NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG “ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ NĂM HỌC 2023-2024 ẢNH HƯỞNG CỦA KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH ĐẾN TÍNH THÍCH HỢP CỦA THÔNG
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Mục đích của kế toán tài chính là đáp ứng nhu cầu của người sử dụng về thông tin tài chính hữu ích trong việc ra quyết định Vì vậy, các nhà quản lý doanh nghiệp (DN) lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) của DN, là nguồn cung cấp thông tin chính cho các nhà đầu tư hoặc các các nhân, đơn vị cho vay vốn cho các quyết định tài chính của họ Theo IASB (1989), mục tiêu của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và những thay đổi về tình hình tài chính của một công ty Các nhà đầu tư sẽ sử dụng nguồn thông tin hữu ích này để đánh giá giá trị thị trường (GTTT) của DN và đưa ra quyết định Thông tin tài chính hữu ích cần có một số đặc điểm chất lượng nhất định để mang lại giá trị cho nhà đầu tư Khung khái niệm do IASB ban hành năm 2018 đã đưa ra các đặc điểm chất lượng mà thông tin tài chính hữu ích cần có và nhấn mạnh tính thích hợp là một trong hai đặc điểm chất lượng cơ bản của thông tin tài chính, đặc điểm cơ bản còn lại là trình bày trung thực (IASB, 2018) Do đó, tính thích hợp là đặc điểm quan trọng không thể thiếu của thông tin BCTC
Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế và của bản thân các DN, tập đoàn thì vai trò của tài sản cố định vô hình (TSCĐVH) ngày càng tăng, thể hiện qua tỷ trọng của tài sản này trong tổng tài sản của các đơn vị Bên cạnh đó, vì đặc điểm không chắc chắn vốn có của TSCĐVH, việc kế toán và trình bày các TSCĐVH cũng tương đối phức tạp và tạo nên nhiều khó khăn cho cả kế toán và người sử dụng thông tin kế toán, đặc biệt với BCTC của các công ty niêm yết Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy tính thích hợp của BCTC đang giảm dần và điều này có thể do BCTC không phản ánh đầy đủ thông tin các khoản vô hình (bao gồm TSCĐVH được kế toán và các TSCĐVH chưa được kế toán), mà vốn đã trở nên quan trọng hơn đối với nhiều đơn vị so với trước đây Thông tin không đầy đủ về nội dung TSCĐVH có thể ảnh hưởng đến GTTT của công ty do sự bất cân xứng về thông tin, dẫn đến việc phân bổ vốn không hiệu quả trong xã hội và làm cho việc đánh giá khả năng quản lý của ban lãnh đạo DN trở nên khó khăn, đặc biệt với các công ty niêm yết Các đánh giá cũng nhấn mạnh khó khăn cho người sử dụng BCTC khi so sánh các DN tăng trưởng tự nhiên so với các DN tăng trưởng thông qua việc mua bán sáp nhập bởi những yêu cầu trong chuẩn mực BCTC về việc kế toán các nghiệp vụ có liên quan
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến tính thích hợp của thông tin trên BCTC cũng đề cập đến TSCĐVH là một trong các nhân tố quan trọng bên cạnh các nhân tố khác như quy mô của công ty, lãi lỗ của DN, chu kỳ phát triển kinh doanh… Hơn nữa, việc nghiên cứu về TSCĐVH và ảnh hưởng của nó đến tính thích hợp của BCTC là một chủ đề còn mới và kế toán về TSCĐVH hiện nay cũng còn có nhiều vấn đề tranh luận, đặc biệt trong bối cảnh của Việt Nam với các công ty niêm yết là rất cần thiết
Vì những lý do trên đây, đề tài “Ảnh hưởng của kế toán tài sản cố định vô hình đến tính thích hợp của thông tin báo cáo tài chính – nghiên cứu với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là cần thiết để nghiên cứu.
Tổng quan nghiên cứu
Trên thế giới và Việt Nam hiện nay đã có một số nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của kế toán TSCĐVH, tính thích hợp của BCTC và ảnh hưởng của kế toán TSCĐVH đến tính thích hợp của thông tin trên BCTC
1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới
1.2.1.1 Các nghiên cứu về tính thích hợp của thông tin BCTC
Tính thích hợp của thông tin trên BCTC liên tục được thể hiện trong các tài liệu, công trình nghiên cứu với thuật ngữ “tính thích hợp về giá trị” Francis và Schipper (1999) đã đưa ra quan điểm tính thích hợp về giá trị của thông tin tài chính được thể hiện qua mối quan hệ thống kê giữa thông tin tài chính với giá cổ phiếu hoặc lợi nhuận trên cổ phiếu Hầu hết các nghiên cứu sau đó (Dahmash & Qabajeh, 2012; Ragab & Omran, 2012; Mirza et al., 2019; Adetunji, 2016; Kimouche và Rouabhi, 2016) đều chỉ ra rằng thông tin BCTC được cho là thích hợp khi phản ánh được các thông tin được các bên liên quan sử dụng để ước tính công ty hoặc GTTT của công ty Theo đó, để có thể đạt được tính thích hợp về giá trị, thông tin BCTC phải gắn liền với giá trị DN Một số nghiên cứu (Basil et al., 2016; Balachandran & Mohanram, 2011; Chandrapala, 2013) cũng chỉ ra rằng hầu hết các thông tin kế toán hữu ích được sử dụng để đo lường giá trị của công ty bao gồm thu nhập và giá trị sổ sách của cổ phiếu Cụ thể hơn, khi đề cập đến tính thích hợp về giá trị của thông tin
BCTC, các tác giả quan tâm đến khả năng các thông tin BCTC ảnh hưởng đến giá cổ phiếu (Sami và Zhou, 2004; Adetunji, 2016; Mirza và cộng sự, 2019)
Khi đo lường tích thích hợp về giá trị của thông tin BCTC, hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng mô hình Ohlson (1995) Mô hình này sử dụng thu nhập và giá trị sổ sách của cổ phiếu, dòng tiền để giải thích sự thay đổi GTTT của công ty Kết quả nghiên cứu của Olson đã ảnh hưởng và khẳng định quan điểm cho rằng thông tin kế toán có tác động đến GTTT của công ty Một số các nghiên cứu điển hình như Collins và cộng sự (1997); King
& Langli (1998), Graham & King (2000); Chen và cộng sự (2001);…
Các nghiên cứu cũng đề cập đến các nhân tố tác động đến tính thích hợp về giá trị của thông tin BCTC như TSCĐVH, các khoản mục không thường xuyên, lãi lỗ của công ty, quy mô của công ty (Collins và cộng sự, 1997; Francis & Schipper, 1999); các nguyên tắc được chấp nhận ở các quốc gia khác nhau (Ali & Hwang, 2000; Gjerde và cộng sự, 2007); sự ổn định của thu nhập và tính thanh khoản của cổ phiếu (Chen và cộng sự, 2001), giai đoạn phát triển trong chu kỳ phát triển của DN (Frank, 2002; Skinner, 1993)
1.2.1.2 Các nghiên cứu về kế toán TSCĐVH và ảnh hưởng của kế toán TSCĐVH đến tính thích hợp của thông tin BCTC
Nghiên cứu của AL-ANI, MK và TAWFIK, OI (2021) đã tập trung kiểm tra tác động của TSCĐVH được ghi nhận trên BCTC đến tính thích hợp về giá trị của các công ty phi tài chính được liệt kê trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) Nghiên cứu này đã sử dụng mô hình của Ohlson (1995) để thử nghiệm ba loại mô hình bằng cách sử dụng một mẫu lớn các công ty phi tài chính được liệt kê ở các quốc gia GCC là thị trường mới nổi từ năm 2008 đến năm 2016 Các loại mô hình là thông tin kế toán (thu nhập trên mỗi cổ phiếu và giá trị sổ sách của cổ phiếu) trước các khoản mục TSCĐVH , mô hình TSCĐVH và thông tin kế toán (thu nhập trên mỗi cổ phiếu và giá trị sổ sách của cổ phiếu) bao gồm cả các TSCĐVH Bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) cho thấy các kết quả khác nhau khi TSCĐVH cải thiện giá trị thích hợp của thông tin kế toán một cách tích cực ở UAE và tiêu cực ở Kuwait nhưng không phải ở các quốc gia khác Nghiên cứu ghi nhận mối quan hệ tích cực mạnh mẽ giữa TSCĐVH được ghi nhận và tính thích hợp về giá trị ở KSA và Qatar Những phát hiện này cung cấp hàm ý cho các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư và nhà quản lý Kết quả cho thấy rằng TSCĐVH được ghi nhận trên BCTC có thể cải thiện tính thích hợp về giá trị ở các thị trường mới nổi, chẳng hạn như GCC, do nhu cầu cần thiết phải tổ chức các yêu cầu tiết lộ thông tin về TSCĐVH và cung cấp tính minh bạch cao và
4 tiết lộ bổ sung thông tin về TSCĐVH và các thành phần của chúng Mặt khác, trong nghiên cứu này, các tác giả coi TSCĐVH là một tổng thể mà không có bất kì một sự quan tâm đặc biệt nào đến các thành phần của TSCĐVH
Nghiên cứu của Kimouche, B., & Rouabhi, A (2016) đã tập trung nghiên cứu các khoản mục vô hình được ghi nhận trong BCTC có giá trị thích hợp với các nhà đầu tư trong bối cảnh của Pháp hay không Các khoản mục vô hình bao gồm TSCĐVH, lợi thế thương mại, chi phí khấu hao và giảm giá trị TSCĐVH Các giả định của nhóm nghiên cứu bắt đầu từ kết luận của một số nghiên cứu cho thấy sự suy giảm liên tục về tính thích hợp về giá trị của thông tin kế toán Các giải thích thống nhất rằng, vai trò ngày càng tăng của TSCĐVH do những thay đổi kinh tế và nhu cầu của các công ty trong việc thao túng và quản lý TSCĐVH là một trong những nguyên nhân chính làm trầm trọng thêm sự suy giảm giá trị thích hợp của thông tin kế toán Để xác nhận các kết luận nói trên, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra về giá trị thích hợp tương đối và giá trị thích hợp gia tăng của TSCĐVH Phương pháp được áp dụng tập trung vào việc xác minh mối liên hệ giữa các khoản mục vô hình và GTTT của các công ty đồng thời chỉ ra vai trò của các TSCĐVH trong việc giải thích sự thay đổi GTTT Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã xác minh tác động của TSCĐVH được ghi nhận đối với mối liên hệ giữa GTTT và các thông tin kế toán truyền thống, được thể hiện bằng giá trị sổ sách, thu nhập và dòng tiền của vốn chủ sở hữu Nhóm nghiên cứu đã chọn ngẫu nhiên 151 công ty niêm yết, bắt đầu từ các cổ phiếu Paris All-Share có sẵn trên cơ sở dữ liệu của European Equities Phương pháp nghiên cứu dựa trên Hồi quy tuyến tính bội và bắt đầu từ Ohlson (1995) để phát triển ba mô hình đã được ước tính cho mỗi năm và cho toàn bộ thời gian nghiên cứu, sử dụng Bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) và kiểm định Student Kết quả chỉ ra rằng các khoản mục vô hình nói chung có giá trị thích hợp Tuy nhiên, chi phí khấu hao TSCĐVH không ảnh hưởng đến GTTT của các công ty Pháp, không giống như TSCĐVH và lợi thế thương mại, ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến GTTT của các công ty Pháp Liên quan đến tính thích hợp về ghi nhận giá trị gia tăng của TSCĐVH, sự kết hợp của các thông tin kế toán truyền thống và TSCĐVH cùng nhau được chứng minh là có giá trị thích hợp hơn so với chỉ các thông tin kế toán truyền thống, điều này có nghĩa là TSCĐVH được ghi nhận đã cải thiện tính thích hợp về giá trị của thông tin kế toán
Nghiên cứu của nhóm tác giả Aulia, P F., Koeswayo, P S., & Bede, D (2020) đã cung cấp tổng quan cho các tổ chức phát hành liên quan đến hành vi của nhà đầu tư trong việc sử
5 dụng các giá trị được trình bày trên BCTC trong thời đại công nghệ thông tin, bằng cách đo lường tác động điều tiết của TSCĐVH đối với tính thích hợp của thu nhập và giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu đối với giá cổ phiếu Nghiên cứu đã thử nghiệm bằng cách sử dụng mô hình hồi quy bội số giá và các tổ chức phát hành được lập chỉ mục LQ45 trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia từ năm 2012 đến 2018 làm mẫu Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhà đầu tư trên thị trường vốn Indonesia sử dụng mức độ lợi nhuận và TSCĐVH được trình bày trên BCTC làm tài liệu để xem xét khi đưa ra quyết định đầu tư và không còn sử dụng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu của tổ chức phát hành Họ không hoàn toàn chuyển sang sử dụng TSCĐVH với tư cách là nhân tố tạo ra giá trị hoặc là giá trị chính của tổ chức phát hành mà thay vào đó sử dụng chúng như một trong những cân nhắc khi mua cổ phiếu của tổ chức phát hành Tuy nhiên, hiện nay nhà đầu tư sử dụng giá trị TSCĐVH chiếm ưu thế hơn so với sử dụng giá trị lợi nhuận
Nghiên cứu của Ephraim Oryina, Mue & Salami Suleiman (2020) với mục tiêu kiểm tra tính thích hợp của các TSCĐVH được báo cáo, nghiên cứu đã điều tra tính thích hợp về giá trị của các TSCĐVH khác nhau (tài sản trí tuệ, chi phí phần mềm máy tính…) do các công ty sản xuất niêm yết ở Nigeria báo cáo Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được trích xuất từ các báo cáo hàng năm và tài khoản của các công ty sản xuất được niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Nigeria Nghiên cứu tập trung vào số liệu báo cáo về TSCĐVH và các khoản mục vô hình khác tại các công ty trong sáu năm (2013-2019) Đồng thời đưa ra kết luận dựa trên bằng chứng thực nghiệm và thống kê thu được sau khi phân tích và thảo luận kết quả bằng cách sử dụng các biến độc lập để giải thích và dự đoán GTTT trên mỗi cổ phiếu của các công ty sản xuất được lấy mẫu Các phát hiện cho thấy tài sản trí tuệ có liên quan tích cực và đáng kể với GTTT của các công ty sản xuất niêm yết ở Nigeria Tuy nhiên, khoản mục vô hình khác như lợi thế thương mại đã được chứng minh là có mối quan hệ tiêu cực và đáng kể với GTTT Dựa trên những phát hiện, nghiên cứu khuyến nghị, ban quản lý của các công ty sản xuất sử dụng chuyên môn của họ để phát triển công nghệ đổi mới và thích ứng kinh doanh, cũng như các chính sách trực tiếp sẽ cải thiện tên thương hiệu và nhãn hiệu cũng như bảo vệ bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác vì chúng sẽ tác động đến giá cả thị trường
Goodwin và Ahmed (2006) xác nhận tác động gián tiếp của TSCĐVH lên GTTT; các tác giả nhận thấy rằng TSCĐVH làm tăng tính thích hợp về giá trị của thu nhập Zhao
(2002) cho thấy rằng việc báo cáo tổng chi phí R&D làm tăng mối liên hệ giữa giá cổ phiếu
6 với thu nhập kế toán và giá trị sổ sách ở các quốc gia có chi phí R&D hoàn chỉnh Việc phân bổ chi phí R&D giữa vốn hóa và chi phí mang lại hàm lượng gia tăng so với tổng chi phí R&D ở các quốc gia cho phép vốn hóa chi phí R&D có điều kiện Từ mẫu gồm 95 công ty Pháp từ năm 1998 đến năm 2000, Cazavan-Jeny và Jeanjean (2003) đã tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa R&D được vốn hóa với giá cổ phiếu và lợi nhuận, và mối liên hệ tiêu cực giữa chi phí R&D với giá cổ phiếu và lợi nhuận Điều này có nghĩa là kế toán R&D được cho là có tác dụng làm giảm sự bất cân xứng thông tin về các dự án R&D Loulou và Triki
(2008) chỉ ra rằng R&D được kích hoạt tạo thành sự ưu tiên dành cho các nhà quản lý, không chỉ để báo hiệu cho các nhà đầu tư về triển vọng tương lai của các chương trình R&D của họ mà còn để đáp ứng một cách thích hợp với các cổ phần trong hợp đồng, nhằm giảm thiểu chi phí chính trị hoặc làm dịu thu nhập Để kiểm tra vai trò của TSCĐVH trong việc nâng cao giá trị DN, Jamoussi, Baklouti và Affes (2007) đã sử dụng mẫu gồm 391 công ty niêm yết của Pháp trong thời gian từ
2001 đến 2004 Kết quả đã khẳng định tầm quan trọng của thu nhập trên mỗi cổ phiếu và TSCĐVH đối với việc định giá công ty Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy tính thích hợp về giá trị của thông tin kế toán truyền thống giảm đáng kể đối với việc định giá các công ty công nghệ cao, trong khi TSCĐVH đã ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến GTTT của các công ty đó
Lenormand và Touchais (2008) đã đặt câu hỏi về vai trò của việc áp dụng IFRS trong việc cải thiện nội dung thông tin của TSCĐVH Sau khi xem xét các nghiên cứu trước đây, họ kết luận rằng việc áp dụng IFRS thực sự cải thiện nội dung thông tin kế toán TSCĐVH và một số khoản mục vô hình khác Tuy nhiên, phân tích dữ liệu cho thấy sự chênh lệch đáng kể giữa giá trị LTTM và TSCĐVH được báo cáo theo các chuẩn mực khác nhau Có thể thấy rằng TSCĐVH chỉ có giá trị cao hơn một phần theo IFRS Boulerne và Sahut (2009) đã kiểm tra nội dung thông tin của TSCĐVH theo IFRS khi so sánh với GAAP địa phương của các công ty niêm yết ở Pháp Họ chỉ ra rằng việc chuyển đổi sang IFRS không ảnh hưởng đến tổng giá trị TSCĐVH, mặc dù nó vận hành các hiệu ứng thay thế có lợi cho LTTM Tuy nhiên, tổng giá trị TSCĐVH và LTTM có giá trị thích hợp theo IFRS Họ ngụ ý rằng thị trường tài chính có thể tích hợp tốt hơn những đóng góp đó vào giá cổ phiếu và lợi nhuận, đặc biệt đối với các công ty có cường độ TSCĐVH cao
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được đặt ra với các mục tiêu như sau:
- Làm rõ bối cảnh và sự cần thiết của việc nghiên cứu về ảnh hưởng của kế toán TSCĐVH đến tính thích hợp của thông tin BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tính thích hợp của thông tin BCTC, TSCĐVH và ảnh hưởng của kế toán TSCĐVH cùng một số nhân tố khác đến tích thích hợp của thông tin BCTC
- Tổng hợp kết quả các nghiên cứu trước đó, xây dựng mô hình và xác định kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kế toán TSCĐVH đến tính thích hợp của thông tin BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam
- Đưa ra hàm ý chính sách và các khuyến nghị trong trong kế toán TSCĐVH đến tính thích hợp của thông tin BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của kế toán TSCĐVH (cụ thể là việc ghi nhận giá trị TSCĐVH trên BCTC) đến tính thích hợp (về giá trị) của thông tin BCTC của các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Nội dung nghiên cứu cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống hóa lý luận về tính thích hợp của thông tin BCTC, kế toán TSCĐVH, ảnh hưởng của kế toán TSCĐVH và một số nhân tố khác đến tính thích hợp của thông tin BCTC; (2) Tổng hợp kết quả các nghiên cứu trước và từ đó xây dựng mô hình và đưa ra giả thuyết nghiên cứu; (3) Thảo luận kết quả nghiên cứu và đưa ra khuyến nghị với các chủ thể liên quan trên TTCK Việt Nam
Phạm vi về không gian: Các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam, cụ thể là 2 sàn giao dịch chính thức HNX (Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội) và HOSE (Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh)
Phạm vi về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu phục vụ nghiên cứu định lượng cho khoản thời gian 6 năm từ năm 2017 đến 2022.
Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
Công trình nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp định tính Bên cạnh phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin, nhóm tác giả căn cứ vào các nghiên cứu trước đây, dựa vào lý thuyết về ảnh hưởng của kế toán TSCĐVH đến tính thích hợp của thông tin BCTC để xây dựng mô hình nghiên cứu Sau đó, nhóm tác giả tiến hành thu thập số liệu BCTC của các công ty phi tài chính niêm yết trên 2 sàn HNX và HOSE giai đoạn 2017-2022 nhằm kiểm định các giả thuyết liên quan đến ảnh hưởng của kế toán TSCĐVH đến tính thích hợp của thông tin BCTC Dữ liệu bảng tổng hợp được sẽ phân tích thông qua công cụ Stata 17 Phương trình hồi quy tuyến tính sẽ được lập và kiểm định, sử dụng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) và hệ số phóng đại phương sai (VIF) Kết quả của mô hình định lượng là cơ sở để kết luận kế toán TSCĐVH (cụ thể là việc ghi nhận TSCĐVH trên BCTC) và một số nhân tố khác có ảnh hưởng như thế nào đến tính thích hợp của thông tin BCTC Mức độ thích hợp về giá trị chung của TSCĐVH và các thông tin kế toán truyền thống cũng như mức độ thích hợp về giá trị riêng biệt của từng loại
10 trên cũng được đo lường Kết quả nghiên cứu định lượng sẽ là bằng chứng đáng tin cậy cho những phân tích tiếp theo và kiến nghị đề xuất của nhóm tác giả.
Kết cấu đề tài nghiên cứu
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận thì nội dung nghiên cứu được chia thành các chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận kế toán TSCĐVH và tính thích hợp của thông tin báo cáo tài chính Chương 3: Giả thuyết và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TSCĐVH VÀ TÍNH THÍCH HỢP CỦA THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Cơ sở lý luận về tính thích hợp của thông tin báo cáo tài chính
2.1.1 Khái niệm tính thích hợp của thông tin báo cáo tài chính
Mục tiêu chung của BCTC là cung cấp các thông tin hữu ích về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và những thay đổi về tình hình tài chính của một công ty cho những nhà đầu tư, cá nhân hoặc DN cho vay trong việc ra quyết định đầu tư hoặc hạn mức cho vay với tư cách là người cung cấp vốn Thông tin tài chính hữu ích cần có một số đặc điểm chất lượng nhất định Tuy nhiên, những đặc điểm này chịu sự ràng buộc về chi phí và do đó điều quan trọng là phải xác định xem lợi ích mang lại cho người sử dụng thông tin có phù hợp với chi phí mà đơn vị cung cấp thông tin đó phải gánh chịu hay không Khung khái niệm do IASB ban hành năm 2018 đã đưa ra các đặc điểm chất lượng mà thông tin tài chính hữu ích cần có Trong đó, Khung khái niệm nhấn mạnh và làm rõ thông tin tài chính hữu ích là thông tin cần thích hợp và phải thể hiện trung thực bản chất của thông tin Khung khái niệm cũng khẳng định tính thích hợp là một trong hai đặc điểm chất lượng cơ bản của thông tin tài chính, đặc điểm cơ bản còn lại là trình bày trung thực (IASB, 2018) Theo đó, tính thích hợp của thông tin tài chính là khả năng tạo ra sự khác biệt trong quyết định của người sử dụng thông tin Thông tin được coi là thích hợp nếu thông tin đó có giá trị dự đoán, giá trị xác nhận hoặc cả hai Thông tin tài chính có giá trị dự đoán nếu nó có thể được sử dụng làm đầu vào cho các quy trình được người dùng sử dụng để dự đoán kết quả trong tương lai và đưa ra dự đoán của riêng họ Thông tin tài chính có giá trị xác nhận nếu thông tin đó cung cấp phản hồi về (xác nhận hoặc thay đổi) các đánh giá trước đó
Bên cạnh đó, tính hữu ích của thông tin tài chính liên tục được thể hiện trong các tài liệu bằng thuật ngữ “tính thích hợp về giá trị” Francis và Schipper (1999) đã đưa ra quan điểm giá trị thích hợp của thông tin tài chính là khả năng các số liệu kế toán có thể tóm tắt các thông tin cơ bản của giá chứng khoán, do đó tính thích hợp về giá trị của thông tin tài chính thể hiện qua mối quan hệ thống kê giữa thông tin tài chính với giá cổ phiếu hoặc lợi nhuận trên cổ phiếu Nghiên cứu này cũng cho rằng, tính thích hợp về giá trị được thể hiện qua các khía cạnh sau: Theo góc độ cơ bản thì thông tin kế toán được coi là thích hợp, nếu nó tạo ra những thay đổi trong xu hướng giá cổ phiếu thông qua giá trị vốn có của nó theo
12 cách tương tự và cùng hướng với giá thị trường Ở khía cạnh dự đoán, nếu thông tin phù hợp cho việc đánh giá giá trị tương lai của công ty và dự đoán lợi nhuận trong tương lại thì thông tin là thích hợp Theo khía cạnh thông tin và đo lường, thông tin kế toán được cho là thích hợp về giá trị nếu tồn tại mối quan hệ thống kê giữa thông tin tài chính được công bố và giá cổ phiếu hoặc lợi nhuận trên cổ phiếu Tính thích hợp về giá trị phản ánh chức năng chính của kế toán, liên quan đến việc cung cấp thông tin hữu ích cho phép các nhà đầu tư định giá chứng khoán và đưa ra quyết định hợp lý (Dumontier & Labelle, 1998) Mục tiêu của nghiên cứu mức độ thích hợp về giá trị là liên hệ các số liệu trong báo cáo tài chính với thước đo giá trị của công ty và đánh giá mối quan hệ của thông tin đó với việc xác định giá trị (Dahmash & Qabajeh, 2012) Theo khái niệm này, để có giá trị thích hợp, thông tin kế toán phải gắn liền với giá trị hiện tại của công ty
Theo Lam, Sami và Zhou (2013), mức độ thích hợp về giá trị càng cao thì càng có thể dựa vào báo cáo tài chính để đưa ra quyết định đầu tư và do đó mối liên hệ giữa các mục trong báo cáo tài chính và GTTT của công ty càng lớn Cuối cùng, tính thích hợp về giá trị xác định liệu thông tin kế toán có thể giải thích GTTT hay không, thông qua việc nghiên cứu mối liên hệ giữa các số liệu trong BCTC và GTTT trong một thời gian dài, nhằm đo lường sức mạnh của những số liệu này trong việc giải thích GTTT Kimouche và Rouabhi
(2016) chỉ ra rằng tính thích hợp về giá trị phản ánh chức năng chính của kế toán, liên quan đến việc cung cấp thông tin hữu ích cho phép các nhà đầu tư định giá chứng khoán và đưa ra quyết định hợp lý Mục tiêu của nghiên cứu tính thích hợp về giá trị là liên hệ các số liệu trong BCTC với thước đo giá trị của công ty và đánh giá mối quan hệ của thông tin đó với việc xác định giá trị
Nghiên cứu về tính thích hợp về giá trị của thông tin kế toán bao gồm việc xem xét đồng thời các tiêu chí về mức độ phù hợp của thông tin và độ tin cậy Nói cách khác, giá trị thích hợp của thông tin kế toán trên thực tế là hình thức vận hành của các tiêu chí về mức độ phù hợp và độ tin cậy của thông tin Các số liệu kế toán có thể được coi là có giá trị thích hợp khi các nhà đầu tư thấy chúng phù hợp trong đánh giá của họ về công ty và cũng thấy chúng đáng tin cậy để phản ánh giá cổ phiếu (Barth và cộng sự, 2001) Nhìn chung, mục đích chính của việc tiến hành kiểm tra mức độ thích hợp về giá trị của số liệu kế toán là nhằm mở rộng thông tin về mức độ thích hợp và độ tin cậy của các số liệu kế toán như
13 những số liệu đang được xem xét khi định giá cổ phiếu Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù tính thích hợp về giá trị của thông tin kế toán cho thấy tính thích hợp và độ tin cậy của thông tin, nhưng nếu thông tin kế toán không thích hợp thì sẽ khó đánh giá liệu nguyên nhân của điều này là do thông tin không thích hợp hay không đáng tin cậy (Barth và cộng sự, 2001)
Adetunji (2016) đã thảo luận về tính độc đáo của khái niệm này, tác giả dung hòa hai từ, đó là giá trị và mức độ thích hợp Giá trị biểu thị giá của hàng hóa theo giá trị kinh tế và tiền tệ của tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong kế toán Tính thích hợp đề cập đến giá trị tiên đoán của thông tin kế toán Cụ thể hơn, Mirza và cộng sự (2019) định nghĩa tính thích hợp về giá trị là khả năng thông tin kế toán nắm bắt hoặc tóm tắt thông tin ảnh hưởng đến giá cổ phiếu Đồng quan điểm, Sammy và Zhou định nghĩa tính thích hợp về giá trị của thông tin kế toán là khả năng của các số liệu kế toán trong việc giải thích giá cổ phiếu hoặc lợi tức (Sami và Zhou, 2004)
Như vậy, qua nhiều các quan điểm khác nhau, tính thích hợp của thông tin trên BCTC gắn liền với tính thích hợp về giá trị, thể hiện khả năng các thông tin trên BCTC giải thích được GTTT của công ty (VD: giá cổ phiếu) để cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư đưa ra quyết định hợp lý
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thích hợp của thông tin trên BCTC
Cho đến nay, có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến đo lường tính thích hợp và đã có một số cách thức khác nhau được đưa vào vận dụng để đo lường tính thích hợp của thông tin kế toán Tính thích hợp của thông tin trên BCTC được đo lường bằng khả năng nắm bắt hoặc khái quát hóa những thông tin mà có ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu (Francis & Schipper, 1999) Giả định rằng, chức năng của số liệu kế toán là phản ánh thu nhập được biểu thị bằng lợi nhuận cổ phiếu và giá trị kinh tế được biểu thị bởi giá thị trường, giá trị thích hợp sẽ kiểm tra chéo theo thời gian mỗi liên kết giữa TTCK và số liệu kế toán Hầu hết các nghiên cứu liên quan đến tính thích hợp về giá trị của thông tin kế toán đều nhấn mạnh lợi nhuận kế toán là thước đo lãi và lỗ Lợi nhuận kế toán có ý nghĩa quan trọng như một nguồn thông tin và được nhiều nhà đầu tư và nhà phân tích trên thị trường tài chính sử dụng vì nó cho phép họ có được ý tưởng về hiệu suất thực sự của các công ty và giúp định giá chúng Dựa trên kế toán dồn tích, giá trị của các công ty là một hàm số về
14 kết quả hoạt động trong tương lai của chúng và có liên quan chặt chẽ đến lợi nhuận thực tế (Bnayed và Abaoud, 2006) Nghiên cứu của Ohlson đã bổ sung thêm một khía cạnh mới cho nghiên cứu này Sử dụng một mô hình được đặt theo tên ông, ông đã liên kết giá cổ phiếu với thu nhập trên mỗi cổ phiếu và giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu Trong mô hình này, ngoài chỉ số lãi lỗ, chỉ số bảng cân đối kế toán còn được sử dụng để xác định mức độ thích hợp về mặt giá trị của thông tin kế toán Kết quả nghiên cứu của Olson đã ảnh hưởng mạnh mẽ và khẳng định quan điểm cho rằng thông tin kế toán có tác động đến giá cổ phiếu
Mô hình này được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu trên thế giới để đo lường giá trị thích hợp của thông tin kế toán Các nghiên cứu đã sử dụng mô hình này để kiểm định về tính thích hợp về giá trị của thông tin kế toán trên các thị trường khác nhau như kết quả nghiên cứu của Collins và cộng sự (1997) đã cho thấy thông tin BCTC theo mô hình Ohlson giải thích 54% của giá cổ phiếu ở Mỹ King & Langli (1998) sử dụng mô hình hồi quy của thu nhập, giá trị số sách của cổ phiếu, kết quả nghiên cứu với khả năng giải thích của 70%, 60% và 40% tương ứng cho Vương Quốc Anh, Na Uy và Đức Một số nghiên cứu khác sử dụng mô hình Ohlson như nghiên cứu của Graham & King (2000) tại Đông Nam Á và nghiên cứu của Chen và cộng sự (2001) tại Trung Quốc…
Mô hình Ohlson chỉ ra rằng, giá trị của cổ phiếu là chức năng của hai biến trên BCTC, đó là giá trị sổ sách của cổ phiếu và lợi nhuận trên cổ phiếu, và các thông tin thích hợp khác không hoặc chưa đạt được so hệ thống chế độ, chuẩn mực và các quy định của kế toán Mô hình như sau:
Trong đó Pit là giá thị trường của cổ phiếu, β0 là hệ số chặn; β1 và β2 là các hệ số, BVit là giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu của công ty i trong năm t, EPSit là lợi nhuận trên cổ phiếu cảu công ty i trong năm t, εit là phần dư Giá trị thích hợp của thông tin kế toán được đo lường bằng hệ số R 2 hiệu chỉnh của mô hình hồi quy này Khi thu thập thông tin về biến phụ thuộc trong mô hình này là giá cổ phiếu thì cso thể thu thập có độ trễ để phản ảnh được tính thích hợp của thông tin, do thể hiện được phản ứng của thị trường tại thời điểm thông tin kế toán được công bố
Nghiên cứu của Collins và cộng sự (1997) cũng tìm hiểu tác động của 4 yếu tố đến tính thích hợp về giá trị của thông tin kế toán Bốn yếu tố đó bao gồm:
- Các khoản mục không thường xuyên
- Lãi lỗ của công ty
- Quy mô của công ty
Cơ sở lý luận về TSCĐVH
Các khái niệm về TSCĐVH về cơ bản được quy định tương tự nhau, tuy nhiên được diễn giải chi tiết khác nhau Theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 38 (IAS 38), TSCĐVH được định nghĩa là tài sản phi tiền tệ không có hình thái vật chất và có thể xác định được (có thể tách rời hoặc hình thành từ các hợp đồng hoặc quyền lợi pháp lý) Tài sản được định nghĩa là “một nguồn lực do đơn vị kiểm soát, là kết quả của các sự kiện trong quá khứ (ví dụ, hình thành từ giao dịch mua hoặc đơn vị tự tạo ra tài sản) và dự kiến có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai (dòng tiền vào hoặc tài sản khác)” Theo đó, 3 thuộc tính quan trọng của một TSCĐVH là: có thể xác định; kiểm soát (để có được lợi ích từ tài sản) và lợi ích kinh tế trong tương lai (như doanh thu hoặc giảm chi phí trong tương lai) So với các tài sản khác, việc xác định và ghi nhận các TSCĐVH phức tạp hơn Trong đó, tính “có thể xác định” là tiêu chí quan trọng để nhận diện và ghi nhận TSCĐVH, được thể hiện khi TSCĐVH có thể xác định tách rời riêng rẽ (có thể tách rời trong các giao dịch trao đổi, cho thuê, mua bán…), hoặc là các tài sản phát sinh từ các hợp đồng pháp lý, bất kể các quyền đó có thể được chuyển nhượng hay tách rời khỏi đơn vị hoặc với các quyền và nghĩa vụ khác (IAS 38)
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 (VAS 04) ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, TSCĐVH là “tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do DN nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐVH” Định nghĩa này tương đối cụ thể khi bám vào hình thái tồn tại (vô hình) để nhấm mạnh đặc thù của loại tài sản; cùng với chức năng của tài sản này là đóng góp vào hoạt động kinh doanh thông thường cũng như phục vụ cho hoạt động cho thuê của đơn vị Nhìn chung, về điều kiện ghi nhận TSCĐVH của VAS 04 và IAS 38 có
18 điểm chung là nhấn mạnh vào tính chắc chắn của khả năng thu được lợi ích kinh tế và tính đáng tin cậy khi xác định giá trị của các tài sản này So với IAS 38, VAS 04 còn có thêm 2 điều kiện cụ thể: “Về thời gian sử dụng: TSCĐVH phải có thời gian sử dụng ước tính trên
1 năm; Về giá trị: TSCĐVH có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành là từ 30.000.000 trở lên” Các tiêu chí này được đánh giá là tương đối chi tiết và cứng nhắc, có thể không phù hợp với sự thay đổi về quy mô cũng như tính chất hoạt động của các DN theo thời gian
Theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán DN, TSCĐ là một bộ phận của tư liệu sản xuất, giữ vai trò tư liệu lao động chủ yếu của quá trình sản xuất Chúng được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất - kinh doanh (SXKD) của DN, là điều kiện tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân TSCĐ của DN thường gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐVH Theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC, TSCĐVH là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐVH, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
Qua các phân tích trên, Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định liên quan đã đưa ra phạm vi cụ thể về TSCĐVH Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh và gia tăng nguồn lực, các DN có thể tham gia vào các giao dịch mua bán, phát triển, bảo dưỡng hoặc nâng cấp các nguồn lực vô hình, liên quan đến kiến thức khoa học kỹ thuật, thiết kế và triển khai quy trình hoặc hệ thống mới, giấy phép, quyền sở hữu trí tuệ, kiến thức thị trường và nhãn hiệu…Ngoài ra, các ví dụ phổ biến khi liệt kê về nguồn lực vô hình của DN còn có thể phần mềm máy tính, bằng sáng chế, bản quyền, phim điện ảnh, danh sách khách hàng, các loại giấy phép khai thác, hạn ngạch nhập khẩu, nhượng quyền thương mại, quan hệ khách hàng/nhà cung cấp, khách hàng thân thiết, thị phần và quyền được tiếp thị…
2.1.2 Phân loại TSCĐVH Để được ghi nhận là tài sản cố định vô hình trên BCTC, quan điểm chung của các chuẩn mực nhấn mạnh nguồn lực trên phải xác định được riêng rẽ và có thể được giá trị một cách đáng tin cậy Trong trường hợp không thoả mãn đầy đủ các yêu cầu trên, các chi
19 phí để có các nguồn lực trên sẽ lập tức được phản ánh vào chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ Điển hình, mỗi DN đều chú trọng và đầu tư đội ngũ nhân viên lành nghề hoặc thông qua đào tạo nâng cao kiến thức để kỳ vọng mang lại lợi ích kinh tế tương lai Tuy nhiên, DN không đủ khả năng kiểm soát lợi ích kinh tế từ nguồn lực nhân sự này do đó chưa thoả mãn để ghi nhận là TSCĐVH trên báo cáo
Ngoài ra, phạm vi ghi nhận TSCĐVH cũng yêu cầu đơn vị phải phân biệt và tách biệt với Lợi thế thương mại Lợi thế thương mại (LTTM) phát sinh trong quá trình hợp nhất kinh doanh và được coi là một tài sản khi thể hiện lợi ích kinh tế trong tương lai phát sinh từ các tài sản, nguồn lực mà DN mua vào từ quá trình hợp nhất Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 11 (VAS 11) – “Hợp nhất kinh doanh” cũng đề cập đến LTTM như sau: LTTM là những lợi ích kinh tế trong tương lai phát sinh từ các Tài sản không xác định được và không ghi nhận được một cách riêng biệt Tại ngày mua bên mua sẽ ghi nhận LTTM phát sinh khi hợp nhất kinh doanh là tài sản; và xác định giá trị ban đầu cả LTTM theo giá gốc, là phần chênh lệch của giá phí hợp nhất so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng Theo chuẩn mực này, LTTM được phát sinh trong quá trình hợp nhất kinh doanh thể hiện khoản thanh toán của bên mua cho những lợi ích kinh tế thu được trong tương lai từ những tài sản không đủ tiêu chuẩn ghi nhận và không xác định được một cách riêng biệt Do đó, LTTM là một nguồn lực vô hình nhưng ghi nhận tách biệt với TSCĐVH
Theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn nguyên tắc và phương pháp kế toán tài khoản 213 – TSCĐVH, TSCĐVH bao gồm các loại sau:
- Quyền sử dụng đất: quyền sử dụng đất được coi là tài sản cố định vô hình theo quy định của pháp luật Giá trị TSCĐVH là quyền sử dụng đất gồm toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra liên quan trực tiếp tới quyền sử dụng đất, như: Tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng (trường hợp quyền sử dụng đất riêng biệt đối với giai đoạn đầu tư nhà cửa, vật kiến trúc trên đất), lệ phí trước bạ (nếu có)
- Quyền phát hành: Phản ánh giá trị TSCĐVH là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành
- Bản quyền, bằng sáng chế: Phản ánh giá trị TSCĐVH là các chi phí thực tế chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sáng chế
- Nhãn hiệu, tên thương mại: Phản ánh giá trị TSCĐVH là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá
- Chương trình phần mềm: Phản ánh giá trị TSCĐVH là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có chương trình phần mềm
- Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Phản ánh giá trị TSCĐVH là các khoản chi ra để doanh nghiệp có được giấy phép hoặc giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đó, như: Giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất loại sản phẩm mới,
- TSCĐVH khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐVH khác chưa quy định phản ánh ở trên Thông tư số 45/2013/TT-BTC quy định về các loại TSCĐVH như sau:
- TSCĐVH dùng cho mục đích kinh doanh như: Quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bằng sáng chế phát minh, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, kết quả của cuộc biểu diễn nghệ thuật, ghi hình, chương trình phát sóng, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa, kiểu dáng công nghiệp…
- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng: là những TSCĐ do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng trong doanh nghiệp
- TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ: là các TSCĐ doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Chuẩn mực kế toán quốc tế số 38 (ISA 38) không đưa ra cách phân loại cụ thể TSCĐVH nhưng có đưa ra một số ví dụ về TSCĐVH như:
- Công nghệ được cấp bằng sáng chế, phần mềm máy tính, cơ sở dữ liệu và bí mật thương mại
- Nhãn hiệu, trang phục thương mại, tiêu đề báo, tên miền internet
- Tài liệu video và nghe nhìn (ví dụ: hình ảnh chuyển động, chương trình truyền hình)
- Cấp phép dịch vụ thế chấp
- Bản quyền và thỏa thuận nhập khẩu
- Mối quan hệ khách hàng và nhà cung cấp (bao gồm cả danh sách khách hàng)
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04, TSCĐ vô hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong các hoạt động của doanh nghiệp, gồm:
- Quyền sử dụng đất có thời hạn;
- Phần mềm máy vi tính;
- Giấy phép và giấy phép nhượng quyền;
- Bản quyền, bằng sáng chế;
- Công thức và cách thức pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu;
- TSCĐ vô hình đang triển khai
Cơ sở lý luận về kế toán TSCĐVH
Thứ nhất, TSCĐVH phải là tài sản có thể xác định được Một TSCĐVH có thể xác định riêng biệt khi doanh nghiệp có thể đem TSCĐVH đó cho thuê, bán, trao đổi hoặc thu được lợi ích kinh tế cụ thể từ tài sản đó trong tương lai Những tài sản chỉ tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai khi kết hợp với các tài sản khác nhưng vẫn được coi là tài sản có thể xác định riêng biệt nếu DN xác định được chắc chắn lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó đem lại Đặc điểm này được sử dụng để phân biệt rõ ràng giữa TSCĐVH và LTTM Thứ hai, TSCĐVH phải mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai Lợi ích kinh tế trong tương lai mà TSCĐVH đem lại cho DN có thể bao gồm: Tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, hoặc lợi ích khác xuất phát từ việc sử dụng TSCĐVH
Thứ ba, DN có khả năng kiểm soát với TSCĐVH DN nắm quyền kiểm soát một tài sản nếu DN có quyền thu lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản đó đem lại, đồng thời cũng có khả năng hạn chế sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với lợi ích đó Khả năng kiểm soát của DN đối với lợi ích kinh tế trong tương lai từ TSCĐVH, thông thường có nguồn gốc từ quyền pháp lý Tri thức về thị trường và hiểu biết chuyên môn có thể mang lại lợi kinh tế trong tương lai DN có thể kiểm soát lợi ích đó khi có ràng buộc bằng quyền pháp lý, ví dụ: Bản quyền, giấy phép khai thác thuỷ sản Một số ví dụ không được ghi nhận TSCĐVH khi DN không đủ khả năng kiểm soát như: DN có đội ngũ nhân viên lành nghề và thông qua việc đào tạo, DN có thể xác định được sự nâng cao kiến thức của nhân viên sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai, nhưng DN không đủ khả năng kiểm soát lợi ích kinh tế đó, vì vậy không được ghi nhận là TSCĐVH Tài năng lãnh đạo và kỹ thuật chuyên môn cũng không được ghi nhận là TSCĐVH trừ khi tài sản này được bảo đảm bằng các quyền pháp lý để sử dụng nó và để thu được lợi ích kinh tế trong tương lai đồng thời thoả mãn các quy định về định nghĩa TSCĐVH và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐVH DN có danh sách khách hàng hoặc thị phần nhưng do không có quyền pháp lý hoặc biện pháp khác để bảo vệ hoặc kiểm soát các lợi ích kinh tế từ các mối quan hệ với khách hàng và sự trung thành của họ, vì vậy không được ghi nhận là TSCĐVH
Thứ tư, TSCĐVH mang lại khả năng cạnh tranh cho đơn vị Điều này thể hiện khi một số lượng lớn TSCĐVH gắn liền với các sản phẩm tri thức như bí quyết, công thức kinh
23 doanh, từ đó mang lại cho đơn vị ưu thế trong kinh doanh, và có thể mang lại lợi ích kinh tế khi được chuyển giao hay chuyển nhượng Từ đó, TSCĐVH mang là khả năng mở rộng hoạt động và cơ hội ứng dụng cho doanh nghiệp Nếu như tài sản vật chất thường gắn với địa điểm sử dụng và gắn với vị trí cụ thể, việc mở rộng quy mô sẽ phụ thuộc vào từng loại đặc thù Tuy nhiên với TSCĐVH, do đặc thù phi vật chất nên khả năng mở rộng, chuyển giao và có thể ứng dụng sử dụng rộng lớn hơn Ví dụ sau quá trình R&D tạo ra thiết kế mới, khả năng ứng dụng và sản xuất số lượng lớn là không giới hạn Thêm vào đó, từ thiết kế mới này thì khả năng sản xuất và hiệu quả có thể sẽ phát huy ở mức độ khác nhau với từng doanh nghiệp cụ thể Do đó cùng là dịch vụ gọi xe hoặc giao đò ăn, nhưng các nhà cung cấp khác nhau sẽ có kết quả và câu chuyện riêng
Ngoài ra, TSCĐVH còn được cho là có tác động lan tỏa giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành Tài sản vô hình như ý tưởng, kiến thức, tri thức có thể được sao chép trực tiếp hoặc ảnh hưởng đáng kể đến các đối thủ cùng ngành hơn Trong khi đó, tài sản hữu hình và các tài sản vật chất khác có khả năng áp dụng biện pháp pháp lý ngăn chặn rõ hơn để bảo vệ
Chuẩn mực kế toán quốc tế số 38 (IAS 38) và chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 (VAS 04) về TSCĐVH đều đưa ra các quy định và hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp kế toán TSCĐVH Hai chuẩn mực này có nhiều điểm cơ bản tương đồng, nhưng vẫn có một số điểm khác biệt cần lưu ý để áp dụng trong trường hợp nhất định
Thứ nhất, về điều kiện ghi nhận TSCĐVH IAS 38 và VAS 04 đều có 2 điều kiện chung là: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại; Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy Tuy nhiên, ngoài 2 điều kiện trên, VAS 04 có quy định thêm 2 điều kiện: Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm; Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành là từ 30.000.000 trở lên Điều này có thể giảm các tác động lên BCTC do sự không chắc chắn vốn có trong việc đo lường TSCĐVH Tuy nhiên, các điều kiện này không được đánh giá lại ngay cả khi được đáp ứng sau đó, điều này dẫn tới ít TSCĐVH được ghi nhận hơn so với quy định của IAS 38
Thứ hai, về xác định giá trị ban đầu TSCĐVH Cả IAS 38 và VAS 04 đều xác định giá trị ban đầu của tài sản trên nguyên tắc giá gốc, tuy nhiên có khác biệt trong một số trường hợp cụ thể bảng 2.1
Bảng 2.1 So sánh IAS 38 và VAS 04 về xác định giá trị ban đầu của TSCĐVH
1 Trường hợp mua TSCĐVH riêng biệt
– Giá mua bao gồm thuế nhập khẩu và các khoản thuế không được hoàn lại trừ các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá
– Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính
Giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính
2 Trường hợp mua TSCĐVH từ việc sáp nhập doanh nghiệp
Tham chiếu giá niêm yết trên thị trường:
– GTTT thích hợp thường là giá mua tại thời điểm hiện tại Nếu không có giá mua, tham chiếu giá theo giao dịch tương tự gần nhất, miễn là không có một sự thay đổi trọng yếu trong bản chất kinh tế trong khoảng thời gian giữa ngày giao dịch và ngày mà tài sản được ước tính giá trị hợp lý
– Nếu không có thị trường đối với
TSCĐVH đó, căn cứ vào kỹ thuật ước tính giá trị hợp lí của tài sản
Giá trị hợp lý có thể là:
– Giá niêm yết tại thị trường hoạt động; – Giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐVH tương tự
3 Trường hợp TSCĐVH được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp
VAS 04 chi tiết hơn IAS 38 với 3 điều kiện nữa để trở thành TSCĐVH, quy định rõ ràng hơn về khả năng đáp ứng tiêu chuẩn trở thành TSCĐVH sau khi hoàn thành, về các tiềm lực cần thiết một cách toàn diện để hoàn thành sản phẩm
Nguồn: Tác giả tổng hợp Thứ ba, về đánh giá lại giá trị sau khi ghi nhận chi phí ban đầu Cả IAS 38 và VAS
04 đều đề cập đến phương pháp giá gốc Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, TSCĐVH được xác định theo nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại Tuy nhiên,
IAS 38 thêm 1 phương pháp khác đó là phương pháp đánh giá lại Theo phương pháp này TSCĐVH được theo dõi theo giá trị đánh giá lại bằng GTTT trừ khấu hao lũy kế và giá trị tổn thất lũy kế
Thứ tư, về giá trị còn lại có thể thu hồi Theo IAS 38, DN nên ước tính giá trị thu hồi của những TSCĐVH ít nhất vào cuối mỗi năm tài chính, ngay cả khi tài sản không có biểu hiện giảm giá trị VAS 04 không đề cập đến vấn đề này
- TSCĐVH không trong trạng thái sẵn sàng đưa vào sử dụng
- TSCĐVH đã khấu hao quá 20 năm tính từ ngày sẵn sàng đưa vào sử dụng
Về hạch toán TSCĐVH tại Việt Nam, theo quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC, Tài khoản 213 “TSCĐVH” được sử dụng để thể hiện sự biến động, phản ánh giá trị hiện có của TSCĐVH trong DN Cụ thể như sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.1 Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐVH
Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC
GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khái quát mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của kế toán TSCĐVH đến tính thích hợp của thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu theo quy trình với các bước như sau:
Bước 1: Thu thập, tìm hiểu và tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế có liên quan đến ảnh hưởng của kế toán, báo cáo TSCĐVH và các nhân tố khác tới tính thích hợp của thông tin BCTC Từ đó, rút ra khoảng trống nghiên cứu Các tài liệu thu thập ở đây bao gồm các bài báo, các công trình nghiên cứu, đề tài tiến sĩ đã bảo vệ, các BCTC, các chuẩn mực kế toán, các văn bản pháp lý,…có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Bước 2: Nghiên cứu lý luận về tính thích hợp của thông tin BCTC và kế toán TSCĐVH bao gồm khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến tính thích hợp của thông tin BCTC; khái niệm, phân loại TSCĐVH và các nguyên tắc kế toán, hạch toán TSCĐVH theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế
Bước 3: Xây dựng mô hình nghiên cứu Căn cứ vào khung lý thuyết tổng quan các công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu, nhóm tác giả tổng hợp và thiết kế mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của kế toán TSCĐVH đến tính thích hợp của thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam Bên cạnh 2 biến TSCĐVH và khấu hao TSCĐVH, nhóm tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố khác ảnh hưởng đến tính thích hợp của thông tin BCTC như giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu trước và sau TSCĐVH và LTTM, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu trước và sau khấu hao TSCĐVH,… Đồng thời, nhóm tác giả cũng đánh giá sự gia tăng của mức độ thích hợp về giá trị thông tin BCTC sau khi thêm TSCĐVH và lợi thế thương mại vào giá trị sổ sách, tích hợp chi phí khấu hao TSCĐVH vào thu nhập
Bước 4: Thực hiện thu thập dữ liệu của các công ty phi tài chính niêm yết trên 2 sàn HNX và HOSE trong khoảng thời gian thuộc phạm vi nghiên cứu từ năm 2017-2022, sử dụng phần mềm STATA phân tích hồi quy tuyến tính theo mô hình hồi quy thông thường OLS
Sơ đồ 3.1 Thiết kế nghiên cứu
Nguồn: Nhóm tác giả tự thiết kế Bước 5: Diễn giải và đánh giá các kết quả, tìm ra các hàm ý của kết quả nhận được
Từ đó rút ra kết luận về ảnh hưởng của kế toán TSCĐVH đến tính thích hợp của thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam Từ các nhân tố ảnh hưởng cũng
Tính thích hợp của thông tin BCTC theo kế toán truyền thống và các khoản mục vô hình
Chi phí khấu hao TSCĐVH trên mỗi cổ phiếu (AM)
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (E) Giá trị TSCĐVH trên mỗi cổ phiếu (IN)
Giá trị sổ sách của VCSH trên mỗi cổ phiếu (BV)
GTTT của công ty Giá trị LTTM trên mỗi cổ phiếu (GW)
Thảo luận kết quả nghiên cứu, kết luận và đưa ra khuyến nghị
Tính thích hợp của thông tin BCTC với các khoản mục vô hình
Chi phí khấu hao TSCĐVH trên mỗi cổ phiếu (AM)
Giá trị LTTM trên mỗi cổ phiếu (GW)
Giá trị TSCĐVH trên mỗi cổ phiếu (IN)
Tính thích hợp của thông tin BCTC theo kế toán truyền thống (không bao gồm các khoản mục vô hình)
Giá trị sổ sách của VCSH trước TSCĐVH và LTTM (BV_IN)
Thu nhập trước khấu hao TSCĐVH trên mỗi cổ phiếu (E_AM)
Khung lý thuyết tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu
Khoảng trống nghiên cứu và giả thuyết khoa học về ảnh hưởng của kế toán TSCĐVH đến tính thích hợp của thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam
29 như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, nhóm tác giả đưa ra một số gợi ý và khuyến nghị cho các đối tượng liên quan Đồng thời đánh giá những đóng góp mới cũng như các hạn chế của đề tài và đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai
3.1.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên mô hình Ohlson (1995), trong đó thể hiện GTTT của công ty như là một hàm tuyến tính của giá trị sổ sách và thu nhập bất thường với các thông tin liên quan khác Thiết kế nghiên cứu bao gồm ba mô hình có dạng Hồi quy tuyến tính bội Trong đó, mô hình 1 kiểm tra mức độ thích hợp về giá trị của các thông tin kế toán truyền thống, được biểu thị bằng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trước các TSCĐVH và khoản mục vô hình khác (cụ thể là LTTM) Mô hình 2 kiểm tra mức độ thích hợp về giá trị của TSCĐVH và khoản mục vô hình khác Mô hình 3 kiểm tra mức độ thích hợp về giá trị chung của cả các thông tin kế toán truyền thống, TSCĐVH và các khoản mục vô hình khác Để đo lường mức độ thích hợp về giá trị của các thông tin kế toán truyền thống, nhóm tác giả đã sử dụng hệ số xác định R 2 TA của mô hình (1) Mức độ thích hợp về giá trị của TSCĐVH và các khoản mục vô hình khác đã được đo lường bằng hệ số xác định R 2 IN của mô hình (2) Mức độ thích hợp về giá trị chung của cả thông tin kế toán truyền thống và TSCĐVH và các khoản mục vô hình khác được đo lường bằng hệ số xác định R 2 TA,INcủa mô hình (3) Cuối cùng, nhóm tác giả đo lường mức độ thích hợp về giá trị gia tăng của các TSCĐVH và các khoản mục vô hình khác R 2 TAAINbằng cách so sánh mức độ thích hợp về giá trị chung của cả các thông tin kế toán truyền thống và TSCĐVH và các khoản mục vô hình khác R 2 TA,IN với mức độ thích hợp về giá trị của các thông tin kế toán truyền thống R 2 TA Sự gia tăng của mức độ thích hợp về giá trị của TSCĐVH và các khoản mục vô hình khác thể hiện sự gia tăng mức độ thích hợp về giá trị của các thông tin kế toán truyền thống do TSCĐVH và các khoản mục vô hình khác tạo ra
Mô hình 1: Đầu tiên, nhóm tác giả tập trung vào mô hình (1) để kiểm tra mức độ thích hợp về giá trị của các thông tin kế toán truyền thống, được biểu thị bằng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trước các TSCĐVH và LTTM (BV_IN), thu nhập trước khấu hao TSCĐVH (E_AM) và được kiểm soát bằng dòng tiền (CF)
Pit = α0 + α1 BV_INit + α2 E_AMit + α3 CFit + εit (1)
+ Pit là GTTT của công ty i trong năm t, được đo bằng giá cổ phiếu của công ty bốn tháng sau khi kết thúc năm tài chính;
+ BV_INit là giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu tại thời điểm cuối năm sau khi trừ đi TSCĐVH trên mỗi cổ phiếu và lợi thế thương mại trên mỗi cổ phiếu, nó thể hiện giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu nếu có khoản mục vô hình nào đó không được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán
+ E_AMit là thu nhập trên mỗi cổ phiếu vào cuối năm sau khi cộng chi phí khấu hao TSCĐVH trên mỗi cổ phiếu, nó thể hiện thu nhập nếu bất kỳ khoản khấu hao nào không được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ CFit là dòng tiền thuần cuối năm; bao gồm các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính trong năm
+ α0 là hằng số đại diện cho GTTT của công ty, khi tất cả các thước đo kế toán truyền thống đều có giá trị bằng 0
+ α1, α2, α3 là các hằng số dùng để kiểm tra mối quan hệ giữa GTTT và thước đo kế toán truyền thống
+ εit là phần GTTT không thể giải thích được bằng các thông tin kế toán truyền thống (dư lượng) Để đo lường mức độ thích hợp về giá trị của các thông tin kế toán truyền thống, nhóm tác giả đã sử dụng hệ số xác định R 2 TA của mô hình (1), hệ số này thể hiện sự biến động của GTTT có thể giải thích bằng các thông tin kế toán truyền thống
Tiếp theo, nhóm tác giả kiểm tra mức độ thích hợp về giá trị của TSCĐVH và khoản mục vô hình khác bằng mô hình (2) bao gồm TSCĐVH (IA), Lợi thế thương mại (GW) và chi phí khấu hao TSCĐVH (AM)
Pit = β0 + β1 IAit + β2 GWit + β3 AMit + àit (2)
IAit là giá trị TSCĐVH trên mỗi cổ phiếu vào cuối năm được ghi nhận riêng biệt với lợi thế thương mại
GWit là giá trị lợi thế thương mại ròng trên mỗi cổ phiếu vào cuối năm phát sinh từ việc hợp nhất kinh doanh và được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán riêng biệt với các TSCĐ khác Đối với các công ty khấu hao hoàn toàn hoặc hoặc chưa bao giờ tham gia vào việc hợp nhất kinh doanh, lợi thế thương mại có giá trị bằng 0
AMit là chi phí khấu hao TSCĐVH trên mỗi cổ phiếu trong năm β0 là ước tính GTTT khi tất cả các khoản mục vô hình trong bảng cân đối kế toán có giá trị bằng 0 β1, β2, β3 là các hằng số được sử dụng để kiểm tra mối liên hệ giữa GTTT và các khoản mục vô hình àit là phần GTTT khụng được giải thớch bằng TSCĐVH Mức độ thớch hợp về giỏ trị của các khoản mục vô hình đã được đo lường bằng hệ số xác định R 2 IN của mô hình (2), hệ số này đo lường sự biến động của GTTT có thể được giải thích bằng các khoản mục vô hình
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Thang đo các biến phụ thuộc và biến độc lập
- Biến phụ thuộc Pit là GTTT của công ty i trong năm t
+ BV_INit là giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu tại thời điểm cuối năm sau khi trừ đi TSCĐVH trên mỗi cổ phiếu và LTTM trên mỗi cổ phiếu
+ E_AMit là thu nhập trên mỗi cổ phiếu vào cuối năm sau khi cộng chi phí khấu hao TSCĐVH trên mỗi cổ phiếu
+ CFit là dòng tiền thuần cuối năm; bao gồm các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính trong năm
Mức độ thích hợp về giá trị của các thông tin kế toán truyền thống được đo lường bằng hệ số xác định R 2 TA của mô hình (1)
- Biến phụ thuộc Pit là GTTT của công ty i trong năm t
+ IAit là giá trị TSCĐVH trên mỗi cổ phiếu vào cuối năm
+ GWit là giá trị lợi thế thương mại ròng trên mỗi cổ phiếu vào cuối năm
+ AMit là chi phí khấu hao TSCĐVH trên mỗi cổ phiếu trong năm
Mức độ thích hợp về giá trị của các khoản mục vô hình đã được đo lường bằng hệ số xác định R 2 IN của mô hình
- Biến phụ thuộc Pit là GTTT của công ty i trong năm t
+ BVit là giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu vào cuối năm
+ Eit là thu nhập trên mỗi cổ phiếu vào cuối năm
+ IAit là giá trị TSCĐVH trên mỗi cổ phiếu vào cuối năm
+ GWit là giá trị lợi thế thương mại ròng trên mỗi cổ phiếu vào cuối năm
+ AMit là chi phí khấu hao TSCĐVH trên mỗi cổ phiếu trong năm
+ CFit là dòng tiền thuần cuối năm; bao gồm các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính trong năm
Mức độ thích hợp về giá trị chung của cả thông tin kế toán truyền thống và TSCĐVH được đo lường bằng hệ số xác định R 2 TA,IN của mô hình
3.2.2 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu
Nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng mẫu các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam (cả 2 sàn HNX và HOSE) trong khoảng thời gian 6 năm (2017 đến
2023) Mẫu bao gồm 306 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn HNX và 359 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn HOSE, dữ liệu về giá cổ phiếu của các công ty cũng được thu thập Dữ liệu liên quan đến các biến độc lập và các biến phụ thuộc được thu thập từ báo cáo tài chính được kiểm toán trên các trang điện tử của công ty hoặc dữ liệu tài chính do vietstock.vn cung cấp Cụ thể các biến như sau:
- Biến phụ thuộc – GTTT của công ty (P) là giá cổ phiếu của công ty 4 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính, được lấy từ giá đóng cửa tại ngày giao dịch đầu tiên sau ngày 30/4 hàng năm
+ Biến VCSH trước TSCĐVH (BV_IN) và LTTM trên mỗi cổ phiếu (BV_IN) được lấy từ giá trị sổ sách của VCSH trên BCTC trừ đi giá trị TSCĐVH và LTTM trên BCTC, sau đó chia kết quả nhận được cho khối lượng cổ phiếu lưu hành tại ngày giao dịch cuối cùng của năm
+ Biến Thu nhập trước khấu hao TSCĐVH (E_AM) trên mỗi cổ phiếu được lấy từ lợi nhuận sau thuế cộng chi phí khấu hao TSCĐVH trên BCTC, sau đó chia kết quả nhận được cho khối lượng cổ phiếu lưu hành tại ngày giao dịch cuối cùng của năm
+ Biến Dòng tiền (CF) là dòng tiền thuần cuối năm; bao gồm dòng tiền từ các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính trên BCTC
+ Biến Giá trị TSCĐVH trên mỗi cổ phiếu (IA) được lấy từ giá trị TSCĐVH trên BCTC chia cho khối lượng cổ phiếu lưu hành tại ngày giao dịch cuối cùng của năm
+ Biến Giá trị LTTM trên mỗi cổ phiếu (GW) được lấy từ giá trị LTTM trên BCTC chia cho khối lượng cổ phiếu lưu hành tại ngày giao dịch cuối cùng của năm
+ Biến Chi phí khấu hao TSCĐVH (AM) trên mỗi cổ phiếu được lấy từ giá trị hao mòn lũy kế của năm nghiên cứu trên BCTC trừ đi hao mòn lũy kế của năm liền kề trước đó trên BCTC, sau đó chia kết quả nhận được cho khối lượng cổ phiếu lưu hành tại ngày giao dịch cuối cùng của năm.
+ Biến VCSH trên mỗi cổ phiếu (BV) được lấy từ giá trị sổ sách của VCSH trên BCTC chia cho khối lượng cổ phiếu lưu hành tại ngày giao dịch cuối cùng của năm
+ Biến thu nhập trên mỗi cổ phiếu (E) được lấy từ giá trị EPS của mỗi công ty tại thời điểm cuối năm
Quá trình lựa chọn dữ liệu đã tạo ra một mẫu gồm 3794 quan sát, sau khi loại trừ tất cả các quan sát có dữ liệu không đầy đủ và loại bỏ tất cả các công ty không được niêm yết trong suốt thời kỳ nghiên cứu Dữ liệu thu được được sử dụng để tiếp tục thuẹc hiện nghiên cứu thực chứng bằng cách chạy mô hình hồi quy
3.2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu
Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu được trình bày theo không gian (DN) và thời gian (năm), sử dụng phần mềm STATA phân tích hồi quy tuyến tính để lượng hóa sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc Nghiên cứu định lượng sẽ được thực hiện nhằm kiểm chứng các biến số và mối quan hệ giữa các biến số trong mô hình nghiên cứu mới Nghiên cứu tiến hành hồi quy theo phương pháp mô hình hồi quy thông thường OLS và sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF để phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ BCTC hàng năm của 306 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn HNX và 359
35 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn HOSE từ năm 2017-2022 đã được công bố Sau khi dữ liệu được thu thập và trình bày theo dạng bảng, dữ liệu được khai báo định dạng để đưa vào phần mềm STATA phân tích kỹ thuật Tiếp đến, chạy thống kê mô tả để mô tả các biến và sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng với mô hình hồi quy tuyến tính để kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
4.1.1 Thống kê mô tả các biến
Sau khi thu thập và làm sạch dữ liệu, nhóm tác giả nhập dữ liệu bảng vào công cụ STATA
17 và thiết kế các câu lệnh phù hợp, cho ra kết quả thống kê mô tả các biến như sau:
Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả các biến
Nguồn: Kết quả phân tích Stata
Bảng 4.1 mô tả số liệu thống kế của các biến trong 3 mô hình của nghiên cứu Như đã trình bày ở bảng 4.1, số lượng quan sát lên tới 3794 quan sát, số lượng quan sát này liên quan đến 306 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn HNX và 359 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn HOSE trong vòng 6 năm từ 2017-2022 Khi quan sát độ lệch chuẩn (Std Dev), ta có thể thấy trong các biến liên quan đến các khoản mục vô hình (Giá trị TSCĐVH
IA, Giá trị LTTM GW và khấu hao TSCĐVH AM), biến Giá trị TSCĐVH IA có độ phân tán cao hơn các biến còn lại và có phạm vi lớn nhất (Max – Min = 58508.45), thể hiện mức độ đầu tư vào TSCĐVH tại các công ty khác biệt khá lớn Biến Giá trị TSCĐVH IA và Giá trị LTTM GW đều có giá trị nhỏ nhất bằng 0, thể hiện các công ty không có TSCĐVH và LTTM
Biến phụ thuộc phản ảnh giá trị công ty P có phạm vi từ 900 đến 319000 và độ lệch chuẩn cao hơn các biến còn lại, điều này cho thấy giá trị cổ phiếu trên TTCK Việt Nam có những cổ phiếu có giá trị thấp hơn mệnh giá và có độ phân tán cao Giá trị trung bình (Mean) của giá trị số sách của cổ phiếu BV thấp hơn giái trị trung bình của cố phiếu, đây là công cụ nhà đầu tư có xu hướng sử dụng nhiều khi đánh giá tình hình tài chính của các
DN Để kiểm tra mức độ thích hợp về giá trị và sự gia tăng tính thích hợp về giá trị của TSCĐVH, nhóm tác giả đã ước tính hệ số hồi quy cho từng mô hình (α, β, δ) và sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (OLS) Đồng thời nghiên cứu cũng sử dụng hệ số phóng đại phương sai (VIF) để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến
4.1.2 Hệ số phóng đại phương sai (VIF) Đa cộng tuyến là thuật ngữ thống kê chỉ hiện tượng xảy ra khi có sự tương quan cao giữa hai hoặc nhiều biến độc lập trong mô hình hồi quy Nói cách khác, một biến độc lập có thể được sử dụng để dự báo cho một hay nhiều biến độc lập khác Hệ số phóng đại phương sai (VIF) có chức năng đo lường mối tương quan và độ mạnh của mối tương quan giữa các biến dự báo trong mô hình hồi quy Kết quả hệ số phóng đại phương sai của 3 mô hình được thể hiện lần lượt ở bảng 4.2, bảng 4.3 và bảng 4.4
Bảng 4.2 Kết quả hệ số phóng đại phương sai (VIF) của mô hình 1
Nguồn: Kết quả phân tích Stata
Bảng 4.3 Kết quả hệ số phóng đại phương sai (VIF) của mô hình 2
Nguồn: Kết quả phân tích Stata Bảng 4.4 Kết quả hệ số phóng đại phương sai (VIF) của mô hình 3
Nguồn: Kết quả phân tích Stata Yoo và cộng sự (2014) đã chỉ ra rằng VIF đo lường mức độ phụ thuộc tuyến tính mà hệ số hồi quy bị thổi phồng do đa cộng tuyến trong mô hình Theo đó, giá trị VIF lớn hơn
10 là có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra (Vittinghoff E, 2005; Yoo và cộng sự, 2014) Một số nghiên cứu, tài liệu, sách thống kê cho rằng VIF lớn hơn 5 là vấn đề đáng quan tâm (James G và cộng sự, 2017; Menard S, 2001) Johnston R và cộng sự (2018) lại cho rằng VIF lớn hơn 2.5 là cần cân nhắc về hiện tượng đa cộng tuyến Theo kết quả được thể hiện ở bảng 4.2, bảng 4.3 và bảng 4.4, giá trị của hệ số phóng đại phương sai (VIF) của cả 3 mô hình đều dưới 2,5, điều đó có nghĩa là hiện tượng đa cộng tuyến không phải là vấn đề đáng lo ngại với các biến độc lập của 3 mô hình
Kết quả phân tích và diễn giải
4.2.1 Phân tích tương quan giữa các biến nghiên cứu
Mối quan hệ tương quan giữa các biến trong 3 mô hình được thể hiện ở bảng 4.5, bảng 4.6 và bảng 4.7 Các bảng này cho thấy mối liên hệ giữa các biến khác nhau được đo bằng hệ số tương quan Pearson Hệ số tương quan Peason là số liệu thống kê kiểm tra đo lường mối quan hệ thống kê hoặc mối liên hệ giữa 2 biến liên tục Hệ số này được biết đến như phương pháp tốt nhất để đo lường mối liên hệ giữa các biến và cung cấp thông tin về mức độ liên kết hoặc mối tương quan cũng như hướng đi của mối quan hệ Nhìn chung, kết quả phân tích tương quan cho thấy mối quan hệ đáng chú ý và có ý nghĩa giữa GTTT và các biến độc lập khác nhau (p-value