1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước về tài sản công trên Địa bàn tỉnh tuyên quang

69 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Tác giả Vũ Thành Luân
Người hướng dẫn GS,TS. Phạm Vũ Luận
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Quản lý Kinh tế
Thể loại Đề án tốt nghiệp thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 28,43 MB

Nội dung

Thực hiện chủ trương của Đảng, nhận thức được tầm quan trọng của tài sản công trong hoạt động hành chính, sự nghiệp và kinh tế- xã hội và chính trị của tỉnh Tuyên Quang các cấp, các ngà

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Vũ Thành Luân

QUAN LY NHA NUOC VE TAI SAN CÔNG

TREN DIA BAN TINH TUYEN QUANG

Dé an tot nghiép thac si

Hà Nội, năm 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Vũ Thành Luân

QUAN LY NHA NUOC VE TAI SAN CÔNG

TREN DIA BAN TINH TUYEN QUANG

Chuyén nganh: Quan ly Kinh té

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề án tốt nghiệp thạc sĩ: “Quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ” là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học độc lập

và nghiêm túc dựa trên sự cố gắng, nỗ lực của cá nhân tôi và sự hướng dẫn của GS,TS Phạm Vũ Luận

Các số liệu trong đề án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, không sao chép hoặc sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu nào tương tự

Tôi xin cam đoan và hoàn toàn chịu trách nhiệm với các nội dung trình bày

trong đề tài này./

Cao học viên

Vũ Thành Luân

Trang 4

ii

LOI CAM ON

Đề hoàn thành được đề án tốt nghiệp: “Quản lý nhà nước về tài sản công trên

địa bàn tỉnh Tuyên Quang”, với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, học viên bày

tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giảng viên Trường Đại học Thương Mại, Khoa Kinh

tế, Viện đảo tạo sau Đại học - Trường Đại học Thương mại đã giúp đỡ và tạo điều

kiện cho tác giả hoàn thành đề án tốt nghiệp này

Đặc biệt, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS,TS Phạm Vũ Luận,

là người đã tận tình hướng dẫn cho học viên trong quá trình nghiên cứu viết Đề án tốt nghiệp

Đồng thời, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo UBND tỉnh

Tuyên Quang và các Sở, ngành liên quan đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận

lợi hỗ trợ, cung cấp tài liệu trong quá trình thu thập thông tin, tài liệu để học viên

phân tích, viết Đề án tốt nghiệp

Vì thời gian nghiên cứu và viết Đề án tốt nghiệp có hạn, lượng kiến thức còn

hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót Học viên rất mong nhận được sự nhận

xét, góp ý quý báu của các thầy cô giảng viên và đồng nghiệp để công trình trình nghiên cứu được tăng cường hơn và ứng dụng hiệu quả trong thực tế

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả đề án

Vũ Thành Luân

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾTT TẮTT -. 22 -2222£2©2222222244222eeerrrez iii DANH MỤC BẢNG BIÊU, HÌNH sesecssnnsseeessenss MA vi

MỞ ĐẦU sevsssssssssccssseesescescsesessssssssnuusssssnssssssesecessesecesesssesssssuuusssnssssssesesees 1 PHAN 1: CO SO LY LUAN DOI VOI QUAN LY NHA NUOC VE TAI SAN

1.1 Khái quát về tài sản công << s<sss+vss©ExseErsserxsetreserssssrssersssore 6

1.1.1 Khái niệm và phân loại tài sản công 5-5252 522+2+zsczzzzzszezesee 6

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản lý nhà nước về tài sản công - 8

1.2.2 Nguyên tắc quản lý nhà nước về tài sản công 2222222222227 10

1.2.3 Chủ thể và đối tượng trong quản ly nha nước về tài sản công 11 1.2.4 Nội dung quản lý nhà nước về tài sản công

1.2.5 Công cụ quản lý nhà nước về tải sản công

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn cấp

"10 .Ô 21 1.2.1.Các yếu tố chủ quan -22222222222222222222222222227227222722222 211 e6 21

1.2.2.Các yếu tố khách quan quan -EEEEE:ft222222222222222222222222xxee 22

PHAN 2: THUC TRANG QUAN LY NHA NUOC VE TAI SAN CONG TREN DIA BAN TINH TUYEN QUANG seseesecccsssssssees sess 10.23

2.1 Khái quát về tỉnh Tuyên Quang và tình hình tài sản công trên địa bàn 23

2.1.1 Khái quát về tỉnh Tuyên Quang EEEEEEE22221222222 222222222.ee 23

2.1.2 Tình hình tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2023 25 2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

giai đoạn 2(021-2(0233 <-s<cssessesseersetrsesretretsserrsetresrsetnssrnsesrse 27

2.2.1 Thực trạng xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tài

v0 101117 27

Trang 6

IV

2.2.2 Thực trạng tô chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tài sản công

2.2.3 Thực trạng thanh tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công 402

2.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước đối với tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên (QuanØ 5< << << %4 11 0 0.11 090088gØ

2.3.1 Những kết quả đạt được -22222222222EEEEEEEEEEEEE211222 2.3.2 Hạn chế -22222222222222222 1222 11212 17121.11121 1111 ee

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế

PHẢN 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIEU QUA QUAN LY NHA NUOC VE TAI SAN CONG TREN DIA BAN TINH TUYEN

QUANG ¬ AHA5 008 080700 08018020000 0180108 0804 tsam 48

3.1 Định hướng tăng cường quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2(3( -°s°s<©S£S+ss€ESsE2se©Essezseersserrsserse 48

3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030 48

3.1.2 Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030 EEEEEEEEEEEf22221222172222222222222222222222E.rr 49 3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên (Quanng -s- << 5< 5< s1 900911 0090091 gØ 49 3.2.1 Nhóm giải pháp tăng cường xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tài sản công

3.2.2 Nhóm giải pháp tăng cường tô chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật

về tài sản công -cc2222+r2E222212222 1111111111111 ee 51 3.2.3 Nhóm giải pháp tăng cường thanh tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản

Trang 7

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

Trang 8

vi

DANH MỤC BÁNG BIÊU, HÌNH Bảng:

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 - 202324

Bảng 2.2: Số lượng tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang phân theo loại hình trong

Bảng 2.3: Số lượng tài sản công được hình thành và phát triển mới trên địa bàn tỉnh Tuyên

60) 556.0220020 20Ẻ8 33

Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả thực hiện bảo trì sửa chữa tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên

Quang giai doar 2021-2023 ou 30 Bang 2.5: Tổng hợp kết quả thực hiện thanh lý tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Bảng 2.6: Kết quả thanh tra, giám sát hoạt động và xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng tài

sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021- 2023 4

Hình

Hình 2.1: Sơ đồ tỷ lệ tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang phân theo loại hình

trong giai đoạn 2021- 2023 +2 2©22++++++2++EE+E££E2ESEESEEzrrxrrxrrrrrerre 27

Trang 9

Vii

TOM TAT NOI DUNG DE AN

Đề án được thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, nhằm đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

tầm nhìn đến năm 2030 Đề án đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về đối với

quản lý nhà nước về tài sản công, cụ thể làm rõ: Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc,

chủ thê và đối tượng cùng các nội dung quản lý nhà nước về tài sản công Đồng thời nghiên cứu các công cụ áp dụng trong quản lý nhà nước về tài sản công hiện nay

Trên cơ sở khung lý thuyết được xây dựng, tác giả đã thực hiện phân tích và đánh giá thực trạng đối với quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2023 Kết quả phân tích cho thấy, trong những năm qua hoạt động tài sản công trên địa bàn được quản lý chặt chẽ, có nền nếp theo quy chế tại các

cơ quan, đơn vị sử dụng và quy định của pháp luật nên đã mang lại hiệu quả rõ rệt Tuy nhiên công tác quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế Trong nghiên cứu, đề án đã chỉ ra được các

nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan gây ra những hạn chế trên Trên cơ sở phân tích thực trạng, đánh giá những mặt đạt được và những tồn tại,

hạn chế cần khắc phục Đề án đã làm rõ các quan điểm, định hướng vả mục tiêu tăng

cường quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030

Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bản tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới Kết quả nghiên cứu có thé dùng làm tải liệu tham khảo cho chính quyền trong và ngoài tỉnh Tuyên Quang, các

cơ quan đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng tài sản công trong cả nước

Từ khóa: Tỉnh Tuyên Quang, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, tài sản công, quản lý nhà nước đối với tài sản công

Trang 10

MO DAU

1 Lý do lựa chon đề án

Tài sản công là tài sản của quốc gia, được đặt dưới sự quản lý của nhà nước theo quy định của pháp luật, có vai trò là cơ sở hạ tầng, cũng đồng thời là cơ sở vật chất

kỹ thuật cho sự hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập Chính vì vai trò quan

trọng như vậy nên cần phải có sự quản lý chặt chẽ đối với tài sản công để sử dụng có hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng và vai trò của tài sản công trong phát triển kinh

tế- xã hội và chính trị của đất nước

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn rất cần thiết phải phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Thực hiện chủ trương của Đảng, nhận thức được tầm quan trọng của tài sản công trong hoạt động

hành chính, sự nghiệp và kinh tế- xã hội và chính trị của tỉnh Tuyên Quang các cấp,

các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm triển khai thực hiện các quy định về quản lý nhà nước về tài sản công UBND tỉnh Tuyên quan đã chỉ đạo các cơ quan đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn xác lập rõ đối tượng được giao quản lý,

sử dụng đối với mỗi loại tài sản công gắn với quyền và nghĩa vụ của tập thê và cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quản lý, sử dụng tài sản công

Từ đó góp phân tạo nên những chuyền biến tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và tạo ra cơ chế phân công, phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công phù hợp trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tính chất quản lý, sử dụng tài sản công, năng lực quản lý của các cấp, các ngành, dơn vi trong tinh

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác QLUNN về tài sản công trên địa bản tỉnh Tuyên Quang vẫn còn tồn tại một số hạn chế, cụ thể:

Thứ nhất, về xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tài sản công: việc xây dựng và ban hành các văn bản quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang không kịp thời, trong giai đoạn 2021-2023 Công tác tham

mưu, ban hành cơ chế, chính sách, chỉ đạo, hướng dẫn liên quan đến quản lý, sử dụng

và khai thác tài sản công của tỉnh trong một số nội dung còn cham, chua kip thoi diéu

chỉnh theo sự thay đổi của pháp luật Chưa ban hành quy định về phân cấp quản lý tài sản công đối với cơ quản Đảng cấp tỉnh Công tác xây dựng tiêu chuẩn, định mức

sử dụng tài sản chuyên dùng (diện tích chuyên dùng, máy móc, thiết bị chuyên dùng) còn phải sửa đổi bổ sung trong quá trình tổ chức thực hiện

Trang 11

Thứ hai, về tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tài sản công:

Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chưa kịp thời nắm bắt,

triển khai đầy đủ các nội dung của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản

quy định chi tiết thi hành Luật theo quy định Một SỐ cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa

kịp thời ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công đề tổ chức thực hiện Chưa xây dựng đủ hệ thống số tài sản và chưa theo dõi hạch toán đầy đủ tài sản và trích tỷ

lệ hao mòn tài sản cỗ định vào số sách kế toán theo đúng quy định Còn có trường

hợp sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết

nhưng chưa lập Đề án dé trình cấp có thâm quyền phê duyệt

Thứ ba, thanh tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công: Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang dù được triển khai thường xuyên nhưng chỉ tập trung ở một số cơ quan, đơn

vị, dự án trọng điểm mà chưa báo quát toàn bộ hệ thống tài sản công trên địa bàn tỉnh

Tuyên Quang Công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, thanh tra hoạt động quản lý, sử dụng tài sản công có lúc

chưa đồng bộ, thiếu thông tin đầy đủ, chính xác, toàn diện Nguồn nhân lực tổ chức

thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang còn hạn ché

Điều này đòi hỏi các hạn chế trong quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thời gian tới đây phải được khắc phục triệt để và phát huy những ưu điểm trong bối cảnh mới Xuất phát từ tình hình đó, vấn đề tìm giải pháp

để tăng cường quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết và cấp bách

Với thực tế khách quan đó, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về tài sản

công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài nghiên cứu đề án tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Kinh tế

2 Mục tiêu của đề án

2.1 Mục tiêu tông quát

Đề án hướng tới mục tiêu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới

Trang 12

- Thu thập số liệu, phân tích, chỉ ra những đặc điểm cơ bản và đánh giá thực

trạng quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-

2023

- Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030

3 Đối tượng và phạm vi của đề án

3.1 Đối tượng của đề án

Đối tượng nghiên cứu của đề án là quản lý nhà nước về tài sản công của chính quyền địa phương cấp tỉnh

3.2 Phạm vi của đề án

- Phạm vi nội dung: Đề án tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang tiếp cận theo chức năng quản lý, bao gồm: (1) Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tài sản công: (2) Tổ chức thưc hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tài sản công; (4) Thanh tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên

Quang

- Phạm vi thời gian: Dữ liệu thu thập cho giai đoạn 2021-2023, các giải pháp

được đề xuất đến năm 2030

4 Quy trình và phương pháp thực hiện đề án

4.1 Quy trình thực hiện đề án

Đề án dự kiến thực hiện nghiên cứu qua các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu dé xây dựng khung lý thuyết đối với quản lý nhà nước về tài sản công Phương pháp nghiên cứu là phương pháp mô hình hóa, phân tích hệ thống

Bước 2: Thu thập số liệu về tình hình tài sản công và kết quả thực hiện quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2023 Các số

liệu được thu thập từ các báo cáo, tài liệu, thông tin của UBND tỉnh Tuyên Quang,

Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang, Sở Nội Vụ, Sở Tài chính tỉnh Tuyên

Quang Ở bước này, tác giả sử dụng phương pháp thống kê tổng hợp

Bước 3: Phân tích thực trạng và đánh giá quản lý nhà nước về tài sản công trên

địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2023, xác định ưu điểm, hạn chế và nguyên

nhân Phương pháp được sử dụng bao gồm: Phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp phân tích, thống kê

Trang 13

Bước 4: Trên cơ sở những thành tựu, kết quả, hạn chế và nguyên nhân đã rút ra trong phân tích thực trạng Đề án đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước

về tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến 2030 Ở bước này tác giả sử dụng phương pháp dự báo phân tích, tổng hợp

4.2 Phương pháp thực hiện đề ún

a Phương pháp thu thập dữ liệu

Tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp từ các giáo trình, đề án tốt nghiệp thạc sĩ, các

bài báo, công trình nghiên cứu liên quan đề làm cơ sở lý luận Dé phân tích thực trạng quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, tác giả sẽ dựa trên

việc thu thập số liệu từ các nguồn như: Thu thập các số liệu liên quan đến thống kê

số lượng, giá trị tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang tại các cơ quan chuyên ngành trên địa bàn tỉnh; Các quyết định, báo cáo, ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Tuyên Quang về quản lý sử dụng tài sản công, dự toán và quyết toán mua sắm tài sản công Các báo cáo của Sở Tài chính về tình hình đầu tư, mua sắm và ngân sách chỉ phí cho tài sản công Các quy định, chính sách pháp luật của nhà nước về quản lý tài sản công thông qua các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định của Chính phủ hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng tài sản công,

Thông tư của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện

Nghị định và các văn bản quản lý của địa phương, các dữ liệu thống kê tình hình quản

lý tài sản công tại tỉnh Tuyên Quang Tác giả thu thập các số liệu, dữ liệu có liên quan trong phạm vi thời gian 2021-2023

b Phương pháp xử lý dữ liệu

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài, các phương pháp được sử dụng là:

+ Phương pháp thống kê mô ta

Dựa trên các dữ liệu thống kê, số liệu mô tả sự biến động cũng như những thay đổi về số liệu, tình hình lập, sử dụng, quyết toán vốn đầu tư công, các nhân tố ảnh

hưởng, mức độ chấp hành của các chủ thê tham gia, thực hiện Phương pháp này sử dụng đề mô tả thực trạng công tác quan lý nhà nước về tài sản công

Trang 14

công tác vốn đầu tư công nhằm đề xuất những giải pháp có tính khả quan để giải

quyết, khắc phục những hạn chế, tồn tại

+ Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng trong quá trình phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang qua các năm

Tiến hành so sánh, đối chiếu, nếu quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước

về tài sản công giai đoạn nghiên cứu (2021 - 2023), so sánh kết quả thực hiện

Từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá tạo cơ sở cho các phương pháp phân tích, tổng hợp

5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án

- Về khoa học: Đề án góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về tài sản công và

quản lý nhà nước về tải sản công; cụ thể làm rõ khái niệm, phân loại và vai trò của

tài sản công Khái quát lý thuyết về các nguyên tắc, nội dung quản lý nhà nước về tài sản công, các tiêu chí đánh giá hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản

lý nhà nước về tài sản công Trên cơ sở phân tích thực trạng, đánh giá những mặt đạt

được và những tồn tại, hạn chế cần khắc phục Đề án đã làm rõ các quan điểm, định

hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên dia bàn tỉnh Tuyên Quang Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới Kết quả nghiên cứu có thé dung lam tai liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu

- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các đơn vị sự nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và các địa phương khác

6 Kết cầu đề án

Đề án tốt nghiệp ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tải liệu tham khảo,

phụ lục, có kết cầu bao gồm 3 phần như sau:

Phần 1: Cơ sở lý luận đối với quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bản cấp tỉnh

Phần 2: Thực trạng quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Phần 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Trang 15

Phan 1

CO SO LY LUAN DOI VOI QUAN LY NHA NUOC VE TAI

SAN CONG TREN DIA BAN CAP TiNH

1.1 Khái quát về tài sản công

1.1.1 Khái niệm và phân loại tài sản công

1.1.LL Khái niệm tài sản công

Tài sản công, công sản, hay tài sản nhà nước là thuật ngữ đề chỉ các tài sản

thuộc sở hữu chung của cộng đồng trong thê chế nhà nước Đào Duy Anh (1957) đã

định nghĩa “Tai san công hay công sản là sản nghiệp của Nhà nước hoặc của đoàn thé công cộng ” (Theo Từ điện hán việt giản lược, của Đào Duy Anh tr 121)

Tiếp nối quan điểm này, theo quy định tại Điều 53 Hiến pháp Việt Nam năm 2013: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguôn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đẫu tư, quan lÿ là tài

sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại điện chủ sở hữu và thống nhất quản

Theo Quốc hội Việt Nam (2017): “Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: Tài sản công phục vụ hoạt động quản ly, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an nỉnh tại

CƠ quan, tổ chức, đơn vị; Tài sản kết cầu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích

công cộng; Tài sản được xác lập quyên sở hữu toàn dân; Tài sản công tại doanh nghiệp; Tiên thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách,

dự trữ ngoại hối nhà nước; Đất đai và các loại tài nguyên khác ” (Khoản 1| Điều 3

Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017)

Trong phạm vi nghiên cứu của đề án, tác giả thống nhất với quan điểm về tài sản công được nêu trên tại khoản 1 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm

2017 Trong đó, tài sản công là một loại tài sản chung thuộc sở hữu toàn dân được nhà nước đại diện quản lý để sử dụng với những mục đích và nhiệm vụ quan trọng

trong việc phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng Việc đưa ra khái niệm tài sản công cụ thê để nhằm mục đích giúp phân biệt tài sản công với các loại tài sản khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng tài sản công trong thực tiễn địa phương

1.1.L2 Phân loại tài sản công

Theo Điều 4 tại Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, tài sản công

Trang 16

được Quốc hội quy định phân chia thành 07 nhóm bao gồm:

- Nhóm I: Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân

dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tô chức chính tri

— xã hội, tô chức chính trị xã hội — nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội — nghề

nghiệp, tô chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội, trừ tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước (gọi là tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị)

- Nhóm 2: Tài sản kết cau ha tang phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng

là các công trình kết cầu hạ tầng kỹ thuật, công trình kết cấu hạ tầng xã hội và vùng

đất, vùng nước, vùng biển gắn với các công trình kết cấu hạ tầng, bao gồm: Hạ tầng giao thông, hạ tầng cung cấp điện, hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu,

hạ tầng đô thị, hạ tầng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, hạ tầng thương mại, hạ tầng thông tin, hạ tầng giáo dục và đảo tạo, hạ tầng

khoa học và công nghệ, hạ tầng y tế, hạ tang van hoa, ha tang thé thao, ha tang du

lịch và ha tầng khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là tài sản kết cầu hạ tầng)

- Nhóm 3: Tài sản công tại doanh nghiệp nhà nước Là nguồn tài sản công được

giao cho các doanh nghiệp nhà nước quản lý và sử dụng

- Nhóm 4: Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước do Nhà nước đầu tư, quản

lý để phục vụ kiến thiết đất nước, phát triển kinh tế xã hội

- Nhóm 5: Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp

luật bao gồm: Tài sản bị tịch thu; tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, bị chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế và tài sản khác thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật Dân sự

- Nhóm 6: Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài

ngân sách và dự trữ ngoại hối nhà nước

- Nhóm 7: Đất đai; tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biên, vùng trời, kho số viễn thông và kho số khác phục vụ quản lý nhà nước, tài nguyên Internet, phô tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tỉnh và các tài nguyên khác do Nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật

1.1.2 Vai trò của tài sản công

Tài sản công có vai trò rất quan trọng trong việc tạo nguồn lực và duy trì hoạt

động phát triển kinh tế, xã hội, hành chính của đất nước Cụ thê:

Trang 17

Thứ nhất, tài sản công là nguồn lực nội sinh của đất nước, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và quản lý xã hội, là nguồn lực tài chính tiềm năng cho đầu tư phát

triển, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Thứ hai, Nguồn lực từ tài sản công được khai thông sẽ đóng góp vào phát triển

kinh tế - xã hội và điều hành kinh tế vĩ mô Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài

sản công được triển khai thực hiện với những tải sản có khối lượng và giá trị lớn: nhà,

đất thuộc sở hữu nhà nước; kết cấu hạ tầng giao thông; đất đai và tài nguyên thiên nhiên; tài sản tịch thu và tài sản xác lập sở hữu nhà nước

Thứ ba, tài sản công cung cấp nguồn lực để Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình kết cầu hạ tầng và đầu tư cho các ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn Là

cơ sở vật chất dé các cơ quan hành chính sự nghiệp sử dụng để hoạt động và cung

cấp dịch vụ công ích, lãnh đạo điều hành đất nước

Thứ tư, các loại tài sản công khác nhau gắn với sử dụng với những mục đích

và nhiệm vụ khác nhau nhưng đều góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế,

xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng tại địa phương và đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu phát trién chung của quốc gia

Thứ năm, tài sản công là tài sản chung của quốc gia và thuộc sở hữu của tất cả

người dân, cho nên số lượng và chất lượng, gái trị của tài sản công cũng phản ánh

mức độ phát triển kinh tế- xã hội và vị thế của một đất nước

1.2 Lý luận đối với quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn cấp tỉnh

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn cấp

tỉnh

1.2.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về tài sản công

Theo Nguyễn Hữu Tri và Cộng sự (2012): “QLNN là sự tác động có tổ chức

và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp

luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc

xây dựng CNXH và bảo vệ tô quốc XHCN” (Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, tập 1, trang 407)

Võ Hồng Phúc (2017) trong “Giáo trình quản lý nhà nước” cho rằng “Quản lý nhà nước là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý là cơ quan quản lý nhà nước tới đối tượng quản lý một cách liên tục, có tô chức, liên kết các thành viên trong tô chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất”

Như vậy, QLNN là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sử

Trang 18

dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội QLNN được xem là một

hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động

chức năng đặc biệt

Từ khái niệm tài sản công kết hợp với khái niệm QLNN, có thê hiểu QLNN

đối với tài sản công trên địa bàn cấp tỉnh như sau: Quản lý nhà nước đối với đối với

tài sản công trên địa bàn cấp tỉnh là hoạt động chỉ đạo, điều hành và kiểm tra giám

sát việc hình thành, sử dụng và thanh lý tài sản công thông qua cơ chế chính sách, pháp luật của hệ thống cơ quan QLNN trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo tài sản công trên địa bàn được quản lý và sử dụng đúng quy trình, quy định và mang lại hiệu quả cao nhất trong việc phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng tại địa phương

1.2.1.2 Mục tiêu quan ly nhà nước về tài sản công trên địa bàn cấp tỉnh Quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn cấp tỉnh hướng đến những mục

tiêu cụ thể sau đây:

Thứ nhất, giảm thất thoát, lăng phí: Quản lý nhà nước về tài sản công tại trên

địa bàn cấp tỉnh nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm và khai thác có hiệu quả các tài sản công hiện có và mua sắm phát triển mới tài sản cộng một cách tiết kiệm, minh bạch

và hiệu quả nhất Đồng thời, Quản lý nhà nước về tài sản công phải gắn với kiểm soát khâu hao, giữ gìn và bảo quản tài sản công, chống mọi hành vi tham ô, lãng phí trong

sử dụng tài sản công và khai thác hiệu quả tài sản công để phục vụ cho hoạt động

hành chính sự nghiệp và phát triển kinh tế của địa phương

Thứ hai, đảm bảo tài sản công được quản lý và sử dụng đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật: Thực hiện đúng những quy định pháp luật và yêu cầu kinh tế

kỹ thuật trong lĩnh vực quản lý và sử dụng tài sản công Quản lý nhà nước đối với tài

sản công nhằm đảm bảo quy trình đầu tư mua sắm, vận hành sử dụng, sửa chữa và

thanh lý tài sản công khi kết thúc sử dụng phải đúng mục đích, tuân thủ quy định

cơ quan, đơn vị sự nghiệp Do đó, việc quản lý nhà nước về tài sản công nhằm đảm bảo việc mua săm và sử dụng tài sản công trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp phải

Trang 19

10

gắn liền với cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị; mà cụ thể là tiêu

chuẩn, định mức sử dụng từng loại tài sản do cơ quan nhà nước có thâm quyền quy

định và nhu cầu sử dụng tài sản để phục vụ hoạt động của đơn vị theo chức năng,

nhiệm vụ được giao

1.2.2 Nguyên tắc quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn cấp tỉnh Quản lý nhà nước đối với tài sản công trên địa bàn cấp tỉnh cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:

— Thứ nhất: Mọi tài sản công đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng và các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tô chức, đơn vị và đối tượng khác theo quy định của Luật và pháp luật có liên quan Nguyên tắc nay thé thé

hiện sự bình đăng giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các đối tượng khác trong việc

sử dụng tài sản công

~ Thứ hai: Tài sản công do Nhà nước đầu tư phải được quản lý, khai thác, duy

tu, bảo dưỡng, sửa chữa, được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những

tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hỏa hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật

— Thứ ba: Tài sản công là tài nguyên phải được kiểm kê, thống kê về hiện vật,

ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản; được quản lý, bảo vệ, khai thác theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật

— Thứ tư: Tài sản công phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo

đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo

quy định của pháp luật

— Thứ năm: Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo

cơ chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật

— Thứ sáu: Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải được thực hiện công khai,

minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng

~ Thứ bảy: Một nguyên tắc nữa cũng rất quan trọng đó là việc quản lý, sử dụng

tài sản công được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp

luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật

Trang 20

Như vậy, chủ thể quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn cấp tỉnh là Chủ

tịch UBND các cấp, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn

cấp tỉnh Các chủ thể này có trách nhiệm quản lý tất cả các tài sản công và các hoạt động có liên quan đến quản lý và sử dụng tài sản công thuộc cơ quan, đơn vị mình được giao quản lý bao gồm: Mua sắm tài sản công, sử dụng tài sản công; thu hồi tài sản công, bán tài sản công, thanh lý tài sản công, tiêu hủy tải sản công

Đối tượng quản lý nhà nước đối với tài sản công trên địa bàn cấp tỉnh là các tài

sản công thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh và các loại tài sản công cộng khác bao gồm: Trụ sở làm việc là đất, nhà làm việc và tải sản

khác gắn liền với đất phục vụ hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước, tô chức chính

trị - xã hội; Cơ sở hoạt động sự nghiệp là đất, nhà làm việc, công trình sự nghiệp và

tài sản khác gắn liền với đất phục vụ hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ công của

đơn vị sự nghiệp công lập; Nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước thuộc quỹ nhà cho thuê

sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh dịch vụ được giao cho doanh nghiệp nhà

nước quản lý; Tài sản kết cau hạ tầng kỹ thuật công cộng, cảnh quan đô thị; Tài sản

là phương tiện vận chuyền, vận tải phục vụ hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước; Tài sản là máy móc, thiết bị và các tài sản khác phục vụ hoạt động quản lý của cơ

Nội dung xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tài sản công trên địa bàn cấp tỉnh gồm nhiều loại, có thể sắp xếp các bộ phận hợp thành như sau:

Trang 21

- Các thông tư hướng dẫn của bộ chuyên ngành, liên bộ, cơ quan ngang bộ, các

quyết định và chỉ thị của bộ trưởng đề thực hiện nghị định của chính phủ, quyết định

của thủ tướng liên quan đến quản lý nhà nước về tài sản công

- Các văn bản quản lý của địa phương, cụ thê hoá chính sách của trung ương và hướng dẫn thực thi quản lý nhà nước về tài sản công trên phạm vị địa bàn theo phân cấp trách nhiệm

- Văn bản khác như các cam kết, hợp đồng mua bán, thỏa thuận thanh lý tài sản

công có liên quan

Quy trình và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tài sản công tuy theo phân cấp với các chủ thể thực hiện khác nhau mà vấn đề cơ bản và quan trọng có ý nghĩa tiền đề là xây dựng được cơ chế chính sách quản lý và sử dụng tài sản công một cách hợp lý, chặt chẽ và có hiệu quả Trong đó:

- Ở cấp trung ương, chủ thể xây dựng và ban hành gồm Quốc hội, Chính Phủ,

Bộ Tài chính chủ yếu tập trung công tác hoạch định đề ban hành các văn bản luật

và quy định chính sách cụ thể hoá luật; chỉ đạo điều hành các ngành, các cấp triển khai và phối hợp thực hiện; đồng thời tổ chức chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra

chấp hành luật pháp để đảm bảo tính thống nhất trong QLNN và trật tự kỷ cương trong quản lý và sử dụng tài sản công phạm vi cả nước

- Ở trên địa bàn cấp tỉnh, để thực thi QLUNN về tài san công trên địa bàn theo

phân cấp, UBND phải phân công trách nhiệm rõ ràng cho các sở ngành, thủ trưởng các đơn vị sử nghiệp và quy định phối hợp hoạt động quản lý Một mặt các sở ngành của địa phương phải phối hợp theo chiều dọc với bộ ngành ở trung ương về nghiệp

vụ, mặt khác phải chịu sự chỉ đạo điều hành trực tiếp, toàn điện của UBND về QLNN

đối với tài sản công trên phạm vi lãnh thổ được phân cấp, phân quyền

1.2.4.2 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tài sản công Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về tài sản công đã được xây dựng

và ban hành, cơ quan QLNN tổ chức thực hiện tương ứng với các nội dung theo quy

trình vận động của tài sản công cụ thể như sau:

a) Tổ chức thực hiện quản lý quá trình hình thành tài sản công

Trang 22

của các Chính phủ, tô chức phi Chính phủ nước ngoài và tô chức quốc tế khác; tài

sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biếu, tặng, cho và các tài sản khác được

xác lập sở hữu nhà nước; Tài sản công bằng hiện vật do Nhà nước giao theo quy định

áp dụng đối với cơ quan nhà nước

Việc quản lý nguồn hình thành tài sản công phải được thống nhất theo nguyên

tắc: Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; phù hợp với tiêu chuẩn, định mức

sử dụng tài sản công được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành; Phù hợp với nguồn tài sản và nguồn kinh phí được phép sử dụng; Tuân thủ phương thức, trình tự,

thủ tục quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan; Công khai, minh bạch và

đúng chế độ quy định

Như vậy, việc hình thành tài sản công chủ yếu là qua các hình thức mua sắm và xây dựng bằng NSNN hoặc do nhà nước thu hồi và chuyên đổi chức năng xung vào công quỹ Mỗi loại tài sản công thuộc lĩnh vực khác nhau sẽ được phân cấp thấm quyền quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công khác nhau:

- Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng cơ sở hạn tầng công cộng, trụ sở làm

việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và mua sắm tài sản gắn liền với dự án đầu tư xây

dựng công trình được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình và các quy định khác của pháp luật có liên quan

- Thẩm quyền quyết định mua sắm tải sản thực hiện theo kế hoạch, dự toán được

cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành

- Việc mua sắm tài sản từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp của đơn

vị; thủ trưởng đơn vị sự nghiệp căn cứ vào kế hoạch, dự toán, du án được cấp có thấm quyền phê duyệt, tiêu chuẩn định mức sử dụng và nhu cầu cần thiết phục vụ hoạt động của đơn vị để quyết định việc mua sắm cho phù hợp, bảo đảm tiết kiệm và hiệu

quả

Quá trình thực hiện đầu tư, mua sắm tải sản gồm có: Quyết định chủ trương và thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản

- Quyết định chủ trương đầu tư, mua sắm tài sản: Đây là giai đoạn rất quan

trọng, nên phải căn cứ vào nhu câu, định mức, tiêu chuân sử dụng tài sản và dự toán

Trang 23

14

ngân sách nhà nước hàng năm của địa phương (đối với tài sản công kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia) và từng đơn vị sự nghiệp để quyết định đầu tư, mua sắm tài

sản (Đối với tài sản phục vụ quản lý hành chính của đơn vị sự nghiệp và dự án đầu

tư thuộc doanh nghiệp nhà nước) Vì nếu chủ trương đầu tư, mua sắm đúng thì tài sản

công sẽ phát huy được tác dụng, mang lại lợi ích thiết thực cho đơn vị và xã hội; còn

nếu chủ trương đầu tư, mua sắm không đúng sẽ gây hậu quả nghiệm trọng, gây lãng phí tài sản, làm thất thoát ngân sách nhà nước

- Thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản: Sau khi có chủ trương đầu tư, mua sắm tài sản thì việc đầu tư, mua sắm phải được thực hiện theo đúng quy định hiện hành về

đầu tư xây dựng công trình và mua sắm tài sản công Thực hiện đầu tư, mua sắm phải theo đúng trình tự; đúng nguyên tắc chỉ ngân sách; đảm bảo công bằng, minh bạch, hiệu quả và tiết kiệm và phải có tổng hợp báo cáo về đơn vị chủ quản và có bảng kê khai chỉ tiết gửi về Sở Tài chính địa phương để được thâm định bảo về UBND và

HĐND tỉnh

b) Tổ chức thực hiện quản lý quá trình vận hành, khai thác tài sản công

Tài sản công bao gồm các loại công trình xây dựng, cơ sở vất chất và máy móc,

thiết bị đặc thù Tuy nhiên, cũng như các loại cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất khác, quá trình sử dụng và vận hành các tài sản công sẽ dần xuất hiện những vấn đề kỹ thuật,

những điểm yếu kém Do đó, công tác quản lý tài sản công cũng cần quan tâm đặc biệt đến việc quản lý sử dụng Quá trình sử dụng tài sản công chứng minh cho những luận chứng kỹ thuật được đưa ra trong giai đoạn đầu tư, mua sắm Đây là quá trình

diễn ra hết sức phức tạp, bởi vì thời gian sử dụng tùy thuộc đặc điểm, tính chất, độ bền của mỗi loại tải sản công Quá trình này đều được thực hiện bởi các tổ chức, cá

nhân được đơn vị giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công Thời gian của quá trình khai thác, sử dụng tài sản công được tính từ ngày nhận hay bàn giao tài sản công đến khi nó không còn sử dụng được phải thanh lý

- Đối với quản lý quá trình sử dụng tài sản cô định: Tài sản cô định là những tài sản có giá trị lớn và có thời gian sử dụng lâu dài Tài sản cố định gồm có: tài sản cố

định hữu hình và tài sản cố định vô hình

+ Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn đưới

đây:Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên; có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) (Theo Bộ Tài chính 2018)

Trang 24

15

+ Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ

quan, tổ chức, đơn viđã đầu tư chi phí tạo lập tài sản như: Quyền sử dụng đất; phần mềm ứng dụng; quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ, thỏa mãn

đồng thời ca 2 tiêu chuẩn quy định như tài sản cô định hữu hình

- Đối với quản lý quá trình sử dụng tài sản tiêu dùng thường xuyên:

Tài sản tiêu dùng thường xuyên là những loại tài sản mà khi sử dụng có thể tiêu hao hết hoặc không tiêu hao hết nhưng có giá trị nhỏ hoặc dễ vỡ Tài sản tiêu dùng thường xuyên gồm có:

+ Những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là tài sản cỗ định như công cụ

dụng cụ có giá trị nhỏ hoặc dễ vỡ, dễ hư hỏng như: các dụng cụ bằng thuỷ tinh, gốm SỨ,

+ Những vật phâm dùng cho công tác chuyên môn như: giấy, mực, xăng, dầu Việc quản lý tài sản tiêu dùng thường xuyên phải căn cứ vào từng loại tải sản

dé xây dựng qui định cụ thê đồng thời phải được quản lý, sử dụng một cách chặt chẽ

và tiết kiệm Trong các đơn vị sự nghiệp việc quản lý các tài sản tiêu dùng thường

xuyên được thể hiện như sau:

+ Đối với những tài sản tiêu hao trực tiếp như: giấy, mực, đồ dùng văn phòng phẩm, việc quản lý thường căn cứ vào định mức tiêu hao cụ thể của từng loại đề tiến hành cấp phát hoặc giao khoán cho người hoặc đơn vị sử dụng

+ Đối với những tài sản không tiêu hao trực tiếp là những tài sản có giá trị nhỏ thời gian sử dụng tương đối dài nên việc quản lý thường được tiến hành từ khi đưa tài sản vào sử dụng cho đến khi báo hỏng, báo mắt Việc quản lý những tài sản này cần phải mở số sách theo dõi dé cấp phát theo định mức, thời gian sử dụng cho các

công việc thực tế ở từng bộ phận công tác Ngoài ra, có một số tài sản thuộc loại này

trong quán trình sử dụng có thể hư hỏng nhẹ nếu sửa chữa vẫn có thể sử dụng được

Do đó việc quản lý cần phải phản ánh các chỉ phí sửa chữa nếu có đối với các tài sản

có phát sinh sửa chữa Những tài sản loại này khi thanh lý có thê thu hồi một phần giá trị và vì vậy phải phản ánh đầy đủ giá trị thu hồi được nếu có

Như vậy, quản lý việc sử dụng tài sản công phải theo công năng, mục đích nhất định Những tài sản công cần thiết phải có điều kiện quản lý theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng thì phải xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng và thực hiện quản lý

theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng đó Đồng thời, tất cả tài sản công phải có chế độ

quản lý, sử dụng, trong đó chú ý đến việc đăng ký sử dụng tài sản công, xây dựng quy chế quản lý từng loại tài sản công Đặt ra định mức sử dụng là nghiệp vụ hết sức

Trang 25

hệ thống tài sản công của chính quyền địa phương

c) Tổ chức thực hiện quản lý bảo trì, sửa chữa tài sản công

Hoạt động bảo trì và sửa chữa tài sản công bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ sửa chữa phù hợp nhằm hạn chế tối thiểu hư hỏng

và thời gian ngừng hoạt động của tài sản công

Hoạt động bảo trì, sửa chữa hoặc dịch vụ bảo trì, sửa chữa là bắt buộc để đảm bảo các thiết bị được duy trì hoạt động của tài sản công trong giới hạn được đưa ra

và hoạt động bình thường trở lại sau khi gặp sự có hỏng hóc Mục đích chính của hoạt

động bảo trì, sửa chữa là giảm thiểu hoặc loại bỏ nhu cầu sửa chữa trong quá trình sử dụng tài sản công

Theo khái niệm truyền thống, bảo trì, sửa chữa thiết bị được phân ra hai loại

chính là bảo trì, sửa chữa phòng ngừa (PM) và bảo trì, sửa chữa khắc phục (CM) Quy trình bảo trì, sửa chữa phòng ngừa là các hoạt động cần thiết nhằm kéo dài thời gian vận hành giữa các lần hỏng hóc của tài sản công, kéo đài tuổi thọ của tài sản

công hoặc các hoạt động nhằm phát hiện và khắc phục các sự cố mà người sử dụng

không thế thấy rõ

Mặt khác, quy trình bảo trì, sửa chữa khắc phục là bất kỳ hoạt động nào liên

quan đến sửa chữa tài sản công, ngoài bất kỳ dịch vụ cụ thể nào bao gồm sửa chữa

được thực hiện theo hợp đồng dịch vụ hoặc sửa chữa do nhà cung cấp thực hiện trong

thời gian bảo hành Phương pháp bảo trì, sửa chữa khắc phục được mở rộng trong trường hợp có thông báo nguy hiểm hoặc lỗi do người dùng

Cụ thể hơn, bảo trì, sửa chữa phòng ngừa nhằm mục đích giữ cho thiết bị càng

mới càng tốt và kéo đài tuổi thọ cho thiết bị Trong khi đó bảo trì, sửa chữa khắc phục

nhằm giữ cho thiết bị vận hành tốt và kéo dài quá trình vận hành cho đến lần hỏng hóc tiếp theo

Như vậy có thể thấy, quy trình bảo trì, sửa chữa phòng ngừa dựa trên yêu cầu của nhà sản xuất, kinh nghiệm cá nhân và lịch sử sử dụng tài sản công Trong khi quy

trình bảo trì, sửa chữa khắc phục dựa trên các khuyến nghị từ nhà sản xuất Việc lập

kế hoạch chuyên tiếp về bảo trì, sửa chữa đòi hỏi kiến thức về các yêu cầu bảo trì,

Trang 26

17

sửa chữa và các nguồn lực cần thiết đề thực hiện bảo trì, sửa chữa Các nguồn lực bao gồm đội ngũ lao động, các bộ phận, vật liệu, công cụ và chi phí Bảo trì, sửa chữa

phòng ngừa nên được thực hiện dựa trên tần suất và quy trình sử dụng Tần suất bảo

trì, sửa chữa dựa trên khuyến nghị của nhà sản xuất và lịch sử thiết bị Quy trình bảo trì, sửa chữa bao tài sản công gồm tất cả các hoạt động cần được thực hiện trên một thiết bị và được xây dựng cho từng thiết bị, được sử dụng như một danh sách kiểm

tra và theo dõi thường xuyên

Quy trình quản lý bảo trì, sửa chữa tài sản công gồm các bước sau: Bước 1: Lập

yêu cầu bảo trì, sửa chữa; Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu bảo trì, sửa chữa và kiểm tra thực trạng; Bước 3: Tổ chức bảo trì, sửa chữa; Bước 4: Nghiệm thu, ghi số theo dõi

sửa chữa và thu hồi tài sản công hư hỏng; Bước 5: Thanh toán

Trong công tác quản lý khâu bảo trì, sửa chữa tài sản công, việc kiểm tra, đánh giá chức năng quản lý tài sản công là những hoạt động quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản công Công tác kiểm tra, đánh giá chức năng quản lý tài sản công có các tiêu chí cần bám theo như: ¡) Tiêu chí 1: Xây dựng quy định và theo

dõi việc thực hiện những quy định về việc sử dụng tải sản công; 1) Tiêu chí 2: Theo dõi, kiểm tra kế hoạch mua sắm, bảo quan và bảo dưỡng các tài sản công; 1i) Tiêu chí 3: Kiểm tra định kỳ, thường xuyên hồ sơ, việc bảo quản, bảo trì tài sản công; 1v)

Tiêu chí 4: Tổng kết, đánh giá hiệu quả việc sử dụng tài sản công

d) Tổ chức thực hiện quản lý quá trình kết thúc sử dụng tài sản công

Khi tài sản công hết thời gian sử dụng, xét thấy tài sản công không cần thiết hay không thể phục vụ cho công việc, cơ quan quản lý chuyên môn sẽ tiến hành thủ tục kết thúc quá trình sử dụng Việc kết thúc sử dụng tài sản công phải tuân thủ những quy trình và thủ tục cần thiết

Tuy nhiên, có tài sản công hết thời hạn sử dụng nhưng nó vẫn còn giá trị sử

dụng, vẫn được xã hội cần sử dụng ví dụ: Phương tiện và một số loại máy móc, trang thiết bị làm việc, phục vụ nghiên cứu khoa học; có tài sản công còn có giá trị thu

hồi Do đó, một tài sản công khi kết thúc quá trình sử dụng phải được quản lý chặt chẽ đề tránh lãng phí, thất thoát tài sản công Khi kết thúc sử dụng tài sản công phải

thực hiện đánh giá hiện trạng tài sản công cả về vật chất và gia tri tinh than; thuc hién kiểm kê, xác định giá trị hiện tại của tài sản công; lập phương án xử lý khác nhau

Vấn đề định giá để bán thanh lý tài sản công chính là yếu tố nhạy cảm quyết định hiệu quả của quá trình này

Đối với tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang

Trang 27

18

phương pháp thường sử dụng để kết thúc quá trình sử dụng tài sản công là bán thanh

lý hay điều chuyền

Tài sản công được phép thanh lý trong các trường hợp sau: Đã sử dụng vượt quá thời gian sử dụng theo quy định của chế độ mà không thê tiếp tục sử dụng, Bị

hư hỏng không thê sử dụng hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả

Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công:

- UBND địa phương và các đơn vị hành chính quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý

- Thủ trưởng cơ quan đơn vụ sự nghiệp được tự chủ về tài chính

Tài được thanh lý theo các phương thức sau: Bán tài sản công; Phá dỡ, hủy bỏ tài sản công

Việc thanh lý tài sản công theo phương thức bán được thực hiện đấu giá theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sau đây được bán chỉ định:

- Tai san công đã hét gia tri con lai theo số kế toán thì được bán chỉ định;

- Trường hợp đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá tài sản công mà chỉ có một tổ chức, cá nhân đăng ký mua tài sản công và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm

Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản công:

- Cơ quan, đơn vị có tài sản công cần thanh lý lập hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản công, gửi cấp có thẩm quyền theo quy định hiện hành đề xem xét, quyết định Hồ sơ

đề nghị thanh lý gồm: Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công; Danh mục tài sản công

đề nghị thanh lý Đối với các loại tài sản công mà pháp luật có quy định khi thanh lý cần có ý kiến xác nhận chất lượng tài sản công của cơ quan chuyên môn thì phải gửi kèm ý kiến bằng văn bản của các cơ quan này

- Trong thời hạn nhất định (30 ngày) kề từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ,

cơ quan có thâm quyền ra quyết định thanh lý tài sản công Gồm những nội dung chủ yếu sau đây: Đơn vị có tài sản công thanh lý; Danh mục tài sản công cần thanh lý; Phương thức áp dụng thanh lý tài sản công; Phương hướng quản lý, sử dụng tiền thu

được từ thanh lý tài sản công; Trách nhiệm tổ chức thực hiện

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thanh lý tài sản công, bệnh viện đa khoa có tài sản công thanh lý tô chức thanh lý tài sản công theo quy định hiện

hành

- Sau khi hoàn thành việc thanh lý tài sản công, đơn vị có tài sản công thanh lý hạch toán giảm tài sản công theo quy định của pháp luật về kế toán; báo cáo kê khai biến động tài sản công theo quy định hiện hành

Trang 28

19

Riêng đối với nhà, đất tại khu vực hành chính sự nghiệp, đây là cơ sở vật chất

được sử dụng cho công tác quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công cho xã hội

Do vậy, những tài sản này được quản lý theo tiêu chuẩn, định mức, công năng, mục đích sử dụng Tuy nhiên, do các yếu tố lịch sử và sự thay đổi về chức năng, nhiệm

vụ, tổ chức bộ máy trong quá trình sử dụng đã dẫn đến các trường hợp thừa, thiếu, không còn nhu cầu sử dụng Khi đó, tài sản sẽ được xử lý theo các hình thức: thu hồi,

điều chuyền, bán Đối với những tài sản đã hết hạn sử dụng hoặc hư hỏng không sửa

chữa được thì được xử lý thanh lý Khi bán, chuyên nhượng phải thực hiện theo cơ

chế thị trường (chủ yếu thông qua hình thức đấu giá) Việc bán chỉ định chỉ được thực hiện trong một số trường hợp và về cơ bản, các trường hợp này đều phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định Giá bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do UBND cấp tỉnh quyết định đảm bảo phù hợp với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất phô biến trên thị trường và giá trị đánh giá lại đối với tài sản trên đất Phương pháp xác định giá đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việc tổ chức đấu giá tài sản, các đơn vị có nhà, đất thuê tô chức đấu giá chuyên nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về dau giá tài sản

1.2.4.3 Thanh tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công

Công tác thanh tra, giám sát việc về tài sản công là chức năng của lãnh đạo thủ trưởng cơ quan, khu vực đối với tài sản được giao bảo quản Đồng thời trong phạm

vi trách nhiệm quản lý nhà nước về tài sản của công của địa phương, UBND giao

nhiệm vụ thanh tra tỉnh kết hợp với Sở Tài chính thanh tra, kiểm toán toàn bộ việc

quản lý sử dụng tài sản công và kinh phí ngân sách có liên quan và sự giảm sát cộng đồng của nhân dân, bao gồm các nội dung:

- Thanh tra, giám sát việc thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm tai sản nhà nước được gắn với tiêu chuẩn, định mức

- Giám sát phương thức quản lý tài sản công, xác định rõ chủ thể chịu trách

nhiệm quản lý; tổ chức hạch toán và cập nhật thông tin về tài sản vào cơ sở dữ liệu; khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư, bảo trì, khai thách tài sản

- Giám sát việc thự chiện chính sách tải chính đất đai, đầu tư, phù hợp với cơ

chế thị trường trong việc hình thành và sử dụng tài sản công

- Giám sát hoạt động quản lý, xử lý hàng hóa tịch thu, tài sản của các dự án sử dụng vén nha nước; tổ chức kiểm đếm, phân loại để tổ chức bảo quản an toàn tài sản

quý, hiếm do các cơ quan chức năng chuyền giao;

Trang 29

20

- Giám sát việc sử dụng tài sản công đảm bảo đúng mục đích và chức năng

nhiệm vụ Kiểm soát việc khai thác hệ thống cơ sở đữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước làm cơ sở hoạch dịnh chính sách, chỉ đạo, điều hành vê tài sản công

Hình thức thanh tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công được cơ quan QLNN địa phương thực hiện với 2 hình thức là giám sát thường xuyên và thanh kiêm

tra đột xuất

- Kiểm soát thường xuyên luôn được thực hiện theo quy định hoặc theo kế hoạch

được lập và điều chỉnh của cơ quan QLNN đối với tài sản công theo phân cấp và quy định địa phương, trong đó chủ tịch UBND các cấp và thủ trưởng cơ quản đơn vị phải thường xuyên giám sát tài sản công được giao quản lý trong phạm vi trách nhiệm và

thuộc đơn vị, cơ quan mình

- Thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật như có hiện

tượng thất thoát hư hỏng tài sản công hay chế độ quản lý tài sản công của cơ quan,

đơn vị, địa phương không đúng quy định hoặc khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo về

vi phạm của đơn vị sự nghiệp, tổ chức hành chính trong quản lý tài sản công Các vi phạm về quản lý và sử dụng tài sản công được phát hiện trong thanh kiếm tra tùy theo mức độ sẽ được xử lý theo quy định pháp luật hiện hành về quản lý nhà nước đối với tài sản công

1.2.5 Công cụ quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn cấp tỉnh

Để quản lý về tài sản công, cơ quan QLNN trên địa bàn cấp tỉnh sử dụng các công cụ sau đây:

Thứ nhất, công cụ pháp chế:

Quản lý nhà nước về tài sản công phải tuân thủ các quy định của pháp luật, các

chính sách về NSNN và sử dụng, kết thúc sử dụng tài sản công do Quốc hội và Chính

phủ ban hành Căn cứ vào quy định pháp luật, ngành môi trường địa phương lập ra các quy định hành chính mang tính pháp chế bắt buột đề quản lý đối với tài sản công

trên địa bàn, vừa là quy định nội bộ hướng dẫn cụ thể rõ ràng để các cá nhân, tập thể

trong bộ máy QLNN địa phương thực hiện theo

Thứ hai, công cụ tài khóa: Cơ quan QLNN sử dụng chính sách định mức ngân sách trong mua sắm, định giá hao mòn và thanh lý tài sản công để kiểm soát, kiểm toán số lượng và giá trị tài sản công được giao cho cơ quan, đơn vị sự nghiệp quản

lý Thông qua việc thiết lập định mức thẩm quyền ngân sách đối với các cơ quan, đơn

vị hành chính phân cấp khác nhau, cơ quan QLNN có kiêm soát việc chấp hành pháp luật và các quy định liên quan đến quản lý sử dụng tài sản công trên địa bàn

Trang 30

21

Thứ ba, công cụ công nghệ thông tin: Hiên nay việc quản lý nhà nước về tài sản công đã có sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý tài sản công với đầy đủ thông tin,

chủng loại, giá trị và hạn sử dụng, tình trang hao mòn, hư hỏng, lịch sử bảo trì sửa

chữa thông qua đó cơ quan QLNN có kiêm soát thông tin và tiến hành trích xuất,

giám sát quản lý sử dụng tài sản công tại nhiều đơn vị, bộ phận khác trên địa bàn một

cách nhanh chóng và chính xác nhất

Ngoài ra truyền thông cũng là công cụ quản lý nhà nước về tài sản công hiệu quả Dựa vào truyền thông, cơ quan có thể tuyên truyền, hướng dẫn các tô chức, cơ quan, đơn vị sự nghiệp và người dân về tiêu chuân quản lý nhà nước về tài sản công

trên địa bàn, thông qua đó có thể kiểm soát nhận thức của chủ thể và đối tượng QL

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn cấp tỉnh

1.3.1 Các yếu tố chủ quan

Thứ nhất, chất lượng cán bộ QLNN về tài sản công trên địa bàn cấp tỉnh: Chất

lượng hạn hẹp hay là trình độ của cán bộ quản lý là quan trọng nhất đối với công tác quản lý tài sản công bởi vì hiệu quả của việc thực hiện quản lý có thành công hay

không phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, năng lực kinh nghiệm thực tế và đạo đức

nghề nghiệp của các bộ quản lý

Thứ hai, chủng loại tài sản công được cơ quan đơn vị sự nghiệp trên địa bàn

cấp tỉnh trang bị sử dụng: Tài sản công rất phong phú, đa dạng về chủng loại Chủng loại tài sản công đơn giản hay phức tạp có ảnh hưởng đến tô chức QLNN về tài sản công Vì vậy, đê có được phương án tô chức quản lý tài sản công hợp lý và hiệu quả,

mỗi đơn vị phải chú ý và xác định chủng loại tài sản công được trang bị sử dụng tại đơn vị mình

Thứ tư, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý và sử dung tai san công: Dé có thể quản lý và sử dụng tài sản công hiệu quả thì cần phải bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ sử dụng trong quá trình vận hành sử dụng, bảo dưỡng, bảo quản và sửa chữa tài sản công Ngoài trình độ tay nghề, đòi hỏi cán bộ phải luôn

có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản máy móc thiết bị

1.3.2 Các nhân tổ khách quan

Thứ nhất, yêu tỗ thị trường: Nó tác động trực tiếp đến chất lượng, giá cả tài sản công và chỉ phí bảo trì, sửa chữa tài sản công, bao gồm các yếu tố như giá cả, lạm phát, lãi suất Thông thường các yếu tố thị trường xảy ra không theo ý muốn chủ

quan

Trang 31

2

Thứ hai, điều kiện khí hậu, thời tiết trên địa bàn: Điều kiện khí hậu, thời tiết

thuận lợi hay khắc nghiệt gây ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện làm việc của con người, máy móc thiết bị, sẽ ảnh hưởng đến kết quả QLNN về tài sản công trên địa bàn cấp tỉnh vì tài sản công chủ yếu có thời hạn sử dụng và chịu tác động trực tiếp

của khí hậu thời tiết

Thứ ba, cơ chễ chính sách của Nhà nước: Có thê thấy rằng các nhân tố về cơ chế, chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác QLNN về tài sản công trên địa ban cấp tỉnh Môi trường pháp luật ôn định, không có

sự chồng chéo của các văn bản, không có hiện tượng tiêu cực thì sẽ tạo điều kiện

thuận lợi cho QLNN về tài sản công trên địa bàn cấp tinh Chủ trương của Nhà nước thay đôi và tiến bộ, các văn bản pháp luật liên quan được đổi mới cũng là một yếu tô

vô cùng tích cực có ảnh hưởng đến chất lượng của QLNN về tài sản công trên địa bàn cấp tỉnh

Thứ tự, các chính sách kinh tế vĩ mô: Các chính sách kinh tế vĩ mô như: Chính

sách tài khoá (chủ yếu là chính sách thuế và chính sách chỉ tiêu của Chính phủ), chính sách tiền tệ (công cụ là chính sách lãi suất và mức cung ứng tiền), chính sách tỷ giá

hối đoái, chính sách phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ; chính sách đầu tư

có ảnh hưởng mạnh mẽ đến QLNN về tài sản công trên địa bàn cấp tỉnh

Trang 32

23

Phần 2 THUC TRANG QUAN LY NHA NUOC VE TAI SAN CÔNG

TREN DIA BAN TINH TUYEN QUANG

2.1 THUC TRANG QUAN LY NHA NUOC VE TAI SAN CONG TREN DIA BAN TINH TUYEN QUANG

2.1.1 Khái quát về tỉnh Tuyên Quang

2.1.1.1 Vi tri dia ly va tu nhién

Tuyên Quang là Tỉnh miền núi phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 140

km, co toa dé dia ly 21030’- 22040’ vi do Bắc và 103o50°-105o40° kinh độ Đông;

phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ Toản tỉnh có 6 đơn vị hành chính huyện và một thành phố với 138 xã, phường, thị trấn (bao gồm 10 phường,

4 thị trấn và 124 xã); trong đó có 02 huyện nghèo và 63 xã đặc biệt khó khăn

Khí hậu Tuyên Quang được chia thành 4 mùa rõ rệt, trong đó mùa Đông khô, lạnh và mùa Hạ nóng, âm, mưa nhiều Lượng mưa trung bình năm 1.500mm - 1.800mm, nhiệt độ trung bình 22°C - 24°C, độ âm bình quân năm 85% Diện tích đất

tự nhiên 5.867 km? Nền đất có kết cấu tốt nên thuận lợi cho các công trình công

nghiệp và cơ sở hạ tầng

Tuyên Quang có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, trong đó các

loại khoáng sản phân bố tập trung một số khu vực, mỗi khu vực có nhiều loại khoáng sản có thê khai thác kết hợp như: quặng sắt, ba rít, cao lanh, thiếc, mangan, chì - kẽm,

Vonfram thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Tuyên Quang có nhiều sông suối lớn Hệ thống sông suối này, ngoài ý nghĩa sinh thái và phục vụ sản xuất, đời sống, còn chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển thuỷ điện Có các sông lớn trong đó, Sông Lô, chảy qua Tỉnh dài 145 km, lưu lượng lớn nhất 1 1.700 m3/giây Sông Gâm, chảy qua Tỉnh đài 170 km, có khả năng vận tải đường thuý, nối các huyện Na Hang, Chiêm Hoá với Tỉnh ly; sông Phó Đáy, chảy trên địa phận Tuyên Quang dài 84 km Mạng lưới sông ngòi của tỉnh tương đối dày với mật độ 0.9km/km2 và phân bố đồng đều Hệ thống đê điều, tiêu thoát nước thủy lợi Tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua được đầu tư cơ bản tăng cường nên hàng

năm hầu như không chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh

Trang 33

24

2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

a) Về kinh tế

Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức nhưng trong giai đoạn 2021

— 2023, tỉnh Tuyên Quang vẫn duy trì mức tăng trưởng khá cao với tốc độ tăng bình quân là 6,91%/năm, tính riêng năm 2023 tăng 8,66% GDP bình quân đầu người đạt 46,581 triệu đồng năm 2023, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước Thu NSNN năm 2022 đạt 15.965,285 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2021-2023 tăng 5,80% Thu

NSNN đạt và tăng cao qua các năm là điều kiện thuận loi dé tinh chi động nguồn lực

đầu tư, phát triển tài sản công phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn

2021 - 2023

Dau tư thực hiện trên diaban | Tỷ đồng 10.792 11.890|_ 19.608

Nguôn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang 2023

- Về thu chỉ NSNN, giai đoạn 2021— 2023 thu ngân sách trên địa bản tỉnh tăng khá cao với mức tăng bình quân là 5,80%/năm

- Về nông, lâm nghiệp và thủy sản, lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, sản xuất tập trung với phương châm “phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa hiệu quả, bền vững” Ngành nông nghiệp đã vượt qua khó khăn và đạt mức tăng trưởng khá, tiếp tục làm “bệ đỡ” cho tăng trưởng kinh tế của

tỉnh

- Về công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đạt mức tăng trưởng khá cao, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) bình quân giai đoạn 2021 - 2023 tăng 9,25%/năm Các ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh như chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng,

may mặc, giày da, thủy điện, tiếp tục được đây mạnh Các biện pháp xúc tiến đầu

tư được chính quyền quan tâm nhằm thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước

- Về xuất nhập khâu, nhìn chung giai đoạn 2021 — 2023 giá trị xuất khâu của tỉnh

có xu xu hướng tăng nhanh, bình quân tang 34,78%/nam; gia tri xuất khẩu đạt 93,75 triệu USD năm 2021 và tăng lên 159,98 triệu USD năm 2023.

Trang 34

25

b) Về xã hội:

- Giáo dục - đào tạo: Giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng phô cập giáo

dục tiểu học, phô cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS; quy mô và

mạng lưới cơ sở giáo dục có bước phát triển đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội Công tác đào tạo được quan tâm, quy mô ngành nghề đào tạo được mở rộng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động trong Tỉnh, ngoài Tỉnh và xuất khẩu lao động

- Văn hóa: Lĩnh vực văn hóa, thông tin có chuyên biến và tiếp tục phát triển đa dạng hơn, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, làm tăng hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, tuyên truyền phổ biến pháp luật góp phần thúc đây phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống tinh than của nhân dân

- Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân: Mạng lưới y tế tiếp tục được củng cô và phát

triển, bộ máy ngành y tế và hệ thống bệnh viện tuyến huyện đã được kiện toàn một bước, cơ sở vật chất trang thiết bị được đầu tư mạnh

- Giảm nghẻo, các vấn đề xã hội: Công tác đào tao nghé, giải quyết việc làm được quan tâm chỉ đạo Giai đoạn 2021-2023 hàng năm đã giải quyết việc làm cho hơn 22

nghìn lao động Công tác an sinh, bảo trợ xã hội tiếp tục được quan tâm, đảm bảo kip

thời Công tác giảm nghèo được tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp tô

chức thực hiện, tỷ lệ hộ nghèo từ năm 2021 đến năm 2023 giảm từ 19,77% xuống còn

12,38% (bình quân giai đoạn 2021-2023 giảm trên 3%/năm)

2.1.2 Tình hình tài sản công trên địa bàn tính Tuyên Quang giai đoạn 2021-

2023

Những năm qua, cùng với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Tuyên Quang Việc quản lý sử dụng và hình thành phát triển tài sản công nhằm đảm bảo cho

hoạt động của các ngành, các lĩnh vực, các đơn vị sự nghiệp và cơ sơ sở hạ tầng công

cộng địa phương đã được Đảng bộ, chính quyền tỉnh Tuyên Quang quan tâm và tăng cương đầu tư Dựa trên thống kê các loai hình tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện nay ngoài đất đai tự nhiên, còn lại bao gồm: Tài sản công tại cơ quan, tổ

chức, đơn vị gồm trụ sở làm việc, xe ô tô, máy móc, thiết bị và Tài sản kết cấu hạ

tầng do nhà nước đầu tư (Hạ tầng giao thông, hạ tầng thủy lợi, hạ tầng văn hóa thể thao ) Các loại tài sản công này có sự gia tăng đều đặn hàng năm Tác giả đã thông

kê số lượng tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 - 2023 và tong hop thể hiện trong bang 2.2:

Ngày đăng: 09/11/2024, 08:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  2.2:  Số  lượng  tài  sản  công  trên  địa  bàn  tỉnh  Tuyên  Quang  phân  theo  loại - Quản lý nhà nước về tài sản công trên Địa bàn tỉnh tuyên quang
ng 2.2: Số lượng tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang phân theo loại (Trang 35)
Hình  2.1:  Sơ  đồ  tỷ  lệ  tài  sản  công  trên  địa  bàn  tỉnh  Tuyên  Quang  phân  theo - Quản lý nhà nước về tài sản công trên Địa bàn tỉnh tuyên quang
nh 2.1: Sơ đồ tỷ lệ tài sản công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang phân theo (Trang 36)
Bảng  2.4:  Tổng  hợp  kết  quả  thực  hiện  bảo  trì  sửa  chữa  tài  sản  công  trên  địa - Quản lý nhà nước về tài sản công trên Địa bàn tỉnh tuyên quang
ng 2.4: Tổng hợp kết quả thực hiện bảo trì sửa chữa tài sản công trên địa (Trang 48)
Bảng  2.5:  Tống  hợp  kết  quả  thực  hiện  thanh  lý  tài  sản  công  trên  địa  bàn  tỉnh - Quản lý nhà nước về tài sản công trên Địa bàn tỉnh tuyên quang
ng 2.5: Tống hợp kết quả thực hiện thanh lý tài sản công trên địa bàn tỉnh (Trang 49)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w