1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng mô hình camel Đánh giá mức Độ an toàn tài chính tại ctcp chứng khoán vps

101 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng Mô Hình Camel Đánh Giá Mức Độ An Toàn Tài Chính Tại Ctcp Chứng Khoán Vps
Tác giả Ngô Thị Kim Thoa
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thanh Phương
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Tài Chính
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,13 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (11)
  • 2. Tổng quan nghiên cứu (12)
    • 2.1. Nghiên cứu có liên quan (12)
      • 2.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài (12)
      • 2.1.2. Nghiên cứu ở trong nước (13)
    • 2.2. Khoảng trống nghiên cứu (15)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (15)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • 6. Kết cấu của đề tài (16)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH CAMEL ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ (17)
    • 1.1. An toàn tài chính của CTCK (17)
      • 1.1.1. Tổng quan về CTCK (17)
      • 1.1.2. An toàn tài chính (19)
    • 1.2. Những vấn đề cơ bản của mô hình CAMEL (23)
      • 1.2.1. Giới thiệu về mô hình CAMEL (23)
      • 1.2.2. Nội dung của mô hình CAMEL (25)
      • 1.2.3. Ưu và nhược điểm của mô hình CAMEL (41)
  • CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA CTCP CHỨNG KHOÁN VPS (44)
    • 2.1. Dữ liệu nghiên cứu (44)
    • 2.2. Giới thiệu về CTCP CK VPS (44)
      • 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển (44)
      • 2.2.2. Ngành nghề kinh doanh (46)
      • 2.2.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động (47)
      • 2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh (47)
    • 2.3. Ứng dụng mô hình CAMEL đánh giá mức độ an toàn tài chính của VPS (48)
      • 2.3.1. Mức độ đủ vốn (0)
      • 2.3.2. Chất lượng tài sản (54)
      • 2.3.3. Khả năng sinh lời (59)
      • 2.3.4. Chất lượng thanh khoản (62)
      • 2.3.5. Chất lượng quản lý (65)
      • 2.3.6. Tổng kết điểm đánh giá thực trạng ATTC của CTCP CK VPS (66)
    • 2.4. Đánh giá chung về thực trạng ATTC của CTCP CK VPS qua mô hình (66)
      • 2.4.1. Kết quả đạt được (66)
      • 2.4.2. Hạn chế (67)
      • 2.4.3. Nguyên nhân (67)
        • 2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan (từ CTCK) (67)
        • 2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan (69)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG AN TOÀN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG (72)
    • 3.1. Định hướng phát triển của CTCP Chứng khoán VPS (72)
    • 3.2. Giải pháp tăng cường an toàn tài chính tại CTCP Chứng khoán VPS (73)
      • 3.2.1. Nâng cao năng lực tài chính của công ty (73)
      • 3.2.2. Nâng cao chất lượng quản trị (73)
      • 3.2.3. Hoàn thiện hệ thống chính sách rủi ro, nâng cao năng lực QTRR (74)
      • 3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (75)
      • 3.2.5. Xây dựng chiến lực kinh doanh hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của NĐT (76)
      • 3.2.6. Tăng cường củng cố và phát triển thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh (77)
    • 3.3. Kiến nghị với cơ quản lý (78)
  • KẾT LUẬN (43)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (83)
  • PHỤ LỤC (86)

Nội dung

Một trong số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến là do thiếu an toàn tài chính của các CTCK khiến các công ty khó khăn trong huy động vốn để phát triển.. Nghiên cứu có liên quan ATTC của các đị

Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, TTCK của Việt Nam đã dần được cải thiện về quy mô và cấu trúc, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, đồng thời giúp ổn định kinh tế và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội TTCK trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn của nền kinh tế, do đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như đảo bảo an toàn tài chính của các công ty chứng khoán là một việc làm hết sức quan trọng

Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển (tính từ ngày 20/07/2000), các CTCK ở Việt Nam đã có nhiều sự tăng trưởng đáng kể cả về số lượng và chất lượng Trong ngày giao dịch đầu tiên (28/07/2000) chỉ có sự tham gia của 6 CTCK thành viên, sau đó thị trường bùng nổ, số lượng CTCK được mở mới tăng lên nhanh chóng lên tới 105 công ty vào năm 2010 Quy mô của các công ty ngày càng lớn mạnh, thậm chí một số công ty đã đạt tới số vốn hàng nghìn tỷ đồng, tương đương với nhiều ngân hàng quy mô cỡ nhỏ và trung bình Tuy nhiên, tính đến nay chỉ còn hơn 70 CTCK hoạt động do nhiều công ty đã phải sáp nhập, đổi chủ hoặc xin thôi làm thành viên của các sở giao dịch Một trong số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến là do thiếu an toàn tài chính của các CTCK khiến các công ty khó khăn trong huy động vốn để phát triển

Trong bối cảnh kinh tế hết sức phức tạp khi Việt Nam hội nhập với các nền kinh tế trên thế giới, do vậy TTCK của VN sẽ bị tác động, ảnh hưởng bởi thị trường chứng khoán toàn cầu Chiến tranh Ucraine, dịch bệnh, chính sách tài khóa, tiền tệ thắt chặt trên thế giới cũng làm cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm sút, trong đó có Việt Nam CTCP CK VPS là một công ty đứng trong top đầu CTCK lớn của Việt Nam, nên cũng đã bị ảnh hưởng rất nhiều Công ty đã có những thay đổi chiến lược kinh doanh, chấp nhận một số rủi ro để thu hút khách hàng Điều đó cũng đồng nghĩa với việc công ty có khả năng rơi vào tình trạng mất cân bằng tài chính

Với mục tiêu hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận thực tiễn của ATTC và đưa ra những đề xuất giải pháp để tăng cường ATTC cho các CTCK nói chung và CTCP Chứng khoán VPS nói riêng Tác giả đã lựa chọn đề tài: “Ứng dụng mô hình CAMEL để đánh giá mức độ ATTC tại CTCP Chứng khoán VPS”

Tổng quan nghiên cứu

Nghiên cứu có liên quan

ATTC của các định chế tài chính nói chung và ATTC của các công ty chứng khoán nói riêng là vấn đề đã được các nhà nghiên cứu kinh tế ở trên thế giới và cả trong nước quan tâm từ rất lâu Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu đã sớm xây dựng lên bộ chỉ tiêu CAMEL để đánh giá mức độ ATTC của các tổ chức và doanh nghiệp Có thể kể tới những công trình nghiên cứu như sau:

Nghiên cứu của tác giả Wirnkar và Tanko (2008), “CAMELS and Banks Performance Evaluation: The way Forward” Nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của các yếu tố cấu thành lên mô hình CAMELS, từ đó xây dựng bộ chỉ tiêu tối ưu để đánh giá mức độ ATTC của các định chế tài chính Thời gian nghiên cứu trong khoảng

1997 – 2005, tác giả đã chỉ ra rằng khi tách đơn lẻ từng yếu tố của hệ thống CAMEL dẫn đến khả năng đánh giá toàn diện một định chế tài chính là không khả thi Do đó, cần kết hợp các yếu tố ở một mức độ nhất định hay nói cách khác là xây dựng hệ thống CAMELS một cách tối ưu nhất

Nghiên cứu của tác giả Mishra Aswini Kumar và cộng sự (2012) “Analying

Soundness in Indian Banking: A Camel Approad” Kumar và cộng sự phân tích và đánh giá mức độ ATTC của hệ thống ngân hàng Ấn Độ dựa trên mô hình CAMEL và chia ra thành ngân hàng quốc doanh và ngân hàng tư nhân trong giai đoạn 11 năm từ 2000 đến 2011 Kết quả đã cho thấy các ngân hàng quốc doanh của Ấn độ có mức xếp hạng CAMEL tốt hơn các ngân hàng tư nhân, đồng nghĩa với việc ngân hàng quốc doanh có mức độ ATTC cao hơn so với các ngân hàng tư nhân

Mahdi Bastan và cộng tự (2016) “Dynamics of banking soundness base on CAMELS rating sysem” Trong bài nghiên cứu đã phân tích và đánh giá mức độ

ATTC của các ngân hàng dựa trên bộ chỉ tiêu CAMELS Bên cạnh đó, tác giả cũng đã sử dụng các chỉ tiêu định lượng khác nhau để tiến hành nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn ngân hàng lên mức độ an toàn tài chính của các ngân hàng này Nghiên cứu cho rằng an toàn tài chính của ngân hàng được nghiên cứu là tập hợp của các hành động có thể khuyến khích sự phát triển của ngân hàng trong cạnh tranh và từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế

Banu và Vepa (2021) “A Financial Performance of Indian Bank Using CAMELS Rating System” Tác giả đã sử dụng phân tích tỷ lệ, thống kê mô tả, tương quan và t-test để ứng dụng mô hình xếp hạng CAMELS trong phân tích hoạt động tài chính của các ngân hàng Ấn Độ trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019 Nghiên cứu đã chỉ ra về mặt an toàn vốn và chất lượng tài sản thì các ngân hàng tư nhân có kết quả hoạt động tốt hơn so với ngân hàng khu vực công Ngược lại ở phần thanh khoản và mức độ nhảy cảm với thị trường thì các ngân hàng ở khu vực công có kết quả tốt hơn so với ngân hàng tư nhân Nghiên cứu cũng đã đề xuất áp dụng các công nghệ tiên tiến và phát triển các sản phẩm tài chính để cho các ngân hàng công phát triển ngang bằng các ngân hàng khác

Sroyan Prodanov và cộng sự (2022) “CAMEL Evaluation of the bank in Bulgaria” Nhóm tác giả đã đánh giá tác động tái cấu trúc và hợp nhất thương mại của các ngân hàng ở Bulgaria bằng cách sử dụng mô hình CAMEL Nghiên cứu dựa trên công cụ giám sát sự ổn định về mặt tài chính của ngân hàng và điểm mạnh điểm yếu của ngân của họ bao gồm vốn, chất lượng tài sản, thanh khoản và chất lượng quản lý hiệu quả Nghiên cứu đã đưa ra kết quả về tình hình an toàn tài chính của các ngân hàng ở Bulgaria khi tái cấu trúc và hợp nhất thương mại Đánh giá cho thấy ở mức độ an toàn và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa trong hoạt động này

Nguyễn Thị Hoài Lê (2013) “An toàn tài chính của các định chế tài chính trung gian tại Việt Nam sau khủng hoảng tài chính thế giới” Trong nghiên cứu, tác giả đã đề cập đến lý luận về các định chế tài chính trung gian và ATTC của các định chế tài chính này Đồng thời nghiên cứu thực trạng ATTC, từ đó đã đề xuất các giải pháp nhằm đảo bảo ATTC của các định chế tài chính trung gian nhằm vượt qua thời kỳ khủng hoảng

Trần Thị Xuân Anh (2014) “Ứng dụng hệ thống CAMEL đánh giá hoạt động các Công ty Chứng khoán Việt Nam” Nghiên cứu đã sử dụng hệ thống CAMEL để đánh giá ATTC của các CTCK Việt Nam trong giai đoạn 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013 và đưa ra một số khuyến nghị về sửa đổi và bổ sung các chỉ tiêu tính toán, đánh giá của các CTCK theo hệ thống CAMEL như: cần phải phân loại, giám sát và tái cấu trúc mức độ an toàn vốn của doanh nghiệp một cách triệt để nhằm đảm bảo ATTC để hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất đưa thêm yếu tố S (Độ nhạy cảm với rủi ro thị trường) để hoàn thiện hệ thống CAMEL tại Việt Nam Tuy nhiên, nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu về nội dung quy chế xếp loại CTCK theo mô hình CAMEL tại Việt Nam mà chưa có nghiên cứu lý luận về ATTC của các công ty Chứng khoán trên thị trường Chứng khoán Việt Nam

Nguyễn Thanh Phương (2016) “An toàn tài chính của các CTCK Việt Nam” Trong bài nghiên cứu, tác giả đã đưa ra quan điểm về ATTC của hệ thống tài chính và ATTC của CTCK Bên cạnh đó khái quát một số mô hình để đánh giá ATTC như bộ chỉ tiêu CAMEL, bộ chỉ tiêu lành mạnh tài chính của IMF, bộ chỉ tiêu thận trọng – vĩ mô ECB Áp dụng các yếu tố tài chính của mô hình CAMEL để đánh giá mức độ ATTC của các CTCK Việt Nam trong giai đoạn 2012-2014, từ đó đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao ATTC của các CTCK ở Việt Nam

Hoàng Thị Bích Hà (2018) “An toàn tài chính của các CTCK Việt Nam” Tác giả cũng đồng tình với bài nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Thanh Phương khi thực hiện cùng mảng đề tài nghiên cứu Điểm khác biệt ở đây là tác giả đã đề cập đến một số khía cạnh về CTCK như xây dựng mô hình hoạt động, phát triển bền vững, hiệu quả hoạt động, năng cao năng lực cạnh tranh, Bài nghiên cứu về ATTC của các CTCK tiến hành lấy dữ liệu của giai đoạn 2012 – 2016

Lã Quốc Anh (2021) “An toàn tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam” Tác giả đã chỉ ra rằng một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng là an toàn tài chính Tác giả hệ thống chi tiết các vấn đề lý luận liên quan tới hoạt động kinh doanh, tài chính của các NHTM sau đó tiến hành nghiên cứu đánh an toàn tài chính của các NHTM cổ phần niêm yết theo các khía cạnh về an toàn vốn, an toàn tài sản, an toàn thanh khoản và khả năng sinh lời, cuối cùng đưa ra 6 nhóm giải pháp đối với các NHTM và các kiến nghị, đề xuất đối với Chính Phủ.

Khoảng trống nghiên cứu

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả nhận thấy các nghiên cứu về ATTC của các công ty chứng khoán còn ít, đa phần các nghiên cứu tập trung vào đánh giá thực trạng trong một khoảng thời gian nhất định Các nghiên cứu ứng dụng mô hình CAMEL khi đánh giá ATTC của CTCK không có nhiều, mà các nghiên cứu sử dụng mô hình CAMEL tập chung chủ yếu ở nhóm ngân hàng của quốc gia nhất định Hơn nữa các bài nghiên cứu về ATTC của CTCK đa số lấy số liệu của các CTCK thành viên chứ không đi cụ thể về CTCK nào trong giai đoạn 2020-2022

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của bài khóa luận là nghiên cứu về thực trạng an toàn tài chính của CTCK VPS trên cơ sở áp dụng bộ chỉ tiêu CAMEL để đánh giá Từ đó, đưa ra những giải pháp, kiến nghị, đề xuất để nhằm tăng cường an toàn tài chính cho công ty

Với mục tiêu nghiên cứu đề cập ở trên, bài khóa luận tập trung vào 2 câu hỏi nghiên cứu chính:

- Tình trạng và mức độ ATTC của CTCK VPS trong giai đoạn 2020 – 2022 như thế nào?

- Trên cơ sở phân tích và đánh giá ATTC thông qua bộ chỉ tiêu CAMEL của CTCK, giải pháp nào có thể thực hiện giúp tăng cường ATTC của CTCK VPS?

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp lại những nghiên cứu đi trước về nội dung nghiên cứu nhằm thừa kế những lý luận liên quan về an toàn tài chính đối với CTCK

- Phương pháp thống kê, so sánh: thu thập thông tin, số liệu thứ cấp, tiến hành xử lý, lập bảng, vẽ đồ thị so sánh các nội dung với nhau (so sánh với 5 CTCK khác)

- Phương pháp phân tích: trên cơ sở những thông tin số liệu được xử lý để đánh giá phân tích Khóa luận tiến hành phân tích đánh giá mức độ ATTC của CTCK theo quy chế xếp hạng CAMEL.

Kết cấu của đề tài

Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục Khóa luận được kết cấu làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về mô hình CAMEL đánh giá mức độ an toàn tài chính của CTCK

Chương 2: Ứng dụng mô hình CAMEL đánh giá mức độ an toàn tài chính của CTCP Chứng khoán VPS

Chương 3: Giải pháp tăng cường an toàn tài chính của CTCP Chứng khoán VPS

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH CAMEL ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ

An toàn tài chính của CTCK

1.1.1 Tổng quan về CTCK a Khái niệm

CTCK là doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán với tư cách là thành viên của sở giao dịch chứng khoán CTCK là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, được thành lập theo hình thức được pháp luật quy định Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 86/2016/NĐ-CP quy định như sau:

“CTCK là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo pháp luật chứng khoán để thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán và được cung cấp dịch vụ tài chính theo quy định của pháp luật chứng khoán” b Đặc điểm, vai trò

Theo giáo trình Thị trường chứng khoán, Học viện Tài chính (2008), các CTCK có đặc điểm và vai trò như sau:

- CTCK là đơn vị trung gian trên thị trường tài chính:

Một trong những đặc điểm nổi bật quan trọng nhất đối với CTCK là cầu nối trung gian giữa người cần vốn và người có vốn Với đặc điểm này các CTCK cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính bao gồm các dịch vụ môi giới, tư vấn, dịch vụ ngân hàng đầu tư, quản lý danh mục đầu tư thực hiện các giao dịch mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ của thị trường tiền tệ

- CTCK là một tổ chức kinh doanh có điều kiện:

Các CTCK hoạt động như một tổ chức kinh doanh có điều kiện Các hoạt động trong lĩnh vực tài chính – hoạt động có tầm quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự sống còn của DN, vì thế việc ban hành những quy định chặt chẽ là rất cần thiết cho sự đảm bảo an toàn của nền kinh tế

- CTCK là một tổ chức kinh doanh hoạt động bị kiểm soát:

Tất cả các HĐKD của CTCK đều bị kiểm soát chặt chẽ bởi cơ quan có thẩm quyền và hiệp hội chứng khoán sở tại

Với tư cách là một chủ thể không thể thiếu trên TTCK, các CTCK giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối sự hình thành và phát triển của TTCK nói chung và từng đối tượng tham gia trên TTCK nói riêng Vai trò được thể hiện như sau:

- Đối với tổ chức phát hành cổ phiếu

CTCK là một trong những định chế tài chính thực hiện vai trò cầu nối huy động vốn trong nền kinh tế CTCK có vai trò là kênh dẫn cho vốn chảy từ một hay một số bộ phận nào đó dư thừa vốn đến các bộ phận khác của nền kinh tế đang thiếu vốn Thông qua các nghiệp vụ hoạt động phát hành, bảo lãnh phát hành, các CTCK có vai trò tạo ra cơ chế huy động vốn phục vụ cho các nhà phát hành

- Đối với nhà đầu tư

Thông qua các hoạt động như môi giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, CTCK có vai trò làm giảm chi phí và thời gian giao dịch từ đó giúp nâng cao hiệu quả của các khoản đầu tư

Khi giao dịch trên TTCK, các nhà đầu tư cần lập tài khoản giao dịch mở tại các CTCK Từ đó CTCK sẽ là nơi cung cấp các nguồn thông tin, trở thành môi giới và phân tích thị trường cho các NĐT có thể tham khảo và đưa ra những lựa chọn đầu tư phù hợp với NĐT

Thứ nhất, góp phần tạo lập giá cả và điều tiết thị trường Giá cả của chứng khoán là do thị trường quyết định Tuy nhiên, để đưa ra mức giá cuối cùng, người mua và người bán phải thông qua các CTCK vì họ không thể tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán này Trên thị trường sơ cấp, các CTCK cùng các nhà phát hành đưa ra mức giá đầu tiên Còn trên thị trường thứ cấp, CTCK luôn có vai trò giúp NĐT đánh giá tình hình của thị trường và giá trị đầu tư của NĐT, đồng thời CTCK có khả năng quan trọng là can thiệp giá trên thị trường thông qua hoạt động của nhà tạo lập thị trường, góp phần điều tiết, ổn định giá cả chứng khoán

Thứ hai, làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính Các NĐT khi tham gia trên TTCK luôn mong muốn có khả năng chuyển chứng khoán thành tiền và ngược lại Các công ty chứng khoán đảm nhận chức năng chuyển đổi này, giúp cho các NĐT ít phải chịu thiệt hại nhất khi tiến hành đầu tư, điều này cũng làm giảm rủi ro và tạo tâm lý yên tâm cho NĐT

- Đối với cơ quan quản lý

CTCK có vai trò cung cấp thông tin về TTCK cho các cơ quan quản lý để thực hiện được các biện pháp quản lý kịp thời Các CTCK thực hiện được vai trò này thông qua việc họ là người bảo lãnh phát hành cho các chứng khoán mới, vừa là trung gian mua bán chứng khoán và thực hiện các giao dịch trên thị trường Việc công cấp thông tin vừa là quy định của pháp luật vừa là tuân theo nguyên tắc cần phải minh bạch công khai trong hoạt động của các CTCK CTCK cung cấp các thông tin bao gồm như thông tin về các giao dịch mua, bán trên thị trường, thông tin về NĐT,… Nhờ có các thông tin được cung cấp, các cơ quản quản lý thị trường có thể kiểm soát và chống các hiện tượng thao túng, lũng loạn và bóp méo thị trường

1.1.2 An toàn tài chính a Khái niệm

Theo IMF (2008) ATTC của định chế tài chính nói chung hàm ý việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả chức năng của định chế tài chính dưới góc độ như phân bổ vốn, cung cấp các phương tiện thanh toán, dịch vụ tài chính của các chủ thể, hoạt động khác nhau trong nền kinh tế Bên cạnh đó, ATTC của định chế tài chính nhằm hạn chế tác động đến an toàn của toàn hệ thống tài chính ngân hàng ATTC của một định chế tài chính trung gian thể hiện qua tài sản và nguồn vốn được ổn định, đáp ứng các nghĩa vụ nợ và rủi ro, không khủng hoảng và được biểu hiện bằng trạng thái tài chính bền vững

Hoàng Thị Bích Hà (2018) cho rằng: “ATTC của CTCK là trạng thái ổn định và lành mạnh về tài chính của công ty chứng khoáng, trên cơ sở đó giảm thiểu và hạn chế rủi ro cho công ty chứng khoán” Trong đó ổn định tài chính có nghĩa là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ, các quan hệ tài chính của CTCK không có biến động bất thường Ổn định về tài chính luôn phải gắn liền với lành mạnh về tài chính, có nghĩa là đảm bảo cho CTCK thực hiện một các hiểu quả chức năng vốn có của nó đối với nền kinh tế, đồng thời có khả năng hạn chế hoặc xử lý các rủi ro trước khi các rủi ro đe dọa đến hoạt động của CTCK

Theo thông tư số 91/2020/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 13 tháng

11 năm 2020, ATTC của CTCK có thể được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm giá trị vốn khả dụng và tổng giá trị rủi ro Tỷ lệ vốn tiền mặt là vốn điều lệ có thể chuyển thành tiền trong thời hạn 90 ngày Tổng giá trị rủi ro sẽ bao gồm rủi ro thị trường, rủi ro vỡ nợ, rủi ro hoạt động Trong đó, rủi ro thị trường là rủi ro mà công ty phải gánh chịu khi giá trị tài sản của họ tính theo giá trị thị trường biến động ở mức giá thấp, rủi ro vỡ nợ là rủi ro mà khi công ty phải gánh chịu khi khách hàng của họ không thể thanh toán đúng hạn và hợp lệ Rủi ro hoạt động là tổn thất liên quan đến lỗi kĩ thuật, lỗi hệ thống, sai sót do nhân viên thực hiện trong quá trình làm việc hoặc thiếu vốn do chi phí, đầu tư lỗ hoặc các lý do khách quan khác nhau

Theo quan điểm của tác giả ATTC của CTCK là trạng thái không bị nguy hiểm bởi các tác động bên trong và bên ngoài của CTCK, CTCK luôn đảm bảo được một mức tỷ lệ vốn nhất định, trên cơ sở đó giảm thiểu và hạn chế rủi ro cho CTCK trong quá trình hoạt động kinh doanh b Tiêu chí phản ánh an toàn tái chính của công ty chứng khoán

Những vấn đề cơ bản của mô hình CAMEL

1.2.1 Giới thiệu về mô hình CAMEL

Hệ thống Xếp hạng Định chế Tài chính Thống nhất (The Uniform Financial Institution Rating System) hay còn được biết đến là hệ thống xếp hạng CAMEL, được Hội đồng Kiểm tra Định chế Tài Chính Liên bang của Hoa Kỳ thông qua vào ngày

13 tháng 11 năm 1979, và sau đó được Cơ quan Quản lý Liên minh Tín dụng Quốc gia thông qua vào tháng 10 năm 1987 CAMEL được coi là một công cụ giám sát nội bộ được sử dụng bởi các cơ quan giám sát như Ủy ban Chứng khoán nhà nước để đánh giá tính lành mạnh về tài chính của các tổ chức tài chính và xác định các yếu tố yếu kém cần giám sát đặc biệt (Zuzuki & Sastrosuwito, 2011) Trên cơ sở đó, các tổ chức giám sát có khả năng đưa ra các biện pháp quản lý kịp thời nhằm duy trì sự ổn định và xây dựng lòng tin của công chúng đối với Hệ thống tài chính Quốc gia (Wirnkar, 2010) CAMEL là tên viết tắt của 5 chỉ số cấu thành hệ thống xếp hạng cho một tổ chức tài chính bao gồm: Mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy – C), Chất lượng tài sản (Asser Quality – A), Khả năng quản lý (Management – M), Lợi nhuận (Earnings Strength – E) và Thanh khoản (Liquidity -L) Từ năm 1996, các cơ quan giám sát xem xét các rủi ro thay đổi của thị trường đã bổ sung một tiêu chí đánh giá là Độ nhảy với rủi ro thị trường (Sensitivity -S), thay thế CAMEL bằng CAMELS (Broz, 1997)

Bar và cộng sự (2002) nhận định rằng “Xếp hạng CAMEL đã trở thành một công cụ ngắn gọn và không thể thiếu cho các nhà thẩm định và các cơ quan quản lý” Xếp hạng này đảm bảo các điều kiện lành mạnh của ngân hàng bằng cách xem xét các khía cạnh khác nhau của ngân hàng dựa trên nhiều nguồn thông tin như báo cáo tài chính, nguồn vốn, dữ liệu kinh tế vĩ mô, ngân sách và dòng tiền Tuy nhiên, Hirtle và Lopez (1999) nhấn mạnh rằng xếp hạng CAMEL của ngân hàng rất bảo mật và chỉ được tiết lộ với ban quản lý cấp cao của ngân hàng và các ngân viên giám sát thích hợp nhằm mục đích hoạch định các chiến lược kinh doanh Xếp hạng này không bao giờ được công bố công khai, ngay cả trên cơ sở trễ

Hệ thống CAMEL phân tích năm yếu tố được coi là quan trọng nhất của một định chế tài chính, phản ánh các điều kiện tài chính và khả năng hoạt động của một định chế tài chính nói chung và một CTCK nói riêng Bên cạnh đó, hệ thống còn được sử dụng như một công cụ cảnh báo sớm rủi ro hoạt động của tổ chức tài chính, từ đó xây dựng các biện pháp phòng ngừa rủi ro cũng như đưa ra các quyết định đầu tư, quyết định tài chính và quyết định phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả (Seiford và cộng sự, 1994) Ở một số quốc gia, CAMEL được sử dụng trong Đạo luật rửa tiền để đánh giá mức độ tuân thủ của các ngân hàng trong việc chuyển tiền cũng như trong quản lý tài sản và trách nhiệm pháp lý (Ninalathasan, 2008; Haseeb, 2011)

Mặc dù lúc đầu hệ thống CAMEL được xây dựng phù hợp với hệ thống các ngân hàng vốn đã phát triển tốt ở Mỹ, nhưng sau đó Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã đề xuất mở rộng khung đánh giá gồm sáu chỉ tiêu trên quy mô toàn cầu Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1997, CAMEL đã được Qũy tiền tệ Qũy tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) khuyến nghị đối với nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia chịu tác động của khủng hoảng như một biện pháp hữu hiệu để duy trì và tái thiết hệ thống tài chính IMF cũng đã cụ thế hóa CAMELS trở thành bộ chỉ số tài chính lành mạnh – FSIS (Chỉ số lành mạnh về tài chính) đánh giá an toàn hệ thống ngân hàng tài chính trong điều kiện mức độ rủi ro ngày càng đa dạng và phức tạp, (Ninalathasan, 2008) CAMEL ban đầu được áp dụng cho định chế tài chính ngân hàng, nhưng sau đó được khuyến nghị cho cả các định chế tài chính phi ngân hàng như CTCK, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, công ty quản lý quỹ,…Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2008 và các vấn đề nợ công, nợ xấu đã ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế và TTCK Việt Nam Cùng với đó là quản lý yếu kém, thiếu ổn định nguồn vốn cũng như mức độ rủi ro cao đã bộc lộ dần tại các CTCK khiến các công ty này rơi vào cảnh khó khăn Báo cáo của UBCKNN cho thấy, tổng số CTCK rơi vào diện Kiểm soát đặc biệt tăng từ 11 công ty năm 2012 lên 13 công ty năm

2013, các CTCK rơi vào tình trạng kiểm soát chặt chẽ cũng tăng gấp đôi lên 5 công ty vào cuối năm 2013 Số lượng các CTCP đang hoạt động bình thường giảm còn 50%, thậm chí còn bị thu hồi giấy phép Để giải quyết vấn đề này, ngày 26 tháng 12 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1826/QĐ-TT về việc phê duyệt “Đề án tái cơ cấu TTCK và hoạt động kinh doanh bảo hiểm” Theo đó, một trong những nội dung quan trọng nhất là cơ cấu lại hệ thống tổ chức chứng khoán, đáp ứng nhu cầu, đặc điểm và quy mô phát triển của thị trường: củng cố hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp và rủi ro tại các tổ chức này theo thông lệ quốc tế Trên cơ sở đó, một trong phương thức để UBCKNN phân loại các CTCK là sử dụng hệ thống xếp hạng CAMEL (theo quyết định số 617/QĐ-UBCK ngày 09/10/2013) Quyết định này được coi là công cụ hỗ trợ UBCKNN theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của các CTCK, phân loại để cảnh báo sớm và xử lý kịp thời đối với các công ty hoạt động còn yếu kém, rủi ro, để đảm bảo tính toàn vẹn của TTCK

1.2.2 Nội dung của mô hình CAMEL a Tiêu chí đánh giá

Tương tự như phiên bản hệ thống CAMELS được sử dụng ở các nước khác, hệ thống CAMEL được UBCKNN sử dụng nội bộ để giám sát các CTCK Kết quả tính toán, đánh giá và xếp hạng nhà môi giới không được công bố ra quần chúng nhằm bảo mật thông tin nội bộ, tránh ảnh hưởng đến uy tín của CTCK, duy trì sự ổn định của TTCK Việt Nam Theo quyết định số 617/QĐ – UBCKNN về việc ban hành quy chế hướng dẫn xếp loại CTCK, UBCKNN đã sử dụng 5 yếu tố của CAMEL để xếp loại CTCK: (1) Mức độ đủ vốn (C), (2) Chất lượng tài sản (A), (3) Chất lượng quản trị (M), (4) Khả năng sinh lời (E), (5) Chất lượng thanh khoản (L) Hệ số nhạy cảm của chứng khoán so với sự biến động của thị trường (S) chưa được Việt Nam đưa vào quy định Cơ sở để tính toán, phân loại CTCK theo CAMEL dựa trên báo cáo tài chính, báo cáo tình hình quản trị của công ty, báo cáo công tác quản trị rủi ro của CTCK Các cơ quan giám sát sử dụng mô hình này để đánh giá xếp hạng từng chỉ tiêu trên thang điểm từ 0 đến 100 và được tổng hợp lại để đưa ra xếp hạng cuối cùng cho CTCK từ mức xếp hạng loại A đến mức xếp hạng loại E

Mức xếp loại A: CTCK hoạt động tốt với mức cao hơn mức trung bình chung

Mức xếp loại B: CTCK hoạt động ở mức độ trung bình hoặc trên trung bình không nhiều, vừa đủ đạt mức an toàn

Mức xếp loại C: CTCK hoạt động dưới mức trung bình

Mức xếp loại D: CTCK hoạt động không đảm bảo, thấp hơn mức trung bình rất nhiều, cần phải giám sát để tránh nguy cơ mất năng lực hoạt động

Mức xếp loại E: CTCK hoạt động rất kém và nguy cơ mất năng lực hoạt động, cần phải được chú ý giám sát ngay

Bảng 1 1: Điểm xếp loại công ty chứng khoán

Mức xếp loại ban đầu Điểm xếp loại CTCK

B Từ 65 điểm đến dưới 80 điểm

C Từ 50 điểm đến dưới 65 điểm

D Từ 35 điểm đến dưới 50 điểm

E Từ 0 điểm đến dưới 35 điểm

Nguồn: Quy chế Hướng dẫn xếp loại CTCK của UBCKNN (2013)

• Công ty được xếp loại A nếu có tổng điểm xếp loại nằm trong thang điểm của mức xếp loại ban đầu là A và không có Điểm yếu tố nào có dưới 65

• Công ty được xếp loại là B bao gồm các trường hợp sau: (i) Công ty có điểm xếp loại nằm trong thang điểm của mức xếp loại ban đầu là B và không có Điểm yếu tố nào dưới 50; (ii) Công ty được xếp loại ban đầu là A nhưng có một Điểm yếu tố dưới 65

• Công ty được xếp loại C bao gồm các trường hợp sau: (i) Công ty có điểm xếp loại nằm trong thang điểm của mức xếp loại ban đầu là C và không có Điểm yếu tố nào dưới 35; (ii) Công ty được xếp loại ban đầu là A nhưng có hơn một Điểm yếu tố dưới 50; (iii) Công ty có điểm xếp loại ban đầu là B nhưng có một Điểm yếu tố dưới

• Công ty được xếp loại D trong các trường hợp sau: (i) Công ty có điểm xếp loại nằm trong thang điểm của mức xếp loại ban đầu là D; (ii) Công ty được xếp loại ban đầu là B nhưng có hơn một Điểm yếu tố dưới 50; (iii) Công ty được xếp loại ban đầu là C nhưng có một Điểm yếu tố dưới 35

• Các công ty xếp loại E bao gồm các trường hợp sau: (i) Công ty có thể chấm điểm được nhưng không thuộc các trường hợp theo quy định tại các điểm trên (ii) Các công ty thuộc các trường hợp không thể chấm điểm được do Công ty không thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo quy định hoặc theo yêu cầu của UBCKNN

Bên cạnh đó, UBCKNN cũng chia 5 yếu tố thành 2 nhóm chính: Nhóm yếu tố tài chính gồm 4 yếu tố: An toàn vốn (C), Tài sản (A), Thu nhập (E) và Thanh khoản (L); Yếu tố (M) – Quản trị được xếp vào một nhóm riêng biệt Nhóm các yếu tố tài chính có thể được đánh giá theo số liệu từ BCTC đã được soát xét hoặc đã được kiểm toán, báo cáo định kỳ và các dữ liệu khác Quản trị (M) là yếu tố tách biệt với những yếu tố khác vì yếu tố này khó định lượng và chủ yếu định lượng dựa trên các tiêu chí định tính để đánh giá

Trong các yếu tố tài chính, yếu tố An toàn vốn (C) thường được quan tâm nhất vì vốn là nền tảng để các tổ chức tài chính thực hiện việc cung cấp dịch vụ tài chính, đầu tư và bảo hiểm rủi ro Sự đầy đủ về vốn là một chỉ số nổi bật cho thấy sự lành mạnh về tài chính Nó cũng phản ánh việc CTCK có đủ vốn để chịu đựng những tổn thất bất ngờ phát sinh trong tương lai hay không và dựa trên một lượng đòn bẩy tài chính nhất định Áp dụng hệ thống CAMEL trên các CTCK tại Việt Nam, mức độ đủ vốn gồm 3 yếu tố quan trọng:

- C 1 – Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản: bao gồm các giá trị của TTS không bao gồm tiền ký quỹ giao dịch của NĐT, đảm bảo rằng tiền gửi của NĐT được tách biệt khỏi TS của công ty để tránh xung đột lợi ích Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng tài sản thì VCSH chiếm bao nhiêu đồng Trị số này càng lớn càng chứng tỏ sự tự chủ tài chính của công ty càng cao, ít bị phụ thuộc vào vốn vay và ngược lại

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA CTCP CHỨNG KHOÁN VPS

Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập tổng hợp từ BCTC, Báo cáo ATTC của CTCK VPS từ năm 2020 – 2022 để lấy các số liệu về chỉ tiêu tài chính Còn về chất lượng quản trị được tổng hợp đánh giá từ Báo cáo thường niên, SGDCKNN và các trang thông tin liên quan khác

Bên cạnh đó, tác giả còn thu thập thêm số liệu của 4 CTCK khác nằm trong số top 10 CTCK có thị phần môi giới lớn và có mức vốn điều lệ tương đối so với VPS là HSC, MAS, VCSC và VND để đưa ra so sánh nhận xét và có cái nhìn toàn diện hơn về mức độ ATTC của CTCP CK VPS

Bảng 2 1: Vốn điều lệ của 5 CTCK trong giai đoạn 2020 - 2022 Đơn vị: Tỷ đồng 2020 2021 2022

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ BCTN của các CTCK)

Giới thiệu về CTCP CK VPS

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS

Trụ sở chính: Khu văn phòng số 65 Cảm Hội, phường Đống Mác, quận Hai

Bà Trưng, thành phố Hà Nội

Trước đây là CTCP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS), được cấp giấy phép thành lập chính thức của UBCKNN

Bảng 2 2: Quá trình hình thành và phát triển của VPS

Thời gian Dấu mốc lịch sử

2006 VPS trở thành thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

2007 VPS được tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ lên 300 tỷ đồng

2008 VPS được tăng vốn điều lệ từ 300 tỷ lên 500 tỷ

2010 Công ty đổi tên thành Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP

VPS khai trương hoạt động Chi nhánh Đà Nẵng theo quyết định số 243/QĐ-UBCK của Chủ tịch UBCKNN

2012 VPS được tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ lên 800 tỷ đồng theo quyết định số

108/UBCK-GP của Chủ tịch UBCKNN

2013 VPS khai trương hoạt động Phòng giao dịch Láng Hạ - Hà Nội và phòng giao dịch Nguyễn Chí Thanh – TP Hồ Chí Minh

2015 VPS chuyển sang hình thức Công ty cổ phần

VPS được tăng vốn điều lệ từ 800 lên 970 tỷ đồng

2016 VPS quyết định mở rộng kinh doanh sang mảng tín dụng tiêu dụng, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận vượt bậc

2017 VPS được tăng vốn điều lệ từ 970 tỷ lên 1,470 tỷ đồng

2018 VPS tiếp tục được tăng vốn điều lệ từ 1,470 tỷ lên 3,500 tỷ đồng

2019 Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phẩn Chứng khoán VPS và chuyển trụ sở về 65 Cảm Hội, Hà Nội

2020 VPS thành lập chi nhánh Quảng Ninh và khai trương hoạt động phòng giao dịch ở Hà Nội là Đông Đô

2021 VPS khai trương hoạt động phòng giao dịch Thăng Long, Hà Nội

VPS được tăng vốn điều lệ từ 3,500 tỷ đồng lên 5,700 tỷ đồng

2022 VPS trở thành thành viên giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPS năm 2022)

VPS cung cấp đa dạng các sản phẩm với chất lượng cao, tạo nên giá trị cho doanh nghiệp và nhà đầu tư bao gồm: MGCK, tự doanh chứng khoán, dịch vụ tài chính, dịch vụ ngân hàng đầu tư, tư vấn tài chính và phân tích Bên cạnh đó, VPS còn có vai trò của một tổ chức trung gian tài chính, hoạt động ngân hàng đầu tư Cụ thể, VPS thực hiện các dịch vụ tài chính như là thu xếp vốn, bảo lãnh và phát hành chứng khoán, các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, tư vấn định giá doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn và nợ phù hợp với từng giai đoạn

Hình 2 1: Các sản phẩn và dịch vụ cốt lõi của VPS

2.2.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động

Hình 2 2: Cơ cấu bộ máy quản lý của VPS

(Nguồn: Bản cáo bạch của VPS)

2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của VPS giai đoạn 2020 – 2022 Đơn vị: tỷ đồng 2020 2021 2022

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ BCTC của công ty)

Trong giai đoạn 2020 – 2022, kết quả hoạt động của VPS có sự biến động Cụ thể năm 2020 – 2021 doanh thu thuần của VPS tăng mạnh (150.43%), 2021 – 2022 giảm 11.23% Doanh thu chủ yếu đến từ lãi của các tài sản tài chính và doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán Mặc dù doanh thu thuần có giảm ở năm 2022 nhưng kết quả hoạt động và lợi nhuận của công ty vẫn tăng Cụ thể, kết quả hoạt động năm

2021 tăng 83.07% so với 2020, 2022 tăng 5.14% so với năm trước đó Lợi nhuận sau thuế cũng tăng 58.60% ở năm 2021 và 1.15% năm 2022 Điều này chứng tỏ rằng VPS đã có những chiến lực đầu tư hiệu quả, sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý

Tính đến năm 2022, VPS có 2 năm liên tiếp dẫn đầu thị phần môi giới trên HOSE với 17.38% (năm 2022) thị phần, 3 năm liên tiếp dẫn đầu thị phần môi giới trên HNX với 21.16% (năm 2022) và sàn UPCOM Ngoài thị phần về môi giới cổ phiếu, VPS cũng đạt được vị trí top 1 ở thị phần môi giới phái sinh Đạt được giải thưởng danh giá từ tạp chí FinanceAsia là Best Broker Điều này cũng cho thấy được những chiến lược phát triển đúng đắn và hiệu quả của VPS, đặc biệt là trong bối cảnh khó khăn của TTCK trong thời gian gần đây.

Ứng dụng mô hình CAMEL đánh giá mức độ an toàn tài chính của VPS

Để đánh giá được mức độ ATTC của CTCP CK VPS, bài nghiên cứu đã dựa trên cơ sở lý luận đã nêu ở chương I và dựa trên quyết định của UBCKNN số 617/QĐ- UBCKNN và thông tư số 91/2020/TT-TBC quy định chỉ tiêu ATTC ngày 13 tháng

2.3.1 Mức độ an toàn vốn a Chỉ tiêu C 1 = Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

Bảng 2 4: Chỉ tiêu C 1 của VPS trong giai đoạn 2020 - 2022 Đơn vị: tỷ đồng 2020 2021 2022

Tốc độ tăng trưởng 2020-2021 2021-2022 VCSH 4,975.115 7,820.489 8,475.011 57.19% 8.37%

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp và tính toán)

Theo quyết định số 617/QĐ-UBCKNN về quy chuẩn CAMEL, tỷ lệ C1 được chia làm 3 mức xác định cụ thể C1> 75% tương ứng với 100 điểm được coi là mức độ an toàn vốn hoạt động của CTCK lớn, tỷ lệ C1 từ 51% đến dưới 71% tương ứng đạt 80, xếp mức độ an toàn vốn hoạt động của CTCK ở mức độ trung bình và tỷ lệ nhỏ C1

Ngày đăng: 08/11/2024, 15:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. 2: Chỉ tiêu, thang điểm và trọng số của yếu tố C - Ứng dụng mô hình camel  Đánh giá mức Độ an toàn tài chính tại ctcp chứng khoán vps
Bảng 1. 2: Chỉ tiêu, thang điểm và trọng số của yếu tố C (Trang 28)
Bảng 1. 3: Chỉ tiêu, thang điểm và trọng số của yếu tố A - Ứng dụng mô hình camel  Đánh giá mức Độ an toàn tài chính tại ctcp chứng khoán vps
Bảng 1. 3: Chỉ tiêu, thang điểm và trọng số của yếu tố A (Trang 29)
Bảng 1. 6: Chỉ tiêu, thang điểm và trọng số của yếu tố M - Ứng dụng mô hình camel  Đánh giá mức Độ an toàn tài chính tại ctcp chứng khoán vps
Bảng 1. 6: Chỉ tiêu, thang điểm và trọng số của yếu tố M (Trang 33)
Hình 2. 2: Cơ cấu bộ máy quản lý của VPS - Ứng dụng mô hình camel  Đánh giá mức Độ an toàn tài chính tại ctcp chứng khoán vps
Hình 2. 2: Cơ cấu bộ máy quản lý của VPS (Trang 47)
Bảng 2. 5: Chỉ tiêu C 2  của VPS trong giai đoạn 2020 - 2022 - Ứng dụng mô hình camel  Đánh giá mức Độ an toàn tài chính tại ctcp chứng khoán vps
Bảng 2. 5: Chỉ tiêu C 2 của VPS trong giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 50)
Bảng 2. 6: Chỉ tiêu C 3  của VPS trong giai đoạn 2020 - 2022 - Ứng dụng mô hình camel  Đánh giá mức Độ an toàn tài chính tại ctcp chứng khoán vps
Bảng 2. 6: Chỉ tiêu C 3 của VPS trong giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 52)
Bảng 2. 7: Mức độ đủ vốn của VPS trong giai đoạn 2020 - 2022 - Ứng dụng mô hình camel  Đánh giá mức Độ an toàn tài chính tại ctcp chứng khoán vps
Bảng 2. 7: Mức độ đủ vốn của VPS trong giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 53)
Bảng 2. 10: Chỉ tiêu A 3  của VPS trong giai đoạn 2020 - 2022 - Ứng dụng mô hình camel  Đánh giá mức Độ an toàn tài chính tại ctcp chứng khoán vps
Bảng 2. 10: Chỉ tiêu A 3 của VPS trong giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 57)
Bảng 2. 11: Chất lượng tài sản của VPS trong giai đoạn 2020 - 2022  Tên chỉ tiêu   Trọng số   2020  2021  2022 - Ứng dụng mô hình camel  Đánh giá mức Độ an toàn tài chính tại ctcp chứng khoán vps
Bảng 2. 11: Chất lượng tài sản của VPS trong giai đoạn 2020 - 2022 Tên chỉ tiêu Trọng số 2020 2021 2022 (Trang 58)
Bảng 2. 12: Chỉ tiêu E 1  của VPS trong giai đoạn 2020 - 2022 - Ứng dụng mô hình camel  Đánh giá mức Độ an toàn tài chính tại ctcp chứng khoán vps
Bảng 2. 12: Chỉ tiêu E 1 của VPS trong giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 59)
Bảng 2. 13: Chỉ tiêu E 2  của VPS trong giai đoạn 2020 - 2022 - Ứng dụng mô hình camel  Đánh giá mức Độ an toàn tài chính tại ctcp chứng khoán vps
Bảng 2. 13: Chỉ tiêu E 2 của VPS trong giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 60)
Bảng 2. 14: Khả năng sinh lời của VPS trong giai đoạn 2020 - 2022 - Ứng dụng mô hình camel  Đánh giá mức Độ an toàn tài chính tại ctcp chứng khoán vps
Bảng 2. 14: Khả năng sinh lời của VPS trong giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 61)
Bảng 2. 15: Chỉ tiêu L 1  của VPS trong giai đoạn 2020 - 2022 - Ứng dụng mô hình camel  Đánh giá mức Độ an toàn tài chính tại ctcp chứng khoán vps
Bảng 2. 15: Chỉ tiêu L 1 của VPS trong giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 62)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w