1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận cuối kỳ môn xã hội học thực trạng học ngoại ngữ của sinh viên năm nhất chuyên ngành quan hệ quốc tế học viện ngoại giao

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng học ngoại ngữ của sinh viên năm nhất chuyên ngành Quan hệ quốc tế Học viện Ngoại Giao
Tác giả Nguyễn Diệp Hương, Trần Yên Bình, Trần Ngọc Diệp A, Vũ Hoàng Minh
Người hướng dẫn TS. Vũ Thị Thanh Nhàn
Trường học Học viện Ngoại Giao
Chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 747,08 KB

Nội dung

Thấu hiểu được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ, nhóm sinh viên năm nhất Học viện Ngoại giao đã tiến hành một bản khảo sát giới hạn điều tra trong phạm vi sinh viên năm nhất chuyên

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

-TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN XÃ HỘI HỌC

Thực trạng học ngoại ngữ của sinh viên năm nhất chuyên ngành Quan hệ quốc tế Học viện Ngoại Giao

Giáo viên hướng dẫn : TS Vũ Thị Thanh Nhàn Sinh viên thực hiện : Nguyễn Diệp Hương

Trần Yên Bình Trần Ngọc Diệp A

Vũ Hoàng Minh

Lớp : XHH 3

Hà Nội - 2021

Trang 2

MỤC LỤC

I/ Giới thiệu 3

II/ Kết quả 3

1 Tổng quan 3

2 Thực trạng học ngoại ngữ của sinh viên 4

2.1 Mục đích của việc học ngoại ngữ 4

2.2 Việc lựa chọn ngoại ngữ 6

2.3 Môi trường học ngoại ngữ 7

2.4 Chi phí học ngoại ngữ 9

2.5 Phương pháp tự học ngoại ngữ 10

2.6 Tần suất học ngoại ngữ 11

2.7 Thời gian học ngoại ngữ 11

2.8 Kỹ năng gây khó khăn trong quá trình học 12

III/ Kết luận 14

Tài liệu tham khảo 16

BẢNG PHÂN CÔNG

1 Nguyễn Diệp Hương

2 Trần Yên Bình

3 Trần Ngọc Diệp A

4 Vũ Hoàng Minh Các bạn trong nhóm đều phân công bổ

sung, hỗ trợ nhau trong mọi công đoạn từ đóng góp làm khảo sát, tổng hợp, viết kết luận, chỉnh sửa và hoàn thiện nên nhóm chúng em không chia đầu việc cụ thể

Trang 3

I/ Giới thiệu

“The limits of my language mean the limits of my world” _ Ludwig Wittgenstein

Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp, nó còn chính là cánh cửa

mở ra đa dạng các nền văn hóa và văn minh nhân loại Nhiều nghiên cứu đã chỉ

ra rằng việc rèn luyện ngoại ngữ sẽ kích thích não bộ hoạt động, tăng sự tập trung ghi nhớ, từ đó cải thiện đáng kể khả năng học tập và tiếp thu kiến thức Có công cụ đắc lực là không chỉ một mà nhiều ngoại ngữ, con người có thể tiếp xúc một cách phong phú các nguồn thông tin từ nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới, từ

đó có cái nhìn đa chiều, tổng hợp về các vấn đề trong xã hội, vốn sống theo đó cũng dần trở nên phong phú và đa dạng hơn Như vậy, việc bỏ túi cho mình một hoặc nhiều ngoại ngữ mang lại ích lợi to lớn đối với con người, đặc biệt đối với các bạn sinh viên trong thời kỳ Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế Thế hệ trẻ ngày nay cần trang bị cho bản thân kỹ năng ngoại ngữ để sẵn sàng đón đầu

xu thế và tự tin trở thành công dân toàn cầu

Thấu hiểu được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ, nhóm sinh viên năm nhất Học viện Ngoại giao đã tiến hành một bản khảo sát giới hạn điều tra trong phạm vi sinh viên năm nhất chuyên ngành Quan hệ quốc tế của Học viện, nhằm có cái nhìn sâu sắc hơn về thực trạng học ngoại ngữ của sinh viên, qua đó

đề xuất một số biện pháp phù hợp giúp thúc đẩy sự chủ động của các bạn trong công cuộc học tập này Phiếu điều tra được thực hiện trực tuyến, dưới hình thức Google Form gửi tới các bạn sinh viên trong khoảng thời gian một tuần lễ (từ 01/12/2021 đến 08/12/2021) Nhóm đã thu được tổng cộng 125 phiếu trả lời, tất

cả đều hợp lệ Sau khi thu thập kết quả, xử lý số liệu, nghiên cứu một số tài liệu liên quan tới vấn đề, đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, cuối cùng nhóm nghiên cứu đã tổng hợp thành một báo cáo chi tiết dưới đây

Trang 4

II/ Kết quả

1 Tổng quan

Biểu đồ 1 Tỷ lệ giới tính người tham gia khảo sát

Tỉ lệ sinh viên nữ và nam điền khảo sát lần lượt là 61% và 37%, chiếm 2% là nhóm giới tính khác Điều này có thể được giải thích bởi tương quan số lượng sinh viên nữ nhiều hơn nam trong trường Phiếu điều tra ghi nhận sinh viên có thói quen học ngoại ngữ chiếm đa số (99,2%) do

đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học này Tất cả các phiếu khảo sát trả lời có học tập ngoại ngữ đều khẳng định việc học tập này, đặc biệt đối với sinh viên là rất cần thiết bởi các lợi ích cụ thể về: cơ hội việc làm, kỹ năng giao tiếp, du lịch và giao lưu văn hóa, bản lĩnh và sự tự tin

2 Thực trạng học ngoại ngữ của sinh viên

2.1 Mục đích của việc học ngoại ngữ

Trang 5

Biểu đồ 2.1 Mục đích học ngoại ngữ của sinh viên

84% số phiếu trả lời ghi nhận mục đích học ngoại ngữ của sinh viên

là do ý thức sâu sắc được tầm quan trọng của công cụ ngoại ngữ Xếp sau

là 59% số câu trả lời chọn ngoại ngữ với mục đích thi lấy chứng chỉ, điều này có thể được giải thích do xu hướng xét tuyển đại học bằng chứng chỉ quốc tế trong những năm gần đây Đề án tuyển sinh của Học viện Ngoại giao năm 2021 quy định: Hơn một nửa (55%) chỉ tiêu tuyển sinh của tất

cả chuyên ngành đào tạo xét tuyển theo phương thức có sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ Chỉ tiêu xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ ở một số trường đại học ở Hà Nội như sau: Đại học Ngoại thương 35%, Đại học Kinh tế quốc dân 20%, Đại học Thương mại 15% Theo ngay sau là 58% các bạn đã

có kế hoạch, dự định học tập/làm việc/định cư cụ thể ở nước ngoài Yếu tố yêu thích và muốn tìm hiểu về đa dạng các nền văn hóa cũng chiếm tới 52% số câu trả lời Cuối cùng, số lượng các bạn học ngoại ngữ vì bị bắt buộc bởi người thân, gia đình chiếm tỷ lệ nhỏ với 17% số người được khảo sát Nhìn vào số liệu, có thể kết luận các sinh viên thực hiện phiếu

Trang 6

điều tra phần lớn đều đã thiết lập mục tiêu học tập, có niềm say mê nhất định với ngôn ngữ đồng thời chủ động trong việc học tập của chính mình

2.2 Việc lựa chọn ngoại ngữ

Biểu đồ 2.2 Lựa chọn ngoại ngữ của sinh viên

Phần lớn các bạn thực hiện mẫu hỏi đều là những sinh viên đã và đang học tiếng Anh (97%) Xếp sau đó là nhóm các ngôn ngữ phương Đông, với tổng cộng 64,5% số câu trả lời ghi nhận: chiếm đa số trong đó

là tiếng Trung với 30,6% số phiếu trả lời ghi nhận; 22,6% các bạn sinh viên thực hiện khảo sát học tiếng Nhật và cuối cùng là tiếng Hàn với 11,3% Số phiếu trả lời học các ngôn ngữ Latinh khác ghi nhận được bao gồm: tiếng Pháp (12%), tiếng Đức (8%) và tiếng Tây Ban Nha (4%) Có thể kết luận, tiếng Anh đã và đang là ngôn ngữ chiếm ưu thế về số lượng người học Nguyên nhân ở đây có thể lý giải được, đó chính là khoảng cách địa lý gần sẽ tạo một số các cơ hội và sự thuận tiện nhất định để các

Trang 7

bạn sinh viên học tập và làm việc tại các quốc gia thuộc nhóm ngôn ngữ châu Á Bên cạnh đó, nhóm các ngôn ngữ châu Á có một số những đặc điểm tương đồng với tiếng Việt, làm cho việc tiếp thu và thực hành kiến thức dễ dàng hơn trong quá trình học tập

Biểu đồ 2.3 Tiêu chí sinh viên lựa chọn học ngôn ngữ

Số lượng phiếu trả lời ghi nhận mức độ phổ biến quyết định việc lựa chọn học ngôn ngữ chiếm đa số (68%) Theo sau là 64% số phiếu đã

có dự định muốn học tập/làm việc/định cư tại một quốc gia cụ thể và 56,5% câu trả lời cùng chia sẻ việc yêu mến các yếu tố văn hóa (văn học,

âm nhạc, điện ảnh, …) Xếp sau cùng với 5,6% là nhu cầu kết hôn với người bản địa Có thể đánh giá, tính phổ biến vẫn luôn là kim chỉ nam quan trọng để các bạn sinh viên lựa chọn ngôn ngữ để học tập Bên cạnh

đó, sự yêu thích cá nhân chi phối việc lựa chọn học ngoại ngữ một cách đáng kể Số đông các bạn thực hiện khảo sát đều đã thiết lập những mục tiêu cụ thể trước khi lựa chọn học một ngoại ngữ, học tập có chủ đích và dành niềm say mê, yêu thích nhất định cho việc học tập này

Trang 8

2.3 Môi trường học ngoại ngữ

Biểu đồ 2.4 Môi trường học ngoại ngữ

Khảo sát nhận được 56,5% câu trả lời học ngoại ngữ hiệu quả nhất với môi trường giao lưu trong CLB hay học cùng bạn bè, theo sát sau đó

là số phiếu dành thời gian học ở lớp học hay các trung tâm ngoại ngữ (55,6%) Hơn phân nửa (54%) sinh viên thực hiện khảo sát có thói quen tự học, 39,5% các bạn cảm thấy học hiệu quả khi học cùng gia sư và 33% các bạn học qua trải nghiệm, du lịch, tham quan thực tế Như vậy, môi trường học ngoại ngữ được ưa chuộng hiện tại như sau: học tập ngoại ngữ trong môi trường lớp học chiếm phần đông số lượng câu trả lời, tuy nhiên vẫn xếp sau môi trường học tập thể trong các CLB/ cùng bạn bè Nguyên nhân của xu hướng học tập nêu trên có thể là vì trong các môi trường này các bạn có nhiều điều kiện hơn để thực hành ứng dụng kiến thức mà mình

đã được học; trong khi các tiết học ở trên lớp hay trung tâm đều giới hạn

Trang 9

về mặt thời gian, tập trung truyền đạt kiến thức, môi trường học tập ngoại ngữ trong các đội/nhóm/CLB hoàn toàn linh hoạt về thời gian, địa điểm,

số lượng người tham gia, rất thuận tiện cho thời gian biểu của các bạn

sinh viên Đồng thời, như nguyên Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Hội

Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan từng nói tại buổi lễ kỷ niệm 60

năm ngày thành lập Trường ĐH Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia HN :"Học

ngoại ngữ đòi hỏi tính ứng dụng rất cao Nếu học xong lại không giao tiếp được, không chủ động được trong hoạt động đối ngoại thì là thất bại trong đào tạo" Các bạn sinh viên chọn cho mình môi trường học tập “mở”

như vậy nhằm mục đích có thể tối đa thực hành giao tiếp Học qua những chuyến đi thực tế đòi hỏi chi phí nhất định, vì vậy chiếm thiểu số số phiếu

có cùng kết quả

2.4 Chi phí học ngoại ngữ

Biểu đồ 2.5 Chi phí học ngoại ngữ năm lớp 12

Tất cả số phiếu (100%) ghi nhận đều đã chi tiền cho việc học ngoại ngữ vào năm lớp 12: 43% các bạn dành ra dưới 1triệu/tháng; 35% câu trả

Trang 10

lời chi 1-5triệu/tháng cho việc học ngoại ngữ và 22% các bạn dành ra hơn 5triệu/ tháng cho hoạt động này Điều này có thể giải thích bởi hai nguyên nhân sau: ôn luyện cho kì thi THPT quốc gia và học ngoại ngữ thi lấy chứng chỉ xét tuyển đại học (một xu hướng đã được nhóm nghiên cứu giải thích ở mục 2.1)

Hiện tại, khi đã trở thành sinh viên, phần lớn phiếu trả lời ghi nhận không còn tốn chi phí để học ngoại ngữ, thay vào đó các bạn tự học (89%); số ít (11%) còn lại dành ra số tiền dưới 1triệu/tháng cho hoạt động này Có thể nhận xét rằng, chi phí dành cho việc học ngoại ngữ ở mỗi giai đoạn có sự khác biệt lớn Khi đã vào đại học, phần lớn sinh viên tự rèn luyện kĩ năng ngoại ngữ, nếu học thêm thì khoản chi phí bỏ ra đã giảm đáng kể so với năm cuối cấp, nhằm tiết kiệm thời gian cũng như các khoản phụ phí

2.5 Phương pháp tự học ngoại ngữ

Biểu đồ 2.6 Phương pháp tự học ngoại ngữ

Hơn 50% sinh viên cảm thấy tự học hiệu quả qua việc xem phim, nghe nhạc, luyện tập ngoại ngữ qua Youtube Khi các bạn sinh viên chưa

Trang 11

có điều kiện để đi du lịch và giao tiếp với người bản xứ một cách trực tiếp, việc tiếp xúc qua phim ảnh hay âm nhạc nước ngoài là một phương pháp tốt để luyện kĩ năng nghe và nói Ngoài ra, 22,1% số phiếu trả lời ghi nhận các bạn sinh viên sử dụng phương pháp học qua tư liệu offline (học qua sách vở) Theo sau đó là gần 14% phiếu trả lời học ngoại ngữ qua các ứng dụng trên thiết bị điện tử Điều này có thể lý giải được bởi chỉ cần có trong tay một thiết bị điện tử đã được kết nối Internet, các bạn sinh viên có thể học ở bất cứ đâu, bất cứ khoảng thời gian nào, bên cạnh đó các ứng dụng điện tử đang được lập trình để ngày một thú vị, tạo hứng thú cho người học hơn Một số các ứng dụng học ngoại ngữ được xếp hạng

năm 2021 lần lượt như sau: Babble, Memrise, Duolingo (theo tạp chí

Forbes) Và cuối cùng là gần 11% số phiếu trả lời ghi nhận tự học ngoại

ngữ trên các nền tảng MXH như Tiktok, Instagram, Meta, Có thể kết luận, các bạn trẻ vẫn sử dụng phương pháp truyền thống (học qua sách vở) để học tập và rèn luyện ngoại ngữ Tuy nhiên, để bắt kịp với thời đại, các bạn đã nhanh chóng vận dụng công nghệ hiện đại như các nền tảng trực tuyến, ứng dụng online, để học tập linh hoạt và hiệu quả hơn

2.6 Tần suất học ngoại ngữ

Trang 12

Biểu đồ 2.7 Tần suất luyện tập các kỹ năng ngoại ngữ

Khảo sát cho thấy 42% số phiếu trả lời ghi nhận việc luyện tập kĩ năng ngoại ngữ mỗi ngày, hơn 20% các bạn sinh viên học ngoại ngữ 3-4 ngày/tuần Như vậy, hơn 60% các bạn sinh viên duy trì học ngoại ngữ đều đặn 33% số sinh viên thực hiện khảo sát có xu hướng học ngoại ngữ vào lúc rảnh rỗi và 22% lựa chọn học khi có hứng thú, chiếm thiểu số là 5% các bạn sinh viên học ngoại ngữ trong các kì nghỉ Có thể nhận xét, sự linh hoạt và tiện ích của các công cụ học ngoại ngữ trực tuyến đã chi phối khá nhiều tới tần suất học ngôn ngữ của các bạn Phương pháp học tập này làm khơi gợi hứng thú và động lực học, góp phần tạo nên tỷ lệ sinh viên học khi rảnh rỗi và có hứng thú Ngoài ra, có thể khẳng định, các bạn sinh viên khá chăm chỉ và chủ động trong việc học tập ngoại ngữ - một dấu hiệu tốt của thực trạng rèn luyện kĩ năng ngoại ngữ của sinh viên mà nhóm nghiên cứu dự đoán sau những số liệu đã thu thập được

2.7 Thời gian học ngoại ngữ

Biểu đồ 2.8 Thời gian sinh viên dành cho việc học ngoại ngữ

Trang 13

Tỷ lệ các bạn sinh viên điền phiếu trả lời dành 30 phút-1 tiếng và

1-2 tiếng cho mỗi lần học ngoại ngữ đều là 1-28,3% Xếp ngay sau là 1-23.3% câu trả lời dành 10-30 phút học tập Có 15% các bạn sinh viên mỗi lần học ngoại ngữ hơn 2 tiếng và 5% tốn chưa tới 10 phút cho mỗi lần học Như vậy, có sự đa dạng về số liệu nêu trên bởi các yếu tố về: nhu cầu học tập, năng lực tiếp thu, thói quen học tập, của mỗi bạn sinh viên là hoàn toàn khác biệt và mang tính cá nhân

2.8 Kỹ năng gây khó khăn trong quá trình học ngoại ngữ

Biểu đồ 2.9 Kỹ năng ngoại ngữ gây khó khăn cho sinh viên trong quá trình học

Hai kỹ năng gây khó khăn nhất đối với các bạn sinh viên là: Nói và Viết, với hơn 50% số phiếu trả lời ghi nhận Theo sau là kỹ năng Nghe (42,5%) và Đọc (17,5%) Điều này hoàn toàn có thể lý giải được bởi hai

kỹ năng Nói và Viết là các kỹ năng chủ động, đòi hỏi người học cần có quá trình tiếp nhận kiến thức ngôn ngữ và biến nó trở thành kĩ năng của chính mình Khi có thể tự tin nói hoặc viết ngoại ngữ, tức là đã có thể làm

Trang 14

chủ được ngôn ngữ Còn Nghe và Đọc là các kĩ năng mang tính thụ động,

có phần dễ dàng hơn trong việc rèn luyện

Biểu đồ 2.10 Lý do sinh viên cảm thấy khó khăn khi học (những) kỹ năng (nêu trên)

Những lý do được ghi nhận đã gây khó khăn đối với việc luyện tập các kỹ năng ngoại ngữ lần lượt được sắp xếp theo tỷ lệ kết quả như sau: thiếu môi trường luyện lập, phương pháp học tập chưa thực sự hiệu quả/dễ mất tập trung, buồn ngủ, không có người kèm cặp (đều chiếm hơn 40% số lượng phiếu trả lời) 38% các bạn sinh viên cảm thấy không có động lực học và 23% các bạn sinh viên cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm tư liệu học tập Do ảnh hưởng của dịch Covid, mọi người cần thiết tránh các buổi gặp mặt trực tiếp, vậy nên các lớp ngoại ngữ, các buổi giao tiếp/thực hành ngôn ngữ được thay thế bởi các

“phòng học ảo” trên các nền tảng trực tuyến và không còn duy trì với tần suất đều đặn như trước Tuy nhiên, cũng có một số những lý do khả thi cho vấn đề này, đó có thể là các bạn sinh viên chưa nỗ lực tìm kiếm những môi trường phù

Trang 15

hợp với nhu cầu học tập của bản thân, hoặc do chưa có đa dạng các môi trường rèn luyện ngôn ngữ cho sinh viên, Ngoài ra, sinh viên đôi khi cần những người đồng hành bên cạnh để chia sẻ những khó khăn, để đốc thúc, truyền cảm hứng, tiếp năng lượng cho việc học tập này Không chỉ có vậy, người học ngoại ngữ cần thiết tốn một khoảng thời gian nhất định để tìm tòi, thử nghiệm và rút ra phương pháp học tập phù hợp với cá nhân

III/ Kết luận

Sau những phân tích phía trên, nhóm nghiên cứu đã thảo luận và đưa ra một số đánh giá về thực trạng học ngoại ngữ của sinh viên năm nhất khoa Quan

hệ quốc tế của Học viện Đầu tiên, số đông các bạn sinh viên đều đã chủ động và tích cực trong quá trình học tập ngoại ngữ, điều này được thể hiện qua việc phần lớn phiếu trả lời ghi nhận đã xác định mục tiêu học tập, linh hoạt học tập tại nhiều môi trường khác nhau, tự tìm kiếm đa dạng các phương pháp học tập và tần suất luyện tập kĩ năng ngoại ngữ khá thường xuyên Có thể thấy xu hướng xét tuyển đại học bằng chứng chỉ quốc tế trong những năm gần đây đã chi phối sâu sắc số lượng các bạn học ngoại ngữ và học phí dành cho hoạt động này vào năm lớp 12 Theo đó, 100% số phiếu trả lời ghi nhận các bạn đều đã chi tiền phí vào việc học ngoại ngữ năm cuối cấp, mức học phí có sự phân chia đa dạng Khi

đã thành công bước vào bậc đại học, số tiền chi cho mục đích học tập này đã giảm đi đáng kể so với chi phí học ngoại ngữ lớp 12 Thứ hai, Internet và các ứng dụng hiện đại được các bạn sinh viên áp dụng tối đa vào quá trình học tập ngôn ngữ, khiến việc học tập này trở nên thú vị và hiệu quả hơn Cuối cùng, các bạn sinh viên vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định trong việc rèn luyện ngoại ngữ, trong đó, vấn đề nan giải được số đông tán thành chính là thiếu môi trường học tập Điều này có thể giải thích bởi hệ quả của Covid-19 dẫn đến sự cách li toàn xã hội, ngăn cách sự giao tiếp của con người

Ngày đăng: 13/11/2024, 20:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w