1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Skkn một số giải pháp giúp củng cố kiến thức chuyên Đề học tập vật lí 10 theo Định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 tại trường thpt hùng vương

54 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Giúp Củng Cố Kiến Thức Chuyên Đề Học Tập Vật Lí 10 Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Cho Học Sinh Lớp 10 Tại Trường Thpt Hùng Vương
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thúy
Trường học Trường thpt Hùng Vương
Chuyên ngành Vật lí
Thể loại sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Krông Ana
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 19,82 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (5)
  • 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài (6)
    • 2.1. Mục tiêu (6)
    • 2.2. Nhiệm vụ đề tài (7)
  • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (7)
  • 4. Giới hạn của đề tài (7)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (7)
  • 1. Cơ sở lý luận (9)
    • 1.1. Hoạt động củng cố kiến thức là gì? (9)
    • 1.2. Vai trò của hoạt động củng cố kiến thức (9)
    • 1.3. Một số phương pháp củng cố kiến thức theo hướng phát triển năng lực học sinh (9)
    • 1.4. Giới thiệu tổng quát về Chuyên đề học tập Vật lí 10 – Kết nối tri thức. 6............................................................................................................................... 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu (10)
    • 2.1. Thực trạng về phía giáo viên (12)
    • 2.2. Thực trạng về phía học sinh (13)
  • 3. Các giải pháp để củng cố kiến thức (13)
    • 3.1. Sử dụng Mind map để hệ thống hóa kiến thức (0)
    • 3.2. Thiết kế mô hình các hành tinh (0)
    • 3.3 Thiết kế Poster (0)
  • 4. Kết quả thực nghiệm (25)
    • 4.1. Kết quả thực nghiệm giải pháp 1 (26)
    • 4.2. Kết quả thực nghiệm giải pháp 2 (0)
    • 4.3. Kết quả thực nghiệm giải pháp 3 (46)
    • 4.4. Nhận xét chung (48)
    • 4.5. Hiệu quả đem lại của sáng kiến (52)
    • 4.6. Giới hạn của sáng kiến (52)
  • 1. Kết luận (53)
  • 2. Kiến nghị (53)

Nội dung

SKKN một số giải pháp giúp củng cố kiến thức chuyên Đề học tập vật lí 10 theo Định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 tại trường thpt hùng vương Có đầy đủ và chi tiết từ A đến Z, rất có ích cho việc viết SKKN

Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Mục tiêu

- Đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, theo định hướng của chương trình giáo dục 2018.

- Nghiên cứu, đưa ra và áp dụng một số giải pháp củng cố kiến thức liên quan đến nội dung dạy học “ Chuyên đề học tập Vật lí 10” sách Kết nối tri thức và cuộc sống nhằm giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học và có khả năng vận dụng vào thực tế.

Nhiệm vụ đề tài

- Nghiên cứu lý luận về các phương pháp, kỹ thuật tổ chức hoạt động dạy học của GV THPT; lý luận về vai trò của hoạt động củng cố kiến thức.

- Nghiên cứu thực tiễn về các phương pháp dạy học đã áp dụng để định hướng cho học sinh trong hoạt động củng cố kiến thức; mức độ tạo sự hứng thú và tích cực cho HS thông qua hoạt động củng cố kiến thức.

- Đưa ra các giải pháp, các hình thức đổi mới trong hoạt động củng cố để phát huy tính tích cực, học tập chủ động sáng tạo của HS

- Thông qua những trải nghiệm thực tế trong quá trình dạy học từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho chính bản thân, chia sẻ với đồng nghiệp những giải pháp có hiệu quả trong dạy học tích cực.

Giới hạn của đề tài

- Đề tài: “Một số giải pháp giúp củng cố kiến thức Chuyên đề học tập Vật lí

10 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 tại trường THPT Hùng Vương” chỉ được thực nghiệm sư phạm đối với hai lớp 10A3 và 10A5 ở Trường THPT Hùng Vương

- Thời gian thực hiện đề tài: 11/2023 đến 03/2024.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:

+ Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn thực hiện đổi mới giáo dục.

+ Nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy học đặc biệt là hoạt động củng cố kiến thức.

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Nghiên cứu việc dạy và học theo hướng đổi mới tại trường THPT Hùng Vương, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk (điều tra, khảo sát, phân tích, tổng kết kinh nghiệm )

+ Điều tra, tổng hợp rút ra nhận xét và kết luận.

+ Trao đổi với đồng nghiệp, tham khảo ý kiến giáo viên cùng bộ môn, giáo viên các bộ môn.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm :

Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại các lớp 10A3 và 10A5 tại trường HùngVương, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk để đánh giá tính hiệu quả của đề tài.

Cơ sở lý luận

Hoạt động củng cố kiến thức là gì?

Theo từ điển tiếng Việt từ “củng cố” có nghĩa là nhớ lại để nắm vững cho kĩ hơn Như vậy củng cố kiến thức là làm cho kiến thức đã tiếp thu trở nên vững chắc hơn. Đối với quá trình học tập, việc củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức là một khâu không thể thiếu của bài học, là một yếu tố dẫn đến sự thành công của bài học Nó thể hiện tính toàn vẹn của bài giảng Thông qua đó giáo viên có thể khắc sâu kiến thức cho học sinh.

Vai trò của hoạt động củng cố kiến thức

Có thể khẳng định củng cố kiến thức giữ vai trò quan trọng trong việc dạy học vì:

- Giúp học sinh ghi nhớ và vận dụng kiến thức đã học.

- Giúp học sinh rèn luyện cách diễn đạt, trả lời và tái hiện kiến thức đã học.

- Giúp giáo viên đánh giá được chất lượng bài học

- Bằng các phương pháp củng cố bài học cụ thể, giáo viên sẽ giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu nội dung bài học, đồng thời mở rộng và phát triển tư duy cho học sinh.

- Củng cố bài học còn tạo điều kiện tương tác giữa giáo viên và học sinh Điều đó tạo hứng thú học tập cho học sinh, tạo không khí sôi nổi cho lớp học và học sinh có cơ hội phát biểu ý kiến.

Một số phương pháp củng cố kiến thức theo hướng phát triển năng lực học sinh

1.3.1 Củng cố kiến thức bằng thiết kế và sử dụng các sơ đồ, bảng biểu

Biện pháp này giúp học sinh hiểu được kiến thức thông qua khả năng phân tích, so sánh, móc nối kiến thức.

Thường áp dụng cho nội dung so sánh hay tổng quát, có thể sử dụng sơ đồ,bảng biểu để hệ thống hóa kiến thức.

1.3.2 Củng cố kiến thức bằng thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập

Biện pháp này giúp đánh giá việc học cho các học sinh, rèn cho học sinh khả năng diễn đạt Nhưng nhược điểm là tạo áp lực cho học sinh khó hiểu bài ngay tại lớp Thường áp dụng khi học kiến thức lý thuyết, hình thành kiến thức mới.

1.3.3 Củng cố kiến thức bằng việc tổ chức trò chơi

Biện pháp này tạo sự vui vẻ, hứng khởi cho học sinh với môn học Nhưng hạn chế là tốn nhiều thời gian để tổ chức cho lớp tham gia trò chơi Cái khó là phải thiết kế trò chơi đúng với nội dung bài học.

1.3.4 Củng cố kiến thức bằng cách cho học sinh tự củng cố kiến thức.

Biện pháp này rèn cho học sinh kĩ năng trình bày vấn đề trước đám đông và kĩ năng tóm lược vấn đề Phương pháp này áp dụng với những bài nội dung đơn giản, dễ tổng kết lại kiến thức.

Muốn học sinh tự củng cố, giáo viên nên tìm tòi, học hỏi và hướng dẫn cho học sinh một số hình thức tóm tắt kiến thức theo hướng phát triển năng lực của người học như vẽ sơ đồ tư duy (Mind map), tóm tắt và thuyết trình, làm sản phẩm,

Giới thiệu tổng quát về Chuyên đề học tập Vật lí 10 – Kết nối tri thức 6 2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Chuyên đề học tập Vật lí 10 được biên soạn theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của người học Những kiến thức của chuyên đề được coi là chất liệu làm cơ sở giúp học sinh hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực cần có trong cuộc sống hiện tạo và tương lai. Chuyên đề học tập Vật lí 10 là cuốn sách hướng dẫn hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống.

Các hoạt động học tập trong Chuyên đề học tập Vật lí 10 rất phong phú và đa dạng, từ cá nhân đến tập thể, từ học tập đến trải nghiệm cuộc sống, từ việc học dưới sự hướng dẫn của thầy cô đến quá trình tự học, từ tự đánh giá kết quả học tập của mình đến tham gia đánh giá kết quả học tập của các bạn Thông qua các hoạt động học tập này, các em hình thành và phát triển được các năng lực chung như năng lực tự chủ và học tập, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo,

Ngoài việc phát triển những năng lực nêu trên sách Chuyên đề học tập Vật lí

10 còn giúp học sinh biết cách tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện để học sinh được trao đổi, thuyết trình, hợp tác khi làm các dự án học tập, ý thức bảo vệ môi trường sống, định hướng nghề nghiệp trong tương lai,

Cấu trúc sách Chuyên đề học tập Vật lí 10 – Bộ kết nối tri thức gồm 3 chuyên đề :

- Chuyên đề 1: Vật lí trong một số ngành nghề Gồm 3 bài:

Bài 1 Sơ lược về sự phát triển chủa Vật lí học

Bài 2: Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong Vật lí học

Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề.

- Chuyên đề 2: Trái đất và bầu trời Gồm 3 bài:

Bài 4: Xác định phương hướng

Bài 5: Đặc điểm của chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao.

Bài 6: Nhật thực, nguyệt thực, thủy triều.

- Chuyên đề 3: Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường Gồm 4 bài:

Bài 7: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường

Bài 8: Tác động của việc sử dụng năng lượng hiện nay đối với Việt Nam

Bài 9: Sơ lược về các chất gây ô nhiện môi trường

Bài 10: Năng lượng tái tạo và một số công nghệ thu năng lượng tái tạo

Căn cứ vào “Tài liệu hướng dẫn dạy học lớp 10 thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT môn Vật lí” kèm theo Quyết định số 2556/QĐ –

BGDDT ngày 06/09/2023 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo.

Từ trang 94 đến trang 121 của “ Tài liệu hướng dẫn” đã nêu cách hướng dẫn tổ chức học tập “Chuyên đề học tập Vật lí 10” như sau:

- Chuyên đề học tập trong Chương trình môn học Vật lí là nội dung giáo dục dành cho học sinh THPT, nhằm thực hiện yêu cầu phân hóa sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành.

- Chuyên đề học tập của mỗi môn học do giáo viên môn học đó phụ trách

- Căn cứ nội dung chuyên đề, kế hoạc giáo dục của Nhà trường để bố trí việc thực hiện chuyên đề sao cho hiệu quả.

Có 2 phương án để thực hiện:

- Phương án 1: Dạy học theo nội dung từng bài tách biệt.

- Phương án 2: Tổ chức dạy học cả chuyên đề.

2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Thực trạng về phía giáo viên

Trước những đổi mới và thách thức khi thực hiện chương trình Giáo dục 2018 của Bộ giáo dục, giáo viên nhà trường nói chung và giáo viên bộ môn Vật lí nói riêng cần có tinh thần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

Tuy nhiên, thực tế sự quan tâm của một số giáo viên đến việc đổi mới chưa thực sự đi vào chiều sâu; đôi khi còn qua loa, hình thức Việc thực hiện tiết dạy của giáo viên vẫn còn theo hình thức cũ: nặng về lý thuyết, thiếu đi tính hấp dẫn, lôi cuốn học sinh Thực tế, hầu hết giáo viên khi thiết kế kế hoạch dạy học thường chỉ làm theo hình thức, như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian dành cho hoạt động khai thác kiến thức mới, không lo lắng nhiều về vấn đề thiếu thời gian.

Và đặc biệt giáo viên còn xem nhẹ việc đầu tư cho hoạt động củng cố kiến thức cuối cùng, đối với môn Vật lí đa số giáo viên sẽ cho hệ thống câu hỏi bài tập và yêu cầu học sinh hoàn thành Vì vậy, học sinh dễ chán và nản, không muốn học bộ môn Vật lí vì quá khô khan.

Thật sự bài giảng dù hay, hấp dẫn đến mấy nếu không có củng cố thì chưa thể coi là dạy tốt Mà hoạt động củng cố không tạo sự hứng thú với học sinh thì kiến thức chưa thực sự được học sinh chiếm lĩnh Có không ít giáo viên chưa thấy hết tác dụng của việc củng cố kiến thức nên thường bỏ qua hay làm một cách chiếu lệ. Khi chương trình 2018 được thực hiện thì bộ môn Vật lí có thêm Chuyên đề học tập Vật lí đối với mỗi khối học Thực tế cho thấy nội dung Chuyên đề học tậpVật lí nói chung và Chuyên đề học tập Vật lí 10 nói riêng chưa được quan tâm đúng mức vì nhiều lí do khác nhau.

Thực trạng về phía học sinh

Thực tế môn Vật lí là môn thuộc tổ hợp các môn khoa học tự nhiên đối với nhiều học sinh là môn học khó Vì đòi hỏi học sinh có khả năng hiểu hiện tượng, kĩ năng toán học nên Vật lí trở thành môn học khô khan Tâm lý học sinh nhìn chung không quan tâm và hứng thú nhiều với môn Vật lí nói chung kể cả kiến thức mới hay học tập Chuyên đề Cộng thêm quá trình dạy học của giáo viên chưa hấp dẫn nên chưa hấp dẫn, gây được sự tích cực cho học sinh Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, tôi nhận thấy vai trò của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính sáng tạo của học sinh là rất quan trọng, và việc đổi mới cần quan tâm, chú trọng thực hiện ngay từ khâu vào bài đến hoạt động củng cố kiến thức Kết quả học tập của học sinh sẽ không cao nếu không có hoạt động củng cố kiến thức hiệu quả và chất lượng.

Các giải pháp để củng cố kiến thức

Thiết kế Poster

Các bước để tiến hành Chuyên đề 3 - Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường cần có sự chuẩn bị như sau:

+ Giáo viên: Phân công cho HS chuyên đề 3 và phiếu chấm điểm.(Phụ lục 6) + Học sinh: Máy tính.

- Nội dung báo cáo: Dựa vào nội dung của 4 bài (Bài 7,8,9,10 – Chuyên đề 3 – Sách chuyên đề học tập Vật lí 10 – Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) đưa ra các chủ đề thiết thực, phù hợp với khả năng HS.

+ Thiết kế một Poster theo chủ đề đã được GV giao về nhà và sử trên ứng dụng Canva.

- Thời gian thực hiện: 1 tuần.

Các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Giáo viên phân công nhóm và giao chủ đề làm Poster

STT NỘI DUNG CHỦ ĐỀ NHÓM BÁO CÁO

1 Môi trường và sự biến đổi khí hậu Nhóm 1,2

2 Tuyên truyền về bảo vệ môi trường Nhóm 3,4,

3 Các chất gây ô nhiễm môi trường Nhóm 5,6

4 Các loại năng lượng tái tạo Nhóm 7,8

5 Công nghệ thu năng lượng tái tạo Nhóm 9,10

Bước 2 : Học sinh sau khi hoàn thành Poster sẽ nộp hình ảnh về cho giáo viên bộ môn qua Padlet Giáo viên tiến hành chấm điểm, đánh giá và phân tích ưu điểm, nhược điểm, nêu cách sửa lỗi cho các nhóm để rút kinh nghiệm.

HS cần có máy tính có kết nối mạng Internet để sử dụng ứng dụng Canva thiết kế Poster

HS sẽ tiến hành nhiệm vụ tại nhà, HS cần có kí năng máy tính tương đối tốt,biết sử dụng ứng dụng Canva dạng cơ bản để thiết kế Poster.

Kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm giải pháp 1

a) Một số hình ảnh hoạt động của lớp 10A3 – Vẽ Mind map trên giấy A4

NHÓM HÌNH ẢNH SẢN PHẨM

Hoàn thành tốt nhiệm vụ

Bài làm còn sơ sài,thiếu thẩm mỹ

Hoàn thành tốt nhiệm vụ

Hoàn thành tốt nhiệm vụ

Nhóm 5 Bài làm rõ ràng

Nhóm 6 Bài làm sơ sài

Bài làm tương đối tốt

Nhóm 8 Không nộp sản phẩm Chưa hoàn thành

Nhóm 9 Không nộp sản phẩm Chưa hoàn thành

Hoàn thành tốt nhiệm vụ

Nhận xét quá trình thực hiện Chuyên đề 1 đối với 10A3:

- Ưu điểm: Đa số học sinh ngoan, chăm chỉ, tinh thần hợp tác cao, tích cực trong hoạt động, khả năng tóm tắt và sáng tạo khá tốt.

Một số học sinh học lực trung bình, kĩ năng giao tiếp làm việc nhóm chưa tốt. Tuy giáo viên đã cho các em tự lựa chọn nhóm học tập thì các em chỉ chọn đại cho có, dẫn đến khi hoạt động các em hoạt động chưa tích cực, giáo viên nhắc nhiều lần những sản phẩm không hoàn thiện đúng thời hạn dẫn đến nhóm 8 và nhóm 9 chưa hoàn thành.

Do thời gian thực hiện trên lớp có hạn nên tôi chỉ giao cho 10A3 tóm tắt Bài 1 – Chuyên đề 1 ngay trên lớp, còn bài 2 và bài 3 giao về nhà. b)Kết quả hoạt động lớp 10A5 – vẽ Mind map trên file điện tử

NHÓM HÌNH ẢNH SẢN PHẨM NHẬN XÉT

Sản phẩm là bài thuyết trình Power point chưa sát với yêu cầu.

Thiết kế trên Powerpoint và chuyển qua PDF

Sản phẩm là bài thuyết trình chưa sát với yêu cầu.

Thiết kế trên Power point Sản phẩm là bài thuyết trình chưa sát với yêu cầu.

Nhóm 5 Không có sản phẩm Chưa hoàn thành

Thiết kế trên Power point Sản phẩm là bài thuyết trình chưa sát với yêu cầu.

Bài làm đúng yêu cầu hoàn thành tốt nhiệm vụ

Bài làm đúng yêu cầu nhưng trùng với nhóm 10

Thiết kế trên Power point Sản phẩm là bài thuyết trình chưa sát với yêu cầu.

Bài làm đúng yêu cầu nhưng trùng với nhóm 8

Nhận xét quá trình thực hiện Chuyên đề 1 đối với 10A5:

- Ưu điểm: Đa số học sinh chăm ngoan, tích cực, hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Hình thức thiết kế phong phú.

Một số học sinh còn quên chưa hoàn thành nhiệm vụ giao về nhà.

Một số sản phẩm còn sao chép trên mạng Internet nên dẫn đến sản phẩm trùng nhau Ví dụ như nhóm 8 và nhóm 10.

Giáo viên cũng cần chú ý giới hạn số trang học sinh cần làm Ví dụ như chuyên đề 1 có 3 bài thì tóm tắt trên 3 trang word hoặc 3 trang power point Vì sản phẩm của nhiều nhóm còn bị hiểu sai và thiết kế thành bài thuyết trình.

Sau khi HS nộp sản phẩm, GV chấm điểm theo mẫu phiếu chấm (Phụ lục 3) với thang điểm 100 Kết quả thu được từ hai lớp 10A3 và 10A5 như bảng sau:

BẢNG KẾT QUẢ CHẤM CƠ ĐỒ TƯ DUY -

Qua quá trình theo dõi và chấm điểm của HS tôi thấy lớp 10A5 hoạt động tích cực hơn 10A3 Đánh giá về sản phẩm tuy có một vài nhóm chưa hoàn thành nhưng đa số các nhóm ở hai lớp đã làm rất tốt trong khả năng của HS Đối với 10A3 khi thực hiện cho HS vẽ trên giấy A4 có điểm hay ở đây là các em thể hiện được sự khéo tay và phải tự đọc sách để viết lại kiến thức Đối với 10A5 khi thực hiện thiết kế trên máy tính bằng các ứng dụng hỗ trợ thì đôi khi phần khung nền đã có sẵn trên ứng dụng, HS chỉ việc thêm nội dung vào. Như vậy, có thể sự sáng tạo về thẩm mỹ của HS chưa bộc lộ hết được, ngoài ra phải kể đến những trường hợp các em sao chép từ nguồn trên mạng Internet mà không chỉnh sửa, hoặc kiến thức chỉ sao chép và dán vào mà không đọc kĩ nội dung dẫn đến việc ghi nhớ không đảm bảo.

Tóm lại, sau khi áp dụng giải pháp 1 – Vẽ sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức theo tôi nên cho HS vẽ bằng tay trên giấy sẽ là hướng đi đúng đắn khi thực hiện giải pháp này Chỉ có như thế các em mới tự tìm tòi, tự thiết kế sơ đồ cho riêng mình để giúp quá trình hệ thống kiến thức được bền chắc hơn.

4.2 Kết quả thực nghiệm - Thiết kế mô hình hành tinh - Chuyên đề 2 – Trái đất và bầu trời

Sau khi các em thực hiện làm mô hình trong vòng 1 tuần, tôi đã tổ chức mỗi lớp 2 tiết học để các em thuyết trình về hành tinh của mình.

Mỗi tiết sẽ có 5 nhóm lên giới thiệu nhanh về hành tinh của mình trong 5 đến

Kết quả do giáo viên đánh giá cho từng lớp như sau:

BẢNG ĐIỂM CHUYÊN ĐỀ 2 – LỚP 10A3

Một số hình ảnh thực tế của hoạt động chuyên đề 2 - Lớp 10A3 NHÓM 1 – 10A3 – KIM TINH

NHÓM 5 – 10A3 – MỘC TINH (SAOMỘC)

NHÓM 6 –10A3 - THỔ TINH (SAO THỔ)

NHÓM 7 – 10A3 – THIÊN VƯƠNGTINH (SAO THIÊN VƯƠNG)

NHÓM 8 – 10A3 – HẢI VƯƠNG TINH (SAO HẢI VƯƠNG) Không có sản phẩm – 0 điểm

Nhận xét quá trình thực hiện Chuyên đề 2 đối với 10A3:

- Ưu điểm: Đa số các nhóm lớp 10A3 đã rất hứng thú và tích cực làm sản phẩm , các mô hình có sự đầu tư về vật liệu và và thẩm mỹ, chuẩn bị bài thuyết trình tốt.

Trong khi các nhóm khác thuyết trình, các học sinh còn lại tập trung lắng nghe và có trả lời các câu hỏi Tuy nhiên, đặc điểm của lớp nhiều em học lực trung bình dẫn đến các em chưa mạnh dạn.

Có một số nhóm rất tốt từ khâu chuẩn bị đến thuyết trình như nhóm 2 (92 điểm) và nhóm 10 (94 điểm)

Bên cạnh nhiều nhóm làm tốt còn một số nhóm còn quên không làm dẫn đến không có sản phẩm như nhóm 2,6,8 Chứng tỏ một số học sinh vẫn thờ ơ, chưa quan tâm đến việc hoạt động chuyên đề nên cần được nhắc nhở thường xuyên.

Kĩ năng thuyết trình các em còn khiêm tốn, khi thuyết trình vẫn chủ yếu là nhìn slide đọc chữ, đôi khi đọc không rõ và đọc sai kí hiệu Vật lí Như vậy cần phải rèn luyện nhiều về kĩ năng thuyết trình.

BẢNG ĐIỂM CHUYÊN ĐỀ 2 – LỚP 10A5

Một số hình ảnh thực tế của lớp 10A5.

NHÓM 2 – 10A5 – THỦY TINH (SAO THỦY)

NHÓM 4 – 10A5 – HỎA TINH (SAO HỎA)

NHÓM 6 – 10A5 – THỔ TINH (SAOTHỔ)

NHÓM 9 – MẶT TRĂNG VÀ THỦYTRIỀU – 10A5

Những hình ảnh đẹp sau quá trình thực hiện Chuyên đề 2 của lớp 10A5

Nhận xét quá trình thực hiện Chuyên đề 2 đối với 10A5:

Các nhóm lớp 10A5 đã rất hứng thú tích cực làm sản phẩm và chuẩn bị bài thuyết trình tốt.

Trong khi các nhóm khác thuyết trình, các học sinh còn lại tập trung lắng nghe và trả lời các câu hỏi rất sôi nổi.

Hầu hết các nhóm lớp 10A5 có sự chuẩn bị rất tốt từ sản phẩm cho đến bài thuyết trình Chứng tỏ kĩ năng thuyết trình và làm việc nhóm tốt.

Do giao việc về nhà có một số nhóm còn quên không làm đến không có sản phẩm Chứng tỏ một số học sinh chưa thật sự quan tâm.

Cũng do quên mà các nhóm không biết nhóm mình được phân làm sản phẩm nào Do đó, trong lớp 10A5 có nhóm 1 và 2 đều làm cùng một chủ đề là Thủy Tinh (Sao Thủy) Có nghĩa là các em không chú ý khi giáo viên giao nhiệm vụ.

Kĩ năng thuyết trình ở một số em còn khiêm tốn cần phải rèn luyện nhiều.

4.3 Kết quả thực nghiệm giải pháp 3 – Thiết kế Poster áp dụng cho Chuyên đề 3

Sau khi GV tiến hành thu bài và chấm điểm chuyên đề 3 cho các nhóm kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:

Nhận xét: Ở chuyên đề 3 tất cả các nhóm đã tham gia với chất lượng sản phẩm tốt, đúng yêu cầu đặt ra

Dưới đây là hình ảnh sản phẩm Poster được thiết thiết kế từ HS lớp 10A3 và10A5

Sản phẩm của HS sẽ được nộp trên Padlet để GV đánh giá

Link: https://padlet.com/nguyenthanhthuy8984/gv-nguy-n-th-thanh-th-y- lpl3etohfgxhilxz

Sau khi thực nghiệm các giải pháp trên vào việc củng cố kiến thức “Chuyên đề Vật lí 10” đã thu được những hiệu quả rất đáng ghi nhận Nếu như áp dụng theo phương pháp truyền thống là truyền thụ một chiều thì thật sự nội dung học tập Chuyên đề có thể là nỗi ám ảnh cho HS Vì vậy, muốn giúp HS hứng thú hơn, tích cực hơn GV cần đổi mới, học hỏi và tiếp thu nhiều phương pháp dạy học để khơi dậy sự hứng thú khi học tập cho HS Áp dụng các phương pháp như vẽ sơ đồ tư duy (Mind map) hay thiết kế mô hình hoặc poster đều là những phương pháp dạy học tích cực được sử dụng hiện nay cho các tiết học hình thành kiến thức thì nay ta có thể áp dụng cho hoạt động củng cố kiến thức trong việc học chuyên đề Vật lí rất hữu ích.

Và những hiệu quả của sáng kiến được thể hiện rõ ở những số liệu mà khi tôi khảo sát với 79 HS sau khi học tập Chuyên đề Vật lí 10.

BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA CÁC GIẢI PHÁP CỦNG CỐ

Mức độ cần thiết của hoạt động củng cố kiến thức

39,7 % thấy cần thiêt Đánh giá về sự 53,2% thấy rất phù hợp phù hợp của các giải pháp 46,8 % thấy phù hợp Đánh giá về mức độ hiệu quả học tập khi áp dụng các phương pháp tích cực

57% thấy hiệu quả 36,7 % thấy rất hiệu quả. Đánh giá về hiệu quả làm việc nhóm 94,9% các thành viên các nhóm tham gia đầy đủ Đánh giá về quá trình nhóm thực hiện nhiệm vụ

86,1% tiến độ kịp thời, sản phẩm đạt yêu cầu Đánh giá về mức độ tiếp thu kiến thức

70,9% tiếp thu kiến thức, mở rộng kiến thức sau khi thực hiện các giải pháp theo chuyên đề; 16,5% hiểu sâu sắc vấn đề

HS khi GV áp dụng phương pháp học tập tích cực

100% HS đồng ý và rất muốn GV áp dụng phương pháp tích cực trong dạy học

Kết quả thực nghiệm giải pháp 3

Sau khi GV tiến hành thu bài và chấm điểm chuyên đề 3 cho các nhóm kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:

Nhận xét: Ở chuyên đề 3 tất cả các nhóm đã tham gia với chất lượng sản phẩm tốt, đúng yêu cầu đặt ra

Dưới đây là hình ảnh sản phẩm Poster được thiết thiết kế từ HS lớp 10A3 và10A5

Sản phẩm của HS sẽ được nộp trên Padlet để GV đánh giá

Link: https://padlet.com/nguyenthanhthuy8984/gv-nguy-n-th-thanh-th-y- lpl3etohfgxhilxz

Nhận xét chung

Sau khi thực nghiệm các giải pháp trên vào việc củng cố kiến thức “Chuyên đề Vật lí 10” đã thu được những hiệu quả rất đáng ghi nhận Nếu như áp dụng theo phương pháp truyền thống là truyền thụ một chiều thì thật sự nội dung học tập Chuyên đề có thể là nỗi ám ảnh cho HS Vì vậy, muốn giúp HS hứng thú hơn, tích cực hơn GV cần đổi mới, học hỏi và tiếp thu nhiều phương pháp dạy học để khơi dậy sự hứng thú khi học tập cho HS Áp dụng các phương pháp như vẽ sơ đồ tư duy (Mind map) hay thiết kế mô hình hoặc poster đều là những phương pháp dạy học tích cực được sử dụng hiện nay cho các tiết học hình thành kiến thức thì nay ta có thể áp dụng cho hoạt động củng cố kiến thức trong việc học chuyên đề Vật lí rất hữu ích.

Và những hiệu quả của sáng kiến được thể hiện rõ ở những số liệu mà khi tôi khảo sát với 79 HS sau khi học tập Chuyên đề Vật lí 10.

BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA CÁC GIẢI PHÁP CỦNG CỐ

Mức độ cần thiết của hoạt động củng cố kiến thức

39,7 % thấy cần thiêt Đánh giá về sự 53,2% thấy rất phù hợp phù hợp của các giải pháp 46,8 % thấy phù hợp Đánh giá về mức độ hiệu quả học tập khi áp dụng các phương pháp tích cực

57% thấy hiệu quả 36,7 % thấy rất hiệu quả. Đánh giá về hiệu quả làm việc nhóm 94,9% các thành viên các nhóm tham gia đầy đủ Đánh giá về quá trình nhóm thực hiện nhiệm vụ

86,1% tiến độ kịp thời, sản phẩm đạt yêu cầu Đánh giá về mức độ tiếp thu kiến thức

70,9% tiếp thu kiến thức, mở rộng kiến thức sau khi thực hiện các giải pháp theo chuyên đề; 16,5% hiểu sâu sắc vấn đề

HS khi GV áp dụng phương pháp học tập tích cực

100% HS đồng ý và rất muốn GV áp dụng phương pháp tích cực trong dạy học

Ngoài việc giúp củng cố kiến thức các giải pháp nêu trên còn giúp học sinh hình thành và rèn luyện nhiều kĩ năng như: thuyết trình, soạn thảo bài giảng, làm việc nhóm, tự tin đứng trước đám đông, hoạt động sáng tạo,…

Qua biểu đồ trên ta thấy 78,5% HS học biết thêm kiến thức về Vật lí, thiên văn và ý thức bảo vệ môi trường; 54,4% đã biết cách tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả; 55,7% HS biết sử dụng các phần mềm thuyết trình; 49,4% HS tự tin, mạnh dạn hơn; 64,6% thấy mình sáng tạo hơn trong học tập.

Việc áp dụng các giải pháp giúp củng cố kiến thức chuyên đề học tập Vật lí 10 có hiệu quả và hữu ích cho học sinh nhưng bên cạnh đó không tránh khỏi một số hạn chế có thể kể đến như sau:

+ Điều đầu tiên dễ thấy nhất là mất khá nhiều thời gian từ việc chuẩn bị cho đến việc thực hiện Vì vậy đòi hỏi giáo viên linh động phải biết cách sắp xếp thời gian cho phù hợp.

+ Để làm sản phẩm cần có kinh phí Giáo viên có thể thống nhất với học sinh về chi phí khi làm sản phẩm theo hình thức các em đóng góp để làm.

Theo khảo sát đa số các HS thấy khó khăn về mặt thời gian, có đến 30,4 % HS thấy thiếu thời gian để thực hiện nhiệm vụ; 38% HS điều kiện máy vi tính không có dẫn đến công tác làm việc nhóm bị trễ; 32,9% đến từ cá nhân các em vẫn còn thiếu tự tin chưa mạnh dạn,

Khi thực hiện đề tài tôi đã thực hiện trên hai lớp có sự khác nhau về học lực để đánh giá tính hiệu quả thì thôi thấy đối với học sinh trung bình vẫn có khả năng thực hiện được nhưng tiến độ chậm, chất lượng thực hiện chưa được như yêu cầu mong muốn, một số em có sức ì quá lớn, ngại thay đổi Vì vậy, giáo viên cần kiên nhẫn và thường xuyên cho các em hoạt động nhóm để các em tích cực hơn.

Hiệu quả đem lại của sáng kiến

Hiệu quả thẫy rõ ràng nhất của sáng kiến là giúp đưa ra các giải pháp tích cực áp dụng để hoạt động củng cố kiến thức khi học Chuyên đề Vật lí 10 trở nên sinh động hơn, tạo hứng thú cho HS, giúp các em ghi nhớ tốt hơn, sâu sắc hơn.

Thông qua những hoạt động nhóm, thuyết trình, cùng nhau thiết kế làm sản phẩm thì kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc tập thể của HS được phát triển.Thêm vào đó các em càng có cơ hội để khẳng định mình giúp tự tin hơn, mạnh dạn hơn và có cơ hội thể hiện những ý tưởng sáng tạo của mình.

Giới hạn của sáng kiến

Điểm hạn chế của sáng kiến là mới chỉ áp dụng trên phạm vi hai lớp học nên chưa thể đánh giá tính hiệu quả toàn diện được, cần mở rộng phạm vi trên nhiều lớp học hơn nữa.

III – PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Kiến nghị

Mục tiêu của việc dạy học “ Chuyên đề học tập Vật lí 10” hướng đến việc phẩm chất, năng lực của học sinh nhưng không coi nhẹ vai trò của kiến thức Vì vậy, giáo viên không nên xem nhẹ và dạy qua loa cho có.

Sau khi dạy bất kì kiến thức nói chung và “ Chuyên đề học tập Vật lí 10” nói riêng giáo viên đều cần có các hình thức để củng cố lại kiến thức đã học giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn

Trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm còn nhiều thiếu sót mong sự góp của quý thầy cô Tôi xin chân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 16/11/2024, 23:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức tổ chức dạy học là hoạt động theo nhóm. - Skkn một số giải pháp giúp củng cố kiến thức  chuyên Đề học tập  vật lí 10 theo Định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 tại trường thpt hùng vương
Hình th ức tổ chức dạy học là hoạt động theo nhóm (Trang 14)
BẢNG PHÂN NHÓM – LỚP 10A5 - Skkn một số giải pháp giúp củng cố kiến thức  chuyên Đề học tập  vật lí 10 theo Định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 tại trường thpt hùng vương
10 A5 (Trang 16)
Bảng phân công dưới đây áp dụng cho cả 2 lớp 10A3 và 10A5 - Skkn một số giải pháp giúp củng cố kiến thức  chuyên Đề học tập  vật lí 10 theo Định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 tại trường thpt hùng vương
Bảng ph ân công dưới đây áp dụng cho cả 2 lớp 10A3 và 10A5 (Trang 22)
BẢNG ĐIỂM CHUYÊN ĐỀ 2 – LỚP 10A3 - Skkn một số giải pháp giúp củng cố kiến thức  chuyên Đề học tập  vật lí 10 theo Định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 tại trường thpt hùng vương
2 – LỚP 10A3 (Trang 33)
BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA CÁC GIẢI PHÁP CỦNG CỐ - Skkn một số giải pháp giúp củng cố kiến thức  chuyên Đề học tập  vật lí 10 theo Định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 tại trường thpt hùng vương
BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA CÁC GIẢI PHÁP CỦNG CỐ (Trang 48)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w