TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN KHOA XÃ HỘI - TRUYỀN THÔNG TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI ĐỀ TÀI: TIẾNG NÓI CỦA SINH VẬT BIỂN HIỆN NAY VỀ RÁC THẢI GVHP: Ths... Các vùng biển hiện n
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN KHOA XÃ HỘI - TRUYỀN THÔNG
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
ĐỀ TÀI:
TIẾNG NÓI CỦA SINH VẬT BIỂN HIỆN NAY VỀ RÁC
THẢI GVHP: Ths Phạm Thu Phượng
SVTH: Nhóm 15
Phạm Thị Bảo Hân - 211A170099
Trần Nguyễn Thiên Khang - 211A150195
Phan Phúc Nghiêm - 211A300007
Nguyễn Linh Bảo Ngọc - 211A300008
Nguyễn Văn Trọng - 211A170072
Trang 2TP.HCM, THÁNG 3 NĂM 2023
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
4 Phương pháp nghiên cứu 1
5 Ý nghĩa thực tiễn của tiểu luận 1
I Một số khái niệm liên quan đến ô nhiễm môi trường biển 2
1.1 Khái quát về ô nhiễm môi trường 2
1.2 Ô nhiễm môi trường biển là gì? 2
1.3 Một số nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường biển 2
1.4 Khái niệm về sinh vật biển 3
1.5 Chất thải là gì? 4
II Vai trò của môi trường biển 5
III Thực trạng ô nhiễm môi trường biển hiện nay 7
3.1 Thực trạng ô nhiễm biển ở Việt Nam 7
3.2 Thực trạng ô nhiễm biển Thế giới 7
IV Nguyên nhân ô nhiễm biển 9
4.1 Ô nhiễm do các điều kiện của tự nhiên 9
4.2 Nguyên nhân từ con người 10
V Tác động do ô nhiễm môi trường biển 11
5.1 Tác động đến các loài sinh vật biển 11
5.2 Tác động đến sức khỏe con người 12
5.3 Tác động đến kinh tế và xã hội 12
VI Giải pháp 13
6.1 Đối với con người 13
6.2 Đối với Nhà nước và xã hội 13
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Với xu thế xã hội ngày càng phát triển về mặt khoa học và kỹ thuật, ô nhiễm môi trường là việc không thể tránh khỏi đặc biệt là ô nhiễm môi trường biển Các vùng biển hiện nay đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề là một trong các nguyên nhân gây hại tới sức khỏe và các hoạt động sống của con người, không những thế nó còn ảnh hưởng đến rất nhiều loài sinh vật sinh sống dưới biển Ô nhiễm môi trường biển phần lớn là do rác thải của con người gây nên Vấn đề rác thải ngày càng nhiều trong môi trường biển là một vấn đề nóng bổng trên toàn cầu, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây ra những hậu quả mà nhân loại không thể tưởng tượng được, đặc biệt là sẽ có nguy cơ gây hại đến các loài sinh vật biển Chính vì vậy nhóm 17 chúng em đã chọn đề tài “Tiếng nói của các sinh vật biển hiện nay về rác thải” làm tiểu luận
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Bài tiểu luận được viết nhằm mục đích thay cho tiếng nói của các sinh vật biển để nói lên tình trạng bị ô nhiễm trong chính môi trường sống của mình Đồng thời đưa ra những nguyên nhân, hậu quả và giải pháp nhằm giúp giảm thiểu rác thải cũng như vấn đề ô nhiễm môi trường biển
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài đã nêu ra ở trên thì nhóm chúng tôi hướng đến hai đối tượng chính là sinh vật biển và “tiếng nói của sinh vật biển hiện nay về rác thải”, từ
đó nói lên những vấn đề liên quan đến ô nhiễm nguồn nước biển hiện nay Những quan điểm mà chúng tôi đưa ra nằm trong phạm vi trong và ngoài nước
4 Phương pháp nghiên cứu
Để có thể tìm hiểu đề tài một cách thực tế và có hiệu quả nhất, chúng tôi đã
sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, liệt kê, so sánh
5 Ý nghĩa thực tiễn của tiểu luận
Trong phần nội dung của bài tiểu luận, chúng tôi đã khái quát một cách cụ thể về các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường biển, thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục Từ đó có thể thay sinh vật biển hiện nay nói lên tiếng nói của mình
Trang 4I Một số khái niệm liên quan đến ô nhiễm môi trường biển
1.1.Khái quát về ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm (pollution) là sự hủy hoại môi trường bằng bụi bẩn và các phế thải
có hại Ô nhiễm có nhiều dạng như khói từ ống khói nhà máy, hóa chất độc hại
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm bởi việc đưa chất gây ô nhiễm vào môi trường tự nhiên, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người
và các sinh vật khác Ô nhiễm môi trường có thể ở dạng bất kỳ chất nào (rắn, lỏng hoặc khí) hoặc năng lượng (chẳng hạn như phóng xạ, nhiệt, âm thanh hoặc ánh sáng) Mặc dù ô nhiễm môi trường có thể do các sự kiện tự nhiên gây ra, nhưng đa số ô nhiễm do con người tạo nên Ô nhiễm thường được phân loại là
ô nhiễm nguồn điểm hoặc nguồn không điểm
Ô nhiễm nguồn nước là khi nước bị nhiễm hóa chất hoặc các chất lạ, gây hại cho sức khỏe con người, động vật và thực vật Nguồn nước ô nhiễm khi các chất độc xâm nhập vào các nguồn nước như sông suối, ao hồ, đại dương Các chất độc hại này có thể hòa tan, lơ lửng hoặc đọng lại trong nước
1.2 Ô nhiễm môi trường biển là gì?
Ô nhiễm môi trường biển là hiện tượng nguồn nước biển bị tác động hoặc
có nguy cơ bị gây hại bởi các nguyên nhân khác nhau như chất thải công nghiệp, chất thải lỏng, chất thải rắn, ô nhiễm đất và ô nhiễm không khí… khiến cho nguồn nước biển bị biến đổi tính chất và thành phần theo chiều hướng tiêu cực Từ đó ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển sống trong đó Con người cũng
bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm môi trường biển
1.3 Một số nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường biển
Có ba thành phần chủ yếu gây ô nhiễm môi trường biển như: axit hóa, phú dưỡng, rác thải biển
1.3.1 Axit hóa
Đây là hiện tượng nồng độ pH bị giảm liên tục trong các đại dương trên Trái Đất do sự hấp thu khí CO2 mà người thải ra khí quyển trong quá trình hoạt động, từ đó dẫn đến viêc đại dương bị axit hoá đe dọa tới đời sống của toàn bộ sinh vật sống dưới nước
Trang 51.3.2 Phú dưỡng
Phú dưỡng còn gọi là phì dưỡng, là một phản ứng của hệ sinh thái khi quá nhiều chất dinh dưỡng như nitrat và phosphat từ các loại phân bón hoặc nước cống rãnh bị thải vào môi trường nước Hiện tượng này làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường như thiếu dưỡng khí, làm cạn kiệt oxy hòa tan trong nước, làm giảm số lượng các thể cá và các quần thể động vật khác Các loài khác (như sứa Nomura trong các vực nước của Nhật Bản) có thể gia tăng số cá thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến các loài khác
1.3.3 Rác thải biển
Chất thải do con người tạo ra đã cố ý hoặc vô tình được thải ra biển hoặc đại dương Rác thải nổi trên đại dương có xu hướng tích tụ ở các con sông và trên các đường bờ biển và thường xuyên xuất hiện khi thủy triều xuống Ra các bãi biển, ít nhiều sẽ bắt gặp rác xung quanh bờ biển Trong đó có rác thủy tinh Khi thủy tinh bị gió và sóng bào mòn, chúng vỡ thành những mảnh nhỏ và dần dần trở nên nhẵn bóng hơn Khi đó, thứ rác này được con người thích thú do có màu sắc lấp lánh và hình thù đa dạng Nhưng rác thủy tinh không bị vi sinh vật phân hủy và có thể tồn tại gần như là vĩnh viễn nên không bị thời tiết tác động Điều đó cho thấy chúng phá hoại không thua gì rác thải nhựa
Hình 1.1 Rác thải biển do con người gây nên
1.4 Khái niệm về sinh vật biển
Sinh vật biển là các loài động – thực vật, vi khuẩn, virus vô cùng đa dạng sinh sống trong đại dương rộng lớn Rất nhiều các nhà khoa học đã cho rằng sự sống trên Trái Đất bắt nguồn từ đại dương từ thuở sơ khai Theo một nghiên cứu có quy mô rất lớn vào năm 2012 cho rằng có khoảng 700000 cho đến gần 1
Trang 6triệu loài sinh vật biển Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng còn hơn 1/3 trong số đó chưa được phát hiện và khám phá
Sinh vật biển xuất hiện với đủ loại hình thù, kích cỡ và màu sắc khác nhau Tương tự như khí quyển được chia làm 5 tầng, các tầng theo độ cao, môi trường biển cũng được chia thành các tầng theo độ sâu, ánh sáng và nhiệt độ
Dù ở bất cứ tầng nào trong đại dương, chúng ta cũng đều bắt gặp sự sống
Hình 1.2 Các tầng sinh sống của các loại sinh vật biển
1.5 Chất thải là gì?
Chất thải (hay còn gọi là rác thải) được hiểu là các chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác của con người, bao gồm các chất thải ở các dạng rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác (Theo quy định tại Khoản 18 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2020 thì khái niệm chất thải) Chất thải cũng có chất thải nguy hại và chất thải thông thường Các chất thải nguy hại thường chứa yếu tố độc hại như phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ
nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác Cần phải xử lý các chất thải này hợp lý, đúng quy trình để tránh bị rò rỉ ra ngoài, từ đó gây ô nhiễm môi trường
Dựa theo cách phân loại mức độ nguy hiểm thì rác thải được chia ra thành hai loại chủ yếu gồm rác thải gây nguy hại và rác thải không gây nguy hại Cụ thể, rác thải gây nguy hại được định nghĩa là các loại rác mang nhiều chất độc hại hay dễ tương tác cùng một số loại chất khác như bao ni lông, phế liệu, nội thất hư hỏng, Chúng sẽ làm phát sinh tác dụng phụ ngoài ý muốn ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người xung quanh như ngộ độc, lây nhiễm, ăn mòn, cháy nổ,
… Còn rác thải không gây nguy hại chính là loại rác thải chứa ít độc tố hoặc là
Trang 7không có độc tố Theo đó sẽ không gây ra ảnh hưởng xấu đến môi trường sống
và sức khỏe người dân
II Vai trò của môi trường biển
biển
Trong bối cảnh loài người đang phải đối mặt và nỗ lực ứng phó với những tác động khôn lường của biến đổi khí hậu, thì biển và đại dương một lần nữa lại chứng tỏ vai trò quan trọng toàn cầu của nó Hiện nay, đại dương và biển có khả năng thu và lưu giữ được 30% lượng CO2 thừa trong nhóm khí nhà kính từ bầu khí quyển của Trái đất và nếu làm cho đại dương lành mạnh hơn thì khả năng này tiếp tục tăng lên
Nhờ có 71% diện tích biển và đại dương bao phủ bề mặt mà môi trường Trái đất có những điểm khác cơ bản so với các hành tinh khác trong hệ Mặt trời Biển và đại dương được các nhà khoa học công nhận là cội nguồn của sự sống trên Trái đất Không có biển và đại dương, cuộc sống như được biết hôm nay có thể không tồn tại Bởi lẽ, biển và đại dương có nhiều chức năng quan trọng liên quan tới sự sống của Trái đất Nó hoạt động với tư cách là một "cỗ máy điều hoà nhiệt độ" và "cỗ lò sưởi" khổng lồ có tác dụng điều chỉnh cân bằng các cực từ nhiệt độ thịnh hành trên Trái đất và làm dịu các ảnh hưởng khốc liệt của thời tiết như mưa bão, lũ, lụt, khô hạn, Thiếu biển và đại dương, các đại lục sẽ trở thành các sa mạc khô cằn, môi trường sống của loài người trên Trái đất sẽ khắc nghiệt hơn
Vùng biển Việt Nam có hơn 2.458 loài cá, gồm nhiều bộ, họ khác nhau,
Trang 8trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hàng năm khoảng 2,3 triệu tấn Các loài động vật thân mềm ở Biển Đông có hơn 1.800 loài, trong
đó có nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, như mực, hải sâm,
Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta, có tầm chiến lược quan trọng Đến nay, chúng ta đã xác định được tổng tiềm năng dầu khí tại bể trầm tích như Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Mã Lai - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu Ngoài dầu, Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khai thác khoảng 3.000 tỷ m3/năm Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, đang được khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào khoảng
400 tỷ m3
Hình 2.2 Khai thác dầu khí tại Việt Nam
Lãnh thổ nước ta có đường bờ biển chạy theo hướng Bắc - Nam dọc theo chiều dài đất nước, lại nằm kề trên các tuyến đường biển quốc tế quan trọng của thế giới, có những vụng sâu kín gió là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển và mở rộng giao lưu với bên ngoài
Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp là tiềm năng về
du lịch lớn của nước ta Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn
ra sát bờ biển tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vụng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên
Trang 9nhiên Hạ Long được UNESCO công nhận.
Hệ thống gần 82 hòn đảo ven bờ có diện tích trên 01 km2, trong đó 24 đảo
có diện tích trên 10 km2 (l0 - 320 km2), cách bờ không xa là những hệ sinh thái đảo hấp dẫn Ở đây không khí trong lành, nước biển trong và sạch, bãi cát trắng mịn
Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước Các di tích lịch sử và văn hoá như Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm, phân bố ngay ở vùng ven biển
III Thực trạng ô nhiễm môi trường biển hiện nay
3.1 Thực trạng ô nhiễm biển ở Việt Nam
Ô nhiễm môi trường biển là một trong những vấn đề lớn trên toàn thế giới, các vùng biển ngày nay đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, mà đây lại là một trong các nguyên nhân gây hại tới sức khỏe và các hoạt động sống của con người Hiện Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới về ô nhiễm rác thải biển, đặc biệt là rác thải nhựa Một số khu vực ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu chất hữu cơ liên quan tới chất thải sinh hoạt đặc biệt là tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa hay còn có những khu vực rừng ngập mặn tràn ngập túi rác thải ni lông Ngoài ra, hiện lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh 28 tỉnh ven biển nước Việt Nam vào khoảng 14,03.000.000 tấn/năm, khoảng 38.000 tấn này có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển, tình trạng ô nhiễm này chính là các hoạt động kinh tế, đặc biệt từ các nguồn thải công, nông nghiệp và vận tải biển Các vùng biển xanh sạch đẹp ở Việt Nam cũng đang ngày càng bị
ô nhiễm nặng nề
3.2 Thực trạng ô nhiễm biển trên thế giới
Hình 3.1 So sánh trọng lượng kim tự tháp Giza so với lượng nhựa từ năm
Trang 101950 đến nay.
Theo như mọi người thì dưới biển thứ gì nhiều hơn cá? Nếu tôi nói là rác nhựa thì các bạn có tin không?
Chúng ta dùng nhiều nhựa đến nổi nhựa được sản xuất tới nay nặng bằng trọng lượng của 1600 kim tự tháp giza, tức là hơn 8,3 tỷ tấn nhựa Phần lớn loại nhựa này được thải bỏ và trở thành rác nhựa Bên cạnh ưu điểm là rẻ, dễ sử dụng và vô cùng tiện lợi thì nhựa có một nhược điểm vô cùng lớn đó là tính không phân hủy, nhựa không phân hủy hay biến thành thức ăn cho sinh vật khác, chúng chỉ phân rả thành những mảnh nhựạ nhỏ và vi nhựa Quá trình phân rã cũng diễn ra rất lâu lên tới hàng chục năm, thậm chí là hàng trăm năm Nhựa sẽ nằm mãi và chiếm chỗ trong các bãi rác, dần dần với tốc độ sử dụng
và thải ra lượng rác nhựa khổng lồ, rác cũ không biến mất, rác mới lại đổ thêm vào Bãi rác trên đất liền của chúng ta bị quá tải, khi các bãi rác quá tải sẽ tràn
ra xung quanh khu vực cống và chiếm không gian sinh hoạt của con người Các chất độc hại và chất phụ da trong nhựa theo đó ngấm vào nguồn nước, đất và không khí gây ô nhiễm các môi trường sống, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng ta
sinh vật biển phải đối đầu mỗi ngày
Khi trên đất liền không còn chỗ để rác nữa con người sẽ đổ rác đi đâu? Câu trả lời là “biển” người ta ví biển như một nồi súp nhựa khổng lồ chứa hàng tỷ tấn nhựa, từ mặt biển cho tới đáy biển khơi luôn có sự xuất hiện của rác nhựa Túi ni lông, hộp xốp, vỏ bánh kẹo, chai nước cầm tay và rất nhiều vật dụng khác nữa Rác nhựa cứ thế được đổ ra biển, chúng trôi theo các dòng biển mà tích tựu thành những xoáy rác khổng lồ nổi trên mặt đại dương xa tít Xoáy rác