1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế trang phục dạ hội lấy cảm hứng từ hoa sen và nghệ thuật smocking cho nữ độ tuổi 20 đến 30

187 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế trang phục dạ hội lấy cảm hứng từ hoa sen và nghệ thuật smocking cho nữ độ tuổi 20 đến 30
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hậu, Nguyễn Thị Ngọc Hiền
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Châu
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ May
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 187
Dung lượng 15,3 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (21)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (21)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (22)
    • 1.3 Đối tượng nghiên cứu (22)
    • 1.4 Phương pháp nghiên cứu (22)
    • 1.5 Giới hạn đề tài (22)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (23)
    • 2.1 Khái niệm bộ sưu tập (23)
    • 2.2 Xu hướng thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ hoa sen năm 2025 (23)
      • 2.2.1 Tổng quan về đầm dạ hội (23)
      • 2.2.2 Cảm hứng hoa sen trong trang phục dạ hội (25)
      • 2.2.3 Xu hướng thời trang dạ hội năm 2025 (27)
        • 2.2.3.1 Kiểu dáng (27)
        • 2.2.3.2 Chất liệu (31)
        • 2.2.3.3 Màu sắc (33)
    • 2.3 Lịch sử hình thành nghệ thuật Smocking (36)
      • 2.3.1 Khái niệm và đặc điểm (36)
      • 2.3.2 Lịch sử hình thành (37)
      • 2.3.3 Ứng dụng của Smocking đến trang phục (41)
        • 2.3.3.1 Trong may mặc (41)
        • 2.3.3.2 Trong các lĩnh vực khác (42)
      • 2.3.4 Phân loại (42)
    • 2.4 Đặc điểm nhân trắc học của nữ độ tuổi 20-30 (44)
      • 2.4.1 Sự phát triển về thể chất, tâm sinh lý (44)
      • 2.4.2 Đặc điểm hình thái cơ thể (45)
  • CHƯƠNG 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (48)
    • 3.1 Giới thiệu bộ sưu tập (48)
      • 3.1.1 Ý tưởng bộ sưu tập (48)
      • 3.1.2 Màu sắc chủ đạo (48)
      • 3.1.3 Chuẩn bị về nguyên phụ liệu (49)
    • 3.2 Hình vẽ phác họa bộ sưu tập (49)
    • 3.3 Thông số ni mẫu: Đơn vị tính cm (50)
    • 3.4 Quy trình thiết kế và dựng hình rập Mẫu 1 (51)
      • 3.4.1 Quy trình thiết kế (51)
      • 3.4.2 Quá trình fit mẫu (59)
      • 3.4.3 Bộ rập thành phẩm Mẫu 1 (60)
      • 3.4.4 Bộ rập bán thành phẩm Mẫu 1 (64)
      • 3.4.5 Bộ rập keo Mẫu 1 (69)
      • 3.4.6 Mô tả mẫu Mẫu 1 (70)
      • 3.4.7 Thông số kích thước thành phẩm Mẫu 1 (72)
      • 3.4.8 Bảng định mức NPL Mẫu 1 (75)
      • 3.4.9 Hướng dẫn sử dụng NPL Mẫu 1 (77)
      • 3.4.10 Đánh số - ép keo Mẫu 1 (80)
      • 3.4.11 Quy cách may Mẫu 1 (84)
      • 3.4.12 Quy trình may Mẫu 1 (86)
      • 3.4.13 Hướng dẫn kiểm tra mã hàng Mẫu 1 (88)
      • 3.4.14 Quy cách gắn nhãn - đóng gói Mẫu 1 (94)
    • 3.5 Quy trình thiết kế và dựng hình rập Mẫu 2 (96)
      • 3.5.1 Quy trình thiết kế Mẫu 2 (96)
      • 3.5.2 Quá trình fit Mẫu 2 (105)
      • 3.5.3 Bộ rập thành phẩm Mẫu 2 (106)
      • 3.5.4 Bộ rập bán thành phẩm Mẫu 2 (111)
      • 3.5.5 Bộ rập keo Mẫu 2 (115)
      • 3.5.6 Mô tả mẫu Mẫu 2 (116)
      • 3.5.7 Thông số kích thước thành phẩm Mẫu 2 (118)
      • 3.5.8 Định mức NPL Mẫu 2 (122)
      • 3.5.9 Hướng dẫn sử dụng NPL Mẫu 2 (124)
      • 3.5.10 Đánh số - ép keo Mẫu 2 (127)
      • 3.5.11 Quy cách may Mẫu 2 (0)
      • 3.5.12 Quy trình may Mẫu 2 (0)
      • 3.5.13 Hướng dẫn kiểm tra mã hàng Mẫu 2 (0)
      • 3.5.14 Quy cách gắn nhãn - đóng gói Mẫu 2 (0)
    • 3.6 Quy trình thiết kế và dựng hình rập Mẫu 3 (143)
      • 3.6.1 Thiết kế và phát triển mẫu Mẫu 3 (143)
      • 3.6.2 Quá trình fit mẫu Mẫu 3 (151)
      • 3.6.3 Bộ rập thành phẩm Mẫu 3 (152)
      • 3.6.4 Bộ rập Bán thành phẩm Mẫu 3 (156)
      • 3.6.5 Mô tả mẫu Mẫu 3 (161)
      • 3.6.6 Thông số kích thước thành phẩm Mẫu 3 (162)
      • 3.6.7 Định mức nguyên phụ liệu (164)
      • 3.6.8 Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu Mẫu 3 (166)
      • 3.6.9 Đánh số - ép keo Mẫu 3 (0)
      • 3.6.10 Quy cách may Mẫu 3 (0)
      • 3.6.11 Quy trình may mẫu 3 (0)
      • 3.6.12 Hướng dẫn kiểm tra sản phẩm Mẫu 3 (0)
      • 3.6.13 Quy cách gắn nhãn - bao gói Mẫu 3 (0)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (183)
    • 4.1 Kết luận (183)
    • 4.2 Đề nghị (184)
    • 4.3 Hướng phát triển (184)
  • Tài liệu tham khảo (186)

Nội dung

Thông tin đề tài Tên của đề tài: “THIẾT KẾ TRANG PHỤC DẠ HỘI LẤY CẢM HỨNG TỪ HOA SEN VÀ NGHỆ THUẬT SMOCKING CHO NỮ ĐỘ TUỔI 20 ĐẾN 30” Mục đích của đề tài: - Tìm hiểu và ứng dụng nghệ

TỔNG QUAN

Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển của văn hóa, xã hội thì nhận thức của con người về trang phục luôn có sự biến đổi Nhu cầu “Ăn ngon mặc ấm” theo thời gian đã dần chuyển thành “Ăn ngon mặc đẹp” Chính vì lẽ ấy, trang phục không còn đơn giản là dùng để che chắn, bảo vệ cơ thể mà còn là phương tiện phản ánh cá tính, thẩm mỹ của người mặc Có thể nói rằng, vẻ đẹp, sự tự tin của con người được quyết định phần lớn là do trang phục

Mỗi loại trang phục đều mang những khái niệm và những sắc thái riêng cho người sử dụng Đầm dã hội cũng thế! Đầm dạ hội từ lâu đã chiếm một vị trí vững chắc trên thị trường trang phục bởi lẽ chúng là một trong những thiết kế có vẻ đẹp tinh tế và lộng lẫy sang trọng cho phái đẹp Tại các đấu trường sắc đẹp, không khỏi xa lạ để bắt gặp những chiếc đầm dạ hội mang hình ảnh hoa sen đã nhiều lần được khắc họa lên trang phục tại các cuộc biểu diễn thời trang trong và ngoài nước Họa tiết ấy như mang trong mình sự đa dạng và phong phú khi mà thời trang càng ngày hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống Để giúp quý bà, quý cô nổi bật, tỏa sáng trong đám đông, việc thiết kế một chiếc đầm dạ hội độc đáo, mang dấu ấn riêng vô cùng quan trọng Một trong những nét độc đáo trong trang phục đó là nghệ thuật Smocking, nghệ thuât tạo hình cho vải, được biết đến là những mẫu thời trang nổi tiếng của nhà Gucci, Dior, Chanel, áp dụng

Smocking là một kĩ thuật xử lí vải tuyệt đẹp trong nghệ thuật sáng tạo chất liệu Thời trang Smocking không chỉ phổ biến ở Anh mà còn lan rộng ra châu Âu và khắp khắp thế giới Chúng thu hút thị hiếu người dùng bởi vì nhìn bằng mắt thường, ta sẽ không thể nào hình dung được cách thực hiện nó Hiện nay, nhu cầu sử dụng những sản phẩm có sử dụng kỹ thuật Smocking rất cao nhưng kỹ thuật Smocking vẫn chưa được sử dụng phổ biến và rộng rãi trên các sản phẩm may mặc ở Việt Nam

Chính vì những lí do trên mà nhóm chúng tôi muốn mang đến bộ sưu tập “THIẾT

KẾ TRANG PHỤC DẠ HỘI LẤY CẢM HỨNG TỪ HOA SEN VÀ NGHỆ THUẬT SMOCKING CHO NỮ ĐỘ TUỔI 20 ĐẾN 30” mà nhóm thiết kế với mong muốn mang lại những mẫu thời trang với hình ảnh “Hoa sen” phong cách giản dị đậm nét Việt Nam kết hợp với “nghệ thuật Smocking” mang phong cách hiện đại từ châu Âu.

Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu tổng quan về trang phục dạ hội cho nữ độ tuổi 20 – 30

- Tìm hiểu những nét đặc trưng của hoa sen, ứng dụng hình ảnh hoa sen lên trang phục dạ hội

- Tìm hiểu và ứng dụng nghệ thuật Smocking trong may mặc

- Xây dựng ý tưởng BST, thiết kế bộ rập TP, BTP và may hoàn thiện BST

- Xây dựng qui trình may hoàn chỉnh sản phẩm may dựa trên ý tưởng đưa ra

- Sử dụng như tài liệu tham khảo phục vụ mục đích học tập cho sinh viên ngành thiết kế thời trang, ngành công nghệ may.

Đối tượng nghiên cứu

- Trang phục dạ hội lấy cảm hứng từ hoa sen

- Ứng dụng nghệ thuật Smocking vào 3 bộ trang phục

- Đối tượng thiết kế: Nữ 20 đến 30 tuổi, nhóm người hoàn thiện về hình thể và vóc dáng

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tham khảo tài liệu: Các kênh thông tin như thư viện, trung tâm học liệu, sách chuyên ngành, cơ sở dữ liệu trên internet, bài viết, báo chí các loại

- Phương pháp thực nghiệm: Thiết kế, tạo mẫu, fit mẫu và may hoàn thiện sản phẩm

Giới hạn đề tài

- Giới hạn về nội dung: Tập trung vào thiết kế đầm dạ hội lấy cảm hứng từ hoa sen kết hợp với nghệ thuật Smocking cho nữ độ tuổi 20 -30, nhóm người hoàn thiện về hình thể và vóc dáng

- Giới hạn về thời gian: 1/2024 đến 6/2024

- Giới hạn về địa điểm thực hiện: Khu xưởng thực hành khoa Thời Trang và Du lịch, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp HCM

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Khái niệm bộ sưu tập

Bộ sưu tập là chủ đề mà các nhà thiết kế dựa vào để tạo nên các nhóm trang phục Các thiết kế có liên quan với nhau theo một chủ đề chung nhằm có sự nối kết và trao đổi các kiểu dáng, màu sắc và chất liệu khác nhau để đạt được sự đồng nhất giữa các trang phục

Từ những ý tưởng xuất phát từ lịch sử, nghệ sĩ nổi tiếng, một bộ phim hay, một loại phụ liệu đặc sắc, một màu sắc ấn tượng, một kỹ thuật may mới lạ Từ những ý tưởng đó qua đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, cùng với sự sáng tạo của nhà thiết kế để trở thành bộ trang phục được trình diễn trên các sàn Catwalk Qua sự lựa chọn vải, màu sắc, chất liệu hay bất kì các yếu tố mỹ thuật nào có thể nêu bật ý tưởng thiết kế trong bộ sưu tập

Các yếu tố chính tạo nên bộ sưu tập thời trang:

 Chủ đề và câu chuyện

 Màu sắc và chất liệu

 Kiểu dáng và cắt may

 Phụ kiện và chi tiết

 Tính ứng dụng và thương mại

 Trình diễn và truyền thông

Các yếu tố này kết hợp tạo nên một bộ sưu tập hoàn chỉnh, thể hiện được rõ phong cách, ý tưởng, thông điệp mà nhà thiết kế muốn hướng đến Đồng thời qua đó cũng thu hút được sự tò mò, thích thú, độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm.

Xu hướng thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ hoa sen năm 2025

2.2.1 Tổng quan về đầm dạ hội Đầm dạ hội là một loại trang phục dành cho các buổi tiệc sang trọng, lịch sự, thường có độ dài từ ngang đầu gối đến chạm sàn Đầm dạ hội có nhiều kiểu dáng, màu sắc và chất liệu khác nhau, nhưng đều mang lại vẻ đẹp quý phái, thanh lịch và duyên dáng cho người mặc Đầm dạ hội, hay còn gọi là trang phục dạ hội, đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài và phức tạp Dưới đây là một tóm tắt ngắn gọn về lịch sử phát triển của đầm dạ hội:

Baroque và Rococo: Trang phục dạ hội vào thế kỷ 17 và 18 của phụ nữ châu Âu thường rất cầu kỳ và xa hoa Những bộ váy này thường có đuôi dài, cổ tròn, tay áo ngắn và sử dụng các chất liệu cao cấp như lụa và sa tanh, vải kim tuyến với nhiều lớp váy, nơ và ren Trang phục dạ hội này còn phản ánh sự giàu có và địa vị xã hội của người mặc

Phong cách Regency xuất hiện vào đầu thế kỉ 19 Trang phục dạ hội thời kỳ này thường có dáng cao với eo được đẩy lên sát dưới ngực và sử dụng các chất liệu nhẹ như muslin, lụa Kiểu dáng này đơn giản hơn so với các thế kỷ trước

Thời Victoria xuất hiện vào giữa và cuối thế kỷ 19 Trang phục dạ hội trở lại với thiết kế phức tạp và trang trí nhiều hơn Các thiết kế thường có vòng eo ôm sát, váy phồng rộng và trang trí cầu kỳ

Thời kỳ Edwardian xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 Trang phục dạ hội bắt đầu đơn giản hơn với dáng suông và trang trí tinh tế Những trang phục này thường có độ dài ngắn hơn, ôm sát eo tạo dáng chữ S đặc trưng, có cổ tim, cổ vuông hay cổ chữ V và được trang trí bằng các chi tiết như hoa, nơ, ngọc trai,

Vào thập niên 1920 phong cách Flapper xuất hiện mang một làn gió mới vào các thiết kế trang phục dạ hội với độ dài ngắn hơn, không ôm sát eo, mang tính cách mạng trong thời trang nữ giới

Vào thập niên 1930-1950 trang phục dạ hội có xu hướng dài trở lại, ôm sát cơ thể, nhấn mạnh vào sự thanh lịch và gợi cảm Chất liệu hay được sử dụng là satin, lụa và chiffon

Vào thập niên 1960-1970 dưới sự ảnh hưởng của phong trào Hippie trang phục dạ hội với các họa tiết và kiểu dáng thoải mái hơn Nhưng trong các buổi dạ tiệc trang trọng vẫn giữ theo phong cách cổ điển

 Cuối thế kỷ 20 đến nay

Vào thập niên 1980-1990 trang phục dạ hội trở nên phong phú và đa dạng Thời gian này xuất hiện nhiều nhà thiết kế nổi tiếng

Vào thế kỷ 21 trang phục dạ hội rất đa dạng về kiểu dáng và chất liệu Các nhà thiết kế không ngừng sáng tạo, kết hợp các yếu tố truyền thống và hiện đại để làm nên những bộ trang phục độc đáo

Qua các thời kỳ, đầm dạ hội không chỉ là trang phục mà còn là biểu tượng của văn hoá, thời trang và sự phát triển của xã hội Theo thời gian đầm dạ hội đã có nhiều biến tấu và sáng tạo theo từng xu hướng thời trang Các nhà thiết kế đã tạo ra những bộ sưu tập đầm dạ hội đẹp mắt và đa dạng về kiểu dáng, màu sắc và chất liệu để phù hợp với nhu cầu của người mặc

2.2.2 Cảm hứng hoa sen trong trang phục dạ hội

Hoa sen mang vẻ đẹp của sự tinh khiết, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” Hoa sen được lựa chọn để trở thành quốc hoa của Việt Nam – một dân tộc bất khuất, kiên cường, khí phách hiên ngang, luôn vươn tới trời cao Hoa sen len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống chúng ta từ văn học, ẩm thực, kiến trúc và cả thời trang

Trang phục dạ hội lấy cảm hứng từ hoa sen – loài hoa mang vẻ đẹp mộc mạc mà thanh tao Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp tự nhiên của hoa sen và sự sang trọng, quyến rũ của trang phục dạ hội Họa tiết hoa sen được ưa chuộng trong ngành thời trang không chỉ vì vẻ đẹp tinh tế mà nó mang lại mà còn vì những ý nghĩa sâu sắc mà hoa sen đại diện

Hoa sen là một loài hoa mọc trong đầm lầy nhưng không dễ bị vấy bẩn tượng trưng cho sự thanh tao, tinh khiết và trong thời trang họa tiết hoa sen cũng mang đến sự tinh tế, thanh lịch và cao quý cho người mặc

Hương thơm của hoa sen dịu nhẹ cùng với sắc sen kín đáo tạo nên một vẻ đẹp cao quý và thu hút Họa tiết hoa sen trên trang phục không chỉ làm cho trang phục trở nên quyến rũ mà còn dịu dàng, tươi mới

Hoa sen cũng là biểu hiện của sự kiên trì, kiên nhẫn vượt qua mọi rào cản để nở hoa, khoe sắc dưới ánh nắng mặt trời Vẻ đẹp này được đưa vào trong thời trang để thể hiện sự kiên định, quyết tâm theo đuổi vẻ đẹp và phong cách của riêng mỗi người

Lịch sử hình thành nghệ thuật Smocking

2.3.1 Khái niệm và đặc điểm

Khái niệm: Smocking là một kỹ thuật xử lí vải để may và thêu trang trí, vải được tập hợp theo một mẫu cụ thể để tạo ra hiệu ứng có cấu trúc và đàn hồi Đặc điểm:

- Chất liệu sử dụng: Vải cotton, lụa, voan, vải batik,

- Kỹ thuật Smocking này thường được sử dụng trong các sản phẩm may mặc như váy, áo cánh và quần áo trẻ em

- Khi Smocking, một họa tiết lưới được vẽ trên vải Sau đó, vải được tập hợp và khâu lại với nhau bằng một loạt các mũi khâu nhỏ, đều đặn Các mũi khâu tập hợp tạo ra những nếp gấp nhỏ hoặc tập hợp lại trên vải, tạo cho vùng Smocking có vẻ ngoài đặc trưng

- Smocking được thực hiện thủ công, nó không chỉ tạo thêm sự thú vị về mặt thị giác mà còn cho phép vải co giãn và chuyển động theo người mặc, mang lại cả phong cách và sự thoải mái

Smocking: Từ smock xuất phát từ từ smocc trong tiếng Anglo-Saxon , tên của một loại quần áo giống như bao tải bên ngoài, sau này được gọi là áo khoác ngoài , được mặc bên ngoài quần áo khác của nông dân để bảo vệ họ khỏi bị bẩn

Smocking về cơ bản là thêu trên vải xếp nếp Loại hình nghệ thuật mà chúng ta thường gọi là Smocking chủ yếu đến từ Anh, Tuy nhiên, một số hình thức khâu trên vải xếp li, hoặc Smocking, có thể được nhìn thấy trên khắp châu Âu trong các bức tranh có niên đại từ những năm 1400 Quần áo trong thời gian này chỉ được cắt đơn giản, và sử dụng nếp gấp hoặc xếp nếp để định hình quần áo và kiểm soát độ đầy đặn của vải Sau đó, nhiều hình thức thêu khác nhau được sử dụng để giữ nếp gấp và tạo thành một hình thức trang trí Các nếp gấp tạo thành có thể đàn hồi hoặc không đàn hồi tùy thuộc vào phương pháp xây dựng đã chọn

Thuật ngữ "Smocking" xuất phát từ tên một loại quần áo tiếng Anh, áo khoác choàng nông thôn, cả phụ nữ và nam giới mặc

Hình 2 18: Trang phục của Bảo tàng Liberty & Co V&A

Vào những năm 1970, các nghệ sĩ đã phát hiện ra áo khoác và chất lượng kết cấu của nó và bắt đầu sử dụng nó trong các thiết kế nghệ thuật ngoài quần áo Hiệp hội nghệ thuật Smocking của Mỹ được thành lập vào năm 1979 tại Hoa Kỳ để giúp bảo tồn và phát triển nghệ thuật Smocking, và Smocking tiếp tục phổ biến trong suốt những năm

Ngoài nay, trên sàn diễn, bạn thường có thể thấy kỹ thuật Smocking được trình diễn Đây là một vài ví dụ về các nhà thiết kế đã sử dụng áo khoác ngoài trên sàn diễn:

 Valentino: Valentino đã giới thiệu trang phục áo khoác trong các bộ sưu tập trên sàn diễn của mình, sử dụng kỹ thuật tạo hiệu ứng xếp nếp và xếp nếp trên tay áo, áo và viền của váy và áo cánh Smocking đã được sử dụng để mang lại khối lượng và kết cấu cho các thiết kế lãng mạn và mơ mộng của họ

Hình 2 20: Valentino, Thời Trang Xuân 2012

 Dolce & Gabbana: Thương hiệu cao cấp của Ý Dolce & Gabbana đã kết hợp áo khoác trong các buổi trình diễn trên sàn diễn của họ Họ đã sử dụng kỹ thuật này trên nhiều loại quần áo khác nhau để tạo ra những họa tiết phức tạp và các chi tiết trang trí công phu

 Erdem: Nhà thiết kế Erdem Moralioglu có trụ sở tại London đã trưng bày áo khoác ngoài trong bộ sưu tập của mình, thường kết hợp nó với các họa tiết hoa tinh tế Smocking đã được sử dụng để giới thiệu cấu trúc và sự thú vị về mặt hình ảnh vào các thiết kế nữ tính và lãng mạn của anh ấy

 Isabel Marant: Nhà thiết kế thời trang người Pháp Isabel Marant cũng đã kết hợp áo khoác ngoài vào các buổi trình diễn trên sàn diễn của mình Các chi tiết áo khoác đã được sử dụng để tạo ra vẻ phóng khoáng và thoải mái

2.3.3 Ứng dụng của Smocking đến trang phục

- Trang phục trẻ em: Được sử dụng dánh cho các trang phục thiết kế như trang phục áo, váy hoặc các bộ quần áo trẻ em Bởi vì smocking giúp trang phục co giãn, thoải mái và tạo điểm nhấn

- Trang phục váy cưới, váy dạ hội: Để tăng thêm nét đẹp độc đáo và sang trọng cho trang phục, người ta áp dụng kĩ thuật smocking vào những chi tiết phức tạp và tinh xảo

- Áo kiểu và áo dài: Smocking có thể được sử dụng để tạo ra các chi tiết trang trí trên phần cổ áo, tay áo hoặc phần eo của áo kiểu và áo dài, tạo nên sự khác biệt và tinh tế cho trang phục

- Trang phục truyền thống của quốc gia: Trong một số nền văn hóa, smocking được sử dụng trên các trang phục truyền thống để giữ gìn và phát triển các kỹ thuật thủ công cổ truyền

Đặc điểm nhân trắc học của nữ độ tuổi 20-30

2.4.1 Sự phát triển về thể chất, tâm sinh lý:

 Giai đoạn từ 18 đến 20 tuổi:

Giai đoạn từ 18 đến 20 thể chất và tâm sinh lý của nữ giới trải qua nhiều thay đổi quan trọng Giai đoạn này cơ thể con gái sẽ có sự thay đổi rõ nét hơn, lúc này một vài đặc điểm ngoại hình sẽ thay đổi Sự phát triển và nhận thức ở lứa tuổi này còn gắn liền với hoạt động học tập phối hợp nhiều thao tác tư duy Về tâm lý tình cảm đã có cách suy nghĩ, ứng xử bắt đầu trưởng thành hơn

 Giai đoạn từ 20 đến 25 tuổi:

Giai đoạn này phụ nữ vẫn trẻ trung nhưng đã chín chắn và trưởng thành hơn Họ có thể có tình yêu nhưng so với lứa tuổi trước có vẻ nhẹ nhàng và sáng suốt hơn Ở độ tuổi này người phụ nữ bắt đầu quan tâm đến vẻ bề ngoài hơn Nếu như lứa tuổi 18 đến

20 là vẻ đẹp trời ban thì lứa tuổi 20 đến 25 họ sẽ chăm chút hơn nữa cho vẻ đẹp đó Những phương pháp chăm sóc da, làm đẹp, tập luyện được áp dụng nhiều hơn Họ thay đổi bản thân từ một cô gái đáng yêu thành một cô thiếu nữ duyên dáng và gợi cảm Có thể thấy đây là giai đoạn mà người phụ nữ có sự thay đổi rõ rệt nhất

Phụ nữ trong giai đoạn này thường là những người sôi nổi, tư duy nhanh nhạy, sắc bén, tràn đầy hi vọng đối với tương lai, có tính thần dám nghĩ dám làm, luôn khát khao cái mới Họ cũng là người hết sức sáng suốt trong tiêu dùng Tâm lý tiêu dùng của họ chạy theo mốt, theo thời đại dẫn đến trào lưu mới, đòi hỏi hưởng thụ cái đẹp Họ là những người hay tìm tòi, thưởng thức và phổ biến các sản phẩm mới Hành vi tiêu dùng mới của họ ảnh hưởng rất lớn đến người xung quanh tạo ra xu hướng tiêu dùng trên thị trường

 Giai đoạn từ 25 đến 30 tuổi: Đây là giai đoạn phụ nữ đầy chín chắn và quyến rũ Nhan sắc có thể không còn tươi trẻ như tuổi 20 nhưng lúc này người phụ nữ lại mặn mà, quyến rũ Họ có công việc ổn định, nền kinh tế vững vàng, nắm rõ được thế mạnh của mình mà biết cách làm thế nào để nổi bật thế mạnh đó Phụ nữ trong giai đoạn này họ có xu hướng lựa chọn trang phục khẳng định phong cách cá nhân, chọn lựa các trang phục phù hợp với bản thân không những về kiểu dáng, màu sắc mà còn chú ý hơn tới chất lượng và thương hiệu của sản phẩm

2.4.2 Đặc điểm hình thái cơ thể

Vào độ tuổi này cơ chế tiết hormone giới tính của người phụ nữ hoạt động mạnh mẽ và ổn định làm cơ thể vươn đến sự hoàn hảo Theo các nghiên cứu, đây là lúc estrogen đạt đỉnh điểm trong cuộc đời người phụ nữ chúng tác động tích cực đến sinh lý nữ tuổi 20, 22 hay 22

Giai đoạn 20 đến 25 tuổi, hình thái cơ thể thường đã ổn định và đạt đến mức trưởng thành Sự phát triển cơ bắp, xương và tỷ lệ mỡ cơ thể được định hình rõ ràng, và các yếu tố lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và vóc dáng cho người phụ nữ

Cơ thể lúc này là một thể thống nhất hoàn mỹ với những đường cong mềm mại, chu kỳ kinh nguyệt ổn định và khung xương chậu nở rộng khiến bờ mông trở nên quyến rũ hơn rất nhiều

 Giai đoạn từ 25 đến 30 tuổi:

Người phụ nữ lúc này mang vẻ đẹp của người từng trải xen lẫn nét tươi trẻ của độ tuổi đôi mươi còn vương lại Nét sâu sắc trong tâm hồn, vẻ đẹp của người phụ nữ trưởng thành được hiện rõ trên gương mặt họ Độ tuổi này chiều cao đã tương đối ổn định Chiều cao trung bình của nữ giới thường thấp hơn nam giới 10cm và vào khoảng 155cm đến 170cm nhưng cân nặng vẫn có thể tăng, cơ tăng nhiều hơn xương Lúc này cơ thể đã có vòng một và vòng ba phát triển tạo nên đường cong mềm mại vốn có của người phụ nữ Nhưng không phải ai cũng có hình dáng cơ thể giống nhau

 Một số dáng người cơ bản:

- Dáng quả lê (tam giác)

Dáng quả lê là dáng người phổ biến nhất của phụ nữ châu Á nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng Người mang dáng quả lê đặc trưng bởi tổng thể sẽ khá mảnh khảnh với phần ngực, tay, chân vừa vặn Phần hông rộng hơn vai và cũng có thể rộng hơn ngực khoảng 5% Đặc biệt phần mông và đùi sẽ khá đầy đặn, vòng eo nhỏ lộ rõ độ thoải mái đó khoảng cách từ eo đến rốn khá ngắn Tóm lại dáng quả lê, với sự đặc trưng bởi vòng eo thon và hông đùi rộng, có thể tạo ra vẻ ngoài quyến rũ và nữ tính khi biết cách chọn lựa trang phục và chế độ tập luyện phù hợp

Dáng chữ nhật (còn gọi là dáng thước kẻ) là một trong những kiểu hình thể phổ biến, đặc trưng bởi tỷ lệ cơ thể tương đối đều đặn giữa vai, eo và hông Người có dáng chữ nhật thường có ít đường cong tự nhiên và tỷ lệ mỡ cơ thể phân bố đồng đều Dáng người này nhìn chung khá thể thao với vòng một săn chắc Tay và chân nhỏ, chân dài Vai, vòng eo và mông có cùng chiều rộng Vai thẳng và ngang Số đo giữa vai và ngực chênh nhau dưới 5% Vòng eo nhỏ hơn dưới 25% so với phần ngực Phần mông tương đối phẳng Với việc chọn lựa trang phục và chế độ tập luyện phù hợp, bạn có thể tạo ra những đường cong giả và làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên của mình

- Dáng hình tam giác ngược

Dáng tam giác ngược (còn gọi là dáng hình chữ V) là kiểu hình thể đặc trưng với phần trên cơ thể rộng và phần dưới hẹp Đây là dáng thường thấy ở nhiều vận động viên hoặc những người có cơ bắp phát triển ở vai và ngực Dáng người này khá thể thao và săn chắc Vai là phần rộng nhất cơ thể Độ rộng của vai có thể lớn hơn 5% so với độ rộng vòng hông Ngực vừa phải, lớn hơn so với ngực của người có dáng chữ nhật Phần lưng tương đối dài Eo thon, mông nhỏ nên đường eo nhìn không có độ thoải Dáng tam giác ngược, với phần trên cơ thể rộng và phần dưới hẹp, có thể tạo ra vẻ ngoài mạnh mẽ và thể thao Việc chọn lựa trang phục phù hợp và chế độ tập luyện đúng cách có thể giúp tạo sự cân đối và làm nổi bật những ưu điểm tự nhiên của cơ thể

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Giới thiệu bộ sưu tập

Hoa sen được coi là biểu tượng của quốc gia, biểu tượng của truyền thống, biểu tượng của tín ngưỡng cả hư cấu đến hiện thực luôn giữ một vị trí quan trọng trong thiết kế Đây là loài hoa mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong văn hoá tâm linh của người Việt Nam từ xừa đến nay Từ ngàn đời nay, hoa sen đã dần dần đi vào cuộc sống và tồn tại trong tâm trí của mỗi người Việt với biểu tượng của sự linh thiêng và luôn được trân trọng Khi ngắm nhìn loài hoa này, chúng ta có thể liên tưởng ngay đến hình ảnh chất phác nhưng đầy khí phách của người Việt Nam

Trang phục dạ hội lấy cảm hứng từ hoa sen – loài hoa mang vẻ đẹp mộc mạc mà thanh tao Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp tự nhiên của hoa sen và sự sang trọng, quyến rũ của trang phục dạ hội Họa tiết hoa sen được ưa chuộng trong ngành thời trang không chỉ vì vẻ đẹp tinh tế mà nó mang lại mà còn vì những ý nghĩa sâu sắc mà hoa sen đại diện

Smocking là một trong những nghệ thuật thiết kế chất liệu được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống Smocking rất đa dạng và có nhiều tạo hình độc đáo trên bề mặt vải qua đó giúp tạo điểm nhấn cho bộ trang phục trở nên thu hút và bắt mắt hơn

Hoạ tiết hoa sen không chỉ làm cho trang phục trở nên đẹp mắt mà nó còn mang một phần của vẻ đẹp truyền thống Kết hợp với nghệ thuật Smocking để tạo điểm nhấn một cách hài hòa nhưng cũng đầy mới mẻ cho bộ trang phục Từ đó nhóm đã tạo ra bộ sưu tập mang tên “LOTUS” nhằm giúp các cô gái có những trang phục đẹp mắt, nổi bật, tạo điểm nhấn trong những buổi tiệc

Màu trắng là một trong những màu chứa nhiều tầng ý nghĩa khác nhau đại diện cho sự sang trọng, quý phái nhưng không kém phần thanh tao Sự sang trọng của màu trắng không quá nổi bật nhưng vẫn thu hút được ánh nhìn của mọi người Màu trắng biểu thị cho sự cao quý, hoàn mỹ Màu trắng là màu của khởi đầu mới, tượng trưng cho niềm hi vọng, được trải nghiệm và mong muốn trọn vẹn

3.1.3 Chuẩn bị về nguyên phụ liệu

Vải Tafta hay còn gọi là Taffeta, là một loại vải dệt có bề mặt trơn, mịn, sắc nét Vải Tafta làm từ tơ tằm, tơ nhân tạo hoặc acetate và polyester Chất liệu này ngay từ những ngày đầu tiên xuất hiện đã được đánh giá là một loại vải dệt cao cấp thường được dùng để may đầm dự tiệc, áo choàng bóng, váy cưới và dùng trong trang trí nội thất nhà cửa Với đặc trưng là có độ bóng nhẹ, không dễ nhăn mang đến vẻ đẹp sang trọng cho trang phục, mang tính ứng dụng cao, được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thời trang, đồng thời ứng dụng từ các trang phục hàng ngày đến các trang phục dự tiệc

Vải phi bóng cũng tương tự như vải phi lụa Ngoài sợi tơ tằm, vải phi bóng còn được dệt thêm những sợi như polyester, sợi viscose; đây là sự hòa trộn tinh tế giữa vải lụa và sự sáng bóng của polyeste vì thế nên có khả năng giữ màu sắc tốt, khó phai màu Quá trình dệt của vải được thực hiện theo từng lớp, tạo ra một cấu trúc với nhiều sợi ngang song song với nhau nhờ vậy mà khi nhìn vào sẽ tạo ra cảm giác láng bóng và mịn màng đặc trưng.

Hình vẽ phác họa bộ sưu tập

Chọn mẫu 1,3,4 để thiết kế

Thông số ni mẫu: Đơn vị tính cm

Bảng 3 1: Thông số ni mẫu

STT Vị trí đo Thông số kích thước

Quy trình thiết kế và dựng hình rập Mẫu 1

3.4.1 Quy trình thiết kế a Phát triển mẫu phần voan

- Sử dụng block căn bản để phát triển mẫu

- Chuyển pen ngang thành pen vai

- Xác định trung điểm đoạn A’D’ Từ trung điểm đó nối với H’

- Cắt và xếp cạnh pen ngang

- Từ đỉnh ngực vẽ đường tròn bán kính 8cm

- Từ vị trí đường pen vai giao với đường tròn, lấy ra mỗi bên 0,5cm

- Đường sườn lấy xuống 0,5cm; đường cong nách lấy vô 0,5cm như hình vẽ

- Nối các điểm với nhau và đánh cong như hình

- Từ giao điểm của đường pen và hình tròn, lấy ra mỗi bên 1,5cm

- Đánh cong như hình vẽ

- Từ đường ngang eo lấy xuống 25cm

- Kéo dài các đường pen

- Từ đường lai lấy ra 6cm

- Từ lai lên 2cm và đánh cong như hình vẽ

Bước 5: Ra rập và đánh cong như hình vẽ

- Từ đường ngang chực lấy xuống 2cm

- Vẽ đường sườn thân sau bằng với đường sườn thân trước

- Từ đường cong vòng nách lấy vô 0.5cm

- Lấy mỗi bên vô 0,5cm như hình vẽ

- Từ đường ngang eo lấy xuống 25cm

- Kéo dài các đường pen

- Từ đường lai lấy ra 6cm

- Từ lai lên 2cm và đánh cong như hình vẽ

- Từ đường tra dây kéo lấy vô 2cm

- Từ đường 2cm lấy ra 3cm

Bước 4: Rập thân sau hoàn chỉnh b Thiết kế chân váy

Bước 1: Thiết kế vùng váy 180°

- Xác định vị trí tra dây kéo: 18cm nằm ở phía sườn phải

Bước 2: Thiết kế lớp nhún c Thiết kế dây viền

- Chiều rộng 4cm d Thiết kế phần lưới

- Các bước tương tự thân chính

- Rập thân trước hoàn chỉnh

- Các bước tương tự thân chính

- Rập thân sau hoàn chỉnh e Thiết kế thân lót

Bước 1: Thiết kế vùng váy 90°

- Xác định vị trí tra dây kéo: 18cm nằm ở phía sườn phải

- Tại đường tra dây kéo lấy vào 0.7cm

- Rộng nẹp 3cm f Thiết kế smocking

Bước 1: Kẻ các ô vuông cạnh

Bước 2: Đánh dấu cách đường như hình vẽ

Bước 3: Khâu theo trình tự như hình vẽ

Sai chân ngực, may nhăn, 2 đỉnh ngực không bằng nhau

3.4.3 Bộ rập thành phẩm Mẫu 1

Bảng 3 2: Bảng thống kê chi tiết TP mẫu 1

THỐNG KÊ CHI TIẾT TP MẪU 1

STT Tên chi tiết Số lượng Canh sợi

STT Tên chi tiết Số lượng Canh sợi

STT Tên chi tiết Số lượng Canh sợi

D LỚP LÓT STT Tên chi tiết Số lượng Canh sợi

3.4.4 Bộ rập bán thành phẩm Mẫu 1

Bảng 3 3: Bảng thống kê chi tiết BTP mẫu 1

THỐNG KÊ CHI TIẾT BTP MẪU 1

A LỚP VOAN STT Tên chi tiết Số lượng Canh sợi

STT Tên chi tiết Số lượng Canh sợi

STT Tên chi tiết Số lượng Canh sợi

STT Tên chi tiết Số lượng Canh sợi

Bảng 3 4: Bảng thống kê chi tiết keo mẫu 1

THỐNG KÊ CHI TIẾT KEO MẪU 1

STT Tên chi tiết Số lượng Canh sợi

Bảng 3 5:Bảng mô tả sản phẩm mẫu 1

BẢNG MÔ TẢ SẢN PHẨM

Mã hàng: LOTUS Size: S MẪU 1 – Thông tin mô tả:

Sản phẩm gồm 1 áo và 1 váy Áo hai lớp gồm 1 lớp voan và 1 lớp lưới được may đối xứng, có 2 hàng mắt cáo sau lưng

Tùng váy: Thân chính váy xòe 180° có smocking ở lớp nhún Thân lót tùng 90°

Mặt ngoài thân trước Mặt ngoài thân sau

Mặt ngoài thân trước Mặt ngoài thân sau

Mặt ngoài thân trước Mặt ngoài thân sau

Mặt ngoài thân trước Mặt ngoài thân sau

Ngày 19 tháng 6 năm 2024 Người lập bảng Nguyễn Thị Ngọc Hiền

3.4.7 Thông số kích thước thành phẩm Mẫu 1

Bảng 3 6: Bảng thông số kích thước thành phẩm Mẫu 1

BẢNG THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC THÀNH

Mã hàng: LOTUS Đơn vị đo: cm Size: S

HIỆU VỊ TRÍ ĐO THÔNG SỐ DUNG SAI ÁO

6 F Khoảng cách giữa 2 đỉnh nhọn 20 0.5

7 G Khoảng cách giữa 2 đỉnh ngực 16 0

9 I1 Khoảng cái từ đầu nẹp đến nút thứ nhất 2 0

STT KÍ HIỆU VỊ TRÍ ĐO THÔNG

4 D Khoảng cách từ nhún đến smocking 16 0.5

5 E Khoảng cách từ smocking đến lai 16 0.5

Ngày 19 tháng 6 năm 2024 Người lập bảng Nguyễn Thị Ngọc Hiền

3.4.8 Bảng định mức NPL Mẫu 1

Bảng 3 7: Bảng định mức NPL mẫu 1

BẢNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU

Mã hàng: LOTUS Đơn vị đo: cm Size: S

STT Tên nguyên phụ liệu Đơn vị tính Định mức kĩ thuật

1 Vải chính (#VC1, khổ 1m6, biên 1,6cm) m 1.84

2 Vải lót (#VL1, khổ 1m6, biên 1,6cm) m 0.43

3 Vải lưới (#VL2, khổ 1m, biên 1,6cm) m 0.4

4 Vải voan (#VV1, khổ 1m, biên 1,6cm) m 0.4

7 Chỉ vắt sổ (màu trắng, 40/2) m 309.42

11 Dây kéo giọt nước (25cm) Cái 1

20 Dây treo thẻ bài Cái 2

21 Móc treo Cái 1 Định mức cấp phát:

Ngày 19 tháng 6 năm 2024 Người lập bảng Nguyễn Thị Ngọc Hiền

3.4.9 Hướng dẫn sử dụng NPL Mẫu 1

Bảng 3 8: Bảng hướng dẫn sử dụng NPL Mẫu 1

3.4.10 Đánh số - ép keo Mẫu 1

Bảng 3 9: Bảng đánh số - ép keo Mẫu 1

BẢNG ĐÁNH SỐ ÉP KEO

Mã hàng: LOTUS Size: S Mẫu số 1 ĐÁNH SỐ THÂN VOAN

- Đánh số trên mặt trái vải, đúng vị trí đã quy định

- Chuẩn bị dụng cụ đánh số cần dùng cho các chi tiết vải bán thành phẩm

- Mực đánh số nổi bật trên nền vải, không để mực bị lem ra mặt phải

- Đánh số trong khoảng chừa đường may, cách mép vải 0.1cm

- Số dễ đọc, đúng chiều, không lộ ra trên sản phẩm sau khi may xong ÉP KEO

- Kiểm tra điều chỉnh nhiệt độ của bàn ủi, ủi mồi trước khi ép

- Khi ép xong, keo phải bám dính trên mặt vải, không có dấu hiệu bị nhăn, vải không bị rộp

- Đảm bảo keo tại các góc của chi tiết không bị bung

Ngày 19 tháng 6 năm 2024 Người lập bảng Nguyễn Thị Ngọc Hiền

Bảng 3 10: Bảng Quy cách may Mẫu 1

Mã hàng: LOTUS Size: S Mẫu số 1

- May lộn, mí: đường may dây viền, dây luồn gọng không nhăn, vặn, sụp mí Đường mí đều 0.1cm

- Tra dây kéo: đường may êm, không bị cộm, nhăn Dây kéo không bị hở, tra đúng vị trí

- May lai: đường may tròn đều, không bị sụp mí, không nhăn vặn, không bỏ mũi

- Mật độ chỉ: 5 mũi/cm

Ngày 19 tháng 6 năm 2024 Người lập bảng Nguyễn Thị Ngọc Hiền

Bảng 3 11: Bảng quy trình may Mẫu 1

Mã hàng: LOTUS Size: S Mẫu số 1

- Áo: Tiến hành đặt lớp voan lên lớp lưới và khâu lược

Bước 1: Đặt 2 mặt trái úp vô nhau, ráp thân trước 1 với thân trước 2

Bước 3: Đặt dây luồn gọng và mí 1 mm 2 cạnh của dây

Bước 4: Đặt 2 mặt trái úp vô nhau, ráp 2 thân trước với nhau

Bước 6: Đặt dây luồn gọng và mí 1 mm 2 cạnh của dây

Bước 1: Đặt 2 mặt trái úp vô nhau, ráp thân sau 1 với thân sau 2

Bước 3: Đặt dây luồn gọng và mí 1 mm 2 cạnh của dây

Bước 4: Đặt 2 mặt phải nẹp úp vô nhau, may ráp nẹp

Bước 5: Lật hết về phía nẹp không ủi keo, may mí 1mm

Bước 6: May diễu cách đường nối 5mm

Bước 8: Ráp nẹp với thân sau 1

Bước 9: Gấp nẹp mí 1 mm

Bước 1: Đặt 2 mặt trái úp vô nhau, ráp thân trước với thân sau

Bước 3: Đặt dây luồn gọng và mí 1 mm 2 cạnh của dây

Bước 4: May ráp dây viền 1

Bước 5: Cuộn và mí 1 mm dây viền 1

Bước 6: May ráp dây viền 1

Bước 7: Cuộn và mí 1 mm dây viền 1

Bước 8: Lấy chỉ khâu luôn các cạnh dư của dây viền

Bước 1: May ráp 3 lớp nhún với nhau

Bước 3: May nhún cạnh trên lớp nhún

Bước 4: Đặt 2 mặt phải úp vào nhau, may dài váy với nhún

Bước 1: Ráp nẹp lưng với tùng lót

Bước 2: Ủi toàn bộ về phía nẹp

Bước 1: Ráp lớp chính với lớp lót

Bước 2: Lật hết về phía lót, may diễu mí cách đường nối 1mm

Bước 3: Tra dây kéo lên thân chính

Bước 4: Tra dây kéo lên thân lót

Bước 5: Ráp đường giữa thân sau thân chính

Bước 6: Ủi rẽ đường giữa thân sau thân chính

Bước 7: May cuốn lai váy thân chính

Bước 8: Ráp đường giữa thân sau thân lót

Bước 9: Ủi rẽ đường giữa thân sau thân lót

Bước 10: May cuốn lai váy thân lót

Ngày 19 tháng 6 năm 2024 Người lập bảng Nguyễn Thị Ngọc Hiền

3.4.13 Hướng dẫn kiểm tra mã hàng Mẫu 1

Bảng 3 12: Bảng hướng dẫn kiểm tra mã hàng Mẫu 1

BẢNG HƯỚNG DẪN KIỂM TRA MÃ HÀNG

Mã hàng: LOTUS Size: S Mẫu số 1

A HƯỚNG DẪN KIỂM TRA THÔNG SỐ

Thân chính mặt trước Thân chính mặt sau

THÔNG SỐ VỊ TRÍ ĐO

A Dài áo thân trước: đo từ nhọn ngực đến lai áo

B Dài áo thân sau: đo từ mép trên của nẹp đến mép dưới của nẹp

C Ngang ngực: đo ẵ vũng ngực tại ngó tư nỏch

D Ngang eo: đo ẵ vũng eo tại đường eo

E Vòng lai: đo một vòng lai ngay tại đường may lai từ nẹp thân sau này đến nẹp thân sau kia

F Khoảng cách giữa 2 đỉnh nhọn: đo từ đỉnh nhọn ngực này đến đỉnh nhọn ngực kia

G Khoảng cách giữa 2 đỉnh ngực: đo từ đỉnh ngực này đến đỉnh ngực kia

H Chiều rộng nẹp: đo từ cạnh nẹp bên này sang cạnh nẹp bên kia I1 Khoảng cách từ đầu nẹp đến nút thứ nhất

Thân chính mặt trước Thân chính mặt sau

THÔNG SỐ VỊ TRÍ ĐO

D1 Ngang eo: đo ẵ vũng eo tại đường lưng vỏy

I Dài chân váy: đo từ eo đến mép dưới lai theo đường sườn I1 Dài váy: đo từ eo đến đường may nhún theo đường sườn

I2 Dài nhún: đo từ đường may nhún đến mép dưới lai theo đường sườn

I3 Vị trí smocking: đo từ đường may nhún đến phần smocking theo đường sườn

I4 Vị trí smocking: đo từ phần smocking đến mép dưới lai theo đường sườn

J Vòng lai: đo một vòng lai ngay tại đường may lai

K Dây kéo: Đo từ eo đến điểm tra dây kéo

Thân lót mặt trước Thân lót mặt sau

THÔNG SỐ VỊ TRÍ ĐO

A’ Chiều dài lót váy: đo từ eo đến mép dưới lai theo đường sườn B’ Độ rộng nẹp: Đo từ đường tra thân chính đến đường tra thân lót C’ Vòng lai: đo một vòng lai ngay tại đường may lai

B HƯỚNG DẪN KIỂM TRA CHI TIẾT

Thân chính mặt trước Thân chính mặt sau

STT NỘI DUNG KIỂM TRA

1 Kiểm tra toàn bộ bên ngoài sản phẩm bằng cách nắm vào 2 cạnh ngực của áo xem xét kỹ mặt trước và mặt sau của sản phẩm (đường ráp chi tiết, đường mí dây luồn gọng đều đẹp, không bị sụp mí; mắt cáo phải đóng đều, đúng thông số)

2 Kiểm tra dây viền ngực (đường may đều, không bị vặn, bị nhăn, lộn mặt trong kiểm tra đường mí đều đẹp, không bị sụp mí)

3 Kiểm tra sườn phải (dây luồn gọng kiểm tra đường mí đều đẹp, không bị sụp mí)

4 Kiểm tra dây viền lai (đường may tròn, đều, không vặn, lộn mặt trong để kiểm tra đường mí đều đẹp, không bị sụp mí)

5 Kiểm tra sườn trái (dây luồn gọng kiểm tra đường mí đều đẹp, không bị sụp mí)

6 Lật thân sau kiểm tra đường diễu nẹp, lộn mặt trong kiểm tra đường mí đều đẹp, không bị sụp mí

Thân chính mặt trước Thân chính mặt sau

STT NỘI DUNG KIỂM TRA

1 Kiểm tra toàn bộ bên ngoài sản phẩm bằng cách nắm vào 2 cạnh eo xem xét kỹ mặt trước và mặt sau của sản phẩm (đường tra dây kéo có tròn, đều, đẹp, êm chưa)

2 Kiểm tra đường ngang eo (lật mặt trong kiểm tra đường mí có đều đẹp, không sụp mí)

3 Kiểm tra đường ráp sườn phải (phẳng, đều )

4 Kiểm tra đường lai (đường may tròn, đều, không vặn)

5 Kiểm tra đường ráp sườn trái (phẳng, đều )

6 Kiểm tra đường ráp tùng với phần nhún (phẳng, đều )

7 Kiểm tra đường ráp thân sau (phẳng, đều, có trùng không)

Thân lót mặt trước Thân lót mặt sau

STT NỘI DUNG KIỂM TRA

8 Kiểm tra toàn bộ bên ngoài sản phẩm bằng cách nắm vào 2 cạnh eo xem xét kỹ mặt trước và mặt sau của sản phẩm (đường tra dây kéo có tròn, đều; đường ráp thân sau đẹp, êm chưa)

9 Kiểm tra đường ngang eo (kiểm tra vị trí ráp lót)

10 Kiểm tra đường ráp sườn phải (phẳng, đều )

11 Kiểm tra đường lai (đường may tròn, đều, không vặn)

12 Kiểm tra đường ráp sườn trái (phẳng, đều )

Ngày 19 tháng 6 năm 2024 Người lập bảng Nguyễn Thị Ngọc Hiền

3.4.14 Quy cách gắn nhãn - đóng gói Mẫu 1

Bảng 3 13: Bảng quy cách gắn nhãn – đóng gói Mẫu 1

BẢNG QUY GẮN NHÃN - ĐÓNG GÓI

Mã hàng: LOTUS Size: S Mẫu số 1

- Nhãn size được may vào sườn lưới trái cách đường lai 5cm

- Nhãn chính được may đắp vào thân lót cách dây kéo 5cm

- Nhãn hướng dẫn sử dụng may (thẻ bài) được treo vào nhãn size như hình

- Nhãn size được may vào lưng váy trái cách đường tra dây kéo 2cm

- Nhãn chính được may đắp vào thân lót cách dây kéo 3cm

- Nhãn hướng dẫn sử dụng may (thẻ bài) được treo vào nhãn size như hình

- Bước 1: Đóng dây kéo, treo sản phẩm lên móc treo

- Bước 2: Treo sản phẩm vào túi treo

Ngày 19 tháng 6 năm 2024 Người lập bảng Nguyễn Thị Ngọc Hiền

Quy trình thiết kế và dựng hình rập Mẫu 2

3.5.1 Quy trình thiết kế Mẫu 2

Sử dụng block căn bản để phát triển mẫu a Phát triển mẫu thân trước, thân sau

- Chuyển pen ngang thành pen vai

- Xác định trung điểm đoạn A’D’ Từ trung điểm đó nối với H’

- Cắt và xếp cạnh pen ngang

- Từ đỉnh ngực vẽ đường tròn bán kính 8cm

- Đường sườn lấy xuống 0,5cm; đường cong nách lấy vô 0,5cm

- Từ B’ lấy vô 3cm và kẻ song song với đường sườn mới

- Từ ngang ngực lên 1cm và vẽ đường cong như hình

- Từ ngang ngực xuống 7cm Từ đường cong ngực lấy xuống 9cm Nối các điểm và đánh cong như hình

- Từ giao điểm của đường pen và hình tròn, lấy ra mỗi bên 1,5cm

- Kéo dài đường HH’ giao với đường tròn Lấy ra mỗi bên 1.5cm

- Từ đường ngang eo lấy xuống 2,5cm Đánh cong như hình vẽ

Bước 5: Ra rập và đánh cong như hình vẽ

Bước 1: Từ ab lên 2,5cm

- Từ trung điểm đường ngang vai lấy qua 2cm

- Kéo dài đường hh’, lấy ra mỗi bên 1,5cm

- Từ đường ngang vai kẻ dài 15cm, rộng 4cm

Bước 6: Rập thân sau hoàn chỉnh b Thiết kế chân váy

- Trên đoạn GG’ tạo pen có độ rộng 2cm

- Từ G’ lấy giảm sườn 4cm

Bước 3: Thiết kế tùng thân trước 1

- Tách phần rập thân trước 1, tiến hành dựng khung như hình vẽ

- Chiều dài tùng là 47cm

- Đánh đường cong lai váy

Bước 4: Thiết kế tùng thân trước 2

- Tách phần rập thân trước 2, tiến hành dựng khung như hình vẽ

- Chiều dài tùng là 47cm

- Đánh cong đường sườn và lai váy

- Xác định vị trí tra dây kéo: từ ngang eo xuống 18cm

- Trên đoạn GG’ tạo pen có độ rộng 2cm

- Từ G’ lấy giảm sườn 4cm

Bước 3: Thiết kế tùng thân sau 1

- Tách phần rập thân sau 1, tiến hành dựng khung như hình vẽ

- Chiều dài tùng là 47cm

- Đánh đường cong lai váy

Bước 4: Thiết kế tùng thân sau 2

- Tách phần rập thân sau 2, tiến hành dựng khung như hình vẽ

- Chiều dài tùng là 47cm

- Đánh cong đường sườn và lai váy c Thiết kế tay

- Chiều rộng trên 40cm, dưới 60cm

Vị trí smocking như hình vẽ

Bước 2: Thiết kế măng sét

- Chiều rộng 2cm d Thiết kế thân lót

- Các bước tương tự thân chính

- Tùng lót thân trước: Từ lai lên 5cm

- Các bước tương tự thân chính

- Tùng lót thân sau: Tại đường tra dây kéo lấy vào 0.7cm, từ lai lên 5cm e Thiết kế smocking

Bước 1: Kẻ các ô vuông cạnh

Bước 2: Đánh dấu cách đường như hình vẽ

Bước 3: Khâu theo trình tự như hình vẽ

- Thiếu ngực, đường may không tròn đều => thiết kế lại phần ngực, đặt rập ngực để may đều

Hình 3 3: Fit mẫu lần 1 – lỗi1

- Đường may sườn bị dư => đánh cong lại đường sườn

Hình 3 4: Fit mẫu lần 1 – lỗi 2

Hình 3 5: Ảnh hoàn thiện lỗi 1

Hình 3 6: Ảnh hoàn thiện lỗi 2

3.5.3 Bộ rập thành phẩm Mẫu 2

Bảng 3 14: Bảng thống kê chi tiết TP Mẫu 2

THỐNG KÊ CHI TIẾT TP MẪU 2

STT Tên chi tiết Số lượng Canh sợi

STT Tên chi tiết Số lượng Canh sợi

3.5.4 Bộ rập bán thành phẩm Mẫu 2

Bảng 3 15: Bảng thống kê chi tiết BTP Mẫu 2

THỐNG KÊ CHI TIẾT BTP MẪU 2

STT Tên chi tiết Số lượng Canh sợi

STT Tên chi tiết Số lượng Canh sợi

Bảng 3 16: Bảng thống kê chi tiết keo Mẫu 2

THỐNG KÊ CHI TIẾT KEO MẪU 2

STT Tên chi tiết Số lượng Canh sợi

Bảng 3 17: Bảng mô tả mẫu Mẫu 2

Mã hàng: LOTUS Size: S MẪU 2 – Thông tin mô tả: Đầm đuôi cá có mút ngực, hở lưng, có thân sau vòng qua cổ

Tay chun có smocking, măng sét có 3 nút cài

Mặt chính thân trước Mặt chính thân sau

Mặt lót thân trước Mặt lót thân sau

Ngày tháng năm 2024 Người lập bảng Nguyễn Thị Ngọc Hiền

3.5.7 Thông số kích thước thành phẩm Mẫu 2

Bảng 3 18: Bảng thông số kích thước thành phẩm Mẫu 2

BẢNG THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC THÀNH PHẨM

Mã hàng: LOTUS Đơn vị đo: cm Size: S

STT KÍ HIỆU VỊ TRÍ ĐO THÔNG

16 K Dài tay (tính cả măng sét) 48 0.5

17 K1 Từ dây chun đến vị trí smocking 21 0.5

18 K2 Từ vị trí smocking đến măng sét 13 0.5

21 M1 Khoảng cách từ măng sét vô nút thứ nhất

22 M2 Khoảng cách 2 nút liên tiếp 2 0

STT KÍ HIỆU VỊ TRÍ ĐO THÔNG

Ngày 19 tháng 6 năm 2024 Người lập bảng Nguyễn Thị Ngọc Hiền

Bảng 3 19: Bảng định mức NPL Mẫu 2

BẢNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU

Mã hàng: LOTUS Đơn vị đo: cm Size: S

STT Tên nguyên phụ liệu Đơn vị tính Định mức kĩ thuật

1 Vải chính(#VC1, khổ 1m5, biên

2 Vải lót (#VL1, khổ 1m5, biên

5 Chỉ vắt sổ (màu trắng, 40/2) m 1222.38

6 Dây kéo giọt nước (25cm) Cái 1

17 Túi treo Cái 1 Định mức cấp phát:

Ngày 19 tháng 6 năm 2024 Người lập bảng Nguyễn Thị Ngọc Hiền

3.5.9 Hướng dẫn sử dụng NPL Mẫu 2

Bảng 3 20: Bảng hướng dẫn sử dụng NPL Mẫu 2

3.5.10 Đánh số - ép keo Mẫu 2

Bảng 3 21: Bảng đánh số ép keo Mẫu 2

BẢNG ĐÁNH SỐ ÉP KEO

Mã hàng: LOTUS Size: S Mẫu số 2 ĐÁNH SỐ THÂN CHÍNH

- Đánh số trên mặt trái vải, đúng vị trí đã quy định

- Chuẩn bị dụng cụ đánh số cần dùng cho các chi tiết vải bán thành phẩm

- Mực đánh số nổi bật trên nền vải, không để mực bị lem ra mặt phải

- Đánh số trong khoảng chừa đường may, cách mép vải 0.1cm

- Số dễ đọc, đúng chiều, không lộ ra trên sản phẩm sau khi may xong ÉP KEO

- Kiểm tra điều chỉnh nhiệt độ của bàn ủi, ủi mồi trước khi ép

- Khi ép xong, keo phải bám dính trên mặt vải, không có dấu hiệu bị nhăn, vải không bị rộp

- Đảm bảo keo tại các góc của chi tiết không bị bung

Ngày 19 tháng 6 năm 2024 Người lập bảng Nguyễn Thị Ngọc Hiền

Bảng 3 22: Bảng quy cách may Mẫu 2

Mã hàng: LOTUS Size: S Mẫu số 2

- May lộn, mí: đường may không nhăn, vặn, sụp mí Đường mí đều 0.1cm

- Tra dây kéo: đường may êm, không bị cộm, nhăn Dây kéo không bị hở, tra đúng vị trí

- May lai: đường may tròn đều, không bị sụp mí, không nhăn vặn, không bỏ mũi

- Mật độ chỉ: 5 mũi/cm

Ngày 19 tháng 6 năm 2024 Người lập bảng Nguyễn Thị Ngọc Hiền

Bảng 3 23: Bảng quy trình may Mẫu 2

Mã hàng: LOTUS Size: S Mẫu số 1

Bước 1: May ngực 1 với ngực 2

Bước 2: Ủi lật về phía sườn

Bước 3: May thân trước 1 với thân trước 2

Bước 4: Ủi lật về phía sườn

Bước 5: Ráp phần ngực với thân trước

Bước 6: Ủi lật về phía ngực

Bước 7: Ráp nẹp vô thành phẩm của bước 6

Bước 8: Ráp đường giữa thân trước

Bước 9: Ủi rẽ bước 7, bước 8

Bước 10: Ráp tùng thân trước 1 với tùng thân trước 2

Bước 11: Ủi lật về phía sườn

Bước 12: Ráp tùng thân sau 1 với tùng thân sau 2

Bước 13: Ủi lật về phía sườn

Bước 14: Tra dây kéo lên thân chính

Bước 15: Ráp đường giữa thân sau thân chính

Bước 16: Ráp sườn tùng thân trước với tùng thân sau

Bước 18: May lai váy thân chính

Bước 1: May lót ngực 1 với lót ngực 2

Bước 2: Ủi lật về giữa

Bước 3: May lót thân trước 1 với lót thân trước 2

Bước 4: Ủi lật về giữa

Bước 5: Ráp phần lót ngực với lót thân trước

Bước 6: Ủi lật về giữa

Bước 7: Ráp lót nẹp vô thành phẩm của bước 6

Bước 8: Ráp đường giữa lót thân trước

Bước 9: Ráp 1 bên lót thân trước với 1 bên lót thân sau

Bước 10: Ủi rẽ bước 7, bước 8, bước 9

Bước 11: Ráp tùng lót thân trước 1 với tùng lót thân trước 2

Bước 12: Ủi lật về giữa

Bước 13: Ráp tùng lót thân sau 1 với tùng lót thân sau 2

Bước 14: Ủi lật về giữa

Bước 15: Ráp sườn lót tùng thân trước với lót tùng thân sau

Bước 16: Ủi rẽ đường sườn

Bước 1: Ráp thân chính với thân lót

Bước 2: Lật tất cả về phía lót, mí thân trước 1 mm

Bước 3: Ráp 1 bên thân trước với 1 bên thân sau

Bước 5: Ráp 1 bên thân trước với 1 bên thân sau còn lại

Bước 6: Ủi rẽ đường sườn

Bước 7: Ráp thân chính trên với tùng chính

Bước 8: Ráp thân lót trên với tùng lót

Bước 9: Tra dây kéo lên thân lót

Bước 10: Ráp đường giữa thân sau thân lót

Bước 11: Ủi rẽ đường giữa thân sau thân lót

Bước 12: May cuốn lai váy thân lót

Bước 1: May cuốn viền 3mm

Bước 2: May tạo độ nhún cho phần tay trên

Bước 3: Đặt dây thun mặt trong kéo căng thun bằng độ nhún

Bước 4: May giữa cố định dây thun

Bước 5: May tạo độ nhún cho phần tay dưới

Bước 6: May măng sét có ủi keo vô phần nhún tay dưới

Bước 7: May lộn dây khuy

Bước 8: Cắt dây khuy mỗi đoạn 3cm, may dây cố định vào vị trí đánh dấu trên măng sét

Bước 11: Gấp măng sét mí 1mm

Bước 13: Mí 1mm sườn cửa tay

Ngày 19 tháng 6 năm 2024 Người lập bảng Nguyễn Thị Ngọc Hiền

3.5.14 Hướng dẫn kiểm tra mã hàng Mẫu 2

Bảng 3 24: Bảng hướng dẫn kiểm tra mã hàng Mẫu 2

BẢNG HƯỚNG DẪN KIỂM TRA

Mã hàng: LOTUS Size: S Mẫu số 2

A HƯỚNG DẪN KIỂM TRA THÔNG SỐ

Thân chính mặt trước Thân trước mặt sau

THÔNG SỐ VỊ TRÍ ĐO

A Dài áo thân trước: đo từ ngực đến ngang eo A1 Dài giữa ngực: đo từ cạnh trên của ngực đến hết phần ngực dọc theo đường giữa thân trước A2 Dài ngực sườn: đo từ cạnh trên của ngực đến hết phần ngực dọc theo đường sườn

A3 Dài sườn: đo từ cạnh trên của ngực đến ngang eo dọc theo đường sườn A4 Rộng sườn: đo khoảng cách từ sườn đến ngực

B Hạ gối: đo từ đường ngang eo xuống đường ngang gối B1 Dài váy: đo từ đường ngang eo xuống đường lai

C Dài áo thân sau: đo từ trung điểm áo đến ngang eo

D Dài dây kéo: đo từ điểm đầu dây kéo xuống đến điểm tra dây kéo

E Ngang ngực: đo ẵ vũng ngực tại ngó tư nỏch

F Ngang eo: đo ẵ vũng eo

G Ngang mông: từ eo xuống 19cm, đo thẳng từ bên này sang bên kia

H Ngang gối: đo ẵ vũng gối

I Vòng lai: đo một vòng lai ngay tại đường may

J Vòng cẳng tay: đo một vòng cẳng tay ngay tại đường may tay

K Dài tay (tính cả măng sét): đo từ căng tay đến hết măng sét K1 Vị trí smocking: đo từ dây chun đến phần smocking dọc theo đường sườn

K2 Vị trí smocking: đo từ phần smocking đến măng sét dọc theo đường sườn

L1 Rộng măng sét: đo dọc theo măng sét L2 Dài măng sét: đo ngang theo măng sét

M1 Khoảng cách từ măng sét vô nút thứ nhất: đo từ măng sét vô trung điểm nút thứ nhất M2 Khoảng cách 2 nút liên tiếp: đo từ trung điểm nút này đến trung điểm nút liền kề

Thân lót mặt trước Thân lót mặt sau

THÔNG SỐ VỊ TRÍ ĐO

A’ Dài áo thân trước: đo từ nhọn ngực đến lai áo A1’ Dài giữa ngực: đo từ cạnh trên của ngực đến hết phần ngực dọc theo đường giữa thân trước A2’ Dài ngực sườn: đo từ cạnh trên của ngực đến hết phần ngực dọc theo đường sườn A3’ Dài sườn: đo từ cạnh trên của ngực đến ngang eo dọc theo đường sườn A4’ Rộng sườn: đo khoảng cách từ sườn đến ngực

B’ Hạ gối: đo từ đường ngang eo xuống đường ngang gối B1’ Dài váy: đo từ đường ngang eo xuống đường lai C’ Dài áo thân sau

D’ Ngang ngực: đo ẵ vũng ngực tại ngó tư nỏch E’ Ngang eo: đo ẵ vũng eo

F’ Ngang mông: từ eo xuống 19cm, đo thẳng từ bên này sang bên kia G’ Ngang gối: đo ẵ vũng gối H’ Vòng lai: đo một vòng lai ngay tại đường may lai từ nẹp thân sau này đến nẹp thân sau kia

B HƯỚNG DẪN KIỂM TRA CHI TIẾT

Thân chính mặt trước Thân trước mặt sau

STT NỘI DUNG KIỂM TRA

1 Kiểm tra toàn bộ bên ngoài sản phẩm bằng cách nắm vào 2 cạnh ngực của áo xem xét kỹ mặt trước và mặt sau của sản phẩm (đường ráp chi tiết, đường đường ráp eo, đường tra dây kéo có tròn, đều, đẹp, êm chưa)

2 Kiểm tra ngực và thân sau (đường may đều, không bị vặn, bị nhăn, lật mặt trong kiểm tra đường mí đều đẹp, không bị sụp mí)

3 Kiểm tra sườn phải thân trên (kéo căng đường sườn để kiểm tra đường may có bị lỏng chỉ, sùi chỉ, nhăn không)

4 Kiểm tra vòng lai (đường may tròn, đều, không vặn, đúng thông số)

5 Kiểm tra sườn trái (kéo căng đường sườn để kiểm tra đường may có bị lỏng chỉ, sùi chỉ, nhăn không)

6 Kiểm tra toàn mặt ngoài tay áo (Smocking đều, đẹp, các đường may êm)

7 Kiểm tra vòng bắp tay (lộn mặt trong để kiểm tra day chun có nhún đều, các đường mí có êm, không nhăn, không vặn)

8 Kiểm tra sườn tay (Đường ráp sườn êm, không nhăn)

9 Kiểm tra đường lai tay (Lộn mặt trong để kiểm tra đường mí đều đẹp, không bị sụp mí, vị trí của dây khuy và nút đã đúng chưa)

Thân lót mặt trước Thân lót mặt sau

STT NỘI DUNG KIỂM TRA

10 Kiểm tra toàn bộ bên ngoài sản phẩm bằng cách nắm vào 2 cạnh ngực của áo xem xét kỹ mặt trước và mặt sau của sản phẩm (đường ráp chi tiết, đường đường ráp eo, đường tra dây kéo có tròn, đều, đẹp, êm chưa)

11 Kiểm tra ngực và thân sau (đường may đều, không bị vặn, bị nhăn, lật mặt trong kiểm tra đường mí đều đẹp, không bị sụp mí)

12 Kiểm tra sườn phải thân trên (kéo căng đường sườn để kiểm tra đường may có bị lỏng chỉ, sùi chỉ, nhăn không)

13 Kiểm tra vòng lai (đường may tròn, đều, không vặn, đúng thông số)

14 Kiểm tra sườn trái (kéo căng đường sườn để kiểm tra đường may có bị lỏng chỉ, sùi chỉ, nhăn không)

Ngày 19 tháng 6 năm 2024 Người lập bảng Nguyễn Thị Ngọc Hiền

3.5.15 Quy cách gắn nhãn - đóng gói Mẫu 2

Bảng 3 25: Bảng quy cách gắn nhãn – đóng gói Mẫu 2

BẢNG QUY CÁCH GẮN NHÃN - ĐÓNG GÓI

Mã hàng: LOTUS Size: S Mẫu số 2

- Nhãn size được may vào lưng váy trái cách đường tra dây kéo 2cm

- Nhãn chính được may vào thân lót cách dây kéo 3cm

- Nhãn hướng dẫn sử dụng may (thẻ bài) được treo vào nhãn size như hình

- Bước 1: Đóng dây kéo, treo sản phẩm lên móc treo

- Bước 2: Treo sản phẩm vào túi treo

Ngày 19 tháng 6 năm 2024 Người lập bảng Nguyễn Thị Ngọc Hiền

Quy trình thiết kế và dựng hình rập Mẫu 3

3.6.1 Thiết kế và phát triển mẫu Mẫu 3

Sử dụng block căn bản tiến hành phát triển mẫu a Phát triển mẫu thân chính

- Nối trung điểm vai con với đỉnh ngực

- Xác định các vị trí xoay pen

- Cắt pen dọc, pen ngang và thành phẩm thân trước

- Từ đỉnh ngực, vẽ một hình tròn tâm tại đỉnh ngực H’ bán kính 7cm Đường tròn tâm H’ cắt đường decup vai lần lượt tại K và K’

- Trên đường tròn, từ K lấy sang trái 0.5 cm kéo dài lên trên 1cm tại I, đánh cong H’I, từ K’ lấy sang phải 0.5cm kéo dài lên trên 1cm tại I’

- Gọi G là điểm giao nhau vòng nách và đường sườn

- Từ G lấy xuống 1cm, nối điểm 1cm vừa lấy với I Dùng thước cong đánh cong đường vừa vẽ

- Từ I’ vẽ vuông góc A”B tại I”

- Từ I” lấy lên 1cm Nối điểm 1 cm vừa lấy với I’ Dùng thước cong đánh cong đường thẳng vừa vẽ

- Đường tròn tâm H’ cắt pen dọc lần lượt tại J và J’ Từ J lấy sang trái 0.5cm nối điểm 0.5cm vừa vẽ và đánh cong nhẹ từ J’ lấy sang phải 0.5cm, nối điểm 0.5cm vừa vẽ

- Vẽ lại pen dọc như hình

Bước 5: Cắt thành phẩm như hình

- Vẽ lại pen dọc mới: từ rộng pen cũ, ta vẽ vuông góc cắt đường ngang ngực như hình

- Vẽ đường sườn thân sau bằng đường sườn thân trước

- Từ điểm ngang ngực e lấy xuống 3.5cm, vẽ lại đường ngang ngực mới

Bước 3: Cắt thành phẩm thân sau như hình

- Điểm tra dây kéo 18cm

- Vẽ hình chữ nhật chiều dài 34cm, chiều rộng 22cm

- Lấy đườn trung điểm hình chữ nhật, sau đó lấy đều qua 2 bên, mỗi bên 4.5cm

- Từ trung điểm ấy lấy xuống 14cm

- Nối các điểm vừa xác định và đánh cong như hình

- Cắt theo đường cong vừa vẽ, được thành phẩm như hình b Phát triển mẫu thân lót

- Các bước thiết kế hoàn toàn giống thân chính

- Scan lại rập thân chính, ta được bộ rập thành phẩm thân lót trước như hình

Bước 2: Thân lót hoàn chỉnh

- Dài tùng váy thân lót là 32cm

- Điểm tra dây kéo: 18cm c Thiết kế lớp lưới

Scan toàn bộ thân chính cánh hoa d Thiết kế tay áo voan

- Vẽ hình chữ nhật chiều dài 81.5cm, chiều rộng 57.5cm

- Đầu hình chữ nhật kẻ đường thẳng song song cách đều 5cm để may bèo tay

- Các ô vuông smocking có cạnh bằng 2.5cm

- Phần tay phồng dưới là 39cm

 Bước 1: Kẻ hình chữ nhật 57.5x37.5cm

 Bước 2: Trong hình chữ nhật, kẻ các ô vuông có cạnh

 Bước 3: Đánh dấu các đường khâu như hình vẽ

 Bước 4: Khâu theo trình tự sau

 Bước 5: Tiếp tục đánh dấu các đường khâu như hình vẽ

 Bước 6: Khâu theo trình tự sau

3.6.2 Quá trình fit mẫu Mẫu 3

- Đường may decuop ngực chưa đều, bên trái tròn, bên phải không tròn =>

- Gọng may chưa bẻ đúng => Xác định đũng chân ngực, tiến hành hơ nhẹ qua lửa và bẻ lại

- Đường may decoup đẹp hơn

3.6.3 Bộ rập thành phẩm Mẫu 3

Bảng 3 26: Bảng thống kê chi tiết TP Mẫu 3

THỐNG KÊ CHI TIẾT TP MẪU 3

STT Tên chi tiết Số lượng Canh sợi

STT Tên chi tiết Số lượng Canh sợi

STT Tên chi tiết Số lượng Canh sợi

STT Tên chi tiết Số lượng Canh sợi

3.6.4 Bộ rập Bán thành phẩm Mẫu 3

Bảng 3 27: Bảng thống kê chi tiết BTP Mẫu 3

THỐNG KÊ CHI TIẾT BTP MẪU 3

STT Tên chi tiết Số lượng Canh sợi

STT Tên chi tiết Số lượng Canh sợi

Bảng 3 28: Bảng mô tả mẫu Mẫu 3

Mã hàng: LOTUS Đơn vị:

MẪU 3 – Thông tin mô tả:

+ Đầm dạ hội ngắn 2 lớp đối xứng rả eo, có cúp ngực dạng ống đan dây sau lưng, tay áo phồng rời kết hợp smocking, tùng váy hình trái bí có 7 cánh hoa sen xung quanh, dây kéo ở mặt sau

Ngày 19 tháng 6 năm 2024 Người lập tài liệu Nguyễn Thị Mỹ Hậu

3.6.6 Thông số kích thước thành phẩm Mẫu 3

Bảng 3 29: Bảng thông số kích thước TP Mẫu 3

BẢNG THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC

Mã hàng: LOTUS Đơn vị đo: cm Size: S

STT KÍ HIỆU VỊ TRÍ ĐO THÔNG

5 E Khoảng cách 2 đầu pen dọc 18 0.2

9 I Khoảng cách 2 đầu pen sau 17 0.2

10 J Bắp tay (có dây chun) 9.5 0.2

11 K Khuỷu tay (có dây chun) 9 0.2

12 L Cổ tay (có dây chun) 5 0.2

STT KÍ HIỆU VỊ TRÍ ĐO THÔNG

7 G Khoảng cách 2 đầu pen thân sau 17 0.2

Ngày tháng năm 2024 Người lập bảng Nguyễn Thị Mỹ Hậu

3.6.7 Định mức nguyên phụ liệu

Bảng 3 30: Bảng định mức NPL Mẫu 3

BẢNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU

Mã hàng: LOTUS Đơn vị đo: cm Size: S

STT Tên nguyên phụ liệu Đơn vị tính Định mức kĩ thuật

1 Vải chính (#VC1, khổ 1m6, biên 1,5cm) m 1.56

2 Vải lót (#VL1, khổ 1m6, biên

3 Vải lưới (#VL2, khổ 1m, biên

4 Vải voan (#VV1, khổ 1m, biên

6 Chỉ vắt sổ (màu trắng, 40/2) m 322.23

9 Dây kéo giọt nước (25cm) Cái 1

18 Túi treo Cái 1 Định mức cấp phát:

Ngày 19 tháng 6 năm 2024 Người lập bảng Nguyễn Thị Mỹ Hậu

3.6.8 Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu Mẫu 3

Bảng 3 31: Bảng hướng dẫn sử dụng NPL Mẫu 3 Đánh số - ép keo Mẫu 3

Bảng 3 32: Bảng đánh số - ép keo Mẫu 3

Mã hàng: LOTUS Đơn vị: cm

Ngày 19 tháng 6 năm 2024 Người lập bảng Nguyễn Thị Mỹ Hậu

Bảng 3 33: Bảng quy cách may Mẫu 3

Mã hàng: LOTUS Đơn vị: cm Size: S

- May pen dọc chính lót: đủng đỉnh pen, đỉnh pen không bị lúm đồng tiền

- May decup chính lót: Đường decoup đối xứng, không bị gãy đường may

- May lộn, mí: đường may tay, may vòng thân áo đều không nhăn, vận, sụp mi Đường mi đều 0.1cm

- Tra dây kéo: đường may êm, không bị cộm, nhân Dây kéo không bị hở, tra đúng vi tri

- May lại: đường may tròn đều, không bị sụp mi, không nhăn vận

Ngày 19 tháng 6 năm 2024 Người lập bảng Nguyễn Thị Mỹ Hậu

Bảng 3 34: Bảng quy trình may Mẫu 3

Mã hàng: Đơn vị đo: cm Size: S

Bước 1: Ráp thân trước 1 và thân trước 2

Bước 2: Ráp thân trước 1 và thân trước 3

Bước 3: Ủi lật các mảnh vừa ráp về phía sườn

Bước 6: Luồn gọng may 3mm vào đường may vừa diễu

Bước 1: Ráp thân sau 4 với thân sau 5

Bước 2: Ráp thân sau 6 với thân sau 7

Bước 3: Ủi rẽ cách đường vừa ráp

Bước 1: May nẹp vào 3 thân trước lót (thân trước lót 1, thân trước lót 2, thân trước lót 3) ta được 3 mảnh

Bước 2: Ráp mảnh 1 và mảnh 2

Bước 3: Ráp mảnh 1 và mảnh 3

Bước 4: Ủi lật các mảnh vừa ráp về phía trong

Bước 1: May nẹp vào các thân sau lót(TS lót 4, TS lót 5, TS lót 6, TS lót 7), ta được

Bước 2: Ráp mảnh 4 với mảnh 5

Bước 3: Ráp mảnh 6 với mảnh 7

Bước 4: Ủi lật các mảnh vừa ráp về phía trong

Bước 1: Ráp mảnh 1 với mảnh 2

Bước 2: Ráp mảnh 1 với mảnh 3

Bước 3: Ráp mảnh 2 với mảnh 3 từ lai đến điểm tra dây kéo

Bước 3: Ủi rẽ các mảnh vừa ráp

Bước 1: Ráp 3 lớp vải chính-vải lưới-vải chính với nhau

Bước 2: Gọt đều 1 lớp vải chính và lớp lưới còn 3mm

Bước 3: Lộn và ủi định hình

Bước 1: Ráp sườn thân chính

Bước 2: Ráp sườn thân lót

Bước 3: Ủi rẽ đường sườn thân chính và thân lót

Bước 4: Ráp đường ngang ngực thân chính và đường ngang ngực thân lót

Bước 5: Ủi đường vừa may về phía thân lót

Bước 7: Ráp đường giữa thân sau vải chính với đường giữa thân sau vải lót

Bước 8: Lộn lại và ủi định hình đường vừa may

Bước 9: Tra dây kéo vào chân váy

Bước 10: May lộn lót chân váy vào dây kéo

Bước 11: May lót chân váy từ điểm tra dây kéo đến hết lai

Bước 12: Ủi rẽ đường vừa may

Bước 13: Ráp xếp ly chân váy chính và chân váy lót

Bước 14: Mí đều 1mm về phía lót

Bước 15: Ráp cánh hoa vào các điểm đã đánh dấu ở chân váy chính

Bước 16: Ráp vòng eo vải chính với chân váy chính

Bước 17: Ráp vòng eo vải lót với chân váy lót

Bước 18: Ủi hoàn tất sản phẩm

Bước 19: Treo đầm bằng móc kẹp

Bước 1: Gập lại may đều 1mm

Bước 2: Gọt đều và cuốn lại mí đều 1mm

Bước 3: Tiến hành Smocking theo các điểm đã xác định

Bước 5: Tra dây thun theo các điểm đã xác định

Ngày 19 tháng 06 năm 2024 Ngưởi lập bảng Nguyễn Thị Mỹ Hậu

3.6.11 Hướng dẫn kiểm tra sản phẩm Mẫu 3

Bảng 3 35: Bảng huống dẫn kiểm tra mã hàng Mẫu 3

BẢNG HƯỚNG DẪN KIỂM TRA SẢN PHẨM

Mã hàng: LOTUS Đơn vị: cm Size: S

A HƯỚNG DẪN KIỂM TRA THÔNG SỐ

THÔNG SỐ VỊ TRÍ ĐO

A Dài áo thân trước: Đo từ giữa ngực đến đường ráp eo

B Dài áo thân sau: Đo từ giữa lưng đến đường ráp eo

C Dài chân váy: Đo từ giữa đường ráp eo đến hết lai váy

D Dài cánh hoa: Đo từ giữa cạnh trên cách hoa đến điểm nhọn

E Đo khoảng cách 2 đầu pen thân trước

F Ngang ngực: Đo ẵ vũng ngực tại ngó 4 nỏch

G Ngang eo: Đo ẵ vũng eo tại đường ró eo

H Đo chiều rộng cánh hoa từ giữa cạnh trên cách hoa xuống 14cm

I Đo khoảng cách 2 đầu pen thân sau

J Ngang bắp tay: Đo ngang ẵ bắp tay tại vị trớ chun 1

K Ngang khuỷu tay: Đo ẵ khuỷu tay tại vị trớ chun 2

L Ngang Cổ tay: Đo ẵ cổ tay tại vị trớ chun 3

M Dài tay: Đo từ đầu tay đến hết cửa tay

N Dài khuỷu tay: Đo từ đầu tay đến dây chun 2

O Vòng lai: Đo 1 vòng lai tại mép lai

Thân lót trước Thân lót sau

THÔNG SỐ VỊ TRÍ ĐO

A’ Dài thân lót trước: Đo từ giữa ngực đến đường rã eo

B’ Dài chân váy lót: Đo từ đường rã eo đến đường ngang lai

C’ Dài Thân lót sau: Đo tù giữa lưng thân sau đến đường rã eo

D’ Đo khoảng cách 2 đầu pen thân trước

E’ Đo ngang ngực lót = 1/2 Ngang ngực tại ngã tư nách

F’ Đo ngang eo lút = ẵ Ngang eo tại đường ró eo

G’ Đo khoảng cách 2 đầu pen dọc thân sau

H’ Vòng lai: Đo hết 1 vòng lai tại mép lai

B HƯỚNG DẪN KIỂM TRA CHI TIẾT

STT NỘI DUNG KIỂM TRA

1 Kiểm tra toàn bộ mặt ngoài mặt trước và mặt sau đầm (đường ráp eo, đường decoup, đường tra dây kéo có tròn, đều, đẹp, êm chưa; mắt cáo phải đóng đều )

2 Kiểm tra đường cong ngang ngực (lộn mặt trong kiểm tra xem đường mí có đều đẹp, không sụp mí)

3 Kiểm tra đường ráp sườn phải (kiểm tra vị trí đan dây êm, phẳng, đều

4 Kiểm tra đường sườn tùng, các cánh hoa, đường tra dây kéo êm, thẳng, không nhăn

5 Kiểm tra đường lai (Đường may tròn, đều, không vặn, lộn mặt trong để kiểm tra vị trí ráp lót)

6 Kiểm tra sườn trái tùng

7 Kiểm tra sườn trái áo (kéo căng đừng sườn kiểm tra chỉ thừa, lỏng chỉ, nhăn, vặn)

8 Kiểm tra đường ngang ngực sau (lộn mặt trong để xem đường mí có đều, đẹp, không nhắn, không vặn)

9 Kiểm tra toàn mặt ngoài tay áo (Smocking đều, đẹp, các đường may êm)

10 Kiểm tra vòng bấp tay (lộn mặt trong để kiểm tra day chun có nhún đều, các đường mí có êm, không nhăn, không vặn

11 Kiểm tra sườn tay (Đường ráp sườn êm, không nhăn)

12 Kiểm tra đường lai tay (Lộn mặt trong để kiểm tra đường tra chun có nhún đều, tay có phòng tròn đều không, đường mí lai có êm, không nhăn, không vặn

13 Kiểm tra vòng khuỷu tay (Đường tra chun nhún đều, đẹp)

14 Kiểm tra toàn diện mặt trước thân lót (đường decoup, đường ráp eo, )

15 Kiểm tra sườn phải (đường may êm đẹp, không nhăn)

16 Kiểm tra đường lai (đường may tròn đều, không vặn)

17 Kiểm tra sườn trái (đường may êm đẹp, không nhăn)

18 Úp mặt sau thân lót, kiểm tra toàn diện mặt sau (đường pen, Đường tra dây kéo đẹp, không nhăn)

Ngày 19 tháng 6 năm 2024 Người lập bảng Nguyễn Thị Mỹ Hậu

3.6.12 Quy cách gắn nhãn - bao gói Mẫu 3

Bảng 3 36: Bảng quy cách gắn nhãn – bao gói Mẫu 3

BẢNG QUY CÁCH GẮN NHÃN - BAO GÓI

Mã hàng: LOTUS Đơn vị: cm Size: S

- Nhãn size được may đắp vào sườn lót trái cách đường ráp eo 5cm

- Nhãn chính được may đắp vào thân lót cách mắt cáo đầu tiền 1cm

- Nhãn hướng dẫn sử dụng may (thẻ bài) được treo vào nhãn size như hình sau

- Bước 1: Đóng khóa kéo sản phẩm trên móc treo

- Bước 2: Treo sản phẩm trong túi treo

Ngày 19 thàng 6 năm 2024 Người lập bảng Nguyễn Thị Mỹ Hậu

Ngày đăng: 18/11/2024, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w