1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận lịch sử phát triển phép biện chứng trong triết học phương tây qua các thời kỳ

22 4 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Lịch Sử Phát Triển Phép Biện Chứng Trong Triết Học Phương Tây Qua Các Thời Kỳ
Tác giả Phạm Đặng Tường Uy
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Ngọc Thuỳ
Trường học Trường Đại Học Quy Nhơn
Chuyên ngành Lý luận và PPDH GDTH
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 217,45 KB

Nội dung

Thứ ba, đấu tranh của các mặt đối lập không chỉ là sự đối lập mà còn là sựthống nhất giữa các mặt đối lập, là điều kiện của tồn tại trái với quan điểm đangthịnh hành lúc bấy giờ xem đấu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Tiểu luận

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY

Trang 2

MỤC LỤ

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

PHẦN 2: NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1: CÁC PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY THỜI HY LẠP CỔ ĐẠI 2

1.1 Triết học Hy Lạp thời cổ đại 2

1.1.1 Phép biện chứng của Heraclit 2

1.1.1 Trường phái Milet 4

1.1.3 Trường phái đa nguyên 4

1.1.4 Trường phái nguyên tử luận 5

1.1.5 Trường phái Pythagore 6

1.1.6 Trường phái Élee 7

1.1.5 Trường phái duy tâm khách quan 8

1.1.6 Triết học Aristote 9

CHƯƠNG 2: CÁC PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TỪ THẾ KỈ XV- 10

2.1 Triết học Tây Âu thời kỳ phục hưng (thế kỷ XV - XVIII) 10

2.2 Triết học Tây Âu thế kỷ XIV - XVIII 11

2.3 Triết học cổ điển Đức 12

CHƯƠNG 3: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 15

3.1 Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời của phép biện chứng duy vật 15

3.2 Nội dung chính của phép biện chứng duy vật 16

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Trong dòng chảy của lịch sử triết học, đã có những giai đoạn tư duy siêu hìnhchiếm ưu thế, lấn át tư duy biện chứng Tuy nhiên, khi xem xét toàn bộ lịch sửtriết học, phép biện chứng luôn giữ một vị trí đặc biệt và không thể thay thếtrong đời sống tinh thần của xã hội Phép biện chứng, một phương pháp tư duy

và lý luận sâu sắc, đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển củatriết học phương Tây qua nhiều thế kỷ Từ những triết gia cổ đại như Heraclitus

và Socrates, đến các nhà tư tưởng hiện đại như Hegel và Marx, phép biện chứngkhông chỉ là công cụ phân tích mà còn là nền tảng cho việc hiểu biết về sự vậnđộng và biến đổi không ngừng của thế giới Sự phát triển liên tục của phép biệnchứng phản ánh nỗ lực không ngừng của con người trong việc giải thích và địnhhình thực tại thông qua tư duy phản biện và logic phức tạp

Việc nghiên cứu lịch sử phát triển của phép biện chứng trong triết họcphương Tây qua các thời kỳ không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các giaiđoạn quan trọng trong triết học mà còn cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách thứccác nhà triết học đã sử dụng phép biện chứng để giải quyết các vấn đề triết học

và xã hội Từ thời kỳ cổ đại, phép biện chứng đã được hình thành và hoàn thiệnqua từng thời kỳ, phản ánh sự thay đổi trong cách nhìn nhận về bản chất thực tại

và phương pháp luận triết học

Lý do tôi chọn đề tài này là vì việc nghiên cứu lịch sử phát triển của phépbiện chứng ở phương Tây không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn về bản chất của phépbiện chứng mà còn làm sáng tỏ quá trình phát triển của tư duy biện chứng trongtriết học và trong lịch sử nhân loại Nhận thức được tầm quan trọng này, tôi đãquyết định chọn đề tài tiểu luận về "Lịch sử phát triển của phép biện chứngtrong triết học phương Tây qua các thời kỳ" để nghiên cứu

Trang 4

PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CÁC PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG TRIẾT HỌC PHƯƠNG

TÂY THỜI HY LẠP CỔ ĐẠI 1.1 Triết học Hy Lạp thời cổ đại

Triết học Hy Lạp cổ đại, mặc dù vẫn còn mang tính chất "cắt khúc" và chưaphát triển thành một hệ thống hoàn chỉnh, đã đạt được những bước tiến quantrọng trong việc hình thành và phát triển tư duy biện chứng Đây là thời kỳ màkhái niệm "biện chứng" bắt đầu được sử dụng, gắn liền với sự phát triển của nềnvăn minh Hy Lạp trong bối cảnh của chế độ chiếm hữu nô lệ Nền tảng kinh tế,cùng với những thành tựu vượt bậc trong các lĩnh vực như thiên văn học, vật lýhọc, và toán học, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của triết học trongthời kỳ này Những tiến bộ này đã đặt nền móng cho sự phát triển rực rỡ củatriết học Hy Lạp, góp phần hình thành nên nền tảng của triết học phương Tây

1.1.1 Phép biện chứng của Heraclit

Một trong những triết gia tiêu biểu của thời kỳ này với tư tưởng biện chứng

là Heraclitus (540 480 TCN) Theo đánh giá của các nhà kinh điển Marx

-Lenin, Heraclitus được coi là người sáng lập ra phép biện chứng, và ông cũng làngười đầu tiên xây dựng phép biện chứng trên lập trường duy vật Dù tư tưởngbiện chứng của ông chưa được trình bày dưới dạng một hệ thống lý thuyết hoànchỉnh, các luận điểm cốt lõi lại được thể hiện dưới dạng các câu danh ngônmang tính thi ca và triết lý

Lửa là khởi nguyên của thế giới, lửa tạo ra từng sự vật cụ thể hàng ngày gầngũi cho đến những hành tinh xa lắc “Thế giới này chỉ là một đối với mọi cái,không phải do thần thánh hay do con người tạo ra nhưng nó mãi mãi đã, đang và

sẽ là ngọn lửa vĩnh cửu, như là độ đo của những cái đang rực cháy và mức độcủa những cái đang lụi tàn”

Lửa là cơ sở làm nên sự thống nhất của thế giới “Thế giới chỉ là một ngọnlửa đang bập bùng cháy suốt ngày đêm” Các hiện tượng tự nhiên như nắngmưa, các mùa,…theo ông không phải là những hiện tượng thần bí mà chỉ lànhững trạng thái khác nhau của lửa “Cái chết của lửa chỉ là sự ra đời của khôngkhí, cái chết của không khí chỉ là sự ra đời của nước Nước sinh ra từ cái chếtcủa đất, không khí sinh ra từ cái chết của nước, lửa sinh ra từ cái chết của khôngkhí”

Thế giới vận động theo trật tự mà ông gọi là logos: logos khách quan vàlogos chủ quan quan hệ với nhau như là quan hệ giữa khách thể và nhận thức

Và như vậy thì sự phù hợp với logos khách quan là tiêu chuẩn để đánh giá tưduy con người Đây là một đóng góp có giá trị của Heraclit cho phép biện chứngsau này

Quan niệm về vận động đã được một số nhà triết học trước đó đề cập nhưngphải đến Heraclit thì mới tồn tại với tư cách là học thuyết về vận động với câunói nổi tiếng “không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”

Trang 5

Quan niệm về vận động của ông có nội dung cốt lõi là tư tưởng về sự thống nhất

và đấu tranh của các mặt đối lập

Thứ nhất, thống nhất là sự đồng nhất của cái đa dạng và là sự hài hoà giữacác mặt đối lập Đồng nhất được xem là giới hạn theo nghĩa cùng tồn tại trongmột tương quan để so sánh, nếu thiếu thì không còn sự so sánh nữa như là khôngthể quý sức khoẻ khi không biết mặt đối lập của nó là bệnh tật.Tính chất của sự đồng nhất là tương đối Bản chất của sự vật chỉ có thể được xácđịnh trong mối liên hệ với các sự vật khác Nhưng ở những tương quan khácnhau sẽ cho những kết quả so sánh khác nhau “Con khỉ đẹp nhất trong loài khỉcũng không thể so sánh với con người Con người sáng suốt nhất so với Thượng

đế cũng chỉ là con khỉ xét về trí tuệ, sắc đẹp”

Thứ hai, mỗi sự vật, mỗi hiện tượng trong quá trình biến đổi đều trải qua cáctrạng thái đối lập và chuyển thành các mặt đối lập với nó Ông viết: “Cùng mộtthứ ở trong ta như sống và chết, thức và ngủ, trẻ và già, vì sau khi biến đổi cáinày trở thành cái kia và ngược lại”

Thứ ba, đấu tranh của các mặt đối lập không chỉ là sự đối lập mà còn là sựthống nhất giữa các mặt đối lập, là điều kiện của tồn tại trái với quan điểm đangthịnh hành lúc bấy giờ xem đấu tranh như một hiện tượng hoàn toàn tiêu cực,như là sự xung đột giữa các lực lượng mù quáng bất động mang tính chất pháhuỷ, Hêraclit khẳng định đấu tranh sẽ tạo ra một trật tự hài hoà về sự thống nhất.Với nội dung triết học được diễn đạt bằng hình ảnh là điểm mạnh đồng thờicũng là hạn chế của Heraclit Hình ảnh so với khái niệm là cùng một lúc có thểthu tóm được các mặt đối lập, biểu diễn được cái chung và cái riêng, gây đượcnhững ấn tượng trực quan sinh động, những mối liên tưởng so sánh nhưng dotính chất đa nghĩa của nó, khó có thể diễn tả chính xác bản chất của vấn đề vìvậy thường phải viện dẫn đến những nghịch lý, châm ngôn, một kiểu làm quenthuộc của văn học chứ không phải triết học

Heraclit tin rằng sự vận động và phát triển không ngừng của thế giới đượcchi phối bởi một quy luật khách quan mà ông gọi là Logos Theo ông, Logoskhách quan là trật tự tự nhiên, quy định mọi sự vật và hiện tượng trong vũ trụ.Đây là một quy luật tồn tại khách quan, độc lập với con người và không thể thayđổi, chi phối mọi biến đổi và vận động trong tự nhiên

Mặt khác, Logos chủ quan là cách con người hiểu biết, diễn giải và lý giải vềLogos khách quan Nó phản ánh sự nhận thức của con người về các quy luật tựnhiên Heraclit nhấn mạnh rằng để đạt được sự thông thái thực sự, tư duy vànhận thức của con người phải phù hợp và phản ánh đúng bản chất của Logoskhách quan Ông cho rằng người nào hiểu được Logos khách quan càng sâu sắc,người đó càng có trí tuệ Heraclit xem Logos như một quy luật tự nhiên, không

bị chi phối bởi ý chí của con người hay thần thánh, mà là bản chất của vũ trụ.Điều này mang tính biện chứng vì ông thừa nhận sự tồn tại của các mặt đối lập

và mâu thuẫn trong tự nhiên, và cho rằng những mâu thuẫn này chính là độnglực cho sự vận động và phát triển không ngừng của thế giới

Trang 6

Lý luận nhận thức của Heraclit mang tính duy vật sơ khai vì ông dựa vào cáchiện tượng tự nhiên để giải thích quy luật vận động của thế giới, chứ không dựavào những giải thích siêu nhiên hay thần thánh Tuy nhiên, những quan điểmcủa ông về Logos vẫn chưa được phát triển thành một hệ thống lý luận khoa họcchặt chẽ, mà chủ yếu là những suy tưởng triết lý sâu sắc, mang tính dự đoán.Heraclit đã đặt nền móng cho phép biện chứng bằng cách nhấn mạnh vào sự liên

hệ giữa tư duy của con người và quy luật khách quan của tự nhiên, mở ra mộthướng phát triển mới cho triết học phương Tây, đặc biệt là trong việc nghiêncứu mối quan hệ giữa con người và thế giới khách quan

1.1.2 Trường phái Milet

Trường phái triết học Milet là trường phái của các nhà triết học đầu tiên xứLonie, một vùng đất nổi tiếng của Hy Lạp Nằm chạy dài trên miền duyên hảiTiểu Á, nằm giữ huyết mạch giao thông, là cửa mở đi về phương Đông, và làtrung tâm kinh tế, văn hóa của thời kỳ chiếm hữu nô lệ Nơi đây được xem làquê hương của nhiều trường phái triết học của triết gia nổi tiếng

Trường phái này do ba nhà triết học lập nên như: Thales, Anaxi-mène vàAnaximandes Thales (khoảng 624 – 546 TCN) được xem là người sáng lậptrường phái Milet và là một trong những nhà triết học đầu tiên trong lịch sử.Ông cho rằng nước là bản nguyên (archê) của mọi sự vật, hiện tượng trong vũtrụ Theo ông, mọi thứ đều bắt nguồn từ nước và cuối cùng sẽ quay trở về trạngthái nước Anaximander (khoảng 610 – 546 TCN) học trò của Thales, tiếp tụcphát triển các tư tưởng triết học của trường phái Milet Ông đề xuất khái niệm

"apeiron," nghĩa là "vô hạn" hoặc "vô định," như là bản nguyên của thế giới.Ông cho rằng mọi sự vật được sinh ra từ "apeiron" và sẽ quay trở lại với nó khihủy diệt Anaximenes (khoảng 585 – 528 TCN) học trò của Anaximander, đưa

ra quan điểm rằng không khí (khí) là bản nguyên của vạn vật Ông cho rằng qua

sự ngưng tụ và giãn nở, không khí có thể chuyển hóa thành các dạng vật chấtkhác như nước, đất, và lửa

Đóng góp quan trọng nhất của trường phái này là đã đặc nền móng do sựhình thành các khái niệm triết học để các triết gia sau này tiếp tục bổ xung vàlàm phong phú thêm những khái niệm đó như khái niệm chất, không gian, sựđấu tranh của các mặt đối lập v.v… Một điều đáng quý nữa là các triết gia đãxuất phát từ thế giới để giải thích thế giới, khẳng định thế giới xuất phát từ mộtthời nguyên vật chất duy nhất

1.1.3 Trường phái đa nguyên

Để giải thích tính đa dạng của vạn vật trong thế giới theo tinh thần duy vậtEmpedocles ( 490 – 430 TCN ) và Anaxagoras ( 500 – 428 TCN ) cố vượt quaquan niệm đơn nguyên sự khai minh của các trường phái như Milet - trườngphái Héraclite xây dựng quan niệm đa nguyên về bản chất của thế giới vật chất

đa dạng

Trang 7

Empedocles đưa ra lý thuyết rằng mọi vật thể vă hiện tượng trong vũ trụ đềuhình thănh từ sự kết hợp của bốn yếu tố cơ bản: đất, nước, lửa vă không khí.Theo ông, không có gì sinh ra từ hư vô hay bị hủy diệt hoăn toăn; thay văo đó,câc yếu tố năy chỉ thay đổi hình thức vă câch kết hợp của chúng Ví dụ, khi câcyếu tố đất, nước, lửa, vă không khí kết hợp theo một câch nhất định, chúng cóthể tạo thănh đâ, nước, hay khí Ngược lại, sự phđn tâch của chúng cũng có thểdẫn đến sự hình thănh của câc vật thể khâc Sự biến đổi không ngừng năy lă kếtquả của quâ trình kết hợp vă phđn tâch liín tục của câc yếu tố cơ bản, giải thích

sự đa dạng vă sự chuyển động không ngừng của thế giới tự nhiín

Empedocles cũng cho rằng sự biến đổi vă phât triển trong thế giới được điềukhiển bởi hai lực lượng cơ bản: Tình yíu (Philia) vă Thù hận (Neikos).Tình yíu(Philia) lă lực lượng kết hợp, kĩo câc yếu tố cơ bản (đất, nước, lửa, không khí)lại với nhau, tạo thănh câc vật thể vă hiện tượng Tình yíu thúc đẩy sự hợp nhất

vă hình thănh câc cấu trúc mới trong tự nhiín Ngược lại, thù hận lă lực lượngphđn tâch, lăm giảm sự kết hợp của câc yếu tố vă phđn chia chúng Thù hận gđy

ra sự tâch rời vă phđn hóa, dẫn đến sự hủy hoại vă tan rê của câc cấu trúc đêhình thănh Sự tương tâc liín tục giữa Tình yíu vă Thù hận giải thích sự biếnđộng không ngừng trong vũ trụ Theo Empedocles, thế giới không ngừng thayđổi vì câc yếu tố cơ bản không ngừng được kết hợp vă phđn tâch bởi hai lựclượng năy Điều năy tạo nín sự phât triển, sự thay đổi hình thức vă sự hìnhthănh của câc vật thể vă hiện tượng trong thế giới tự nhiín

1.1.4 Trường phâi nguyín tử luận

Trường phâi nguyín tử luận, do Leucippe sâng lập vă Dĩmocrite phât triển,được xem lă đỉnh cao của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại trong thế kỷ V – IIItrước Công nguyín Đđy lă một trong những trường phâi triết học quan trọng,với trọng tđm lă lý thuyết về nguyín tử, cho rằng thế giới vật chất được cấuthănh từ câc hạt nhỏ nhất gọi lă nguyín tử

Leucippe lă người đầu tiín đưa ra ý tưởng rằng tất cả mọi thứ trong vũ trụđều được tạo thănh từ những phần tử cực kỳ nhỏ bĩ vă không thể phđn chia, mẵng gọi lă "nguyín tử" (tiếng Hy Lạp: atomos, nghĩa lă "không thể chia cắt").Theo Leucippe, câc nguyín tử tồn tại với số lượng vă hình dạng vô hạn, văchính sự khâc biệt về hình dạng vă kích thước của chúng tạo nín sự đa dạng củamọi sự vật trong thế giới Ông cũng cho rằng câc nguyín tử lă những hạt rắn,không có lỗ hổng, vă không thể bị xuyín thấu bởi vật chất khâc, khiến chúng trởthănh câc đơn vị nền tảng của mọi thứ trong vũ trụ

Mặc dù nhiều tâc phẩm của Leucippe đê thất lạc theo thời gian, tư tưởng củaông đê gđy ảnh hưởng sđu rộng vă tạo nền tảng cho câc phât triển tiếp theo trongtriết học nguyín tử luận Dĩmocrite, học trò của Leucippe, đê tiếp tục vă phâttriển lý thuyết nguyín tử luận Ông mở rộng khâi niệm về nguyín tử vă nhấnmạnh rằng toăn bộ vũ trụ được cấu thănh từ hai thực thể cơ bản: nguyín tử văchđn không Nguyín tử lă những hạt không thể chia cắt, không thay đổi vă

Trang 8

không bị phá hủy, trong khi chân không là không gian trống rỗng, nơi cácnguyên tử có thể di chuyển và tương tác với nhau.

Démocrite giải thích rằng sự kết hợp và phân tách của các nguyên tử trongchân không là nguyên nhân gây ra mọi sự hình thành, biến đổi, và tiêu hủy củacác vật thể và hiện tượng trong vũ trụ Theo ông, không có yếu tố siêu nhiên haythần thánh nào can thiệp vào quá trình này; mọi hiện tượng đều tuân theo cácquy luật tự nhiên, là kết quả của sự chuyển động và tương tác của các nguyên tử.Quan điểm duy vật này đã phủ nhận sự can thiệp của các yếu tố siêu nhiên, vàthay vào đó, ông tin rằng tất cả các hiện tượng tự nhiên, từ sự hình thành của cáchành tinh đến thay đổi thời tiết, đều có thể được giải thích bằng các quy luật cơbản của nguyên tử và chân không

1.1.5 Trường phái Pythagore

Trong trường phái Pythagore, phép biện chứng được thể hiện qua cách tư duy

về mối quan hệ giữa các con số và bản chất của thực tại Phép biện chứng ở đâykhông phải là một hệ thống lý luận phát triển như trong triết học sau này (nhưtrong triết học Hegel hoặc Marx), nhưng nó vẫn có những yếu tố của sự biệnchứng trong việc giải thích thế giới và các hiện tượng

Pythagore và các môn đệ của ông tin rằng các con số và mối quan hệ giữachúng là nền tảng của mọi sự vật và hiện tượng trong vũ trụ Các con số khôngchỉ đơn thuần là công cụ toán học mà còn đại diện cho các nguyên lý cơ bản củathực tại, bao gồm cả sự đối lập và thống nhất Ví dụ, số 2 có thể tượng trưng cho

sự đối lập (như ngày và đêm, thiện và ác), trong khi số 1 đại diện cho sự thốngnhất, nguồn gốc của tất cả Sự đối lập này không dẫn đến mâu thuẫn không thểgiải quyết mà ngược lại, chính sự đối lập này tạo nên sự hài hòa và cân bằngtrong vũ trụ Đây là một dạng của phép biện chứng, nơi các yếu tố đối lập cùngtồn tại và cùng tạo nên một tổng thể hài hòa

Pythagore cho rằng vũ trụ được điều hành bởi những quy luật toán học vàrằng sự hài hòa của nó là kết quả của những mối quan hệ cân bằng giữa các yếu

tố đối lập Trong âm nhạc, ví dụ, sự hài hòa giữa các nốt nhạc thể hiện qua tỷ lệtoán học chính xác giữa tần số âm thanh, tạo ra một tổng thể hài hòa Tương tự,trong triết học của Pythagore, sự hài hòa trong vũ trụ cũng được hiểu theo cáchbiện chứng, tức là sự hài hòa xuất hiện từ sự cân bằng giữa các yếu tố đối lập.Không chỉ dừng lại ở sự tồn tại của các con số mà còn nhấn mạnh đến sự vậnđộng và thay đổi, đặc biệt là trong thuyết luân hồi (Metempsychosis) Theo ông,linh hồn là bất tử và trải qua nhiều kiếp sống, học hỏi và phát triển qua mỗi lầntái sinh Sự vận động này không phải là ngẫu nhiên, mà là kết quả của một quátrình biện chứng, trong đó linh hồn đạt được sự hài hòa và hoàn thiện thông quanhiều giai đoạn khác nhau

Cuối cùng, Pythagore cũng nhấn mạnh rằng mỗi phần của vũ trụ đều có mốiquan hệ chặt chẽ với tổng thể Điều này thể hiện tư duy biện chứng trong cách

Trang 9

ông nhìn nhận về các con số và các hiện tượng tự nhiên, rằng chúng không tồntại độc lập mà luôn tương tác và kết nối với nhau để tạo nên một vũ trụ có trật tự

và hài hòa

1.1.6 Trường phái Élee

Trường phái Élée, do Parmenides sáng lập, là một trường phái triết học quantrọng trong triết học Hy Lạp cổ đại Phép biện chứng trong trường phái Élée nổibật qua cách lý giải về sự tồn tại, tính bất biến, và sự phủ nhận của thay đổi và

đa dạng Các triết gia nổi tiếng của trường phái này bao gồm Parmenides, Zenothành Élée, và Melissus

Parmenides, người sáng lập trường phái Élée, đã đặt nền tảng cho tư tưởngtriết học của mình dựa trên ý niệm rằng "cái gì tồn tại thì tồn tại" và "cái khôngtồn tại thì không tồn tại" Ông lập luận rằng sự tồn tại là duy nhất, bất biến, vàkhông thể bị phân chia hay thay đổi Theo Parmenides, sự thay đổi, đa dạng, vàtrở thành (becoming) chỉ là ảo tưởng, vì nếu cái gì đó thay đổi, nó phải chuyển

từ "cái không tồn tại" sang "cái tồn tại" hoặc ngược lại, điều mà ông cho là philý

Quan điểm này của Parmenides thể hiện một hình thức biện chứng phủ định, nơiông sử dụng lý luận để phủ nhận tính khả thi của sự biến đổi và đa dạng trongthế giới thực tại Điều này đối lập với các triết gia khác như Heraclitus, người tinrằng sự thay đổi là yếu tố cơ bản của thực tại

Zeno thành Élée, học trò của Parmenides, phát triển các nghịch lý nổi tiếngnhằm bảo vệ quan điểm của thầy mình và chứng minh rằng sự đa dạng vàchuyển động là không thể tồn tại thực sự Các nghịch lý này bao gồm:

Nghịch lý Achilles và con rùa: Zeno lập luận rằng Achilles, một chiến binhnhanh nhẹn, không bao giờ có thể bắt kịp con rùa trong một cuộc đua nếu conrùa có một chút lợi thế trước Bởi vì mỗi khi Achilles đến vị trí mà con rùa đã ở,con rùa lại tiến thêm một đoạn nữa, và cứ thế tiếp diễn mãi mãi Nghịch lý nàythách thức ý niệm về chuyển động và sự thay đổi

Nghịch lý mũi tên: Zeno lý luận rằng một mũi tên đang bay thực sự đứng yên tạimỗi thời điểm trong quỹ đạo của nó, vì tại mỗi thời điểm cụ thể, nó chiếm một

vị trí nhất định trong không gian Nếu tại mỗi thời điểm, mũi tên đứng yên, thìmũi tên không bao giờ thực sự chuyển động

Zeno sử dụng những nghịch lý này để bảo vệ luận điểm của Parmenides rằng

sự thay đổi và chuyển động là ảo tưởng, qua đó củng cố quan điểm của trườngphái Élée rằng thực tại là duy nhất và bất biến Đây là một hình thức biện chứngbằng cách sử dụng lý luận để phá vỡ những quan niệm thông thường về thế giới

Trang 10

Melissus, một triết gia khác thuộc trường phái Élée, đã mở rộng tư tưởng củaParmenides bằng cách khẳng định rằng thực tại là vô hạn và không có giới hạn.Ông lập luận rằng nếu thực tại là bất biến và không thể bị phân chia, thì nó cũngkhông thể có biên giới hoặc kết thúc, vì điều này sẽ ngụ ý sự tồn tại của "cáikhông tồn tại," điều mà Parmenides đã phủ nhận.

Tóm lại, phép biện chứng trong trường phái Élée chủ yếu tập trung vào việcphủ định tính khả thi của sự thay đổi, đa dạng, và chuyển động Thông qua lýluận chặt chẽ và các nghịch lý, các triết gia của trường phái này đã thách thứcnhững quan niệm thông thường về thực tại, đồng thời bảo vệ quan điểm rằngthực tại là duy nhất, bất biến, và không thể phân chia Những tư tưởng này đã cóảnh hưởng lớn đến sự phát triển của triết học, đặc biệt là trong việc thảo luận vềbản chất của tồn tại và thực tại

1.1.5 Trường phái duy tâm khách quan

Phép biện chứng trong trường phái duy tâm khách quan, đặc biệt qua tưtưởng của Socrates và Platôn, là một công cụ quan trọng để khám phá và hiểusâu về các khái niệm đạo đức, triết học, và bản chất của thực tại

Socrates nổi tiếng với phương pháp đối thoại biện chứng, mà sau này thườngđược gọi là phương pháp Socratic Phương pháp này bao gồm việc đặt ra cáccâu hỏi liên tục nhằm dẫn dắt người đối thoại tự khám phá ra những mâu thuẫntrong lý luận của chính họ, từ đó tiến tới một hiểu biết sâu sắc hơn về các kháiniệm như công lý, đạo đức, cái đẹp, và tri thức Bằng cách liên tục đặt câu hỏi,Socrates giúp người đối thoại nhận ra những mâu thuẫn trong tư tưởng của họ.Đây là cách ông giải cấu trúc những niềm tin sai lầm và xây dựng lại chúng trên

cơ sở vững chắc hơn Đây chính là một dạng biện chứng—một quá trình dichuyển từ mâu thuẫn đến sự rõ ràng, từ sai lầm đến chân lý Trong mỗi cuộc đốithoại, Socrates thường bắt đầu bằng cách chấp nhận một quan điểm nào đó màđối phương đưa ra, sau đó ông dần dần phá vỡ quan điểm này qua các câu hỏi vàđưa ra những lập luận phản biện, dẫn tới sự hiểu biết sâu sắc hơn Đây là một ví

dụ điển hình của phép biện chứng thông qua đối thoại

Platôn, học trò của Socrates, tiếp tục phát triển và nâng tầm phép biện chứngbằng cách sử dụng nó để khám phá thế giới ý niệm—những thực thể vĩnh cửu vàhoàn hảo, tồn tại độc lập với thế giới vật chất Theo Platôn, thế giới vật chất màchúng ta nhìn thấy chỉ là những cái bóng không hoàn hảo của các ý niệm vĩnhcửu Phép biện chứng giúp con người nhận thức vượt qua thế giới cảm giác đểhiểu và tiếp cận thế giới ý niệm, nơi tồn tại các khái niệm như "cái đẹp", "cáithiện", và "công lý" ở dạng hoàn hảo nhất Trong tác phẩm "Cộng Hòa", Platôn

mô tả phương pháp biện chứng như một quá trình nâng cao từ những hiểu biếtcảm tính đến sự nhận thức về các ý niệm thuần khiết Điều này được thể hiện rõ

nhất qua hình tượng "Hang động" (Allegory of the Cave), nơi con người từ từ

được giải thoát khỏi sự tù túng của thế giới cảm giác để tiếp cận ánh sáng của trithức thật sự—tức là các ý niệm

Trang 11

Trong "Cộng Hòa", Platôn sử dụng phép biện chứng để phát triển mô hình xãhội lý tưởng, nơi các triết gia là những người duy nhất có khả năng hiểu biết sâusắc về các ý niệm và do đó đủ tư cách để lãnh đạo Phép biện chứng ở đây giúpxác định ai là người hiểu biết thật sự, từ đó định hình một xã hội công bằng vàtốt đẹp Cả Socrates và Platôn đều sử dụng biện chứng để khám phá các vấn đềđạo đức Socrates, qua các cuộc đối thoại, giúp người đối thoại tự nhận ra nhữngmâu thuẫn trong quan niệm của họ về đạo đức và công lý Platôn, qua các tácphẩm như "Phaedo" và "Symposium," tiếp tục khám phá và làm sáng tỏ bản chấtcủa đạo đức, tình yêu, và cái đẹp bằng cách đối chiếu các quan điểm đối lập vàtìm kiếm sự thật.

Tóm lại, phép biện chứng trong trường phái duy tâm khách quan không chỉ là

một phương pháp lý luận mà còn là công cụ nền tảng để khám phá bản chất củathực tại, đạo đức, và tri thức Cả Socrates và Platôn đều sử dụng phép biệnchứng để đặt ra các câu hỏi sâu sắc và tìm kiếm những chân lý vượt lên trên sựcảm nhận thông thường, đóng góp to lớn vào sự phát triển của triết học phươngTây

1.1.6 Triết học Aristote

Aristotle nổi tiếng với việc phê phán học thuyết "ý niệm" (Forms) của Plato.Trong khi Plato cho rằng ý niệm là những thực thể tồn tại độc lập trong một thếgiới siêu hình và là khuôn mẫu của mọi sự vật trong thế giới vật chất, Aristotlelại cho rằng ý niệm không tồn tại độc lập bên ngoài sự vật Thay vào đó, ý niệmchỉ là các thuộc tính hoặc bản chất nội tại của sự vật, tồn tại ngay trong chính sựvật đó

Phép biện chứng trong triết học của Aristotle, mặc dù không phát triển thànhmột hệ thống hoàn chỉnh như trong triết học Hegel sau này, nhưng vẫn đóng vaitrò quan trọng trong việc Aristotle nghiên cứu và giải thích thế giới tự nhiên và

xã hội Dưới đây là các khía cạnh chính của phép biện chứng trong triết họcAristotle:

Một là Aristotle xem tự nhiên là tổng thể của tất cả các sự vật, với bản chấtvật chất và sự vận động không ngừng Ông cho rằng mọi thứ trong tự nhiên đều

có một "bản thể" (substance) và một "hình thức" (form), và chính sự kết hợpgiữa hai yếu tố này tạo nên các sự vật cụ thể Aristotle nhấn mạnh rằng vận động

và sự thay đổi là điều tất yếu trong tự nhiên, và thông qua vận động, bản thể của

sự vật được thể hiện và phát triển Đây là một trong những điểm khác biệt quantrọng so với Plato, người nhấn mạnh vào sự tồn tại bất biến và không thay đổicủa các ý niệm

Hai là Aristotle đã đưa ra một cách tiếp cận biện chứng để hiểu sự thay đổitrong tự nhiên Theo ông, sự thay đổi (kinesis) có thể được phân loại thành bốnloại chính Sự Thay Đổi Chất Lượng (Qualitative Change) là thay đổi bản chất,như khi một cái cây biến đổi từ hạt giống thành cây trưởng thành Sự Thay ĐổiLượng (Quantitative Change) là thay đổi kích thước hoặc số lượng Sự Thay Đổi

Ngày đăng: 12/11/2024, 15:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w