1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài mức Độ quan tâm Đối với lịch sử của sinh viên khoa du lịch trường Đại học văn hoá thành phố hồ chí minh hiện nay

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mức độ quan tâm đối với lịch sử của sinh viên khoa Du lịch Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Tác giả Lê Minh Khởi
Người hướng dẫn ThS. Chu Phạm Minh Hằng
Trường học Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Du lịch
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 67,74 KB

Nội dung

Do đó, đề tài "Mức độ quan tâm đối với lịch sử của sinh viên khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa TP.HCM hiện nay" được lựa chọn phân tích và đánh giá mức độ quan tâm và thái độ của sinh

Trang 1

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP HCM

LÊ MINH KHỞI

SINH VIÊN KHOA DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

TIỂU LUẬN NGÀNH DU LỊCH

TP Hồ Chí Minh, ngày 20, tháng 10 năm 2024

Trang 2

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP HCM

LÊ MINH KHỞI

SINH VIÊN KHOA DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

TIỂU LUẬN Ngành Du lịch

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

ThS CHU PHẠM MINH HẰNG

TP Hồ Chí Minh, ngày 20, tháng 10, năm 2024

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4

5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 6

6 Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu 7

7 Phương pháp nghiên cứu 7

8 Bố cục đề tài 8

KẾT LUẬN 9

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

“Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”[2, tr.161]

Đây chính là lời nói của vị cha già đáng kính của dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh, là người Việt Nam sống trên đất nước hình chữ S bản thân chúng ta đã thấm đậm, hiểu và biết rõ ý nghĩa về lời dạy của Bác

Giá trị lớn nhất của lịch sử là giúp chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm từ quá khứ, hiểu rõ về cội nguồn của quê hương, đất nước; từ đó biết quý trọng những giá trị tốt đẹp mà cha ông ta đã để lại, tiếp tục kế thừa và phát huy những giá trị đó trong hiện tại và tương lai Nói cách khác, lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc nuôi dưỡng, bồi đắp tình yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào với những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc.[1]

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử từ đau thương đến độc lập, từ dựng nước cho đến bảo vệ đất nước, từ bị chia cắt đến khi thống nhất chúng ta có thể tự tin khẳng định rằng truyền thống yêu nước của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam đã có từ rất lâu đời và luôn gắn liền trong tiềm thức của họ Việt Nam đã bước ra khỏi khói lửa của rất nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống lại các kẻ thù lớn từ thực dân Pháp đến đế quốc Mỹ, dù kẻ thù có là ai, người Việt Nam vẫn luôn đứng lên chiến đấu và viết lên những trang sử đầy hào hùng và vẻ vang, tô điểm thêm những vết son chói loạ trong lịch sử dân tộc Những thắng lợi vẻ vang ấy bao gồm nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, trong đó quan trọng nhất vẫn là tinh thần đoàn kết yêu nước của cả một dân tộc Vì vậy lịch sử đóng một vai trò vô cùng lớn trong việc giáo dục về tri thức lẫn nhận thức của giới trẻ đặc biệt là sinh viên hiện nay, tầng lớp trí thức

Trang 5

và cũng là những chủ nhân tương lai của đất nước Lịch sử là để hiểu được về cội nguồn, tổ tiên và cha ông của dân tộc mình, biết về quá trình hình thành

và phát triển của đất nước

Chính vì vậy mà lịch sử được xem là một phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy của học sinh, sinh viên Đặc biệt, đối với sinh viên khoa Du lịch của Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh, việc tìm hiểu lịch sử trong ngành du lịch đóng vai trò quan trọng bởi nó giúp sinh viên hiểu rõ về nguồn gốc, phát triển và diễn biến của lịch sử, từ đó tạo nền tảng kiến thức vững chắc Kiến thức lịch sử không chỉ góp phần bổ sung thông tin trong quá trình làm việc trong ngành du lịch mà còn là yếu tố nền tảng giúp

họ truyền tải những câu chuyện, giá trị văn hóa và tinh thần của dân tộc đến với khách du lịch trong và ngoài nước

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện đại, sự thay đổi nhanh chóng của xã hội và ảnh hưởng của công nghệ tạo xu hướng và sở thích của người dùng cũng trở nên đa dạng hơn Nhiều người đặt câu hỏi liệu sinh viên ngày nay, đặc biệt là sinh viên khoa Du lịch của Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh,

có thực sự quan tâm và đầu tư vào kiến thức lịch sử hay không? Việc xác định mức độ quan tâm này là cơ sở để đưa ra các đề tài, phương pháp học tập và kết quả giảng dạy, góp ý, cũng như kiểm tra được lượng kiến thức về lịch sử

đối với ngành Du lịch của sinh viên Do đó, đề tài "Mức độ quan tâm đối với lịch sử của sinh viên khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa TP.HCM hiện nay" được lựa chọn phân tích và đánh giá mức độ quan tâm và thái độ

của sinh viên đối với lịch sử Qua đó, tìm ra những yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp thúc đẩy sự thú vị, giúp sinh viên có thêm động lực học tập và phát huy tinh thần yêu nước, yêu lịch sử

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài này nhằm mục đích khảo sát mục tiêu và đánh giá mức độ quan tâm và thái độ của sinh viên Khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đối với lịch sử Cụ thể việc nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu:

Trang 6

Xác định mức độ quan tâm của sinh viên đối với lịch sử, thông qua khảo sát

và phỏng vấn, nghiên cứu tìm hiểu sự quan tâm, ý thức và thói quen của sinh viên trong công việc học tập lịch sử của mình Việc đánh giá sinh viên Khoa

Du lịch này thực sự quan trọng và coi đây là một nền tảng quan trọng trong quá trình học tập và nâng cao nhận thức về lịch sử, đồng thời tìm hiểu về một

số yếu tố ảnh hưởng tới mức độ quan tâm của sinh viên đối với lịch sử Xác định các yếu tố tác động đến mức độ quan tâm của sinh viên, ý tưởng như phương pháp giảng dạy, môi trường học tập, tài liệu tham khảo, cũng như các yếu tố văn hóa hóa và xã hội khác Dựa trên kết quả phân tích, đề xuất các giải pháp và phương pháp giảng dạy phù hợp để khơi gợi sự thú vị và ý thức tìm hiểu lịch sử của sinh viên Điều này bao gồm việc điều chỉnh nội dung, áp dụng các phương pháp học tập sáng tạo và tăng cường trải nghiệm hoạt động thực tế về lịch sử Kết quả nghiên cứu có thể giúp cải thiện chương trình giảng dạy của khoa Du lịch, hướng tới việc phát triển nguồn nhân lực ngành

du lịch am hiểu sâu sắc về văn hóa, lịch sử, từ đó có thể đạt được hiệu quả hơn và nâng cao hơn chất lượng đào tạo lĩnh vực du lịch của trường Qua việc đạt được các mục tiêu này, đề tài mong muốn góp ý phần nâng cao nhận thức

và vai trò của lịch sử trong quá trình học tập của sinh viên Du lịch, đồng thời đóng góp vào chất lượng giáo dục của Trường Đại học Văn hóa Thành phố

Hồ Chí Minh

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Đề tài này mang đến một cái nhìn khoa học quan trọng

về sự quan tâm của sinh viên khoa Du lịch Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh đối với lịch sử, yếu tố thiết yếu trong việc đào tạo nhân lực hiểu biết sâu rộng về văn hoá và xã hội Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào kho dữ liệu và tri thức trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là trong việc giảng dạy các môn khoa học xã hội và lịch sử trong ngành Du lịch Đề tài sẽ cung cấp dữ liệu thực tế và phân tích sâu sắc về một nhóm đối tượng đặc biệt là sinh viên của khoa Du lịch Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 7

qua đó làm rõ hơn nhận thức và thái độ của nhiều sinh viên đối với lịch sử Đây cũng là cơ sở quan trọng giúp đánh giá mức độ hiệu quả của chương trình giảng dạy của trường, đồng thời đánh giá chất lượng kiến thức lịch sử của sinh viên ngành Du lịch của trường và trên khắp cả nước Từ đó, nghiên cứu có thể trở thành nền tảng khoa học để điều chỉnh và cải tiến phương pháp giảng dạy lịch sử, phát triển lý thuyết giáo dục nhằm gắn kết sinh viên với môn học một cách hiệu quả hơn

Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài này sẽ cung cấp những dữ liệu thực tiễn cùng với phân tích sâu sắc về một nhóm đối tượng cụ thể sinh viên Khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh Nội dung nghiên cứu này nhằm mục đích bổ sung bức tranh tổng thể về nhận thức và thái độ của sinh viên đối với lịch sử, giúp sinh viên ngành Du lịch hiểu rõ tầm quan trọng của lịch sử trong việc xây dựng nền tảng kiến thức và phát triển kỹ năng nghề nghiệp Từ đó, sinh viên có thể chủ động nâng cao ý thức học tập và quan tâm đến lịch sử, hỗ trợ cho công việc trong tương lai Kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ nhà trường, đặc biệt là Khoa Du lịch, trong việc điều chỉnh chương trình giảng dạy sao cho phù hợp hơn với nhu cầu học tập và thực tiễn nghề nghiệp Điều này góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với kiến thức sâu rộng về văn hóa, lịch sử, nhằm truyền tải thông tin sinh động và hiệu quả tới khách du lịch Các kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho những giải pháp, sáng kiến khơi dậy niềm đam mê tìm hiểu lịch

sử, phát huy tinh thần tự hào dân tộc, và nâng cao ý thức về bản sắc văn hóa cho sinh viên Đề tài này cũng giúp nâng cao ý thức của cộng đồng và mọi người về vai trò của sự phát triển lịch sử, văn hóa và du lịch Những người làm du lịch có hiểu biết sâu rộng về lịch sử không chỉ mang lại hình ảnh đẹp cho đất nước mà còn có khả năng tạo ra những trải nghiệm phong phú, ý nghĩa cho du khách Việc gia tăng sự quan tâm đến lịch sử và thái độ tích cực đối với lịch sử đất nước trong giới trẻ cũng góp phần bảo tồn và phát huy giá

Trang 8

trị văn hóa dân tộc, thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững và gắn kết sâu sắc với bản sắc văn hóa dân tộc

4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đối với sinh viên khoa Du lịch của trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh, lịch sử được coi là một trong những kiến thức cốt lõi trên bước đường hành nghề Du lịch của bản thân Và không chỉ đối với sinh viên khoa

Du lịch mà lịch sử còn quan trọng đối với các sinh viên học về lĩnh vực xã hội-nhân văn, hơn hết bản thân lịch sử cũng cần được quan tâm đối với tất cả sinh viên và mọi người Chính vì thế mà các công trình nghiên cứu về lịch sử đang ngày càng phổ biến rộng rãi và nhận được sự quan tâm rất nhiều các chuyên gia, qua các hội nghị nghiên cứu khoa học về lịch sử, nhiều tạp chí, báo chí cũng đưa ra rất nhiều bài viết về vấn đề thái độ quan tâm đến lịch sử của sinh viên và giới trẻ “Giới trẻ Việt với lịch sử dân tộc – Câu chuyện “vẽ

đường cho hươu chạy”’[3] Do trang tin sinh siên FTU thực hiện Bài viết trên

nói về mối quan hệ giữa sinh viên Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, thái độ và nhận thức của sinh viên đối với lịch sử thông qua cách dạy và học Một số người trẻ, sinh viên không quan tâm đến lịch sử và có thái độ thờ ơ, thiếu ý thức trau dồi tri thức còn biến tướng thành những trào lưu lệch lạc về tư tưởng Tuy nhiên, sinh viên và người trẻ đã và đang dành tình yêu cũng như

sự quan tâm đối với sử Việt theo nhiều cách khác nhau, mới mẻ và đậm tính thời đại bằng các phương tiện truyền hình số, các tác phẩm nghệ thuật

Nghiên cứu tiếp theo là đề tài “Thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội”[4] của tác giả Hà Thị Quỳnh Chi Đề tài nghiên cứu trên muốn nói về tầm quan trọng của việc học lịch sử đối với thế

hệ trẻ, giúp các em hiểu rõ nguồn cội dân tộc và những đóng góp của cha ông cũng như là thực trạng đáng lo ngại về thái độ học tập của học sinh đối với môn Lịch sử, đặc biệt là số lượng thí sinh đăng ký thi môn này trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông Hướng tiếp cận của đề tài không chỉ đơn thuần tập trung vào việc phân tích thái độ học tập mà còn mở rộng ra việc tìm hiểu

Trang 9

nguyên nhân, hệ quả và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ Điều này không chỉ giúp cải thiện nhận thức về lịch sử mà còn góp phần xây dựng một thế hệ công dân có trách nhiệm, yêu nước và hiểu biết

về cội nguồn dân tộc

Ưu điểm: Đề tài được xây dựng trên nền tảng những vấn đề thời sự, phản ánh thực trạng đáng báo động trong giáo dục môn Lịch sử Sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau giúp đảm bảo tính khách quan và toàn diện của nghiên cứu Hướng đến việc nâng cao ý thức và thái độ học tập tích cực của học sinh đối với môn Lịch sử, góp phần vào sự hình thành nhân cách Hạn chế: Mặc dù có nêu rõ các kiến nghị, nhưng chưa trình bày chi tiết các giải pháp cụ thể để cải thiện tình trạng này Nghiên cứu có thể chưa xem xét đầy đủ các yếu tố tác động bên ngoài thái độ học tập như sự ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè, hoặc môi trường xã hội rộng rãi hơn Những yếu tố này có thể đóng vai trò quan trọng trong công việc hình thành thái độ học tập của học sinh

Những điểm khác của đề tài “Mức độ quan tâm đối với lịch sử của sinh viên khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa TP.HCM hiện nay" so với các đề tài khác Đề tài của tôi sẽ trực tiếp khảo sát mức độ quan tâm của sinh viên khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu tìm ra yếu tố ảnh hưởng và cách thức nâng cao cao thái độ và mức độ quan tâm của sinh viên đối với lịch sử trong trường với tính chất giáo dục đặc thù của ngành Du lịch Đặc biệt, đề tài không chỉ khảo sát thái độ, nhận thức mà còn liên hệ với các yếu tố đặc biệt của ngành Du lịch, từ đó đề xuất ra các phương pháp giảng dạy và truyền tải phù hợp Đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao quan tâm của sinh viên đối với lịch sử trong lĩnh vực

du lịch

5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mức độ quan tâm đến lịch sử của sinh viên khoa Du lịch Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh Đối

Trang 10

tượng khảo sát là các sinh viên đang theo học khối ngành Du lịch tại Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh, các thầy, cô giảng viên thực hiện giảng dạy các học phần có liên quan đến lịch sử Nghiên cứu sẽ tìm hiểu mức

độ quan tâm, nhận thức và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của nhóm sinh viên này đối với lịch sử

Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ bao gồm:

- Địa điểm: Khuôn viên Trường Đại học Văn hoá Thành Phố Hồ Chí Minh, các lớp học của Trường

- Thời gian: các ngày học trong tuần vào các khung giờ ra chơi hoặc một khoản thời gian ngắn của các buổi trước khi vào học và ra về Việc lựa chọn thời gian như thế nhằm thu thập, đánh giá tổng thể và đầy đủ nhất cung cấp nhiều khía cạnh của cuộc khảo sát cùng với đó là tránh sự bất tiện và trở ngại đối với các đối tượng khảo sát Các buổi khảo sát sẽ diễn ra trong các ngày 23 và

24 tháng 10 năm 2024

- Đối tượng: sinh viên khoa Du lịch Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh của các khoá học và thầy, cô giảng viên của khoa của trường dạy các học phần về lịch sử

- Nội dung nghiên cứu: Tập trung vào mức độ quan tâm đến lịch sử, nhận thức

và các yếu tố tác động đến thái độ của sinh viên khoa Du lịch đối với môn lịch sử trong bối cảnh ngành Du lịch hiện nay

6 Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu:

- Câu hỏi 1: Mức độ quan tâm của sinh viên khoa Du lịch trường Đại học Văn hóa Thành Phố Hồ Chí Minh đối với lịch sử như thế nào?

- Câu hỏi 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ quan tâm của sinh viên đến lịch sử?

Giả thiết nghiên cứu:

- Giả thiết 1: Phương pháp giảng dạy lịch sử hiện tại chưa thực sự hấp dẫn và chưa tạo được hứng thú cho sinh viên

Trang 11

- Giả thiết 2: Sinh viên khoa Du lịch quan tâm nhiều hơn đến lịch sử sẽ có định hướng nghề nghiệp rõ ràng và chuyên sâu hơn trong chuyên ngành Du lịch

7 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của đề tài "Mức độ quan tâm đến lịch sử của sinh viên khoa Du lịch trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay" bao gồm:

- Phương pháp khảo sát: Sử dụng bảng câu hỏi bao gồm các câu hỏi có dạng câu hỏi định lượng (lựa chọn mức độ quan tâm) và định tính (yêu cầu nêu quan điểm), bằng phiếu khảo sát hoặc các mẫu khảo sát trực tuyến đối với các bạn sinh viên

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện phỏng vấn cá nhân đối với các sinh viên khoa Du lịch hoặc nhóm nhỏ, cũng như một số giảng viên giảng dạy lịch

sử tại trường để thu thập các ý kiến sâu sắc hơn về nhận thức và thái độ cũng như mức độ quan tâm của sinh viên đối với môn lịch sử

- Phương pháp phân tích dữ liệu: Sử dụng các công cụ thống kê để phân tích kết quả khảo sát, xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ quan tâm của sinh viên và đưa ra các kết luận, đề xuất phù hợp

Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp định tính và định lượng để đảm bảo kết quả có độ chính xác và chiều sâu phân tích cao

8 Bố cục đề tài

Bố cục của đề tài nghiên cứu "Mức độ quan tâm đến lịch sử của sinh viên khoa Du lịch trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay" được cấu trúc thành 4 chương:

- Chương 1: Cơ sở lí luận về mức độ quan tâm của sinh viên khoa Du lịch trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

- Chương 2: Tổng quan về tình hình và phương pháp nghiên cứu

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn và đánh giá về mức độ quan tâm đến lịch sử của sinh viên

- Chương 4: Kết luận, khuyến nghị và giải pháp trong tương lai

Ngày đăng: 18/11/2024, 14:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w