1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Căn cứ loại trừ trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng theo quy định của pháp Luật Dân sự Việt Nam

109 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Căn Cứ Loại Trừ Trách Nhiệm Dân Sự Do Vi Phạm Nghĩa Vụ Trong Hợp Đồng Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Tác giả Đào Thị Trang Anh
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Thị Huệ
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 16,15 MB

Nội dung

Về pham vi nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp: - Đôi với nội dung: Khóa luận nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về căn cử loại trừ trách nhiệm dân su do vi phạm ngh

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HA NỘI

ĐÀO THỊ TRANG ANH

450835

CĂN CỨ LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO VI

PHẠM NGHĨA VỤ TRONG HỢP ĐÒNG THEO QUY

ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT DAN SỰ VIỆT NAM

Hà Nội - 2024

Trang 2

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÀO THỊ TRANG ANH

450835

CĂN CỨ LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO VI

PHAM NGHĨA VỤ TRONG HOP DONG THEO QUY

ĐỊNH CUA PHAP LUAT DAN SỰ VIỆT NAM

Chuyén ngành: Luật Dan sir

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC

PGS.TS TRAN THI HUE

Ha Nội - 2024

Trang 3

Lời cam đoan va ô xác nhận của giảng viên hướng dẫn

“Xác nhân của

giảng viên hướng dẫn

PGS.TS TRAN THỊ HUE

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình

nghiên cứu của riêng tôi, các kết luận, số

liệu trong khóa luận tốt nghiệp là trrng

thực, đâm bdo độ tin cay./

Tác giả khóa luân tốt nghiệp

( và ghi rố ho tên)

ĐÀO THỊ TRANG ANH

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Bộ luật Dân sự BLDS Boi thường thiệt hai BTTH

Thành phô Tp.

Ủy ban nhân dân UBND

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIET TẮT ` ITE

MƠ ĐẤ ec 26i26acaioi1088GSGA04014GGK6iössoni-sdusaouall

Chương 1: Một số van đề lý luận về căn cứ loại trừ trách nhiệm dân sự

do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đông 8

1.1 Khái niêm trách nhiệm dân sự do vi phạm nghia vụ trong hợp đông 8

1.1.1 Định nghĩa trách nhiém dân sự do vi phạm nghĩa vụ trong hop

đồng RGR Xi poet

—-đồng Coe ee be oe ce bee te ee cece eee eee -

1.1.3 Các hình thức trách nhiệm dan sự do vi pham nghĩa vụ trong hợp

“ ING he sccr corpses reser esesneeerca nea co rccrermnecr a eumnsronranncrenncucvercy 1G

1.2 Khai niệm loại trừ trách nhiệm dan su do vi phạm nghia vu trong hợp

1.3 Khai niệm căn cứ loại trừ trách nhiệm dan su do vi phạm nghĩa vụ trong

hợp dong

— 1.3.1 Dinh nghĩa căn cử loại trừ trách nhiệm dân sự do vi phạm nghia vu

ROAR HOD GONE suiniaseostvaesasoasosiosrgsse eS

Trang 6

1.3.2 Đặc điểm căn cứ loại trừ trách nhiệm dân sự do vi phạm nghia vụ trong

2.1.1 Loại trừ trách nhiệm dân sự khi co sự kiện bat khả kháng wees 2D)

2.1.2 Loại trừ trách nhiệm dân sự do phải thực hiện quyết định của co quan

nha nước cĩ thâm quyên mà các bên khơng thé biết được vao thời điểm giao

kết hợp đồng 35

2.1.3 Loại trừ trách nhiệm dan sự hoản tồn do lỗi của bên cĩ quyên 38

2.1.4 Loại trừ trách nhiệm dân sự do các bên cĩ sự thỏa thuận 43

2.2 Đánh giá quy định pháp luật hiện hanh về căn cứ loại trừ trách nhiệm do

3.1.2 Kiến nghi về loại trừ trách nhiệm dan sư khi cĩ sự kiện bat khả kháng

ctbt2uk48Ä416ngxaghộiad6ušy 3ãusc32sb ốc OD

3.1.3 Kiến nghị về loại trừ trách nhiệm dân sự do thực hiện quyết định của

cơ quan nhà nước cĩ thấm quyền - c cccicc e., 563.1.4 Kiến nghị về loại trừ trách nhiệm dân sự hồn tồn do lỗi của bên cĩ

Trang 7

3.1.5 Kiến nghị về loại trừ trách nhiệm dan sự do có sự thỏa thuận của các

57

3.3 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật dân sự vềloại trừ trách nhiệm dan sự do vi phạm nghĩa vụ trong hop đẳng 57

Thứ nhất, nâng cao chat lượng giải quyết tranh chấp #7

Thứ hai, cần nghiên cứu xây dựng, công bô các án lệ của Tòa án liên quanđến COVID-I0 0-2 2222222222 n:Êt3U0i£2Hos2l08sipE2pEmsskerIÐÐ,

Thứ ba, cân ban hành quy định dé bao vệ lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam

trùng giải quyết WAR ChẤN:sssoaasasenrooesaetoasesaasesasnssesuassaoa_S8

Trang 8

MO BAU

1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Hop đông là một trong những phương tiện pháp lý chủ yêu vả quan trong

được cá nhân, tô chức sử dụng nhằm đáp ứng nhu câu về mọi khía cạnh của đời

sông xã hội Chính vi vay, hop đồng được xem như là "huyết mạch" cho su

phát triển của nên kinh tế Do đó, quy định pháp luật về hợp dong càng chat

chế thì cảng bão vệ được quyên và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia trong

quan hệ hop đông Dé xác lập hợp đông thi các bên cân thöa thuận, thông nhật

với nhau về các điều khoản, cam két Khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, các

bên buôc phải thực hiện theo đúng cam kết một cách thiện chí Để đảm bảo cho

việc nay, pháp luật đã du liệu cach thức thực hiện và hau quả của việc thực hiện

không đúng hoặc không đây đủ nghĩa vụ đã cam kết, gây thiệt hai cho bên cóquyền Nhằm ngăn chặn, xử lý các hanh vi vi phạm hợp đồng, pháp luật cácquốc gia déu có những hình thức chê tai riêng mang lại những hậu quả bat lợikhác nhau đôi với bên vi phạm hợp đồng, đặc biệt 1a trong lĩnh vực dân sư vàthương mại Tuy nhiên, trong một so trường hợp nhất định, bên vi phạm không

phải gánh chịu những hau quả bat lợi do chế tải đem lại, đó là các trường hợp

loại trừ trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đông

Loại trừ trách nhiệm dan sự la một trong những quy định quan trong trong

pháp luật hợp đông, giúp bao vệ quyên va lợi ich của các bên trong hợp dongkhi vi phạm hợp dong xảy ra trong một số trường hop đặc biệt Đặc biệt là tronggiai đoạn bùng phát đại dịch COVID-19 và khủng hoảng kinh tế hau COVID-

19 thì quy định về loại trừ trách nhiệm dan sự thé hiện được vai trò rat rõ ràng.Tuy nhiên, các quy định điều chỉnh liên quan đến loại trừ trách nhiệm dan sựcòn tan mạn, thiêu tính hệ thông Nội dung trong BLDS năm 2015 về loại trừtrách nhiệm dân sự còn chưa điều chỉnh được hết các tranh chấp phát sinh trongmỗi quan hệ nghĩa vu trong hợp đông, đặc biệt la các tranh chap phát sinh trongbôi cảnh đại dich COVID-19 va hậu khủng hoảng kinh tế sau COVID-19 Đại

Trang 9

dich COVID-19 là bai học kinh nghiệm để pháp luật Việt Nam nói riêng và

pháp luật quóc tế nói chung có những quy định dự liệu cho những trường hợptương tự như dai dich COVID-19 có thé xây ra trong tương lai Chính vì vay,

việc nghiên cứu vê dé tai “Căn cứ loai trừ trách nhiém dan sự do vi phạmnghia vụ trong hợp đồng theo pháp luật đân sự Việt Nami’ có ý nghĩa cả trênphương diện lý luận và thực tiễn, do đó tac giả đã lựa chọn dé tai này dé nghiên

cứu lảm khóa luân tốt nghiệp

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Có nhiều công trinh khoa học nghiên cứu liên quan đền van dé nay, có thể

kể đến như sau:

- Bùi Thi Thanh Hang (2018), Bồi thường thiệt hai do vi phạm hợp đồng,Luận án Tiên si Luật học, Hà Nội Luận án nghiên cứu, phân tích các van

dé về BTTH do vi pham hop đồng, trong đó có một phân nội dung phân

tích khái quát về miễn trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng

- Nguyễn Mạnh Linh (2018), Loại trừ rách nhiềm bỗi thường thiệt hai do

vi phạm nghia vụ trong hop đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam, Luận

văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội Luận văn nghiên cửu những van dé lý luận

chung về trách nhiêm dân su, loại trừ trách nhiệm B TTH do vi phạm hợpđồng, các quy định pháp luật vẻ các trường hợp loại trừ trách nhiệm

BTTH do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và thực tiễn thực hiện, tác giả đã

đối chiếu, so sánh giữa quy định của BLDS năm 2005 với BLDS năm

2015;

- Bui Thanh Mai (2017), 7ÿ iuận và thực tiễn về miễn trừ trách nhiệmtrong hợp đồng mua bán hàng hoa quốc tế, Luan văn Thạc sĩ Luật học,

Hà Nôi Luan văn tập trung nghiên cứu những van dé ly luận vê hợp

đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các van dé miễn trừ trách nhiệm trong

hợp đồng mua ban hang hóa quốc tê, đối chiều giữa quy định pháp luật

Trang 10

quốc tế với pháp luật Việt Nam, cụ thé là đôi với BLDS năm 2015 và

Luật Thương mại năm 2005,

- Phạm Diệu Hương (2022), Căn cứ loại trừ trách nhiém dan sự đo vi

phạm nghia vụ trong hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam, Luận

văn Thạc si Luật học, Hà Nôi Luân văn đã phân tích được một số van

dé lý luận cơ bản, góp phan làm rố thêm những van đề liên quan đến căn

cứ loại trừ trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đông

Bên canh những luận văn, luận án thì trên các tạp chí khoa học cũng có

những công trình nghiên cứu liên quan, có thể kế đền như

- Tran Thị Huệ, Nguyễn Văn Cừ (2019), “ Các frường hợp loại trừ tráchnhiệm bôi thường thiệt hai do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Viet Nam,

so chiếu với pháp luật một số quốc gia tude Liên minh châu Âu, Hộithảo Quốc té - Trách nhiệm dan sự và hợp đồng: Kinh nghiệm của ViệtNam và Liên minh châu Âu", Trường Đại học Luật - Đại học Huế Các

tác giả tập trung phân tích quy định pháp luật vẻ các trường hợp loại trừtrách nhiệm bồi thường thiệt hai do vi phạm hợp đông đông thời chỉ ranhững bất cập còn tôn tại Đôi chiếu, so sánh với quy định của một số

quốc gia ở Liên minh châu Âu như Pháp, Đức, liên quan đến van dé

nảy, các tác giả đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện quy

đình pháp luật Việt Nam,

- Tran Thị Huệ (2020), “Một số bất cap trong quy định của pháp Int về

loại trừ rách nhiệm bôi thường thiệt hat do vi phạm nghĩa vụ trong hợp

đông thương mai”, Tap chi Pháp luật và Thực tiến số 42 Tác giả đã chỉ

ra những bat cập trong quy định của pháp luật về loại trừ trách nhiệm bôithường thiệt hai do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đông thương mại, từ đó

dé xuất những kiến nghị, giải pháp hoan thiên quy định pháp luật về van

dé này,

- - Nguyễn Văn Hùng (2022), "Miễn trách nhiêm đối với vi phạm hợp đồng

đo phải thực hiện quyết dinh chia cơ quan nhà nước cô thẩm quyén”, Tap

Trang 11

chí Nghiên cứu Lập pháp sô 7 Tác giả tập trung phân tích trường hợp

miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đông do phải thực hiện quyết định của

cơ quan nhà nước có thấm quyên đồng thời đưa ra những kiến nghị, déxuất nhằm hoan thiện quy định pháp luật đối với trường hợp nay,

- - Nguyễn Văn Hơi, Nguyễn Tông Bao Minh (2023), “Loại frừtrách nhiệmdân sự do lỗi của bên bị vi phạm”, Tap chí Nghệ Luật sô 9 Các tác giả

đã tập trung phân tích quy định về loại trừ trách nhiệm dân sự trong hợp

đồng do lỗi của bên có quyên và loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt haingoài hợp đông do lỗi của bên bị thiệt hại Từ đó, chỉ ra những bat cậpcòn tôn tại và dé xuật kiến nghị, giải pháp hoản thiện pháp luật,

- Nguyễn Tông Bảo Minh (2022), “ Loại trừ trách nhiệm đo vì phạm hợpđồng - Một số bắt cập và kiến nghị hoàn thiện", Tạp chi Công thương sô

8 Tác giả chỉ ra những tôn tai, bat cập từ đó dé xuất những kiên nghịnhằm hoan thiện pháp luật trong quy đính về loại trừ trách nhiệm do viphạm hợp đông,

- Nguyễn Huy Hoang Nam (2024), “ Bàn về loại trừ trách nhiệm dan sự

theo guy @inh của pháp inật Việt Nam", Tap chí dan chủ và Pháp luật Ky

1 (Sô 398), thang 2 Tác giả đã đưa ra cái nhìn tông quan vẻ loại trừ tráchnhiệm dan sự thông qua việc phân tích định nghĩa, đặc điểm va bản chất

của loại trừ trách nhiệm dân sự do vi pham nghĩa vu hợp đồng

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đều là tư liêu quý báu, có giá

trị tham khảo lớn cho tác giả khi thực hiên dé tài Có thé thay, đa phân các côngtrình nghiên cứu tap trung ở khía cạnh loại trừ (miễn trừ) ở từng trường hợp cụthể mà chưa có nhiều công trình nghiên cứu tông quan về căn cứ loại tri trách

nhiệm dân su do vi phạm nghĩa vu trong hợp đồng Vì vay, tác gid mong muôn

nghiên cứu một cách cơ bản nhất và tong quan về căn cứ loại trừ trách nhiệm

dân sự do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đông

Trang 12

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Việc nghiên cứu dé tai “Can cứ loại trừ trách nhiệm dan sie đo vi phạm

nghĩa vụ trong hợp dong theo quy dinh của pháp luật dan sự Việt Nam’ nhằm

các mục dich vả nhiệm vu sau:

M6t ia, phân tích, làm sang tỏ môt sô van dé lý luân vé căn cứ loại trừtrách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vu trong hợp đông

Hai ia, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật liên quan đến căn cửloại trử trách nhiệm dan su do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng

Ba ia, đưa ra một sô kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định phápluật và dam bảo thực thi pháp luật về căn cứ loại trừ trách nhiệm dân sự do vi

phạm nghĩa vụ trong hợp đồng

Về đôi tương nghiên cứu trong khóa luân tốt nghiệp la các quy định của

pháp luật dan sư Việt Nam về căn cứ loại trừ trách nhiệm dan sự do vi phạm

nghĩa vụ trong hợp đông

Về pham vi nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp:

- Đôi với nội dung: Khóa luận nghiên cứu các quy định của pháp luật dân

sự Việt Nam về căn cử loại trừ trách nhiệm dân su do vi phạm nghia vụ

trong hợp đông và thực tiễn thực hiện pháp luật,

- Đối với không gian: Khóa luận nghiên cứu trong phạm vi lãnh thô ViệtNam và pháp luật của một số quốc gia trên thé giới Việc nghiên cứupháp luật của môt s6 quốc gia trên thê giới dé đối chiều, so sánh với phápluật Việt Nam nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật

hơn,

- Đối với thời gian: Khóa luận nghiên cứu các quy định pháp luật dan sựViệt Nam từ năm 2005 đên nay

Trang 13

5 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận được thực hiện trên cơ sở các phương pháp:

- Phương pháp phân tích va tông hợp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễnnhằm tim hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về căn cứ loại trừtrách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vu trong hợp dong, hiểu được các

đặc điểm của loại trừ trách nhiêm dan sự do vi pham nghĩa vu trong hợp

đồng dé đôi chiêu với thực tiễn, từ đó có những đê xuất, giải pháp phùhợp

- Phương pháp hệ thông hóa: nhằm trình bảy nôi dung các vân đề trongkhóa luận theo bô cục hợp lý, logic, có tính hệ thông với nhau dé đạt

được mục đích nghiên cứu khóa luận.

- Ngoài ra, khóa luận cũng sử dung các phương pháp nghiên cứu khác

nhau như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tình huồng

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài

Vé mặt lý luận, kết quả nghiên cứu dé tai thé hiên một sô van dé pháp lý

về căn cứ loại trừ trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng một

cách có hệ thống, từ đó bỗ sung, đóng góp nhằm hoàn thiện hơn pháp luật dan

sự Việt Nam

Vệ mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu dé tải sé có giá trị tham khảo cho

việc hoản thiện hệ thống pháp luật, bao dam thực hiện các quy định pháp luậtdân sự về căn cứ loại trừ trách nhiệm dan sự do vi phạm nghĩa vu trong hợpđồng trong bôi cảnh hiện nay, đặc biệt có thé ap dung trong những trường hợptương tự như đại dich COVID - 19 có thé xảy ra trong tương lai

1 Kếtcấucủa dé tai

Khoa luận gom có 3 chương, cu thể là:

Chương 1: Một sô vân dé ly luận về căn cứ loại trừ trách nhiệm dan sự do

vi pham nghĩa vụ trong hợp đông

Trang 14

Chương 2: Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam va thực tiến thực

hiện pháp luật về căn cứ loại trừ trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vu tronghợp đồng

Chương 3: Một số kiến nghị hoản thiện pháp luật Việt Nam về căn cứ loạitrừ trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ trong hop dong

Trang 15

Theo “Từ điển Thuật ngữ pháp lý” của Nha xuất bản Dalloz và “Tw điển

Thuật ngữ pháp ly” của Gérard Comu, trách nhiệm dan sư (responsabilité

dvile) gôm trách nhiệm theo hợp đồng (responsabilité contractuelle) và trách

nhiệm ngoài hop đồng (responsabilité délictuelle), chỉ đến bat kỳ sự đáp trả về

mặt dân sự nào đối với những tỗn hại gây ra cho người khác, nghĩa ia đền bùbằng hiên vật hoặc tương đương)

Theo Tw điển Luật hoc “Black's Law Dictionary’, trach nhiém dan su(civil liability) được hiểu là tinh trang bị ràng buộc về mặt pháp i phải BTTH

đân sự.

Tương tự như vây, các luật gia như Trân Thúc Linh, Vũ Văn Mẫu déu chorang, trách nhiệm dân sự có hai hình thức: trách nhiệm theo hợp dong (tráchnhiệm khế ước) va trách nhiệm ngoài hợp đông (trách nhiệm dan sự phạm vàchuẩn dân sự phạm) Cũng theo các luật gia nay, trách nhiệm dan sự phát sinh

trên cơ sở hành vi vi pham nghia vụ, “nói fới frách nhiệm dan sự tức là nói tới

bôi tiường”'3 hay cụ thé hơn là trách nhiệm dan sự theo hợp đông (trách nhiệm

Ì Xem Lenigne Jiơidiqte Dallec (2015-2016) 23e édition, p 913-914; Gérard Comai Vocabuilcare

juridique Presses Universitaires de Frooxe (1992) 3É édition,p 724 Black's Law- Dictionary (1999), Seventh

Edition, West group pp 723-724

2 Xem Black's Law- Dictioneny (1999), Seventh Edition, West group, Page 926.

3 xem Trần Thức Linh (1974), Daodh a pháp hưệt here gid, Nhà sách Khaitri tr 307-398

_ Vũ Văn Mẫu (1963), Việt Nam đâm: luật lược khảo - Quyền Il: Ngiểa vụ và khế ước ,Ea lần thứ nhết, Bộ Quốc gia giáo duc xuất bản, Sii Gin, tr 431,433.

Trang 16

khé ước) la trách nhiém bôi thường của bên không thực hiện nghia vụ tronghợp đông cho bên bị “tdn thiệt ?t

Như vậy, theo quan điểm của nhiều luật gia, thuật ngữ “rách nhiệm dan

sự theo hop đồng” thường chỉ đến trách nhiệm B TTH trong hợp đồng

Theo Từ điển Luật hoc của B6 Tư pháp, “trách nhiệm dan sự” được hiểu

là “trách nhiệm pháp i} mang tinh tài sản duoc áp dung đối với người vi phạmpháp luật đân sự nhằm bù đắp về tôn that vật chất, tinh than cho người bị thiệthai” hay “những hậm quả bất lơi mà chủ thé pháp luật phải gánh chin do pháp

inật quy định vì hành vi vi pham pháp luật của minh (hoặc của người ma mình

bảo lãnh: hay giám hô)"Š Nội ham của “trách nhiệm dan sự" được Từ điễn xácđịnh tương tự như nội ham của trách nhiệm dan sự trong hệ thông CommonLaw va Civil Law, bao gồm trách nhiệm dân sư theo hợp đông và trách nhiệmdân sự ngoài hop đông Tuy nhiên, bên cạnh sự tương đồng nay, Tử điển Luậthọc lại chỉ ra “trách nhiém dan sự bao gôm buộc xin lỗi, cdi chính công khai,

buộc thực hiện nghia vụ đân sự, buộc BTTH, phát vì pham”?

Cùng với thuật ngữ “rách niiém dan sự", Từ điển Luật hoc còn đưa rađịnh nghĩa về “trách nhiệm BTTH”, theo đỏ, đây là thuật ngữ chỉ đến “trdch

nhiệm của người có hành vi vi phạm, có lỗi trong việc gay ra thiệt hai về vậtchất, tinh thần phải bôi hoàn cho người bi thiệt hai nhằm phục hồi tinh trangtai sản, bì đắp tôn thất tinh than cho người bi thiệt hai”, đồng thời chỉ rõ

“trách nhiệm BTTH được phân thành trách nhiệm BTTH theo hợp đồng và

trách nhiệm BTTH ngoài hợp dong”

Co thé thay, theo Từ điển Luật học của Bộ Tư pháp, thuật ngữ “fráchnhiệm đân sự” trong hệ thông pháp luật Việt Nam được hiểu là thuật ngữ chỉ

* Xem Vũ Vin Mẫu, Thad, tr 433-434

5 Xem Từ điển Luật học, Bộ Tw pháp - Viện Khos học pháp lý (2006), Neb Tử điển Bách khoa, Nab.

Tư pháp ,tr $00.

© Xem Từ điển Lut học, Bộ Twpháp - Viễn Khoa học pháp lý, Tid, tr 903

7 Yem Từ điển Lut học, Bộ Tephip - Viện Khoa học pháp Wy, Tiãđ,,tr 800.

8 Xem Te điển Luật học, Bộ Tư pháp - Viện Khoa học pháp lý, Td, tr 799

` Xem Từ điển Duát học, Bộ Tư pháp - Viện Khoa học pháp lý, Tid, tr 800.

Trang 17

chung các giải pháp pháp lý có thể được ap dụng khi có hành vị vi phạm pháp

luật và trách nhiệm B TTH (trách nhiệm B TTH theo hợp đồng và trách nhiémBTTH ngoài hợp đông) là một loại của trách nhiệm dân su Quan niệm này

cũng được thể hiện qua các quy định tại Mục 4, Chương XV, Phân III BLDS

nam 2015, theo đó nôi ham của thuật ngữ "frách nhiệm dan sw’ không chi chi

đến “8TTH', ma còn được sử dụng dé chỉ đến các giải pháp pháp lý khác như

“tiếp tue thực hiện”, “tự mình thực hiện”, “giao cho người khác thực hiện”,

“chấm đứt thực hiện”, "khôi Đhue tinh trang ban aan”

Các hệ thông pháp luật có sự phân biệt giữa trách nhiệm dan sự với giảipháp pháp lý, biện pháp khắc phục Trong khi đó, pháp luật Việt Nam đường

như chưa có su phân tách một cách rõ rang giữa "trách nhiệm dân sự” với “biện

pháp khắc phục” Điều này cho thây sự thiêu tương đông của hệ thông phápluật Việt Nam nói chung và BLDS năm 2015 nói riêng với hệ thông pháp luậtthé giới trong việc sử đụng thuật ngữ “trách nhiệm dan sự 10

Từ những phân tích trên, có thé hiểu rách nhiệm dan sự là trách nhiệmpháp If do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dung đối với các chủ thé viphạm nghĩa vụ dân sự buộc các chi thé này phải bù đắp những tôn that về vật

chất hoặc tinh thân cho bên bi thiệt hai

Vi phạm nghĩa vu là khái niêm truyền thống được quy định trong pháp

luật về hop đông Vi phạm nghĩa vu lả vi phạm một nghĩa vụ liên quan đến camkết thực hiện hoặc không thực hiện công việc được quy định trong hợp đồng.Cam kết nay có thé liên quan đến nghĩa vụ thanh toán, giao vật hoặc một nghĩa

vụ khác được quy định cụ thể trong hợp đồng Theo Điêu 274 của BLDS năm

2015 thì nghia vu là “việc mà theo dé, một hoặc nhiều cỉủ thé (sau ady gọichung là bên có nghữa vụ) phải chuyên giao vat, chuyên giao quyền trả tiềnhoặc gián tờ có giá thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc

10 Bài Thị Thanh Hing (2017), “Thich nhiệm đâm su“, “chế tài” hay “biển pháp khắc phục” đốt với

hành vĩ vi phạm hop đồng?”, Tap chủ Lập pháp số 3,tr 35

Trang 18

nhất ãinh vì lợi ich của một hoặc nhiều chủ thé Rhác (sam đây gọi chung là bên

có quyền)”.

Theo quy định của BLDS năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005 không

có sư khác biệt qua rõ ràng giữa khái niệm “vi phạm nghĩa vụ” và “vi phạm

hợp đông” BLDS năm 2015 định nghĩa khái niệm “vi phạm hợp đông” vàkhông có sự phân biệt giữa hai khác niém trên Cụ thể, trong khi Luật Thươngmại năm 2005 sử dụng thông nhất thuật ngữ “vi phạm hợp đông” để chỉ mọi

hanh vi không thực hiên đúng hop đồng thì BLDS năm 2015 lại sử dụng nhiêu

thuật ngữ như “vi phạm”, “không thực hiện hoặc thực hiện không đúng”,

“không thực hiện đúng” Định nghĩa “vi pham hợp đông” được ghi nhận trựctiếp trong Luật Thương mai năm 2005 là “việc một bên không thực hiện, thực

hiện không day đủ hoặc thực hiên không đúng nghĩa vụ theo théa thuận giữa

các bên hoặc theo quy định của Luật nay” Không ging với Luật Thương mainăm 2005, BLDS năm 2015 không trực tiếp đưa ra đính nghĩa “vi pham hợp

đồng” ma định nghĩa thông qua định nghĩa “vi phạm nghĩa vụ” tại Điều 351.1

BLDS năm 2015: “Vi phạm nghia vụ ia việc bên có nghia vụ không thực hiện

nghia vụ ating thời hạn, thực hiên không day ati nghia vu hoặc thực hiện không

Ging nội dung của nghia vu” Theo quy định nay, “không thực hiện nghĩa vụ

đúng thời hạn”, “thực hiện không đây đủ nghĩa vụ”, "thực hiện không đúng nội

dung của nghĩa vu" được hiểu là các trường hợp vi phạm nghĩa vụ nói chung

hay vi phạm nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng nói riêng Nghia vu thường được

quy định tại các cam kết trong hợp đông và vi phạm nghĩa vụ có thé làm phátsinh bat ky biện pháp khắc phục nao theo quy định của pháp luật

Từ những phân tích trên có thé hiéu, trách nhiệm dan sự đo vi phan ngiữa

vu trong hop đồng là trách nhiệm pháp I} mà bên có hành vi vi phạm phải gảnh

chăm khi không thực hiện nghĩa vụ đúng thời han, thực hiền không day đủ nghia

vụ hoặc thực hiện không đúng nôi dung nghia vụ theo hợp đồng hoặc theo quyđịnh của pháp luật nhằm bảo dam quyền lợi của bên có quyền và bit đắp nhữngtốn that mà bên có quyén phải gánh chin

Trang 19

1.1.2 Đặc diém trách nhiệm dan sự äo vi phạm nghĩa vụ trong hợp dongTrách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng 1a một dang cu thể của trách

nhiệm dân sự, trong đó trách nhiệm dân sư là một dạng của trách nhiệm pháp

lý nói chung Vì vậy, trách nhiệm dan sự do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng

mang đây đủ những đặc điểm co ban của trách nhiệm dan sự nói chung như: làbiện pháp cưỡng chế của Nha nước; chi được áp dụng khi có hành vi vi phạm

nghĩa vụ dan sự, mang lại những hậu quả bat lợi về mặt tai sản doi với bên vi

Bên cạnh đó, trách nhiệm dân sự do vi phạm nghia vụ trong hợp đồng có

những đặc điểm riêng, khác với trách nhiệm dân su ngoài hợp đồng cũng như

Thứ hai, trách nhiệm dan sự do vì phạm ngiữa vu luôn là ngiữa vụ vật

chất Khi xác lập quan hé hợp đông các bên có thé có những động cơ khác nhau

nhưng déu hướng đến lợi ích nhất định, do đó, việc vi phạm nghĩa vu sẽ ảnhhưởng trực tiếp đến bên còn lại Vì vậy, trách nhiệm của bên vi phạm nghĩa vụtrong hop dong luôn lả phải bù đấp cho bên bi vi phạm những lợi ích vật chất

ma ho đã bị thiệt hại do hành vi vi phạm hop đồng của bên vi phạm gây ra

Thứ ba, trách nhiệm dân sự có thé phát sinh khi có hành vĩ vì phạm ngiữa

vụ mà Rhông cần hậu quả xá) ra Căn cứ hậu quả hành vi vi phạm nghia vu gây

ra, bên vi phạm nghĩa vu có thé phải tiếp tục thực hiện nghia vụ hoặc phải

BTTH cho bên bị vi pham Trong đó, trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ

Trang 20

phát sinh ngay khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ xảy ra, bat kế hành vi đó có

gây ra hậu quả hay không.

Thứ tự trách nhiệm dan sự được bảo dam thực hié bằng các biện pháp

cưỡng ché của nhà nước Ké từ thời điểm bên có nghĩa vụ vi phạm, bên bi viphạm có quyên yêu câu cơ quan nhà nước có thâm quyên áp dụng các biện phápcan thiết để buộc bên vi phạm phải tiếp tục thực hiên nghĩa vu hoặc phải B TTH

Thứ nằm, nức độ phải gảnh chịu hậu quả pháp i} của bên vì phạm pin

timộc vào thỏa thuân trong hop đồng hoặc theo quy định của pháp luật Khi cóhảnh vi vi phạm ngiữa vụ trong hợp đồng, ngoải hai chế tải "cứng" mà pháp

luật đã dự liêu là tiếp tục thực hiện nghĩa vu và B TTH thi trong trường hợp các

bên có thỏa thuận trong hợp đông về phạt hop dong thì ché tai phạt hợp đồng

sẽ được áp dụng Trong trường hợp hợp đông không có thöa thuận về ché tài

khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ thì sẽ áp dung quy định của pháp luật

1.1.3 Các hành flưức trách nhiém dan sir do vi phạnh nghĩa vu trong hop

đồng

Pháp luật Việt Nam dường như không có su phân biệt giữa “trách nhiệm

dân su” và “chế tải” hay các giải pháp pháp lý (biên pháp khắc phục) được sửdụng nhằm bảo dam cho trách nhiệm dan sự được thực hiện”, Hiện nay, phápluật dan sự Việt Nam quy định về các hình thức trách nhiệm dân sự do vi phạmnghĩa vụ trong hợp đồng như sau:

Ll Trach nhiém tiếp te thực hiện nghia vụ

Khi bên có nghia vụ không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực

hiện không đây đủ nghĩa vụ trong hợp đông thì bên co quyên sẽ áp dụng tráchnhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đối với bên có nghĩa vụ Day là trách nhiệm

ma bên vi phạm nghĩa vu đương nhiên phải ganh chịu cho du chưa có hau quả

từ sư vi phạm nghia vụ dem lại

11 Bài Thị Thánh Hằng (2017), “Thách nhiễm điên sie”, “chế tài” hay “biển pháp thắc pin.” đối với

Tành vivi phạm hợp déng?”, Tap đủ Lập phép số 3, 37

Trang 21

Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ chi buộc bên vi phạm tiếp tụcthực hiện phân nghĩa vụ ma ho phải hoàn thành trước khi hét thời hạn thực hiệnnghĩa vụ ma không khiến cho bên vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quảpháp lý nào Do đó, khi bên có nghĩa vu chưa hoan thành nghĩa vụ thi bat kỳ lý

do gì, bên có nghĩa vụ cũng phải hoan thành nghĩa vụ đối với bên có quyền.Điều nảy cũng có nghĩa rằng, các căn cứ loại trừ trách nhiệm dân sự khôngđược áp dụng để loại trừ trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của bên cónghĩa vụ Ngay cả khi bên có nghĩa vụ không thé thực hiện nghĩa vụ đúng hạn

mà không phải do lỗi của họ thì họ vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cho đềnkhi nghĩa vụ được hoàn thành hoặc xuat hiên một trong các căn cứ làm cham

đứt nghĩa vụ.

Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ có thé được biểu hiện ở nhữngdạng cụ thé phù hợp với đối tượng nghĩa vụ bị vi phạm Trên thực tế, tráchnhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ có thể là:

() Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ giao vật Bên vi phạm nghĩa

vụ giao vật phải giao đúng vật đặc định hoặc giao vật cùng loại với sô lương vàchất lượng tương ứng Nếu không thé giao vat thì phải thanh toán giá tri củavật cho bên có quyên

Gi) Trách nhiệm tiếp tục thực hiên nghĩa vu tra tiên Đối với loại trách

nhiệm này, ngoài việc vẫn phải tiếp tục nghĩa vụ trả tiên đã xác định trước khi

vi phạm, bên vi phạm còn phải trả một khoản lãi cham tra theo lãi suất do cácbên thỏa thuận tôi đa 20%/năm Néu không thỏa thuận thi mức lãi suất nay là

10%/năm

(ii) Trách nhiệm tiếp tục thực hiện công việc nhật định Bên vi pham nghĩa

vụ thực hiên một công việc nhất định sẽ phải tiếp tục thực hiên công việc chođến khi công việc được hoàn thành, trừ trường hợp vi một lý do nao do hoặctheo ý chí của bên có quyên, công việc đó không thể thực hiện hoặc không cầntiếp tục thực hiện

Trang 22

2 Trách nhiệm BITH

Thông thường trách nhiệm dân sự phát sinh ngay khi có sự vi phạm nghĩa

vụ chỉ là trách nhi êm tiếp tục thực hiện nghĩa vu ma bên có nghĩa vụ chưa hoàn

thánh trong thời hạn đã được xac định Loại trách nhiệm nay không phát sinh dua trên hậu quả hành vi vi phạm Còn trách nhiệm B TTH phát sinh dựa trên

hậu quả của sự vi phạm nghĩa vụ Day lả hậu quả pháp lý bat lợi ma bên vi

phạm phải gánh chu khi không thực hiên, thực hiện không đúng hoặc thực hiện

không đây đủ nghĩa vu, dẫn dén những tốn that vé vật chat hoặc tinh thân chobên có quyên Việc áp dụng trách nhiệm bôi thường thiệt hại luôn hướng tớiviệc bu dp tôn that ma bên có quyên phải gánh chịu Tuy nhiên, loại tráchnhiệm nay chỉ phát sinh khi có các điêu kiện nhất định, bao gồm:

Thứ nhất, có hành vi vi phạm nghia vụ của bên cô nghia vụ Đôi tượngcủa hop đông hướng đền là nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ Do đó, khi có hành

vi vi phạm từ bên có nghĩa vụ thi dong thời cũng đã gây tôn that cho bên cóquyền, đó có thé là thiệt hại vé vật chat hoặc tinh thân Vì vậy, bên vi phamnghĩa vụ phải chịu trách nhiém tương xứng với tinh chat va hau quả của hành

vị mình gây ra.

Thứ hai, có thiệt hai thực tế xá) ra Mục đích của việc áp dụng trách nhiệm

BTTH để nhằm bù đắp tôn that thực tế vê vật chất hoặc tinh than cho bên có

quyền Do đó khi có sự vi phạm nghĩa vụ xảy ra ma bên bị vi phạm không

chứng minh được thiệt hai thực tế xảy ra thi chi có thể buộc bên vi phạm tiếp

tục thực hiện nghĩa vu ma không thé buộc họ phải B TTH Thiét hai có thé được

bởi thường do sự vi pham nghĩa vụ gây ra phải la những thiệt hai thực té, cụ thé

những thiệt hai nay đã xảy ra hoặc chắc chan xây ra ma người bị vi phạm nghĩa

vụ có thể chứng minh một cách cụ thể

Tint ba, có mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm ngÌữa vu và thiệt

hai xảy ra Hanh vi vi phạm nghia vụ chính là nguyên nhân của thiệt hại xây ra

và ngược lại, thiệt hại xay ra là hậu qua do hành vi vi phạm nghĩa vụ gây ra

Trang 23

Nếu không chứng minh được hanh vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến thiệt hai

thi trách nhiệm B TTH không phát sinh.

Thứ tư có lỗi của người vi phạm nghĩa vụ Lỗi là yêu tô thuộc về mặt chủquan của con người ma không thé hiên ra bên ngoài Lỗi trong trách nhiệm dan

sự là lỗi suy đoán Khi yêu cầu B TTH, bên bị vi phạm chỉ cân chứng minh cóhảnh vi vi pham nghĩa vu là người có nghĩa vụ mặc nhiên bị suy đoán có lỗi vì

đã không thực hiên đúng nghĩa vụ Nêu bên vi phạm muôn giải phóng mìnhkhỏi trách nhiệm B TTH thì phải chứng minh mình không có lỗi khi không hoanthánh đúng nghia vụ theo thöa thuận hoặc theo quy định pháp luật Nếu bên bi

vi phạm phải đặt mình là bên vi phạm đề suy nghi tâm tư, tinh cảm, thái độ khithực hiện hành vi vi phạm là điều quá sức cũng như gan như không thé của họđồng thời, như vậy sé lam tăng gánh năng cho bên bi vi phạm trong việc chứngminh các điều kiện phát sinh trách nhiệm bôi thường Vì vay, việc ghi nhận yêu

tổ lỗi theo hướng này la phù hợp và công bằng

3 Phat vi phạm hợp đằng

Đây là loại trách nhiệm dân sự cũng nhằm bù dap thiệt hại về được thực

hiện theo thöa thuận của các bên trong hợp đông và được pháp luật dân sự thừa

nhận va bảo dam thực hiện Loại trách nhiệm nay được áp dụng ngay khi có sự

vi phạm xảy ra ma không phụ thuộc vao hậu qua của sự vi pham” Trách nhiệm.

phat vi phạm hợp đông chi được áp dụng nếu trong hợp đông có thỏa thuận về

phat vi phạm Trường hợp hợp đông không có thỏa thuận phạt vi pham, phápluật điều chỉnh quan hệ hop đồng đó cũng không quy định cụ thé về phat vi

phạm thì không được ap dụng loại trách nhiệm nay ma chỉ được ap dụng trách

nhiệm bôi thường thiệt hại

Ở Việt Nam, mức phạt vi pham phải được thöa thuận cụ thể trong hợpđồng Nếu các bên có thỏa thuận về phat vi phạm nhưng lại không thỏa thuận

l 9 Đông Thái Quang (2014), “Chế tài phat vi phạm hop đồng theo Luật Thường mea năm 2005 - Một

số vướng mắc ý luận và thực tiển”, Tap chi Tòa án số 20,tr 19.

Trang 24

hoặc thỏa thuận không rõ rang về mức phạt vi phạm thì khi có vi phạm các bên

không thé áp dung chế tai phạt vi pham Về giới hạn thỏa thuận mức phạt, ở

Việt Nam có hai van bản quy định về giới hạn mức phạt ap dụng với các trường

hợp khác nhau Đôi với các hợp đông dân sự thuân túy, phạt vi phạm hop dongđược áp dụng theo Điêu 418 BLDS năm 2015 va mức phạt vi phạm do các bênthöa thuận ma không bi giới hạn Đối với các hợp đông thương mại, phat vi

phạm hợp đồng được áp dụng theo Điều 300 vả Điều 301 của Luật Thương mạinăm 2005, theo đó các bên trong hợp đồng thương mại không được thỏa thuậnmức phạt quá cao so với quy định Đôi với hop đồng dịch vụ giám định, mức

phạt vi phạm do các bên thỏa thuận có thé lên đền 10 lần thù lao dich vu giámđịnh, tức la có thể gap 10 lân giá trị hợp đông Đối với các hợp đồng thương

mại còn lại, mức phạt vi phạm hợp đông không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa

vụ hop đồng bị vi phạm Trường hợp các bên thỏa thuận mức phat cao hơn

mức phạt giới han nhưng không phát sinh tranh chap thì các bên vẫn thực hiện

theo thöa thuận này) Do đó, mức phạt giới han nay chỉ thực sự có giá trị khi

các bên phát sinh tranh chap liên quan đến khoản tiên phạt vi phạm va đượcgiải quyết tại cơ quan có thâm quyên Đây là điểm khác biệt cơ bản so với quy

định trong BLDS năm 2015 và Luật thương mai năm 2005 của Việt Nam Khi

thöa thuận về mức phat của các bên vượt quá giới han thi sé có sự can thiệp

Tòa án dé điều chỉnh mức phạt, đối với trường hợp mức phạt vi phạm do các

bên thỏa thuận không qua giới hạn tdi đa thì Toa án không có quyền can thiệp

dé thay đôi mức phat!®

3 piều 26.1 Luật Thương mại nắm 2005

44 Điệu 301 Luật Thương mai năm 2005.

T Nguyễn Vật Khos (2011), “Chế 12a phạt ví phạm hyp déng theo Luật Thương mại năm 2005", Tạp

chi Nehiin cứu Lập pháp số 15,tr #8

TỔ Nguyến Vin Hoi, Trần Ngọc Hilp (2019), “Phat vi phạm và bổi thường dệt hại do vi phạm hop

Trang 25

1.2 Khái niệm loại trừ trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ trong

dân sự cho bên vi phạm thi day là điều không công bằng Vi vậy, quy định về

loại trừ trách nhiệm dan sự do vi pham nghĩa vụ hop đồng đã được đặt ra để

bảo vệ quyên lợi của các bên trong những trường hop đặc biệt như vậy Loạitrừ trách nhiém dân sự do vi phạm nghĩa vu hợp đồng là một trong những quy

định quan trong, bao dam nguyên tắc công bằng trong pháp luật về hợp đông

Theo Từ điển Tiếng Việt thì loại trừ là “iden cho mắt di, hết di cải xấu, cảiđối lập: gạt riêng ra không ké đôn” Theo đó thì loại trừ được coi như là tach

riêng ra khỏi tập hợp, coi như “không tôn tai” yêu tô đó trong tập hợp đang xét

đên

Như tác giả đã phân tích và đưa ra khái niệm ở phân trước thì trách nhiệmdan sư do vi phạm nghĩa vu trong hợp đồng là trách nhiệm pháp I mà bên có

hành vĩ vi phạm phải ganh chin khi Không thực hiện nghia vụ đúng thời han,

thực hiện không day đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không ding nội dung nghia vụ

theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật nhằm bảo adm quyển lợi củabên có quyền và bù đắp những tôn thất mà bên có quyền phải gánh chịu

Từ những phân tích trên có thé rút ra kết luận: Loai trừ trách nửêm dan

sự đo vi phạm nghia vụ trong hợp đồng la việc không đặt ra các chế tài với bên

vi phạm trong trường hợp bên vi phạm nghia vụ hợp đồng trong một sé trường

hợp nhất dink theo hop đồng hoặc theo guy định của pháp luật

17 Gs Hoàng Phê (chủ biên) (2018), Viên ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Vide, Nob Hồng Đức, Hi Nội,

tr.725

Trang 26

1.2.2 Đặc điêm loại trừ trách nhiệm dan sự đo vi phạm nghĩa vụ tronghợp đồng

Từ định nghia trên, loại trừ trách nhiệm dan sự do vi phạm ngÏĩa vu trong

hợp đông mang những đặc điểm sau:

Thứ nhất loại trừ trách nhiệm dan sự phát sinh dựa trên sự Hiên một bênkhông thực hiện, thee hiện không ding hoặc không đầy di nghĩa vụ của mìnhtheo pháp luật hoặc theo hợp đồng trong các điều kiện khách quan, không pÌmthude vào } chi hay sự kiểm soát của bên vi phan

Một trong những trường hợp tiêu biểu có day đủ các yếu tô trên dé bên viphạm có thé viên dan và yêu câu được loại trừ trách nhiệm 1a sự kiện bat khảkháng Về cơ bản, một sự kiện được coi là bat khả kháng khi bảo dam ba thành

tổ sau: (i) Sự kiện xây ra một cách khách quan, ngoài sự kiểm soát của các bền,(ii) Các bên không thé lường trước được một cách hợp lý về sự xuất hiện của

sự kiên nảy tại thời điểm ký kết hợp đông, (iii) Hậu quả của sự kiện không thé

khắc phục mặc du bên vi phạm hoặc các bên đã ap dung mọi biện pháp trong

khả năng của minh!Š

Đối với thành tỗ đầu tiên là sự kiện phải mang tính khách quam, tức làkhông phụ thuộc vao ý chi chủ quan của con người, sự kiện van xây ra du conngười muôn hay không muôn Sư kiện bat khả kháng có thé la các trường hop

thiên tai, hỏa hoạn, địch họa.

Đối với thành tô tit hai của sự Mện bat khả kháng là tinh không thé lường

trước duoc Trong quan hệ hợp đồng, “không thể lường trước được” có nghia

là sự kiện xảy ra mà các bên không thể nhìn thay trước hoặc dự đoán trước vaothời điểm giao kết hợp đông và phải xây ra sau khi giao kết hợp dong” Bên vi

phạm không có khả năng nhìn thay trước hay dự đoán trước, hay nói cách khác,

kẻ Trường Đại học Luật thành phé Hồ Chí Minh (2015), Giáo ba Luật Thương mạt Quốc tế, Nao

Hàng Đắc, Thánh phố Hồ Chi Minh, tr 110

19 in Trí Thành, Bai Thi Quỳnh Trang (2020), “dp dong any dinh p)áp luật về sự kiện bắt Maing

và 0y hiện hợp đẳng lồi hoàn cảnh they abi cơ ben rong bốt coh COVID- 19 tại Việt Neon” , Tạp chi Pháp

Trang 27

ho “không biết, không thé biết hoặc Không buộc phải biết sự kiện bắt khả kháng

sẽ xây ra và do đó, không thé kiểm soát hay ngăn chăm việc xây ra sự kién bắtkha khang’TM Trinh độ chuyên môn, kinh nghiêm, lĩnh vực, của mỗi chủthé là khác nhau nên kha năng “lường trước” của mỗi bên đối với các rủi ro,biến số phức tap có khả năng xây ra cũng không thé đương nhiên tương tư nhau

được Mặt khác, pháp luật Việt Nam hiện nay cũng không đưa ra các tiêu chí

cụ thé dé xác định tính chat nảy của sự kiện bat khả kháng Việc không đưa racác tiêu chí cu thé dé xác định là phù hợp bởi mỗi ngành nghệ, lĩnh vực, giaiđoạn sẽ có sự khác nhau nhất định cũng như nó có thê thay đổi theo từng giaiđoạn nên mô ta chung như vậy có thé giúp các bên áp dung linh hoạt trong từngtrường hợp cụ thể

Đối với thành tô thứ ba, sự kiện bắt khả kháng là sự kién không thé khắcphục được mặc dit đã áp dung mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép

Việc “khắc phục” trong tinh huéng nảy để vượt qua tình trang gián đoạn trong

quá trình thực hiện nghĩa vụ đang bị ảnh hưởng do sự kiện bất khả kháng gây

ra chứ hành vi “khắc phục” của bên vi phạm không nhằm cải thiện hay thay đốibản thân su kiên đang diễn ra Vì sự kiện như thiên tai, chiên tranh, dich họa, xây ra nằm ngoài ý chí chủ quan của các bên cũng như nằm ngoải khã năng cóthể “khắc phục” hay thay đôi của họ Để thực hiện được mục dich này, trướctiên, bên vi phạm cân áp dung mọi biện pháp cân thiết trong kha năng của minh.Một yếu tô nữa mà bên vi pham phải chứng minh là, ké cả sau khi đã áp dungtat cả biện pháp khả thi, họ vẫn không thể khắc phục được tinh trang khôngthực hiên được nghĩa vụ của bản thân do sự kiên bat kha kháng gây ra Day làkết quả không mong muôn vả không nằm trong dự tính của bên vi phạm khi họthực hiện các phương pháp, sử dụng các công cụ cân thiết nhằm cứu vấn khảnăng thực hiện hợp đồng

TÔ Nguyễn Ngọc Bich, “Sic kiện bát Wid kháng đái với các hop đẳng tuong mat trong bi cảnh

Contd-19”, Tạp chi điện từ Luật sw Việt Nam imps: (svn vste hier bat- Be

Mivoig.doi-vor-cac-hop-dong-thuong-maa trong: bot ccoshs covice 19 163425995 1 hil, trip cáp ngài! 3/3/2024

Trang 28

Thứ hai, các trường hợp loại trừ trách nhiệm dan sự có thé được áp dungdua trên sự đồng thuận của các bên hoặc do pháp luật quy din

Khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, các bên cần tự nguyện, bình đẳng,thiện chí, trung thực, tôn trọng lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia, quyền và loi

ích hop pháp của các chủ thé khác Nếu các bên chap nhận su ràng buôc nay

va mong muốn xác lập quan hệ thi sé dam phán, thông nhất với nhau về cáccam kết, điều khoăn, trong đó các bên sẽ có quy định về loại trừ trách nhiệmdân sự trong hợp đông Trong trường hợp các bên không tự xác định các kha

năng, tình huông lam cơ sở để loại trừ trách nhiệm dân sự cho một bên thi khiphát sinh tranh chap, cơ quan giải quyết tranh chap (Toa án, trọng tài ) van

có thé dựa trên quy định của BLDS và luật chuyên nganh (nêu có) đối với cácloại hợp đông đặc thù có luật riêng để điều chỉnh Theo Điều 351 BLDS năm

2015, ngoài sư phát sinh của sự kiên bat khả kháng, bên vi phạm nghia vụ cũng

sẽ được loại trừ trách nhiệm trong trường hợp chứng minh được nghĩa vu không

thực hiện được 1a hoàn toàn do lỗ: của bên có quyên Một số luật chuyên nganh

như Luật Thương mại năm 2005 (Điêu 44), Luật Chất lương sản phẩm, hang

hóa năm 2007 (Điều 62) cũng quy định về các trưởng hợp cụ thể khi bên bánhang hóa không có lỗi hoặc lỗi hoàn toàn thuộc về người mua, người tiêu

dùng

Thứ ba loại trừ trách nhiềm đân sự chỉ được xem xét áp dung sau thời

điểm hành vi vi phạm xây ra

Vé nguyên tắc, khi môt bên vi phạm thỏa thuận, bên còn lại có quyên tự

minh hoặc yêu cau Tòa án áp đặt một hoặc một số loại trách nhiệm dân sự dé

bảo vệ quyên loi của mình (như trách nhiệm phải thực hiện nghia vu, trách

nhiệm B TTH, phạt vi phạm ) Để được loại trừ khỏi các chế tài trên, bên vi

phạm can chứng minh sự vi phạm nghĩa vụ của mình thuộc các trường hợp

không phải chịu trách nhiệm đã được các bên thỏa thuận từ trước hoặc do BLDS

hoặc luật chuyên ngành quy định Việc chứng minh bắt buộc phải được thựchiện sau khi xảy ra hành vi vi phạm, vì khi chưa xuất hiện vi phạm thì chưa tồn

Trang 29

tại trách nhiệm dan sự do vi phạm nghĩa vụ và cũng như chưa thé xác định cóthé loại trừ trách nhiệm đó cho bên vi phạm hay không”,

Thứ tự đề có thé được loại trừtrách niêm dan sạc bên vi phạm can chứngminh mình không có lỗi khủ thực hiện hành vi vì phạm và sự kiện dẫn đến sự viphạm đó mang tinh đặc biệt dit dé có thé loại trừ trách nhiệm

Vé nguyên tắc, khi bên bị vi phạm yêu câu áp dung trách nhiệm dân sựlên bên vi phạm, ho không có nghĩa vụ phải chứng minh bên vi phạm có lỗi khi

thực hiện hành vi ma chỉ cân chứng minh vi phạm đã xây ra trên thực tế cùngmột số yếu td khác (nêu có) như thiệt hại vê vat chat hoặc vê tinh thân là hậuquả trực tiếp từ hành vi vi phạm đó Việc không bắt buôc bên bị vi phạm phải

chứng minh lỗi của bên còn lại là hợp lý và hoàn toàn phù hợp với ban chat củayêu tô lỗi bởi lỗi là “phán ánh thái độ tâm I} bên trong của chủ thé đối với hành

vi trái pháp luật và hâm quả pháp iy của hành vi 8ó”?2 Vì thê lỗi tà yêu tô thuộc

về mặt chủ quan của con người mà không thể hiện ra bên ngoải Do đó, nếubên bị vi phạm phải chứng minh lỗi của bên vi phạm tức lả họ phải đặt minhvào vị trí của bên còn lại để suy đoán về những suy nghĩ, xúc cảm (các yêu

tổ thuộc mặt chủ quan của chủ thé) của bên kia khi thực hiện hành vi vi phạm

Đây là một nhiệm vu gan như không thể thực hiện được, một gánh năng quá

sức danh cho bên bi vi phạm (thường là bên nguyên don trong các vụ kiện vềyêu câu áp dụng trách nhiệm dân sự) Do đó, chỉ cần nguyên đơn chứng minhđược các yêu tô thuộc về mặt khách quan (hành vi vi phạm, thiệt hai xây ra )

thì sé áp dung nguyên tắc “suy đoán lỗi” cho bị đơn Nguyên tắc này đã được

cụ thé hóa tại Điêu 91 Bộ luật Tô tung dân sự năm 2015

Chính vì vay, để được loại trừ trách nhiệm dân sự, bên vi phạm cân chủđộng chứng minh mình không có lỗi khi thực hiên hành vi cũng như đổi với

21 Nguyễn Huy Hoàng Nam (2024), “Bản về loại trừ trách nhiệm đầm sie theo quo’ dink cita pháp ltt

Điệt Nam”, Tạp chí Din chủ và Pháp Beit, KV 1 (số 398),tháng 2, 33

2? Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trờnh Ly lun chung về Nhà mache và Pháp ld, Nobo Te

pháp, Hà Nội,tr 424.

Trang 30

hậu quả ma hành vi đó gây ra (nêu có) Một trong những căn cứ quan trọng

nhất dé bên vi phạm có thé chứng minh họ không mong muốn hoặc sơ suất dẫnđến vi phạm lả viên dẫn, lập luận được rằng, hoàn cảnh khách quan khiến cho

họ buôc phải thực hiện hành vi đó mà không thể làm khác được Ngoài sự kiệnbat khả kháng, bên vi phạm cũng có thể viện dan một số căn cử loại trừ trách

nhiệm khác như trở ngại khách quan.

1.2.3 Ban chất loại trừ trách nhiệm dan sir do vi pham nghia vu tronghop dong

Ban chat của loại trừ trách nhiệm dân sự lả trường hợp khi mét bên viphạm nghĩa vụ trong hop đông hoặc theo pháp luật, họ đáng 1é phải gánh chịutrách nhiệm pháp lý, các loại chế tải thích đáng với hành vi vi pham của mình.Tuy nhiên, do sự kiện tác đông, ảnh hưởng trực tiếp dén hành vi của họ mangtính khách quan, không thé lường trước được vả không có khả năng khắc phục

du đã áp dung mọi biện pháp có thé trong kha năng của mình, do đó, họ khôngphải chiu một phân hoặc toản bô trách nhiệm đó nữa Tùy vào hoàn cảnh cụ thétác đông có thé dan dén kha năng thực hiện nghĩa vụ của một bên hoặc các bênthay đôi, có thé chỉ khién một nghĩa vụ nhất định bi anh hưởng, nhưng cũng cóthể khiên nhiều nghĩa vu không thé thực hiện được

Khi các sư kiên khách quan xãy ra dẫn dén không lường trước được vàkhông thé khắc phục được lam ảnh hưởng tới khả năng thực hiện hợp đông củamột bên, nêu van áp dụng trách nhiệm dan sự lên bên vi phạm là không hợp ly

vi họ hoàn toan không chủ động lựa chọn vi phạm hợp đông va trong phạm vikhả năng của mình, họ đã áp dung moi biện pháp khả thi nhằm ngăn chan thiệthai có thể xây ra Do đó, trong trường hợp nảy nêu lựa chọn vẫn áp dụng tráchnhiệm dân sự thì có thé gây ra sự bat công đôi với bên không thé thực hiên hợpđồng Vì vây, can nhìn nhận theo hướng họ không vi phạm bat ky nguyên tắc

cơ bản nảo khi thực hiện hành vị của mình Hậu quả xảy ra là điều họ hoàn toànkhông mong muôn, ho đã có gắng khắc phục tốt nhất trong khả năng cho phép.Vậy nên việc không đặt ra các chế tai với bên vi phạm trong tình huồng nảy là

Trang 31

hoản toản hợp lý vả góp phan thể hiện được tính nhân đạo, nhân văn của pháp

luật”.

Hiên nay, trong các văn bản pháp luật Việt Nam, việc sử dụng thuật ngữ

“loại try” hay “miễn trừ” là không đông nhất Vê bản chất, việc một bên vi

phạm không phải ganh chịu trách nhiệm khi có thiệt hại xảy ra trong một số

trường hợp nhất định không phải là căn cứ để “miễn trừ” hoàn toan hay mộtphân trách nhiệm dân sự Can phải hiểu rang, mặc dù bên vi phạm nghia vụ đãgây thiệt hại cho chủ thể có quyên nhưng theo quy định của pháp luật hoặc các

bên thöa thuận không phat sinh trách nhiệm pháp lý (giải thoát khỏi trách nhiệm pháp ly), không phát sinh trách nhiệm B TTH của ho, có nghĩa là trách nhiệm

BTTH được loại trừ (không câu thành trách nhiém) Tinh than này cũng được

xác định rất rõ trong BLDS Công hòa Pháp: “Việc không thê thực hiện ngiữa

vu sẽ giải phỏng nghia vu cho bên con nơ nêu đó là trường hợp bat khả kháng

và tinh trạng không thé thực hiện a6 là vĩnh viéi trừ trường hop bên con no

có thỏa thuận chin trách nhiệm hoặc đã được thông báo nhắc nhờ từ trước”.Con đổi với “miễn trừ" nghĩa là trên thực tế đã xây ra sự vi pham nghĩa vu theo

hợp đông vả có gây thiệt hại, nhưng không rơi vào các trường hợp được pháp

luật loại trừ trách nhiệm, được bên bi thiệt hại đã miễn cho bên kia không phải

chịu trách nhiệm về vi phạm đó của minh theo thöa thuận trong hợp đông hoặc

quy định của pháp luật Theo đó, có thé hiểu, miễn trừ 1a miễn cho khỏi phảichấp hành, loại trừ là loại bỏ, lam cho mật đi, không kế đến vi đã được quy

định từ trước

Mién trừ trách nhiệm dân sự trong hợp đồng là việc người có quyên tronghợp đông cho phép bên chủ thé vi pham nghĩa vụ gây thiệt hai không bị áp dung

một phan hoặc toàn bộ các chê tai nhằm khôi phục tình trang ban dau về tai sản

và nhân thân cho bên chủ thể bị vi phạm Bản chất của loại trừ trách nhiệm dân

sự là việc bên chủ thé vi phạm nghia vụ đáng lế phải gánh chịu toàn bộ vả đây

33 Nguyễn Huy Hoàng Nam (2024), “ðản về loại trừ mdch nid đâm cự theo quoy đit của pháp luật

Vist Nem , Tạp chi Din chủ vì Pháp hắt, Kỳ 1 (60 398), thing 2, 34

Trang 32

đủ trách nhiệm dân sự cho bên bị vi phạm tuy nhiên vì điều kiện, thiệt hại xây

ra trong những điều kiện hoản cảnh nhật định ma bên vi phạm nghĩa vụ đượcloại trừ một phan hoặc toàn bộ trách nhiệm dân sự đó”

Vi vay, cụm từ "không phải chịu trách nhiệm” được quy định trong BLDS

năm 2015 phù hợp với bản chất loại trừ trách nhiệm dân sự hơn so với cụm tử

“mién trách nhiém” được quy định tại Luật Thương mại năm 2005

1.3 Khái niệm căn cứ loại trừ trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa

tri hoặc quân sự”?

Như tác giả đã phân tích và đưa ra khái niêm ở phân trước thì loại trừ tráchnhiệm dân su do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đông là việc không đặt ra các chétài với bên vi phạm trong trường hợp bên vi pham nghĩa vụ hợp đồng trong một

số trường hợp nhất đinh theo hợp đồng hoặc theo guy định của pháp luật

Két hợp với khái niêm của “căn cứ” thì có thé rút ra kết luận về định nghĩa

của căn cứ loại trừ trách nhiệm dan sự do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đông là

cơ sở đề dua vào đó, các bên giải phóng trách nhiệm dân sự do vi phạm nghia

vu trong hop đồng

13.2 Đặc điểm căn cứ loại trừ trách nhiễm dan sự do vi phạm nghia vụ

trong hợp đồng

Xuất phát từ đặc điểm của loại trừ trách nhiém dân sự do vi phạm nghiia

vụ trong hợp đông, đặc điểm về căn cứ loại trừ trách nhiệm dân su do vi phạm

nghia vụ trong hợp đông cũng kế thừa từ đó

'Í tần Thi Huệ, Nguyễn Vin Cừ 2019), “Các trường hợp loại mit tách nhiệm bi thường thiệt hat

do vi phan hop động theo pháp ludt Vist Neow, so chắu với pháp ludt một số quốc gia thuậc Litn minh châu

Av, Hoithio Quốc tế - Tachnhiim din sự và hop ding: Kinhnghiim của Vit Nem vi Liên mát châu Âu,

Trường Dai hoc Luật - Daihoc Fre , tr 102-103.

*Š Ty điển Tiếng Viết ta tr 148

Trang 33

Thứ nhất, căn cứ loại trừ trách nhiệm dan sự phát sinh dua trên sự kiện mét bên khơng thực hiện, thực hiện khơng đúng hoặc khơng day ẩn nghữa vụ

của minh theo pháp luật hộc theo hop đồng trong các điều kiên khách quan,

khơng piu thuộc vào ý chi hay sự kiém sốt của bên vi phạm Khơng phải sựkiện nao cũng cĩ thể trở thành căn cứ để loại trừ trách nhiệm dân sự mà phảidap ứng được những điều kiện nhật định Để được coi là căn cứ loại trừ trách

nhiệm dan sự thì sự kiện phát sinh phải thỏa mãn các điều kiện, bao gồm: sự

kiện xây ra khách quan; các bên khơng thể lường trước được một cách hợp lýcủa sự kiện nay tại thời điểm giao kết hợp đơng, hậu quả của sư kiện này khơngthể khắc phục dù bên vi phạm hoặc các bên đã áp dung mọi biện pháp trongkhả năng của mình Vi sư kiện xảy ra nay cĩ tính chất “đặc biệt” mới dẫn đếnhanh vi vi phạm của bên cĩ nghĩa vu đủ bên cĩ nghĩa vụ khơng hé mong muốn

may ra

Thứ hai, các trường hop dé dua làm căn cứ loại trừ trách nhiệm dân sự

cĩ thé được áp dung dua trên sự đồng thuận của các bên hoặc đo pháp luật

quy đinh Trong quan hệ dan sự nĩi chung và quan hệ hợp đồng nĩi riêng, cácbên bình đẳng với nhau về quyên và nghĩa vụ Chính vì các bên bình đẳng vớinhau nên sự thỏa thuận là yêu tơ quan trong, then chĩt trong việc giao kết hợp

đồng Để cĩ thé cùng đi đến lợi ích chung ma các bên hướng đến, mỗi bên sécan dung hịa lợi ích của mình dé đạt được sự đơng thuận chung giữa hai bên.Nếu chap nhận được điều kiện của bên kia đưa ra vả ngược lai thì hop đơng sé

được giao kết Do đĩ, những quy định trong hợp đơng được đất ra đều dua trên

sự đồng thuận của các bên cũng như phủ hợp với quy định của pháp luật

Thứ ba căn cứ loại trừ trách nhiệm dan sự chỉ được xem xét dp dung se

thời điễm hành vi vi phạm xây ra Xuat phát từ việc được loại trừ trách nhiệm

dân sự do cĩ hành vi vi phạm, bên vi pham cân chứng minh sự vi phạm nghĩa

vụ của mình thuộc các trường hợp khơng phải chịu trách nhiệm đã được các

bên thỏa thuận từ trước hoặc do BLDS hoặc luật chuyên ngành quy định Dong

thời trách nhiệm dan sự chỉ đặt ra khi cĩ hành vi vi phạm xảy ra Vi vay nên

Trang 34

phải có hanh vi vi phạm xảy ra thì mới có thé xem xét đến căn cứ loại trừ trách

Thứ tư đề có thé là căm cứ loại trừ trách nhiềm đân sự bền vi phạm cầnchứng minh mình không có lỗi khi thực hiện hành vi vi phạm và sự kiện dẫnđến sự vi phạm đó mang tính đặc biệt đủ đề có thé loại trừ trách nhiệm Như

đã phân tích ở trên, sự kiên xảy ra thuộc điều kiện khách quan, không phụ thuộc

vào ý chí hay sự kiểm soát của bên vi phạm Vì vậy, sự kiện đó thuộc tìnhhuéng “đặc biệt” dan đến hảnh vi vi phạm di bên vi phạm không hề mongmuốn xây ra Một trong những căn cứ quan trọng nhất để bên vi phạm có théchứng minh họ không mong muôn hoặc sơ suất dẫn đền vi phạm là viện dan,lập luận được rằng, hoàn cảnh, trở ngại khách quan khiến cho họ buộc phảithực hiện hành vi đó ma không thể lam khác được Trong những hoàn cảnh:

“đặc thù” như vậy thì việc xảy ra hanh vi vi pham không xuat phát từ mongmuốn chủ quan của bên vi phạm

Trang 35

Kết luận chương 1

Tại chương 1, tác giả đã trình bay một sô van dé lý luận cơ bản về căn cứloại trừ trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đông Trong đó, tác

gia đã trình bay khai niém trách nhiệm dan su do vi pham nghĩa vu trong hợp

đồng chỉ ra sự khác biệt của trách nhiệm dân sự trong trường hợp này so vớitrách nhiệm dân sư ngoài hợp đông cũng như các loại trách nhiêm pháp lý khác,

khái niệm loại trừ trách nhiệm dân sự đo vi phạm nghiia vụ trong hợp đông để

từ đó phân tích bản chất của loại trử trách nhiệm dan sự do vi pham nghia vutrong hợp đồng cũng như phân loại căn cứ loại trừ loại trách nhiệm dân sự này

Trang 36

Chương 2: Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn

thực hiện pháp luật về căn cứ loại trừ trách nhiệm dân sự do viphạm nghĩa

vụ trong hợp đồng

2.1 Quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện về căn cứ loại trừ trách nhiệm dân sự do vipham nghia vụ trong hợp đồng

2.1.1 Loại trừ trách nhiệm dan sự khi có sự kiện bat kha kháng

Theo quy định tại Điều 156.1 BLDS năm 2015 “Sự kiên bắt khả kháng là

sự lện xay ra một cách Rhách quan không thé lường trước được và không thékhắc phục được mặc dis đã áp dung mọi biên pháp can thiết và khả năng cho

phép” Trong các văn bản quy pháp luật của Việt Nam, khái niệm su kiện batkhả kháng được quy định tan mạn, sơ sai Điều 156.1 BLDS năm 2015 chỉ đặt

ra quy định sự kiện bat kha kháng liên quan đến phân thời hiệu, cụ thể là dé xác

định thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ an dân sự, thời hiệu giải

quyết việc dan sự chứ không phải la một quy định cụ thể, mét khái niệm cụ thé

thé về sự kiên bat khả khang Điều 294, Điều 295 va Điều 296 Luật Thươngmai năm 2005 cũng chỉ quy định sư kiên bat khả kháng theo hướng khi có sựkiện bat khả kháng xảy ra, bên vi phạm hợp đông phải có sự thông bao ngaycho bên kia về trường hợp loại trừ trách nhiệm trong một khoảng thời gian thích

hợp, nếu không thi vẫn phải chịu trách nhiệm bôi thường thiệt hại chứ không

có quy định cu thé về khái niệm sự kiện bat khả kháng

Như đã phân tích ở phân 1.2.2 về đặc điểm của sự kiện bat khả kháng, về

cơ bản, một sự kiện được coi lả bat khả kháng khi bảo dam ba thành tô sau: (i)

Sự kiên xây ra một cách khách quan, ngoài su kiểm soát của các bên, (ii) Cácbiên không thé lường trước được môt cách hợp lý vẻ sự xuất hiện của sư kiệnnay tại thời điểm ký kết hợp đông (iii) Hau quả của sự kiện không thé khắc

phục mặc dù bên vi pham hoặc các bên đã ap dụng mọi biện pháp trong kha

nang của minh

Do đó, nếu có sự xuất hiện của sự kiện bat khả kháng dẫn đến vi phạm

nghia vu dan sự thì bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dan su Có

Trang 37

một điểm cân lưu ý, đó la quy định tại Điều 351.2 BLDS năm 2015, trong

trường hợp các bên thöa thuận ngay cả khi xây ra sự kiện bat khả kháng bên cónghĩa vụ van phải chịu trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ thì sự théathuận nay được ghi nhận và thực hiện Hoặc một số trường hợp đặc biệt, pháp

luật dự liệu khi có sự kiện bat khả kháng thì bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện

nghĩa vụ, nếu có vi pham nghĩa vụ xảy ra thi sẽ phải chịu trách nhiệm Ví dụ

trong hợp đồng bão hiểm tính mạng hoặc sức khỏe con người, khi doanh nghiệpbảo hiểm va ca nhân thỏa thuận xác lập, thực hiện hợp đồng bảo hiểm tinhmạng hoặc sức khỏe dựa trên sư kiện bảo hiểm là cái chết hoặc sức khỏe bịxâm phạm của người mua bão hiểm, pháp luật quy định “doanh nghiệp bảohiểm phải trả tiên bão hiểm cho người thụ hưởng trong pham vi số tién baohiểm, căn cứ vào thương tật thực tế của người được bảo hiểm và thỏa thuậntrong hợp đông bảo hiểm” Về nguyên tắc, su kiện bảo hiểm là cái chết hoặcsức khỏe bi giảm sút của người mua bảo hiểm hoàn toan có thể xuất phat từ sựkiện bat khả kháng Trong trường hop nảy, sự kiện bat khả kháng dẫn đến việclàm phát sinh sư kiện bão hiểm nhưng theo Luật kinh doanh bảo hiểm khi sự

kiện bảo hiểm đã phát sinh thì doanh nghiệp bão hiểm cũng phát sinh nghĩa vụ

chi trả tiên bảo hiểm cho người được thụ hưởng?6

Dé được loại trừ trách nhiệm dân sự do vi pham nghĩa vu hop đông, bên

vị pham cân thực hiện nghĩa vụ thông báo và nghĩa vụ chứng minh Đối vớinghia vụ thông báo, theo quy định tai Điều 353.2 BLDS năm 2015 "bên chânthực hiện nghĩa vụ phải thêng bảo ngay cho bên có quyền về việc không thựchiện nghiavu ding thời han" cũng như Điều 205.1 Luật Thương mại năm 2005

"bên vi phạm hợp đồng phải thông bảo ngay bằng văn ban cho bên kia vềtrường hợp được miễn trách nhiêm và những hậu quả có thé xảy ra" thì bên cónghĩa vụ phải thông báo cho bên có quyên về việc xảy ra sự kiện bat khả kháng

26 pgs TS Nguyễn Văn Cừ - PGS TS Trần Thị Bud @éng chủ biển) (2017), “Binh luận Mioa học

BO luật Dân sự năm 2015 clia nước Cộng hòa x4 hội chai ngitia Việt Neou” , Nod Công mnhin din, Hà Nội,

tr.534.

Trang 38

Điều này lả hợp lý, việc thông báo này để bên có quyên được biết rằng hành vị

vi phạm của bên có nghĩa vụ xuất phát từ yêu tô khách quan, không thể lườngtrước được cũng như hạn chế tôi đa những thiệt hai ma bên có quyên có thé gặp

phải do việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không đúng như trong thỏa thuận

Trong trường hợp nêu không thông báo, bên có quyên có căn cứ cho rằng bên

có nghĩa vụ vẫn có khả năng thực hiện hợp đông Trong trường hợp sự kiên bắt

khả kháng châm đứt, bên có nghĩa vu phải thông báo ngay cho bên có quyềnbiết, néu bên có nghĩa vụ không thông báo hoặc thông báo không kip thời chobên có quyên thì phải BTTH?’ Đôi với nghĩa vu chứng minh, bên có nghĩa vụ

phải chứng minh với bên có quyên vé su kiện bat khả kháng

Vi du, bản án 105/2023/DS-PT ngày 28/06/2023 về tranh chap hợp đồngđặt cọc Nội dung vụ án: ngày 07 tháng 7 năm 2021, giữa nguyên đơn ông

Nguyễn Ngoc T (Bên B) và các bi đơn ông Nguyễn Như P, ba Nguyễn Thị H(Bên A) có thöa thuận, ký kết bằng văn ban với tiêu đê “Hop đông đặt cọc (VVChuyén nhương quyền sử dưng đất và tài sản gắn liền với đất)“, theo đó nguyênđơn đặt coc cho bi đơn sô tiên 300 triệu đông dé giao kết hợp đông chuyểnnhượng quyên sử dung dat Hai bên thoả thuận giá chuyển nhượng là

2.950.000.000 đồng, ngày 07/7/2021 nguyên đơn đặt cọc trước cho bị đơn 300

triệu đồng, sé tiên còn lại 2 650.000.000 đồng Thời hạn đặt coc là 40 ngày, kế

từ ngày 07/7/2021 đến ngày 17/8/2021 Hai bên théa thuận vê nghĩa vụ hợpđồng cũng như hau quả của việc vi phạm hợp đông đặt cọc

Quá trình thực hiện Hợp đông đặt cọc trên, nguyên đơn không thể đi lại

dé dén ký kết Hop dong chuyển nhương quyên sử dung đất với các bị don là

do su kiện bat kha kháng vệ việc thực hiện quy định của Nhà nước về cách ly

va giãn cách xã hội để phòng chúng dich COVID-19 cấp bach trên địa bản nơinguyên đơn cư tri vả sinh sống và những nơi nguyên đơn phải di qua để đến

27 biều 205.2 Luật Thương mại năm 2005

38 Xem Pua bie 1.

Trang 39

nơi các bị đơn cư trú ở x4 D, huyện B nên nguyên đơn có thông báo cho các bị

đơn về việc gia hạn ký kết hợp đồng chuyển nhương nhưng không được các bịđơn đồng ý, đồng thời các bị đơn yêu câu nguyên đơn phải trả thêm số tiên 100

triệu đông nữa thi mới tiếp tục ky kết hợp đông chuyển nhương quyên sử dụng

dt nên nguyên đơn không chap nhận mới tiền hành khởi kiên yêu cau huỷ bdHop đồng dat cọc trên, đồng thời yêu cau các bi đơn phải tra lại số tiên mà các

bi đơn đã nhận tiên đặt cọc 300 triệu đồng của nguyên đơn cho nguyên đơn

Về phía các bi đơn ông Nguyễn Như P, bả Nguyễn Thị H thừa nhận những

gi nguyên đơn trình bày, tuy nhiên không đông ý với yêu câu tra lại số tiên đặtcọc 300 triệu đồng ma các bị đơn đã nhận của nguyên đơn Do nguyên đơn đã

vi phạm Hợp dong đặt cọc nên nguyên đơn phải chịu mất số tiên đã đặt cọc 300triệu đồng trên

Quan điểm của Toa án sơ thấm: Chấp nhận một phân yêu cau khởi kiện

của nguyên đơn về việc huỷ Hợp đông đặt cọc chuyển nhương quyền sử dụngđất ngày 07/7/2021 Không chap nhận một phân yêu cầu khởi kiện của nguyênđơn về việc yêu câu các bị đơn phải tra lại số tiên coc 300 triệu đồng cho nguyên

don.

Quan điểm của Tòa án phúc thẩm: Căn cứ vào Chi thi sô 16/CT-TTg ngày

31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ vé thực hiện các biện pháp cấpbách phòng, chéng dich COVID-19; Công văn số 969/TTg-KGVX ngày 17tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện giấn cách x4 hộiphỏng, chong dich tai một số địa phương, Công văn số 2381/UBND-KGVXngay 16 thang 7 năm 2021 của UBND tinh Bình Phước về việc áp dụng biệnpháp cách ly toản xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngảy 31/3/2021 của Thủtướng Chính phủ trên địa ban thảnh phó Ð va huyện Ð, Công văn số

2387/UBND-NC ngày 18 tháng 7 năm 2021 của UBND tỉnh Bình Phước về

việc thực hiện các biện pháp cap bách phòng, chống dich COVID-19 trên địa

ban tinh Bình Phước; Công văn sô 2663/UBND-NC ngày 07 tháng 8 năm 2021

Trang 40

của UBND tinh Bình Phước về việc tiếp tục kéo dai thời gian thực hiện cách ly

xã hội theo Chi thị 16, Công văn số 2734/UBND-KGVX ngày 15 tháng 8 năm

2021 của UBND tinh Bình Phước về việc phòng, chông dịch COVID-19 sau

thời gian cách ly xã hội, Công văn số 2040/UBND-KGVX ngày 01 tháng 9

năm 2021 của UBND tinh Bình Phước về việc điều chỉnh mức độ nguy cơ dịch

bệnh của các địa phương.

Hop dong dat cọc chuyển nhương quyên sử dung dat đến hết ngày17/8/2021 va sau thời gian đó vẫn đang còn tiếp tục thực hiện các biện phápcấp bách phòng chống dich bệnh COVID-19 trên ca nước và trên địa bản toan

tinh Binh Phước, trong do có nơi nguyên đơn cư tra va những nơi nguyên đơn

phải di qua dé dén nơi các bi đơn cư trú ở xã Ð, huyện B nên nguyên đơn khôngthể đến gặp các bi đơn dé ký kết hop đông chuyển nhương quyên sử dung dattheo thoả thuận trong Hợp dong đặt cọc được nên đây được coi là su kiện batkhả khang theo quy định tại khoản 1 Điều 156 của Bộ luật đân sự năm 2015

Theo quy định tại khoản 2 Điêu 351 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì “Truong

hợp bên có nghia vụ không thực hiện đúng nghia vụ do sự kiện bat khả khángthì không phải chịu trách nhiệm dda sự ” Như vậy, do sư kiện bắt khả khángnêu trên nên nguyên đơn không phải chịu trách nhiệm về việc chậm trễ kỷ kếthợp đông chuyển nhượng quyên sử dung đất theo thoả thuận trong Hop dong

đặt cọc Ngoài ra, nguyên đơn còn có chứng cử chứng minh các các bi đơn thực

tế không muốn tiếp tục ký kết chuyển nhượng quyên sử dụng dat cho nguyênđơn Vi vay, chap nhận toàn bô yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn: huỷ bỏ Hợpđồng đặt cọc chuyên nhượng quyên sử dung dat ngày 07/7/2021 được ký kếtgiữa nguyên đơn và các bị đơn, buộc các bị đơn phải trả lại số tiên đặt cọc 300triệu đông cho nguyên đơn

Từ bản án trên có thé thay, Toa án cấp phúc thâm coi COVID-19 là sựkiện bat khả kháng để loại trừ trách nhiém cho bên vi phạm nghĩa vụ Tác giả

Ngày đăng: 08/11/2024, 03:56