Bàn về nghệ thuật và nghệ sĩ doc

18 273 0
Bàn về nghệ thuật và nghệ sĩ doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bàn về nghệ thuật nghệ (*) E.H. Gombrich Lê Sỹ Tuấn biên dịch Thật ra không hề có cái gọi là nghệ thuật. Chỉ có nghệ sĩ. Đã một thời đây là những kẻ dùng đất màu quệch quạc lên vách động những đường nét của một con bò rừng. Ngày nay nhiều người trong bọn họ mua sơn màu thiết kế những bảng quảng cáo làm hàng rào tạm thời che chắn các khu vực đang thi công. Họ đã đang làm nhiều thứ khác. Chẳng thiệt hại gì khi gọi tất cả những hoạt động này là nghệ thuật bao lâu ta còn nhớ rằng một từ như thế có thể chỉ nhiều thứ rất khác biệt trong những thời gian nơi chốn khác nhau, rằng nghệ thuật với chữ N viết hoa không hề tồn tại. Vì nghệ thuật với chữ N viết hoa đã dần dà trở thành một thứ vật tổ ngáo ộp. Bạn có thể nghiền nát một nghệ bằng cách bảo anh ta rằng cái mà anh ta vừa làm xong thật hoàn hảo theo phong cách riêng của nó, chỉ có điều nó không phải là “Nghệ thuật”. bạn có thể sỉ nhục bất cứ ai đang thưởng thức một bức tranh bằng cách tuyên bố rằng điều họ thích nơi bức tranh ấy thực ra chẳng có chi là Nghệ thuật. Thật sự tôi không nghĩ rằng vì sai lầm mà người ta thích một bức tượng hay một bức tranh nào đó. Họ có thể thích một bức vẽ phong cảnh vì nó gợi nhớ về quê hương, hay một bức chân dung vì nó nhắc nhớ đến một người bạn. Không có gì sai trái trong trường hợp đó. Tất cả chúng ta khi nhìn một bức tranh, chắc chắn sẽ được nhắc nhớ về một trăm lẻ một điều ảnh hưởng đến cái yêu ghét của ta. Bao lâu những ký ức này còn giúp chúng ta thưởng ngoạn điều chúng ta thấy, sẽ không có gì đáng ngại. Chỉ khi một ký ức nào đó không thích hợp làm ta có thành kiến, khi ta theo bản năng quay lưng lại với một bức danh họa vẽ cảnh núi non vì ta không thích leo trèo, lúc ấy ta nên lục vấn tâm can, tìm cho ra lý do của cái ác cảm đã phá hỏng niềm vui mà lẻ ra ta được ném hưởng. Quả có những nguyên do sai lầm khiến người ta không thích một tác phẩm nghệ thuật. Đa số ưa tìm kiếm nơi tranh ảnh những gì họ thích nhìn ngắm trong hiện thực. Đây hoàn toàn là một ý thích tự nhiên. Chúng ta ai cũng ưa vẽ đẹp nơi vạn vật, tri ân các nghệ vì đã bảo tồn vẽ đẹp ấy trong tác phẩm của họ. Chính những họa này cũng không cự tuyệt cái sở thích của ta. Khi Rubens, họa lừng danh xứ Flanders vẽ chân dung đứa con trai nhỏ của mình (H.1), chắc chắn ông tự hào vì vẽ xinh xắn của cậu. Ông cũng muốn chúng ta chiêm ngưỡng cậu. Nhưng cái khuynh hướng yêu chuộng những chủ đề đẹp đẽ lôi cuốn dễ trở thành chướng ngại nếu khiến ta từ chối những tác phẩm trình bày một chủ đề ít hấp dẫn hơn. Họa tài danh người Đức Albrech Durer chắc chắn đã vẽ mẹ mình (H.2) với một tình yêu lòng tận tụy chẳng kém gì Rubens với cậu con bầu bĩnh. Cách diễn tả trung thực của Durer về tuổi già chồng chất ưu tư theo năm tháng khiến ta thấy gớm ngoảnh mặt đi. Nhưng nếu biết chống lại cái ác cảm đầu tiên đó, có thể ta sẽ được phần thưởng hậu hĩ, vì bức vẽ của Durer với vẽ chân thực dễ sợ của nó, chính là một tuyệt tác. Thực tế ta sẽ sớm nhận ra rằng vẽ đẹp của một bức tranh thật ra không ở tại vẽ đẹp của chủ đề. Tôi chẳng biết những đứa trẻ rách rưới mà Murillo, họa Tây Ban Nha thích vẽ (H.3) có xinh đẹp như thế hay không, chứ cứ theo bức tranh thì chúng rất quyến rũ. Mặt khác nhiều người có thể sẽ nói bức vẽ đứa trẻ trong nội thất rất tuyệt vời (H.4) của Pieter de Hooch người Hà Lan trông thật tẻ nhạt, nhưng đó cũng là một tác phẩm hấp dẫn không kém. Điều rắc rối là những sở thích tiêu chuẩn về cái đẹp lại quá ư khác biệt. Hình 5 6 đều được vẽ vào thế kỷ 15, đều diễn tả các thiên thần đang chơi đàn lute. Nhiều người sẽ thích tác phẩm của Melozzo da Forli người Italia (H.5) vì nét yêu kiều đầy mê hoặc của nó hơn tác phẩm của Hans Memling (H.6), người miền Bắc cùng thời với da Forli. Riêng tôi thích cả hai. Có lẽ sẽ hơi mất thời giờ để nhận ra vẽ đẹp thực sự nơi vị thiên thần của Memling, nhưng một khi không còn bị chi phối bởi dáng vẽ xấu xí bẽn lẽn ấy, ta sẽ thấy đó là một hình ảnh vô cùng đáng yêu. Điều xảy ra cho cái đẹp cũng xãy ra cho cách diễn đạt. Thường thì cách diễn tả một hình ảnh trong tranh sẽ làm ta thích hay ghét tác phẩm đó. Có người thích lối trình bày dễ hiểu, do đó khiến họ xúc động sâu xa. Khi guido Reni, họa người Ý thế kỷ mười bảy, vẽ khuôn mặt chúa Jêsu trên thập giá (H.7), rõ ràng ông có ý để người xem phát hiện trên gương mặt đó tất cả nỗi thống khổ vinh quang của Cuộc Thương Khó. Suốt những thế kỷ sau, biết bao người đã tìm thấy nghị lực an ủi từ một lối diễn tả như thế về Đấng Cứu Chuộc. Cái cảm xúc do cách diễn đạt ấy mạnh rõ đến nỗi người ta có thể gặp thấy các phiên bản của tác phẩm này trong những điện thờ đơn sơ bên vệ đường những nông trang hẻo lánh nơi chẳng ai biết gì về “Nghệ thuật”. Nhưng cách diễn đạt mạnh mẽ này lôi cuốn đến đâu chăng nữa, ta cũng đừng vì thế mà ngoảnh mặt bỏ qua những tác phẩm mà lối trình bày dường như khó hiểu. Nhà họa người Ý thời Trung cổ khi vẽ bức thập tự (H.8) chắc chắn cũng thật sự cảm xúc vì Cuộc Thương Khó như Reni, nhưng trước hết ta phải học biết cách vẽ của họa đó để hiểu được những xúc động của ông. Khi đã hiểu được những ngôn ngữ khác biệt này, biết đâu những tác phẩm có lối diễn đạt ít biểu hiện sẽ được ta thích hơn. Có những người thích kẻ khác nói ít chừa lại một phần cho họ phỏng suy. Tương tự, một số người thích những bức họa hay điêu khắc mà nơi chúng, nhà nghệ đã để lại một điều gì đó cho họ ức đoán nghiền ngẫm. Ở những thời kỳ “cổ lỗ”, khi mà khả năng diễn tả dung mạo bộ điệu con người chưa tài tình như ngày nay, các nghệ vẫn cố ga71ng bày tỏ cái cảm xúc mà họ muốn truyền đạt. chính điều này thường làm ta dễ rung cảm hơn. Nhưng tới đây, những người mới đến với nghệ thuật thường vấp phải một trở ngại khác. Họ muốn chiêm ngưỡng tài năng của nhà nghệ qua cách ông trình bày những thứ họ thấy. Điều họ thích nhất là những bức vẽ trông “y thật”. Tôi không phủ nhận rằng đây là một ý tưởng quan trọng. Sự kiên trì cái kỹ năng nhằm thể hiện trung thực thế giới hữu hình quả rất đáng ngưỡng mộ. Các họa vĩ đại ngày trước đã dồn bao nhiêu công sức cho những tác phẩm mà trong đó mọi chi tiết nhỏ bé đều được cẩn thận ghi lại. Bức tranh con thỏ bằng màu nước của Durer (H.9) là một trong những ví dụ nổi tiếng cho lòng kiên nhẫn đáng yêu này. Nhưng ai dám nói bức vẽ con voi của Rembrant (H.10) nhất định không đẹp bằng vì ít chi tiết? Rembrant đúng là một phù thủy vì chỉ bằng một vài nét phấn đã cho chúng ta cảm nhận được lớp da nhăn nheo của con vật. Song không phải chỉ những lối phác thảo sơ sài mới làm những kẻ thích tranh ảnh phải “y như thật” cảm thấy bực bội. Những tác phẩm mà hạng người này coi là vẽ sai còn bị họ chán ghét hơn, đặc biệt khi họ thuộc về một thời kỳ hiện đại hơn các họa “lẽ ra phải hiểu biết nhiều hơn”. Thật ra chẳng có chi lạ lùng về những lối bóp méo thiên nhiên này, vốn vẫn còn bị kêu ca khi người ta bàn về nghệ thuật hiện đại. Những ai thường xem phim Disney hay hoạt hình đều biết rõ điều đó. Họ hiểu rằng đôi khi được phép vẽ sự vật khác với dáng vẽ thật của nó, được thay hình đổi dạng nó cách này hay cách khác. Chuột Mickey không giống hệt chuột thật, nhưng chẳng ai đăng báo phản đối vì đuôi nó không được dài. Những người bước vào thế giới quyến rũ của Disney không hề băn khoăn về Nghệ thuật với chữ N viết hoa. Họ không đến đấy với những thành kiến như khi đi xem triển lãm tranh hiện đại. Vậy mà nếu một họa hiện đại vẽ theo phong cách riêng của mình, anh ta sẽ bị coi là thiếu khả năng. Còn hiện nay, bất kể chúng ta nghĩ gì về các họa hiện đại, ta có thể an tâm rằng họ có đủ kiến thức để vẽ “đúng”. Nếu họ không làm thế, chắc chắn lý do của họ tương tự như của Walt Disney. H.11 là một minh họa trong tác phẩm Lịch sử tự nhiên, tả gà mẹ với lũ gà con có lông măng mềm mại như bông, vẽ bởi Picasso, nhà tiên phong lừng danh của trào lưu hiện đại. Hẳn không ai tìm được lỗi gì ở cách trình bày duyên dáng này. Nhưng khi vẽ một chú gà trống choai (H.12), Picasso không hài lòng với lối diễn tả bình thường. Ông muốn làm nổi bật vẽ hung hăng, ngổ ngáo ngu ngốc của nó. Nói khác đi, ông đã sử dụng lối biếm họa. quả là một bức tranh biếm họa thuyết phục biết bao! Do đó, có hai điều ta nên tự hỏi mỗi khi phát hiện sai sót về độ chính xác của một bức tranh. Một là phải chăng nhà nghệ đã không có lý do nào để thay hình đổi dạng của sự vật mà ông nhìn thấy. Ta sẽ nghe nói thêm về những lý do như thế khi câu chuyện nghệ thuật được bày tỏ. Hai là đừng bao giờ kết án một tác phẩm là vẽ không đúng trừ khi ta hoàn toàn chắc chắn rằng mình đúng nhà họa sai. Chúng ta thường rất dễ mau lẹ quyết định rằng “sự vật không giống như thế”. Chúng ta có thói quen kỳ cục là luôn nghĩ rằng thiên nhiên phải giống những bức tranh ta đã quen thuộc. Có thể dễ dàng minh họa điều này bằng một khám phá đã gây nhiều ngạc nhiên cách đây không lâu. Bao thế hệ đã xem ngưa phi, đã tham dự những cuộc đua ngựa săn bắn, đã thưởng thức tranh ảnh vẽ ngựa xung phong nơi trận mạc hay phóng theo đàn chó. Nhưng dường như không ai trong số những người này đã lưu ý xem khi một con ngựa phi, trông nó “thật sự ra sao”. Tranh ảnh thể thao thường cho thấy chúng sải chân hết cỡ phóng như bay, như trong một bức vẽ nổi tiếng của Géricault, họa tài danh người Pháp thế kỷ 19, kể lại những cuộc đua ở Epsom (H.13). chừng năm mươi năm sau, khi máy chụp hình đã được hoàn thiện để có thể ghi lại những động tác lúc ngựa phi nhanh, những bức ảnh chụp lẹ này đã chứng tỏ rằng suốt một thời cả họa lẫn người xem tranh đều sai lầm. Chưa từng có con ngựa nào phi nước đại theo cái kiểu mà ta coi là “tự nhiên” đó. Khi rời khỏi mặt đất, bốn chân nó lần lược chuyển tới cú nhảy kế tiếp (H.14). Nếu suy nghĩ một chút ta sẽ thấy chắc chắn là phải như vậy. Ấy thế mà, khi các họa bắt đầu áp dụng những khám phá mới này vẽ ngựa phi theo kiểu chạy thực sự của chúng, thì ta lại phàn nàn rằng họ vẽ không đúng. Đây rõ ràng là một ví dụ cá biệt, nhưng các sai lầm tương tự tuyệt nhiên không hiếm hoi như người ta nghĩ. Chúng ta có khuynh hướng coi những hình dạng màu sắc truyền thống là duy nhất đúng. Trẻ con đoi khi nghĩ rằng các vì sao phải có hình ngôi sao, dù thiên nhiên không như thế. Những kẻ khăng khăng đòi bầu trời trong tranh phải mau thiên thanh va co trong tranh phải màu xanh lục cung chẳng khac trẻ con là mấy. Họ khó chiu khi màu sắc của ưbc tranh khác di. Nhưng nếu cố quên đi mọi điều ta biêt về cỏ xanh trời xanh, nhìn ngắm thế giới như thể ta vừa đến từ một hành tinh khác trong một chuyến thám hiểm, đang lần đầu tiên gặp nó, ta có thể tìm thấy nơi sự vật những màu sắc lạ lùng nhất. Các họa đôi khi thấy mình như đang hành trình khám phá y như vậy. Họ muốn tìm lại thế giới thuở tinh khôi, muốn rũ bỏ mọi thành kiến quan niệm vẫn có về máu thịt màu hồng những quả táo màu vàng hay đỏ. Thật không dễ loại trừ những định kiến này, nhưng nhà nghệ thành công nhất trong quá trình lột xác đó thường đem lại những tác phẩm kỳ thú nhất. Chính họ dạy ta nhận ra trong thiên nhiên những vẽ đẹp không ngờ. Nếu ta theo họ học hỏi nơi họ, ngay cả một cái liếc qua cửa sổnhà ta cũng có thể trở thành một cuộc viễn du ly kỳ. Trở ngại lớn nhất khi thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật chính là sự ngoan cố bám víu vào những thói quen thành kiến. Để kết án những bức tranh trình bày một chủ đề quen thuộc theo một lối khác lạ, người ta thường chẳng có lý do nào khác hơn là cho rằng dườnh như họa đã vẽ sai. Càng hay xem một câu chuyện diễn tả bằng nghệ thuật, ta càng chắc chắn rằng nó luôn phải được trình bày bằng những đường nét giống thế. Đặc biệt với những chủ đề từ Kinh Thánh, khi cảm xúc dễ dàng dâng cao. Dù ta biết rằng Sách Thánh không nói gì về hình dáng chúa Jesus, rằng không thể hình dung Thiên Chúa trong vóc dáng người phàm, dù ta biết rằng chính các nghệ ngày xưa là những kẻ đầu tiên đã tạo ra những hình tượng mà ngày nay rất quen thuộc với chúng ta, một số người vẫn cho rằng rời bỏ những hình ảnh cổ truyền đó là phạm thánh. Thật ra chính những nghệ đó đã hết sức nhiệt tâm chăm chú đọc kinh thánh để cố gắng hình thành trong tâm trí một hình ảnh mới mới mẻ về những điều đã xảy ra. Họ cố quên những bức tranh đã thấy cố hình dung cái sự thể đã xảy ra khi Trẻ Jesus nằm trong máng cỏ các mục tử đến thờ lạy Người, hay khi một ngư phủ bắt đầu rao giảng Phúc Âm. đã biết bao lần xảy ra những nỗ lực đó-đọc sách cổ bằng đôi mắt hoàn toàn mới-đã khiến những kẻ vô tâm bị sốc tức giận. Điển hình là trường hợp của Caravaggio, một họa rất táo bạo thích đổi mới. Khoảng năm 1598, ông được giao cho vẽ một bức tranh về Thánh Matthew để trưng bày trong cung thánh của một giáo đường ở Rome . Bức tranh diễn tả vị thánh đang viết Phúc Âm, để chứng tỏ Phúc Âm là lời của Chúa, một thiên thần đang đứng bên cạnh để gọi ý cho ông. Vốn là một họa giàu tưởng tượng không dễ nhượng bộ, Caravaggio đã suy nghĩ cật lực về tình huống đã xảy ra khi một người lao động nghèo lớn tuổi, một viên quan thuế chất phác, bất ngờ phải ngồi xuống viết một cuốn sách. thế là ông đã vẽ Thánh Matthew (H.15) với cái đầu hói đôi chân lem luốc trần trụi, đang vụng về giữ chặt quyển sách to tướng, vầng trán lo âu nhăn lại dưới sức ép của vịêc viết lách xa lạ. Bên cạnh vị thánh là một thiên thần trẻ, dường như vừa xuống từ trời cao, đang dịu dàng hướng dẫn bàn tay người lao động như người thầy đối với một cậu học trò nhỏ. Khi Caravaggio giao bức họa, người ta cảm thấy bị xúc phạm bởi điều mà họ cho là thiếu tôn kính đối với vị thánh. Tác phẩm bị từ chối Caravaggio phải vẽ lại. Lần này ông không mạo hiểm nữa, nhưng nghiêm cẩn tuân thủ những nguyên tắc truyền thống vốn đã quy định một thiên thần một vị thánh phải có dáng vẽ như thế nào (H.16). Kết quả vẫn là một bức tranh đẹp, vì Caravaggio đã hết sức làm cho nó sống động thu hút, nhưng ta cảm thấy nó không trung thực bằng bức tranh thứ nhất. Câu chuyện trên cho thấy mối nguy hại có thể gây ra bởi những kẻ không thích chỉ trích các tác phẩm nghệ thuật vì những lý do sai lầm. Quan trọng hơn, nó làm ta hiểu rằng cái gọi là “tác phẩm Nghệ thuật” không phải là kết quả của hoạt động kỳ bí nào đó, mà là những thứ con người làm ra cho con người. Một bức tranh có vẽ xa xôi khi được lồng kính treo trên tường. trong các bảo tàng viện người ta thường cấm sờ mó vào những vật trưng bày. Điều này đúng. Nhưng từ đầu chúng đã được làm ra để người ta cầm nắm sờ mó, để mặc cả, trao đổi, cãi cọ lo lắng vì chúng Ta cũng nên nhớ rằng mỗi đặc điểm của chúng là kết quả của một quyết định của nhà nghệ sĩ: có thể ông đã nghiền ngẫm thay đổi nó nhiều lần, có thể ông đã tự hỏi nên đặt cây đó ở hậu cảnh hay vẽ lại cây khác, có thể ông đã rất vừa ý vì một nét cọ may mắn đã đem lại vẽ rực rỡ không ngờ cho một đám mây trong nắng trời, có thể ông đã miễn cưỡng đưa những hình ảnh đó vào vì sự nài nỉ của người mua tranh. Vì hầu hết những tranh tượng dọc theo các bức tường trong các bảo tàng viện phòng trưng bày hiện nay đã được làm ra không phải để triển lãm nghệ thuật. Chúng được thực hiện cho một biến cố nhất định mà người nghệ hằng lưu tâm khi bắt tay vào việc. Mặt khác, những ý tưởng mà người ngoài như chúng ta thường quan ngại, những ý tưởng về cái đẹp cách diễn đạt , lại hiếm khi được các [...]... vui thật nơi nghệ thuật, phải gọi tất cả những thứ khó ưa là “rất hấp dẫn” tôi không thích phải chịu trách nhiệm về bất cứ sự ngộ nhận nào tương tự thà tôi không được ai tin, chứ đừng tin tôi một cách mù quáng như vậy Những chương sau đây bàn về lịch sử nghệ thuật, tức là lịch sử của kiến trúc, hội họa điêu khắc Một chút kiến thức như thế, theo tôi, sẽ giúp ta hiểu tại sao các nghệ đã sáng tạo... có thể phong phú vô tận không thể tiên đóan Đó là một thế giới kỳ thú riêng, với những luật lệ lạ lùng đủ thứ mạo hiểm để thưởng thức những tác phẩm ấy, cần có một tâm tư trong sáng, bén nhạy trước mọi ẩn ý đáp ứng mọi hòa âm lặng lẽ của nhà nghệ sĩ, nhất là một tâm trí không chất đầy những ngôn từ hoa mỹ lòe đời những luận điệu học mót Thà đừng biết tí gì về nghệ thuật còn hơn là có một... sách, ngay khi tìm ra ra tựa đề hay tên gọi của bức tranh, họ đi tiếp Lẽ ra họ nên ở nhà, vì hầu như họ không nhìn vào bức họa Họ chỉ kiểm tra quyển danh mục của mình Đó là một kiểu dạo chơi giây lát cho tâm trí, chẳng có liên quan gì tới việc thưởng thức một bức tranh Những người có chút kiến thức về lịch sử nghệ thuật, đôi khi có nguy cơ rơi vào cái bẫy tương tự Khi thấy một tác phẩm nghệ thuật, ...họa đề cập đến Không phải lúc nào cũng vậy, nhưng suốt nhiều thế kỷ qua vẫn thế, hiện giờ cũng lại như thế Lý do phần nào vì các họa thường ngượng ngùng khi phải dùng những từ ngữ lớn lao như “cái đẹp” Họ thấy mình như ra vẽ ta đây nếu phải nói về “cách diễn đạt cảm xúc của mình” những thứ tương tự Họ coi chúng là đương nhiên vô ích khi bàn đến đó là một lý do dường như là... đủ loại mà còn là một điều chi đó nghiêm túc quan trọng hơn Sau cùng, vì các bậc thầy vĩ đại đã ký thác tất cả những gì mình có vào những tác phẩm của họ, đã chịu khổ, đã hao tổn tâm huyết vì chúng, nên tối thiểu họ có quyền đòi hỏi ta hãy cố hiểu điều họ muốn nói Chẳng ai hiểu biết hết về nghệ thuật Luôn có những điều mới để khám phá Những tác phẩm nghệ thuật lớn như đổi khác mỗi lần ta đứng trước... lối khác bằng cách đưa vào nhân vật thứ ba: thánh Joan Tẩy giả Nhưng thay vì để trẻ Jesus nhìn vào cậu ta, ông để Người nhìn ra ngoài bức tranh Rồi lại thử kiểu khác, hiển nhiên đã hết kiên nhẫn, ông xoay đầu Trẻ Jesus theo nhiều vị trí khác nhau Còn vài tờ nữa giống thế trong tập phác thảo của nhà nghệ sĩ, trong đó ông vẽ đi vẽ lại để cân bằng tốt nhất cho ba nhân vật này bây giờ, nhìn lại bức... hướng phải theo Thật ra có vài nghệ hay phê bình gia trong những thời kỳ nào đó đã cố gắng công thức hóa những qui tắc nghệ thuật của mình Nhưng luôn luôn xảy ra là những họa kém cỏi chẳng gặt hái được chi khi áp dụng những luật lệ đ1., trong khi các bậc thầy vĩ đại có thể phá bỏ chúng mà lại đạt được một kiểu phối hợp mới chưa ai từng nghĩ đến Khi Sir Joshua Reynolds, họa lừng danh giải thích... theo những phong cách riêng biệt, tại sao họ nhắm tới những hiệu quả nào đó Trên tất cả, nó là một phương pháp tốt để luyện cho đôi mắt thêm sắc bén, nhanh nhậy với những nét đặc thù của các tác phẩm nghệ thuật, nhờ nó nâng cao khả năng đáp ứng của ta trước những sắc thái khác biệt tinh tế hơn có lẽ đây cũng là phương pháp duy nhất để học cách thưởng thức nghệ thuật xứng hợp với thế giá của nó... nếu họ rảnh rỗi, muốn tìm tòi có cơ hội nghiên cứu các thứ trà chọn lọc, họ có thể trở thành một kẻ sành điệu thứ thiệt, có thể phân biệt chính xác từng loại hương vị đơn thuần hỗn hợp trình độ hiểu biết càng cao, họ càng thêm hứng thú trước những hương vị chọn lọc nhất Phải thừa nhận rằng sở thích về nghệ thuật là một cái gì đó tuyệt đối phức tạp hơn sở thích về ăn uống Nó không chỉ là vấn... ít đủ để đảo lộn thế cân bằng, chỉ có một tương quan duy nhất phải đạt tới bằng mọi giá Những kẻ băn khoăn như thế về hoa, về trang phục hay thực phẩm, ta cho họ là tỏn mỏn, vì có thể ta nghĩ rằng những thứ đó chẳng mấy ai để ý Nhưng điều đôi khi có thể là một thói quen xấu trong đời thường do đó, luôn bị đè nén hoặc che đậy, lại được thừa nhận trong lãnh vực nghệ thuật Khi đó là vấn đề cân đối . Bàn về nghệ thuật và nghệ sĩ (*) E.H. Gombrich Lê Sỹ Tuấn biên dịch Thật ra không hề có cái gọi là nghệ thuật. Chỉ có nghệ sĩ. Đã một thời đây là những kẻ. gian và nơi chốn khác nhau, và rằng nghệ thuật với chữ N viết hoa không hề tồn tại. Vì nghệ thuật với chữ N viết hoa đã dần dà trở thành một thứ vật tổ và ngáo ộp. Bạn có thể nghiền nát một nghệ. thuộc về một thời kỳ hiện đại hơn và các họa sĩ “lẽ ra phải hiểu biết nhiều hơn”. Thật ra chẳng có chi lạ lùng về những lối bóp méo thiên nhiên này, vốn vẫn còn bị kêu ca khi người ta bàn về nghệ

Ngày đăng: 29/06/2014, 06:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan