Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối liên hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội...6 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH: “NƯỚC ĐỘC LẬP MÀ NGƯỜI DÂN KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG HẠNH PHÚC TỰ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-BÀI TẬP LỚN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH: “NƯỚC ĐỘC LẬP MÀ NGƯỜI DÂN KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG HẠNH PHÚC TỰ DO THÌ ĐỘC LẬP CŨNG CHẢ CÓ NGHĨA LÝ GÌ” LÀM RÕ Ý NGHĨA CỦA LUẬN ĐIỂM ĐỐI VỚI
VIỆT NAM HIỆN NAY.
Họ và tên : Trần Ngọc Yến Trang
Mã sinh viên : 11236873 Lớp học phần : Tư tưởng Hồ Chí Minh
(124)_CLC_13
GV hướng dẫn : TS Nguyễn Hồng Sơn
Hà Nội, tháng 11 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc 3
1.1 Độc lập, tự do của dân tộc phải thật sự, toàn diện và triệt để 3
1.2 Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả dân tộc 3
1.3 Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân 4
1.4 Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ 5
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội 5
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối liên hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội 6
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH: “NƯỚC ĐỘC LẬP MÀ NGƯỜI DÂN KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG HẠNH PHÚC TỰ DO THÌ ĐỘC LẬP CŨNG CHẢ CÓ NGHĨA LÝ GÌ” 7
1 Khái quát luận điểm của Hồ Chí Minh về Độc lập - Tự do - Hạnh phúc7 2 Sự áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Độc lập, Tự do, Hạnh phúc vào thực tiễn Việt Nam sau cách mạng 8
2.1 Tình thế khó khăn của nước ta sau Cách mạng Tháng 8 : 8
2.2 Chính sách của Đảng để giải quyết những vấn đề tồn tại sau Cách Mạng tháng 8 9
CHƯƠNG III: Ý NGHĨA LUẬN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY 12
1 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ độc lập dân tộc gắn liền với xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 12
2 Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, là định hướng đúng dắn trong tình hình cách mạng hiện nay 12
3 Những nội dung nhiệm vụ thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong tình hình hiện nay 13
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Độc lập! Hai từ ngắn gọn nhưng chứa đựng một ý nghĩa sâu sắc, phản ánh bao gian khổ, hy sinh của những thế hệ đã cống hiến cả cuộc đời mình để gìn giữ nền độc lập dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: "Không có gì quý hơn độc lập,
tự do." Câu nói ấy không chỉ là một chân lý, mà còn là kim chỉ nam dẫn đường cho các thế hệ người Việt Nam Lịch sử dân tộc Việt Nam ta sẽ mãi mãi ghi nhớ một ngày đặc biệt: 2 tháng 9 năm 1945 Ngày mà Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại, đã trịnh trọng đọc Tuyên ngôn độc lập, mở ra chương mới cho nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khởi đầu bài hùng văn bất hủ ấy, Người đã khéo léo trích dẫn từ Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa đã ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm; trong số đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, không hề mang theo tham vọng cá nhân hay quyền lực, mà chỉ hướng tới một mục tiêu cao cả: giành lại độc lập cho quê hương, mang lại quyền lợi cho nhân dân, để mọi người dân đều có thể sống trong tự do và hạnh phúc
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Có thể thấy rằng, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, Người luôn coi độc lập gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm cho nhân dân, như Người từng bộc bạch đầy tâm huyết: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” Đối với Bác, độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung về dân tộc và dân chủ; và phải được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với hạnh phúc và tự do của nhân dân; đồng thời, tự do và hạnh phúc của nhân dân cũng chính khởi nguồn sâu sắc để xây dựng độc lập dân tộc Cũng vì thế, trong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử, Ðộc lập
-Tự do - Hạnh phúc không chỉ là khát vọng mà còn là hệ giá trị vô giá và trở thành trở thành lẽ sống, lý tưởng phấn đấu, hy sinh
Trang 4CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
1.1 Độc lập, tự do của dân tộc phải thật sự, toàn diện và triệt để.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Tự do độc lập là quyền trời cho của mỗi dân tộc Hễ một dân tộc đã kiên quyết đứng lên đấu tranh cho tổ quốc họ thì không ai, không lực lượng gì chiến thắng được họ …” Quan điểm đó của Người khẳng định rằng, quyền độc lập, tự do của các dân tộc là những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm, là quy luật khách quan của xã hội loài người mà tất cả các dân tộc đều được hưởng Và công cuộc đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền độc lập, tự do của dân tộc được đánh đổi bằng xương máu thiêng liêng của các thế hệ, của cả dân tộc Vì vậy, mọi sự xâm phạm liên quan đến quyền độc lập, tự do của dân tộc đều trái với đạo
lý và lẽ phải, đều xâm phạm một cách nghiêm trọng quyền thiêng liêng vốn có của các dân tộc Sinh thời V.I Lê-nin, trong tác phẩm “Về quyền dân tộc tự quyết” khẳng định rằng: “Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết” Điều đó có nghĩa là: “Các dân tộc có quyền độc lập chính trị, có quyền phân lập về mặt chính trị, khỏi các dân tộc áp bức họ” Như vậy, một quốc gia được xem là độc lập, tự do khi quốc gia dân tộc đó có đầy đủ quyền tự quyết, tự chủ đối với vận mệnh của mình; có quyền lựa chọn con đường phát triển mà không bị lệ thuộc hoặc bị chi phối bởi các dân tộc khác Trên cơ sở nghiên cứu các cuộc cách mạng tiêu biểu của thế giới đã giúp
Hồ Chí Minh rút ra những bài học kinh nghiệm đối với cách mạng Việt Nam rằng:
“Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi…” Có nghĩa đấu tranh cho quyền độc lập, tự do của dân tộc thì đó phải là độc lập, tự do thực sự, hoàn toàn, triệt để Người khẳng định: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào”; ““Việt Nam hoàn toàn thống nhất
và độc lập, “có quốc hội riêng, “chính phủ riêng, “quân đội riêng”, “ngoại giao riêng”,
“kinh tế và tài chính riêng””
1.2 Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rằng : “Cái mà tôi cần nhất trên đời là đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập.”
Năm 1919, nhân dịp các nước Đồng minh thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất họp Hội nghị Vécxây (Pháp), thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Hồ
Trang 5Chí Minh đã gửi tới Hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam, bao gồm 8 điểm với hai nội dung chính là đòi quyền bình đẳng về mặt pháp lý và đòi các quyền tự do, dân chủ của người dân Đông Dương Bản yêu sách không được Hội nghị chấp nhận nhưng qua sự kiện trên cho thấy lần đầu tiên, tự tưởng Hồ Chí Minh về quyền của các dân tộc thuộc địa mà trước hết là quyền bình đẳng và tự do đã hình thành Căn cứ vào những quyền tự do, bình đẳng và quyền con người - "những quyền mà không ai có thể xâm phạm được" đã được ghi trong bản Tuyên ngôn độc lập của cách mạng Mỹ năm
1776, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định những giá trị thiêng liêng, bất biến về quyền dân tộc: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do… Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được
Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng (năm 1930), Hồ Chí Minh đã xác định mục tiêu chính trị của Đảng là :
a) Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến
b) Làm cho nước Nam ta hoàn toàn độc lập.”
Ý chí và quyết tâm giữ nước trên còn được thể hiện trong 2 cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Trong lời kêu gọi Liên hợp quốc năm 1946, Bác khẳng định: “Nhân dân chúng tôi kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền linh thiêng nhất: Toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước.” Khi Thực dân Pháp tiến hành xâm lược lần thứ hai, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946, Người ra lời hiệu triệu, thể hiện quyết tâm sắt đá, bảo vệ cho bằng được nền độc lập dân tộc: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.” Năm 1965, đế quốc Mỹ tăng cường mở rộng chiến tranh ở Việt Nam; trong hoàn cảnh ác liệt đó, Hồ Chí Minh đã nêu ra một chân lý của thời đại, một tuyên ngôn bất hủ của các dân tộc đang khao khát nền độc lập tự do trên toàn thế giới: “ Không có gì quý hơn độc lập tự do” Thấm nhuần tư tưởng đó, nhân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, buộc chúng phải kí kết hiệp định Pari, cam kết tôn trọng các quyền cơ bản của Việt Nam và rút quân về nước
1.3 Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân Người đánh giá cao học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn về độc lập – tự do: dân tộc độc
Trang 6lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc Bằng lý lẽ đầy thuyết phục, trong khi viện dẫn bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 “ Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”, Hồ Chí Minh đã khẳng định dân tộc Việt Nam đương nhiên phải được tự
do và bình đẳng về quyền lợi “Đó là lẽ không thể chối cãi được”
Người khẳng định: “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”[ Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.tr.64] và “độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”[ Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.tr.175] Để cũng cố nền độc lập dân tộc, Đảng và Chính phủ phải không ngừng phấn đấu nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi tầng lớp nhân dân Người dạy: “Chúng ta phải thực hiện ngay: 1 Làm cho dân có ăn 2 Làm cho dân có mặc 3 Làm cho dân có chỗ ở 4 Làm cho dân có học hành”[ Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội tr.175] Quyền độc lập, tự do của dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh mang một nội dung hết sức sâu sắc, triệt để đó là: Độc lập - thống nhất - tự do bình đẳng - ấm no hạnh phúc, gắn độc lập dân tộc với dân chủ nhân dân; gắn độc lập dân chủ với chủ nghĩa xã hội
1.4 Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Việc đất nước bị chia cắt luôn là vấn đề trăn trở của Hồ Chí Minh Người cho rằng độc lập dân tộc và thống nhất đất nước là chính chân lý, là quy 4 luật tồn tại, phát triển của dân tộc Người khẳng định: “ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”
Trong Di chúc, Người cũng đã thể hiện niềm tin tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng, vào sự thống nhất nước nhà: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta Tổ quốc
ta nhất định sẽ thống nhất Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà” Có thể khẳng định rằng, tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
là tư tưởng xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh
Trang 72 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
Trong các tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh không để lại một định nghĩa cố định về chủ nghĩa xã hội Với cách diễn đạt dung dị, dễ hiểu, dễ nhớ, khái niệm “chủ nghĩa xã hội” được Người tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau bằng cách chỉ ra đặc trưng ở một lĩnh vực nào đó (như kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, động lực, nguồn lực, vv.) của chủ nghĩa xã hội;song tất cả đều hướng đến mục tiêu cơ bản của nó mà theo Người: “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”, là làm sao cho dân giàu, nước mạnh”
Người khẳng định mục đích của cách mạng Việt Nam là tiến đến chủ nghĩa xã hội, rồi đến chủ nghĩa cộng sản vì: Chủ nghĩa cộng sản có hai giai đoạn Giai đoạn thấp, tức là chủ nghĩa xã hội; giai đoạn cao, tức là chủ nghĩa cộng sản Hai giai đoạn
ấy giống nhau ở chỗ: Sức sản xuất đã phát triển cao; nền tảng kinh tế thì tư liệu sản xuất đều là của chung, không có giai cấp áp bức bóc lột Hai giai đoạn ấy khác nhau ở chỗ: Chủ nghĩa xã hội vẫn còn chút ít vết tích xã hội cũ Xã hội cộng sản thì hoàn toàn không còn vết tích xã hội cũ Theo Người, dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân; chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ, bởi vậy, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân; dân chủ là chìa khóa của mọi sự tiến bộ và phát triển Quan niệm này đã đặt nền tảng
và giữ vai trò chỉ đạo trong hoạt động của Đảng và Nhà nước ta
2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối liên hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội
Dân tộc độc lập gắn với chủ nghĩa xã hội là một trong những luận điểm lớn và sáng tạo quan trọng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh Luận điểm này thể hiện rõ nét tính cách mạng triệt để của tư tưởng Hồ Chí Minh và là cốt lõi xuyên suốt toàn bộ hệ
tư tưởng của Người Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc là mục tiêu cơ bản và cần thiết trước mắt, là nền tảng để tiến tới xây dựng chủ nghĩa xã hội Người xác định con đường cách mạng Việt Nam gồm hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
và cách mạng xã hội chủ nghĩa Trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ, độc lập
Trang 8dân tộc là mục tiêu cấp bách, thiết yếu, nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng của cách mạng Việt Nam Độc lập dân tộc vừa là mục tiêu chính yếu của cách mạng dân tộc dân chủ vừa là điều kiện tiên quyết để chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa
Chủ nghĩa xã hội, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chính là con đường để đảm bảo độc lập dân tộc một cách vững chắc và giải phóng dân tộc triệt để Chủ nghĩa xã hội
mà Hồ Chí Minh hướng đến là một xã hội không còn áp bức, bóc lột, công bằng và hợp lý, nơi mọi người làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không hưởng; một xã hội đảm bảo phúc lợi cho người cao tuổi và trẻ mồ côi, phát triển sản xuất song hành với sự tiến bộ khoa học - kỹ thuật, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân lao động Đây là xu hướng phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ, vì cách mạng Việt Nam thuộc phạm trù cách mạng vô sản, với nòng cốt là khối công - nông - trí thức
Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh rằng độc lập dân tộc luôn gắn liền với đời sống
ấm no, hạnh phúc của quần chúng nhân dân - những người trực tiếp làm nên thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ Để đảm bảo nền độc lập bền vững, tránh bị phụ thuộc, đói nghèo và lạc hậu, con đường duy nhất là tiến lên chủ nghĩa xã hội Người khẳng định rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải phóng triệt để các dân tộc bị áp bức và chỉ có cách mạng xã hội chủ nghĩa mới đảm bảo nền độc lập thực sự và chân chính
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH:
“NƯỚC ĐỘC LẬP MÀ NGƯỜI DÂN KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG HẠNH PHÚC TỰ DO THÌ ĐỘC LẬP CŨNG CHẢ CÓ NGHĨA LÝ GÌ”
1 Khái quát luận điểm của Hồ Chí Minh về Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
“Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” - đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng,” đăng trên Báo Cứu quốc ngày 17-10-1945.
Điều này cho thấy ba yếu tố thiết yếu là Độc lập, Tự do và Hạnh phúc cần phải song hành và không thể tách rời Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong bối cảnh một quốc gia thuộc địa như Việt Nam, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là giành lại độc lập dân tộc Tuy
Trang 9nhiên, nếu quốc gia đạt được độc lập nhưng nhân dân vẫn chưa có hạnh phúc và tự do, thì nền độc lập đó vẫn chưa trọn vẹn
Nhân dân Việt Nam hơn ai hết hiểu rõ giá trị thiêng liêng của độc lập Từ thời phong kiến, tổ tiên ta đã phải đấu tranh để giữ gìn bờ cõi qua hơn một nghìn năm dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc (179 TCN - 938) Trải qua các cuộc kháng chiến trường kỳ chống lại sự xâm lược của ngoại bang, từ thực dân Pháp với hơn 80 năm (1858-1945) đến 30 năm đấu tranh chống sự chiếm đóng của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975), dân tộc Việt Nam luôn khao khát độc lập, tự do và quyền làm chủ đất nước Sự hy sinh ấy minh chứng cho khát vọng mãnh liệt về một nền độc lập thực sự, do nhân dân làm chủ, nơi tự do và hạnh phúc được đảm bảo Đối với Hồ Chí
Minh, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là chân lý bất di bất dịch.
Đối với Hồ Chí Minh, độc lập phải là độc lập dân tộc, gắn liền với tự do của
nhân dân “Độc lập” là quyền bất khả xâm phạm của một quốc gia, nơi nhân dân có
quyền làm chủ và tự quyết vận mệnh của đất nước, không bị chi phối bởi các thế lực
ngoại bang dưới bất kỳ hình thức nào “Độc lập” ở đây cũng mang nghĩa thoát khỏi sự
đô hộ, chi phối từ thực dân, đế quốc hay bất kỳ thế lực ngoại bang nào
Tự do, về mặt triết học chính trị, là khả năng để mỗi cá nhân hành động theo
nguyện vọng và ý chí riêng của mình Trong khi đó, hạnh phúc là trạng thái cảm xúc khi con người được đáp ứng những nhu cầu mang tính tinh thần và trừu tượng, thể hiện chiều sâu của bản tính nhân bản và lý trí
Hồ Chí Minh lĩnh hội nhiều tư tưởng lớn của nhân loại, trong đó có học thuyết
“Tam dân” của Tôn Trung Sơn về độc lập và tự do Người từng khẳng định: “Chính sách đối nội của Việt Nam là dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.”
Trong suốt sự nghiệp cách mạng của mình, Người luôn đặt độc lập dân tộc gắn liền
với tự do, hạnh phúc của nhân dân Người đã từng bày tỏ: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.”
Tuy nhiên, “Độc lập” không thể tách rời khỏi “Tự do” và “Hạnh phúc,” mà chúng phải gắn kết chặt chẽ và biện chứng với nhau, trở thành những điều kiện và mục tiêu cao nhất Độc lập chỉ có ý nghĩa khi nó mang lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân,
đó là nền độc lập trọn vẹn mà Hồ Chí Minh luôn khao khát xây dựng cho đất nước
Trang 102 Sự áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Độc lập, Tự do, Hạnh phúc vào thực tiễn Việt Nam sau cách mạng
2.1 Tình thế khó khăn của nước ta sau Cách mạng Tháng 8 :
Tình thế của Việt Nam sau Cách mạng tháng 8 có thể coi là “Ngàn cân treo sợi tóc.”, vận mệnh Tổ quốc lâm nguy, nhân dân Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ quay trở lại cuộc sống như nô lệ khi mà cả dân tộc đang đứng trước khó khăn thử thách nghiêm trọng
Ngày 3/9/1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu: “Hiện nay những vấn đề gì là vấn đề cấp bách hơn cả Theo ý tôi, có 6 vấn đề Một là nhân dân đang đói […] Vấn đề thứ hai, nạn dốt – Là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta Hơn chín mươi phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ …”
Trong 6 vấn đề đã nêu trên, nạn đói vẫn là vấn đề sống còn nhất, vấn đề cấp bách nhất, và cũng là nỗi ám ảnh nhất của người dân Việt Nam đến tại mãi sau này Mỗi khi nhắc đến nạn đói năm 1945, hay chính xác hơn nạn đói diễn ra từ cuối năm
1944 đến tháng 5, 1945 Những bức ảnh về người dân gầy còm, thoi thóp vì đói như đang hiện hữu ngay trước mắt chúng ta đã phần nào lột tả được sự kinh khủng của nó
Và tỉnh Thái Bình là nơi hứng chịu hậu quả nặng nề nhất, xã Tây Lương ( thuộc Tiền Hải, Thái Bình ) có đến 2/3 số dân chết vì đói, trong đó có nhiều gia đình chết cả nhà,
cả dòng họ chết cả họ Nạn đói năm 1945 đã cướp đi hơn 2 triệu sinh mạng của người dân Việt Nam, trong khi dân số Việt Nam thời điểm đó chỉ có 25 triệu dân Công trình
“Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích lịch sử” do giáo sư Văn Tạo và
GS Furuta Moto chủ trì đã trích dẫn câu nói đau xót của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời điểm đó: “Nạn đói nguy hiểm hơn nạn chiến tranh Thí dụ trong sáu năm chiến tranh, nước Pháp chết 1 triệu người, nước Đức chết chừng 3 triệu người Thế mà nạn đói nửa năm ở Bắc Bộ, ta đã chết hơn 2 triệu người” (trên tổng dân số Việt Nam lúc đó là 25 triệu người - PV) Trẻ em mới sinh ra đã chết đói, những mồ chôn tập thể, cướp giật đồ
ăn, những con người gầy gò trên khắp ngõ phố,… trờ thành nỗi ám ảnh khôn nguôi
Một trong những khó khăn lớn của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về văn hoá, giáo dục là hơn 90% dân số mù chữ - hệ quả của hơn 80 năm “khai hóa văn minh” của thực dân Pháp Chính vì vậy, việc xây dựng một nền văn hóa mới, phát triển giáo dục,