i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành Xây dựng - Bất động sản niêm yết trên thị trư
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Các DN đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của đất nước với bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới như hiện nay Để có thể ổn định và phát triển, các DN cần hoạt động, kinh doanh một cách hiệu quả, bên cạnh đó lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà các DN hướng tới trong hoạt động của DN mình Khả năng sinh lời là một trong những thước đo phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của một DN, KNSL của một DN bị tác động bởi rất nhiều yếu tố và được đo lường bằng nhiều cách khác nhau Doanh nghiệp có KNSL cao sẽ giúp thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh, thu hút vốn đầu tư trong môi trường cạnh tranh thị trường gay gắt Doanh nghiệp có mức sinh lời thấp hoạt động kinh doanh sẽ khó khăn, đình trệ đe dọa tới khả năng tồn tại và phát triển của DN Một trong những yếu tố có ảnh hưởng to lớn đến KNSL của một DN đó là CTV vì việc sử dụng đòn bẩy tài chính đúng cách sẽ tác động tích cực tới kết quả kinh doanh làm tăng tài sản cho cổ đông, đồng thời DN có thể tránh được rủi ro tài chính liên quan đến nghĩa vụ thanh toán lãi và gốc Chính vì vậy, các nhà quản trị tài chính của doanh nghiệp cần phải có những chính sách về CTV phù hợp, tối ưu để DN mình hoạt động một cách hiệu quả và mang lại KNSL cao trong bất kể lĩnh vực nào
Ngành Xây dựng - Bất động sản là một trong những ngành đòi hỏi CTV vô cùng lớn và được xem là ngành đóng vai trò trụ cột cho nền kinh tế Việt Nam, sự phát triển của ngành XD-BĐS kéo theo sự tăng trưởng cho một số ngành như sản xuất vật liệu xây dựng hay nội thất, để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị hoá, du lịch, tạo dựng một lối sống văn minh, hiện đại của nước Việt Nam Xây dựng - Bất động sản là ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp ngân sách đáng kể trong tổng sản phẩm quốc nội Đóng góp của ngành bất động sản đối với GDP có xu hướng tăng trong những năm qua ( với lĩnh vực kinh doanh bất động sản khoảng 3,6% và lĩnh vực Xây dựng khoảng 10,6% theo số liệu của thị trường chứng khoán năm 2022) Ngoài ra, ước tính giá trị vốn hóa ngành bất động sản khoảng 1,7-1,8 triệu tỷ đồng Như vậy, trung bình mức đóng góp của ngành XD-BĐS những năm gần đây với tổng thu ngân sách là khoảng 11% ( trong đó lĩnh vực
2 bất động sản chiếm 4,5% ) Tuy thị trường bất động sản gần đây gặp nhiều khó khăn nhưng vần nhiều tiềm năng để phát triển, bất động sản vẫn là lĩnh vực có thể mang lại hiệu quả đầu tư Ngành Xây dựng - Bất động sản cầu vốn vô cùng lớn nên các DN ngành này có tỷ lệ vốn vay cao, chính vì vậy quản trị tài chính về CTV sẽ giúp DN có định hướng đúng đắn, phù hợp cho DN để mang lại hiệu quả về KNSL cao Vấn đề về CTV tác động đến KNSL của DN là một vấn đề vô cùng quan trọng, tuy nhiên lại không có nhiều nghiên cứu đề cập đến DN Xây dựng - Bất động sản Chính vì vậy, bắt nguồn từ tính cấp thiết của vấn đề này mà em chọn nghiên cứu đề tài: “ Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các DN ngành Xây dựng - Bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam”.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành Xây dựng - Bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2018-2023.
Mục tiêu cụ thể
• Thứ nhất, hệ thống lại các cơ sở lý luận về CTV, KNSL và tác động của CTV đến KNSL
• Thứ hai, đánh giá thực trạng mức độ tác động của cấu trúc vốn đến KNSL của các doanh nghiệp Xây dựng - Bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2018 - 2023
• Thứ ba, tiến hành hồi quy và lựa chọn ra mô hình thích hợp để phân tích chiều hướng tác động của cấu trúc vốn tới khả năng sinh lời
• Cuối cùng, đề xuất và kiến nghị một số giải pháp góp phần nâng cao khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trong ngành
Câu hỏi nghiên cứu
• Công trình nghiên cứu thực nghiệm trước đây chỉ ra tác động của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời như nào ?
• Mức độ tác động của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời các doanh nghiệp Xây dựng - Bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2018 - 2023 như thế nào?
• Các doanh nghiệp Xây dựng - Bất động sản nên thực hiện những biện pháp gì để nâng cao khả năng sinh lời của doanh nghiệp mình ?
Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, sinh viên sử dụng kết hợp phương pháp thống kê mô tả, phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Cụ thể, phương pháp thống kê mô tả sử dụng để tổng hợp dữ liệu sau đó thống kê và so sánh để đưa ra đánh giá tổng quan về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và và KNSL của ngành Xây dựng - Bất động sản
Nghiên cứu định lượng được sử dụng chủ yếu nhằm đo lường, phân tích số liệu, kiểm định mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến
KNSL của các DN Xây dựng - Bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam Đồng thời, kiểm định các giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy, thông qua việc sử dụng các số liệu được thu thập sẽ được trình bày dưới sự hỗ trợ của phần mềm Stata Để hỗ trợ cho các nghiên cứu định lượng, phương pháp nghiên cứu định tính cũng sẽ được áp dụng để phân tích và giải thích các kết quả từ mô hình nghiên cứu định lượng Bên cạnh đó nghiên cứu định tính dùng để phân tích thực trạng ngành, phân tích tác động của cấu trúc vốn lên KNSL của các DN, đồng thời từ những lý giải về kết quả nghiên cứu định lượng để đề xuất ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao KNSL cho các DN ngành Xây dựng - Bất động sản.
Tổng quan các công trình nghiên cứu nghiên cứu
Các nghiên cứu nước ngoài
Abor (2005) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và khả năng sinh lời tới
22 doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Ghana trong khoảng 1998-
2002 Nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản với khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu ( ROE) Abor cho rằng nợ ngắn hạn có xu hướng ít tốn kém hơn, do đó việc tăng nợ ngắn hạn với lãi suất tương đối thấp sẽ làm cho mức lợi nhuận tăng lên Bên cạnh đó, tổng nợ trên tổng tài sản cũng tác động tích cực đến khả năng sinh lời, điều này cho thấy nợ càng cao thì khả năng sinh lời càng cao, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp này có lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào nợ vì đây là sự tài trợ chính của doanh nghiệp Tuy nhiên, nghiên cứu lại chỉ rằng tỷ lệ nợ dài hạn
5 trên tổng tài sản có mối quan hệ tiêu cực với khả năng sinh lời, điều này ngụ ý rằng sự gia tăng nợ dài hạn có liên quan đến việc giảm lợi nhuận do các khoản nợ dài hạn tương đối đắt hơn, do đó việc sử dụng tỷ trọng nợ dài hạn cao có thể dẫn đến khả năng sinh lời thấp, kết quả này có sự đồng nhất với nghiên cứu của Shubita và Alsawalhah (2012) Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng sinh lời có mối tương quan dương với các biến kiểm soát quy mô doanh nghiệp và tăng trưởng doanh thu, tức là quy mô doanh nghiệp và mức độ tăng trưởng doanh thu càng lớn thì khả năng sinh lời càng cao
Nghiên cứu của Shubita và Alsawalhah (2012) về ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến 39 doanh nghiệp trên sở giao dịch chứng khoán Amman từ 2004-2009 Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và tổng nợ có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời, điều này có ý nghĩa rằng một sự gia tăng về nợ sẽ dẫn tới sự giảm sút khả năng sinh lời, điều này cũng có nghĩa lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nghiên cứu phụ thuộc nhiều vào mức đóng góp của vốn chủ sở hữu trong cấu trúc vốn Theo lý thuyết cấu trúc vốn, tỷ lệ nợ làm tăng khả năng sinh lời của công ty vì được hưởng lợi từ lá chắn thuế Tuy nhiên tỷ lệ nợ có tác động hai mặt, nợ là đòn bẩy tài chính để doanh nghiệp tăng doanh thu từ đó tăng lợi nhuận, nếu việc sử dụng nợ không hiệu quả sẽ dễ dàng đẩy công ty đến bờ vực phá sản
Nghiên cứu của Gil và cộng sự (2011) tìm cách mở rộng những phát hiện của Abor (2005) về tác động của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời bằng cách xem xét tác động của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các công ty sản xuất và dịch vụ của Mỹ Một mẫu gồm 272 công ty Mỹ niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York trong khoảng thời gian 3 năm từ 2005 – 2007 Kết quả thực nghiệm cho thấy mối quan hệ tích cực giữa nợ ngắn hạn trên tổng tài sản với khả năng sinh lời và tổng nợ trên tổng tài sản với khả năng sinh lời trong ngành dịch vụ, kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của Abor(2005) Tuy nhiên, trái ngược với nghiên cứu của Abor khi cho rằng nợ dài hạn có tác động tiêu cực tới khả năng sinh lời thì kết quả nghiên cứu của Gil lại kết luận rằng nợ dài hạn có mối tương quan dương với khả năng sinh lời ở ngành sản xuất, điều này có thể xảy ra vì sự suy thoái kinh tế của Mỹ và lãi suất thấp đối với khoản nợ dài hạn;
6 còn đối với ngành dịch vụ, nợ dài hạn không có mối quan hệ với khả năng sinh lời Bên cạnh sự khác biệt về nợ dài hạn, khác với kết quả nghiên cứu của Abor(2005), nghiên cứu này lại cho thấy quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ tăng trưởng doanh thu tác động không đáng kể tới khả năng sinh lời ở ngành sản xuất và dịch vụ
Nghiên cứu của Tailab (2014) phân tích thực nghiệm tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của 30 công ty năng lượng tại Mỹ trong khoảng thời gian 9 năm từ 2005 – 2013 Các phát hiện cũng cho thấy tổng nợ có tác động tiêu cực đáng kể đến ROE và ROA, trong khi quy mô về mặt doanh thu có tác động tiêu cực đáng kể đến ROE của các công ty Tuy nhiên, nợ ngắn hạn có tác động tích cực đáng kể đến ROE, kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của Gil (2011) Mối quan hệ không đáng kể đã được quan sát thấy giữa nợ dài hạn, nợ trên vốn chủ sở hữu và quy mô xét về tổng tài sản và khả năng sinh lời
Nghiên cứu của Pathirawasam (2011) gồm 5 lĩnh vực lớn thuộc ngành bảo hiểm, tài chính, ngân hàng với 102 doanh nghiệp trong 2 năm 2008 và 2009 và sử dụng ROA đại diện cho khả năng sinh lời Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến ROA, điều này có nghĩa là khi doanh nghiệp trở lên lớn hơn thì khả năng tổng hợp lợi nhuận cũng cao hơn Chỉ số thanh khoản cũng có tác động tích cực đáng kể đến ROA, điều này cho thấy việc quản lý tiền mặt, vốn lưu động, quản lý nợ và chủ nợ hiệu quả là những yếu tố then chốt để đạt được hiệu quả tài chính tốt hơn Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ nợ có mối quan hệ tiêu cực tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp, điều này có nghĩa là cấu trúc vốn có nhiều nợ sẽ làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp và dường như khi nợ quá mức sẽ làm tăng chi phí gánh nặng tài chính và làm giảm giá trị doanh nghiệp Bên cạnh đó nghiên cứu còn chỉ ra rằng tuổi đời của doanh nghiệp không có tác động đến khả năng sinh lời
Nghiên cứu của Alghusin (2015) điều tra 25 công ty Công nghiệp Jordan được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Amman (ASE) trong khoảng thời gian 10 năm (từ 1995-2005), kết quả cho thấy trong số các biến độc lập là đòn bẩy tài chính, tăng trưởng tài sản của công ty, tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng tài sản và quy mô của công ty thì đòn
7 bẩy tài chính (tổng nợ trên tổng tài sản) có tác động tiêu cực trong khi quy mô và tốc độ tăng trưởng tài sản có tác động tích cực đến khả năng sinh lời ROA Tuy nhiên mẫu nghiên cứu còn hạn chế về số lượng công ty nghiên cứu khi mới chỉ nghiên cứu 25 công ty niêm yết và sự tác động của 4 nhân tố nội sinh
Egbunike và Okerekeoti (2018) nghiên cứu về mối quan giữa các yếu tố vĩ mô, đặc điểm doanh nghiệp với hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất tại Nigeria cho thấy quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính và tính thanh khoản tác động tích cực đáng kể đến ROA Yazdanfar (2013) điều tra một mẫu lớn gồm khoảng 87.000 quan sát bao gồm 12.530 công ty siêu nhỏ phi tài chính tại Thụy Điển hoạt động trong bốn ngành công nghiệp, từ năm 2006 đến năm 2007 chỉ ra rằng trong khi quy mô công ty, độ trễ trong khả năng sinh lời, tăng trưởng doanh thu ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời, thì tuổi công ty lại ảnh hưởng tiêu cực đến nó, điều này có nghĩa là các doanh nghiệp có tuổi đời trẻ hơn có khả năng mang lại mức sinh lời cao hơn các doanh nghiệp có tuổi đời cao hơn
Batchimeg (2017) nghiên cứu tác động của lợi nhuận, tăng trưởng, tính thanh khoản và cấu trúc vốn tới hiệu quả tài chính của 6 lĩnh vực chính ở Mông Cổ và đánh giá xem có có sự khác biệt nào liên quan đến lĩnh vực của nó ROA, ROE và ROS được chọn là các biến phụ thuộc Trong số 13 biến độc lập, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán hiện hành và tăng trưởng tài sản là những yếu tố không đáng kể đối với từng ngành trong số 6 ngành Nó cho thấy tính thanh khoản và tăng trưởng không thể hiện được hiệu quả tài chính Nói chung, lợi nhuận trên chi phí là một trong những yếu tố quan trọng nhất các yếu tố quyết định quan trọng có tác động tích cực đáng kể đến các lĩnh vực thực phẩm & tạp hóa, xây dựng, khai thác mỏ và dịch vụ Sau đó, thu nhập trên mỗi cổ phiếu là biến số quan trọng được coi là yếu tố quyết định đối với các lĩnh vực thực phẩm & hàng tạp hóa, xây dựng, khai thác mỏ và nông nghiệp Từ những kết quả này, các nhà nghiên cứu kết luận rằng cơ cấu vốn, cơ cấu chi phí và khả năng sinh lời là các yếu tố quyết định hiệu quả tài chính ở Mông Cổ Hơn nữa, có một số yếu tố quyết định liên quan đến một số lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như
8 tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản có ý nghĩa quan trọng đối với chỉ lĩnh vực khai khoáng và nông nghiệp, trong khi tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản là yếu tố quyết định chỉ dành cho lĩnh vực dịch vụ Khả năng thanh toán ngắn hạn là nền tảng cho lĩnh vực thực phẩm và tạp hóa, nông nghiệp và dịch vụ gắn liền với vòng đời của chúng, trong khi lĩnh vực khai thác mỏ được xác định bởi khả năng thanh toán dài hạn.
Các nghiên cứu trong nước
Theo một nghiên cứu mới đây của Lại Cao Mai Phương và cộng sự (2022) nhằm xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Thực phẩm tại Việt Nam Nghiên cứu định lượng sử dụng hồi quy dữ liệu bảng đối với 55 doanh nghiệp niêm yết ngành Thực phẩm tại Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2020 Kết quả cho thấy, tuổi của doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, tỷ lệ đòn bẩy và tính thanh khoản là những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này Cụ thể, độ tuổi doanh nghiệp và tính thanh` khoản có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời ROA Quy mô doanh nghiệp làm gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, điều này có nghĩa là các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì chỉ số ROA càng được cải thiện, đây là kết quả đã được kỳ vọng trong giả thiết nghiên cứu bởi quy mô doanh nghiệp vừa thể hiện quyền sở hữu vừa thể hiện được cơ cấu, chất lượng tài sản mà những yếu tố này sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Tỷ lệ đòn bẩy có tác động ngược chiều đến ROA, nghĩa là tỷ lệ nợ càng lớn thì hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao, tuy vậy tỷ lệ đòn bẩy như con dao hai lưỡi giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, từ đó gia tăng lợi nhuận nhưng song song với đó nếu doanh nghiệp không sử dụng chúng một cách hiệu quả sẽ mang hiệu ứng ngược lại Trong nghiên cứu còn đề cập đến nhân tố tăng trưởng doanh thu, tuy nhiên nhân tố này lại không có ý nghĩa thống kê, tức là không tác động đến khả năng sinh lời
Quan Minh Nhựt (2014) ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 58 doanh nghiệp bất động sản đang giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX trong ba năm 2010 - 2012, thông qua hai chỉ tiêu là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), nghiên cứu cho thấy tài sản cố định
9 trên tổng tài sản đều có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời ở cả hai chỉ tiêu là ROE và ROA, từ thực tế này, các doanh nghiệp phải cố gắng hơn trong việc sử dụng tài sản cố định, tìm biện pháp hạ tỷ lệ này xuống bằng cách giảm bớt lượng tài sản cố định hoặc làm tăng giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp Ngược lại thời gian hoạt động của doanh nghiệp tương quan dương ở cả 2 nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời, điều này có nghĩa thời gian hoạt động của doanh nghiệp càng cao thì doanh nghiệp có khả năng sinh lời càng cao Bên cạnh đó, tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu và chỉ tác động tích cực đối với chỉ tiêu ROE với mức ý nghĩa 1%, không có ý nghĩa thống kê đối với ROA, điều này có nghĩa là nếu doanh nghiệp có một tỷ lệ nợ cao so với vốn chủ sở hữu thì hoạt động sẽ hiệu quả hơn Tuy nhiên, những khoản nợ doanh nghiệp nên tăng cường đó là những khoản ít áp lực trả lãi, trả gốc như vốn chiếm dụng, trái phiếu dài hạn, bởi lẽ nếu sử dụng một tỷ lệ nợ vay ngân hàng cao thì áp lực trả lãi, gốc càng lớn doanh nghiệp sẽ hoạt động khó khăn hơn Nghiên cứu còn chỉ ra rằng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tài sản không có tác động đến khả năng sinh lời
Một nghiên cứu gần đây của Phan Thu Hiền và Nguyễn Nhật Hà (2021) về các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của 20 doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên các sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2018 Nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp, kết quả này phù hợp với lý thuyết đánh đổi khi cho rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn có xu hướng vay nợ nhiều hơn bởi vì các doanh nghiệp này có khả năng đa dạng hóa rủi ro, do đó, họ có thể tận dụng lợi ích tấm chắn thuế từ lãi vay tốt nhất, từ đó hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được cải thiện Số năm hoạt động cũng tác động tích cực đến khả năng sinh lời, điều này được lý giải do các doanh nghiệp thành lập trước thường có lợi thế hơn về thị trường, uy tín cũng như kinh nghiệm quản lý so với doanh nghiệp thành lập sau, vì vậy, doanh nghiệp thành lập càng lâu, hoạt động có thể hiệu quả hơn Tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng có mối tương quan dương với khả năng sinh lời do phản ánh năng lực của hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, tốc độ này càng tăng tức là hàng hóa bán được càng nhiều, việc này sẽ ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh
10 nghiệp.Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính lại có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp dệt may, kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Alghusin (2015) Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khả năng thanh khoản tác động tích cực đến ROA nhưng không có ý nghĩa thống kê đối với ROE
Nghiên cứu của Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013) về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của 45 công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam từ năm 2010-2012 Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng có tác động cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tỷ trọng tài sản cố định, tỷ lệ nợ có tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, riêng biến quy mô tài sản không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Nguyễn Văn Hậu và cộng sự (2021) đã nghiên cứu các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty thực phẩm và đồ uống (F&B) niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) Dữ liệu được thu thập trên 15 doanh nghiệp F&B niêm yết trên HNX từ năm 2015 đến 2019 Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, cả định tính và định lượng Kết quả cho thấy tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nợ có tác động tiêu cực đến ROA và ROE, tổng nợ trên tổng tài sản có tác động ngược chiều đến ROA Quy mô doanh nghiệp có tác động ngược chiều đến ROA và ROE, các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì hiệu quả hoạt động càng thấp do doanh nghiệp chưa phát huy được hiệu quả sử dụng tài sản của họ làm cho lợi nhuận giảm, khiến ROA và ROE giảm đáng kể Biến tăng trưởng tài sản có tác động tích cực đến ROA và ROE, các doanh nghiệp càng tập trung vào việc mở rộng đầu tư thì doanh nghiệp càng hiệu quả và phát triển
Nguyễn Anh Hiền và cộng sự (2018) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty niêm yết ngành thủy sản tại Việt Nam Hiệu quả kinh doanh được đo lường bằng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lời trên doanh thu Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính dựa trên dữ liệu 16 công ty thủy sản thời gian từ năm 2010 đến năm 2016, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ ảnh
11 hưởng tích cực đến ROE nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến ROA, điều này cho thấy các doanh nghiệp đa phần đi vay để đầu tư vào kinh doanh mua bán chứ chưa chú trọng việc đầu tư tài sản, máy móc, thiết bị nên ROA sẽ giảm khi nợ tăng, ngoài ra có thể do doanh nghiệp đã vay nợ nhiều hơn so với vốn tự có nên ROE giảm khi tỷ lệ nợ tăng lên Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tài sản trong nghiên cứu này không có ý nghĩa thống kê
Theo nghiên cứu của Lâm Mỹ Tuyết (2017) về các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của 31 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2008 -
2016 Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Pooled OLS, mô hình ảnh hưởng cố định và mô hình các tác động ngẫu nhiên, với biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả hoạt động là ROA và ROE Các nhân tố quy mô ngân hàng thể hiện qua tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có quan hệ cùng chiều với ROA và ROE, tuy nhiên khả năng thanh khoản có quan hệ ngược chiều với ROA và ROE.
Kết cấu đề tài
Cơ sở lý luận về cấu trúc vốn
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp thường sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau để tài trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình Cơ cấu vốn là quyết định rất quan trọng đối với các doanh nghiệp để họ có thể tối đa hóa lợi nhuận cho các bên liên quan khác nhau Hơn nữa, một cơ cấu vốn phù hợp cũng rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó sẽ giúp đối phó với môi trường cạnh tranh mà doanh nghiệp hoạt động Trên thực tế, có rất nhiều nghiên cứu đưa ra những quan điểm khác nhau về khái niệm cấu trúc vốn của doanh nghiệp
Theo nhận định của Ross, Westerfield và Jordan (2003): “Cấu trúc vốn của doanh nghiệp là sự kết hợp giữa việc sử dụng nợ và vốn chủ sở hữu theo một tỷ lệ nhất định để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp” Nói cách khác, cấu trúc vốn là sự tương quan giữa nợ và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho hoạt động của mình
Abor (2005) lại cho rằng: “Cấu trúc vốn của một doanh nghiệp thực chất là sự kết hợp của nhiều loại chứng khoán khác nhau” Nói chung, một doanh nghiệp có thể lựa chọn trong số nhiều cơ cấu vốn thay thế, họ có thể phát hành một số nợ lớn hoặc rất ít nợ Doanh nghiệp có thể thu xếp việc cho thuê tài chính, sử dụng chứng quyền, phát hành trái phiếu chuyển đổi, ký hợp đồng kỳ hạn hoặc giao dịch hoán đổi trái phiếu Doanh nghiệp có thể phát hành hàng chục loại chứng khoán khác nhau với vô số sự kết hợp; tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ cố gắng tìm ra sự kết hợp hợp lý để tối đa hóa giá trị thị trường tổng thể cho doanh nghiệp mình
Theo Baker và Martin (2011), cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho các tài sản sản xuất, hoạt động và tăng trưởng trong tương lai Nó là yếu tố quyết định trực tiếp đến tổng chi phí vốn và góp
13 phần vào tổng mức rủi ro của doanh nghiệp Việc lựa chọn các tỷ lệ nợ khác nhau giữa các nguồn tài chính hỗn hợp có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị doanh nghiệp và do đó đến sự giàu có của các cổ đông
Theo Hoàng Trung Đức (2019): “Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được hiểu là mối tương quan tỷ lệ giữa nợ vay ngắn hạn, nợ vay dài hạn và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp huy động để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp”.Tuy nhiên, theo Vũ Thị Ngọc Lan (2014): “Cấu trúc vốn của doanh nghiệp là mối tương quan tỷ lệ giữa nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp” Theo quan điểm này, nợ ngắn hạn không được xem xét là một trong các yếu tố cấu thành cấu trúc vốn của doanh nghiệp, vì nợ ngắn hạn mang tính chất tạm thời và không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp
Như vậy, có thể thấy có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm cấu trúc vốn, mỗi quan điểm lại có những góc nhìn, cách lý giải riêng, phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng nghiên cứu Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu để hình thành nên tài sản của doanh nghiệp, góp phần tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tạo nên nền tảng vững chắc cho sự ổn định, phát triển của doanh nghiệp
1.1.2 Thành phần của cấu trúc vốn và các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn của doanh nghiệp
1.1.2.1 Thành phần của cấu trúc vốn a Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần Vốn chủ sở hữu hình thành từ số tiền góp vốn của các nhà đầu tư, tổng số tiền tạo ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( lợi nhuận chưa phân phối) và chênh lệch đánh giá lại tài sản
Các doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng cách: vốn góp chủ sở hữu ban đầu, tăng vốn góp của các thành viên hoặc huy động vốn góp của các thành viên mới, phát
14 hành cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường, giữ lại lợi nhuận sau thuế không chia cổ tức để tái đầu tư b Nợ phải trả
Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện và giao dịch đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình Căn cứ theo thời hạn nợ của một doanh nghiệp, nợ phải trả của doanh nghiệp bao gồm nợ dài hạn và nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn là khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán trong thời gian lớn hơn một năm, bao gồm: các khoản vay dài hạn, trái phiếu phát hành, các khoản phải trả thương mại và phải trả dài hạn khác, dự phòng phải trả dài hạn Nợ dài hạn có chi phí vốn cao và được dùng để tài trợ cho tài sản dài hạn và một phần tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong thời hạn không quá một năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường, bao gồm: các khoản nợ ngân hàng ngắn hạn, nợ phải trả người bán, nợ tiền lương của người lao động, thương phiếu, thuế thu nhập doanh nghiệp định kỳ và các khoản ngắn hạn khác Nợ ngắn hạn có chi phí vốn thấp và được dùng để tài trợ vào tài sản ngắn hạn
1.1.2.2 Chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn của doanh nghiệp
Cấu trúc vốn của DN được đo lường thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:
Hệ số nợ cho biết trong một đồng vốn mà doanh nghiệp huy động được có bao nhiêu đồng được huy động từ các khoản nợ phải trả Công thức xác định:
Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn = Nợ phải trả / Tổng tài sản
Chỉ tiêu này thể hiện việc sử dụng nợ trong cơ cấu nguồn vốn Doanh nghiệp có hệ số nợ cao sẽ phụ thuộc nhiều bởi nợ vay, khi đó tính độc lập, tự chủ thấp và ngược lại, doanh nghiệp nào sử dụng càng ít nợ vay thì tính độc lập, tự chủ cao hơn Nếu mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp cao (hệ số nợ cao), điều này có thể
15 khuếch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu nhưng tuy nhiên nó cũng có thể khiến doanh nghiệp gặp rủi ro lớn, có thể dẫn tới mất vốn, thậm chí phá sản Thông qua hệ số nợ, nhà quản trị tài chính sẽ đánh giá được mức độ độc lập tự chủ về tài chính, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính có thể gặp phải để từ đó điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn phù hợp
(2) Hệ số vốn chủ sở hữu
Cơ sở lý luận về khả năng sinh lời
Theo Malik (2011): “Khả năng sinh lời là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của quản lý tài chính vì một mục tiêu của quản lý tài chính là tối đa hóa sự giàu có của chủ sở hữu và lợi nhuận là yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động.” Khả năng sinh lời là thước đo hiệu quả về sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế, gắn với cơ chế thị trường có quan hệ
21 với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động, vốn, máy móc, nguyên vật liệu… nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả Khi đề cập đến hiệu quả kinh doanh nhà kinh tế dựa vào từng góc độ xem xét để đưa ra các định nghĩa khác nhau
Khả năng sinh lời có thể được định nghĩa là khả năng của một công ty tạo ra lợi nhuận Sarngadharan và Kumar (2011) phân biệt lợi nhuận với khả năng sinh lời dựa trên cách đo lường khả năng kiếm tiền, trong đó lợi nhuận là thước đo tuyệt đối về khả năng kiếm tiền nhưng khả năng sinh lời là thước đo tương đối của khả năng kiếm tiền Nói cách khác, lợi nhuận cho biết thu nhập của công ty trong một khoảng thời gian nhất định Trong khi đó, khả năng sinh lời biểu thị liệu những lợi nhuận này là không đổi hay được cải thiện hay xấu đi, chúng có thể được cải thiện như thế nào và ở mức độ nào
Theo Sartono (2001): “ Khả năng sinh lời là khả năng doanh nghiệp đạt được lợi nhuận liên quan đến doanh thu, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu.” Khả năng sinh lời là tỷ lệ giữa hiệu quả quản lý dựa trên lợi nhuận thu được từ việc bán hàng và đầu tư
Chen ( 2004) cho rằng: “Khả năng sinh lời là khả năng doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận và đo lường hiệu quả hoạt động cũng như hiệu quả của tài sản riêng của doanh nghiệp” Ý nghĩa tương tự được truyền đạt bởi Husnan (2001), khả năng sinh lời là khả năng một doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận ở mức doanh thu, tài sản và vốn nhất định
Nghiên cứu của Petronila và Mukhlasin (2003): “Khả năng sinh lời là bức tranh về hiệu quả hoạt động của ban quản lý trong việc kiểm soát doanh nghiệp” Khả năng sinh lời của doanh nghiệp cao sẽ có thể thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào những nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để mở rộng kinh doanh, và nếu khả năng sinh lời thấp các nhà đầu tư rút các khoản đầu tư về Khả năng sinh lời của của bản thân doanh nghiệp có thể được sử dụng như một sự đánh giá về hiệu quả quản lý của các doanh nghiệp này với công cụ phân tích được đề cập là các tỷ số tài chính Khả năng sinh lời có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực tồn tại lâu dài, bởi nó có thể cho thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp có triển vọng tốt trong tương lai hay không
Có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm về khả năng sinh lời, tuy nhiên vẫn có cùng quan điểm chung rằng khả năng sinh lời là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được dựa trên doanh thu, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu và là yếu tố quan trọng nhất đối với các nhà quản lý Các doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao thường có hiệu quả hoạt động tốt hơn Việc áp dụng các hệ thống đo lường khả năng sinh lời có thể là một cách quan trọng để theo dõi tiến trình của công ty bằng cách cung cấp thông tin quan trọng về những gì đang xảy ra hiện tại, đồng thời cũng cho phép công ty đạt được sự tăng trưởng và phát triển
1.2.2 Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời
Trong hoạt động tài chính doanh nghiệp, khả năng sinh lời là phương thức và chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh với các nhà quản trị doanh nghiệp vì nó là căn cứ để mỗi doanh nghiệp đánh giá tình hình và đưa ra giải pháp kinh doanh hiệu quả nhất, đồng thời giúp các nhà đầu tư sẽ xem xét tình hình hoạt động của các doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đầu tư Tỷ suất lợi nhuận hay khả năng sinh lời chính là chỉ số tài chính được sử dụng để theo dõi mức sinh lời của một doanh nghiệp hoặc một tổ chức kinh doanh nào đó Có 3 nhóm chỉ tiêu thường dùng để theo dõi tình trạng hoạt động doanh nghiệp như: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Trong đó:
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - Return on assets (ROA), chỉ số này cho biết mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp, được thể hiện bằng tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của chính doanh nghiệp đó Các nhà phân tích tài chính sẽ thấy được từ 1 đồng tài sản đầu tư ban đầu, doanh nghiệp có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ số này có ý nghĩa quan trọng với cả chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư và ngân hàng cho vay Đối với chủ doanh nghiệp, dựa vào chỉ số này, các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ biết số vốn bỏ ra đầu tư và lợi nhuận ròng mang lại là bao nhiêu và nó là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh ROA thường được đưa ra so sánh giữa các thời kỳ hoặc với các doanh nghiệp cùng quy mô trong lĩnh vực Nếu chỉ số ROA cao
23 thì doanh nghiệp sẽ duy trì chiến lược kinh doanh hiện tại, còn ROA thấp thì lãnh đạo doanh nghiệp cần có sự điều chiến kế hoạch kinh doanh Đối với các nhà đầu tư, ROA là chỉ số tài chính có ý nghĩa trong việc lựa chọn các cổ phiếu tốt để đầu tư, tỷ lệ ROA của các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực cao hơn trung bình sẽ có lợi hơn cho các nhà đầu tư vì nó cho thấy rằng doanh nghiệp đang sử dụng hiệu quả hơn tài sản của mình để tạo ra lượng thu nhập ròng lớn hơn Đối với ngân hàng cho vay, chỉ số ROA phản ánh tổng quan về tình hình tài chính của một doanh nghiệp, từ đó ngân hàng sẽ đánh giá được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để quyết định nên cho doanh nghiệp vay vốn không.Công thức tính ROA:
ROA (%) = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân x 100%
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - Return On Equity (ROE) Chỉ số
ROE giúp các nhà quản lý doanh nghiệp biết được số vốn sở hữu mà doanh nghiệp bỏ ra để kinh doanh sẽ thu về bao nhiêu lợi nhuận ròng Chỉ số ROE càng cao thì càng chứng tỏ quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp vô cùng hiệu quả, vì vậy chỉ số này thường là một tiêu chí quan trọng để các nhà đầu tư xem xét cơ hội đầu tư vào cổ phiếu của một doanh nghiệp ROE trung bình hoặc cao sẽ được ưu tiên hơn so với ROE thấp Tuy nhiên, ROE quá cao chưa chắc là dấu hiệu tốt, nhất là khi nó cao hơn trung bình các doanh nghiệp trên cùng lĩnh vực Chỉ số ROE cao là dấu hiệu tốt đẹp khi lợi nhuận lớn hơn rất nhiều so với vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp đang phát triển rất mạnh Nhưng nếu vốn chủ sở hữu rất nhỏ hơn so với thu nhập ròng thì nguy cơ cao có rủi ro Nguyên nhân vốn chủ sở hữu nhỏ có thể do doanh nghiệp trải qua một khoản thời gian dài thua lỗ, và các khoản này được cập nhật trong bảng cân đối kế toán, phần mục vốn chủ sở hữu ở dạng “lợi nhuận giữ lại” Lâu dần chúng làm giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng ROE quá cao Ngoài ra, khi doanh nghiệp có số dư nợ phải trả quá nhiều thì vốn chủ sở hữu cũng giảm tương ứng khi tăng mức nợ vay (vốn chủ sở hữu = tài sản – nợ phải trả) dẫn đến chỉ số ROE cũng cao bất thường Từ một số nguyên nhân trên có thể thấy việc ROE quá cao dễ gây hiểu lầm rằng doanh nghiệp đang hoạt động và phát triển mạnh mẽ Công thức tính ROE:
ROE (%) = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân x 100%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu - Return On Sales (ROS), chỉ số cho biết cứ 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp có được bao nhiêu đồng lợi nhuận ROS phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng như hiệu quả sử dụng chi phí Nếu chỉ số ROS cao, chứng tỏ doanh nghiệp đang làm tốt đồng thời các công việc phát triển thị trường, gia tăng doanh thu và tối ưu các khoản chi phí trong doanh nghiệp ROS càng lớn, càng chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động tốt, khả năng sinh lời cao Công thức tính ROS:
ROS (%) = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần x 100%
Khoảng trống nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước, có thể thấy các nghiên cứu thực nghiệm với mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp kinh doanh trong những lĩnh vực, quốc gia, thời gian, không gian khác nhau thu được những kết quả nghiên cứu khác nhau Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu, công trình khoa học nào nghiên cứu về ảnh hưởng của CTV đến KNSL của ngành XD-BĐS trong giai đoạn 2018-2023, các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào giai đoạn trước năm 2018 Do đó, kế thừa các cơ sở lý luận về cấu trúc vốn và khả năng sinh lời của doanh nghiệp với các khái niệm, các lý thuyết, các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp và nắm bắt được những hạn chế còn tồn đọng của các công trình nghiên cứu đi trước Đồng thời, tham khảo được các phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu để có thể áp dụng phù hợp vào nội dung bài nghiên cứu của mình Trên cơ sở những tiền đề đó, tác giả bổ sung, điều chỉnh thời gian, không gian, xây dựng mô hình nghiên cứu “Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp xây dựng
- bất động sản được niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2018-2023” Chương
1 chính là cơ sở để bài nghiên cứu tiếp tục triển khai các nội dung lý luận và thực trạng về cấu trúc vốn của các doanh nghiệp xây dựng - bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam và đề xuất các khuyến nghị để nâng cao khả năng sinh lời cũng như hiệu quả kinh
25 doanh của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho việc đưa ra các quyết định của các chủ thể liên quan như nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư ở các chương tiếp theo
Chương 1 của khóa luận đã trình bày các vấn đề lý luận cơ bản, các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến CTV và KNSL,các chỉ tiêu đo lường CTV và KNSL, Chương 1 chính là cơ sở để bài nghiên cứu tiếp tục triển khai các nội dung lý luận và thực trạng về cấu trúc vốn của các doanh nghiệp xây dựng - bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2018-2023 Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị để nâng cao khả năng sinh lời cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho việc đưa ra các quyết định của các chủ thể liên quan như nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư ở các chương tiếp theo
PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về hoạt động kinh doanh, tài chính của các DN ngành XD-BĐS được niêm yết trên TTCK Việt Nam là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội - HNX và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh - HOSE giai đoạn 2018-2023 Dữ liệu bao gồm dữ liệu thứ cấp bên trong DN và số liệu được thống kê chủ yếu thông qua BCTC của những DN ngành XD-BĐS Bên cạnh đó, dữ liệu còn được thu thập từ các website cung cấp các nguồn dữ liệu về tình trạng hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết như Vietstock, CafeF, … hay một số dữ liệu về tổng quan ngành từ tổng cục thống kê,…
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến để đo lường và đánh giá tác động của CTV tới KNSL của các DN niêm yết thông qua phần mềm Stata Các bước thực hiện để chạy mô hình của bài nghiên cứu bao gồm: thu thập và xử lý số liệu, thực hiện thống kê mô tả số liệu, kiểm định các khuyết tật của mô hình, chạy mô hình hồi quy và ước lượng các biến số, từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của CTV đến hiệu quả hoạt động của các DN ngành XD-BĐS niêm yết ở Việt Nam Cụ thể như sau:
Thu thập và xử lý số liệu: Trước khi tiến hành phân tích dữ liệu, cần kiểm tra độ chính xác của dữ liệu nghiên cứu Sau khi nhập dữ liệu liên quan của các DN được niêm yết trên TTCK Việt Nam, tiến hành lọc dữ liệu bằng cách loại bỏ những DN có số liệu bất thường, số liệu bị thiếu sót hoặc thiếu sự logic giữa các nhân tố với nhau, kết quả thu được là 50 DN đại diện cho ngành XD-BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam
Thống kê mô tả: Tiến hành thống kê dữ liệu sau đó phân tích để có cái nhìn tổng quát về dữ liệu như giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, Từ đó, làm rõ thực trạng các yếu tố có tác động như thế nào tới KNSL của các DN ngành XD-BĐS Từ đó, nghiên cứu sẽ đưa ra các giả thuyết phù hợp với mô hình nghiên cứu
Kiểm định những khuyết tật mô hình: Sau khi hoàn thành thống kê mô tả số liệu và có cái nhìn trực quan về dữ liệu, tiếp tục thực hiện một số kiểm định như đa cộng tuyến, tự tương quan và phương sai sai số thay đổi để kiểm tra mức độ khuyết tật của mô hình
Tiến hành hồi quy: Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng
(panel data) Nghiên cứu sử dụng những phương pháp hồi quy sau: Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất - Pooled OLS, phương pháp mô hình tác động cố định - FEM, phương pháp mô hình tác động ngẫu nhiên - REM và bình phương tối thiểu tổng quát khả thi - FGLS Sau đó, tiến hành kiểm định và lựa chọn mô hình hồi quy thích hợp nhất.
Xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên khung lý thuyết về CTV, lý thuyết đánh đổi CTV, lý thuyết trật tự phân hạng và các lý luận về các ảnh hưởng của CTV đến KNSL Đồng thời, dựa trên các tổng quan nghiên cứu thực nghiệm có những lý giải về các nhân tố ảnh hưởng đến KNSL của DN, sinh viên chọn các nhân tố phù hợp đưa vào mô hình nghiên cứu với những giả thuyết dưới đây:
H1 Nợ ngắn hạn có tác động đa chiều tới KNSL
Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng xác suất và chi phí kiệt quệ tài chính là không đáng kể khi DN bắt đầu vay nợ, vì vậy việc vay nợ có thể mang đến lợi ích cho các DN Điều này có nghĩa là nợ ngắn hạn có mối tương quan dương với KNSL của DN, mối quan hệ này cũng được minh chứng qua nghiên cứu của Abor (2005), Gill & cộng sự (2011),Tailab (2014)
Tuy nhiên đặc trưng của ngành XD-BĐS là tài sản dài hạn của các DN khá lớn và thời gian thu hồi vốn dài Việc DN có mức nợ ngắn hạn nhiều sẽ gia tăng rủi ro và áp lực lên khả năng thanh khoản của DN, điều này làm tăng khoảng cách của tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn, khiến DN có thể mất cân đối tài chính Trong trường hợp này,
28 nợ ngắn hạn lại có tác động tiêu cực tới KNSL, điểu này cũng được kết luận trong nghiên cứu của Shubita và Alsawalhah (2012), Nguyễn Văn Hậu và cộng sự (2021)
H2 Nợ dài hạn có tác động đa chiều tới KNSL
Nợ dài hạn thường có tính ổn định cao hơn nợ ngắn hạn vì nợ dài hạn thường có mức lãi suất khá ổn định và ít bị biến động, vì vậy nợ dài hạn có khả năng tác động tích cực tới KNSL Giả thuyết này phù hợp với các nghiên cứu của Gil và cộng sự (2011) Tuy nhiên, nếu DN không có nhu cầu về nguồn vốn thì họ vẫn phải trả các khoản lãi định kỳ do đó chi phí vay nợ có thể tăng lên làm cho lợi nhuận của DN giảm xuống, nghĩa là nợ dài hạn có mối tương quan âm với KNSL Điều này đã được một số nghiên cứu đi trước chỉ ra rằng nợ dài hạn có tác động tiêu cực tới KNSL như Abor (2005), Shubita và Alsawalhah (2012)
H3 Đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực đến KNSL Đòn bẩy tài chính là tỷ số giữa tổng nợ và VCSH, nó chỉ ra mức sử dụng nợ và khả năng quản lý nợ vào hoạt động đầu tư của DN Nếu chỉ số này thấp, có thể nói rằng
DN không cần đi vay nhiều và có mức tự chủ tài chính ổn định Ngược lại, nếu tỷ số này cao, tức DN biết cách tận dụng đòn bẩy tài chính nhằm tạo động lực phát triển hoạt động của DN, hoặc DN có mức tự chủ tài chính thấp và quá phụ thuộc bởi nợ vay Tuy nhiên, ngành XD-BĐS là ngành cầu vốn cao nên mức vay nợ trong cơ cấu vốn của các DN ngành này thường rất cao, điều này làm rủi ro từ vay nợ, chi phí kiệt quệ tài chính cao hơn so với lợi ích từ lá chắn thuế, nghĩa là khi tỷ lệ đòn bẩy quá cao thì KNSL sẽ giảm xuống Mối tương quan âm giữa tỷ lệ nợ và KNSL là kết quả từ nghiên cứu của Shubita và Alsawalhah (2012), Pathirawasam (2011), Alghusin (2015), Lại Cao Mai Phương
H4 Quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực đến KNSL
Doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có lợi thế trong huy động vốn, thu hút đầu tư để mở rộng hoạt động kinh doanh do các DN lớn thường được hưởng tỷ lệ chiết khấu và mức lãi suất ưu đãi tốt nhờ giao dịch với số lượng lớn, điều này thu hút được các nhà
29 đầu tư hơn Nếu quy mô lớn do DN mở rộng kinh doanh tương đồng với sự phát triển sản xuất kinh doanh cùng năng lực quản lý điều hành của nhà quản lý thì tăng trưởng quy mô sẽ phản ánh được DN đang hoạt động có hiệu quả, đồng nghĩa với việc gia tăng KNSL Nghiên cứu của Abor (2005), Tailab (2014), Pathirawasam (2011) Alghusin
(2015), Egbunike và Okerekeoti (2018), Lại Cao Mai Phương (2022), Lâm Mỹ Tuyết
(2017) cũng chỉ ra sự tác động tích cực của quy mô lên KNSL
H5 Tăng trưởng doanh thu có ảnh hưởng tích cực tới KNSL
Tăng trưởng doanh thu cho biết mức độ tăng trưởng doanh thu của một DN qua các thời kỳ, đồng thời nó còn thể hiện được tiềm lực kinh tế, sự ổn định trong hoạt động của các DN Các DN có tốc độ tăng trưởng doanh thu tốt hơn chứng tỏ DN đang phát triển mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh, từ đó hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng cao hơn Việc tăng doanh thu cũng là khởi điểm giúp DN thanh toán những chi phí, đồng thời có thể tái sản xuất và mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu dùng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Theo kết quả nghiên cứu của Abor (2005), Phan Thu Hiền và cộng sự (2021), Egbunike và Okerekeoti (2018), kết luận rằng Tăng trưởng doanh thu có tác động tích cực tới KNSL
H6 Tốc độ tăng trưởng tài sản có tác động tích cực đến KNSL
Chỉ tiêu này cho biết mức tăng trưởng tài sản của DN qua các thời kỳ Đây là một điều kiện cốt yếu giúp DN đạt được những mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận của mình, nhờ đó DN có thể tích lũy về vốn, đầu tư góp phần mở rộng hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, trường hợp tăng trưởng tài sản cần chú ý nhiều yếu tố khác như: mục đích của tăng trưởng tài sản là gì, đầu tư tăng vào những loại tài sản nào, nguồn tài trợ là là nguồn nào Nếu một DN sử dụng lợi nhuận chưa phân phối để tái đầu tư thì việc tăng trưởng tài sản giúp DN mở rộng quy mô đầu tư góp phần tăng doanh thu và KNSL Đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Alghusin (2015), Nguyễn Văn Hậu và cộng sự (2021) cho rằng tốc độ tăng trưởng tài sản có mối tương quan dương với KNSL
H7 Tính thanh khoản có tác động tiêu cực tới KNSL
Khả năng thanh khoản là chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có mức thanh khoản thấp thì có nguy cơ về chi phí kiệt quệ tài chính có thể sẽ cao, vì vậy DN nên sử dụng ít nợ ngắn hạn hơn Tuy nhiên, với đặc thù ngành XD-BĐS tài sản dài hạn thường chiếm chủ yếu nên nếu các doanh nghiệp ngành này tiếp tục tăng mức thanh khoản thì DN sẽ có quá nhiều tài sản ngắn hạn làm cho hiệu quả tài sản giảm đi khiến lợi nhuận sụt giảm, đồng thời làm giảm KNSL Nghiên cứu của Lại Cao Mai Phương và cộng sự (2022), Lâm Mỹ Tuyết (2017) cũng đã chứng minh điều này
H8 Tuổi đời doanh nghiệp có tác động tiêu cực tới KNSL
Tuổi đời của DN được hiểu là thời gian mà DN được thành lập và hoạt động Doanh nghiệp có số năm hoạt động trên thị trường càng lâu năm thì thường có uy tín càng cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong khâu hoạt động và quản lý, đồng thời có khả năng giảm chi phí sản xuất và quản lý, từ đó tạo ra nhiều lợi nhuận hơn Tuy nhiên, các
DN trẻ hiện nay lại nhanh nhạy hơn và có khả năng thích ứng tốt hơn với sự thay đổi của thị trường cạnh tranh, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ Do đó, các DN có số năm niêm yết ít hơn thì có thể hoạt động sẽ hiệu quả hơn Quan điểm này dựa trên kết quả nghiên cứu của Egbunike và Okerekeoti (2018), Lại Cao Mai Phương (2022)
Bảng 2.1 Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu
Nội dung giả thuyết Kỳ vọng
H1 Nợ ngắn hạn có tác động đa chiều tới KNSL
+ Abor (2005), Gill & cộng sự (2011),Tailab
_ Shubita và Alsawalhah (2012), Nguyễn Văn Hậu và cộng sự (2021)
Nợ dài hạn có tác động đa chiều tới KNSL
H3 Đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực đến
_ Shubita và Alsawalhah (2012), Pathirawasam (2011), Alghusin (2015), Lại Cao Mai Phương (2022), Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013)
H4 Quy mô DN có tác động tích cực tới KNSL
(2011) Alghusin (2015), Egbunike và Okerekeoti (2018), Lại Cao Mai Phương
H5 Tăng trưởng doanh thu có tác động tích cực đến
(2018), Phan Thu Hiền và cộng sự (2021)
H6 Tăng trưởng tài sản có tác động tích cực đến
+ Nguyễn Văn Hậu và cộng sự (2021), Alghusin (2015)
H7 Tính thanh khoản có tác động tiêu cực tới
_ Lại Cao Mai Phương (2022), Lâm Mỹ Tuyết (2017)
H8 Tuổi đời doanh nghiệp có tác động tiêu cực tới
_ Egbunike và Okerekeoti (2018), Lại Cao Mai Phương và cộng sự (2022)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Trên cơ sở kết quả một số mô hình nghiên cứu trước đây về chủ đề này như Gil
(2011), Tailab (2014), Batchimeg (2017), Lại Cao Mai Phương và cộng sự (2022), Nguyễn Văn Hậu và cộng sự (2021) và Nguyễn Anh Hiền và cộng sự (2018), nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình về tác động của CTV tới khả năng sinh lời của các DN ngành XD-BĐS niêm yết ở Việt Nam như sau:
ROE it = β 0 + β 1 STD it + β 2 LTD it + β 3 DE it + β 4 SIZE it + β 5 REG it + β 6 ASG it + β 7 LIQ it + β 8 AGE it +μ it
Bảng 2.2 Các yếu tố trong mô hình nghiên cứu
Loại biến Tên biến Ký hiệu Đo lường
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
ROE Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân
Tỷ lệ nợ ngắn hạn STD Nợ ngắn hạn / Tổng tài sản
Tỷ lệ nợ dài hạn LTD Nợ dài hạn / Tổng tài sản Đòn bẩy tài chính DE Tổng nợ / Vốn chủ sở hữu
Quy mô doanh nghiệp SIZE Logarit tự nhiên ( Tổng tài sản)
Tốc độ tăng trưởng doanh thu
REG Doanh thu cuối kỳ / Doanh thu đầu kỳ -1
Tốc độ tăng trưởng tài sản
ASG Tài sản cuối kỳ / Tài sản đầu kỳ - 1
Tính thanh khoản LIQ Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Số năm hoạt động AGE Logarit tự nhiên (Số năm kể từ khi thành lập đến nay)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thực trạng chung về ngành XD-BĐS ở Việt Nam
3.1.1 Tình hình phát triển của ngành giai đoạn 2018-2023
Mức đóng góp vào GDP nền kinh tế
Hình 3.1 Mức đóng góp của ngành XD-BĐS giai đoạn 2018-2023
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Shinhan Securities Vietnam
Giá trị ngành BĐS chiếm trung bình 4.0% tổng GDP Việt Nam giai đoạn 2018 - 9M2023 Tuy mức BĐS đóng góp vào GDP đang có xu hướng giảm cùng tỷ trọng không lớn nhưng nó vẫn là ngành có đóng góp trong tăng trưởng GDP hàng năm của nền kinh tế Lĩnh vực Xây dựng có tác động qua lại và có mối quan hệ chặt chẽ với lĩnh vực bất động Cùng với sự phát triển của lĩnh vực BĐS, lĩnh vực xây dựng cũng phát triển mạnh mẽ và đóng góp khoảng 5,7% vào tổng GDP của cả nước Theo Tổng cục Thống kê, đóng góp trung bình của lĩnh vực XD-BĐS chiếm khoảng 10% trong tổng GDP của Việt Nam trong những năm gần đây Xét về quy mô trên TTCK thì BĐS hiện là nhóm ngành đứng thứ 2 xét về tỷ trọng vốn hoá, đạt hơn 0,85 triệu tỷ VND tính đến thời điểm tháng 12/2023, tương đương 15% tổng vốn hoá 3 sàn giao dịch HNX, HOSE, UPCOM, chỉ xếp sau nhóm Ngân hàng (29% vốn hoá)
Tăng trưởng ngành Xây dựng
Hình 3.2 Tăng trưởng ngành Xây dựng giai đoạn 2018-2023
Nguồn: Bộ Xây Dựng, APS Research
Mức tăng trưởng ngành XD-BĐS trong giai đoạn 2019-2021 sụt giảm mạnh do tác động toàn cầu của đại dịch Covid-19 Cũng trong năm 2022, giá nguyên vật liệu đầu vào liên tục tăng mạnh như xi măng, đá xây dựng, cát, nhựa đường, thép,…Cụ thể giá thép tăng 7 lần liên tiếp trong những tháng đầu năm 2022, giá xi măng tăng 13.2% so với năm 2021, nhựa đường cũng tăng đến 23,5% so với năm trước,… Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến các DN, giá nguyên vật liệu tăng cao khiến cho tốc độ giải ngân đầu tư công chậm trễ, đặc biệt là hạng mục xây dựng hạ tầng giao thông Bên cạnh đó thị trường BĐS lại ảm đạm, chủ đầu tư ngại triển khai các công trình xây dựng, khiến cho nguồn cung BĐS giảm mạnh, từ đó lợi nhuận ngành xây dựng cũng giảm đáng kể Các DN trong giai đoạn này lâm vào cảnh khó khăn, khi cầu sụt giảm, giá nguyên vật liệu liên tục tăng cao và tình hình kinh tế trong tình trạng khó khăn, vì vậy Chính phủ đã ban hành một số chính sách , gói hỗ trợ nhằm gúp các DN phục hồi hoạt động vào năm
2022 và 2023 Kết quả là trong hai năm nay, ngành Xây dựng đã tăng trưởng trở lại, phục hồi đáng kể, cụ thể năm 2022 mức tăng trưởng đã tăng lên 8%, so với mức tăng trưởng 0,63% vào năm 2021
Sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp XD-BĐS
Hình 3.3 Tổng tài sản của các DN ngành BĐS niêm yết trên TTCK giai đoạn 2018-
Nguồn:FiinPro, Shinhan Securities Vietnam
Trong giai đoạn 2018-9M2023, các DN BĐS trên TTCK có tổng tài sản gia tăng, năm 2018 tổng tài sản ngành BĐS chiếm 8,1% tương đương 0,99 triệu tỷ VND Tổng tài sản ngành BĐS thời điểm tháng 9/2023 đạt 1,92 triệu tỷ VNĐ, chiếm 9,8% tổng tài sản toàn TTCK Việt Nam
Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp - CTCP ( BCM) có tổng tài sản đạt 53.180 tỷ đồng vào ngày 31/12/2023, tăng trưởng hơn 9% so với cùng kỳ, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong cấu trúc tài sản với 22.447 tỷ đồng, với 42%
Tổng tài sản Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền (KDH) đã tăng 4.786 tỷ đồng so với năm 2022, đạt ngưỡng 26.417 tỷ đồng Doanh nghiệp này ghi nhận tài sản chủ yếu tồn kho là 18.787,7 tỷ đồng, chiếm 71,1% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ghi nhận 3.738,1 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 1.810,8 tỷ đồng
38 Đối với Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG) có tổng tài sản tăng 2.145 tỷ đồng, đạt 16.888 tỷ đồng trong năm 2023 Đặc biệt, tài sản chủ yếu tồn kho ghi nhận 6.550,9 tỷ đồng (chiếm 38,79%), các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 4.704,4 tỷ đồng (chiếm 27,86%), tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ghi nhận 2.493,6 tỷ đồng (chiếm 14,77%)
Trong khi các DN có xu hướng tăng tổng tài sản thì Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (DXG), tổng tài sản giảm từ 30.321 tỷ đồng vào cuối năm 2022, xuống mức 28.786 tỷ đồng vào cuối năm 2023
Hình 3.4 Doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của các DN ngành BĐS giai đoạn 2018-2023
Nguồn:FiinPro, Shinhan Securities Vietnam
Về hoạt động kinh doanh, doanh thu thuần và lợi nhuận ròng ngành BĐS lần lượt chiếm bình quân 8,8% và 15,4% tổng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng toàn TTCK giai đoạn 2018-9M2023 Giai đoạn 2018-2023, thị trường BĐS vô cùng biến động vì bị tác động bởi của tình hình kinh tế, chính trị bất ổn trên thế giới, tình hình dịch bệnh Covid- 19,
Năm 2018-2019, ngành BĐS có sự phát triển ở các phân khúc thị trường Năm
2018, xuất hiện các tình trạng giá bất động sản bị đẩy lên cao do sự đầu cơ của các nhà
39 đầu tư Đến năm 2019, cơ bản thị trường bất động sản phát triển ổn định không còn gặp vấn đề giá bất động sản bị tăng cao như năm trước
Sang năm 2020 - 2021, Covid-19 đã làm cho thị trường bất động sản đóng băng, các hoạt động mua bán trên thị trường bị tạm dừng do nhiều địa phương phải giãn cách xã hội Ngoài ra, nguồn cung bất động sản thiếu hụt do một số vướng mắc pháp lý cùng nhu cầu về mua bán bất động sản giảm sút khiến cho doanh thu sụt giảm mạnh Đến cuối năm 2021, các doanh nghiệp đã dần hoạt động trở lại do dịch bệnh đã được kiểm soát và các lệnh giãn cách xã hội đã dần được gỡ bỏ, thị trường phục hồi đáng kể, nhiều doanh nghiệp mới được thành lập Đến năm 2022-2023, hoạt động của DN thuộc lĩnh vực BĐS vẫn đang còn nhiều khó khăn, thách thức, cụ thể như: Về pháp lý dự án hay những quy định về phương pháp định giá đất còn nhiều vướng mắc; Sự phối hợp giữa các cơ quan sở ban, ngành, địa phương còn chưa đồng bộ gây khó khăn cho các dự án BĐS như công tác giải phóng mặt bằng , thỏa thuận bồi thường, thu hồi đất, hồ sơ, thủ tục dự án, ; Khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu; Lãi suất, tỷ giá , giá xăng dầu, giá nguyên vật liệu xây dựng tăng làm cho chi phí của DN cũng tăng cao; Thiếu dòng tiền để trả cho DN cung ứng và trả lương người lao động; Khách hàng mua BĐS khó tiếp cận được nguồn vốn vay của các TCTD gián tiếp gây ảnh hưởng đến thanh khoản các sản phẩm, và dự án BĐS làm cho các DN không bán được sản phẩm để thu hồi vốn và tái đầu tư Những khó khăn này buộc các DN phải tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, tinh giản bộ máy nhân sự; tạm dừng thi công các dự án và thu hẹp một số hoạt động đầu tư
Theo BCTC của CTCP Dịch vụ BĐS Đất Xanh (DXS), doanh thu mảng môi giới đạt 2.340 tỷ đồng trong năm 2022, giảm 21% so với năm trước LNST đạt 319 tỷ đồng, giảm 41% so với năm trước Với CTCP Tập đoàn Danh Khôi (NRC) năm 2022, doanh thu hoạt động môi giới chỉ đạt 28 tỷ đồng, giảm 76% so với năm trước Doanh thu chung đạt 194 tỷ đồng, giảm 56% so với năm trước Trước tình hình khó khăn, một số DN môi giới đã phải tinh giảm nhân sự như DXS cắt giảm nhân sự từ 6.380 nhân viên xuống còn
3.340 nhân viên trong quý IV/2022, còn Khải Hoàn Land phải đóng cửa một số chi nhánh và văn phòng đại diện tại Nha Trang, Cần Thơ Đầu tư nước ngoài vào ngành XD-BĐS
Hình 3.5 Tình hình vốn đầu tư FDI vào các DN ngành BĐS giai đoạn 2018-2023
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Các chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam là nước có nhiều lợi thế trong việc thu hút đầu tư từ nước ngoài so với các nước trong khu vực, trong đó có cả ngành XD-BĐS, cụ thể: Tình hình an ninh chính trị ổn định; Có vị trí địa lý chiến lược thuận lợi nằm ở trung tâm của khu vực có thể dễ dàng kết nối với các nền kinh tế lớn; Hệ thống pháp luật và chính sách liên quan đến bất động sản nhà ở và thương mại rõ ràng và ngày càng hoàn thiện Hiện có rất nhiều nguồn vốn FDI đầu tư trực tiếp vào BĐS tại Việt Nam với số vốn hàng tỷ USD với các dự án lớn như: Thành phố thông minh tại Hà Nội; Khu đô thị Nam Thăng Long - Hà Nội, Công ty TNHH Hồ Tràm tại Bà Rịa - Vũng Tàu hay Công ty TNHH phát triển Nam Hội An tại Quảng Nam Vì tiềm năng phát triển mạnh mẽ nên hoạt động kinh doanh BĐS luôn nằm trong top 3 các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) Cụ thể:
Tổng vốn đầu tư FDI 35.46 38.02 28.53 31.15 27.72 36.61 Vốn FDI đầu tư ngành
Tỷ trọng FDI ngành BĐS 18.61% 10.21% 14.72% 8.35% 16.05% 12.76%
Năm 2018, dòng vốn FDI chảy vào lĩnh vực bất động sản tăng mạnh Cụ thể, trong năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 35,46 tỷ USD, trong đó tổng vốn đăng ký FDI vào lĩnh vực bất động sản đạt 6,6 tỷ USD, chiếm 18,61% tổng vốn đăng ký của cả nước, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai trong tổng vốn đầu tư chỉ sau ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Giai đoạn 2019-2021, trong bối cảnh đầu tư toàn cầu sụt giảm do đại dịch Covid-
Kết quả nghiên cứu
Tác giả tiến hành thống kê mô tả cho 50 doanh nghiệp ngành XD-BĐS niêm yết tại Việt Nam trong 6 năm giai đoạn 2018-2023 thu được 300 mẫu quan sát, Trong đó các
Nợ dài hạn/ Tổng tài sản 11.45% 11.62% 14.02% 13.69% 12.87% 11.94%
53 giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của từng biến trong mô hình được thống kê qua bảng sau:
Bảng 3.2 Kết quả thống kê mô tả các biến Variable Obs Mean Std dev Min Max
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả của phần mềm STATA
Kết quả cho thấy giá trị trung bình của tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 10.02%, GTNN là -97.46%, trong khi đó GTLN là 111.77% với độ lệch chuẩn là 16.44% Từ kết quả này, có thể nhận ra một mức chênh lệch rất lớn về TSSL trên VCSH ở các DN
Trong giai đoạn 2018-2023 nợ ngắn hạn (STD) trung bình của các DN ngành XD- BĐS là 0.415005 với độ lệch chuẩn bằng 0.2094632, GTNN của nợ ngắn hạn bằng 0.0038242, còn GTLN của nợ ngắn hạn khá cao chiếm 0.8646017
Hệ số nợ dài hạn (LTD) trung bình của các DN XD-BĐS bằng 0.1259839 thấp hơn so với trung bình nợ dài hạn, với độ lệch chuẩn bằng 0.1321449 GTNN của nợ dài hạn bằng 0, tức là có DN không cần sử dụng đến nợ vay dài hạn để tài trợ cho DN mình và điều này chứng tỏ DN này có CTV an toàn, đồng thời tình trạng nợ xấu hiếm khi xuất hiện trong hoạt động của DN Tuy nhiên, có DN có hệ số nợ dài hạn bằng 0.6472226 so với tổng tài sản (GTLN của nợ dài hạn)
Hệ số nợ trên VCSH (DE) trung bình của các DN bằng 1.841973 với độ lệch chuẩn 2.202184, hệ số này trung bình cao hơn 1 chứng tỏ để tài trợ cho hoạt động, các
DN huy động nguồn vốn vay nhiều hơn so với VCSH Trong khi GTNN chỉ chiếm 0.0044195 thì GTLN bằng 27.77893, con số này cho thấy DN này đang có hệ số nợ vay so với VCSH khá cao, có thể thấy DN này có sự phụ thuộc vào nợ vay nên tính tự chủ thấp, điều này có thể làm cho CTV rủi ro hơn so với các DN khác
Quy mô DN (SIZE) trung bình của các DN ngành XD-BĐS là 6.379516 cùng độ lệch chuẩn 0.5797417 Quy mô lớn nhất bằng 7.725752 và DN có quy mô nhỏ nhất bằng 5.156925 Có thể thấy quy mô của các DN ngành XD-BĐS trong thống kê chênh lệch không quá lớn
Tốc độ tăng trưởng doanh thu (REG) trung bình bằng 79.63925% cùng độ lệch chuẩn 7.593017, có thể thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình của các DN khá cao Tốc độ tăng trưởng doanh thu thấp nhất bằng -99.33%, và tốc độ tăng trưởng doanh thu cao nhất là 12655.55% GTLN và GTNN của các DN chênh lệch vô cùng lớn, có thể nhận ra trong khi có DN tăng trưởng âm gần 100% thì lại có DN có mức tăng trưởng vô cùng ấn tượng đến hơn 12000%
Tốc độ tăng trưởng tài sản (ASG) trung bình đạt 16.13%, độ lệch chuẩn 7.593017 Tốc độ tăng trưởng tài sản thấp nhất bằng -38.24%, và tốc độ tăng trưởng tài sản cao nhất là 217.85% Tương tự như tốc độ tăng trưởng doanh thu thì tốc độ tăng trưởng tài sản giữa các DN chênh lệch cũng khá lớn,
Khả năng thanh khoản (LIQ) có giá trị TB ở mức 2.34 cùng độ lệch chuẩn 4.501148 GTNN và GTLN tương ứng bằng 0.2785351 và 73.74622 Có thể nhận ra, tiềm lực khả năng thanh khoản ở các DN ngành XD-BĐS là khá tốt, các DN đã chú trọng hơn trong việc sử dụng tài sản ngắn hạn để hoàn tất nghĩa vụ thanh khoản của mình
Tuổi đời của doanh nghiệp (AGE) trung bình bằng 1.25, với độ lệch chuẩn bằng 0.2328 Doanh nghiệp ít nhất thành lập từ 0.48 năm và DN hoạt động được 1.68 là cao nhất trong thống kê
Phân tích tương quan nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình mà không phân biệt đâu là biến phụ thuộc, đâu là biến độc lập Bên cạnh đó, phân tích tương quan còn thể phát hiện để loại bỏ biến có thể gây ra đa cộng tuyến bởi phân tích tương quan nhận diện được hiện tượng đa cộng tuyến khi các biến tác động mạnh với nhau, điều này giúp ước lượng chính xác mô hình hồi quy Dưới đây là kết quả biểu thị sự tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu:
Bảng 3.3 Kết quả kiểm định tương quan Pearson giữa các biến
ROE STD LTD DE SIZE REG ASG LIQ AGE
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả của phần mềm STATA
Có thể thấy trong 8 biến độc lập thì có 4 biến có tương quan dương với biến phụ thuộc (ROE) là nợ dài hạn (LTD), quy mô doanh nghiệp (SIZE), tốc độ tăng trưởng doanh thu (REG) và tốc độ tăng trưởng tài sản (ASG); còn 4 biến có tương quan dương với biến phụ thuộc là nợ ngắn hạn (STD), tổng nợ trên VCSH (DE), tính thanh khoản (LIQ) và tuổi đời của doanh nghiệp (AGE) Dễ dàng thấy cặp biến STD và DE có sự tương quan khá cao với 0.61, tuy nhiên kết quả kiểm định tự tương quan giữa các cặp biến trong mô hình vẫn nằm trong khoảng giới hạn từ -0.8 đến 0.8 nên chưa đủ cơ sở để cho rằng có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến Để chắc chắn, tác giả sử dụng kiểm định đa cộng tuyến để xem xét
Bảng 3.4 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả của phần mềm STATA
Trong mô hình hồi quy, nếu các biến độc lập có quan hệ chặt với nhau, các biến độc lập có mối quan hệ tuyến tính, nghĩa là các biến độc lập có tương quan chặt, mạnh với nhau thì sẽ có hiện tượng đa cộng tuyến, đó là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình phụ thuộc lẫn nhau và thể hiện được dưới dạng hàm số Nếu hệ số VIF lớn hơn 2 thì mô hình có dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến Kết quả kiểm định đa cộng tuyến cho thấy chỉ có biến STD và LTD có hệ số VIF>2, tất cả các biến còn lại là DE, SIZE, REG,ASG, LIQ và AGE đều có hệ số VIF