1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Skkn công tác chỉ Đạo lồng ghép giáo dục môi trường vào giảng dạy ở khối lớp 5 vnen

16 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công tác chỉ đạo lồng ghép giáo dục môi trường vào giảng dạy ở khối lớp 5 VNEN
Trường học Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
Chuyên ngành Giáo dục Môi trường
Thể loại Luận văn
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 364,66 KB

Nội dung

Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo Krông Ana cũng luôn coi trọng việc lồng ghép giáo dục Bảo vệ môi trường vào các tiết học, các môn học phù hợp và lồng ghép các hoạt động Bảo vệ môi trư

Trang 1

1/27

MỤC LỤC

1 Lí do chọn đề tài

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

3 Đối tượng nghiên cứu

4 Phạm vi nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

II PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận

2 Thực trạng

3 Nội dung và hình thức giải pháp

a Mục tiêu của giải pháp

b Nội dung và cách thực hiện giải pháp

b.1 Lồng ghép giáo dục môi trường thông qua một số bài học cụ thể

b.1.1 Xác định tên bài và mức độ tích hợp trong từng bài

b.1.2 Xây dựng các hình thức lồng ghép

b.2 Chỉ dạo lồng ghép Giáo dục môi trường thông qua tiết sinh hoạt

tập thể, các hoạt đông ngoài giờ lên lớp

b.2.1 Xây dựng góc môi trường

b.2.2 Tổ chức biểu diễn tuyên truyền về môi trường trong hoạt động

Ngoài giờ lên lớp

b.2.3 Lập sổ theo dõi

b.2.4 Xây dựng góc sinh giới

b.2.5 Xây dựng kế hoạch tham quan, dã ngoại

b.3 Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc lồng ghép

c Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp

d Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

4 Kết quả

III PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Trang 2

2/27

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Như lời Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây,

Vì lợi ích trăm năm trồng người”, có nghĩa là vì lợi ích lâu dài, chúng ta cần

phải tập trung vào con người Muốn thay đổi được nhận thức sâu sắc về hành vi, cách xử sự sai trái của con người đối với một vấn đề nào đó thì điều quan trọng

là thời gian Bởi quá trình phát triển, hình thành nên nhân cách của con người từ khi còn nhỏ có ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức khi trưởng thành Vì vậy, giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người, nhất là ở tuổi Tiểu học Đặc biệt là trẻ 6 – 11 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức,

tư duy, về ngôn ngữ, về tình cảm Có biết bao điều mới lạ, hấp dẫn, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá, cho nên giáo dục Tiểu học đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ

Bảo vệ môi trường là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu Ở nước ta Bảo vệ môi trường đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc Luật Bảo vệ môi trường của Quốc hội số 55/2014/QH13 ra ngày 25 tháng 06 năm

2014 của Quốc hội, Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2014 của

Bộ chính trị về tăng cường công tác Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nhiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã

ra chỉ thị về việc tăng cường giáo dục Bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ năm 2010 là giáo dục môi trường cho bậc tiểu học bằng nhiều hình thức phù hợp để xây dựng mô hình nhà trường xanh - sạch - đẹp

Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo Krông Ana cũng luôn coi trọng việc lồng ghép giáo dục Bảo vệ môi trường vào các tiết học, các môn học phù hợp và lồng ghép các hoạt động Bảo vệ môi trường trong các hoạt động Hoạt động ngoài giờ lên lớp,…

Trang 3

3/27

Vậy môi trường là gì? Từ trước đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường nhưng hiện nay người ta đã thống nhất với nhau rằng “ Môi trường

là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học, hoá học, sinh học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người Các yếu tố đó quan hệ mật thiết tương tác lẫn nhau và tác động lên các cá thể sinh vật hay con người cùng tồn tại và phát triển Tổng hoá của các chiều hướng phát triển của từng nhân tố này quyết định chiều hướng phát triển của các cá thể sinh vật của hệ sinh thái và của

xã hội loài người” Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển nền kinh tế, hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa làm cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhưng bên cạnh đó có nhiều người do ý thức kém chỉ chú trọng

sự phát triển kinh tế, nên đã góp phần làm suy giảm chất lượng môi trường quá giới hạn cho phép, đi ngược lại mục đích sử dụng ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và sinh vật Những tác động của thị trường cũng len lỏi vào trường học, trong học sinh khiến cho đội ngũ giáo viên và các bậc cha mẹ phải hết sức quan tâm, lo lắng, học sinh chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, ăn kẹo sinh gum trong lớp, vứt xả rác bừa bãi, không có ý thức trong bảo vệ cây xanh, bảo

vệ bàn ghế và cơ sở vật chất của nhà trường, Đó cũng chính là những trăn trở của người làm giáo dục Phải làm thế nào? Có biện pháp gì để giáo dục cho thế

hệ trẻ trở thành những người có tài đồng thời và có đức? Chính vì thế đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo không những truyền thụ tri thức cho học sinh mà phải còn chú trọng đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành người hiểu biết, có lòng nhân ái và là những người có ích cho xã hội

Trong thực tế hiện nay khi giáo dục về môi trường có nhiều thuận lợi hơn

đó là qua thông tin đại chúng, qua tranh ảnh, một số hoạt động ở ngoài thực tế tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của con người nên học sinh một phần nào cũng am hiểu hơn Nhưng bên cạnh đó sự nhận thức về môi trường của một số học sinh còn yếu kém một phần do ý thức của các em, một phần trong các năm vừa qua chưa có sự chỉ đạo thống nhất đưa giáo dục môi trường vào các

Trang 4

4/27

bậc học và chưa có môn học riêng về môi trường, có chỉ là sự cập nhật, lồng ghép vào trong các môn như tiếng Việt, Khoa học, Địa lý, các Hoạt động ngoài giờ lên lớp, Nên mức độ tiếp thu của học sinh còn hạn chế

Vì vậy trong việc chỉ đạo giảng dạy ngoài việc giáo viên truyền thụ kiến thức cơ bản, đồng thời phải lồng ghép việc giáo dục cho học sinh có ý thức Bảo

vệ môi trường trong sạch, lành mạnh không những đem lại lợi ích cho hôm nay

mà cho cả mai sau Học sinh là những chủ nhân trương lai của đất nước, chúng

ta phải làm sao cho thế hệ học sinh có ý thức và góp sức mình vào công cuộc Bảo vệ môi trường Trong các năm học qua, để giáo dục học sinh có ý thức tốt trong việc Bảo vệ môi trường và lồng ghép vấn đề môi trường vào trong bài dạy Tôi nhận thấy được một số hiệu quả nhất định và tôi tiếp tục tham mưu với nhà trường chỉ đạo áp dụng phương pháp này vào trong năm học và trong những năm tiếp theo với hy vọng góp phần nâng cao được ý thức cho học sinh

để Bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất

nước, đó cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài Công tác chỉ đạo lồng ghép giáo dục môi trường vào giảng dạy ở khối 5 VNEN

2 Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài

Đối với các môn tiếng Việt, Khoa học, Địa lí Trong trường tiểu học tôi luôn chỉ đạo lồng ghép những kiến thức cơ bản về môi trường như: vai trò của môi trường, các khái niệm về môi trường, sự ô nhiễm của môi trường nói chung

và sự ô nhiễm của môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất, môi trường tiếng ồn, môi trường sinh vật nói riêng và các nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm đó Cho nên trong quá trình chỉ đạo giảng dạy tôi luôn hướng giáo viên vận dụng các phương pháp hữu hiệu để giúp các em vừa tiếp thu tri thức vừa hiểu biết những vấn đề về môi trường của quê hương, đất nước, có như vậy thì các em mới tham gia tích cực vào các hoạt động, sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, có tinh thần sẵn sàng tham

Trang 5

5/27

gia xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước và trở thành người công dân có ích cho xã hội sau này

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Công tác chỉ đạo lồng ghép giáo dục môi trường vào giảng dạy ở khối 5 VNEN

4 Phạm vi nghiên cứu

Học sinh khối lớp 5 trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

5 Phương pháp nghiên cứu

a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp phân tích – Tổng hợp tài liệu

- Phương pháp khái quát hóa nhận định độc lập

b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiển

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm

II PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận

Trong chương trình Tiểu học, vấn đề giáo dục môi trường đã được đề cập đến, có môn đã dành hẳn một chương nói về môi trường như môn Khoa học hoặc có bài đề cập đến môi trường như: Tiếng Việt Bài 11A trang 9, Bài 13C tập 1B trang 54

Một số bài có một phần nội dung liên quan đến môi trường nhưng SGK chưa yêu cầu đi sâu khai thác Ví dụ bài “ Khí hậu và Sông ngòi” môn Khoa học Bài 3 tập 1 trang 105, “Đất và rừng ” môn Địa lý Bài 4 tập1 trang 116, …

Trang 6

6/27

Tuy nhiên kiến thức về môi trường vẫn còn mờ nhạt, giáo dục môi trường chưa được tách ra như một môn học, một số kiến thức chưa thật sự gần gũi với đời sống xung quanh của các em như khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn đa dạng sinh học do đó việc tiếp thu của học sinh còn nhiều khó khăn

Gần đây nhất, ngay từ đầu các năm học Sở Giáo dục Đắk Lắk, Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Ana đã triển khai lồng ghép giáo dục môi trường vào môn Tiếng Việt, môn Khoa học, Địa lí, đã được giáo viên tiếp thu và ứng dụng rộng rãi trong toàn ngành Nhà trường hằng năm cũng đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo lồng ghép Bảo vệ môi trường trong cuộc sống qua các tiết học, các Hoạt động ngoài giờ lên lớp,…Điều đó chứng tỏ rằng môi trường và giáo dục môi trường là vấn đề nóng mang tính sống còn của xã hội hiện nay và tương lai của đất nước

2 Thực trạng

* Ưu điểm:

Trong những năm qua các cấp các ngành từ Trung ương tới địa phương luôn coi trọng việc Bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Ana cũng luôn quan tâm chỉ đạo việc lồng ghép giảng dạy giáo dục Bảo vệ môi trường trong các tiết học, tiết sinh hoạt để giáo dục học sinh ý thức Bảo vệ môi trường ngay từ lúc còn học sinh

Đối với nhà trường trong quá trình chỉ đạo lồng ghép giáo dục Bảo vệ môi trường trong những năm qua đã triển khai bằng nhiều hình thức đến giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các đoàn thể trong nhà trường cùng chung tay giáo dục học sinh ý thức Bảo vệ môi trường

Có thể nói với sự nổ lực của các cấp lãnh đạo, nhà trường, giáo viên và phụ huynh học sinh, đến nay cơ sở vật chất của nhà trường đã cơ bản đáp ứng được việc dạy và học

Trang 7

7/27

Môi trường các lớp học khang trang, sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị của trường tương đối đầy đủ tạo điều kiện cho học sinh một môi trường học tập tốt

Nhà trường có phòng Tin học có trang thiết bị hỗ trợ dạy học với các ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp ích rất nhiều cho việc học sinh tiếp xúc với thông tin liên quan đến việc Bảo vệ môi trường

Chúng tôi luôn quan tâm giúp đỡ, khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của giáo viên, luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho giáo dục cho học sinh

- Bên cạnh đó vài giáo viên đứng lớp cũng không ngừng sáng tạo các đồ dùng dạy học từ nhiều vật liệu khác nhau để đa dạng các đồ dùng dạy học đồng thời tích hợp giáo dục học sinh biết chung tay Bảo vệ môi trường

- Tất cả giáo viên đứng lớp đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề Thêm vào đó, đa số học sinh biết lắng nghe, quan tâm, chia sẻ giúp đỡ giáo viên và bạn bè

- Một số giáo viên nắm chắc phương pháp dạy học, luôn trao dồi kiến thức qua sách báo, mạng intenet, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn

- Phụ huynh luôn ủng hộ nhiệt tình các hoạt động, phong trào của trường lớp Kết hợp với giáo viên để giáo dục học sinh đạt kết quả tốt Một số Cha mẹ học sinh phối hợp và hỗ trợ nhiệt tình cho các hoạt động của lớp

* Tồn tại:

Hiện nay, hiện tượng ô nhiễm môi trường đã lan tràn ở khắp mọi nơi từ đất, nước, đến không khí, từ bề mặt đến các lớp sâu của đất Nguyên nhân của của nạn ô nhiễm là các sinh hoạt và hoạt động kinh tế của con người từ trồng trọt, chăn nuôi, do ý thức của người dân còn bỏ rác ở những nơi chưa đúng quy

Trang 8

8/27

định, ngoài ra không kể đến việc ý thức Bảo vệ môi trường của một số học sinh chưa cao,…

- Một số học sinh đôi khi sơ ý để lại những mẩu giấy vụn trong lớp sau những giờ học thủ công,

- Hiện tượng học sinh còn viết vẽ bậy trên tường, trên bàn học, …

- Việc một số học sinh bẻ cành cây cảnh, chạy nhảy vào bồn hoa cũng cũng còn diễn ra Một số học sinh chưa tích cực trong lao động dọn vệ sinh trường, lớp

- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến con em của mình, các em thường

ăn sáng trước cổng trường nên việc xả rác chưa đúng nơi quy định còn nhiều

- Hiện tượng học sinh mang quà vặt vào trường ăn và vứt rác chưa đúng nơi quy định vẫn còn

- Một số gia đình gần trường chăn nuôi lợn, bò, gia cầm, … chất thải chăn nuôi làm ảnh hưởng nhiều học sinh và nhân dân

- Một số hộ dân bơm thuốc trừ sâu ở gần trường trong thời gian học sinh đang học làm ảnh hưởng đến môi trường không khí,…

- Một số người dân thiếu ý thức phá hoại các cây bóng mát được trồng ở trước cổng trường làm ảnh hưởng đến môi trường xanh – sạch – đẹp

* Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác giáo dục môi trường đối với một số giáo viên thực hiện chưa thường xuyên, còn đối phó chỉ dừng lại ở các tiết thao giảng, dự giờ

- Giáo viên chưa tuân thủ cung cấp những kiến thức mà sách giáo khoa và sách giáo viên đặt ra, chưa mạnh dạn khai thác những vấn đề có liên quan đến môi trường vì sợ lệch mục tiêu bài dạy, chưa giúp các em nêu được những việc làm thực tế của trường của lớp để các em tự giác trong việc Bảo vệ môi trường

Trang 9

9/27

Ví dụ: Bài 3: “ Khí hậu và Sông ngòi” SGK Địa lí tập 1 trang 105, giáo viên không dám khai thác sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác một cách hợp lý

vì phần mục tiêu bài học không yêu cầu

- Giáo viên còn chú trọng dạy kiến thức, còn xem nặng việc học kiến thức

cơ bản của chương trình hơn là những vấn đề môi trường

- Việc lồng ghép giáo dục môi trường đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, suy nghĩ nên phần lớn giáo viên ngại khó vì không có thời gian

* Nguyên nhân khách quan:

Qua thực tế nhiều năm giảng dạy cũng như chỉ đạo chuyên môn khối 5 bản thân tôi được gần gũi tiếp xúc trao đổi với học sinh, với phụ huynh học sinh, với đồng nghiệp trong trường để đi đến kết luận Tình trạng học sinh lớp 5 chưa quan tâm đên việc Bảo vệ môi trường là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Do phần lớn là các em ở vùng nông thôn

- Do các em chưa có động cơ, thái độ đúng đắn trong việc học Bảo vệ môi trường

- Do các em chưa nắm vững được cách Bảo vệ môi trường là những công việc gì?

- Do các em chưa hiểu thế nào là Bảo vệ môi trường?

- Nhiều em còn có hoàn cảnh khó khăn, các em ít có điều kiện để tìm hiểu

về môi trường

- Công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức còn hạn chế trên địa bàn

- Việc bố trí cho học sinh tham gia vệ sinh nơi công cộng còn quá ít

- Chưa có điều kiện tổ chức cho học sinh tham quan những nơi có tác động xấu như khí thải của nhà máy, nước thải của các khu công nghiệp, bãi rác lớn của khu đông dân cư ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh

Trang 10

10/27

Vấn đề môi trường không phải là môn học chính nên đa số giáo viên chú trọng nội dung của bài học và dành cho việc tích hợp còn ít nên đôi khi thiếu thời gian vì vậy giáo viên bỏ qua khâu này Tình trạng giáo viên dạy chay không nghiên cứu tìm tòi số liệu, tranh ảnh…để minh hoạ cho bài học, chưa có sự nghiên cứu đầy đủ về phương thức thực hiện và cũng như tài liệu giảng dạy về giáo dục môi trường, làm cho tiết học kém hấp dẫn và không mang tính thuyết phục nên giáo dục cho học sinh chưa mang lại hiệu quả cao

Bước đầu khảo sát 127 em khối 5 kết quả đầu năm cho thấy:

T

STT Nội dung tiêu chí khảo sát

Số lượng Tỷ lệ

%

Số lượng Tỷ lệ % 0

01

Biết chăm sóc và bảo vệ cây và các

0

02

Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng,

0

03

Biết cất dọn đồ dùng, sách vở đúng

0

04

Không vứt rác ra đường, biết gom rác

0

05

Phân biệt được những hành động

đúng - sai đối với môi trường 74 58,2% 53 41,8% 6

06 Biết tiết kiệm nước khi sử dụng, … 67 52,7% 60 47,3%

Ngày đăng: 06/11/2024, 21:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w