- Quản trị công mang tính dân chủ, thông qua các hình thức dân chủ tập trung, dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, bằng các phương pháp, kỹ năng, kỹ thuật - công nghệ hiện đại, mở rộng
Trang 1
BO TU PHAP TRUONG DAI HQC LUAT HA NOI
KY YEU HOI THAO KHOA HOC CAP TRUONG
“Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chương trình đào tạo ngành Luật —- Chuyên ngành Quản trị công”
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2023
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Độc lập — Tự do - Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO
“Co sé ly luận và thực tiễn xây dựng chương trình đào tạo ngành Luật
— chuyên ngành Quản trị công”
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 nam 2023 Chủ trì: TS Đoàn Thị Tó Uyên và TS Nguyễn Thị Thủy
Thư ký: ThS Hoàng Thị Lan Phương
TS Đoàn Thị Tố Uyên Trưởng khoa Pháp luật Hành chính — Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội
Phiên I 14h15 - 14h25
Sự cần thiết xây dựng chuyên ngành Quản
trị công trong chương trình đào tạo Luật
tại Trường Đại học Luật Hà Nội
ThS Lê Thị Hồng Hạnh Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội 14h25 - 14h35
Xây dựng Nhà nước liêm chính - Mục
chuyên ngành Quản trị công của chương
trình đào tạo ngành Luật
TS Hà Thị Lan Phương Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội
Chương trình đào tạo trình độ đại học
chuyên ngành Quản trị công tại một sô
TS Trần Thị Quyên ThS Nguyễn Thùy Linh
I4h35 — 14h45 Í tuấc gia trên thể giới và kinh nghiệm cho | Khoa Pháp luật Hành chính -
Luật Hà Nội
TS Tạ Quang Ngọc 14h45 — 14h55 Những yêu tô cơ ban của quản trị Nhà Khoa Pháp luật Hành chính #
nước tôt ở Việt Nam hiện nay Nhà nước, Trường Đại học
Luật Hà Nội
Phiên H
15h40 - ISh50 Quản trị công ở Việt Nam — Từ góc nhìn
lịch sử
TS Phạm Thị Thu Hiền Khoa Pháp luật Hành chính- Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 315h50 — 16h00 Sự cần thiết đào tạo chuyên ngành quản
trị công trong đào tạo cử nhân Luật
ThS Hoàng Thị Phương Ly Nghiên cứu sinh Trường Đại học Luật Hà Nội 16h00 - 16h10 Mối quan hệ giữa Quản trị công và mục
tiêu phát triên bên vững
ThS Đậu Công Hiệp Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội 16h10 - 16h20
Vai trò của chuyên ngành quản trị công
nhăm đáp ứng nguôn nhân lực quôc gia
TS Nguyễn Thị Thủy Phó trưởng khoa Pháp luật Hành chính -Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội
16h50 - 17h00 Phát biểu Tổng kết Hội thảo TS Đoàn Thị Tố Uyên
Trưởng khoa Pháp luật Hành chính — Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 4Vai trò của chuyên ngành quản trị công trong chương trình đào tạo ngành luật nhăm đáp ứng nguôn nhân lực quôÔc gia - - ¿+ xessvxvxvzxexesexervrxrx I
5 Xây dựng nhà nước liêm chính - mục tiêu quan trọng trong thiết kế xây dựng chuyên ngành “quản trị công” của chương trình đào tạo ngành luật 47
TS Ha Thi Lan Phuong
6 Thực tiễn quản trị công của một số quốc gia trên thế giới 71
ThS Luong Ngan Ha 7 Quản trị công ở việt nam — từ góc nhìn lịch SỬ -s+csxscsseeeexees 87
TS Phạm Thị Thu Hiền
§ Những yếu tố cơ bản của quản trị nhà nước tốt ở Việt Nam hiện nay 98
TS Ta Quang Ngoc
9 M6i quan hé gitra quan tri céng va muc tiêu phát triển bền vững 106
ThS Đậu Công Hiệp
10 Quản trị công và cung ứng dịch vụ công - - + +5 sx+x+xsxexerrrrxree 114
TS Trần Thị Hiền 11.Một số tác động của quản trị nhà nước tới pháp luật - liên hệ thực tiễn ở Việt
ThS Hoang Thi Lan Phuong
12 Nguyén tac pháp quyền trong quản trị nhà nước 139
PGS.TS Trân Thị Diệu Oanh 13.Cơ sở lý luận và pháp lý về trách nhiệm giải trình trong hoạt động hành chính đối:yới:quánifr]:dHBG/014.HIỂH NEW eeesesanoniiaeenoiiA44001550140484510160018 148
TS Tạ Quang Ngọc
TS Phạm Văn Đạt
Trang 5TRONG CHUONG TRINH DAO TAO NGANH LUAT NHAM DAP UNG NGUON NHAN LUC QUOC GIA
TS Nguyễn Thị Thúy" Tóm tắt: Một trong những mục tiêu của đào tạo cử nhân ngành luật là cung cắp cho nhà nước và xã hội nguồn nhân lực có thế mạnh về kiến thức quản lý, quản trị hiệu quả Bởi vậy bài viết vai trò của chuyên ngành quản trị công trong chương trình đào tạo ngành luật nhầm đáp ứng nguồn nhân lực quốc gia bàn đến khái niệm quản trị công, đặc điểm quản trị công từ đó làm cơ sở để khẳng định vai trò của đào tạo cử nhân ngành luật với kiến thức chuyên ngành quản trị công nhằm đáp tứng nhu cầu cung cấp nguôn nhân lực chất lượng về quản lý, quản trị và lãnh đạo cho quốc gia, tổ chức và doanh nghiệp
Từ khóa: quản trị công; ngành quản trị công; ngành luật
Dẫn nhập
Chương trình đào tạo ngành luật không những cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức chuyên sâu về pháp luật mà còn phải được trang bị kiến thức chuyên sâu về quản trị công; quản lý nhà nước; và quản trị tốt nhằm đáp ứng cho nhà nước, xã hội nguồn nhân lực chất lượng phù hợp xu thế hội nhập Vì thế, sẽ là cần thiết nếu như bên cạnh lượng kiến thức về ngành luật cần và đủ thì cần có tri thức về quản trị công, quản trị nhà nước tốt Đây cũng là xu hướng tất yếu của đào tạo vì mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực cho quốc gia Để đạt được mục tiêu này cần phải đánh giá đầy đủ bản chất của quản trị công; mối liên hệ giữ pháp luật và quản trị công cũng như lợi thế của cử nhân luật với kiến thức chuyên ngành quản trị công khi họ là nhân lực chủ lực, chất lược của quốc gia và xã hội
1 Khái niệm, đặc điểm quản trị công
=, 66
Thuật ngữ “quản trị” hiện nay được mở rộng sử dụng phô biến ở các nước trên thế giới như quản trị nhà nước „quản trị doanh nghiệp, quản trị tổ chức, quản trị văn phòng, quản trị kinh doanh, quản trị các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, của các tổ chức chính trị xã hội Quản trị trở thành chức năng vốn có của mọi tổ chức, mọi hoạt động; phát sinh từ sự phân công lao động xã hội, từ sự cần thiết phải phối hợp hành động và nâng cao hiệu quả hoạt động của cá nhân, các bộ phận trong tổ chức dưới sự điều khiển của các nhà quan trị nhằm thực hiện có hiệu quả cao mục tiêu chung của tổ chức Quan trị trở thành lĩnh vực hoạt động quan trọng của con người.Trong nhà nước quản trị nhà
* Phó trưởng Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 6trình “Những vấn đề cốt yếu của quản trị” của Harold Kootz, Cyril Odonnell, Heinz 'Weihrich nhận định rằng: có lẽ không có lĩnh vực hoạt động của con người quan trọng hơn là công việc quản trị, bởi vì mọi nhà quản trị ở mỗi cấp độ và trong mọi cơ sở đều
có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định.Trong giáo trình “Quản trị học cơ bản”! lại quan niệm: quản trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác đề đạt được những kết quả mà một người hoạt động riêng rẽ không thể nào đạt được Một nhà nghiên cứu khác cũng quan niệm?: Quản trị là quá trình thực hiện các chức năng: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát nhằm đạt được mục tiêu xác định” Phát triển quan niệm của Henry Fayol, J Stonner và S Robbins nêu rõ hơn: quản trị là tiến trình bao gồm việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các hoạt động của các thành viên trong tổ chức và việc sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra
Nhu vay, Quan tri là sự tác động của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị thông qua việc điều khiển, chỉ đạo, lãnh đạo, kiểm tra và sử dụng các nguồn lực của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu mà chủ thể quản trị đã đề ra”
Dưới góc độ nhà nước: Quản trị là hoạt động điều khiển, chi đọa của các chủ thể mang quyền lực nhà nước đến các đối tượng quản trị nhằm hiện thực hóa chiến lược chính sách và mục tiêu đã đề ra
Khoa học quản trị là ngành, lĩnh vực khoa học nghiên cứu làm rõ các quy luật, nguyên tắc, phương pháp của các quá trình và quan hệ quản trị nhằm tìm ra cách thức quản trị có hiệu quả nhất đề áp đụng cho các hệ thống quản trị trong đó có hệ thống quản trị công — quản trị công.Đối với khu vực công — khu vực nhà nước, quá trình phát triển
từ hành chính công (hành chính nhà nước) sang quản lý công (quản lý nhà nước), quản
lý công mới và quản trị nhà nước tốt là quá trình phát triển nhận thức đầy đủ vai trò của quản trị, của khoa học quản trị và vận dụng sáng tạo các quy luật, nguyên tắc, phương pháp nghệ thuật của khoa học quản trị vào hoạt động của hành chính công, quản lý công, quản lý công mới và quản trị nhà nước tốt, Đồng thời là quá trình vận dụng một cách sáng tạo, có hiệu quả kinh nghiệm, phương pháp quản trị kinh tế và các hoạt động khác của khu vực ngoài nhà nước vào quản trị nhà nước nhằm tăng cường hiệu quả vận hành của bộ máy quản trị nhà nước, tạo điều kiện cho kinh tế xã hội phát triển và phục
1James H.D Donnelly, JR James L Gibson và John M Ivancevich
? Henry Fayol — nha hành chính, nhà quản trị người Pháp
3 Bộ Nội vụ Giáo trình Quản lý công H NXB Bách khoa Hà Nội, 2015
Trang 7nhà nước, do các cơ quan trong bộ máy nhà nước đảm nhiệm nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội nhằm mục đích
ồn định và phát triển xã hội.quản trị nhà nước với nghĩa trực tiếp và cụ thể là hoạt động thực thi quyền hành pháp, do các cơ quan hành chính công quyền (đứng đầu là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ và chính quyền địa phương các cấp) đảm nhiệm nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại, xây dựng, quản trị, trấn áp của nhà nước trên cơ
sở các quy luật phát triển kinh tế — x hội và các quy định của pháp luật, bảo đảm, duy trì sự ồn định, phát triển bền vững của đất nước và phục vụ người dân
Như vậy quản trị công là hoạt động điều khiển quyền lực nhà nước đến các quá trình, quan hệ xã hội và hành vỉ hoạt động của công dân, thông qua các hoạt động: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra và sử dụng các nguôn lực nhằm đạt được mục tiêu của nhà nước, thực hiện có hiệu quả các chúc năng, nhiệm vụ của nhà nước, duy trì sự ton tai va phat triển của nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đắc luc người dân ”
Đặc điểm, tính chất của quản trị công
Quản trị công là chức năng, nhiệm vụ chủ yếu đặc biệt quan trọng của Nhà nước Đặc điểm, tính chất của quản trị công bị chỉ phối bởi bản chat, vai trò của nhà nước Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực xã hội, cội nguồn của nó là quyền lực của nhân dân, là tổ chức đại diện chính thức cho nhân dân và toàn xã hội Nhà nước là chủ thể thay mặt nhân dân quản trị xã hội, nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, duy trì sự ton tai, phat triển của nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh
tế — xã hội phát triển và phục vụ đắc lực người dân Quản tri công mang những đặc điểm chủ yếu sau:
~ Mục tiêu, mục đích của quản trị công là duy trì trật tự công, phục vụ lợi ích công, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân) Quản trị công không vì mục tiêu lợi nhuận
- Quản trị cônng mang tính quyền lực, sử dựng quyền lực nhà nước dé điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của người dân, phù hợp với các quy luật khách quan và theo mục tiêu, ý chí của chủ thể quản trị công Quản trị công là hoạt động mang tính chấp hành và điều hà ích công cộngnh của chính quyền hành pháp Cụ thể, đó là quyền chấp hành, thực thi pháp luật và quyền quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, nhà nước, các lĩnh vực đối nội và đối ngoại của nhà nước
~ Chủ thể quản trị công là các cơ quan nhà nước có thấm quyên, bao gồm cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp, trong đó cơ quan có chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và thâm quyền trực tiếp quản trị công là co quan hành pháp, đứng đầu là
Trang 8các cấp
- Khách thể quản trị công là lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích công dân
- Quan tri công được bảo đảm bằng các công cụ đặc thù như: thể chế — pháp luật, chính sách của nhà nước và sử dụng các nguồn lực của nhà nước, bao gồm: nguồn nhân lực, nguồn lực tài nguyên, thiên nhiên, nguồn lực kinh tế - tài chinh, nguồn lực khoa học — công nghệ và các nguồn lực khác
- Quản trị công mang tính chính trị, phục vụ chính trị Bởi vì nhà nước là tổ chức quyền lực mang tính chính trị, thể hiện ý chí của đảng chính trị, đảng cầm quyền Ý chí
đó được các cơ quan trong bộ máy quản trị nhà nước thể chế hóa, cụ thể hóa thành luật pháp, chính sách để đưa vào cuộc sống
- Quản trị công mang tính dân chủ, thông qua các hình thức dân chủ tập trung, dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, bằng các phương pháp, kỹ năng, kỹ thuật - công nghệ hiện đại, mở rộng và phát huy dân chủ, thu hút mạnh mẽ người dân và các tổ chức xã hội vào quản lý nhà nước, vào việc tư vấn phản biện cho thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tạo ra đồng thuận cao trong xã hội;
- Quản trị công mang chủ động và sáng tạo thông qua hoạt động hoạch định, xây dựng, ban hành và chỉ đạo tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, phương pháp và các nguồn lực cụ thể
- Quản trị công mang tính tổ chức trực tiếp của chủ thể trên mọi lĩnh vực, mọi ngành, mọi mặt của đời sống kinh tế — xã hội và nhà nước thông qua tổ chức bộ máy quản trị và nguồn nhân lực là đội ngũ công chức , viên chức, cá nhân, tổ chức được trao quyền;
- Quản trị công có tính chat tông hợp, đa dạng, toàn diện Quản trị tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế — xã hội và nhà nước với quy mô rộng lớn trên toàn lãnh thổ đất nước
~ Quản trị công mang tính khoa học, tính chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật Quan trị công có đặc điểm khác một cách căn bản với quản trị các tổ chức tư ở chỗ quản trị công sử dụng các công cụ đặc thù như: quyên lực công, thẻ chế, chính sách công, các nguồn lực công với mục đích là phục vụ lợi ích công, lợi ích của người dân
và toàn xã hội, còn quản trị các tổ chức tư sử dụng quyền lực tư, nguồn lực tư, phục vụ lợi ích của chủ thê quản trị tư
2 Vai trò của ngành Quản trị công trong chương trình đào tạo ngành luật đáp ứng nguồn nhân lực quốc gia
Đào tạo và giáo dục là những khoản đầu tư chiến lược chủ chốt cho sự phồn vinh của dân tộc Sự thành công vượt trội của Nhật bản, Hàn quốc, Xingapo là minh chứng
Trang 9cạnh tranh ngày nay giữa các quốc gia thực chất là cạnh tranh về chất lượng của nguồn nhân lực Mà chất lượng của nguồn nhân lực liên hệ chặt chẽ với quá trình giáo dục, đào tạo và phát triển" Bởi vậy, trong đào tạo cần thiết kế những ngành học thiết thực để hướng tới nguồn nhân lực có chất lương Nguồn nhân lực quản trị công là nguồn nhân lực cốt yếu quyết định hiệu quả của quản trị công; bởi vậy đào tạo nhân lực quản trị công trên nền tảng chuyên ngành luật là vô cùng cần thiết , bởi các lý do sau: a) Mới quan hệ giữa luật học và quản trị công
Những thay đồi nhanh chóng trong môi trường kinh tế - xã hội dẫn đến sự thay đổi nhu cầu từ phía nhà tuyển dụng về kiến thức, kỹ năng, tỉnh thần và thái độ của người học theo hướng tích hợp kiến thức đa ngành, đa lĩnh vực Do đó, đề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, việc đào tạo và học tập đa ngành, đa lĩnh vực đã trở thành xu hướng đang được phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới
Trong bồi cảnh cấu trúc xã hội có nhiều thay đổi bởi yếu tố công nghệ, xu hướng hợp tác giữa các bên liên quan, mô hình quản lý mới cùng những thay đổi đến từ môi trường sóng đòi hỏi người làm việc trong các tổ chức, nhất là các tổ chức công, cần có khả năng thích nghĩ cao và tự chịu trách nhiệm với kết quả công việc Thực tế hiện nay cho thay các tổ chức thường đưa ra yêu cầu tuyển dụng những cá nhân thấu hiều được
sự vận hành của cơ chế quản lý Nhà nước, các vấn đề liên quan đến chính sách cũng như am hiểu về các quy định, luật pháp chuyên ngành Sự kết hợp các khối kiến thức trong chương trình ngành quản trị công và ngành Luật sẽ hướng đến mục tiêu trang bị cho sinh viên những kiến thức vững vàng để có thé theo đuồi và phát triển sự nghiệp tại các tổ chức công, tổ chức tư nhân, và tổ chức phi lợi nhuận.Chương trình ngành Quản
lý Công trong chương trình đào tạo ngành Luật đang là xu hướng lựa chọn của người học trên thế giới Quản lý Công và Luật là hai ngành học có sự liên quan mật thiết, bồ sung qua lại lẫn nhau Những nhà quản lý trong khu vực công với kiến thức về pháp luật
sẽ tự tin hơn trong các vấn đề liên quan đến ra quyết định, hoạch định và thực thi các chính sách phát triển Ở chiều hướng ngược lại, công tác trong lĩnh vực pháp luật với sự thấu hiểu các kiến thức về quản lý nhà nước và kinh tế sẽ hỗ trợ đắc lực cho các luật sư, công chứng viên, kiểm sát viên, các khía cạnh về kinh tế - xã hội đề vận dụng hiệu quả vào công việc của mình Tốt nghiệp chương trình cử nhân ngành luật với kiến thức quản trị công, sinh viên có thể tham gia công tác ở nhiều lĩnh vực
b) Vai trò của đào tạo cử nhân luật với kiến thức chuyên ngành quản trị công
4 Van Tat Thu Quan tri — yeu tổ quyết định sự tôn tại và phát triển bền vững của trường Đại học, Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ, số 13/2021
Trang 10cho quốc gia nguồn nhân lực đủ tâm, tầm , góp phần tạo nên giá trị cho quốc gia Người được đào tạo quản trị công trên nền tảng kiến thức cử nhân luật có thể làm các công việc liên quan đến hoạch định và thực thi chính sách, quản trị điều hành, quản trị nhân sự, kế toán - tài chính, marketing và quan hệ công chúng trong các tô chức thuộc cả khu vực công hoặc khu vực tư, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, các tô chức phi chính phủ (NGOs), các tô chức phi lợi nhuận (NPOs) và các doanh nghiệp;Có thé tham gia công tác theo chuyên ngành Luật tại công ty luật, phòng pháp chế của doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước, tòa án, viện kiểm sát, văn phòng công chứng, văn phòng thừa phát lại, hoặc trung tâm đấu giá
Mặt khác nguồn nhân lực được đào tạo quản trị công trong nên tảng kiến thức ngành luật sẽ:
+ Kiến tạo sự phát triển bền vững của xã hội
Cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn đến sự giao thoa về cách thức quản lý giữa khu vực công và khu vực tư nhân ngày càng rõ nét Các tổ chức công trong thời đại công nghiệp 4.0 trở nên năng động, hướng đến đáp ứng nhu cầu của người dân hơn là dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ một cách thuần túy Mặt khác, các tổ chức tư nhân ngày nay luôn muốn thấu hiểu được các chính sách của Nhà nước, các quy trình giải quyết thủ tục hành chính công dé có thể tạo được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.Chương trình
Cử nhân ngành luật với kiến thức được đào tạo quản trị công được thiết kế dựa trên những giá trị, bản chất, vai trò của quản trị công và mực tiêu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho quản trị Ở chương trình đào tạo quản trị công trên nền tảng cử nhân ngành luật ,sinh viên sẽ được tiếp thu chương trình đào tạo tiên tiến, hội nhập với đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm trong việc trao đổi học thuật, trao đổi giảng viên và sinh viên Người học có khả năng nhận dạng và đưa ra những phân tích sâu sắc về các vấn đề quản
lý công ở các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương Ngoài ra, người học có thé được trải nghiệm hoạt động thực tế tại các tổ chức công sẽ giúp người học rèn luyện
tư duy phản biện, năng lực tự học suốt đời để đáp ứng với xu thé phát triển trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0
+ Là kim chỉ nam cho hoạt động của tổ chức
Chương trình Cử nhân Luật với thiết kế ngành quản trị công giúp cho người học sau khi tốt nghiệp có một kiến thức pháp luật vững chắc trên nền tảng các kiến thức quản lý và tư duy kinh té Thông qua những kiến thức được học, sinh viên sẽ rèn luyện được kỹ năng luật sư, kỹ năng đàm phán, kiến thức pháp lý, và tư duy luật học Đồng thời, sinh viên cũng sẽ thấu hiéu được mối quan hệ trong kinh tế thị trường và cách mà pháp luật được áp dụng vào khu vực công lẫn khu vực tư nhân Người tốt nghiệp hoàn
Trang 11nhân luật với kiến thức quản trị công có thể giao tiếp tốt, tự tin thiết lập các mối quan
hệ xã hội, luôn lắng nghe và thấu hiểu: Đây là kỹ năng cần có của nguồn nhân lực cử nhân luật Tuy nhiên, cách lắng nghe để nhân viên, cấp đưới nhận ra sự tập trung, chú
ý, đánh giá cao từ bạn là điều không hề dễ dàng Ngoài ra nguồn nhân lực cử nhân luật
có thê là những chuyên gia về tổ chức nhân sự Họ đánh giá đúng và định hướng phát triển khả năng của nhân viên Nguồn nhân lực cử nhân luật với kiến thức ngành quản trị công có tầm nhìn, sáng suốt, bình tĩnh trong quyét định Người làm trong ngành quản trị tổ chức nhân sự không chỉ là người quan tâm đến lợi ích của nhân viên, mà bên cạnh
đó phải có một tầm nhìn xa trông rộng, định hướng, đưa ra các chiến lược phát triển công ty, doanh nghiệp Là một nhà quản lý nhân sự phải biết cách tận dụng tối đa nguồn nhân lực sẵn có đề phát triển hiệu quả nhất
Kết luận
Đào tạo là quá trình cung cấp các kỹ năng cụ thể cho các mục tiêu cụ thể.Bởi vậy đào tạo cử nhân luật với thiết kế chuyên ngành quản trị công không nằm ngoài mục tiêu cung cấp cho quốc gia nguồn nhân lực chất lượng, có khả năng đáp ứng các yêu cầu quản trị công trong thời địa mới; thời đại công nghệ chuyền đổi số và hội nhập quốc tế Đào tạo cử nhân luật với nền tảng chuyên ngành quản trị công sẽ một là một công cụ quan trọng để giải quyết các vấn đề của quản lý nhà nước như: kỹ năng, kỹ thuật quản trị và hiệu quả, hiệu suất quản trị
Chương trình đào tạo cử nhân luật với chuyên ngành quản trị công sẽ giúp cho chúng ta có nguồn nhân chất lượng và năng suất, đáp ứng các nhu cầu của nahf nước,
tổ chức, doanh nghiệp bằng cải tiến năng lực của đội ngũ nhân viên.Đào tạo, công cụ phục vụ một mục đích, chỉ có thể đóng tốt vai trò của nó trong một chính sách quản trị
và phát triển chung về nguồn nhân lực
Đào tạo cử nhân luật với kiến thức chuyên ngành quản trị công cũng là một một nội dung quan trọng trong hoạt động tạo nên sự hình thành đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý Thông qua đào tạo nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế Chủ tịch
Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Cán bộ là gốc của mọi công việc Vì vậy huấn luyện cán bộ là việc gốc của Đảng”; “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ, học để phụng
sự đoàn thẻ, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”
Đào tạo chuyên ngành quản trị công đối với cử nhân luật dé nâng cao trình độ và năng lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức sắp hình thành và cán bộ, công chức
Trang 12người công chức khi bước vào nền công vụ Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những yếu tô đóng vai trò quyết định đến sự thành công của công cuộc cải cách hành chính nhà nước nói chung; cải cách chế độ công vụ, công chức nói riêng
Từ những vấn đề đặt ra cho thấy sự cần thiết phải đào tạo cử nhân luật với chuyên ngành quản trị công nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng quốc gia và góp phần hình thành đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương Đây là những nguồn nhân lực chất lượng cung cấp cho đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý bảo đảm quyết định đến chất lượng, hiệu quả của việc tham mưu xây dựng chính sách, xây dựng chiến lược và tổ chức thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như quản lý ngành, lĩnh vực và địa phương trong việc phát triển kinh tế - xã hội./
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đảng cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Tập I, Il NXB Chienhs trị quôc gia sự thật 2021;
2 Học viện Hành chính Quốc gia Giáo rình Quản lý học đại cương H NXB Khoa học kỹ thuật 2010;
3 Bộ Nội vụ Giáo trình Quản lý công H NXB Bách khoa Hà Nội, 2015;
4 Nguyễn Hữu Tri Quản trị học H NXB Khoa học xã hội, 2013.;
5 Đoàn Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Ngọc Huyền Giáo trình Quản trị học NXB Tài chính.2013;
6 Văn Tất Thu J4i rò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công Tạp chí Tô chức nhà nước, số 2/2018;
7 Văn Tất Thu Quản trị — yếu tổ quyết định sự tôn tại và phát triển bên vững của trường
Trang 13TRONG DAO TAO CU NHAN LUAT
ThS NCS Hoang Thi Phwong Ly*
1 Đặt vấn đề
Chuyên ngành quản trị công (quản lý công) đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp
mã đào tạo, là chuyên ngành đòi hỏi tích hợp kiến thức quản trị, pháp lý, thống kê phân tích dữ liệu, Là chuyên ngành giúp người học đáp ứng được yêu cầu của nhiều vị trí việc làm và ở nhiều môi trường công việc Xuất phát từ nhu cầu thực tế của chuyên ngành quản trị công; tận dụng lợi thế sẵn có về chuyện môn, nghiệp vụ của các trường đào tạo cử nhân Luật; đáp ứng biết yêu cầu đổi mới trong giáo dục đại học, đào tạo cử nhân Luật để khăng định lựa chọn đào tạo chuyên ngành quản trị công là phù hợp và cần thiết trong đào tạo cử nhân Luật
xã hội thé hiện sự quan tâm đến quản trị nhà nước và được đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của họ
Theo Ngân hang thế giới (WB) thì quản trị công là “cách thức mà thông qua đó quyền lực được thực thi trong việc quản lý một quốc gia, từ các nguồn lực chính trị, kinh
tế và xã hội."Khái niệm này của WB dé cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và cải cách tư pháp trong hoạt động quản trị công Thông qua đó, WB cũng giới thiệu cách thức tiếp cận mới với quản trị công theo khái niệm Quản trị tốt “là cách thức sử dụng sức mạnh quyền lực nhà nước đề quản lý nguồn lực xã hội vì sự phát triển quốc gia” Khái niệm này chủ yếu gắn với khu vực công và sự hiệu lực hiệu quả trong hoạt động quản lý ở khu vực này
* Học viên Nghiên cứu sinh Trường Đại học Luật Hà Nội
Š United Nations Deve nel Programme, Governance for sustainable human development, UNDP policy document, New York, 1997
© World Bank, Governance (Canada), 2002, http://www.iog.ca/
Trang 14có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về khái niệm quản trị tốt, tùy thuộc vào bối cảnh và mục đích sử dụng nhưng nhìn chung đều thống nhất ở nội dung cơ bản /à quản lý hiệu quả các nguôn lực và các vấn đề của quốc gia theo cách cởi mở, mình bạch, đúng pháp luật, có trách nhiệm giải trình, công bằng và đáp ứng nhu câu lợi ích chính đáng của người dân Theo đó, quản trị tốt luôn bao gồm các yếu tố: Sự tham gia của công chúng; Pháp quyền; Công khai, minh bạch; Kịp thời; Định hướng đồng thuận; Bình đẳng; Hiệu lực, hiệu quả; Trách nhiệm giải trình
Do đó có thể thấy hiện nay khái niệm quản trị công khá rộng, có thề hiểu quản trị công là quá trình hợp tác giữa nhiều chủ thể do nhà nước với vai trò chủ đạo nhằm tích hợp và phát huy sức mạnh của toàn xã hội đề quản lý các công việc công, giải quyết các vân đề công, cung ứng dịch vụ công và thực hiện lợi ích công Và quản trị công có xu hướng đạt đến mục tiêu quản trị tốt
Khái niệm quản trị công có thể dễ bị nhằm lẫn với khái niệm hành chính công, khái niệm đó được hiểu là việc hình thành và thực hiện các chính sách công “Hành chính công là hoạt động của nhà nước, của các cơ quan nhà nước, mang quyền lực nhà nước để quản lý công việc công của nhà nước nhằm phục vụ lợi ích chung hay lợi ích riêng hợp pháp của các công dân."” Ngày nay khái niệm này có thể được mở rộng bao gồm cả các hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc thực hiện pháp luật Hành chính công luôn được thực hiện từ trung ương đến địa phương bởi những nhân sự
có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu tham gia vào thông qua các hoạt động đào tạo, được tuyển dụng vào những vị trí nhất định trong cơ quan hành chính Như vậy có thê thấy
dù cùng chung mục tiêu duy trì trật tự xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân, đối với hành chính công chủ yếu xem xét hoạt động hành chính nhà nước với trung tâm là hoạt động xây dựng và thực hiện chính sách hành chính công của Chính phủ, thì quản trị công lại có sự tham gia của các chủ thể khác trong xã hội vào xây dựng
và thực hiện chính sách công đó Bên cạnh đó phạm vi của quản trị công không chỉ giới hạn chủ yếu trong hoạt động hành pháp mà còn mở ra cả hoạt động lập pháp và tư pháp Thực hiện công cuộc Đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã chuyền dần từng bước sang cơ chế thị trường Sự bùng nồ về công nghệ thông tin, tạo điều kiện và cơ hội cho VIỆC tiếp cận và chia sẻ thông tin đa chiều Trình độ dân trí cũng được nâng cao nhanh chóng đặt ra cho những đòi hỏi về sự minh bạch, công khai trong hoạt động quản lý nhà nước Bên cạnh đó quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cũng tiến triền mạnh
mẽ với việc gia nhập nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế đặt ra yêu cầu hoàn thiện mô hình quản trị công ở Việt Nam cũng phải tiệm cận với các nước trong khu vực và quốc
7 Hành chính học đại cương, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.17-18
Trang 15phù hợp với điều kiện thực tế đồng thời đáp ứng được nhu cầu hội nhập nhưng vẫn tuân theo đúng định hướng của Đảng Với yêu cầu đó thì quản trị tốt là xu hướng quản trị công hiện đại với sự tham gia của đông đảo các thành phần xã hội bên cạnh các chủ thé mang quyền lực nhà nước là sự lựa chọn phù hợp trong quan trị công ở Việt Nam hiện nay Quản trị nhà nước theo hướng quản trị tốt sẽ tạo ra những tác động to lớn đến cả kinh tế, chính trị và xã hội ở Việt Nam Quản trị tốt phù hợp giúp đạt mục tiêu của cải cách hành chínhŸ: cải cách tư pháp? và hiện thực hóa các mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân!0 Quản trị tốt sẽ từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật và hoạt động xây dựng pháp luật đảm bảo các tiêu chí đánh giá, cân bằng lợi ích của các chủ thể liên quan, tham vấn chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật
có hiệu quả Việc công khai, minh bạch đi kèm với trách nhiệm giải trình trong xây dựng
và thực hiện chính sách công giúp kiểm soát hoạt động quản trị công đồng thời hạn chế xảy ra tham nhũng và cài cắm lợi ích Quản trị tốt cũng giúp tạo cơ hội cho người dân
và các tổ chức phi nhà nước tham gia vào quản lý xã hội, hiện thực hóa việc quy chế dân chủ Và có thể thấy để phát huy tốt hiệu quả quản trị tốt, các chủ thể tham gia vào hoạt động quản trị công bao gồm chủ thể được nhà nước giao quyền hay chỉ là các chủ thể xã hội tham gia phản biện, có ý kiến liên quan cũng cần được trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ về quản trị công để hoạt động này đảm bảo hiệu lực và đạt được hiệu quả Từ những yếu tố cấu thành cũng như vai trò kề trên có thé thay edn trang bi kién thức quản trị công cho mọi chủ thể có liên quan dé dam bao quan tri nhà nước đạt hiệu lực, hiệu quả và phục vụ lợi ích của nhân dân
2.1.2 Chuyên ngành quản trị công
Khi đi tìm hiểu về chuyên ngành quản trị công, người viết nhận thấy tên gọi ngành quản trị công có vẻ không được sử dụng phổ biến mà ở Việt Nam chủ yếu được tiếp cận với tên gọi là quản lý công, thậm trí với tên gọi này, hoạt động quản trị công trong nhiều mục tiêu môn học, ngành học đang bị giới hạn trở thành hoạt động trong các cơ quan nhà nước Trong hệ thống giáo dục quốc dân, đây là một chuyên ngành độc lập và đã
Š Mục tiêu chung cải cách hành chính giải đoạn 2021 — 2030: “Tiếp tục xây dung nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tỉnh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên
cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng vé day mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây
CP của Chính phủ ngày 15 tháng 7 năm 2021 ban hành chương trình tông thê cải cách hành chính nhà nước giai
tu 2021-2030 | Ộ
°Xem Nghi quyết số 49-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương ngày 02 tháng 6 năm 2005 về chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020
!0 Xem Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương ngày 09 tháng 11 năm 2022 vẻ tiếp tục xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới
Trang 16mô tả ngành học cũng như tư vấn tuyển sinh chuyên ngành quản lý công ở Việt Nam thì quan điểm về chuyên ngành này được nhận định: “là ngành học thuộc lĩnh vực quản
lý, đào tạo nguồn nhân lực có khả năng thực hiện các công việc liên quan tới quản lý nhà nước”!?, Hay “quản lý công là một ngành thuộc nhóm ngành quản lý hành chính nhà nước như thu thập, xử lý va phân tích số liệu thống kê, giám sát quỹ, phát triển và thi hành các chính sách của chính phủ bởi các công chức, cán bộ nhà nước.”!3 Mô tả về chuyên ngành quản lý công ở các trường đó là “chuyên đào tạo và tăng cường năng lực
về quản lý và khả năng lãnh đạo cho các tổ chức, bộ máy từ trung ương đến địa phương của Nhà nước.”! Trọng tâm chuyên ngành trang bị cho sinh viên có được khả năng tư duy, phân tích các vấn đề liên quan đến chính sách công; được cung cấp kiến thức về sự khác biệt giữa đối tượng phi lợi nhuận và khu vực công, khu vực tư; giúp nhận thức đúng đắn về vai trò và chức năng của người dân, cơ quan, tổ chức trong vai trò Quản lý công; cung cấp những kiến thức chuyên sâu về kỹ năng quản lý, lãnh đạo trong khu vực công và chú trọng đến năng lực, tầm nhìn, kế hoạch kiểm soát và triển khai chiến lược
ở khu vực công, đạt mục tiêu đề ra
Có thề thấy, đù còn nhiều quan điểm khác nhau khi xác định mục tiêu của chuyên ngành này nhưng nhìn chung quản trị công, hay quản lý công thường được xác định là ngành học tìm hiểu về các hoạt động liên quan đến lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước
cụ thê là những công việc thuộc hoạt động quản lý trong các cơ quan nhà nước Trong đó, các công việc cụ thề mà một người quản lý công cần thực hiện có thể bao gồm: Thu nhập, phân tích các số liệu thống kê của nhà nước Giám sát các hoạt động phát triển và thi hành chính sách của Chính Phủ; Theo dõi, thanh - kiểm tra tiến độ thực hiện và phát triển các chính sách do các Bộ, các cơ quan ban, ngành có liên quan ban hành
Định hướng học chuyên ngành đào tạo này, sẽ đáp ứng yêu cầu của các công việc
cụ thể sau khi tốt nghiệp: Tham gia quản lý bộ máy nhà nước Trung ương và địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp tại khu vực công; Cán bộ quản lý tài chính công làm việc giám sát các hoạt động cá nhân và tô chức; Cán bộ quản lý dự án công như công trình nghiên cứu, công trình xây dựng dự án; Nhân viên hành chính làm việc trong các tổ chức tài chính, doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước; Chuyên viên nghiên cứu về khoa học Quản lý, Hành chính tại các cơ sở nghiên cứu Nhà nước; Giảng viên chuyên môn dạy tại các trường đại học, cao đăng, viện nghiên cứu Như vậy có thể thấy đây là chuyên ngành đáp ứng được yêu cầu đa dạng của các công việc ở Việt Nam, phù hợp làm việc
1! Theo Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT quy định về Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Mã ngành Quản lý công là: 7340403
13 Theo https://trangedu.com/nganh/quan-ly-cong/
13 Theo https://kenhtuyensinh24h.vn/nganh-quan-ly-cong
13 Theo https://reviewedu.net/nganh-quan-ly-cong
Trang 17đủ kiến thức, kỹ năng giúp người học làm việc độc lập (tham gia các dự án, trở thành các nhà hoạt động, tư vấn ) Một ngành học mà có thể được đào tạo, cần thiết đào tạo
ở nhiều trường đại học đặc biệt là khối các trường có đào tạo chuyên ngành quản trị và
lý luận chính trị - pháp luật do đó chuyên ngành là cần thiết giảng dạy trong chương trình đào tạo cử nhân luật
2.2 Nhân sự trong quản trị công và yêu cầu trang bị kiến thức pháp lý 2.2.1 Nhân sự trong quản trị công
Công việc mà nhiều người hướng đến khi theo học các trường đào tạo chuyên ngành quản lý, quản lý nhà nước và luật đó là trở thành nhân sự trong các cơ quan nhà nước, nhân sự trong bộ máy nhà nước Với vai trò là chủ thể tham gia vào hoạt động quản trị công (quản lý công) của nhà nước, nhân sự trong hoạt động quản trị công chủ yếu được sử dụng để chỉ đội ngũ công chức trong hệ thống công vụ (có một chuyên môn đúng tiêu chuẩn, có vị trí việc làm trong tô chức, được nhà nước trả lương và hoạt động của họ được điều chỉnh theo các quy định về công chức, công vụ) Như vậy, ở góc độ hẹp, nhân sự của quản trị công không đề cập tới nguồn nhân lực làm việc tại các đơn vị
sự nghiệp (đội ngũ viên chức) và theo đó cũng không đề cập tới đội ngũ công chức làm việc trong hệ thống cơ quan Đảng và các tô chức chính trị - xã hội mà dành chỉ những người trong biên chế nhà nước thực hiện hoạt động công vụ và đây cũng là cách nhìn chủ yếu hiện nay trong quản lý công Tuy nhiên, cùng với những thay đổi trong hoạt động quản trị công theo hướng quản trị tốt, nhân sự tham gia hoạt động quản lý công cũng đa dạng, bao gồm tổ chức xã hội, các hiệp hội, công đồng dân cư, người dân, đòi hỏi một mặt cần trang bị kiến thức quản trị công cho các chủ thể mở rộng này, một mặt cần nâng cao chuyên môn cho các nhân sự quản lý công
Vai trò của nhân sự trong hoạt động quản trị công có thể khái quát ở một số mặt sau: Nguồn nhân sự của thực hiện quản lý công quyết định đến hiệu quả hoạt động của
bộ máy nhà nước; đóng vai trò quan trọng trong quá trình cải cách hành chính; là lực lượng quan trọng giúp gia tăng khả năng thích ứng của nền hành chính nhà nước trước những biến động do môi trường mang lại; đóng vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng dịch vụ công; đóng vai trò quan trọng trong hội nhập quốc tế Với những vai trò này đòi hỏi nhân sự thực hiện các hoạt động quản trị công cần phải được trang bị kiến thức về quản lý và pháp luật, cần được trang bị thêm các kỹ năng quản lý, giao tiếp, biết ứng dụng công nghệ đề quản lý đạt hiệu quả và gần dân hơn
2.2.2 Kiến thức pháp lý là yêu cầu bắt buộc với nhân sự quản trị công Với vai trò là đối tượng quyết định đến hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước nhân sự quản trị công là những người trực tiếp tham gia các khâu hoạch định, thực thi
Trang 18của các chủ trương, chính sách, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác, hoạt động của các cơ quan, đơn vị Do đó, đẻ các chính sách đảm bảo yêu cầu về tính hợp pháp, nhất thiết nhân sự quản trị công phải có kiến thức pháp lý
Trong quản trị công hiện đang thực hiện nhiều hoạt động cải cách cả trong lĩnh vực tư pháp, hành chính và hoạch định chính sách pháp luật Trong đó, hoạt cải cách hành chính vừa là đòi hỏi tất yếu của xã hội vừa là xu hướng chung trong quản lý công Cải cách hành chính cũng làm cho chức năng của Nhà nước thay đổi, tập trung nhiều hơn vào hoạt động quản lý vĩ mô nhưng lại đi kèm với yêu cầu ngày càng cao hơn và phức tạp của người dân đối với các cơ quan hành chính nhà nước đòi hỏi cán bộ, công chức phải có phẩm chất, năng lực làm việc tốt và có động cơ làm việc tích cực phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người dân Do đó sự ám hiểu các quy định pháp luật giúp nhân sự quản trị công dễ dàng giải thích, hướng dẫn các quy định pháp luật đồng thời đảm bảo hoạt động của họ đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Hội nhập quốc tế cũng là một xu thế khách quan không thể đảo ngược và quản trị công không nằm ngoài xu hướng này, bên cạnh các cơ hội, hôi nhập quốc tế cũng tạo
ra nhiều thách thức cho quản trị công và nhân sự tham gia hoạt động này Vì hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức là một hoạt động đặc biệt mang tính quyền lực, đảm bảo cho thực thi pháp luật Đây cũng lại là lực lượng tham mưu cho các cơ quan chức năng
đề ra các chủ trương, chính sách, đồng thời triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách đó Hội nhập quốc tế đặt ra nhiều vấn đề mới như tuân thủ luật pháp, cam kết quốc tế, các cơ chế, hiệp định, thông lệ quốc tế, tranh chấp thương mại, sở hữu công nghiép, đòi hỏi đội ngũ nhân sự thực hiện quản trị công này phải nâng cao trình
độ chuyên môn, kỹ năng nghề, kỹ năng mềm, vốn ngoại ngữ và áp dụng khoa học công nghệ trong quá trình thực hiện các hoạt đông quản trị công, kiến thức pháp lý là một yêu cầu bắt buộc cần thiết với nhân sự quản trị công
Với nhu cầu cung cấp nhân sự chất lượng cho hoạt động quản trị công, với việc tận dụng được thế mạnh về kiến thức pháp lý, kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước thì việc lựa chọn đào tạo quản trị công trong các trường đào tạo cử nhân Luật là phù hợp yêu cầu nhân sự quản trị công đồng thời tận dụng được các điều kiện năng lực sẵn có của trường
2.3 Yêu cầu mới trong đào tạo cử nhân luật
2.3.1 Yêu câu đáp ứng định hướng của Đảng và nhà nước về đào tạo cử nhân Luật Đảng và Nhà nước luôn đặt nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu Và đề đạt được mục tiêu này, việc đào tạo cử nhân luật càng cần được chú trọng, bởi nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng góp phần đật được các
Trang 19hướng chung về giáo dục và giáo dục đại học'Š, liên quan đến đào tạo nhân lực ngành luật, Nghị quyết 49/NQ-TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành năm 2005 chỉ ra định hướng đối với đào tạo luật hoc ở Việt Nam: “ Đổi mới hơn nữa chương trình, phương pháp giảng đạy trong đào tạo luật ở bậc đại học để đào tạo cán bộ dự nguồn cho các chức danh, cơ quan ngành tư pháp; đào tạo cán bộ ngành tư pháp và các cơ quan ngành tư pháp cập nhật kiến thức chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội; cung cấp cho họ những thông tin, kiến thức chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội được cập nhật đề họ có kỹ năng nghề nghiệp
và kiến thức thực tiễn cao hơn, phẩm chất, đạo đức trong sáng, dũng cảm đấu tranh vì công lý, bảo vệ tính pháp lý xã hội chủ nghĩa; .” Tiếp tục quan điểm này, ngày 09 tháng 11 năm 2022, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa thông qua Nghị quyết só 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới Để triển khai thực hiện Nghị quyết nay, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW Theo đó, nhằm phát huy vai trò của Chính phủ trong xây dựng nên tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân Chính phủ giao một số nhiệm vụ liên quan đến hoàn thiện hoạt động tư pháp nói chung và đào tạo nhân tực ngành tư pháp là: Nâng cao vai trò, tính chuyên nghiệp và chất lượng trợ giúp pháp lý, nhất là trong hoạt động
tố tụng tư pháp; hiện đại hóa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống trợ giúp pháp lý; mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện của đất nước; Phát triển nhân lực tư pháp đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, có cơ cầu hợp
lý Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực tư pháp; rà soát, sắp xếp hợp lý các cơ sở đào tạo cử nhân luật Cùng với đó Chính phủ cũng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo đưa nội dung phù hợp về Hiến pháp và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng của hệ thống giáo dục quốc dân; rà soát, sắp xếp hợp lý các cơ sở đào tạo cử nhân luật; Yêu cầu xác định rõ hệ tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, kiến thức pháp luật, kinh tế, xã hội và kinh nghiệm thực tiễn đối với từng chức danh, nhân lực tư pháp Mở rộng nguồn, đây mạnh thực hiện cơ chế thi tuyển đề bồ nhiệm các chức danh tư pháp
2.3.2 Yêu cẩu đổi mới với mục tiêu lấy người học là trung tâm
'5 Xem thêm Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ ngày 02/11/2005, về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020
Trang 20ngành Luật ở Việt Nam cũng cần có sự chuyền dịch mạnh mẽ hướng đến đạt được mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với định hướng nghề nghiệp Đề đạt được mục tiêu đào tạo sát với yêu cầu, định hướng của nhà nước đòi hỏi cần xây dựng hòan thiện đồng bộ: Mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo đồng thời xây dựng các chuẩn đầu ra và hệ thống đánh giá chất lượng để đảm bảo cử nhân Luật sẽ đạt được các chuẩn đầu ra đó
Riêng đối với các chuẩn đầu ra cần đảm bảo đạt được các mức độ phù hợp với yêu cầu của nhà nước, theo đó cử nhân luật với vai trò là công dân trình độ cử nhân cần đảm bảo các kiến thức cơ bản về giáo dục pháp luật đại cương theo quy chuẩn chung của chương trình giáo dục đại học dành cho khối kiến thức về kinh tế, chính trị, pháp luật Với vai trò là cử nhân chuyên ngành Luật bên cạnh kiến thức đại cương, đòi hỏi kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành trong đó khối kiến thức về quản trị công (quản lý công) chính là kiến thức cơ sở ngành, là cơ sở đễ tiếp cận được kiến thức chuyên ngành của Luật Hành chính và Luật Hiến pháp, Luật Kinh tế, Luật dân sự, Đối với mục tiêu môn học, ngành học, bên cạnh yêu cầu về kiến thức còn đòi hỏi các yêu cầu về kỹ năng, thái độ, mà để có được những mục tiêu này cần đảm bảo yêu cầu về kiến thức vì không hiểu đúng sẽ dẫn đến vận dụng sai và lựa chọn thái độ không phù hợp Việc xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp còn xuất phát từ việc xác định định hướng nghề nghiệp cho cử nhân Luật, sau khi hoàn thành xong chương trình đào tạo cử nhân luật, người học có thé làm việc được ở nhiều vị trí nhưng đề làm đúng chuyên môn đào tạo có thé chia thành
2 nhóm lớn đó là thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý và nhân sự trong bộ máy nhà nước Ngoài ra, tốt nghiệp cử nhân ngành Luật cũng có thể là việc tại các doanh nghiệp, các tô chức trong nước và quốc tế và dù là vị trí làm việc ra sao kiến thức về quản trị công vẫn là cần thiết trang bị trong chương trình đào tạo để sử dụng được trong quá trình làm việc sau này Và cùng với yêu cầu đòi hỏi của cải cách hành chính, của cải cách tư pháp đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe hơn mà nhân sự trong bộ mày nhà nước cần đáp ứng do đó nếu không được đào tạo và trang bị những kỹ năng đáp ứng được các yêu cầu này, những cử nhân luật với vai trò ứng viên sẽ không phù hợp với vị trí mong muốn (đặc biệt với mô hình việc làm hiện nay thay thế cho mô hình chức nghiệp) Một trong những tồn tại của giáo dục đại học các chuyên ngành ở Việt Nam nói chung và đào tạo cử nhân luật nói riêng đó là đào tạo xong không đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp tại nơi làm việc khiến tỷ lệ sinh viên ra trường làm đúng ngành thấp Cụ thể, theo công bố kết quả khảo sát về tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp các trường đại học trong hai năm 2020 và 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khối ngành
Trang 21này vẫn chưa phải kết quả cuối cùng vì để đánh giá hiệu quả đào tạo còn phải xem tỷ lệ sinh viên ra trường làm đúng ngành, đánh giá đó sẽ khiến các trường đào tạo cử nhân Luật phải trăn trở nhiều hơn trong xây dựng nội dung chương trình đào tạo Kết quả này cho thấy một thực tế đáng buồn cần các trường đào tạo chuyên ngành Luật có những định hướng tích cực để thay đổi Do đó đặt ra 2 mục tiêu, một là nâng cao chất lượng đào tạo tập chung các học phần đề hướng đến công việc đúng chuyên môn khi ra trường hai là bổ sung trang bị các học phần phù hợp với nhu cau da đạng từ xã hội đề sinh viên
ra trường có cơ hội việc làm dù đúng chuyên ngành đào tạo hay không Vấn đề này là bài toán khó cho tất cả các trường đào tạo hiện nay trong đó có cả các trường đào tạo chuyên ngành Luật Do đó lựa chọn giảng dạy chuyên ngành quản trị công (quản lý công) chính là lựa chọ đáp ứng được cả hai mục tiêu trên dù là một chuyên ngành độc lập trong đào tạo cử nhân luật hay là một học phần cơ sở ngành trong các chuyên ngành luật khác
Thực tế đây cũng là chuyên ngành được nhiều trường đào tạo với số điểm tuyển sinh ở mức khá và phản ánh nhu cầu thực tế của chuyên ngành này: !
TT | Tên trường Điểm chuẩn 2022
1 Trường Đại học Kinh tế quốc dân 26.6
2 Hoc vién Bao chi va Tuyén truyén 24.68
6 | Trường Đại học Mở TPHCM 16
7 | Trường Đại học Kinh tế TPHCM 24.9
§ Trường Đại học Thủ Dầu Một l6
Do đó, cùng với định hướng, yêu cầu của Đảng và nhà nước với chất lượng đào tạo chuyên ngành Luật; cùng với xu hướng đào tạo đại học và mục tiêu lấy người học làm trung tâm; cùng với nhu cầu đặt ra đối với việc trang bị kiến thức quản trị công trong các công việc ở xã hội hiện nay; tận dụng được thế mạnh nhân lực, kinh nghiệm
16}, ps://t rd he g-b‹ hi li h ty-l inh-vi i ` tot: ghiep hat-d171483.html
1? Nguồn thong ké: https://trangedu.com/nganh/quan-ly-cong/
Trang 22
công) là một chuyên ngành đào tạo độc lập
3 Kết luận
Từ những phân tích trên có thể khẳng định quản trị công (trong đó hướng đến quản trị tốt) là hoạt động thường xuyên ở các quốc gia trong đó có Việt Nam, hoạt động này hiện không chỉ giới hạn bởi hoạt động của các nhân sự làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước mà bao gồm hoạt động của các cá nhân, tổ chức có liên quan do đó nhu cầu trang bị kiến thức về quản trị công là cần thiết Chuyên ngành quản trị công (quản
lý công) đã và đang thu hút được nhiều sinh viên theo học đồng thời cũng là ngành học phù hợp với yêu cầu nhân sự trong quản lý nhà nước và đáp ứng được nhiều vị trí công việc khác trong xã hội Là ngành học gần với khối ngành Luật, quản trị, quản lý nhà nước và là ngành học đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo trong lĩnh vực pháp lý, phù hợp và cần thiết trong đào tạo cử nhân luật./
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ ngày 02/11/2005 về Đổi mới cơ bản
và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020
Nghị quyết số 49-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương ngày 02 tháng 6 năm
2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
._ Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương ngày 09 tháng 11 năm
development, UNDP policy document, New York, 1997
8 World Bank, Governance (Canada), 2002
9 https://trangedu.com/nganh/quan-ly-cong/
10 https://kenhtuyensinh24h.vn/nganh-quan-ly-cong
11 https://reviewedu.net/nganh-quan-ly-cong
12 https://baodautu.vn/cong-bo-nhom-nganh-co-ty-le-sinh-vien-co-viec-lam-sau- tot-nghiep-cao-nhat-d171483.html
Trang 23CHUONG TRINH DAO TAO LUAT TAI TRUONG DAI HQC LUAT HA NOI
ThS Lê Thị Hồng Hạnh" Tóm tắt: Việc đào tạo cử nhân luật chuyên ngành quản trị công đang là một xu thế mới, mang lại nguôn nhân lực chất lượng cao cho xã hội Mở chuyên ngành đào tạo quản trị công lúc này là vô cùng cân thiết, tuy nhiên cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức Bài viết tập trung nêu một số khía cạnh trong sự cân thiết mở chuyên ngành quản trị công tại Trường Đại học Luật Hà Nội
Từ khoá: quản trị công, quản lý công, hành chỉnh công, ngành đào tạo
1 Khái quát về quản trị và quản trị công
1.1 Quản trị
Thuật ngữ quản trị dùng ở đây có nghĩa là một phương thức hoạt động hướng đến mục tiêu được hoàn thành với hiệu quả cao, bằng và thông qua những người khác Hoạt động quản trị là những hoạt động tất yếu phát sinh khi con người kết hợp với nhau để cùng hoàn thành mục tiêu Trong bộ tư bản, Mác có đưa ra một hình ảnh về hoạt động quản trị, đó là hoạt động của con người chỉ huy dàn nhạc, người này không chơi một thứ nhạc cụ nào mà chỉ đứng chỉ huy các nhạc công tạo nên bản giao hưởng Ngày nay, về nội dung, thuật ngữ quản trị có nhiều cách hiểu khác nhau, sau đây
là một vài cách hiéu:
Quản trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được những kết quả mà một người hoạt động riêng rẽ không thề nào đạt được Với cách hiểu này, hoạt động quản trị chỉ phát sinh khi con người kết hợp với nhau thành tổ chức
Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị nhằm thực hiện các mục tiêu đã vạch ra một cách tối ưu trong điều kiện biến động của môi trường Với cách hiéu này, quản trị là một quá trình, trong đó chủ thé quan tri là tác nhân tạo ra các tác động quản trị; đối tượng quản trị tiếp nhận các tác động của chủ thể quản trị tạo ra; mục tiêu của quản trị phải được đặt ra cho cả chủ thể quản trị và đối tượng quản trị, được xác định trước khi thực hiện sự tác động quản trị
Quản trị là quá trình hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát công việc và những nổ lực của con người, đồng thời vận dụng một cách có hiệu quả mọi tài nguyên,
để hoàn thành các mục tiêu đã định
* Giảng viên Khoa pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 24Quản trị là một hoạt động mang tính khoa học Khoa học quản trị là bộ phận tri thức được tích luỹ qua nhiều năm, thừa hưởng kết quả từ nhiều ngành khoa học khác như: kinh
tế học, xã hội học, tâm lý học, toán học Khoa học quản trị cung cấp cho nhà quản trị
tư duy hệ thống trước các vấn đề phát sinh, các phương pháp khoa học, các công cụ để giải quyết vấn đề Tính khoa học của quản trị thể hiện ở các yêu cầu sau đây: + Quản trị phải đảm bảo phù hợp với sự vận động của các quy luật khách quan Điều đó, đòi hỏi việc quản trị phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các quy luật chung và riêng của tự nhiên và xã hội Trên cơ sở am hiểu các quy luật khách quan mà vận dụng tốt nhất các thành tựu khoa học Trước hết là triết học, kinh tế học, tâm lý học, xã hội học, toán học, tin học, điều khiển học, công nghệ học cùng với những kinh nghiệm trong thực tế vào thực hành quản trị
+ Quản trị cần sử dụng các phương pháp, kỹ thuật quản trị Đó là những cách thức
và phương pháp thực hiện các công việc như: kỹ thuật thiết lập chiến lược, kỹ thuật thiết
kế cơ cầu tổ chức, kỹ thuật kiểm tra
+ Quản trị phải đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi tỏ chức trong từng giai đoạn cụ thể Điều đó, đòi hỏi các nhà quản trị vừa kiên trì các nguyên tắc vừa phải vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp, hình thức và các kỹ năng quản trị phù hợp cho từng điều kiện hoàn cảnh nhất định
Như vậy, khoa học quản trị cho ta hiểu biết về các nguyên tắc, quy luật, phương pháp, kỹ thuật quản tri dé trên cơ sở đó biết cách giải quyết các vấn đề quản trị Tuy nhiên, việc vận dụng khoa học quản trị vào thực tiễn đòi hỏi phải tính đến một số yếu tố khác trong từng hoàn cảnh cụ thể
1.2 Quản trị công
Quản trị công là quá trình hợp tác giữa nhiều chủ thể do nhà nước giữ vai trò chủ đạo nhằm tích hợp và phát huy sức mạnh của toàn xã hội để quản lý các công việc công, giải quyết các vấn đề công, cung ứng dịch vụ công và thực hiện lợi ích công Với cách hiểu này, quản trị công có nhiều điểm khác biệt so với các ngành khác
và so với quản lý công Quản trị công vượt ra ngoài phạm vi của duy nhất cơ quan nhà nước, rộng hơn khái niệm quản lý nhà nước Khi nói đến quản trị công, phải xem xét ở nhiều khía cạnh nội dung:
Quản trị công quốc gia
Là hệ thống quản trị mang tầm nhà nước, đa hệ, đa tầng, đa ngành, đa lĩnh vực Quản trị công quốc gia đảm bảo sự nối kết giữa khu vực công, tư và tổng thể xã hội Theo đó, “điểm then chót nhất là tư duy quản trị công hiện đại mở rộng và coi trọng cả vai trò của các chủ thể ngoài nhà nước, chứ không chỉ đề cập đề cập đến vai trò của
Trang 25đồng”!8 Hệ thống quan trị công quốc gia mới có những đặc diém co ban nhu: (i) Tinh
mở, kết nói giữa hành chính với thị trường, kết nói công tư, giữa nhà nước với cá nhân và
xã hội, giữa quốc gia, khu vực và toàn cầu, đa ngành, liên ngành, xuyên ngành, không bị hạn chế bởi địa hạt hành chinh; (ii) Tinh đa dạng về chủ thể sự liên kết giữa các chủ thể dựa trên lợi ích chung, sự tham gia của tất cả các cá nhân, thể nhân, pháp nhân, tổ chức, hiệp hội dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và cùng tham gia vào quá trình, từ hoạch định, thực thi, kiểm soát, hiệu qua va dung ich; (iii) Tinh da hé, da nganh, da linh vực, kết nói kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; công pháp và tư pháp; lập pháp, hành pháp,
tư pháp, quân sự, an ninh; kết nối với các tô chức, hiệp hội, nghiệp đoàn, các tổ chức phi chính phủ, các tô chức xã hội, tôn giáo Quản trị công quốc gia kết nói quản trị thống nhất, hài hòa, phát triển cả vĩ mô và vi mô, toàn điện vì mục tiêu phát triển con người Khi so sánh xếp hạng trên thế giới, quản trị công quốc gia Việt Nam đang ở cấp
độ trung bình Do vậy, cần phải có một quá trình thiết kế, xây dựng và đào tạo nâng tằm quản trị công chuyên nghiệp, đồng bộ, ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đây sự phát triển chung, bảo hộ công dân, bảo vệ con người và tông thể xã hội
Quản trị công chuyên ngành
Trong truyền thống, quản trị nhà nước ở Việt Nam theo hệ thống hành chính các cấp, theo mệnh lệnh từ trên xuống như một sự mặc định Chính vì vậy, quyền của các chủ thể tư, chủ thể xã hội dân quyền dường như không được tôn trọng
Thời nay, quản trị công chuyên ngành đã từng bước có sự chuyền đổi, chú trọng đến tất cả các chủ thể, các đối tượng có liên quan, thiết kế hệ giá trị chuẩn theo từng lĩnh vực và đều hướng đến hỗ trợ sự phát triển Quản trị công chuyên ngành ở mỗi quốc gia đều có những đặc điểm chung, thống nhất nhưng cũng có một só đặc thù Đối với các nhà nước đơn nhất, liên bang, các vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia đều có những giá trị đặc thù trong quản trị công chuyên ngành mà cộng đồng thế giới cần tôn trọng Nhìn một cách thực tiễn đó là các bộ, các trung tâm, các khu chế xuất, đặc khu; các ngành nghề truyền thống lâu đời, các đặc trưng về thiên nhiên và tộc người Những ngành quản trị công cơ bản như: tổ chức chính quyền, hành chính, quân sự an nỉnh, thuế, tài chính, ngân hàng, tiền tệ, giáo dục, ngoại giao, y té, giao thông, nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi, thể thao, Lay ví dụ như: Quản trị công Việt Nam trong lĩnh vực đất đai, nhà ở; Quản trị công trong lĩnh vực nông nghiệp, trồng lúa, cây cà phê, trồng rừng, chăn nuôi; Quản trị công trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, xuất nhập khẩu, quản trị doanh nghiệp; Theo đó, nhà quản trị cấp cao là 7 lệnh Ngành với các tiêu chuẩn như: nắm
'8 Nguyễn Văn Đáng, Tầm nhìn lãnh đạo đến 2045 & nhu cầu hiện đại hóa nền Quản trị quốc gia, Tạp chí Ly: luận Chính trị, S6 526, 12/2021, tr 116 — 122
Trang 26hệ thống đạt từng mục tiêu cụ thẻ; ra quyết định nhanh chóng, phù hợp, kịp thời, khách quan, thông minh, khoa học; ngôn ngữ quốc tế, chuyền đổi số; xây dựng pháp luật chuẩn;
có kỹ năng điều hành hiện đại, kỹ năng phân công công việc, kỹ năng kiểm tra giám sát; kết hợp hài hòa đối nội và đối ngoại
Quản trị công khu vực và toàn cầu
Cho dù các cầu trúc quản trị chuyên môn ở khu vực hay toàn cầu không tồn tại một chủ thể quản trị tối cao như trong quản trị quốc gia nhưng các chủ thẻ chủ chốt vẫn đóng vai trò chỉ phối, điều hành và có ảnh hưởng quyết định đến xu hướng phát triển của lĩnh vực đó Sự phát triển của mô hình quản trị công mới đã dung hòa phối hợp chủ thể công tư, các khu vực và các quốc gia, tạo nên sự bình đẳng giữa các chủ thể Các tập đoàn kinh tế lớn có thể được điều chỉnh bởi các ông chủ tư nhân, họ hợp tác với các chính phủ, các thê chế đề phát triển toàn cầu, do đó tầm ảnh hưởng mở rộng khu vực và thế giới “Khế ước xã hội" là cách thức văn minh, tạo lập sự đồng thuận trên mọi lĩnh vực Các chủ thể quản trị chuyên nghiệp trong tương lai sẽ ngày càng chỉ phối nền kinh
tế, chính trị, văn hóa, môi trường và an sinh xã hội trên toàn thế giới
2 Sự cần thiết xây dựng chương trình đào tạo cử nhân luật chuyên ngành quản trị công tại Trường Đại học Luật Hà Nội
2.1 Đào tạo ngành quản trị công là xu thế tất yếu của mở rộng chương trình đào tạo tại các trường Đại học
Trong tiến trình phát triển và nâng cao vị thế của Trường Đại học, việc mở rộng chuyên ngành đào tạo là yêu cầu và xu thế tát yêu đối với các trường Đại học, trong đó
có Trường Đại học Luật Hà Nội Những năm gần đây, xuất hiện xu hướng các trường đại học thu hẹp ngành nghề đào tạo hiện có và mở rộng đào tạo sang một số ngành nghề mới Xu hướng này không chi thé hiện việc mở ngành chỉ để tạo ra lợi thế tuyển sinh
mà đó còn là sự bắt tay với thị trường lao động của các trường đại học trong xu thế cạnh tranh đề tồn tại hiện nay Khi cân nhắc mở chuyên ngành đào tạo mới, trường Đại học phải tính toán rất kỹ đến nhu cầu từ thực tiễn Và chuyên ngành quản trị công chính là mot xu thế đào tạo mới hiện nay
Việc lập tổ hợp hay mở ngành đào tạo mới đang là xu thế của rất nhiều trường Đại học, bao gồm cả các trường Đại học top trên và top dưới Đề tuyên sinh ngành mới, các trường phải làm nhiều việc từ đánh giá nhu cầu lao động của thị trường, tuyển dụng giáo viên, chuẩn bị cơ sở vật chất, đến xây dựng chương trình đào tạo, xác định vị trí việc làm chứ không chỉ đơn giản là tên ngành học Việc đầu tư mở ngành mới chứng tỏ các trường đã bắt đầu chuyên hướng từ đảo tạo những gì mình có sang đào tạo những gì thị trường cần và nếu đảm bảo điều kiện chất lượng thì đó là tín hiệu tốt Ngoài ra, những
Trang 27chuyển lao động tự do cũng yêu cầu các trường phải thiết kế ngành đào tạo mới để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của ngành nghề và công nghệ của nhà đầu tư từ các nước phát triển đầu tư vào Việt Nam, không đề tình trạng lao động trong nước không được sử dụng ngay trên “sân nhà”
Thông thường, ngành mới mà chưa có cơ sở nào hoặc mới có ít cơ sở đào tạo thì thường là ngành mà thị trường đang cần và sẽ tiếp tục cần, các nước phát triển đã thực hiện Nhiều trường đề đào tạo ngành mới, trường phải liên kết quốc té, kết hợp với doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp chủ động đặt hàng đào tạo Nếu các điều kiện đảm bảo chất lượng được thực hiện tốt thì sinh viên tốt nghiệp có cơ hội việc làm cao Tuy nhiên, cơ hội và tỷ lệ việc làm thực tế của sinh viên phụ thuộc vào trách nhiệm
và điều kiện đầu tư của trường Đối với các trường, căn cứ vào yêu cầu của thị trường, vào sự phát triển của khoa học, công nghệ, yêu cầu của vị trí việc làm để linh hoạt lựa chọn cách thức đáp ứng phù hợp: có thể mở đào tạo ngành mới, mở chuyên ngành phù hợp trong ngành đang đào tạo hoặc xây dựng các chương trình cập nhật kiến thức mới cho lao động đã được đào tạo ở những giai đoạn trước, thậm chí xây dựng chương trình đào tạo văn bằng thứ hai cho lao động muốn chuyền đồi nghề nghiệp chứ không nhất thiết là mở ngành đào tạo mới
Xu hướng đào tạo đa ngành đề các ngành hỗ trợ nhau về chuyên môn đã khẳng định được ưu thế ở các nước phát triển, không nên đóng khung trong đào tạo đơn ngành Thực tế này cũng đặt ra yêu cầu cho các trường khi mở ngành mới là cần nghiên cứu thị trường lao động trong vùng (sự dịch chuyền nguồn tuyén sinh và dịch chuyển lao động giữa các vùng chưa cao), số lượng và quy mô của ngành đang đào tạo đẻ tránh dư thừa Việc mở chuyên ngành đào tạo là xu thế và yêu cầu tất yếu của các trường đại học, tuy nhiên phải tính toán rất kỹ lưỡng cả đầu vào, đầu ra của chương trình đào tạo 2.2 Đào tạo ngành quản trị công đáp ứng nhu cầu của xã hội, phục vụ cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho hoạt động quản trị công
Một yếu tố quan trọng hàng đầu khi cân nhắc sự cần thiết mở một chuyên ngành mới hay không, chính là tính toán đến “đầu ra” của đào tạo, hay nói cách khác là nhu cầu từ thực tiễn Việc mở ngành mới, trước hết phải xuất phát từ nhu cầu thực tế; bởi nếu chỉ để thu hút thí sinh trong vài ngành mới mà không xuất phát từ yêu cầu thực tế thì sẽ không bền vững Trong điều kiện thông tin truyền thông phát triển như hiện nay, nếu không thực chất, thực tế thì người học, xã hội sẽ sớm nhận ra và uy tín của trường
bị ảnh hưởng, các ngành đào tạo khác của trường có thê cũng bị nghỉ ngờ Vi vay, mat
sẽ lớn hơn được nên các trường không thể không xuất phát từ thực tế yêu cầu của cuộc sống và từ năng lực của chính mình đề mở rộng ngành nghề đào tạo
Trang 28nhân quản trị công sẽ có nhiều hiều biết sâu rộng về quản lý nhà nước, quản trị nhà nước, quản lý công, hành chính công và nếu có thêm kiến thức luật sẽ hoàn thiện cả về mặt lý luận và thực tiễn Tại rất nhiều trường Đại học hiện nay đang có xu hướng đào tạo song bằng: quản lý công và luật Bởi vậy việc đào tạo cử nhân luật chuyên ngành quản trị công sẽ tạo ra những lao động có chất lượng, có thể tham gia vào các cơ quan nhà nước nhưng cũng đồng thời có thể làm việc tốt tại các tổ chức phi chính phủ Cử nhân luật chuyên ngành quản trị công vừa có hiều biết, am hiểu pháp luật lại vừa có kiến thức lý thuyết và kỹ năng về quản trị công, nắm được nguyên lý vận hành và lý thuyết
về quản trị tốt Khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp của cử nhân luật chuyên ngành quản trị công là rất lớn
2.3 Đào tạo ngành quản trị công phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, sứ mệnh, tầm nhìn của Trường Đại học Luật Hà Nội
Việc mở chuyên ngành Quản trị công là phù hợp với chiến lược phát triển Trường Đại học Luật Hà Nội Ngay từ năm 2005, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề cập đến việc xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật của cả nước Ngày 04/4/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 549/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đai học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” Sau gần 8 năm thực hiện, Đề án
549 đã được Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng kết và báo cáo Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương tại phiên họp lần thứ 12 ngày 29/4/2021 Đề
án 1156 được ban hành là sự tiếp nối Đề án 549
Đề án 1156 được ban hành một lần nữa cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với đào tạo nguồn nhân lực pháp luật, nhất là nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước ta Bên cạnh đó, Để án cũng là sự khẳng định vị thế, vai trò đẫn đầu của Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phó Hồ Chí Minh trong lĩnh vực đào tạo pháp luật của cả nước, thể hiện sự tin tưởng và kỳ vọng của Đảng, Nhà nước vào sự phát triển của hai trường Mục tiêu tổng quát của Đề án là “Tiếp tục tập trung nguồn lực xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật; trung tâm nghiên cứu và truyền bá pháp lý hàng đầu trong các cơ sở đào tạo pháp luật của Việt Nam, có vai trò dẫn dắt trong hệ thống các cơ sở đào tạo luật của cả nước, có uy tín trong khu vực Đông Nam Á và thế giới."
Trang 29và phân kỳ thành hai giai đoạn: 2022 — 2025 va 2026 — 2030 Theo đó: - Về đào tạo: Đến năm 2025, tổng quy mô của hai trường đạt khoảng 36.000 sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, tăng quy mô đào tạo văn bằng hai, thạc sĩ, tiến sĩ 10%/năm; hai trường
có một số chuyên ngành trọng điểm mũi nhọn, đáp ứng yêu cầu của Việt Nam và quốc tế; tỷ lệ sinh viên/giảng viên không quá 25 sinh viên/01 giảng viên
Đến năm 2030, quy mô đào tạo của hai trường đạt khoảng 49.000, chú trọng tăng quy mô đào tạo các chương trình chất lượng cao, trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; tỷ lệ sinh viên/giảng viên không quá 20 sinh viên/01 giảng viên; quy mô tuyền sinh trình độ thạc
sĩ, tiến sĩ trung bình không thấp hơn 20% quy mô tuyền sinh trong năm; tiếp tục khang định thế mạnh đào tạo trong các lĩnh vực pháp luật; phát triển các ngành, chuyên ngành đào tạo mới ở trình độ đại học, thạc sĩ; tiếp tục phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao; phát triển đa dạng chương trình và mở rộng các hình thức đào tạo gồm đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cao, đào tạo theo đơn đặt hàng của các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp Việc mở chuyên ngành Quản trị công là phù hợp sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của Trường Đại học Luật Hà Nội Với sứ mệnh quan trọng hàng đầu là đào tạo nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao, trên cơ sở giá trị cốt lõi là Con người — Chất lượng — Thương hiệu - Hội nhập, đào tạo cử nhân Luật chuyên ngành Quản trị công sẽ là hướng
đi mới mà Trường Đại học Luật Hà Nội tiên phong trên phạm vi cả nước Đào tạo luật
và đào tạo chuyên ngành quản lý công thì nhiều trường Đại học ở Việt Nam đã và đang thực hiện, tuy nhiên đào tạo cử nhân Luật chuyên ngành Quản trị công trước giờ chưa Trường Đại học nào thực hiện Việc mạnh dạn trong đào tạo này là cơ hội nhưng cũng
là thách thức lớn đối với trường Đại học Luật Hà Nội
2.4 Đào tạo ngành quản trị công là xu thế chung của thế giới
Những năm gần đây, người ta nói nhiều đến quản trị công, quản trị tốt, xây dựng được một nền hành chính công liêm chính, đạt hiệu quả là một xu thế mới được các quốc gia quan tâm, cũng theo đó, việc đào tạo các ngành liên quan tới quản trị công cũng được coi trọng Tính đến tháng 1/2023, theo thống kê không đầy đủ của Tạp chí Public Administration, trén thé giới hiện nay có ŠII cơ sở giáo dục đại học có đào tạo chuyên ngành quản trị công, trong đó tập trung nhiều nhất tại Mỹ với 296 cơ sở, chiếm khoảng 58% tông số cơ sở đào tạo trên toàn thế giới
Lý thuyết về quản trị tốt ra đời từ những năm 1980, 1990 như là sự trả lời cho làn sóng dân chủ hoá, toàn cầu hoá và sự gia tăng vai trò của các hoạt động viện trợ phát triển quốc tế Ngành học quản trị công không phả là ngành học mới trên thế giới, tuy nhiên vẫn là ngành học hấp dẫn, thu hút nhiều sinh viên quốc tế Có một điểm cần lưu
ý đó là sự chuẩn hoá chuyên ngành đào tạo, bởi hiện nay các nước trên thế giới đào tạo
Trang 30Administration) va Quan tri cng (Public governance) là ngành học tương đối rộng, thậm chí nhiều quan điểm cho rằng quản trị công rộng, bao hàm cả hành chính công và quản lý công Ở nhiều quốc gia, ngành học quản trị công không dành cho cử nhân, mà dành cho bậc đào tạo thạc sỹ, trong đó chủ yếu giảng dạy về quản trị công liên quan tới lĩnh vực kinh tế, đây cũng là một khái cạnh chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn bởi bản chất ngành quản trị công là một ngành học khó
3 Mở chuyên ngành đào tạo Quản trị công tại trường Đại học Luật Hà Nội:
cơ hội và thách thức
Như đã phân tích ở trên, bên cạnh sự cần thiết mở thêm chuyên ngành đào tạo quản trị công cho chương trình đào tạo của cử nhân luật với rất nhiều lý do, việc mở chuyên ngành mới là cơ hội phát triền nhưng cũng là thách thức đối với Trường Đại học Luật
Hà Nội trong việc đảm bảo cả điều kiện đầu vào và đầu ra cho chuơng trình đào tạo này
Ở khía cạnh cơ hội, chuyên ngành mới sẽ tạo ra vị trí ưu thế khác biệt của Trường Đại học Luật Hà Nội so với các cơ sở đào tạo Luật khác, nâng cao vị thế cạnh tranh cho Trường Đại học Luật Hà Nội, góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần cung cấp nhân lực tham gia vào hoạt động quản trị công quốc gia; tận dụng được nguồn nhân lực sẵn có của trường Đại học Luật Hà Nội là đội ngũ giảng viên có trình độ học van cao, có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, có bề dày lý luận và thực tiễn hiểu biết
về chuyên ngành
Ở khía cạnh thách thức, đối tượng giảng dạy của chuyên ngành sẽ là những sinh viên vừa mới tốt nghiệp Trung học phỏ thông, chưa có nhiều hiểu biết pháp luật cũng như nhân sinh quan về chính trị- xã hội, về các vấn đề đời sống, về quản trị và quản lý nhà nước Trong khi đó, ngành học quản trị công trong chương trình đào tạo cử nhân Luật đặc thù là một ngành học khó, khó tiếp cận cả ở góc độ lý luận và kiến thức thực tiễn Do đó dễ dẫn đến tâm lý e ngại trong khi đứng trước các sự lựa chọn chuyên ngành Bên cạnh đó, vì là ngành học mới nên chuẩn đầu ra của sinh viên chưa có nhiều Sự SO sánh, dẫn đến nhà tuyển dụng cũng sẽ có sự e ngại bước đầu khi lựa chọn tuyển dụng những cử nhân này
Mở chuyên ngành đào tạo mới luôn là công việc khó khăn của các trường Đại học,
sự cần thiết mở chuyên ngành đóng vai trò tiên quyết để có thé thuyết minh, thuyết phục được sự đồng ý với chủ trương mở chuyên ngành Do đó, việc đối mặt với khó khăn, thách thức là điều không thẻ tránh khỏi, cần có sự tính toán kỹ lưỡng, khảo sát điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu đề có thể hoàn thiện được bộ hồ sơ thuyết minh mở chuyên ngành mới Đây là nhiệm vụ chiến lược cần sự chung sức, chung lòng của cả tập thé nha trường./
Trang 31Nguyễn Văn Đáng, Về các khái niệm “hành chính công
Nguyễn Hoàng Anh, Cải cách hành chính theo mô hình quản trị công mới ở một
số nước châu Á, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, Số 5/2022, tr.75 -79
quản lý công”, quản trị công”, Tạp chí Khoa học Nội vụ, 2019, tr.34 - 40
Nguyễn Văn Đáng, Tầm nhìn lãnh đạo đến 2045 & nhu cầu hiện đại hóa nền quản trị quốc gia, Tap chí Lý luận Chính trị, Số 526, 12/2021, tr 116 - 122 ._ Vũ Công Giao, Sáng kiến đối tác chính phủ mở & ý nghĩa đối với Việt Nam, 7gp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 2 + 3, 1/2019, tr.13 - 23
Hoàng Việt Luật Lệ, Nxb VHTT, 1996, Lời #/a bộ luật, tap 1, tr.5,6 Lê Ngọc Hùng, Cải cách hành chính công: từ mô hình truyền thông đến mô hình hậu quản lý công mới, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 535, 6/2022, tr.128 -136 Lê Ngọc Hùng: “Mở rộng cơ hội giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trình độ cao từ góc độ tiếp cận lý thuyết hệ thống”, Tạp chí Lý luận chính trị, 3/2022
Kham dinh Dai Nam Hội điển sự lệ, Nxb GD, Tập 2, 2005, tr 399, 400, 401 Hồ Chí Minh, Toan tap, Nxb CTQG St Hà Nội, 201 1, tập 5,6
10 Hồ Chí Minh, Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Nxb Trẻ, Tp HCM, 2018, tr 29, 36, 39
Trang 32QUAN TRI CONG TAI MOT SO QUOC GIA TREN THE GIOI
VA KINH NGHIEM CHO VIET NAM
TS Tran Thi Quyén* Ths Nguyén Thuy Linh* Tóm tắt: Ngành quản trị công là ngành đào tạo ra những chuyên viên hành chính
~ quản trị công, những người có khả năng tổng hợp và đánh giá tắt cả các khía cạnh của các chương trình vận hành chính sách công, đặc biệt là đánh giá tài chính và mức
độ khả thì của các chính sách khi áp dụng trong thực tiễn Đây là ngành học có lịch sử lâu đời và hiện được nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới đào tạo Bài viết sẽ dua ra những thông tin khái quát về ngành học này trên thế giới, thực tiễn của ngành học này
ở một số quốc gia và rút ra kinh nghiệm quý báu đối với Việt Nam nói chung và Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng
Từ khoá: Chương trình đào tạo, chuyên ngành quản trị công, trên thế giới, kinh nghiệm, Việt Nam
1 Khái quát về ngành đào tạo quản trị công trình độ đại học chính quy trên thế giới
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị công (public administration) cũng như ngành quản trị công với tư cách là một ngành đào tạo trên thế giới Mặc dù có thể có nhiều khác biệt trong cách định nghĩa giữa các nhà nghiên cứu cũng như các cơ sở đào tạo nhưng nhìn chung, quản trị công có thê hiểu là quá trình lên
kế hoạch, chuẩn bị và đưa các chính sách công của nhà nước vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ lợi ích chung của xã hội Ngành đào tạo quản trị là ngành đào tạo ra những chuyên viên hành chính - quản trị công, những người có khả năng tổng hợp và đánh giá tất cả các khía cạnh của các chương trình vận hành chính sách công, đặc biệt là đánh giá tài chính và mức độ khả thi của các chính sách khi áp dung trong thuc tién!’ Quản trị công thường bị nhằm lẫn với chính sách công (public policy) do đây là hai lĩnh vực rất gần nhau, có sự bổ trợ, tương tác qua lại lẫn nhau Tại nhiều cơ sở đào tại trên thế giới, hai ngành đào tạo về quản trị công và chính sách công cũng được gộp lại và giảng dạy chung trong một chương trình Tuy nhiên, cần có sự phân biệt rõ ràng giữa hai lĩnh vực này trong nghiên cứu và đào tạo?? Theo đó, ngành/ lĩnh vực chính
* Giảng viên Khoa pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội
1% Robert B Denhart (2001), The Big Question of Public Administration Education, Public Administration Review, Vol.61, No.5, pp 526-534
2° https://\ forbes /advisor/education/what-is-publi ini ion/, truy cập ngày 25/3/2023
Trang 33cho có lợi nhất cho xã hội, còn quản trị công tập trung vào các kỹ năng cải tiến, vận hành, đưa các chính sách công vào thực tiễn
Mục tiêu đào tạo của chuyên ngành quản trị công có thê khác nhau tùy theo từng chương trình đào tạo, thời gian đào tạo và đặc biệt là đặc điểm nên hành chính công của mỗi quốc gia trên thế giới, xu hướng hiện nay đều là đào tạo ra những cử nhân hành chính/ quản trị công — hay nói cách khác là đào tạo những người có kiến thức và kĩ năng trong lĩnh vực hành chính công làm việc trong khu vực nhà nước (cán bộ, công chức), phục vụ cho sự phát triển của nhà nước và của cả xã hội So với các chuyên ngành đào tạo khác, quản trị công phát triển khá muộn, được khởi xướng bởi nền giáo dục của các quốc gia có nền hành chính phát triển sau đó mới đến các quốc gia đang phát triển Lịch sử nghiên cứu và đào tạo ngành quản trị công đã hình thành từ rất sớm trong
xã hội loài người, từ những nhà nước cộng hòa chủ nô đầu tiên ở phương Tây, các học giả đã quan tâm tới quá trình vận hành các chính sách công Ban đầu, quản trị công chưa trở thành một ngành nghiên cứu độc lập mà được xem xét qua lăng kính của nhiều ngành nghiên cứu khác nhau như khoa học chính trị, xã hội học, quản trị - quản lý Phải cho tới cuối thế kỉ 18, quản trị công mới được thảo luận như một ngành nghiên cứu độc lập
và đến thé ki 19, dao tạo quản trị công bat dau xuất hiện tại Anh và Mỹ - hai quốc gia được coi là có lịch sử đào tạo ngành quản trị công sớm nhất trên thế giới Năm 1907, Trung tâm nghiên cứu hành chính Newyork được thành lập, lần đầu tiên mở khóa đào tạo ngắn hạn về hành chính công Trong khi đó tại Vương quốc Anh, năm 1922, Viện Hoàng gia Anh về hành chính công được thành lập với mục tiêu đây mạnh các hoạt động nghiên cứu và đào tạo về quản trị công, chính sách công, và xuất bản tạp chí “Public Administration” — một trong những tạp chí lâu đời và uy tín nhất thế giới về lĩnh vực nay?!, Dan đến cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI, phong trào đào tạo chuyên sâu về quản trị công bắt đầu lan rộng ra khắp thế giới Đào tạo cử nhân đại học chính quy về quản trị công cũng được cho là xuất hiện đầu tiên ở Anh năm 1929, đến đầu thế kỷ XXI mới
bồ sung thêm các chương trình đào tạo và cấp bằng thạc sĩ trong lĩnh vực này Tính đến tháng 1/2023, theo thống kê không đầy đủ của Tạp chí Public Administration, trên thế giới hiện nay có 511 cơ sở giáo dục đại học có đào tạo chuyên ngành quản trị công, trong đó tập trung nhiều nhất tại Mỹ với 296 cơ sở, chiếm khoảng 58% tổng số cơ sở đào tạo trên toàn thế giới
2 Chương trình giảng dạy đại học chuyên ngành quản trị công của một số trường đại học trên thế giới
2 Catherine Farrell, William Hatcher & John Diamond (2021), Reflecting on over 100 years of public administration education, Public Administration Review, Vol.100, pp 116-128
Trang 34đối với Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển khác Tuy nhiên, với tính chất của nền hành chính tại Việt Nam, kết hợp với sự ảnh hưởng của các yếu tố khác như trình độ giảng day, chất lượng đầu vào của người học, tâm lý xã hội - nghề nghiệp đào tạo đại học chuyên ngành quản trị công tại Việt Nam vẫn còn mới mẻ và gặp nhiều khó khăn Để có thể rút ra được những kinh nghiệm cần thiết cho Trường Đại học Luật Hà Nội trong quá trình xây dựng và mở chuyên ngành đào tạo trình độ đại học về quản trị công, khắc phục những khó khăn hiện có cũng như bắt kịp tốc độ phát triển của đào tạo đại học trên thế giới về lĩnh vực này, tác giả đã tìm hiểu và lựa chọn một số chương trình giảng dạy của một số trường đại học trên thế giới về quản trị công Các chương trình được lựa chọn từ các cơ sở giáo dục của cả các quốc gia phát triển và các quốc gia có đặc điểm kinh tế - xã hội, đặc điểm về tổ chức bộ máy nhà nước, về nền hành chính công tương tự với Việt Nam đề dễ đánh giá và đưa ra những bài học mà Trường Đại học Luật Hà Nội có thể cân nhắc khi xây dựng chương trình giảng dạy mà vẫn đảm bảo tính
đa dạng của các chương trình
1.1 Chương trình đào tạo đại học chuyên ngành quản trị công của Trường Đại học Miami — Mỹ??
e _ Thời gian đào tạo: 3.5 —- 4 năm
e Tổng số tín chỉ đào tạo: 120 tín
© Mục tiêu đào tạo: Chương trình hướng đến phát triển đầy đủ, toàn diện, chuyên sâu các kỹ năng cần thiết để người học có thể thực hiện công việc của một chuyên viên hoặc quản lý hành chính công Chương trình bao gồm các môn học trong nhiều lĩnh vực như chính trị học, xã hội học, kinh tế học, luật, đảm bảo sinh viên nắm được kiến thức nền cũng như biết cách vận dụng kiến thức lý thuyết vào công việc thực tế
e - Cấu trúc chương trình học
STT | Tên học phần/ môn học của học phần Tính chất Số tín
1 | Giới thiệu về Quản trị quốc gia Hoa Bắt buộc 9
Kỳ
2 | Khoa học về quản lý Bắt buộc
3 | Khái quát về Chính sách công Bắt buộc
Chính trị, xã hội, kinh tế, pháp luật 6
1 Tổng thống chế tại Mỹ Tự chọn
ba/#curriculumtext, truy cập ngay 30/3/2023
Trang 35
2 | Kinh té chinh tri va quản trị công Tự chọn Chọn 2 trong
3 | Khoa học về quản trị tăng trưởng Tự chọn sô các môn hoe
9 | Chính trị môi trường toàn cầu Tự chọn
10.| Khủng hoảng chăm sóc sức khỏe tại | Tự chọn
Mỹ: Khoa học và chính sách
11.| Xây dựng chính sách môi trường Tự chọn
12.| Dân chủ và xã hội dân sự Tự chọn
Trang 36
§ | Chuyên đề đặc biệt về quản trị công, | Tự chọn
$ | Quản trị nhân sự trong dịch vụ công | Tự chọn
6 | Hiệu suất trong khu vực công và khu | Tự chọn
vực phi lợi nhuận
7 | Chất lượng quản lý dịch vụ công: | Tự chọn
Nâng cao hiệu quả hoạt động của
1 | Khái quát về khoa học so sánh Tự chọn Chọn 2 trong
2 | Chính trị và xã hội tại Mỹ Latin Tự chọn số các môn học
3 | So sánh chính sách và quản trị công | Tự chọn tín chỉ Chính sách LGBTI
Trang 37
2 | Ky nang viét hoc thuat II Bắt buộc
1.2 Chương trình đào tạo đại học chuyên ngành quản trị công của Trường Đại hoc Tribuvan — Nepal”
e _ Thời gian đào tạo: 4 năm
e Tổng số tín chỉ: 120 tín
e ˆ Mục tiêu đào tạo: Hướng dẫn và rèn luyện đề người học có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, đảm nhận các công việc quản lý, quản trị hành chính trong cả khu vực công và tư liên quan đến hành chính công
e _ Cấu trúc chương trình: Bao gồm 4 học phần chính, trải đều trong 8 ky hoc, bao gồm: Học phần Khoa học về hành chính, quản trị (87 tín chỉ), học phần chuyên ngành
tu chon (18 tin chi), hoc phan Tin hoc tng dun (9 tín chỉ), Thực tập và báo cáo thực tập (6 tín chỉ) Mỗi kỳ sinh viên học tối đa 15 tín chỉ, mỗi môn học tương đương 3 tín chỉ trừ thực tập và báo cáo thực tập
Chỉ tiết chương trình
Trang 38
Kinh tế vĩ mô
24 | VI Phương pháp nghiên cứu trong quản | 3
Trang 39
34 | VIII Tu chon chuyén nganh II 3
¢ Hoc phan Quan tri phát triển gồm các môn: Quản trị dự án; Quản trị hợp tác; Quản trị du lịch, Quản trị xã hội; Phát triển xã hội; Thuế; Quản trị thảm họa
e Hoc phan Quản trị nhân lực bao gồm các môn: Quản lý nhân sự tại Nepal; Tái cơ cấu nền hành chính; Phát triển nguồn nhân lực; Quản trị năng suất lao động; Quản trị chất lượng: Quan hệ lao động
¢ Hoc phan Quan trị quốc gia gồm các môn học: Hoạch định chiến lược quốc gia; Quản trị các tổ chức phi chính phủ; Hợp tác nông thôn - thành thị; Hợp tác công - tư; Tài chính quốc gia; Chuyén giao dịch vụ công quốc gia
1.3 Chương trình đào tạo đại học chuyên ngành quản trị công của Trường Đại học tổng hợp HSE - Liên Bang Nga ?⁄
e _ Thời gian đào tạo: 4 năm
e _ Tổng số tín chỉ đào tạo: 240 tín chỉ (theo hệ thống tín chỉ Châu Âu ECTS)
e Muc tiéu dao tao: Trang bi cho người học những kiến thức lý thuyết cơ bản, nền tảng trong lĩnh vực hành chính công, rèn luyện các kỹ năng cần thiết để giải quyết các van dé liên quan đến quản lý, quản trị trong lĩnh vực hành chính nhà nước, hướng tới việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng làm việc trong các cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức ngoài công lập liên quan ddeeesn lĩnh vực hành chính công
© Cơcấu chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo bao gồm các học phần bắt buộc và tự chọn, bao gồm các môn học thuộc nhiều ngành khoa học như khoa học chính trị, luật học, quản trị - quản lý, kinh tế học, xã hội học, công nghệ thông tin Các môn học quan trọng và bắt buộc được thiết kế trong hai năm học đầu của chương trình, năm
3 gồm các môn chuyên ngành và năm 4 gồm các môn tự chọn
Chỉ tiết chương trình:
?* https://www.hse.ru/en/ba/gmu/curriculum, truy cập ngày 3/4/2023
Trang 40
STT | Năm học Tên môn học Tính chất | Số tín chỉ
te | An toàn xã hội Bắt buộc l
2 Lich str Bắt buộc 4
3 Triét hoc Bắt buộc 4
4 Tâm lý học Bắt buộc 4
5 Phương pháp nghiên cứu định | Bắt buộc 4
tính trong phân tích dữ liệu
6 Quản trị tổng quát Bắt buộc 6
7 Luật hành chính và hiến pháp | Bắt buộc 5
§ Dữ liệu kinh tế và xã hội Bắt buộc 6
10 Kinh tế vi mô Bắt buộc 9
ll Thảo luận nghiên cứu Bắt buộc 3
12 Tiéng Anh (ty chon) Tu chon 8
1 |H Tổ chức chính quyền quốc gia | Bắt buộc 5
2, Tai chinh cong Bắt buộc 5
3 Luật doanh nghiệp và tự quản | Bắt buộc 4
4 Kinh tế vùng Bắt buộc 4
Si Kinh tế vĩ mô Bắt buộc 4
6 Khoa học về tổ chức Bắt buộc 9
oA Khu vực kinh tế công Bắt buộc 4
§ Thảo luận nghiên cứu bằng | Bắt buộc 5
tiếng Anh
1 [HH Công cụ quản trị Bắt buộc 6
2 Kinh tế thành phần Bắt buộc 6