Với hơn 30 năm kinh nghiệm kế thừa và phát triển từ Tập đoànHải Thạch, bên cạnh thế mạnh về đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng điểm, Tập đoàn Đèo Cả còn đẩy mạnh phát triển
Trang 1TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
BÁO CÁO QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
GVHD: TS PHẠM HẢI CHIẾN NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Nguyễn Đức Tuyên – 82100634
Lê Hoàng Long – 82100
TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 07 NĂM 2024
Trang 2Được sự đồng ý mở lớp của phòng Đại Học và Khoa Kỹ Thuật
Công Trình trong học kỳ hè năm học 2023 – 2024 chúng em được
học môn Quy hoạch và quản lý dự án.
Trong quá trình học, chúng em được thực hiện làm báo cáo
Quy hoạch và quản lý dự án Quá trình làm báo cáo này đã giúp
chúng em có điều kiện cũng cố kiến thức, đồng thời đã học hỏi được
thêm nhiều kiến thức mới Bước đầu tiếp cận đến một trong những
công việc mà sau này ra trường chúng em có thể làm đó là công việc
liên quan đến quản lý giấy tờ pháp lý, cũng như tổ chức tiến độ của
dự án và cách sử dụng nguồn nhân lực hợp lý.
Để hoàn thành tốt bài báo cáo này, trước tiên chúng em xin
gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Kỹ Thuật Công Trình đã tạo điều
kiện để chúng em được học tập và làm báo cáo môn học này.
Đặc biệt, chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TS
Phạm Hải Chiến - Giảng viên phụ trách môn học Quy hoạch và quản
lý dự án đã hỗ trợ và hướng dẫn chúng em trong việc hoàn thành tốt
nhất bài báo cáo môn chuyên ngành của khoa Kỹ thuật công trình
trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Trong quá trình thực hiện, do bản thân còn hạn chế nhiều
thức nên không tránh khỏi sự sai sót Chúng em mong thầy thông
cảm bỏ qua và góp ý để đề tài có thể trở nên hoàn thiện hơn ạ!
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, Ngày 3 tháng
7 năm 2024 Nhóm sinh viên thực hiện
Nhóm 9
Trang 3
BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CỦA THÀNH VIÊN NHÓM
HOÀN THÀNH NGUYỄN ĐỨC TUYÊN 8210061
5
Giới thiệu doanh nghiệp, giới thiệu dự án, phân tích sơ đồ WBS, Powerpoint
Trang 4MỤC LỤC
Trang 5CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN ĐÈO
CẢ
2.1 Giới thiệu doanh nghiệp
Cả
doanh nghiệp dự án, Khối doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, Khối doanh nghiệp dịch vụ và Khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
Trang 6Địa chỉ: 32 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1,
tư xây dựng hạ tầng
giao thông tại Việt
Nam với quy mô hơn
T
Tổng thầu thiết kế, thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị
Trang 7Với hơn 30 năm kinh nghiệm (kế thừa và phát triển từ Tập đoànHải Thạch), bên cạnh thế mạnh về đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng điểm, Tập đoàn Đèo Cả còn đẩy mạnh phát triển ở lĩnh vực thi công, xây lắp các loại công trình hạ tầng kỹ thuật, nhà cao tầng, công trình công nghiệp.
Đặc biệt, Tập đoàn Đèo Cả tập hợp được các thành viên là
những công ty lớn, có thế mạnh về công nghệ kỹ thuật, am hiểu các lĩnh vực xây dựng… sẽ cung cấp đến khách hàng các dịch vụ trọn gói từ thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ đến thi công xây dựng các loại công trình, góp phần tiết kiệm thời gian,giảm chi phí, giúp khách hàng an tâm hơn về chất lượng công trình
Quản lý vận hành công trình giao thông
Sau khi đưa vào vận hành, các yếu tố như: tải trọng, tốc độ vận chuyển của các phương tiện và các yếu tố tự nhiên (nắng, mưa,giông, bão)… sẽ trực tiếp tác động đến công trình dẫn tới các
hư hỏng và làm suy giảm năng lực phục vụ ảnh hưởng đến tuổi thọ và khả năng đảm bảo kỹ thuật an toàn giao thông của các công trình giao thông đường bộ
Do đó, công tác quản lý vận hành các công trình giao thông là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm duy trì trạng thái kỹ thuật và không gian kiến trúc của các công trình, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu xã hội
Ngoài thế mạnh về đầu tư xây dựng, Tập đoàn Đèo Cả còn có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động quản lý vận hành các công trình giao thông Hiện Tập đoàn đang đảm trách việc quản lý, vận hành, bảo trì các công trình giao thông đường bộ, trong đó
có các hầm đường bộ trên quốc lộ 1A qua miền Trung như Hải Vân, Đèo Cả, Cổ Mã, Phú Gia, Phước Tượng, …
Dịch vụ tư vấn, thiết kế, giám sát
Xác định, hoạt động Tư vấn, thiết kế, giám sát có vai trò quyết định đến độ an toàn, tính thẩm mỹ và đảm bảo tiến độ cho mọi công trình, dự án Trong giai đoạn phát triển mới, Tập đoàn Đèo
Cả định hướng, tập trung nguồn lực con người và kỹ thuật nhằmđẩy mạnh hoạt động Tư vấn, thiết kế, giám sát Đây cũng là một trong những nền tảng quan trọng, giúp Đèo Cả hướng đến
Trang 8mục tiêu trở thành Tập đoàn đa ngành nghề vững mạnh trong tương lai.
Đầu tư tài chính
Ban lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả xác định, hoạt động Đầu tư tài chính là bước phát triển chiến lược, phù hợp với xu hướng của thời đại, là bước tạo đà quan trọng để Tập đoàn đạt được các mục tiêu phát triển trong tương lai
Bước đi đầu tiên sẽ là thiết lập mối quan hệ, hợp tác với các công ty/quỹ đầu tư tài chính uy tín (như Vietinbank…) để có nguồn vốn đầu tư vào các dự án
Qua việc đầu tư vốn vào công ty thành viên đã có mối liên kết chặt chẽ, có chung lợi ích kinh tế sẽ tạo điều kiện tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời phân tán rủi ro
2 CÔNG CỤ QUẢN TRỊ VÀ MÔ HÌNH CỦA TẬP ĐOÀN ĐÈO
CẢ
Cho đến nay, thông qua các thực tiễn và cập nhật các lý luận
về quản trị hiện đại, Tập đoàn Đèo Cả đã tổng kết nên mô hình
và bộ công cụ quản trị để phổ biến rộng rãi trong hệ thống Mô hình này có các nội dung chính sau:
- Thuyết tam định luật
Định luật thứ nhất là định Tâm: Mọi người, đặc biệt là cán bộ chủ chốt phải luôn giữ tâm trí cân bằng, thông tuệ
để nhìn rõ thực tại, yên tâm với công việc, vị trícông tác của mình để
nỗ lực vượt qua khó khăn trong công việc được giao
Định luật thứ hai là định Hướng: Xác định rõ phương hướng của tổ chức và trung thành với định hướng đó, phải biết rõ mục tiêu trước khi hành động
Trang 9Định luật thứ ba là định Lượng: mọi công việc phải được lượng hóa về khối lượng và kết quả cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định để đánh giá và có giải pháp thực hiện, đảm bảo mục tiêu đề ra.
Thông thường bốn phép toán cơ bản sẽ được sắp xếp theo thứ
tự cộng (+), trừ (-), nhân (x), chia (:), tuy nhiên, để vận dụng hoạt động điều hành, Ban Lãnh đạo Đèo Cả đã sáng tạo bằng cách sắp xếp lại trật tự cho phù hợp với thực tiễn sản xuất kinh doanh và mục tiêu phát triển bền vững Hơn nữa, cơ sở khoa học của bốn phép toán đời thường trong quản trị còn được bổ sung bởi triết lý Phật giáo và tư tưởng Nhân ái trong Kinh thánh Các ý nghĩa của bốn phép toán đời thường còn được phổ nhạc
để lan tỏa một cách rộng rãi đến các thành viên của Tập đoàn Đèo Cả và các đối tác, khách hàngg
- Hội đồng quản trị trực tiếp điều hành Về mặt lý thuyết, Hội đồng quản trị sẽ giao nhiệm vụ điều hành cho Ban Giám đốc Tuy nhiên, với thực tiễn ở Việt Nam, việc vận dụng lý thuyết rất cần có sự sáng tạo cho phù hợp Xuất phát từ cách tiếp cận đó
và cùng với thực tiễn đúc kết được qua các dự án khó khăn, ở Tập đoàn Đèo Cả, các thành viên Hội đồng quản trị trực tiếp tham gia điều hành cùng các Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc Tập đoàn tại các công ty thành viên hoặc các dự án Sự khác biệt đó tạo ra nhóm làm việc khi cộng (+) các sở trường, giảm thiểu (-) các sở đoản sẽ hỗ trợ kịp thời cho các hoạt động điều hành của Ban Tổng giám đốc khi tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, giải quyết công việc, đồng thời cũng thể hiện việc sâu sát kiểm soát chặt chẽ trong việc quản trị, không chỉ ngồi chờ nghe báo cáo như các mô hình được giới thiệu trong sách vở
- Cặp đôi không hoàn hảo
Các cá nhân đều có tố chất, năng lực, sở thích khác nhau và vì vậy, cần phát huy được điểm mạnh, và
do đó hạn chế điểm yếu của mọi người trong thực hiện công việc để cùng hướng đến mục tiêu chung của tổ chức
Trang 10Theo mô hình này, người có quyền điều hành thì không quyết định về nhân sự và tài chính; và ngược lại, người quyết định về nhân sự, tài chính thì lại không có quyền điều hành trực tiếp Như vậy, “Cặp đôi không hoàn hảo” sẽ xác lập quan hệ tương tác hỗ trợ - giám sát lẫn nhau Hội đồng quản trị của Đèo Cả đã chọn ra 09 người trong nhóm quy hoạch chủ chốt gồm 9-18-36-72 con người sẽ là trụ cột triển khai các chiến lược tổng thể theo các trục sau:
+ Quản lý nhân sự, pháp chế
+ Quản lý tài chính và sử dụng vốn
+ Quản lý hoạt động sản xuất và mua sắm thiết bị
+ Quản lý các hoạt động tư vấn + Quản lý các khu vực Bắc – Trung – Nam và các dự án hạ tầng
- Tổ chức và quản lý nhân sự
Trang 11CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU DỰ ÁN HẦM ĐÈO CẢ
Trang 12xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, nối tiếp với đường cao tốc Vân Phong – Nha Trang.
Trang 13Thông tin hầm đường bộ
Tổng chiều dài khoảng
13,5 km, trong đó hầm xuyên
núi Đèo Cả dài 4,1 km, xuyên
núi Cổ Mã dài 500m, còn lại
là đường dẫn và cầu trên
tuyến (9 km).[2]
Hầm đường bộ được thiết kế
theo tiêu chuẩn đường cao
tốc TCVN 5729-1997, có 2
trục hầm song song nhau,
trong mỗi trục hầm thiết kế 2
làn xe, khoảng cách giữa hai
năm 2012 theo hình thức BOT và BT với tổng vốn đầu tư là 15.603 tỷ đồng (hơn mười lăm nghìn tỷ đồng), chủ đầu tư
là Công ty Cổ phần đầu tư Đèo Cả Trong
đó, kinh phí xây dựnghầm đèo Cả (đầu tư theo hình thức BOT) là 10.555 tỷ đồng, kinh phí xây dựng hầm Cổ Mã, đường dẫn và cầu trên tuyến (đầu tư theo hình thức BT) 4.509 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng và tái định cư 539 tỷ đồng (phần vốn ngân sách nhà nước).[3]
Ông Lê Quỳnh Mai - phó tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Đèo
Cả cho biết, Dự án hầm đèo Cả do Nhật Bản thiết kế, chủ đầu
tư là doanh nghiệp Việt Nam, sử dụng nguồn vốn vay trong
Trang 14nước, được thi công theo công nghệ làm hầm NATM của Áo, nhưng do ba nhà thầu của Việt Nam đảm nhiệm; tư vấn giám sát ban đầu cũng là Nhật, nhưng đến nay thì chỉ còn một số chuyên gia, còn đa số là người Việt Nam.[4]
Tái định cư
Về khu tái định cư, sẽ có 2 khu thuộc hai tỉnh Phú Yên và KhánhHòa Khu tái định cư phía Phú Yên sẽ được xây dựng với kinh phí khoảng 120 tỷ đồng trên 8,5 ha, phục vụ cho 156 hộ dân bị ảnh hưởng Còn ở phía Khánh Hòa, khu tái định cư sẽ nằm ở
xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh phục vụ cho gần 200 hộ dân.[3]
Theo dự kiến, khi đường hầm hoàn thành thì tổng quãng đường qua đèo giảm còn một nửa, thời gian qua đèo giảm chỉ còn 1/4, chịu được trọng tải lớn và an toàn cho các loại xe lưu thông Đường hầm cũng sẽ giúp cho việc lưu thông thuận lợi giữa miềnTrung và khu vực phía Nam, nối liền khu kinh tế Nam Phú
Yên và khu kinh tế Vân Phong, và giữa thành phố Tuy
Hòa và thành phố Nha Trang, làm bàn đạp để phát triển kinh tếkhu vực
Xây dựng
Hầm được khởi công ngày 18 tháng 11 năm 2013[3] Vào tháng
9 năm 2015, tiểu dự án hầm Cổ Mã chính thức thông xe toàn bộhầm Ngày 21 tháng 6 năm 2016, chính thức thông kỹ thuật dự
án hầm Đèo Cả.[2] Ngày 21 tháng 8 năm 2017, toàn bộ dự án chính thức được thông xe.[5]
Chi tiết tuyến đường
Trang 15Bảng thông tin tốc độ cao tốc đoạn hầm đường bộ Đèo Cả
Tối đa: 80 km/h, Tối thiểu: 60 km/h
CHƯƠNG III MỤC TIÊU XÂY DỰNG VÀ
PHÁT TRIỂN HẦM ĐÈO CẢ
3.1 Trước khi xây dựng Hầm Đèo Cả
Địa hình đồi núi hiểm trở:
Đèo Cả nằm giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, kéo dài khoảng 12 km với nhiều khúc cua gấp, dốc đứng và đường hẹp.
Địa hình đồi núi, nhiều đoạn đường uốn lượn, dễ gây ra tai nạn cho các phương tiện giao thông.
Thời tiết khắc nghiệt:
Khu vực Đèo Cả thường xuyên gặp mưa lớn và sương
mù dày đặc, giảm tầm nhìn và làm cho đường trơn
trượt.
Mùa mưa bão, nguy cơ sạt lở đất đá tăng cao, gây nguy hiểm cho các phương tiện đi qua.
Chất lượng đường và cơ sở hạ tầng:
Trước khi hầm Đèo Cả được xây dựng, con đường qua đèo còn nhiều đoạn xấu, dễ hỏng hóc, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Trang 16Việc bảo dưỡng và nâng cấp đường đèo cũng gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa hình.
Lưu lượng giao thông:
Đèo Cả là một tuyến đường quan trọng nối liền các tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ, do đó có lưu lượng giao thông lớn, đặc biệt là các xe tải và xe khách.
Việc di chuyển trên đường đèo hẹp với nhiều xe cộ qua lại dễ gây ra va chạm và tai nạn giao thông.
Thiếu các biện pháp an toàn:
Trước đây, hệ thống biển báo, đèn chiếu sáng và rào chắn an toàn trên Đèo Cả còn hạn chế, không đảm bảo
an toàn tối đa cho người tham gia giao thông.
3.2 Mục tiêu xây dựng
3.2.1 Cải thiện an toàn giao thông:
Giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông do đường đèo nguy
hiểm, địa hình phức tạp và điều kiện thời tiết khắc nghiệt
Hầm Đèo Cả được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, với các biệnpháp đảm bảo an toàn cao nhất cho người tham gia giao
thông Hệ thống thông gió, chiếu sáng, thoát nước, và chống cháy nổ được trang bị đầy đủ và hiện đại
Hệ thống camera giám sát, cảm biến đo tốc độ và phát hiện sự
cố được lắp đặt dọc theo hầm để theo dõi và kịp thời cảnh báo các tình huống nguy hiểm
Trung tâm điều hành và giám sát hoạt động 24/7 để đảm bảo phản ứng nhanh chóng khi có sự cố xảy ra
Tạo ra tuyến đường an toàn hơn cho các phương tiện di chuyển,đặc biệt là trong mùa mưa bão và khi sương mù dày đặc
3.2.2 Nâng cao hiệu quả vận tải:
Tăng cường khả năng vận chuyển hàng hóa và hành khách giữacác tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ
Trang 17Hầm Đèo Cả giúp rút ngắn quãng đường và thời gian di chuyển giữa các tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa so với việc phải đi qua đường đèo nguy hiểm và mất nhiều thời gian.
Giảm tắc nghẽn giao thông và tối ưu hóa luồng giao thông, giúpcác phương tiện di chuyển nhanh chóng và thuận lợi hơn Giảm tiêu hao nhiên liệu và hao mòn phương tiện do quãng đường ngắn hơn và điều kiện đường xá tốt hơn
Giảm chi phí bảo trì và sửa chữa phương tiện do đường hầm được bảo trì tốt hơn so với đường đèo Giảm thời gian di chuyển
và tiết kiệm chi phí vận hành cho các phương tiện giao thông
3.2.3 Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Kết nối giao thông thuận lợi:
Hầm Đèo Cả tạo ra tuyến đường an toàn và thuận lợi, rút ngắn quãng đường và thời gian di chuyển giữa các tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa
Tăng cường kết nối giao thông giữa miền Trung và các khu vực khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương và vận
chuyển hàng hóa
Thu hút đầu tư:
Hạ tầng giao thông hiện đại và an toàn giúp khu vực trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Các dự án bất động sản, khu công nghiệp, và dịch vụ logistic được khuyến khích phát triển nhờ vào sự thuận lợi về giao
thông
Phát triển du lịch:
Đèo Cả là một điểm đến du lịch nổi tiếng với cảnh quan đẹp và hùng vĩ Việc xây dựng hầm giúp du khách dễ dàng tiếp cận và khám phá khu vực này hơn
Các địa điểm du lịch như bãi biển, khu nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh xung quanh được hưởng lợi từ lượng khách du lịch tăng lên
Tăng cường thương mại và dịch vụ:
Trang 18Sự thông suốt trong giao thông vận tải giúp tăng cường hoạt động thương mại và dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ liên quan đến vận tải và hậu cần.
Các chợ, cửa hàng và trung tâm thương mại phát triển nhờ vào việc giao thương hàng hóa dễ dàng hơn
Cải thiện đời sống người dân:
Việc di chuyển an toàn và thuận tiện hơn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân địa phương Tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong các ngành xây dựng, vận tải, du lịch và dịch vụ, nâng cao thu nhập và mức sống của người dân
Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ:
Hầm Đèo Cả thúc đẩy việc nâng cấp và mở rộng các tuyến
đường kết nối, cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông của cả khu vực
Sự phát triển đồng bộ về hạ tầng giao thông góp phần tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và bền vững
Hỗ trợ các ngành công nghiệp địa phương:
Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, chế biến thủy sản và sản xuất hàng hóa được hưởng lợi từ việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm nhanh chóng và hiệu quả hơn Tăng cường xuất khẩu và phân phối hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế
Nhờ vào những lợi ích này, hầm Đèo Cả không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện giao thông mà còn là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho khu vực và
cả nước
3.3 Hình thức đầu tư
Dự án có tổng mức đầu tư 15.603 tỷ đồng, trong đó hầm Đèo
Cả được xây dựng theo hình thức BOT 10.555 tỷ đồng; hầm Cổ
Mã, đường dẫn và cầu trên tuyến được xây dựng theo hình thức
BT 4.509 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng và tái định cư
539 tỷ đồng