệp cung cấp cho nhà thiết kế các công cụ để tạo ra các thiết kế kỹ thuật [2]

− Tạo bản phác thảo, minh họa nhanh

− Xác định mức cắt trung bình để tính chi phí

− Giao tiếp với các thiết bị đo, quét tọa độ 3D, có khả năng thực hiện nhanh chóng các chức năng mô phỏng hình học từ dữ liệu số

− Giao tiếp và xuất dữ liệu theo các dạng đồ họa chuẩn

− Thiết kế mô phỏng hình học 2 chiều (2D), 3 chiều (3D) với những hình dạng phức tạp

− Tạo bản vẽ và ghi kích thước tự động, có khả năng liên kết các bản vẽ 2D với mô hình 3D và ngược lại

Tại thị trường Việt Nam, việc đầu tư vào công nghệ CAD/CAM trong ngành công nghiệp may đang trở nên ngày càng quan trọng và phổ biến Điều này cho thấy sự ảnh hưởng của công nghệ CAD/CAM đối với việc hiện đại hóa và nâng cao năng suất trong ngành công nghiệp may mặc Tuy nhiên, đối với các công ty, xí nghiệp nhỏ việc đầu tư một hệ thống CAD/CAM hoàn chỉnh phục vụ cho quá trình sản xuất may công nghiệp đòi hỏi ngân sách đầu tư khá lớn, đây là một việc quá sức đối với họ Vì lí do này, phần nhiều các doanh nghiệp nhỏ sẽ đầu tư nhưng không đồng bộ, họ chỉ tập trung ưu tiên đầu tư sử dụng một phần tiện ích, khả năng của công nghệ CAD Đặc biệt là các phần mềm ứng dụng hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện các công đoạn của quá trình thiết kế chuẩn bị sản xuất

Giới thiệu khái quát về phần mềm Accumark

2.2.1 Khái quát về Accumark Việt Nam

Phần mềm Gerber (hay còn gọi là phần mềm Gerber Accumark) là một trong số các phần mềm thiết kế thời trang trên máy tính đang rất được tin dùng Phần mềm này hỗ trợ thiết kế rập – giác sơ đồ – nhảy size trang phục sao cho phù hợp với kích thước cơ thể với những đặc điểm nổi bật như độ chính xác cao, năng suất cao, giảm nhân công, giao diện bắt mắt và dễ dàng lưu hoặc trao đổi dữ liệu [3]

Phần mềm Gerber được ra đời từ những phát minh và nghiên cứu nhiều năm của các nhà thiết kế thời trang tại Mỹ Đây là một phần mềm được rất nhiều các công ty, nhà xưởng và nhà thiết kế sử dụng để rập, nhảy size, giác sơ đồ thiết kế trang phục [3] Ở Việt Nam, Accumark cũng được nhiều doanh nghiệp thời trang tin dùng để tối ưu hóa quy trình sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm Đối với bất cứ phần mềm thiết kế thời trang trên máy tính nào, chúng đều có những tác dụng to lớn giúp người học đúc kết được nhiều kiến thức Cùng với đó, chúng giúp các nhà thiết kế có thêm những kỹ năng thiết kế hiện đại, bắt kịp xu thế

Phần mềm Gerber rất quan trọng đối với những người đang học tập và làm việc trong ngành thời trang Đây cũng là phần mềm giúp người học nắm được lý thuyết cơ bản về phom dáng, hình dáng cân đối của con người Từ đó, người dùng sẽ sáng tạo lên những mẫu phẩm đẹp tuyệt về thời trang, có kiến thức dịch ngôn ngữ thời trang tiếng anh, …Accumark Việt Nam không chỉ là công cụ hỗ trợ trong thiết kế và sản xuất mà còn là cầu nối giữa các doanh nghiệp may mặc trong nước và quốc tế, giúp nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp thời trang Việt Nam trên thị trường quốc tế

2.2.2 Cấu trúc phần cứng phần mềm Accumark

Hệ điều hành: Hệ điều hành (Operating System -OS) là một phần mềm dùng để điều hành, quản lý toàn bộ tất cả thành phần (bao gồm cả phần cứng và phần mềm) của thiết bị điện tử Có vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và thiết bị

Bộ xử lý trung tâm CPU (Central Processing Unit): là bộ xử lý trung tâm - phần quan trọng đặc biệt và được xem là bộ não của máy tính CPU sẽ thực hiện cơ bản các tính năng bao gồm: Nhận thông tin, giải các mã và tiến hành thực hiện lệnh hay gọi là Đồ án Tốt nghiệp - 11 - chu kỳ lệnh Mỗi cấu trúc bên trong nó như khối điều khiển CU, khối tính toán ALU đều đảm nhận một chức năng, nhiệm vụ riêng biệt

Bộ nhớ chính Ram (Random Access Memory): là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên Người dùng thao tác một phần mềm trên máy tính, dữ liệu sẽ được truyền từ ổ đĩa cứng lên RAM và truyền tải vào CPU để xử lý, sau đó lại truyền ngược lại vào ổ cứng

Bộ nhớ chỉ đọc ROM (Read Only Memory): là bộ nhớ chỉ đọc, được lưu từ trước, bao gồm hệ điều hành và các ứng dụng giúp thiết bị máy tính, điện thoại có thể khởi động, cũng như giúp bạn lưu trữ dữ liệu cá nhân

Bảng mạch chủ (Mainboard): là một thành phần cốt lõi trong hệ thống máy tính và đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và điều khiển các thành phần khác nhau Mainboard chứa các khe cắm RAM, khe cắm CPU, khe cắm card mở rộng (như card đồ họa, card âm thanh, card mạng), cổng kết nối (như USB, HDMI, Ethernet), và các linh kiện điện tử khác để hỗ trợ hoạt động của máy tính Nó cung cấp các kết nối và giao tiếp giữa các thành phần khác nhau, đảm bảo hệ thống máy tính hoạt động một cách ổn định và hiệu quả

Bộ nguồn (Power supply): là một thiết bị phần cứng nằm bên trong thùng máy, với nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho hầu hết các bộ phận quan trọng của máy tính như:

Bo mạch chủ, RAM, ổ cứng

Card đồ họa (GPU): Card đồ họa (Graphics card) hay còn gọi là card màn hình là một loại thiết bị chuyên xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính, cụ thể như màu sắc, chi tiết độ phân giải, độ tương phản của hình ảnh Bộ phận quan trọng nhất, quyết định sức mạnh của một card đồ họa chính là bộ xử lý đồ họa (Graphic Processing Unit, GPU) có nhiệm vụ riêng biệt là xử lý mọi vấn đề về hình ảnh của máy tính

2.2.2.2 Các thiết bị nhập liệu

Bàn phím (keyboard): là thiết bị chính giúp người dùng giao tiếp và điều khiển hệ thống máy tính Bạn có thể tiến hành các thao tác gõ phím để ra lệnh cho máy hoạt động và thực hiện các thao tác từ đơn giản đến phức tạp như gõ chữ, tắt máy, chơi game Nếu không có bàn phím thì máy tính sẽ báo lỗi và không thể khởi động được

Chuột (Mouse): là thiết bị đầu vào cầm tay, nó có vai trò điều khiển một con trỏ và có thể di chuyển và chọn văn bản, biểu tượng, các file và thư mục trên máy tính của bạn Giống như bàn phím, nếu không có chuột thì máy tính cũng sẽ không được khởi động Đồ án Tốt nghiệp - 12 -

Digital Table: là một loại bàn có tính năng số hóa, có thể được sử dụng để hiển thị thông tin, tương tác với dữ liệu hoặc làm việc hợp tác trong một môi trường kỹ thuật số

Cụ thể, nó có thể là một bàn cảm ứng có khả năng hiển thị hình ảnh hoặc video, một bảng trắng kỹ thuật số cho việc ghi chú và chia sẻ thông tin, hoặc một giao diện tương tác để thực hiện các tác vụ đa phương tiện Các ứng dụng của bàn số hóa có thể là trong giáo dục, công việc văn phòng, hoặc các môi trường hội nghị và hợp tác

2.2.2.3 Các thiết bị kết xuất

Màn hình (Monitor): là bộ phận dùng để kết nối với máy tính nhằm mục đích hiển thị và phục vụ cho quá trình giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính Mỗi màn hình sẽ có những thông số khác nhau mà bạn có thể lựa chọn tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu như độ phân giải, độ sáng màn hình, kích thước, tỷ lệ màn hình

Giới thiệu khái quát về phần mềm Lectra

2.3.1 Khái quát về Lectra Việt Nam

Lectra Systemes là giải pháp CAD/CAM phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may trong lĩnh vực đưa máy tính vào thiết kế và sản xuất quần áo Lectra là công ty hàng đầu về tạo mẫu trong ngành thời trang với phần mềm có tính ứng dụng cao đáp ứng được yêu cầu của nhà thiết kế, những doanh nghiệp đòi hỏi sát sao về thời gian và chất lượng sản phẩm Chẳng những thế, Lectra còn đứng đầu thế giới về các giải pháp tích hợp công nghệ tự động hóa, tinh giản và đẩy nhanh thiết kế sản phẩm, phát triển quy trình sản xuất cho các ngành công nghiệp sử dụng vật liệu mềm [4]

Phần mềm Lectra được sử dụng rộng rãi trong ngành thời trang, dệt may và các dự án sản xuất tại Việt Nam Một hệ thống toàn diện cung cấp các giải pháp đi từ khâu thiết kế cho đến hỗ trợ các khâu cắt, may Hiện tại hệ thống được ứng dụng nhiều nhất tại khâu thiết kế nhằm đáp ứng các yêu cầu về chuẩn bị sản xuất Lectra đã góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may tại Việt Nam, giúp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và thiết kế, nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó tạo ra giá trị và cơ hội mới cho doanh nghiệp trong nước [4]

2.3.2 Cấu trúc phần cứng phần mềm Lectra

Hệ Điều Hành: Lectra thường hỗ trợ các phiên bản hệ điều hành phổ biến như Windows 10, Windows 8.1, hoặc Windows 7 hoặc phiên bản cụ thể được đề xuất bởi Lectra

Bộ Xử Lý (CPU): Yêu cầu tối thiểu thường là CPU Intel Core i5 hoặc tương đương Đối với hiệu suất tốt hơn và xử lý nhanh chóng, CPU Intel Core i7 hoặc tương đương là lựa chọn tốt CPU có chức năng tiếp nhận, xử lý tất cả thông tin từ nhiều nguồn: bàn phím, chuột…và chuyển thông tin đến các thiết bị: màn hình, máy in…

Bộ nhớ chỉ đọc ROM (Read Only Memory)

Bộ Nhớ (RAM-Random Access Memory): Lectra thường yêu cầu ít nhất 8GB Card Đồ Họa (GPU)

2.3.2.2 Các thiết bị nhập liệu

Bàn phím (Keyboard): thiết bị nhập dữ liệu vào CPU Đồ án Tốt nghiệp - 17 -

Chuột (Mouse): công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc lựa chọn, thực hiện các tác vụ chương trình, đặc biệt trong việc giác sơ đồ và thiết kế mẫu

Trạm số hóa (Digital Table)

2.3.2.3 Các thiết bị kết xuất

Màn hình (Monitor): thiết bị hiển thị thông tin nhận từ CPU

Máy cắt rập mẫu (Cutter)

2.3.2.4 Các thiết bị lưu trữ Đĩa mềm (Floppy disk, UPS 3kva) Đĩa cứng (Hard disk)

CD-ROM (Compact disk – Read only memory)

2.3.2.5 Thiết bị giao tiếp (Modem)

Các thiết bị kết nối với Internet: phần mềm Lectra được liên kết với nhau thông qua mạng máy tính nội bộ hoặc mạng internet để truyền dữ liệu và điều khiển quy trình sản xuất một cách chính xác

2.3.3 Cấu trúc phần mềm phần mềm Lectra

Phần mềm Lectra gồm ba chương trình chính: [5]

− Phần mềm Modaris: Phần mềm quản lý và xử lý mẫu

Phần mềm thiết kế mẫu từ bản số hóa, chỉnh sửa mẫu, nhảy size, thống kê và phân loại chi tiết cho việc giác sơ đồ trên máy tính cho ngành công nghiệp may mặc, giúp thiết kế và phát triển mẫu nhanh chóng và chính xác

Phiên bản sử dụng để nghiên cứu trong tải liệu này là Modaris V7R2

− Phần mềm Diamino: Phần mềm giác sơ đồ Đồ án Tốt nghiệp - 18 -

Phần mềm quản lý thông tin liên quan đến sơ đồ như khổ vải, loại vải, định mức vải, các thao tác liên quan đến thao tác giác sơ đồ, tối ưu hóa cắt vải trong quá trình sản xuất may mặc

Chương trình có thể làm việc với các file dạng MDL, VET, IBA, ALF

Chương trình có thể lưu sơ đồ dưới định dạng PLX hoặc PLA

Phiên bản sử dụng để nghiên cứu trong tải liệu này là Diamino V5R4

− Phần mềm Vigiprint/JustPrint: Là phần mềm chuyên về in rập và sơ đồ sản xuất

Phần mềm xử lý tất cả thông tin liên quan đến việc vẽ các chi tiết, sơ đồ ra giấy Phiên bản giới thiệu trong tài liệu này là JustPrint V2R3

Khảo sát thực trạng sử dụng hai phần mềm Gerber Accumark và Lectra tại các doanh nghiệp

2.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển các doanh nghiệp

2.4.1.1 Công ty Việt Thắng a Giới thiệu về công ty Việt Thắng

Tên Công ty : Công Ty Cổ phần May Việt Thắng

Tên giao dịch : VIET THANG GARMENT JOINT STOCK COMPANY

Hình 2.8: Logo Công ty Cổ Phần May Việt Thắng Đồ án Tốt nghiệp - 19 -

Tiền thân của Công Ty Cổ Phần May Việt Thắng là khối May trực thuộc Công Ty Dệt - Việt Thắng, được tách theo chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của Chính Phủ và Bộ Công Nghiệp Hiện nay thuộc tập đoàn Dệt - May Việt Nam Chính thức hoạt động: 01/ 01/ 2006 Được thành lập theo: QĐ số 2460/QĐ-TCCB ngày 17/09/2004 của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp

Giấy phép kinh doanh: Số 4103 004 063 Cấp ngày 22/11/05 Do Sở kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM

Vốn điều lệ: 20 tỷ VNĐ Địa chỉ: 127 Lê Văn Chí, P Linh Trung, Q Thủ Đức, Tp.HCM Điện thoại: (84-8) 8 975 641- 8 975 642 – 8 963 283

Email: vietthang@hcm.vnn.vn

Lĩnh vực kinh doanh của công ty là sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu hàng dệt may thời trang

Công ty hiện có gần 1.500 lao động, được phân bổ tại văn phòng công ty và nhà máy: May 1, May 3, May 5 và trong năm 2008 công ty đã đầu tư mở rộng thêm nhà máy May 7, hoạt động chính thức vào tháng 6 năm 2008 b Lịch sử hình thành

Năm 1960: công ty ban đầu được thành lập với sự góp vốn của ba nhà đầu tư: Đài Loan – Việt Nam và Mỹ, tên gọi ban đầu là: Việt-Mỹ-Kỹ Nghệ Dệt-Sợi Công Ty Tên giao dịch thương mại là Vymytex, bao gồm ba nhà máy chính: nhà máy đánh sợi, dệt và nhà máy nhuộm – in và hoàn tất với thiết bị tiên tiến nhất lúc bấy giờ, chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan

Năm 1975: Công ty được quốc hữu hoá và đổi tên thành “Nhà Máy dệt Việt Thắng” Từ đó, công ty tiếp tục phát triển khi có những khoản đầu tư nhỏ từ UNDP (United Nation Development Program)

Năm 1989: công ty có sự đầu tư lớn lần đầu tiên tại Việt Nam, trong ngành công nghiệp dệt may đã thành lập một nhà máy may trong khuôn viên một công ty tiền thân của nhà máy May 1 bây giờ Từ đó ngành may mặc của công ty tiếp tục phát triển với Đồ án Tốt nghiệp - 20 - tốc độ rất nhanh Đến nay, công ty có tổng cộng 5 nhà máy được trang bị những thiết bị công nghệ cao với hơn 2000 máy may nhiều chủng loại Sản phẩm của công ty hiện nay được xuất khẩu đi nhiều nước như Nga, Mỹ, Nhật Bản và châu Âu…

Năm 1991: Công ty có tên gọi là “Công ty Dệt May Việt Thắng” và tên gọi này vẫn không thay đổi cho đến năm 2005 khi chủ trương của nhà nước cổ phần hoá các doanh nghiệp được thực hiện và các công ty con đã được tách ra, thay đổi tên như đã giới thiệu phần trên

Năm 1995: Công ty đầu tư thêm cho dây chuyền đánh sợi, quay sợi từ dây chuyền của Toyota, tẩy và wash từ Brugma và những thiết bị riêng lẻ khác, bao gồm máy may của Juki, Brother…

Năm 1999: Đầu tư cho công nghệ xử lý nước thải (công suất 4800m 3 / ngày) Năm 2000: Được cấp giấy chứng nhận ISO 9002 và đầu tư thêm máy dệt (Picanol, Tsudakoma…), Jigger (Henrisen), dụng cụ, thiết bị cho phòng thí nghiệm (Datacolor, Roaches…)

Năm 2001: Đầu tư cho dây chuyền đánh sợi mới (Erfanji, Schafhorst), máy dệt (Suzer Textil, Tsudakoma, Picanol…), Stenter (Monforts), Boiler (Implantz)

Chính sách môi trường: nhận thấy rằng việc bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng cần thiết cho sự phát triển bền vững của công ty, bên cạnh đầu tư cho công nghệ xử lý nước thải, trồng cây xanh… công ty đã triển khai áp dụng bộ tiêu chuẩn về môi trường ISO 14001 và đã có chứng nhận năm 2001

Cuối năm 2005: Để tiếp tục phù hợp với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, Bộ Công Nghiệp và Tập Đoàn Dệt-May Việt Nam chủ trương cổ phần hoá một số nhà máy may của công ty và Công ty Cổ Phần May Việt Thắng (sau đây gọi tắt là công ty) đã ra đời chính thức vào ngày 22/11/2005

Về lực lượng lao động của Tổng công ty Dệt -May Việt Thắng hiện nay gần 5000 lao động Nhận thấy rằng nguồn nhân lực vô cùng quan trọng, nó phản ảnh thành quả công ty chính vì lẽ đó công ty luôn có sự quan tâm đến đời sống của công nhân viên, thường xuyên đào tạo nguồn nhân lực của công ty c Quá trình phát triển

Cuối năm 2005: thời điểm tiếp nhận, công ty có khoảng 1.000 công nhân, phân bố

4 nhà máy và văn phòng công ty Do ảnh hưởng bởi tình hình biến động chung về lao động và thị trường, cũng như tổ chức nội bộ của các nhà máy, công ty đã quyết định sáp Đồ án Tốt nghiệp - 21 - nhập hai nhà máy là Trung Tâm Thời Trang và nhà máy May 3 cũ thành nhà máy May

3 mới Như vậy, thời điểm thành lập quy mô của công ty bao gồm:

Trang thiết-bị của công ty thuộc loại hiện đại nhưng qua thời gian khai thác, sử dụng đã bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng cần phải thay thế hoặc không phù hợp với một số yêu cầu mới của khách hàng Nguồn nước và hơi sử dụng cho sản xuất phải sử dụng chung và lệ thuộc bởi công ty mẹ

Cuối năm 2006, công ty mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu: phân xưởng Chống Nhàu - Hoàn Tất và toàn bộ văn phòng, kho của nhà máy May 3 được sửa mở rộng, trang bị thêm máy móc- thiết bị mới, hiện đại; sửa chữa, mở rộng nhà xưởng Trung Tâm Thời Trang cũ để bố trí lại nhà máy May 5; sửa chữa, cải tạo toàn bộ nhà xưởng và văn phòng của nhà máy May 1 Đầu năm 2007, công ty khánh thành lò hơi đốt than, chấm dứt lệ thuộc nguồn nhiên liệu này bởi công ty mẹ và có thừa năng lực cung cấp cho công ty bạn Đầu năm 2008, công ty bắt đầu vận hành nhà máy May 7, chuyên sản xuất hàng nội địa nhằm chủ động giải quyết tốt hơn về nhu cầu tiêu thụ trong nước

Năm 2009, Cty đầu tư thêm xưởng Wash áo somi trị giá 2,7 tỷ đồng, với công suất 40.000 sp/2 ca Xưởng Wash áo này chính thức đi vào hoạt động từ Quý 3 năm 2009 Tháng 4 năm 2018 sáp nhập nhà máy May 5 và nhà máy May 3 thành Nhà máy May 3 Nhà máy May 7 Chuyển về nhà May may 1 (Làm 1 line chuyền quần riêng), do Giám đốc nhà máy May 1 quản lý chung

SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA PHẦN MỀM ACCUMARK VỚI LECTRA TRONG QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ MẪU 2D

Phương pháp xây dựng bộ mẫu

3.1.1.1 Hình vẽ mô tả mẫu sản phẩm

Hình 3.1: Mô tả mẫu mặt trước

Hình 3.2: Mô tả mẫu mặt sau Đồ án Tốt nghiệp - 44 -

Cổ áo: Đường may 1 kim 1/4 inch

Chi tiết: Cổ áo nhọn với lớp lót dệt gắn vào cổ áo trên

Cổ tay áo: Hình tròn với plkt

Chi tiết: May nổi kim đôi 1/4 inch (thước 1/16 & 1/4), cổ tay điều chỉnh (2 nút/1 lỗ khuy), lớp lót dệt

Chi tiết: 1 túi ngực phía trước bên trái, may 1 kim 1/16 inch, (chỉ nếp gấp V đối với vải trơn)

Vòng cổ: Cắt thẳng - may nổi mép

Chi tiết: May nổi mép 1/16 inch, 1 lỗ khuy ngang, lớp lót dệt

Lưng áo: Xếp ly 2 bên

Chi tiết: Không có vòng treo

Khâu nút: Hình chữ thập

Chi tiết: Chỉ cùng màu

Lai: Hình đuôi áo sơ mi 3/16 inch SN

Yoke: 2 mảnh với lưng chia và frt

Chi tiết: Chiều cao yoke trung tâm 4 1/4 inch, may nổi kim đơn 1/16 inch

Plkt trước: Plkt trung tâm trên với may nổi 1/4 inch

Chi tiết: Rộng 1 1/2 inch, nút thứ 2 cách trung tâm nút vòng cổ 3 5/8 inch, các nút khác cách nhau 3 1/2 inch, 6 lỗ khuy dọc, lớp lót dệt

Plkt tay áo: Plkt gờ mài với may nổi mép

Chi tiết: Cao 6 ẳ inch x rộng 1 inch

Vai: Tiến về phía trước với may nổi mép 1/16 inch

Lỗ tay: May nổi gấp mép với may nổi 1/4 inch Đường may bên/hông tay áo: May nổi gấp mép đôi 3/16 inch

Tay áo: Dài với 2 nếp gấp

Chi tiết: Nếp gấp 1 cách plkt tay áo 5/8 inch, nếp gấp 2 cách nếp gấp 1 3/4 inch Đồ án Tốt nghiệp - 45 -

3.1.1.3 Thông số kích thước thành phẩm

Bảng 3: Thông số thiết kế mã hàng F7P925

BẢNG THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC THÀNH PHẨM

2 Center back length (Dài áo giữa thân sau) 1/2 - 1/2 30 31 32 33 34 1

14 Across Shoulder (Rộng ngang vai) 1/4 - 1/4 17 1/4 18 18 3/4 19 1/2 20 1/4 3/4

(Eo dưới giữa thân sau 18") 1/2 - 1/2 36 39 42 45 48 3

21 Sleeve Length from CB - As Per PA

(Bắp tay dưới nách 1") 1/4 - 1/4 18 18 1/2 19 19 1/2 20 0.5 Đồ án Tốt nghiệp - 46 -

(Dài cửa tay điều chỉnh) 1/8 - 1/8 8 8 1/4 8 1/2 8 3/4 9 0.25

(Dài cửa tay điều chỉnh) 1/8 - 1/8 8 3/4 9 9 1/4 9 1/2 9 3/4 0.25

32 Cuff Height (Cao măng sét) 1/8 - 1/8 2 1/2 0

46 Neckband Length (Dài chân cổ) 1/8 - 1/8 13 14 15 16 17 1

87 Neckband Height at CB (Cao chân cổ) 1/8 - 1/8 1 3/8 0

48 Collar Height at CB (Cao bản cổ) 1/8 - 1/8 1 7/8 0

50 Collar Point (Dài cạnh vát) 1/8 - 1/8 2 7/8 0

91a Chest Pocket Position from Yoke/Shldr

Seam (Vị trí túi từ đường may vai) 1/8 - 1/8 7 7 1/2 8 8 1/2 9 0

91b Chest Pocket Position from Placket Edge

(Vị trí túi từ cạnh nẹp) 1/8 - 1/8 3 0 Đồ án Tốt nghiệp - 47 -

Hình 3.3: Vị trí đo thông số trên sản phẩm áo sơ mi Đồ án Tốt nghiệp - 48 -

3.1.2 Thiết kế bộ mẫu size cơ bản

Xác định các đường ngang

Kẻ đường thẳng song song và cách mép vải 0.5 inch, dựa vào đó để kẻ các đường sau

Dài áo = 32 inch Sâu cổ sau = 0.5 inch

Hạ eo = 18 inch Độ lượn vạt áo = 2 inch

Từ A, A1, A2, B, C, D ta kẻ các đường thẳng vuông góc với AB

Vào cổ = 1/6 vòng cổ + 0.5 cm = 15”/6 + 0.2” = 2.7 inch

Hạ cổ = 1/6 vòng cổ + 0.5 cm = 15”/6 + 0.2” = 2.7 inch

Từ A3, A4 ta kẻ các đường vuông góc cắt nhau tại G

A2E: Ngang vai = ẵ SĐ = 18.75”/2 = 9 3/8 inch Vẽ vai con A4E

Vẽ chồm vai thân trước và chồm vai thân sau = 1.5 inch

Vẽ đường thẳng song song và cách A4G 0.3cm, đánh cong vòng cổ thân trước Dựng đường tiếp tuyến với vòng cổ thân trước vuông góc với A4E, cắt chồm vai thân sau tại F

Vẽ vòng cổ thân sau từ F qua A4 đến A

Dựng đường thẳng song song AD với khoảng cỏch = ẳ vũng ngực = 44/4 = 11 inch

Vòng nách đo cong = 21 inch (TLKT), nên ước lượng số đo vòng nách đo thẳng

Kẻ HH’ vuông góc với AD tại H’, vẽ đường ngang ngực TT’ dưới HH’ = 1 inch BB’:

Ngang eo = ẳ vũng eo = 42/4 = 10.5 inch Ngang mụng = ẳ vũng mụng = 43/4 = 10.75 inch

= 0.2 inch Đánh cong đường sườn áo từ C’ qua B’, T đến H”

Vòng nách Đồ án Tốt nghiệp - 49 -

Vẽ đường cong nách thân trước H”K

Vẽ đường cong nách thân sau H”O đi qua E

Lật kiểm tra khớp vòng nách

Kẻ đường P’P vuông góc với AD

Từ P’ lấy ra 0.75 inch, cắt đường thẳng S tại S’ Đánh cong lại vòng nách đã mở ly S’H” Đánh cong đường S’P

DY: Gấu thân trước dài hơn gấu sau = 1cm Đánh cong đường lai áo thân sau C’D Đánh cong đường lai áo thân sau C’Y

Nẹp áo, vị trí khuy nút

A6A5: ẵ rộng nẹp ỏo = 0.75 inch Cạnh nẹp gấp vào =1.5 inch Độ rộng đường may = 0.4 inch Nút thứ 2 cách nút đầu tiên ở giữa chân cổ 3 5/8 inch

Tất cả các nút còn lại cách nhau 3 1/2 inch

Vị trí túi từ cạnh nẹp = 3 inch

Vị trí túi từ góc vai = 8 inch Rộng túi = 4 7/8 inch

Dài túi = 5 1/2inch Đường may

Vòng nách chừa đều 0.3 inch

Sườn thân sau chừa 0.3 inch

Sườn thân trước chừa 0.6 inch Đồ án Tốt nghiệp - 50 -

Ngang đô chính chừa 0.39 inch

Ngang đô lót chừa 0.5 inch

Nẹp rời chừa xung quanh 0.39inch, 1 cạnh chiều dài chừa 1 inch

Chân bâu, lá bâu chừa 0.39 inch

Trụ lớn trụ nhỏ chừa 0.39 inch Đầu tay chừa 0.39 inch, vòng nách trên tay chừa 0.7 inch, sườn tay sau chừa 0.3 inch, sườn tay trước chừa 0.6 inch

Hình 3.4: Thiết kế thân áo sơ mi

Kẻ ZZ’ đường cách OO’ 1 3/8 inch là số đo cao chân cổ

Cách đường OO’ 1cm vẽ đường đi ngang tâm khuy tâm nút

Kẻ đường vuông góc tại Y, lấy ra thêm 0.2 cm

Do độ hở cà vạt là 1/8 inch, nên OZ dời vào trong 1/8 inch

Vẽ vòng tròn có tâm tại R với đường kính là 2*dài cạnh vát = 2*2.785 = 5.75inch

Từ đó lấy 1 đường song song cách 1.5 inch cắt đường tròn tại W

Lấy WW’ vuông góc với đường chân cổ, từ đó vẽ được cạnh vát lá cổ W’R

Từ ZZ’ lấy lên 1 7/8inch làm cao bản cổ, kẻ đường cong bản cổ Đồ án Tốt nghiệp - 51 -

Hình 3.5: Thiết kế bâu áo sơ mi

3.1.2.3 Thiết kế tay áo Độ dài tay = số đo dài tay 3 điểm - rộng vai - măng sét = 21.625 inch

Rộng tay = bắp tay dưới nách/2 = 9.5 inch (dưới hạ nách 1 inch)

Cửa tay.25 (manchette) + 2*0.625 - 0.5 (ngậm thép tay) = 11 inch

Xác định chéo tay: vẽ vòng tròn có d = 20.6 inch

Xác định đường xẻ trụ: khoảng cách đầu tay tới xẻ trụ= 5.5/2 - 0.39inch = 2.36 inch

Xác định ly 1: từ xẻ trụ cách 5/8 inch + 0.5inch

Xác định ly 2 cách ply1: 3/4 inch Đồ án Tốt nghiệp - 52 -

Hình 3.6: Thiết kế tay áo sơ mi

Vẽ xẻ trụ nhỏ: dài 5 inch, rộng 0.39 inch

Vẽ trụ lớn: dài 6.5 inch, rộng 1inch, góc nhọn trụ 0.5 inch

Hình 3.7: Thiết kế trụ tay áo sơ mi

Dài manchette = 9.25 inch + 1 inch = 10.25 inch

Vạt cạnh manchette tròn 0.75 inch

Từ tâm nút, cạnh khuy tới cạnh manchette là 0.5 inch Đồ án Tốt nghiệp - 53 -

Hình 3.8: Thiết kế manchette áo sơ mi

Vẽ tỳi ỏo: rộng tỳi 4 7/8 inch, dài tỳi 5 ẳ inch, bo gúc tỳi trũn 0.75 inch

Vẽ phần gập vào của túi như hình

Hình 3.9: Thiết kế túi áo sơ mi Đồ án Tốt nghiệp - 54 -

3.1.3 Nhảy cỡ vóc các size trung gian

− Cự ly dịch chuyển cụ thể ở các điểm chuẩn

Bảng 4: Bảng cự ly dịch chuyển cụ thể ở các điểm chuẩn

Công thức tính số gia nhảy mẫu Kết quả

5 Nhảy theo điểm 6 Nhảy theo điểm 6 -0.375 0.75

- ∆ Vòng ngực/10 (điều chỉnh số sao cho phù hợp với vòng nách đo cong)

11 Nhảy theo điểm 12 Nhảy theo điểm 12 -0.375 -0.75

-∆ Vòng ngực/10 (điều chỉnh số sao cho phù hợp với vòng nách đo cong)

5 Nhảy theo điểm 6 Nhảy theo điểm 6 -0.375 0.75

-∆ Vòng ngực/10 (điều chỉnh số sao cho phù hợp với vòng nách đo cong)

Nẹp áo Đồ án Tốt nghiệp - 55 -

- ∆ Vòng ngực/10 (điều chỉnh số sao cho phù hợp với vòng nách đo cong)

-∆ Vòng ngực/10 (điều chỉnh số sao cho phù hợp với vòng nách đo cong)

-∆ Cao manchette) ∆ Rộng cửa tay -1.625 0.125

-∆ Cao manchette) -∆ Rộng cửa tay -1.625 -0.125

− Vị trí điểm nhảy mẫu

Thân cúc áo sơ mi nam

Hình 3.10: Vị trí điểm nhảy mẫu thân cúc Thân khuy áo sơ mi nam Đồ án Tốt nghiệp - 56 -

Hình 3.11: Vị trí điểm nhảy mẫu thân khuy Nhảy mẫu thân sau áo sơ mi nam

Hình 3.12: Vị trí điểm nhảy mẫu thân sau Nhảy mẫu đô áo sơ mi nam

Hình 3.13: Vị trí điểm nhảy mẫu đô áo Đồ án Tốt nghiệp - 57 -

Nhảy mẫu nẹp áo sơ mi nam

Hình 3.14: Vị trí điểm nhảy mẫu nẹp áo Nhảy mẫu tay áo sơ mi nam

Hình 3.15: Vị trí điểm nhảy mẫu tay áo Nhảy mẫu manchette

Hình 3.16: Vị trí điểm nhảy mẫu manchette Nhảy mẫu lá cổ, chân cổ Đồ án Tốt nghiệp - 58 -

Hình 3.17: Vị trí điểm nhảy mẫu lá bâu

Hình 3.18: Vị trí điểm nhảy mẫu chân bâu Các chi tiết túi, trụ lớn, trụ nhỏ không nhảy size

Hình 3.19: Chi tiết không nhảy size

3.2 Thiết kế bộ mẫu với phần mềm AccuMark Gerber

3.2.1 Thiết lập dữ liệu thiết kế

3.2.1.1 Thiết lập miền lưu giữ Đồ án Tốt nghiệp - 59 -

Hình 3.20: Thao tác thiết lập miền lưu giữ

Bước 1: Từ giao diện phần mềm AccuMark Explorer, CT chọn tên ổ đĩa sẽ lưu miền lưu giữ sau khi thiết lập trên cột All Folder (cột bên trái)

Bước 2: Trên Menu Bar CT chọn Menu lệnh File, CT chọn Menu New, CT chọn Storage Area

Bước 3: Thiết lập tên miền lưu giữ tên “F7P925” trên bảng V8/9 Storage Area

Bước 4: CT chọn Ok để hoàn tất thao tác thiết lập miền lưu giữ mới

3.2.1.2 Thiết lập bảng qui định môi trường làm việc (User Environment)

Bước 1: Trong giao diện AccuMark Explorer, chọn CT chọn đường dẫn đến tên mã hàng cần thiết lập môi trường làm việc, CT 2 lần chọn file P-User-Environ

Bước 2: Trong bảng P-User-Environ, tiến hành thiết lập các tham số sao cho phù hợp với yêu cầu của mã hàng Bao gồm:

− Notation: Chọn hệ đo lường Imperrial (Inch)

− Precision: Mức độ chính xác của số thập phân: 2

− Seam Allowance: Thông số đường may sử dụng cho các chi tiết được cắt trên sơ đồ trong quá trình giác mẫu: 0.38

− Overwrite Marker: Prompt (hệ thống nhắc lại để người dùng lựa chọn Yes hoặc No)

− Layrule Mode: Cài đặt cách thức lưu nước giác có sử dụng trong bảng ORDER:

Bước 3: CT chọn File, CT chọn Save (Ctrl + S) để lưu các tham số đã thiết lập Đồ án Tốt nghiệp - 60 -

Hình 3.21: Hộp thoại User Environ

3.2.1.3 Thiết lập bảng qui định thông số dấu bấm (Notch Editor)

Bước 1: Trong giao diện AccuMark Explorer, chọn CT chọn đường dẫn đến tên mã hàng cần thiết lập qui định thông số dấu bấm, CT 2 lần chọn file P-Notch

Bước 2: Trong bảng P-Notch, tiến hành thiết lập các tham số sao cho phù hợp với yêu cầu của mã hàng Bao gồm:

− Dấu bấm hình chữ I (Slit Notch)

− Dấu bấm hình chữ T (T - Notch)

− Dấu bấm hình chữ V (Internal V – Notch, External V - Notch)

− Dấu bấm hình chữ U (Internal U - Notch, External U - Notch) Đồ án Tốt nghiệp - 61 -

Bước 3: CT chọn File, CT chọn Save (Ctrl + S) để lưu các tham số đã thiết lập

3.2.1.4 Thiết lập bảng qui tắc nhảy cỡ

Bước 1: Từ giao diện phần mềm AccuMark Explorer, CT chọn File, CT chọn New, CT chọn Rule Table

Hình 3.23: Giao diện khởi động ứng dụng Grade Rule Editor

Bước 2: Trên bảng Rule Table, chọn View, chọn Grade Options để thiết lập phương pháp nhảy cỡ: Small-Large Incremental Sau đó chọn OK trên bảng Grade Options

Hình 3.24: Giao diện thiết lập phương pháp nhảy cỡ

Bước 3: Từ giao diện trang 1 bảng Rule Table tiến hành thiết lập bảng size:

− Size Name: Cài đặt loại cỡ phù hợp với dải cỡ của mã hàng là Alphanumeric (qui định loại cỡ là dải chữ)

− Smallest Size: S Đồ án Tốt nghiệp - 62 -

Chọn File, CT chọn Save để lưu các thông số đã thiết lập

Hình 3.25: Thiết lập Rule Table

3.2.2 Qui trình thiết kế các chi tiết thành phẩm

Khởi động phần mềm thiết kế:

− CT chuột chọn Gerber LaunchPad,

− CT chuột chọn ứng dụng Pattern Processing, Digitizing

− CT chuột chọn phần mềm Pattern Design

Hình 3.26: Giao diện khởi động phần mềm Patten Design

3.2.2.1 Thiết kế khung thân áo

Bước 1: Dựng khung thiết kế thân áo Đồ án Tốt nghiệp - 63 -

− Từ giao diện phần mềm Pattern Design, chọn Create, trong tab Piece chọn Rectangle để vẽ khung cho thân áo

− Trong vùng nhập thông tin User Input, CT Chọn Value để thiết lập chế độ vẽ theo thông số Nhập X: 32 (chiều dài áo), Y: 11 (chiều rộng tương đối của áo) Nhấn

OK để kết thúc lệnh

− Sau khi vẽ xong đặt tên cho khung thân áo: THANAO Nhấn OK Đồ án Tốt nghiệp - 64 -

− Chọn Save As, CT vào chi tiết vừa vẽ:

Save in: chọn mã hàng cần lưu: F7P925

Hình 3.30: Hộp thoại Save as

Bước 2: Vẽ các đường cơ sở

− Vẽ độ lượn vạt áo: 2 inch

− Hạ xuôi vai: 2 inch Đồ án Tốt nghiệp - 65 -

− Hạ cổ thân sau: 1/2 inch

Thao tác lệnh Offset Even:

− Trên thanh công cụ CT chọn Create, trong hộp thoại Line dùng CT chọn Offset Even, chọn đường cần copy => nhấn OK, để chế độ Value => nhập thông số khoảng cách cần dời nhấn OK

Hình 3.31: Menu lệnh Offset Even

− Hiện hộp thoại User Input, ở chế độ Value, điền khoảng cách để sao đường tịnh tiến song song tương ứng với hạ cổ, hạ vai, hạ eo

Hình 3.32: Hộp thoại User Input của Offset Even Đồ án Tốt nghiệp - 66 -

Tương tự, dùng lệnh Offset Even vẽ:

− Ngang vai = 1/2 số đo vai

Bước 3: Xác định hạ cổ và vào cổ

− Dùng lệnh Offset Even, để xác định vào cổ, hạ cổ (Thao tác tương tự bước 2)

Hình 3.35: Khung thân áo Đồ án Tốt nghiệp - 67 -

Xác định ngang vai = 1/2 rộng vai, ngang vai và hạ vai cắt nhau tại 1 điểm

− CT chọn Create => trong hộp thoại Line, CT chọn 2-Point

− Trong hộp User Input, ở chế độ Cursor, CT ở điểm vào cổ kéo đến giao điểm của ngang vai và hạ vai thả chuột, nhấn OK Ta được vai trung bình

Hình 3.37: Vẽ vai trung bình

− Vẽ chồm vai thân trước, chồm vai thân sau cách vai trung bình 1.5 inch:

+ Chọn Offset Even, chọn vai trung bình nhấn OK

+ Để chế độ Value, nhập -1.5 vào ô Dist tạo chồm vai thân sau, nhập 1.5 vào ô Dist tạo chồm vai thân trước Nhấn OK để kết thúc lệnh Đồ án Tốt nghiệp - 68 -

Hình 3.38: Hộp thoại User Input của OffsetEven

Hình 3.39: Chồm vai thân trước, chồm vai thân sau

Bước 5: Vẽ đường cong vòng cổ

Thao tác lệnh 2-Point Curve:

− CT chọn Create, trong hộp Line dùng CT nhấn 2-Point > CT chọn lệnh 2-Point Curve Đồ án Tốt nghiệp - 69 -

Hình 3.40: Menu lệnh 2-Point Curve

− CT tại điểm vào cổ kéo đến điểm hạ cổ nhấn CT > điều chỉnh đường cong sao cho bằng thông số cổ trước Nhấn OK để kết thúc lệnh vẽ đường cong cổ

Hình 3.41: Vẽ đường cong cổ trước

− Tương tự vẽ cổ sau

Hình 3.42: Vẽ cong cổ trước, sau

− Trên thanh công cụ CT chọn Create => trong hộp Line dùng CT chọn Mirror

− Chọn đường cong cổ thân sau => nhấn OK => chọn đường vai trung bình sau đó đường cong cổ thân sau lật lại

− Tiến hành kiểm tra khớp cổ thân trước và thân sau

Hình 3.44: Khớp đường cong cổ

Bước 6: Xác định hạ nách

Thao tác lệnh Circle Center:

− Trên thanh công cụ chọn Create, CT trong hộp thoại Line nhấn Circles chọn Circle Center lấy tâm ở đầu vai trung bình, ở chế độ Value nhập bán kính 9.5 inch

Hình 3.45: Menu lệnh Circle Center Đồ án Tốt nghiệp - 71 -

− Đường tròn cắt ngang ngực tại hạ nách Dùng Line chọn 2-Point (tương tự bước

4) vẽ 1 đường hạ nách vuông góc với dài áo

− Từ đường hạ nách, dùng Offset Even (thao tác lệnh tương tự bước 2) vẽ đường hạ ngực cách đó 1 inch

Bước 7: Vẽ đường cong sườn áo

− Chọn 2-Point Curve, ở chế độ Cursor, nhấn CT để bắt đầu đường cong từ lai đến ngang eo đến ngang ngực, thả CT tại điểm ngang nách, điều chỉnh đường cong (thao tác lệnh tương tự bước 5) Đồ án Tốt nghiệp - 72 -

− Dùng 2-Point (thao tác lệnh tương tự bước 4) để vẽ đường thẳng vuông góc từ đầu vai trung bình đến đường ngang ngực

− Vẽ đường cong nách thân trước, dùng 2-Point Curve (thao tác lệnh tương tự bước

5), bắt đầu từ ngang nách đến đầu vai thân trước, điều chỉnh sao cho nách thân trước khớp thông số

− Vẽ đường cong nách thân sau, dùng 2-Point Curve (thao tác lệnh tương tự bước

5), bắt đầu từ ngang nách đến đầu vai thân sau đi qua điểm đầu vai trung bình, điều chỉnh sao cho nách thân sau khớp thông số

− Kiểm tra số đo đường cong nách trước, nách

Thao tác đo thông số:

− Trên thanh công cụ CT chọn Verify, ở hộp thoại Measure nhấn CT chọn Line Length

Hình 3.49: Menu lệnh Line Length

− CT chọn đường muốn đo > nhấn OK Số đo sẽ hiện lên trên đường Muốn tắt thông số của đường đó thì lặp lại thao tác cũ

− Dùng Mirror, chọn đường cong nách thân sau nhấn OK, chọn đường vai trung bình sau đó đường cong nách thân sau lật lại, để kiểm tra độ khớp nách thân trước, thân sau Đồ án Tốt nghiệp - 73 -

Hình 3.50: Kiểm tra khớp nách

− Dùng 2-Point Curve (thao tác lệnh tương tự bước 5), để vẽ lai thân sau

− CT chọn Modify trên thanh công cụ, trong Point Actions, nhấn CT Smooth, chọn vào điểm trên đường cong cần điều chỉnh nhấn OK nhấn CT vào đường cần điều chỉnh rồi bắt đầu chỉnh đường cong lai

− Tương tự vẽ lai thân trước, lai thân trước dài hơn lai thân sau 1 cm (0.39 inch)

− Dùng Offset Even, chế độ Value, để vẽ nẹp áo rộng 0.75 inch, lấy ra 1.5 inch là cạnh nẹp gấp vào và 0.39 inch để gấp đường may

Thao tác: Tương tự bước 2 Đồ án Tốt nghiệp - 74 -

3.2.2.2 Thiết kế cụm thân trước

Bước 11: Lấy vị trí khuy nút

− Nút thứ 2 cách 3 5/8 inch tính từ trung tâm nút giữa cổ

− Tất cả nút còn lại cách 3 1/2 inch, có tất cả 6 nút

− Trên thanh công cụ CT chọn Modify Point > Move Smooth

Hình 3.54: Menu lệnh Smooth/Line

− CT chọn điểm đầu của đường tâm nút, nhập khoảng cách từ nút đầu tiên tới chân cổ vào ô Begin > CT nhấn OK

− CT chọn cuối của đường tâm nút, nhập khoảng cách từ nút cuối cùng đến lai vào ô Begin > CT nhấn OK Đồ án Tốt nghiệp - 75 -

Hình 3.55: Hộp thoại Move Smooth

− Trên thanh công cụ CT chọn Create Point > Add Drill > Chọn Both > chọn điểm đầu, cuối khuy, nút > Nhập vào Value Input: 4 > nhấn OK

Hình 3.56: Menu lệnh Add Drills Đồ án Tốt nghiệp - 76 -

Hình 3.57: Hộp thoại Add Drills

− Bóc thân trước từ cụm chi tiết thân áo dùng Create Piece > Trace > Chọn các đường chu vi thân trước theo chiều kim đồng hồ > Nhấn OK > Chọn các đường nội vi của thân trước > Nhấn OK > Đặt tên “THANNUT” > nhấn Enter

− Lật chi tiết thân nút để được thân khuy: CT chọn Modify Piece > Flip > chọn chi tiết cần lật > Chọn góc lật > Nhấn OK Đồ án Tốt nghiệp - 77 -

Hình 3.59: Hộp thoại Flip Piece

− File > Save As > chọn chi tiết > đặt tên “THANKHUY” > Nhấn Save

Bước 14: Lấy vị trí túi trên thân khuy

− Vị trí túi từ cạnh nẹp = 3” Dùng lệnh Offset Even (thao tác lệnh tương tự bước 2)

CT chọn đường nẹp > nhấn OK > nhập thông số 3 inch vào hộp thoại Value

− Vị trí túi từ góc vai = 8” Dùng lệnh Offset Even (thao tác lệnh tương tự bước 2)

CT chọn đường ngang vai > nhấn OK > nhập thông số 8 inch vào hộp thoại Value

Bước 15: Vẽ nẹp rời thân khuy

− Dài nẹp = 30.13 inch, rộng nẹp = 1.5 inch, mở đôi nẹp ra

− Dùng Create Piece > Rectangle (thao tác lệnh tương tự bước 1), ở chế độ Value > nhập x0.13, y=1.5 Đồ án Tốt nghiệp - 78 -

− Dùng Offset Even (thao tác tương tự bước 2) để dựng đường tâm khuy trên nẹp, đường cách mép 0.75 inch

− Dùng lệnh Move Smooth (thao tác lệnh tương tự bước 11) > để điều chỉnh độ dài đường tâm khuy

− Dùng lệnh Add Drill (thao tác tương tự bước 11) Tạo đường tâm khuy với 6 khuy

3.2.2.3 Thiết kế cụm thân sau

− Dùng Offset Even (thao tác lệnh tương tự bước 2) để dời đường hạ cổ thân sau xuống 4.25 inch được cao đô thân sau

− Dùng 2-Point Curve (thao tác lệnh tương tự bước 5) để vẽ lại nách thân sau và nách ở đô

Bước 18: Bóc tách thân sau

− Trên thanh công cụ CT chọn Create Piece > Trace

Hình 3.63: Menu lệnh Trace Đồ án Tốt nghiệp - 79 -

− Chọn các đường chu vi thân trước theo chiều kim đồng hồ > Nhấn OK > Chọn các đường nội vi của thân trước > Nhấn OK > Đặt tên “THANSAU”, “DOAO” > nhấn Enter

− Trên thanh công cụ CT chọn Modify Piece, trong hộp thoại Piece Actions nhấn CT chọn Mirror

− Ở chế độ Cursor > chọn đường giữa thân sau > nhấn OK

Bước 20: Mở, xoay đô thân sau

− Modify Piece > trong hộp thoại Piece Actions nhấn CT chọn Rotate > chọn chi tiết đô > chọn góc 90 độ & CCW > nhấn OK

Hình 3.66: Menu lệnh Rotate Đồ án Tốt nghiệp - 80 -

Hình 3.67: Hộp thoại Rotate Piece

− Modify Piece > Realign > chọn đường canh sợi > nhấn OK

− Dùng lệnh Mirror (thao tác tương tự bước 19) mở đôi đô thân sau

Bước 21: Kiểm tra độ khớp các chi tiết

− Trên thanh công cụ CT chọn Verity, trong hộp thoại Check nhấn CT chọn Walk Pieces Đồ án Tốt nghiệp - 81 -

Hình 3.70: Menu lệnh Walk Piece

− CT chọn vai thân trước > nhấn OK

Hình 3.71: Thao tác lệnh Walk Piece

− Chọn vai của đô áo > nhấn OK > CP vào chi tiết hiện hộp thoại, CT chọn Change Direction để đổi hướng khớp chi tiết, cho trùng hướng với thân trước Đồ án Tốt nghiệp - 82 -

− Nhấn OK để khớp 2 chi tiết với nhau tại vai

Hình 3.73: Thao tác lệnh Walk Piece

− CP xuất hiện hộp thoại CT chọn Change Mobile Side để lật đô áo để kiểm tra cong cổ, cong nách

Hình 3.74: Thao tác lệnh Walk Piece Đồ án Tốt nghiệp - 83 -

Hình 3.76: Kiểm tra khớp nách ở sườn

3.2.2.4 Thiết kế cụm bâu áo

Bước 22: Dựng khung thiết kế chân bâu áo

− Dùng Create Line > 2-Point (thao tác lệnh tương tự bước 4) để vẽ đường tâm chân bâu

− Dùng lệnh Offset Even (thao tác lệnh tương tự bước 2) để vẽ các đường dóng song song ở chân bâu

− Dựa vào các đường dóng dùng lệnh 2 Point Curve (thao tác lệnh tương tự bước 5) để vẽ được đường cong chân bâu

− Dùng Create Line > Circle > Center để vẽ vòng tròn xác định cạnh vát của lá bâu

− Để kẻ đường xéo từ góc chân bâu dùng lệnh 2-Point (thao tác lệnh tương tự bước

− Cao bản cổ được xác định bởi đường dóng từ lệnh Offset Even (thao tác lệnh tương tự bước 2)

− Dùng Create Line > 2Point Curve (thao tác lệnh tương tự bước 5) kẻ đường cong bản cổ

− Mở đôi lá cổ bằng lệnh Mirror (thao tác lệnh tương tự bước 19)

− Do độ hở cà vạt là 1/8 inch, dùng Offset Even để dời chiều ngang lá cổ vào 1/8 inch Đồ án Tốt nghiệp - 84 -

Hình 3.77: Khung chân, lá bâu

Hình 3.78: Chân bâu, lá bâu

3.2.2.5 Thiết kế cụm tay áo

Bước 25: Vẽ khung thiết kế tay áo

− CT chọn Create Piece > Rectangle > Vẽ hình khối có dài 21.625 inch, rộng 9.5 inch

Hình 3.79: Menu lệnh Rectangle Đồ án Tốt nghiệp - 85 -

Bước 26: Vẽ đường ngang bắp tay

− Xác định chéo tay: Dùng lệnh Circle Center (thao tác lệnh tương tự bước 6)

Hình 3.80: Menu lệnh Circle Center

− Đường tròn cắt rộng tay tại hạ nách

− Từ hạ nách lấy xuống 1 inch, xác định đường ngang bắp tay bằng lệnh Offset Even (thao tác lệnh tương tự với bước 2)

Bước 27: Vẽ đường sườn tay

− Dùng lệnh 2-Point Curve (thao tác lệnh tương tự bước 5)

Bước 28: Vẽ đường cong nách tay

− Dùng lệnh 2-Point Curve để vẽ đường cong nách tay sau

Bước 29: Xẻ trụ, xác định vị trí ly tay

− Dùng lệnh 2-Point (thao tác lệnh tương tự bước 4) vẽ đường xẻ trụ

− Dùng lệnh Offset Even (thao tác lệnh tương tự bước 2) để xác định các điểm xẻ ply Đồ án Tốt nghiệp - 86 -

− Dùng lệnh Rectangle (thao tác lệnh tương tự bước 1) để kẻ khung trụ lớn, trụ nhỏ

− Dùng lệnh 2-Point (thao tác lệnh tương tự bước 4) để vẽ đường xéo của trụ lớn

− Mở đôi trụ nhỏ dùng lệnh Mirror (thao tác lệnh tương tự bước 19)

Hình 3.83: Trụ tay nhỏ Đồ án Tốt nghiệp - 87 -

− Vẽ khung manchette dùng lệnh Rectangle (thao tác lệnh tương tự bước 1)

− Dùng lệnh 2-Point Curve (thao tác tương tự bước 5) > Kéo giữ CT trên đường rộng manchette > ở chế độ Value, nhập thông số vạt góc ở ô Begin > nhấn OK

Hình 3.85: Hộp thoại 2-Point Curve

− Tiếp tục, kéo giữ CT trên đường dài manchette > ở chế độ Value, nhập thông số vạt góc ở ô End > nhấn OK Đồ án Tốt nghiệp - 88 -

Hình 3.86: Hộp thoại 2-Point Curve

− Điều chỉnh đường cong đã được tạo thành

− Dùng lệnh Trace (thao tác lệnh tương tự bước 18), để bóc tách ra một nửa manchette

− Mở đôi manchette được dùng lệnh Mirror (thao tác lệnh tương tự bước 19)

− Dùng lệnh Rectangle (thao tác lệnh tương tự bước 1) vẽ khung túi

− Các đường dóng túi được xác định bởi lệnh Offset Even (thao tác lệnh tương tự bước 2)

− Dùng lệnh 2-Point (thao tác lệnh tương tự bước 4) vẽ đường xéo túi

− Dùng lệnh 2-Point Curve (thao tác lệnh tương tự bước 31) vẽ đường vạt góc túi Đồ án Tốt nghiệp - 89 -

3.2.3 Qui trình thiết kế các chi tiết cỡ trung gian

− Tạo bước nhảy cỡ: Trên thanh công cụ, CT chọn Grade > xuất hiện hộp thoại Create/Edit, CT chọn Create Delta

Hình 3.89: Menu lệnh Edit Delta

− CT chọn 1 điểm trên chi tiết cần nhảy cỡ, nhấn OK

− Xuất hiện bảng; nhập thông số DeltaX, DeltaY, nhấn OK

Hình 3.90: Bảng nhập thông số nhảy cỡ

− Hoàn thành nhảy cỡ tại điểm đó Đồ án Tốt nghiệp - 90 -

− Trên thanh công cụ CT chọn Grade, trong hộp thoại View nhấn CT chọn All Sizes

Hình 3.91: Menu lệnh All Sizes

− CT vào chi tiết, CP xuất hiện hộp thoại nhấn chọn OK

Hình 3.92: Hộp thoại All Sizes

− Các đường nhảy cỡ xuất hiện

Hình 3.93: Xuất hiện đường nhảy cỡ

Thao tác: Đồ án Tốt nghiệp - 91 -

− Trên thanh công cụ CT chọn Grade, trong hộp thoại View nhấn CT chọn Clear

Hình 3.94: Menu lệnh Clear Đo lại thông số nhảy cỡ

− Trên thanh công cụ CT chọn Grade, trong hộp thoại Measure nhấn CT chọn Line Length

− Trên chi tiết, CT chọn đường cần đo thông số nhảy cỡ > nhấn OK Xuất hiện bảng thông số

3.2.3.1 Nhảy cỡ các chi tiết thân áo:

• Nhảy cỡ chi tiết thân nút Điểm nhảy hạ cổ (-0.2;0)

Hình 3.95: Bảng thông số điểm nhảy hạ cổ Điểm nhảy dài áo (-1; 0) Đồ án Tốt nghiệp - 92 -

Hình 3.96: Bảng thông số điểm nhảy dài áo Điểm nhảy ngang mông (-1; 0.75)

Hình 3.97: Bảng thông số điểm nhảy ngang mông Điểm nhảy ngang nách nách (-0.375; 0.75)

Hình 3.98: Bảng thông số điểm nhảy ngang nách Điểm nhảy ngang eo (0, 0.75) Đồ án Tốt nghiệp - 93 -

Hình 3.99: Bảng thông số điểm nhảy ngang eo Điểm nhảy ngang vai (0; 0.375)

Hình 3.100: Bảng thông số điểm nhảy ngang vai Điểm nhảy vào cổ (0; 0.2)

Hình 3.101: Bảng thông số điểm nhảy vào cổ

• Nhảy cỡ nút Đồ án Tốt nghiệp - 94 -

− Trên thanh công cụ, CT chọn Grade > trong hộp thoại Modify CT chọn Add Grade Point

Hình 3.102: Menu lệnh Add Grade Point

− Chọn các điểm tương ứng với nút trên đường nẹp

− Trong hộp thoại Modify, CT chọn Copy > Copy Nest Rule

Hình 3.103: Menu lệnh Copy Nest Rule

− Chọn điểm trên đường nẹp và điểm nút tương ứng > Nhấn OK Hoàn thành nhảy cỡ

Hình 3.104: Nhảy cỡ thân nút trên phần mềm Gerber

• Nhảy cỡ chi tiết thân khuy

− Thực hiện nhảy cỡ ở điểm hạ cổ, đầu lai như thân nút Điểm nhảy vào cổ (0; -0.2) Đồ án Tốt nghiệp - 95 -

Hình 3.105: Bảng thông số điểm nhảy vào cổ Điểm nhảy ngang vai (0; -0.375)

Hình 3.106: Bảng thông số điểm nhảy ngang vai Điểm nhảy ngang nách (-0.375; -0.75)

Hình 3.107: Bảng thông số điểm nhảy ngang nách Đồ án Tốt nghiệp - 96 - Điểm nhảy ngang mông (-1; -0.75)

Hình 3.108: Bảng thông số điểm nhảy ngang mông Điểm nhảy ngang eo (0; -0.75)

Hình 3.109: Bảng thông số điểm nhảy ngang eo

Nhảy cỡ vị trí túi (-0.5; 0)

Hình 3.110: Nhảy cỡ thân khuy trên phần mềm Gerber Đồ án Tốt nghiệp - 97 -

Hình 3.111: Nhảy cỡ túi trên phần mềm Gerber

• Nhảy cỡ chi tiết nẹp áo

Nhảy cỡ ở điểm đầu nẹp (-0.2;0)

Hình 3.112: Bảng thông số điểm nhảy đầu nẹp

Nhảy cỡ ở diểm lai nẹp (-1;0)

Hình 3.113: Bảng thông số điểm nhảy lai nẹp Đồ án Tốt nghiệp - 98 -

Hình 3.114: Nhảy cỡ nẹp rời trên phần mềm Gerber

3.2.3.2 Nhảy cỡ chi tiết thân sau

• Nhảy cỡ chi tiết thân sau

− Lấy điểm chuẩn ở gốc giữa thân sau

− Thực hiện nhảy cỡ dài áo, ngang mông, ngang eo, ngang nách tương tự như ở thân nút Điểm nhảy ngang đô (0; 0.375)

Hình 3.115: Bảng thông số điểm nhảy ngang đô

Hình 3.116: Nhảy cỡ thân sau trên phần mềm Gerber

• Nhảy cỡ chi tiết đô áo

Giữ điểm chuẩn ở giữa đô (0;0) Đồ án Tốt nghiệp - 99 -

Hình 3.117: Bảng thông số điểm nhảy giữa đô Điểm nhảy vào cổ thân sau (-0.2; 0)

Hình 3.118: Bảng thông số điểm nhảy vào cổ thân sau Điểm nhảy ngang vai, ngang đô (-0.375; 0)

Hình 3.119: Bảng thông số điểm nhảy ngang vai, ngang đô Đồ án Tốt nghiệp - 100 -

Hình 3.120: Nhảy cỡ đô áo trên phần mềm Gerber

3.2.3.3 Nhảy cỡ chi tiết bâu áo Điểm nhảy lá bâu trái (-0.5; 0)

Hình 3.121: Bảng thông số điểm nhảy lá bâu trái Điểm nhảy giữa lá bâu (0;0)

Hình 3.122: Bảng thông số điểm nhảy giữa bâu

Hình 3.123: Nhảy cỡ lá bâu trên phần mềm Gerber Đồ án Tốt nghiệp - 101 -

Hình 3.124: Bảng thông số điểm nhảy chân bâu trái Điểm nhảy giữa chân bâu (0;0)

Hình 3.125: Bảng thông số điểm nhảy giữa chân bâu

Hình 3.126: Nhảy cỡ chân bâu trên phần mềm Gerber

3.2.3.4 Nhảy cỡ chi tiết tay áo

Nhảy cỡ ở nách tay trước (-0.75; -0.25), nách tay sau (-0.75; 0.25)

Hình 3.127: Bảng thông số điểm nhảy nách tay sau Đồ án Tốt nghiệp - 102 -

Nhảy cỡ ở đầu tay trước (-1.625; -0.125), đầu tay sau (-1.625; 0.125)

Hình 3.128: Bảng thông số điểm nhảy đầu tay sau

Nhảy cỡ ở điểm giữa đầu tay (-1.625; 0)

Hình 3.129: Bảng thông số điểm nhảy giữa đầu tay

Hình 3.130: Nhảy cỡ tay áo trên phần mềm Gerber Đồ án Tốt nghiệp - 103 -

• Nhảy cỡ chi tiết manchette Điểm nhảy dài manchette (-0.125; 0)

Hình 3.131: Bảng thông số điểm nhảy dài manchette

Hình 3.132: Nhảy cỡ Manchette trên phần mềm Gerber

• Chi tiết không nhảy cỡ

Không nhảy cỡ chi tiết trụ nhỏ và trụ lớn

Hình 3.133: Trụ tay áo lớn, nhỏ không nhảy cỡ

3.2.4 Qui trình thiết kế các chi tiết bán thành phẩm Đồ án Tốt nghiệp - 104 -

− Trên thanh công cụ, CT chọn Advance, trong hộp thoại Seam CT chọn Define

− Trong User Input, Seam Type CT chọn Manual Even

− Chọn đường cần ra đường may, điền thông số đường may vào Value Input > nhấn

Hình 3.135: Hộp thoại Define Seam

− Đổi đường nội vi với đường chu vi: sau khi ra đường may hết chi tiết, trong hộp thoại Seam CT chọn Swap => CT chọn chi tiết => nhấn OK

− Hoàn thành các bước ra đường may cho chi tiết

− Trên thanh công cụ chọn Create, trong hộp thoại Notch CT chọn Notch Standard Đồ án Tốt nghiệp - 105 -

− CT vào đường may, ở hộp thoại User Input, ở chế độ Value, nhập thông số vị trí dấu bấm Nhấn OK Hoàn thành dấu bấm tại 1 điểm

Hình 3.137: Hộp thoại Notch Standard

− Sử dụng lệnh Define (tương tự như bước tạo đường may)

− Chọn chi tiết ra keo, điền thông số vào Value Input > nhấn OK Đồ án Tốt nghiệp - 106 -

Hình 3.138: Hộp thoại Define Seam

Hình 3.139: Chi tiết keo chân bâu

Hình 3.140: Chi tiết keo lá bâu

Hình 3.141: Chi tiết keo manchette Đồ án Tốt nghiệp - 107 -

3.2.4.1 Bán thành phẩm thân trước

Hình 3.142: Bán thành phẩm thân nút trên phần mềm Gerber

Hình 3.143: Bán thành phẩm nẹp áo trên phần mềm Gerber

Hình 3.144: Bán thành phẩm thân khuy trên phần mềm Gerber

Hình 3.145: Bán thành phẩm túi áo trên phần mềm Gerber Đồ án Tốt nghiệp - 108 -

3.2.4.2 Bán thành phẩm thân sau

Hình 3.146: Bán thành phẩm thân sau trên phần mềm Gerber

Hình 3.147: Bán thành phẩm đô chính trên phần mềm Gerber

Hình 3.148: Bán thành phẩm đô lót trên phần mềm Gerber Đồ án Tốt nghiệp - 109 -

3.2.4.3 Bán thành phẩm bâu áo

Hình 3.149: Bán thành phẩm lá bâu trên phần mềm Gerber

Hình 3.150: Bán thành phẩm chân bâu trên phần mềm Gerber

3.2.4.4 Bán thành phẩm tay áo

Hình 3.151: Bán thành phẩm tay áo trên phần mềm Gerber Đồ án Tốt nghiệp - 110 -

Hình 3.152: Bán thành phẩm Manchette trên phần mềm Gerber

Hình 3.153: Bán thành phẩm trụ lớn trên phần mềm Gerber

Hình 3.154: Bán thành phẩm trụ nhỏ trên phần mềm Gerber

Thiết kế bộ mẫu với phần mềm Lectra

3.3.1 Thiết lập dữ liệu thiết kế

3.3.1.1 Thiết lập thư mục lưu trữ mã hàng

Do phần mềm Lectra chạy trên nền Windows và để Windows quản lý thông tin nên việc thiết lập và lưu giữ thông tin rất dễ dàng và quen thuộc Dựa vào tài liệu kỹ thuật để biết được tên khách hàng, mã hàng, order Nếu là khách hàng mới thì tạo nơi lưu trữ mới là thư mục chứa tất cả mã hàng để thuận tiện cho việc quản lý và truy xuất, sau đó tạo thư mục tên mã hàng Nếu là khách hàng cũ thì đến thư mục khách hàng và tạo thư mục mã hàng

Thao tác tạo thư mục mới:

Bước 1: Màn hình Desktop/ My Computer/ Vào ổ đĩa D, CP chọn New Đồ án Tốt nghiệp - 111 -

Bước 3: Vào thư mục [Tên khách hàng], Cp chọn New

Bước 4: CT chọn [Folder] đổi tên thành tên [Mã hàng]

Ví dụ ta có đường dẫn sau: D:\ My Documents\ DATN\ F7P925

3.3.1.2 Thiết lập bảng quy tắc nhảy cỡ

Trong thư mục lưu trữ mã hàng của ổ đĩa D:\ thư mục [Tên Khách hàng]\Thư mục [Tên mã hàng]

Thao tác thiết lập bảng quy tắc nhảy cỡ

Bước 2: CT chọn [Tex Document] đổi tên thành [Tên mã hàng]

Hình 3.155: Giao diện thiết lập bảng quy tắt nhảy cỡ

Bước 3: Thiết lập dữ liệu trong Tex Document

Bảng size chữ Bảng size số

*M (Ký hiệu* đại diện size cơ bản)

Dạng file *.EVN Nội dung file: numeric

*30 (Ký hiệu* đại diện size cơ bản)

Hình 3.156: Giao diện bảng quy tắt nhảy cỡ

Bước 4: Lưu và đóng cửa sổ bảng quy tắc nhảy cở: Menu File > Save > Close

3.3.1.3 Làm việc với phần mềm thiết kế Modaris a Khởi động phần mềm

Thao tác khởi động phần mềm:

Cách 1: Double Click lần vào biểu tượng Modaris V7R2 trên Desktop

Hình 3.157: Icon desktop phần mềm Modaris

Cách 2: Chọn Start > Programs > Lectra > Modaris V7R2 b Cấu trúc giao diện phần mềm thiết kế mẫu Modaris

Sau khi khởi động phần mềm, màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ làm việc với các vùng chính như sau: Đồ án Tốt nghiệp - 113 -

Hình 3.158: Giao diện phần mềm Modaris

Vùng 1: Logo Lectra Modaris Cho biết phiên bản và bản quyền sử dụng

Vùng 2: Vùng menu chức năng gồm 12 lệnh chính: File, Edit, Sheet, CornerToos,

Display, Sizes, Selection, Macro, Layers, Parameters, Config, Tool

Vùng 3: Chức năng Selection cho phép chọn lựa đường nét của chi tiết để xử lý

Vùng 4: Chức năng Current Selection cho phép tắt lệnh đã chọn xong

Vùng 5: Menu từ F1 > F8 tương ứng F1 > F8 trên bàn phím, mỗi menu có các chức năng sau:

F1: Nhập mẫu và thiết kế mẫu

F2: Lấy dấu bấm, khuy, xoay lật rập và làm các đường sườn cơ bản

F4: Vẽ canh sợi, tạo đường may, bóc tách chi tiết

F5: Cắt, phối và tạo xếp ly trên chi tiết

F7: Gán bảng size vào mã hàng và chỉnh sửa bảng size

F8: Kiểm tra thông số và lập bảng thống kê chi tiết

Vùng 6: Thể hiện thông báo, thông tin về các điểm, đường, chi tiết

Vùng 7: Chức năng phóng to thu nhỏ

Vùng 8: Menu con hỗ trợ cho các chức năng trong menu từ F1 > F8 Đồ án Tốt nghiệp - 114 -

− No mark: Chứa các chọn lựa về các loại đánh dấu điểm

− Curve Pts: Thế hiện các điểm đỏ trên đường cong để chỉnh sửa

− Print: Thể hiện đường mới và đường cũ sau khi chỉnh sửa

− Cut Piece: Xem tổng thể chi tiết trước khi vẽ

− FPattern: Thể hiện các đường bị che giấu bên trong chi tiết

Vùng 9: Vùng thể hiện chức năng đang sử dụng

− Chứa các trang chi tiết, mã hàng và bảng size

− Không giới hạn số lượng chi tiết trong vùng làm việc

− Mỗi chi tiết có trang làm việc riêng, chi tiết càng nhiều, trang càng bị thu nhỏ nhưng kích thước vẫn giữ nguyên c Thiết lập một mã hàng mới trên phần mềm Modaris

Bước 1: Tạo một mã hàng mới chọn File > New, nhập tên mã hàng “F7P29” > nhấn ENTER

Hình 3.159: Giao diện đặt tên mã hàng F7P29

Bước 2: Tạo một trang làm việc cho chi tiết vào Sheet > New sheet

Bước 3: Thiết lập hiển thị chức năng bằng chữ hay biểu tượng chọn Config > Icon/text Đồ án Tốt nghiệp - 115 -

Hình 3.160: Giao diện thể hiện chức năng bằng biểu tượng và bằng chữ

Bước 4: CT vào Display > Title Block (Shift+U) và Sizes (F10) xuất hiện cột thông tin và bảng size

Hình 3.161: Giao diện thiết lập Title Block và Sizes

Bước 5: Nhập bảng size vào trong mã hàng chọn Menu F7 > Imp EVT, CT vào cột bảng size sau đó chọn đường dẫn đến bảng nhảy cỡ đã thiết lập ban đầu và bấm chọn Đồ án Tốt nghiệp - 116 -

Hình 3.162: Giao diện chức năng trong lệnh Imp EVT

Hình 3.163: Giao diện sau khi gán bảng nhảy cỡ

Bước 6: Vào Menu Parameters > Length Unit thiết lập đơn vị đo

Hình 3.164: Giao diện thiết lập đơn vị Đồ án Tốt nghiệp - 117 -

Bước 7: Thiết lập nơi lưu trữ chọn File > Access paths, xuất hiện hộp thoại và chọn khung Model save library > chọn đường dẫn đến thư mục mã hàng > OK

Hình 3.165: Giao diện thiết lập miền lưu trữ

Bước 8: Lưu mã hàng vào Menu lệnh File > Save

− Khi mã hàng được lưu lại, tự động tạo ra đuôi định dạng đứng sau tên mã hàng là.mdl (chữ thường hoặc chữ hoa)

− Khi mã hàng được lưu lại lần 2 luôn luôn xuất hiện hộp thoại thông báo “mã hàng đã có đường dẫn rồi”, nếu đồng ý lưu thêm bấm chọn “Continuous”

3.3.2 Qui trình thiết kế các chi tiết thành phẩm

Bước 1: Dựng khung thiết kế thân áo

F2/ Rectangle: Tạo hình chữ nhật cơ sở Đồ án Tốt nghiệp - 118 -

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F2,

− CT chọn một điểm xác định hoặc chọn vị trí bất kì trên trang thiết kế, rê chuột

− Hệ thống sẽ xuất hiện hộp thoại “Modaris”, dùng mũi tên lên xuống trên bàn phím để nhập thông số

+ Width: thông số chiều rộng nhập 32 inch + Heigh: thông số đương cao nhập 11 inch + Rotation: Góc xoay của hình chữ nhật (có thể bỏ qua)

− Sau khi nhập xong các giá trị vào khung bấm chọn ENTER để xem hình chữ nhật, CT vào vị trí bất kì để kết thúc lệnh

Hình 3.167: Giao diện hộp thoại của lệnh Rectangle

Hình 3.168: Khung chữ nhật cơ sở thiết kế thân áo

F1/Parallel (X): Tạo các đường song song cơ sở từ lệnh Đồ án Tốt nghiệp - 119 -

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1,

− CT chọn đường gốc là các cạnh khung chữ nhật (đường cần sao chép để tạo các đường song song), rê sang trái hoặc rê sang phải theo vị trí mong muốn

− Hệ thống sẽ xuất hiện hộp thoại “Modaris”, dùng mũi tên lên xuống trên bàn phím để nhập thông số khoảng cách vào hộp thoại (chú ý dấu âm dương khi rê đường sang trái hoặc sang phải)

+ Sâu cổ sau = -0.5 inch + Hạ xuôi vai = 2 inch + Hạ eo = 18 inch

+ Độ lượn vạt áo = 2 inch

− Sau khi nhập xong các giá trị, bấm ENTER để kết thúc lệnh

Hình 3.170: Giao diện hộp thoại của lệnh Parallel

Hình 3.171: Các đường cơ sở tạo hình chi tiết

F1/ Developed (v): Lấy dấu các vị trí đặc biệt từ lệnh

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1, CT chọn lệnh Developed

− CT vào điểm gốc trên đường và di chuyển chuột về phía muốn tạo điểm trên đường Đồ án Tốt nghiệp - 120 -

Chú ý: muốn điểm này trượt sang đường khác có chung điểm gốc với đường cũ ta bấm phím cách (Spacebar) trên bàn phím

− Hệ thống sẽ xuất hiện hộp thoại “Modaris”, dùng mũi tên lên xuống trên bàn phím để nhập thông số khoảng các điểm cần tạo so với điểm gốc

Hình 3.172: Giao diện hộp thoại của lệnh Developed

− Sau khi nhập xong các giá trị, bấm ENTER để kết thúc lệnh

Hình 3.173: Các điểm đặt biệt của chi tiết

Bước 2: Vẽ hạ cổ, vào cổ

F1/Straight (0): vẽ đường vuông góc với đường thẳng từ một điểm cho trước

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1, CT chọn lệnh Straight

− Giữ phím Shift, CT vào điểm được xác định trên đường thẳng, nhả chuột, rê chuột ra 1 đoạn nhất định sẽ hình thành một đường thẳng thứ hai vuông góc với đường thẳng thứ nhất

− Hệ thống sẽ xuất hiện hộp thoại “Modaris”, nhập thông số khoảng cần tạo so với điểm gốc hoặc nếu không yêu cầu thông số chính xác thì có thể kéo đến vị trí mong muốn và CT để cố định mà không phải nhập thông số vào hộp thoại Đồ án Tốt nghiệp - 121 -

Bấm ENTER để kết thúc lệnh đối với trường hợp nhập thông số

F3/Adjust 2 lines: Cắt đoạn dư được xác định bởi một đường giao khác ơ cổ áo

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F3,

− Trên menu F3, CT chọn lệnh Adjust 2 lines

− CT vào đoạn đối diện với đoạn muốn cắt, CT vào đường giới hạn

Hình 3.175: Khung thân áo sau khi vẽ hạ cổ và vào cổ

F1/ Straight (0): Vẽ đường thẳng vai trung bình

− CT chọn menu F1, CT chọn lệnh Straight, sau đó CT chọn điểm vào cổ, rê chuột và

CT chọn điểm ngang vai

F1/ Parallel (X): Vẽ các đường chồm vai song song với đường vai trung bình Đồ án Tốt nghiệp - 122 -

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1, CT chọn lệnh Parallel

− CT chọn đường vai trung bình, rê sang trái và rê sang phải để tạo chồm vai thân trước và chồm vai thân sau

− Hệ thống sẽ xuất hiện hộp thoại “Modaris”, dùng mũi tên lên xuống trên bàn phím để nhập thông số khoảng cách vào hộp thoại

+ Chồm vai thân sau nhập -1.5 inch

+ Chồm vai thân trước nhập 1.5 inch

− Sau khi nhập xong các giá trị bấm ENTER để kết thúc lệnh

Hình 3.176: Khung thân áo sau khi vẽ chồm vai

Bước 4: Đánh cong vòng cổ

• Vẽ vòng cổ thân trước

F1/Parallel: Vẽ đường song song và cách hạ cổ 0.3 cm bằng lệnh

Thao tác: tương tự bước 3

F1/ Bezier (b): Đánh cong vòng cổ thân trước bằng lệnh tạo đường cong tiếp tuyến

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1, CT chọn lệnh Bezier Đồ án Tốt nghiệp - 123 -

− CT chọn điểm đầu (điểm hạ cổ), CP chọn điểm cuối (điểm vào cổ) đoạn muốn tạo đường cong

− Điều chỉnh đường thẳng thành đường cong, vào menu Display, chọn chức năng Handless (Shift h)

− Sau đó vào menu F3, CT chọn lệnh Reshape (r), bấm chuột vào đường tiếp tuyến di chuyển đường cong đến vị trí mình muốn, CT để cố định đường

Hình 3.178: Menu lệnh Handles Hình 3.179: Menu lệnh Reshape Đồ án Tốt nghiệp - 124 -

Hình 3.180: Khung thân áo sau khi vẽ vòng cổ trước

• Vẽ vòng cổ thân sau:

F1/ Straight (0): Nối 2 điểm đầu chồm vai

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1, CT chọn lệnh Straight

− CT chọn điểm đầu chồm vai thân trước, rê chuột và CT chọn điểm đầu chồm vai thân sau

F1/Parallel (X): Dựng đường song song với đường vừa vẽ và tiếp tuyến với vòng cổ thân trước

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1

− Trên menu F1, CT chọn lệnh Parallel

− CT chọn đường vừa vẽ, rê chuột lên trên, đến khi đường đang rê tiếp tuyến với vòng cổ thân trước, CT cố định đường Đồ án Tốt nghiệp - 125 -

Hình 3.181: Khung thân áo sau khi vẽ đường tiếp tuyến với vòng cổ trước

F1/ Bezier (b): Đánh cong vòng cổ thân sau

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1

− Trên menu F1, CT chọn lệnh Bezier

− CT chọn điểm đầu (điểm vào cổ trên chồm vai thân sau), giữ Shift CT chọn điểm vào cổ, CP vào điểm cuối (điểm hạ cổ sau)

+ Chọn lệnh Curve PTS ở Menu hỗ trợ để hiện các điểm đỏ

Hình 3.182: Menu lệnh Curve PTS

+ Dùng Add point trong menu F1 và giữ shift để thêm điểm đỏ nếu cần thiết + Vào menu F3, CT chọn lệnh Reshape (r), chỉnh sửa vị trí các điểm đỏ trên đường cong cổ sau

• Kiểm tra thông số vòng cổ

F8/ Length (l): Đo chiều dài vòng cổ Đồ án Tốt nghiệp - 126 -

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F8

− Trên menu F8, CT chọn lệnh Length

− CT chọn điểm đầu vòng cổ thân trước, CT chọn điểm cuối vòng cổ thân trước, số đó sẽ được cập nhật trong bảng Spreadsheet

− CT chọn điểm đầu vòng cổ thân sau, CT chọn điểm cuối vòng cổ thân sau, số đó sẽ được cập nhật trong bảng Spreadsheet

− Vào menu F8, CT chọn lệnh Spreadsheet (Alt+t) để xem thông số vòng cổ trước và vòng cổ sau

Trong bảng Spreadsheet, vào Edit chọn Cumul để cộng số đo 2 vòng cổ lại, sau đó kiểm tra so với tài liệu kỹ thuật

Hình 3.184: Giao diện bảng thông số kiểm tra vòng cổ

• Lật kiểm tra khớp cổ: Đồ án Tốt nghiệp - 127 -

F1/ Sym.Axis (x): Tạo trục đối xứng là đường vai con

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1

− Trên menu F1, CT chọn lệnh Sym.Axis

− CT vào điểm đầu và điểm cuối đường đã được xác định tạo trục đối xứng (đường vai con) Đường đối xứng tạo ra có màu xanh đậm và ngắt khúc

F1/ Symmetrize (Y): Mở một phần trên chi tiết, đối xứng qua trục đã được tạo

− Sau khi đã có một trục đối xứng, giữ phím Shift, CP chọn những đường cần mở (đường cổ sau)

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1

− Trên menu F1, chọn lệnh Symmetrize

− CT vào đường bất kì đã chọn trước đó

F3/ Reshape (r): Chỉnh sửa vòng cổ sau khi lật

− CT vào Curve PTS ở menu hỗ trợ để hiện các điểm đỏ

− Vào menu F3, CT chọn lệnh Reshape (r), chỉnh sửa vị trí các điểm đỏ trên đường cong cổ sau cho phù hợp với cổ trước

− Chọn lại lệnh Symmetrize (Y), lật đối xứng vòng cổ sau khi đã chỉnh sửa

− Delete giữ shift xóa các đường thừa Đồ án Tốt nghiệp - 128 -

Hình 3.186: Chi tiết khi lật kiểm tra vòng cổ

Bước 5: Lấy số đo ngang ngực

F2/ Circle: Vẽ đường tròn bán kính = 9.5 inch

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F2

− Trên menu F2, CT chọn lệnh Circle

− CT chọn vị trí được xác định là tâm đường tròn (điểm ngang vai)

− Hệ thống sẽ xuất hiện hộp thoại “Modaris”, dùng mũi tên lên xuống trên bàn phím để nhập thông số đường kính = 19 inch

Hình 3.188: Giao diện hộp thoại của lệnh Circle

− Sau khi nhập xong các giá trị, bấm ENTER để kết thúc lệnh Đồ án Tốt nghiệp - 129 -

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1

− Trên menu F1, CT chọn lệnh Straight;

− CT vào điểm cố định (giao điểm của đường tròn với khung chữ nhật)

− Hệ thống sẽ xuất hiện hộp thoại “Modaris”, dùng mũi tên lên xuống trên bàn phím để nhập thông số độ dài đường thẳng vào hộp thoại

+ Dx: độ dài đường thẳng theo trục X = 0 inch

+ Dy: độ dài đường thẳng theo trục Y = -11inch

+ Dl: độ dài đường tự do hoặc cố định bởi góc quay (không cần điền)

+ Rotation: Góc xoay của đường thẳng trong mặt phẳng tọa độ (không cần điền)

Hình 3.189: Giao diện hộp thoại của lệnh Straight

− Sau khi nhập xong các giá trị, bấm ENTER để kết thúc lệnh

F1/ Parallel (X): Vẽ đường ngang ngực

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1, chọn lệnh Parallel

− CT chọn đường ngang nách, rê chuột sang trái

− Hệ thống sẽ xuất hiện hộp thoại “Modaris”, dùng mũi tên lên xuống trên bàn phím để nhập thông số khoảng cách = 1 inch

− Sau khi nhập xong các giá trị, bấm ENTER để kết thúc lệnh Đồ án Tốt nghiệp - 130 -

Hình 3.190: Chi tiết sau khi vẽ đường ngang ngực

F1/ Bezier (b): Đánh cong đường sườn

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1

− Trên menu F1, CT chọn lệnh Bezier

− CT chọn điểm đầu (điểm ngang mông), giữ Shift CT chọn điểm ngang eo, CP vào điểm cuối (điểm ngang ngực) để tạo đường sườn

− Điều chỉnh đường cong, vào menu Display, CT chọn Handless (Shift h)

− Sau đó vào menu F3, CT chọn Reshape (r), CT vào đường tiếp tuyến di chuyển đường cong đến vị trí mình muốn, CT để cố định đường

F3/ Len.Str.Line: Kéo dài đường sườn ở điểm ngang ngực Đồ án Tốt nghiệp - 131 -

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F3

− Trên menu F3, CT chọn lệnh Len.Str.Line

− CT vào đầu đoạn muốn kéo dài đường thẳng, nhả chuột, kéo ra một đoạn đi qua đường ngàng nách, CT cố định điểm sau khi đã kéo dài đường

− Vào menu F3, chọn lệnh Adjust 2 lines để cắt đường thừa

− CT chọn đường ngang nách, CT vào đường vừa kéo dài để kéo dài đường ngang nách

− CT chọn đường vừa kéo dài, CT vào đường ngang nách để cắt bớt đường thừa

Hình 3.192: Chi tiết sau khi vẽ đường sườn áo sơ mi

F1/ Bezier (b): Đánh cong vòng nách trước và sau

(Thao tác tương tự bước 4) Đồ án Tốt nghiệp - 132 -

Hình 3.193: Chi tiết sau khi vẽ đường cong vòng nách

Bước 8: Kiểm tra vòng nách

• Lật trục kiểm tra độ mượt vòng nách

F1/ Symmetrize (Y): Lật đối xứng vòng nách sau để kiểm tra với đường gốc là đường vai con đã tạo ở bước 4 (Thao tác tương tự bước 4)

F3/ Reshape (r): Chỉnh sửa vòng nách sau khi lật

− CT vào Curve PTS ở menu hỗ trợ để hiện các điểm đỏ

− Vào menu F3, CT chọn lệnh Reshape (r), chỉnh sửa vị trí các điểm đỏ trên đường cong nách sau cho phù hợp với đường cong nách trước

− Chọn lại lệnh Symmetrize (Y), lật đối xứng vòng cổ sau khi đã chỉnh sửa

− Delete giữ shift xóa các đường thừa

Hình 3.194: Chi tiết khi lật kiểm tra vòng nách thân sau Đồ án Tốt nghiệp - 133 -

• Đo kiểm tra thông số vòng nách

F8/ Length (l): Đo chiều dài vòng nách

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F8

− Trên menu F8, CT chọn lệnh Length

− CT chọn điểm đầu vòng nách trước, CT chọn điểm cuối vòng nách trước, số đo sẽ được cập nhật trong bảng Spreadsheet

− CT chọn điểm đầu vòng nách sau, CT chọn điểm cuối vòng nách sau, số đo sẽ được cập nhật trong bảng Spreadsheet

− Vào menu F8, CT chọn Spreadsheet (Alt+t) để xem thông số vòng nách trước và vòng nách sau

− Trong bảng Spreadsheet, vào Edit chọn Cumul để cộng số đo vòng nách trước và vòng nách sau, sau đó kiểm tra so với tài liệu kỹ thuật (= 21 inch)

Hình 3.195: Giao diện bảng thông số kiểm tra vòng nách

F3/ Reshape (r): Chỉnh sửa đường cong nách khi chưa đúng thông số

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn chức năng Print (Nhìn đường cũ) ở menu hỗ trợ

− Vào menu Display, CT chọn Handless (Shift h)

− Trên menu F3, CT chọn lệnh Reshape

− CT vào đường tiếp tuyến để điều chỉnh đường cong đến vị trí mình muốn, CT vào Đồ án Tốt nghiệp - 134 -

− Đo lại thông số và chỉnh đến khi đảm bảo đúng với tài liệu kỹ thuật

Bước 9: Vẽ đường lai áo

F1/Parallel (X): Vẽ đường thẳng song song cách đường cơ sở lai sau 0.39 inch

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1, CT chọn lệnh Parallel

− CT chọn đường thẳng lai sau, rê sang trái

− Hệ thống sẽ xuất hiện hộp thoại “Modaris”, dùng mũi tên lên xuống trên bàn phím để nhập thông số khoảng cách = -0.39 inch

− Sau khi nhập xong các giá trị bấm ENTER để kết thúc lệnh

F1/ Bezier (b): Đánh cong lai áo

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1, CT chọn lệnh Bezier

− CT chọn điểm đầu (điểm ngang mông), CP vào điểm cuối (điểm sa vạt lai sau)

− Điều chỉnh đường cong, vào menu Display, CT chọn lệnh Handless (Shift h)

− Sau đó vào menu F3, CT chọn lệnh Reshape (r), CT vào đường tiếp tuyến di chuyển đường cong đến vị trí mình muốn, CT để cố định đường

− Thực hiện tương tự cho đường cong lai trước

Hình 3.196: Chi tiết sau khi vẽ lai áo sơ mi

F1/Parallel (X): Vẽ cao đô = 4.25 inch với đường gốc tại vị trí hạ cổ sau (Thao tác tương tự bước 9)

F3/ Adjust 2 lines: Cắt đường ngang đô và vòng nách thừa

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F3, chọn lệnh Adjust 2 lines Đồ án Tốt nghiệp - 135 -

− CT vào đoạn đối diện với đoạn muốn cắt, CT vào đường giới hạn

Hình 3.197: Chi tiết sau khi vẽ đô sau

F1/Parallel (X): Vẽ đường song song các đường ngang đô 0.25 inch (Thao tác tương tự bước 9)

F3/ Len.Str.Line: Kéo dài đường vừa vẽ

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F3, chọn lệnh Len.Str.Line

− CT vào đường thẳng vừa tạo, nhả chuột, rê chuột ra một đoạn

− Hệ thống sẽ xuất hiện hộp thoại “Modaris”, dùng mũi tên lên xuống trên bàn phím để nhập thông số khoảng cách = 0.75 inch

Hình 3.198: Giao diện hộp thoại của lệnh Len.Str.Line

− Sau khi nhập xong các giá trị bấm ENTER để kết thúc lệnh

Hình 3.199: Chi tiết sau khi kéo dài đường ngang đô

F1/ Bezier (b): Vẽ lại vòng nách thân sau (Thao tác tương tự bước 9) Đồ án Tốt nghiệp - 136 -

Hình 3.200: Chi tiết sau khi đánh cong lại vòng nách thân sau

F1/ Bezier (b): Đánh cong đường đô thân sau (Thao tác tương tự bước 9)

• Kiểm tra thông số vòng

F8/ Length (l): Đo vòng nách trước, vòng nách sau trên thân và vòng nách đô (Thao tác tương tự bước 8)

Hình 3.201: Giao diện bảng thông số kiểm tra vòng nách

F1/Parallel (X): Vẽ đường nẹp áo (Thao tác tương tự lệnh Parallel ở bước 1)

+ ẵ Rộng nẹp ỏo phớa ngoài = - 0.75

+ ẵ rộng nẹp ỏo phớa trong thõn = 0.75

F3/ Len.Str.Line: Kéo dài đường cong vòng cổ trước đến cạnh nẹp

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F3, CT chọn lệnh Len.Str.Line

− CT vào đường cong cổ trước, nhả chuột Đồ án Tốt nghiệp - 137 -

− Hệ thống sẽ xuất hiện hộp thoại “Modaris”, dùng mũi tên lên xuống trên bàn phím để nhập thông số khoảng cách = 0.75 inch

− Sau khi nhập xong các giá trị bấm ENTER để kết thúc lệnh

Hình 3.202: Chi tiết sau khi xác định nẹp áo sơ mi

F1/ Sym.Axis (x): Tạo trục đối xứng là đường tâm cúc (Thao tác tương tự lệnh Sym.Axis ở bước 4)

F1/ Symmetrize (Y): Lật đối xứng vòng vòng cổ và đường lai thân trước qua đường tâm cúc (Thao tác tương tự lệnh Symmetrize ở bước 4)

F1/Parallel (X): Vẽ đường nẹp gấp vào với độ rộng = 1.5 inch (Thao tác tương tự lệnh

Parallel vẽ đường nẹp áo ở cùng bước 12)

Hình 3.203: Chi tiết sau khi tiến hành lật vòng cổ và vòng lai thân trước Đồ án Tốt nghiệp - 138 -

F3/ Adjust 2 lines: Kéo dài đường nẹp bị thiếu (Thao tác tương tự bước 10)

Hình 3.204: Chi tiết sau khi vẽ nẹp áo sơ mi

F1/ Developed (v): Lấy dấu xếp ly thân sau

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1, chọn lệnh Developed

− CT vào điểm gốc (điểm đầu nách thân sau)

− Hệ thống sẽ xuất hiện hộp thoại “Modaris”, dùng mũi tên lên xuống trên bàn phím để nhập thông số khoảng các điểm cần tạo so với điểm gốc

+ Vị trí xếp ply = -3 inch

+ Độ rộng của ply = 3.75 inch

− Sau khi nhập xong các giá trị bấm ENTER để kết thúc lệnh

Hình 3.205: Chi tiết sau khi xác định vị trí ply thân sau

Bước 13: Lấy vị trí túi

F1/ Straight (0): Vẽ đường từ đầu chồm vai thân trước, song song với ngang ngực

Thao tác: Đồ án Tốt nghiệp - 139 -

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1, CT chọn lệnh Straight;

− CT vào điểm góc cổ vai thân trước;

− Hệ thống sẽ xuất hiện hộp thoại “Modaris”, dùng mũi tên lên xuống trên bàn phím để nhập thông số độ dài đường thẳng vào hộp thoại

+ Dx: độ dài đường thẳng theo trục X = 0 inch

+ Dy: độ dài đường thẳng theo trục Y (số đo không cần chính xác)

− Sau khi nhập xong các giá trị bấm ENTER để kết thúc lệnh

F1/ Parallel (X): Tạo các đường song song để lấy vị trí túi

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1

− Trên menu F1, CT chọn lệnh Parallel

− CT chọn đường góc cổ vai vừa vẽ, rê chuột sang trái

− Hệ thống sẽ xuất hiện hộp thoại, dùng mũi tên lên xuống trên bàn phím để nhập thông số khoảng cách

+ Vị trí miệng túi = -8 inch

− CT chọn đường cạnh nẹp, rê chuột lên trên

+ Vị trí cạnh túi = 3 inch

− Sau khi nhập xong các giá trị bấm ENTER để kết thúc lệnh

Hình 3.206: Chi tiết sau khi xác định vị trí túi

F3/ Adjust 2 lines: Cắt đường túi thừa

(Thao tác tương tự bước 10) Đồ án Tốt nghiệp - 140 -

Hình 3.207: Chi tiết sau khi xác định vị trí túi

F3/ Attach: Ghép hai điểm hở ở 4 góc túi thành 1 điểm

− Từ giao diện phần mềm Modaris, nhấn Enter để phóng to vị trí điểm cần ghép ra giữa màn hình

− CT chọn menu F3, CT chọn lệnh Attach

CT chọn điểm thứ 1, di chuyển chuột đến điểm thứ 2 (điểm cố định), CT vào điểm thứ 2 để kết thúc lệnh Đồ án Tốt nghiệp - 141 -

F2/ Tangent arc (Ctrl B): Bo góc tròn

Hình 3.210: Chi tiết sau khi bo tròn góc túi

F3/ Len.Str.Line: Kéo dài cạnh túi ở hai bên với thông số = 1.1875 inch (Thao tác tương tự lệnh Len.Str.Line ở bước 12)

F1/ Parallel (X): Vẽ đường song song miệng túi với thông số khoảng là 2 inch (Thao tác tương tự lệnh Parallel cùng bước 13)

F1/ Division: Chia đoạn thẳng vừa tạo thành 2 đoạn bằng nhau

− Từ giao diện phần mềm Modaris, nhấn Enter để phóng to vị trí điểm cần ghép ra giữa màn hình

− CT chọn menu F2, chọn lệnh Tangent arc

− CT chọn góc túi, rê chuột

− Hệ thống sẽ xuất hiện hộp thoại, dùng mũi tên lên xuống trên bàn phím để nhập thông số bo góc 0.75 inch

Hình 3.209: Giao diện hộp thoại của lệnh Tangent arc

− Vào menu F3, CT chọn lệnh Adjust 2 lines để cắt đường thừa ở góc bo

− Vào menu F3, CT chọn lệnh Attach ( ( ) ghép các điểm hở ở phần bo tròn lại thành một điểm Đồ án Tốt nghiệp - 142 -

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1,

− CT vào điểm thứ nhất và kéo chuột đến điểm thứ hai của đoạn muốn chia

− Hệ thống sẽ xuất hiện hộp thoại “Modaris”, dùng mũi tên lên xuống trên bàn phím để nhập số đoạn muốn chia

Hình 3.212: Giao diện hộp thoại của lệnh Division

− Sau khi nhập xong các giá trị bấm ENTER để kết thúc lệnh

F1/ Straight (0): Vẽ cạnh vát miệng túi

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1, chọn lệnh Straight

− CT vào điểm kéo dài cạnh túi, kéo chuột đến điểm thứ hai CT chọn điểm vừa mới chia đôi

− Delete giữ shift xóa đường thừa Đồ án Tốt nghiệp - 143 -

Hình 3.214: Chi tiết thân áo hoàn chỉnh sau khi hoàn thành thiết kế

Bước 14: Lấy vị trí khuy nút

F1/ Relative point: Xác định vị trí cúc

− Từ giao diện phần mềm Modaris, chọn loại điểm định vị trong menu hỗ trợ (dấu này nó chỉ có tác dụng khi thiết kế, khi in thì chỉ có duy nhất một kiểu như dấu nhân thôi)

Hình 3.215: Giao diện thiết lập loại điểm định vị

− CT chọn menu F1, chọn lệnh Relative point

− CT vào điểm gốc (điểm hạ cổ trước), kéo chuột về hướng muốn tạo điểm định vị

− Hệ thống sẽ xuất hiện hộp thoại “Modaris”, dùng mũi tên lên xuống trên bàn phím để nhập số khoảng cách

+ Nút đầu tiên = 3.095 inch Đồ án Tốt nghiệp - 144 -

Hình 3.216: Giao diện hộp thoại của lệnh Relative point

+ Nút cuối cùng cách nút đầu tiên = 17.5 inch

− Sau khi nhập xong các giá trị bấm ENTER để kết thúc lệnh

F1/ Division: Chia đoạn thẳng vừa tạo thành 5 đoạn bằng nhau (Thao tác tương tự lệnh

Hình 3.217: Chi tiết sau khi xác định vị trí khuy nút

Bước 15: Dựng khung thiết kế

F2/ Rectangle: Tạo hình chữ nhật cơ sở

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F2, chọn lệnh Rectangle

− CT chọn một điểm xác định hoặc chọn vị trí bất kì trên trang thiết kế, rê chuột

− Hệ thống sẽ xuất hiện hộp thoại “Modaris”, dùng mũi tên lên xuống trên bàn phím để nhập thông số

+ Width: thông số chiều rộng nhập = 8.25 inch

+ Heigh: thông số đương cao nhập = 1.375 inch

+ Rotation: Góc xoay của hình chữ nhật có thể bỏ qua

− Sau khi nhập xong các giá trị bấm ENTER để xem hình chữ nhật, CT vào vị trí bất kì để kết thúc lệnh Đồ án Tốt nghiệp - 145 -

Hình 3.218: Khung chữ nhật cơ sở thiết kế chân bâu

F1/ Parallel (X): Vẽ các đường thẳng song song

Thao tác: Tương tự lệnh Parallel ở bước 13 thiết kế cụm thân Đường nằm ngang

− Từ đường ngang nằm dưới của khung thiết kế hạ xuống 0.2 inch

− Từ đường ngang nằm dưới của khung thiết kế lấy lên 0.39 inch

− Từ đường ngang nằm trên của khung thiết kế hạ xuống 0.39 inch Đường dọc

− Từ đường gấp đôi cổ áo lấy ra 7.5 inch làm đường tâm cúc

− Lấy ra 0.2 cm ở đầu cổ

Hình 3.219: Các đường cơ sở tạo hình chi tiết

F1/ Bezier (b): Vẽ chân bâu (Thao tác tương tự lệnh Bezier ở bước 9)

Hình 3.220: Chi tiết sau khi vẽ chân bâu

• Vẽ độ hở cà vạt

F1/ Parallel (X): Vẽ đường thẳng song song và cách đường tâm cúc = 1/8 inch (Thao tác tương tự lệnh Parallel ở bước 15) Đồ án Tốt nghiệp - 146 -

F2/ Circle: Vẽ vòng tròn với đường kính = 2 x 2.875 = 5.75 inch (Thao tác tương tự lệnh Circle ở bước 5)

Hình 3.221: Chi tiết sau khi vẽ vòng tròn xác định độ dài lá bâu

• Vẽ độ hở lá cổ:

F1/ Straight: Kẻ một đường xéo từ đầu chân bâu

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1

− Trên menu F1, chọn lệnh Straight

− CT vào điểm được xác định, nhả chuột, rê chuột ra 1 đoạn nhất định sẽ hình thành một đường thẳng, canh chỉnh vị trí theo mong muốn

F1/ Parallel (X): Vẽ đường thẳng song song đi qua tâm cúc và đường thẳng hở lá bâu cách đường đi qua tâm cúc vừa vẽ = 1.5 inch (Thao tác tương tự lệnh Parallel ở bước

Hình 3.222: Chi tiết sau khi xác định độ hở lá bâu

F1/ Straight (0): Vẽ đường thẳng từ tâm hình tròn cắt đường hở cà vạt 1.5 inch

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1, chọn lệnh Straight

− CT chọn điểm tâm đường tròn, kéo chuột đến điểm thứ hai CT chọn giao điểm đường tròn với độ hở lá cổ

F1/ Straight (0): Vẽ đường vuông góc với chân bâu

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1, chọn lệnh Straight

− Giữ phím Shift, CT vào điểm được xác định trên đường thẳng, nhả chuột, rê chuột ra 1 đoạn nhất định sẽ hình thành một đường thẳng thứ hai vuông góc với đường thẳng thứ nhất, CT để cố định điểm tại trí mong muốn

F1/ Parallel (X): Từ đường vuông góc vừa vẽ rê chuột cắt đường hở lá cổ

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1, CT chọn lệnh Parallel

− CT chọn đường vuông góc vừa vẽ, rê chuột sang trái cắt đường hổ lá cổ, CT cố định đường

F1/ Straight (0): Vẽ cạnh vát lá cổ (Thao tác tương tự lệnh Straight ở cùng bước 17) Đồ án Tốt nghiệp - 148 -

Hình 3.223: Chi tiết sau khi xác định độ hở lá bâu

F1/ Parallel (X): Lấy cao bản cổ =1 7/8 inch với đường gốc là đường ngang cạnh trên chân cổ(Thao tác tương tự lệnh Parallel ở bước 15)

F1/ Bezier (b): Vẽ đường cong lá cổ (Thao tác tương tự lệnh Bezier ở bước 16)

Hình 3.224: Chi tiết sau khi thiết kế lá bâu

F1/ Sym.Axis (x): Tạo trục đối xứng là đường cao chân cổ (Thao tác tương tự bước 4) F1/ Symmetrize (Y): Lật đối xứng bâu áo (Thao tác tương tự bước 4) Đồ án Tốt nghiệp - 149 -

Hình 3.225: Chi tiết sau khi lật bâu áo

Hình 3.226: Chi tiết thiết kế bâu áo sơ mi hoàn chỉnh

Bước 18: Vẽ khung tay áo

F2/ Rectangle: vẽ hình chữ nhật với thông số Y = 21.625 inch (Width), X = 9.5 inch (Height) (Thao tác tương tự bước 15)

Hình 3.227: Khung chữ nhật cơ sở thiết kế tay áo

Bước 19: Vẽ đường chéo nách

F2/ Circle: Vẽ vòng tròn xác định chéo nách với đường kính 20.6 inch (Thao tác tương tự bước 17) Đồ án Tốt nghiệp - 150 -

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1, chọn lệnh Straight

− CT chọn điểm tâm đường tròn, kéo chuột đến điểm thứ hai CT chọn giao điểm đường tròn với khung chữ nhật

Hình 3.228: Chi tiết sau khi xác định chéo nách

F1/ Straight (0): Vẽ đường ngang nách tại vị trí chéo nách giao với đường tròn, nhập giá trị của đường thẳng dx = 0, dy = 11 vào hộp thoại (Thao tác tương tự bước 5)

F1/ Parallel (X): Với đường gốc là đường ngang nách vừa vẽ, nhập thông số khoảng là -1 inch vào hộp thoại (Thao tác tương tự bước 5)

F1/ Developed (v): Xác định dấu cửa tay, nhập 5.5 inch vào hộp thoại (Thao tác tương tự bước 12) Đồ án Tốt nghiệp - 151 -

Bước 20: Vẽ đường sườn tay

F1/ Bezier (b): Vẽ đường sườn tay (Thao tác tương tự bước 11)

F3/ Len.Str.Line: Kéo dài đường sườn tay (Thao tác tương tự bước 11)

Hình 3.230: Chi tiết sau khi vẽ sườn nách tay

Bước 21: Vẽ đường cong nách tay

F1/ Bezier (b): Vẽ đường cong nách tay (Thao tác tương tự bước 11)

F1/ Sym.Axis (x): Tạo trục đối xứng (Thao tác tương tự bước 17)

F1/ Symmetrize (Y): Lật đối xứng tay áo (Thao tác tương tự bước 17)

F3/ Reshape (r): Chỉnh sửa cong đường nách trước (Thao tác tương tự bước 8) Đồ án Tốt nghiệp - 152 -

Bước 22: Đo kiểm tra thông số và hiệu chỉnh đường cong nách

F8/ Length (l): đo vòng nách trước, vòng nách sau (Thao tác tương tự bước 8)

F3/ Reshape (r): hiệu chỉnh lại vòng nách nếu số đo chưa chính xác (Thao tác tương tự bước 8)

Hình 3.232: Giao diện bảng thông số kiểm tra vòng nách tay

F1/ Developed (v): Xác định vị trí xẻ trụ = 2.36 inch từ sườn tay (Thao tác tương tự lệnh

F1/ Straight (0): Vẽ đường vẽ trụ (Thao tác tương tự lệnh Straight ở bước 5) Đồ án Tốt nghiệp - 153 -

Bước 24: Xác định vị trí ly tay áo

F1/ Developed (v): Xác định ly, nhập 1.125 inch vào hộp thoại

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1, chọn lệnh Developed

− CT vào điểm ngang cửa tay, nhả chuột

Chú ý: muốn điểm này trượt sang đường khác có chung điểm gốc với đường cũ ta bấm phím cách (Spacebar) trên bàn phím

− Hệ thống sẽ xuất hiện hộp thoại “Modaris”, dùng mũi tên lên xuống trên bàn phím để nhập thông số khoảng các điểm cần tạo so với điểm gốc

+ Vị trí ply đầu tiên nhập 1.125 inch

+ Độ rộng ply thứ nhất nhập 1.75 inch

+ Vị trí ply thứ hai nhập 2.5 inch

+ Độ rộng ply thứ hai nhập 3.125 inch

− Bấm ENTER để kết thúc lệnh

F2/ Notch (c): Tạo dấu bấm ở các vị trí mới đánh dấu

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F2, chọn lệnh Notch

− Chọn kiểu dấu bấm ở menu hỗ trợ

Hình 3.235: Giao diện kiểu dấu bấm owe menu hỗ trợ

− CT vào vị trí muốn tạo dấu bấm Đồ án Tốt nghiệp - 154 -

Hình 3.236: Chi tiết sau khi xác định vị trí ply

F2/ Rectangle: Vẽ hình chữ nhật với thông số Y = 6.25 inch (Width), X = 2 inch (Height)

(Thao tác tương tự lệnh Rectangle ở bước 18)

F1/ Parallel (X) Vẽ các đường song song (Thao tác tương tự lệnh Parallel ở bước 13)

Hình 3.237: Các đường cơ sở tạo hình chi tiết trụ lớn

F3/ Adjust 2 lines: Cắt đường các đường thừa (Thao tác tương tự bước 10)

F1/ Straight (0): Vẽ cạnh vát đầu trụ lớn

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F1

− Chọn lệnh Division chia đôi đoạn thẳng thành 2 đoạn bằng nhau (thao tác tương tự hướng dẫn lệnh division ở bước 13) Đồ án Tốt nghiệp - 155 -

− Sau đó chọn lệnh Developed (v) xác định vị trí vẽ cạnh vát, nhập 0.5 inch vào hộp thoại (thao tác tương tự hướng dẫn lệnh Developed ở bước 24)

− Vào menu F3 chọn Insert Point (Alt + 7) để chốt điểm trượt ở 2 đầu cạnh vát bằng cách

CT vào điểm trượt vừa tạo

− Trên menu F1, chọn lệnh Straight, CT vào điểm trượt vừa chốt, CT vào điểm giữa

Hình 3.238: Chi tiết sau khi vạt góc nhọn trụ lớn

F3/ Adjust 2 lines: Cắt đường thừa (Thao tác tương tự lệnh Adjust 2 lines ở bước 10)

Hình 3.239: Chi tiết trụ lớn hoàn chỉnh

F2/ Rectangle (T): Vẽ hình chữ nhật với thông số X = 5 (Width), Y = 0.78 (Height)

(Thao tác tương tự khi vẽ lệnh Rectangle ở trụ lớn)

F1/ Parallel (X): vẽ đường song song lấy đường gốc là cạnh ngang hình chữ nhật, nhập 0.39 inch vào hộp thoại (Thao tác tương tự khi vẽ lệnh Parallel ở trụ lớn)

Hình 3.240: Chi tiết trụ nhỏ hoàn chỉnh

F2/ Rectangle (T): vẽ hình chữ nhật với thông số X = 10.25 (Width), Y = 2.5 (Hight)

(Thao tác tương tự khi vẽ lệnh Rectangle ở bước 26) Đồ án Tốt nghiệp - 156 -

F2/ Tangent arc (Ctrl B): bo góc tròn, nhập 0.75 inch vào hộp thoại (Thao tác tương tự lệnh bo góc túi ở bước 13)

Hình 3.241: Chi tiết sau khi bo góc tròn mancheter

F3/ Adjust 2 lines: Cắt đường thừa (Thao tác tương tự lệnh Adjust 2 lines ở bước 10)

Hình 3.242: Chi tiết mancheter hoàn chỉnh

Bước 1: Bóc tách chi tiết Đồ án Tốt nghiệp - 157 -

− Từ giao diện phần mềm Modaris, CT chọn menu F4

− Trên menu F4, CT chọn lệnh Seam (o)

− CT chọn đường muốn tách cùng chi tiết, đường được chọn sẽ đổi thành màu xanh lá (Giữ Shift nếu muốn chọn nhiều đường);

Đánh giá các ứng dụng giữa hai phần mềm

Việc so sánh hai phần mềm Lectra và Gerber thường được thực hiện dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cụ thể của người dùng Dưới đây là Đồ án Tốt nghiệp - 184 - một số tiêu chí phổ biến để so sánh hai phần mềm dựa trên quá trình thiết kế mẫu và nhảy cỡ:

3.4.1 So sánh bối cảnh công ty

Cả hai đều cung cấp các giải pháp phần mềm thiết kế cho ngành thời trang và may mặc

Thương hiệu này được thành lập vào năm 1927 tại Fremont, Michigan bởi

Dorothy Gerber Đến năm 1968, Gerber Technology được thành lập bởi một nhóm kỹ sư và nhà phát triển sản phẩm với trụ sở tại Hoa

Thành lập vào năm 1973 tại Pháp bởi Jean và Bernard Etcheparre

Công ty này đã phát triển các sản phẩm như hệ thống Gerber Accumark-một phần mềm thiết kế rập nhảy size giác sơ, các phiên bản AccuMark 2D và 3D,

AccuPlan, AccuNest và giải pháp quản lý vòng đời sản phẩm YuniquePLM dựa trên điện toán đám mây, để giúp quản lý từ xa và cộng tác dễ dàng hơn

Với các sản phẩm như Lectra Modaris, Kaledo, Diamino và nhiều giải pháp khác Lectra còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn liên quan đến việc sử dụng các công nghệ của mình Lectra đã liên tục phát triển và cập nhật các giải pháp như Fashion on Demand by Lectra và Furniture on Demand by Lectra, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi kỹ thuật số và sản xuất theo nhu cầu

Theo báo cáo của McKinsey về xu hướng thời trang năm 2021, Gerber đã tập trung vào việc cải thiện tiện ích và tự động hóa từ thiết kế đến sản xuất, để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số tăng cao

Melissa Rogers, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc phần mềm tại Gerber, đã thể

Lectra đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý, bao gồm việc được Frost & Sullivan vinh danh với giải thưởng Lãnh đạo Sản phẩm Toàn cầu cho Versalis Leather Suite vào năm 2017

Paris, Thứ Ba, ngày 1 tháng 6 năm 2021–Lectra hoàn tất việc mua lại tất cả cổ phiếu đang lưu hành của Gerber Đồ án Tốt nghiệp - 185 - hiện cam kết của công ty trở thành đối tác cần thiết cho ngành công nghiệp thời trang, hỗ trợ khách hàng vượt qua thách thức và phát triển thành công trong tương lai

Technology có trụ sở tại Hoa Kỳ, để mở rộng sứ mệnh cung cấp giải pháp công nghệ cho ngành thời trang và may mặc

Và mặc dù vẫn chưa có thông tin chắc chắn về cách thức phát triển của công ty này trong tương lai nhưng cả hai vẫn là phần mềm độc lập kể từ tháng 1 năm

3.4.2 Thao tác sử dụng (Hỗ trợ quá trình thiết kế: Thành phẩm, nhảy cỡ và bán thành phẩm)

+ Miền lưu giữ + Quy định môi trường làm việc, + Quy định thông số dấu bấm, + Bảng quy tắc nhảy cỡ

Tiến trình thiết lập đơn giản: + Thiết lập thư mục đường dẫn + Thiết lập quy tắc nhảy cỡ

Lưu trữ Tạo thư mục riêng biệt trên phần mềm để lưu trữ, dễ dàng quản lý và tra cứu

Tạo thư mục trong ổ đĩa, đường dẫn lằng nhằng, dễ lưu nhầm file

Các chi tiết sau khi bóc tách được lưu riêng biệt trong thư mục đã khai báo trước đó Mỗi chi tiết sẽ là một folder trong giao diện content của Explorer Bar

Tất cả các chi tiết được lưu chung trong miền làm việc

Mở file đã thiết kế

Do mỗi chi tiết sẽ là một folder trong giao diện content của Explorer Bar nên khi mở để xem cần phải chọn chi tiết/ quét hết tất cả chi tiết để chuyển sang Pattern Design

Mở file Modaris đã lưu trong đường dẫn, các chi tiết sẽ hiện lên trong miền làm việc Đồ án Tốt nghiệp - 186 -

(Chuột phải) Được dùng đồng thời với chuột trái: cho phép truy xuất chức năng nhập thông số kích thước trên vùng User Input (từ Cursor sang Value) và ngược lại

Thao tác chuột phải lên chi tiết để mở Menu thường trực

Thao tác quét điểm chọn và kết thúc lệnh (tạo đường, bóc tách,

(Chuột trái) Đa phần các lệnh, các thao tác đều sử dụng (chọn điểm, dấu bấm, đường, chi tiết,…) Đa phần các lệnh, thao tác đều sử dụng

Phím tắt Ít hệ thống phím tắt, các tổ hợp phím tắt không quen thuộc và vị trí tổ hợp phím cách xa nhau (ví dụ lệnh Flip Piece (Shift F9), Clip (Ctrl F8),…)

Thao tác phần nhiều dựa vào công cụ hỗ trợ trên thanh công cụ

Hệ thống phím tắt đa dạng, tổ hợp phím tắt là các chữ cái trên bàn phím nên thao tác rất nhanh nếu đã quen thuộc

Các phím tắt có chữ hoa và chữ thường nên dễ gây nhầm lẫn

Nhiều lệnh và mỗi một lệnh sẽ đảm nhận một chức năng (ví dụ: thao tác xóa đương, xóa điểm, xóa dấu bấm sẽ có 3 lệnh hỗ trợ nằm trong menu lệnh khác nhau)

Tích hợp nhiều chức năng vào một lệnh (ví dụ: một lệnh delete có thể xóa đương, xóa điểm, xóa dấu bấm chỉ cần giữ thêm shift để có thể đảm nhận các vai trò khác nhau)

Số lần click chuột cần thiết

Phải click chuột vào menu lệnh, click chuột để chọn lệnh mong muốn và thực hiện lệnh Để kết thúc lệnh phải click chuột và nhấn

Ok, tốn một khoảng thời gian thao tác

Phần mềm sử dụng hệ thống phím tắt rất nhiều nên sẽ hạn chế tối đa số lần click chuột để chọn lệnh, rút ngắn thời gian thao tác

Bắt điểm chính xác Bắt điểm chưa chính xác: Đồ án Tốt nghiệp - 187 -

Các giao điểm không chính xác, phải sử dụng kèm thêm lệnh Attach để ghép 2 điểm hở lại Thuận tiện kiểm tra

Không thao tác được trong bảng số đo

Thao tác được trong bảng thông tin số đo

Thực hiện hiệu chỉnh từng điểm Không có lệnh điều chỉnh bằng đường tiếp tuyến

Có lệnh hiệu chỉnh từng điểm và lệnh điều chỉnh bằng đường tiếp tuyến tuy nhiên màu các đường trùng với đường vẽ nên dễ nhầm lẫn khi các đường quá nhiều Bóc tách Nhấp chuột chọn đường viền xung quan chi tiết theo thứ tự chiều kim đồng hồ => Dễ ấn nhầm đường

Nhấp chuột chọn khối bên trong chi tiết => Dễ bỏ sót một khối nhỏ khi có nhiều đường dóng

Lưu trữ sau bóc tách

Lưu trữ, đặt tên từng chi tiết trong thư mục được tạo trước đó, đưa các lên menu icon để vùng làm việc trống hơn

Lưu trữ hàng loạt các chi tiết khi đã hoàn thành bóc tách, các chi tiết vẫn ở vùng làm việc nhưng sẽ tách ra từng trang riêng biệt khi phóng to

Canh sợi Canh sợi mặc định khi chọn lệnh

Khi lật, xoay chi tiết cần dùng lệnh điều chỉnh lại canh sợi

Tự vẽ thông qua lệnh nên dễ chỉnh sửa

Khớp mẫu Có lệnh đặt chi tiết này trùng với chi tiết khác tại một điểm và quay nó quanh điểm đó => để khớp mẫu, chỉnh sửa

Ngày đăng: 18/11/2024, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w