1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài '''' hậu phương trong kháng chiến chống pháp ''''

26 2,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 189,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ TÀI: Hậu phương trong kháng chiến chống Pháp 1 Mục lục 1 I. Cơ sở lý luận 3 I.1 Tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh 3 II. Bình - Trị - Thiên xây dựng và củng cố hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp 9 II.1. Hậu phương tại chỗ trên chiến trường Bình - Trị- Thiên (1948-1950) 9 II.2.1. Quá trình xây dựng và vai trò của chiến khu Ba Lòng 18 II.2.2. Về công tác xây dựng Đảng 19 KẾT LUẬN 24 I. Cơ sở lý luận 25 II.1. Hậu phương tại chỗ trên chiến trường Bình Trị Thiên (1948-1950) 25 II.2. Chiến khu Ba Lòng - hậu cứ cách mạng vững chắc của tỉnh Quảng Trị và phân khu Bình - Trị - Thiên 25 II.2.1. Quá trình xây dựng và vai trò của chiến khu Ba Lòng 25 II.2.2. Về công tác xây dựng Đảng 25 2 MỞ ĐẦU Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và nhân dân Việt Nam đã ghi nhận hai chiến thắng oanh liệt, đó là thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đế quốc Mỹ, là hai đế quốc lớn, sừng sỏ vào bậc nhất của thế giới. Những thắng lợi đó, là công lao to lớn của toàn Đảng, toàn dân. Đảng ta có những sách lược, chiến lược đúng đắn. Và có sự đóng góp về sức người sức của của nhân dân, có sự động viên tinh thần của những người ở nhà đối với tiền tuyến. Đó là hậu phương. Càng khẳng vai trò của hậu phương thật là to lớn đối với tiền tuyến trong chiến tranh nhân dân, là nhân tố thường xuyên quyết định đến thắng lợi của chiến tranh. Chiến tranh càng hiện đại vai trò của hậu phương đối với tiền tuyến càng tăng lên. Trong hai cuộc chiến tranh hiện đại của Việt Nam, hậu phương được tổ chức chặt chẽ theo một đường lối đúng đắn, sáng tạo và bằng những biện pháp có hiệu quả. Việc giải quyết thành công vấn đề hậu phương trong hai cuộc kháng chiến nói trên đã góp phần giải thích tại sao dân tộc ta đã đánh thắng hai đế quốc to có tiềm lực kinh tế, tiềm lực quân sự và khoa học có công nghệ mạnh hơn ta rất nhiều. Trong chiến công chung của cả nước cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp có phần đóng góp to lớn, hiệu quả của quân và dân Liên khu IV. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ta có ba vùng tự do làm hậu phương: vùng tự do Việt Bắc, vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh, vùng tự do Nam Ngãi - Bình Phú. Mặt Trận Bình - Trị - Thiên là một mặt trận ác liệt, nhưng chính nơi này đã là một hậu phương. I. Cơ sở lý luận I.1 Tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh Nói về tầm quan trọng của hậu phương, Lênin viết: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách nghiêm chỉnh, phải có một hậu phương được tổ chức một cách vững chắc. Quân đội ưu tú nhất, những người tận tuỵ nhất đối với sự nghiệp của cách mạng cũng sẽ bị quân thù tiêu diệt ngay, nếu không được 3 vũ trang, tiếp tế và huấn luyện đầy đủ”. Stalin cũng nói: “Không có quân đội nào trên thế giới không có hậu phương vững chắc mà lại có thể chiến thắng được (cố nhiên là chúng ta nói một cuộc chiến thắng bền vững và lâu dài). Hậu phương có một tầm quan trọng bậc nhất đối với tiền tuyến. Chính hậu phương và chỉ có hậu phương mới cung cấp cho tiền tuyến chẳng những các nhu cầu đủ mọi loại, mà còn cả binh lính, cả tình cảm lẫn tư tưởng nữa. Hậu phương không vững chắc nhất là hậu phương thù địch, sẽ nhất định biến những đội quân ưu tú nhất và cố kết nhất thành một đám quần chúng không vững chắc và nhu nhược…”. V.I.Lênin còn nói: “…Kinh nghiệm cuộc nội chiến ở Nga đã chỉ cho chúng ta và những người Cộng sản tất cả các nước thấy rằng trong khói lửa nội chiến, nhiệt tình cách mạng càng cao thì nội bộ trong nước càng được củng cố mạnh mẽ. Chiến tranh là sự thử thách đối với hết thảy mọi lực lượng kinh tế và lực lượng tổ chức của mỗi dân tộc. Chiến tranh dù đã làm cho công nhân và nông dân phải vô cùng gian lao vất vả, bắt họ chịu đói, chịu rét, nhưng cuối cùng vẫn có thể căn cứ vào kinh nghiệm hai năm mà nói rằng chúng ta đang thắng và chúng ta sẽ thắng, vì chúng ta có một hậu phương, một hậu phương vững chắc,…” Trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào cũng vậy, không phải có sức mạnh quân đội, vũ khí hiện đại là có thể giành thắng lợi lớn mà song song với xây dựng lực lượng quốc phòng, lực lượng vũ trang thì hậu phương phải vững chắc. “Song cái làm cho quân đội có sức mạnh, không phải chỉ là những đức tính riêng của nó. Quân đội không thể tồn tại lâu dài được nếu không có hậu phương vững chắc. Muốn cho tiền tuyến đứng vững thì quân đội phải nhận được tiếp viện, đạn dược, lương thực một cách đều đặn”. Như vậy, vai trò của hậu phương đối với tiền tuyến là rất to lớn. “… Chính vì chúng ta chủ trương bảo vệ tổ quốc, nên chúng ta mới tự nhủ rằng: muốn tự vệ được phải có một quân đội mạnh và đoàn kết tốt, một hậu 4 phương vững chắc, và muốn có một quân đội mạnh và đoàn kết tốt, thì trước hết phải thiết lập được một hệ thống tiếp tế được tổ chức tốt”. Cả Mác, Angghen, Lênin và Stalin đều đánh giá cao nhấn tố chính trị - tinh thần và yếu tố trang bị vũ khí của sự thử thách khắc nghiệt của chiến tranh nói chung và hậu phương nói riêng. Stalin cho rằng: “Lịch sử chiến tranh dạy rằng chỉ có những nước nào mạnh hơn đối phương của mình về mặt phát triển và tổ chức kinh tế, về kinh nghiệm, tài nghệ và tinh thần chiến đấu của quân đội, về tinh thần kiên cường và đoàn kết của nhân dân trong suốt cả quá trình chiến tranh thì mới chịu đựng được sự thử thách đó”. Còn điều kiện vật chất kỹ thuật “không có tinh thần dũng cảm tất nhiên không giành được thắng lợi. Nhưng chỉ dựa vào tinh thần dũng cảm thì vẫn chưa có thể đánh được quân đội của kẻ thù rất đông, được vũ trang mạnh mẽ, sĩ quan được huấn luyện kỹ càng, quân trang, quân dụng được cung cấp đày đủ. Để có thể chống lại sự tiến công của một kẻ địch như vậy, sau đó lại phản công và hoàn toàn đánh bại chúng thì ngoài việc dựa vào tinh thần dũng cảm vô song của quân đội ta ra, còn cần phải có những vũ khí hiện đại nhất với số lượng thật đầy đủ; thêm vào đó còn phải tổ chức thật tốt việc cung cấp với số lượng theo yêu cầu…”. Để đảm bảo được cả tinh thần và vật chất không gì ngoài hậu phương có thể. Hậu phương sẽ là nơi cung cấp cho tiền tuyến vũ khí, đạn dược, quân đội và cả tinh thần cổ vũ động viên nữa… Xưa nay, trong các cuộc chiến tranh, hậu phương là một trong những nhân tố thường xuyên quyết định thắng hay bại của hai bên. Tôn Tử coi vật chất là chỗ dựa chủ yếu của hành động quân sự, là cơ sở để tiến hành chiến tranh, qua đó nhấn mạnh chiến tranh phải “dựa vào hậu phương hùng mạnh, dựa vào lực lượng hùng hậu; quân đội nào tách khỏi hậu phương hùng mạnh thì không thể giành được thắng lợi trong chiến tranh, không thể tồn tại được. Hồ Chí Minh nói: “Khi có chiến tranh phải huy động và tổ chức tất cả lực lượng trong nước chống giặc”. 5 Nhìn chung, vai trò của hậu phương đều được các nhà chiến lược, các nhà quân sự đánh giá cao, những người lãnh đạo và cầm quân đều phải quan tâm thường xuyên. Bởi vì, chiến tranh là sự thử thách toàn diện với mỗi bên tham chiến, cơ sở vật chất mạnh hay yếu, dồi dào hay thiều thốn là điều kiện quan trọng tác động đến thắng hay bại của chiến tranh. Các nhà quân sự phương Tây nhất là trong giới thực dân thường cho rằng bên nào có kinh tế mạnh hơn, lực lượng vật chất dồi dào hơn, thì bên đó sẽ thắng trong chiến tranh. Tuy nhiên điều kiện vật chất không thể đóng vai trò chủ yếu cho thắng lợi của cuộc chiến. Lịch sử chiến tranh đã từng chứng kiến những trường hợp bên có hậu phương lớn, có lực lượng vật chất dồi dào lại bị bên có lực lượng vật chất ít hơn và yếu hơn làm cho hao mòn suy sụp và cuối cùng phải chịu thất bại. Đó là trường hợp thực dân Phápđế quốc Mỹ xâm lược đã bị nhân dân Việt Nam đánh thua liểng xiểng và phải chịu chấm dứt chiến tranh, rút quân viễn chinh về nước. Nhất là khi so sánh hậu phương của hai bên trong kháng chiến chống Mỹ, ai cũng thấy rõ sự chênh lệch nghiêng về phía Mỹ quá lớn. Hầu như các nước trên thế giới đều cho rằng kháng chiến chống Mỹ là phiêu lưu, mạo hiểm; đòi đánh thắng Mỹ là hão huyền, ảo tưởng. Nhưng đó là cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân kháng chiến làm cho sức mạnh của hậu phương chuyển ra tiền tuyến trở thành nguồn vô tận. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “trong cuộc kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân”, vì vậy, nói đến hậu phương là nói đến nhân dân. Nhân dân vừa là chủ thể trong việc xây dựng hậu phương, vừa là đối tượng phục vụ của hậu phương để kháng chiến đến thắng lợi. I.2. Xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) Xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Pháp là một quá trình phấn đấu đầy gian khổ, đấu tranh liên tục, một mất một còn giữa quân và dân cả nước ta với kẻ thù xâm lược. 6 Do chưa có kinh nghiệm, lại thường xuyên bị bao vây đánh phá nên việc tổ chức chỉ đạo xây dựng và bảo vệ hậu phương không tránh khỏi những sai lầm, tổn thất. Nhưng vừa chống chọi với kẻ thù, vừa xây dựng tiềm lực mọi mặt của hậu phương bảo đảm cho kháng chiến thắng lợi là một kỳ tích của quân và dân ta. Trong chiến tranh bên nào cũng cố gắng xây dựng hậu phương của mình. Bên nào có hậu phương được tổ chức vững chắc và hùng hậu, bên đó đã nắm một trong những nhân tố quyết định thắng lợi. Chế độ tiến bộ và cuộc chiến tranh chính nghĩa cho phép động viên cao nhất, nhiều nhất sức người, sức của, tạo nên hậu phương vững chắc hơn. Nước Pháp vốn bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Pháp thêm điêu đứng do hậu quả của chiến tranh Đông Dương, đối với Pháp, cái họa bại vong không chỉ ở Việt Nam mà còn ở ngay trên chính nước Pháp. Nhân dân ta thắng vì có một hậu phương vững vàng, dựa trên chế độ dân chủ nhân dân. Sau Cách mạng Tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân lao động đã thực sự làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mình. Nhân dân ta sẵn sàng hy sinh để bảo vệ, giữ gìn quyền thiêng liêng ấy. Do tính chất và đặc điểm cuộc kháng chiến theo đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng, hậu phương của ta được xây dựng ở các vùng tự do, vùng tranh chấp và vùng sau lưng địch, song chủ yếu là ở ba vùng tự do chính là: vùng tự do Việt Bắc, vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh và vùng tự do Liên khu V. Tuy chưa dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, nhưng hậu phương của ta vẫn có đủ khả năng cung cấp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến lâu dài. Kháng chiến càng phát triển thì hậu phương càng vững mạnh. Cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu vào lúc nhân dân ta vừa giành được chính quyền. Mười sáu tháng vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa tạm thời hoà hoãn, chưa đủ để nhân dân ta khắc phục những hậu quả và giải quyết những di sản nặng nề của đế quốc, phong kiến và chiến tranh để lại. Ta phải mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp trong khi hậu phuơng còn nhiều 7 yếu kém về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Xây dựng một hậu phương vững chắc trong điều kiện đó cần phải có thời gian lâu dài. vì thế chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa kháng chiến vừa xây dựng hậu phương do Đảng ta đề ra phản ánh quy luật tất yếu của cuộc kháng chiến. Thực tiến của việc xây dựng hậu phương kháng chiến cho thấy đó là quá trình tạo sức mạnh, là quá trình tự xây dựng lực lượng kháng chiến về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Thực chất đây là xây dựng một chế độ mới - chế độ dân chủ nhân dân. Xuất phát từ yêu cầu kháng chiến và khả năng thực tế, việc xây dựng hậu phương trong kháng chiến nhằm mục tiêu cơ bản: đủ ăn, đủ mặc, đủ vũ khí để đánh giặc, ai cũng được học hành. Chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm tô và tạm cấp ruộng đất của bọn thực dân phản động, tạm cấp ruộng công, ruộng vắng chủ, ruộng bỏ hoang cho nông dân đã giải quyết được vấn đề quyền làm chủ của người lao động. Ở một số vùng tự do đã tiến hành cải cách ruộng đất, càng làm cho người lao động nhận rõ bản chất của chế độ mới. Thực hiện tốt chính sách ruộng đất ngay trong kháng chiến là một nhân tố có ý nghĩa quyết định để xây dựng và củng cố hậu phương. Nhờ đó tinh thần và lực lượng kháng chiến của hàng triệu nông dân được phát huy mạnh mẽ, khối liên minh công nông được tăng cường, chính quyền nhân dân và mặt trận thống nhất được củng cố, sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân tăng lên, mọi mặt hoạt động của kháng chiến đều được đẩy mạnh. Xây dựng hậu phương kháng chiến về mọi mặt, ngay trong quá trình kháng chiến là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong điều kiện so sánh lực lượng giữa ta và địch rất chênh lệch thì điều quan trọng hàng đầu làm chuyển hóa so sánh lực lượng là phải vừa chiến đấu vừa xây dựng, tích luỹ lực lượng. Phải vừa tích cực tiêu diệt sinh lực địch vừa tích cực bồi dưỡng lực lượng ta. 8 Thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, xây dựng hậu phương vững chắc là một yêu cầu cấp bách đối với từng chiến trường cũng như với cả nước. Kháng chiến lâu dài phải có lực lượng toàn dân tham gia, phải có sức mạnh về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa và xã hội, trong đó quân sự đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt sinh lực địch, tạo sự biến đổi so sánh lực lượng ngày càng có lợi cho ta. Vận dụng các chủ trương của Trung ương, các liên khu uỷ, tỉnh uỷ đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể trên các lĩnh vực xây dựng về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội, đáp ứng ngày càng cao các yêu cầu của cuộc kháng chiến. Xây dựng để đảm bảo cho kháng chiến thắng lợi, đồng thời kháng chiến để đảm bảo cho xây dựng thành công. Trong quá trình lãnh đạo xây dựng hậu phương, Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc mối quan hệ biện chứng này, đã lãnh đạo nhân dân đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược. Giải quyết từng bước, hợp lý khoa học cả hai nhiệm vụ chiến lược là một thành công lớn của Đảng từ Trung ương đến cơ sở. Nhờ có hậu phương vững chắc mà tiền tuyến lớn thắng to và nhờ những thắng lợi ở tiền tuyến mà hậu phương được xây dựng và củng cố vững chắc, xứng đáng là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến. II. Bình - Trị - Thiên xây dựng và củng cố hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp II.1. Hậu phương tại chỗ trên chiến trường Bình - Trị- Thiên (1948- 1950) Bình Trị Thiên là nơi trực tiếp chiến đấu chống thực dân Pháp ngay từ những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, quân và dân toàn Liên khu mà trực tiếp là nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân Bình - Trị - Thiên đã tổ chức tốt cuộc chiến đấu ngoan cường tiêu hao tiêu diệt một bộ phận lớn sinh lực địch, giam chân một lực lượng lớn quân đội Pháp, ngăn không cho chúng đánh ra vùng tự do trong Liên khu và trong cả nước, phối hợp với quân và dân Lào đánh địch ở Trung Lào đưa cuộc kháng chiến giành thắng lợi cuối cùng. 9 Nói về Bình - Trị - Thiên xây dựng và củng cố hậu phương, điều đặc biệt là việc xây dựng hậu phương tại chỗ ngay trên chiến trường Bình Trị Thiên (1948-1950). Nằm ở phía nam Liên khu IV, Bình - Trị - Thiên trải dài hơn 300 km dọc theo bờ biển Đông và dãy Trường Sơn, ngăn cách hai đầu với các tỉnh bạn ở phía bắc là Đèo Ngang, phía nam là đèo Hải Vân. Điều kiện thiên nhiên rất khắc nghiệt, nhiều bão lũ. Địa hình dài và hẹp bị chia cắt bởi nhiều sông lớn, ngắn và dốc nên phù sa đổ ra biển, ít ngưng tụ trong lòng đồng bằng, vùng rừng núi phía đông Trường Sơn khá hiểm trở. Quá trình chống ngoại xâm luôn gắn liền với cuộc đấu tranh chống thiên tai. Từ tháng 4-1947, thực dân Pháp mở rộng chiếm đóng các thị xã, thị trấn, vùng đồng bằng đông dân, các trục đường giao thông. Các cơ quan chỉ đạo kháng chiến và phần lớn bộ đội, du kích phải dồn lên núi. Cơ sở ở thôn xã vùng đồng bằng bị tê liệt. Để tiến hành kháng chiến, một nhiệm vụ cấp bách và quan trọng là phải xây dựng nơi đứng chân, xây dựng hậu phương nơi kháng chiến tại chỗ nhằm giải quyết các vấn đề tiềm lực, đảm bảo yêu cầu huấn luyện và hoạt động của lực lượng vũ trang, tạo điều kiện duy trì và phát triển chiến tranh du kích ở các địa phương. Trong năm đầu tiên của cuộc kháng chiến, dựa vào vùng rừng núi Đông Trường Sơn, các tỉnh đã xây dựng nhiều chiến khu: Hoà Mỹ. Lương Miêu, Dương Hòa, Khe Trái, Cầu Nhị (Thừa Thiên); xóm Nhà Gỗ, Ba Lòng, Thuỷ Ba, Cẩm Phổ, Cùa, Hòn Linh, Khe Mương (Quảng Trị); Đan Quế, Rào Đá, Xóm Mít, Bang Rợn (Quảng Bình). Đây là những hậu cứ khá vững chắc nhờ địa hình hiểm trở, tiến có thể công, lui có thể thủ. Cùng với việc xây dựng chiến khu ở miền núi, các cấp uỷ đảng chủ trương đưa cán bộ đảng viên và lực lượng vũ trang trở về vùng đồng bằng bám đất, bám dân, từng bước phục hồi cơ sở chính trị, bao gồm cơ sở Đảng, chính quyền, lực lượng dân quân du kích. Đến cuối năm 1947, những khu du kích, căn cứ du kích ở vùng đồng bằng Phong Điền, Quảng Điền (Thừa 10 [...]... 24 MỤC LỤC MỞ ĐẦU I Cơ sở lý luận I.1 Tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh I.2 Xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) II Bình - Trị - Thiên xây dựng và củng cố hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp II.1 Hậu phương tại chỗ trên chiến trường Bình Trị Thiên (1948-1950) II.2 Chiến khu Ba Lòng - hậu cứ cách mạng vững chắc của tỉnh Quảng Trị và phân khu... - Thiên Ngoài việc xây dựng hậu phương tại chỗ trên chiến trường góp phần vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bình - Trị -Thiên còn có nhiều chiến khu, bảo đảm cho mặt trận Đó là chiến khu Ba Lòng - một hậu cứ vững chắc của tỉnh Quảng Trị và phân khu Bình - Trị Thiên trong kháng chiến chống thực dân Pháp Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là một bản anh hùng ca... từng bước đổi mới đi lên 23 KẾT LUẬN Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc thắng lợi năm 1954, để lại cho chúng ta nhiều bài học về chiến tranh cách mạng, trong đó có những bài học về xây dựng, tổ chức căn cứ địa hậu phương Chiến thắng đó càng cho ta thấy tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh, là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh Quân và dân Bình - Trị - Thiên... tâm đầu não kháng chiến của Quảng Trị và lực lượng vũ trang phân khu Bình - Trị - Thiên Xây dựng Ba Lòng trở thành chiến khu cách mạng của tỉnh, ngoài yếu tố lợi thế của địa hình ở Ba Lòng, còn thể hiện tầm nhìn chiến lược đúng đắn của Đảng bộ và quân dân Quảng Trị 22 Trong hệ thống các chiến khu cách mạng miền Trung trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Ba Lòng là một trong những chiến khu được... dân Quảng Trị Trong những năm chiến tranh vô cùng gian khổ, chiến khu Ba Lòng đã làm cho niềm tin của nhân dân vào cuộc kháng chiến được củng cố mạnh mẽ Chiến khu Ba Lòng là hình ảnh của chế độ mới - chế độ dân chủ nhân dân, đó là nhân tố thúc đẩy tinh thần, chủ động, sáng tạo của nhân dân trong kháng chiến Chiến khu Ba Lòng là một trong những mắt xích quan trọng để tạo thành hệ thống chiến khu cách... góp không nhỏ vào chiến công chung đó Vừa chiến đấu vừa xây dựng hậu phương, hơn thế nữa lại là hậu phương tại chỗ ngay trên chiến trường khói lửa Với tinh thần tự lực và niềm tin kháng chiến nhất định thắng lợi, quân dân Bình - Trị - Thiên đã từng bước vươn lên, vượt qua mọi thử thách, các chiến khu ở vùng núi và khu du kích ở đồng bằng vẫn được duy trì Chiến khu Ba Lòng là một chiến khu được bảo... này đến đại bàn khác Phát huy truyền thống trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Ba Lòng vẫn luôn giữ được vai trò, vị trí quan trọng của một căn cứ địa ở chiến trường Quảng Trị Từ nơi đây các cơ quan lãnh đạo của tỉnh tiếp tục chỉ đạo quân dân Quảng Trị anh dũng chiến đấu giành thắng lợi Vì vậy các địa phương ở Ba Lòng đã được Nhà nước phong tặng... Trị đều gắn với sự phát triển của chiến khu Ba Lòng Chính sự bền vững của chiến khu là điều kiện cốt yếu cho Bộ chỉ huy Mặt trận Bình - Trị - Thiên và Tỉnh đội Quảng Trị đề ra những kế hoạch, phương án tác chiến có hiệu quả Chiến khu Ba Lòng là một trong những nơi góp phần đáng kể trong việc đào tạo, nuôi dưỡng, rèn luyện nhiều cán bộ của Đảng trong quân đội, dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ huy tài. .. trình xây dựng và vai trò của chiến khu Ba Lòng II.2.2 Về công tác xây dựng Đảng KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ Quốc phòng, Viện lịch sử quân sự Việt Nam: Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-1954) Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997 2 Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng: Một số vấn đề lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp ở Liên khu IV (1945-1954),... Lòng là một chiến khu được bảo vệ an toàn và là chỗ dựa vững chắc nhất cho lực lượng kháng chiến và nhân dân Quảng trị và cả phân khu Bình - Trị - Thiên Do vai trò to lớn như vậy của hậu phương, nên việc xây dựng hậu phương luôn là một nhiệm vụ quan trọng Ngay trong thời bình này, Đảng ta luôn ý thức được rằng hậu phương vững chắc nhất là lòng dân, được nhân dân tin yêu và ủng hộ, chúng ta sẽ vượt . TẠO ĐỀ TÀI: Hậu phương trong kháng chiến chống Pháp 1 Mục lục 1 I. Cơ sở lý luận 3 I.1 Tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh 3 II. Bình - Trị - Thiên xây dựng và củng cố hậu phương trong. đến hậu phương là nói đến nhân dân. Nhân dân vừa là chủ thể trong việc xây dựng hậu phương, vừa là đối tượng phục vụ của hậu phương để kháng chiến đến thắng lợi. I.2. Xây dựng hậu phương trong kháng. trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa kháng chiến vừa xây dựng hậu phương do Đảng ta đề ra phản ánh quy luật tất yếu của cuộc kháng chiến. Thực tiến của việc xây dựng hậu phương kháng chiến cho

Ngày đăng: 29/06/2014, 06:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w