Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanh chóng của tìnhhình thanh niên, đòi hỏi phải t
Trang 1Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong khóa luận là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đúngquy định Đề tài khóa luận này phù hợp với vị trí, chức vụ, đơn vị công tác của tôi
và chưa được công bố trước đây
Tác giả
MỤC LỤC
Trang 21 Lý do chọn đề tài
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
4 Phương pháp nghiên cứu
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7 Kết cấu của khóa luận
Phần 2 NỘI DUNG
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH NIÊN
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG
TÁC THANH NIÊN TẠI NGHỆ AN HIỆN NAY
2.1 Thực trạng quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên tại tỉnh
Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
2.2 Những vấn đề đặt ra trong quản lý Nhà nước đối với công tác
thanh niên Nghệ An hiện nay
Chương 3 QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC THANH NIÊN Ở NGHỆ AN HIỆN NAY
3.1 Quan điểm, phương hướng nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước
về công tác thanh niên tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước về công tác
thanh niên trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
Phần 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị, đề xuất
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3Phần 1 MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
“Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọngquyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực,đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo Thanhniên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sángtạo, muốn tự khẳng định mình Song do còn trẻ, thiếu kinh nghiệm nên thanh niêncần được sự giúp đỡ, chăm lo của các thế hệ đi trước và toàn xã hội
Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanh chóng của tìnhhình thanh niên, đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tácthanh niên nhằm chăm lo, bồi dưỡng và phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh củathanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa.”[1, tr.1]
Chính vì vậy quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên chính là đòi hỏicủa thanh niên, cũng là yêu cầu tất yếu của của quá trình phát triển đất nước theocon đường xã hội chủ nghĩa, trong đó thanh niên là đối tượng trung tâm trong chiếnlược con người, vừa là mục tiêu, vừa là sản phẩm của xã hội mới, vừa là động lựcthúc đẩy xã hội phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; là yêu cầu của quátrình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó có quá trình hoànthiện hệ thống luật pháp, chính sách, cơ chế quản lý đối với thanh niên
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về tình hình thanh niên hiện nay, công tácquản lý Nhà nước đối với thanh niên trên cơ sở lý luận và qua khảo sát thực tế tại
tỉnh Nghệ An, học viên chọn vấn đề: “Quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu góp phần tìm
các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về công tác thanhniên tỉnh Nghệ An trong thời kỳ mới
Trang 42 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên là một chủ đề lớn Đảng và Nhànước ta đã có nhiều văn bản đề cập tới việc quản lý Nhà nước về thanh niên như:như Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị (khóa V) về tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng đối với công tác vận động thanh niên, Nghị quyết 25 của Bộ Chính trị khóa VI
về Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên (tháng2/1991), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóaVII) về công tác thanh niên trong thời kỳ mới (tháng 1/1993), Luật thanh niên năm
2005, Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương vềtăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá, Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủtướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn2011- 2020,…
Ngoài ra đã có một số công trình khoa học nghiên cứu vấn đề quản lý Nhànước đối với công tác thanh niên dưới nhiều góc độ khác nhau, được công bố dướidạng sách, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, luận văn tốt nghiệp và các bài viết trênmột số tạp chí
Chẳng hạn: - Vũ Trọng Kim, Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên trongthời kỳ mới, NXB Chính trị Quốc gia, 1999, trong cuốn sách này tác giả đã đề cậptới sự quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên ở những tầm vĩ mô, với nhữnggiải pháp chủ yếu trong thực hiện các chính sách, các định hướng về hội nhập.Nguyễn Vĩnh Oánh, Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực công tác thanh niên, NXBChính trị quốc gia, 1995 Đoàn Văn Thái, Quản lý Nhà nước đối với công tác thanhniên trong giai đoạn hiện nay, NXB Thanh niên, 2005 Dương Tự Đạm, Đổi mới sựlãnh đạo của Đảng về công tác thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đạihóa đất nước, NXB Thanh niên, 2005
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu của các tác giả trên đã khá lâu nên sự biếnđổi, tình hình thanh niên trong giai đoạn hiện nay chưa được các tác giả trên đề cập
Trang 5đến, đặc biệt là quy định mới từ khi Luật thanh niên ra đời vào năm 2005 (sửa đổinăm 2020) Ví dụ Trong sách của tác giả Vũ Trọng Kim trang 14 xác định độ tuổithanh niên từ 16 – 35, tuy nhiên theo điều 1 Luật thanh niên hiện hành là 16 – 30 tuổi[6, tr.1]…
Về đối tượng trực tiếp khảo sát là thanh niên Nghệ An giai đoạn gần đây đã cómột số tác giả nghiên cứu Tuy nhiên, các hướng nghiên cứu của các tác giả trên tậptrung nghiên cứu ở góc độ về truyền thống, giáo dục ý thức cho thanh niên ở Nghệ
An Còn nghiên cứu về quản lý Nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn Nghệ
An trong giai đoạn hiện nay thì chưa có tác giả nào đề cập đến Vì vậy, học viên
chọn vấn đề “Quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp.
3 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
3.1 Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu Luật thanh niên, các văn bản, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước Việt Nam, các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, các chươngtrình, chính sách của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An về quản lý Nhà nước đối vớicông tác thanh niên hiện hành, và thực trạng thanh niên tỉnh Nghệ An trong giai đoạnhiện nay, để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tácquản lý Nhà nước về công tác thanh niên, góp phần tạo điều kiện cho thanh niên pháttriển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thanh niên tỉnh Nghệ An
3.2 Nhiệm vụ
- Khóa luận làm rõ lý luận về quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên,
lý luận về thanh niên, chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước với thanh niên
- Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả củacông tác quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên tỉnh Nghệ An
4 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận vận dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và các quan điểm củaĐảng cộng sản Việt Nam thể hiện trong các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, các chủ
Trang 6trương của Đảng, các công trình của các tác giả trong nước bàn về những vấn đề liênquan đến quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên.
Vận dụng phương pháp tổng hợp, trong đó chú trọng phương pháp khảo sátphân tích, diễn giải, chứng minh bằng số liệu thực tế ở trong nước, và ở tỉnh rút ranhững giải pháp áp dụng vào những điều kiện cụ thể và đối tượng thanh niên Việt
Nam nói chung và thanh niên tỉnh Nghệ An nói riêng
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên là một phạm trù có nội dung rấtrộng, nó bao gồm nhiều khía cạnh, góc độ và lĩnh vực, nội dung khác nhau
Trong khóa luận này học viên tập trung nghiên cứu trong phạm vi các vấn đề
về tình hình thanh niên Nghệ An và Quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niêntỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Khóa luận là công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn,
là tài liệu giúp cho các cơ quan Nhà nước, các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội liênhiệp thanh niên Việt Nam, tỉnh Nghệ An xây dựng kế hoạch phát triển thanh niên, kếhoạch thực hiện các chính sách hỗ trợ cho thanh niên, góp phần ổn định tình hình
Trang 7chính trị, nâng cao đời sống cho thanh niên, phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở khoahọc.
Khóa luận nghiên cứu và phản ánh khá toàn diện về quản lý Nhà nước đối vớithanh niên, tình hình thanh niên Nghệ An hiện nay Các giải pháp đưa ra có ý nghĩathiết thực đối với các cơ quan Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước về thanhniên, các đối tượng thanh niên, đặc biệt là các đối tượng thanh niên yếu thế được đềcập trong đề tài, và cũng là mô hình mẫu có thể áp dụng cho một số tỉnh, thành cóđiều kiện tương tự
7 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm
03 chương, 6 tiết
Trang 8Phần 2 NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH NIÊN
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1 Các khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm thanh niên
Thanh niên là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau,tùy theo nội dung tiếp cận, góc độ nhìn nhận hoặc cấp độ đánh giá mà người ta đưa
ra các định nghĩa khác nhau về thanh niên "Thanh niên là người còn trẻ, đang ở độtuổi trưởng thành" [15, tr.8] Khái niệm này bao gồm 2 ý: Thanh niên là người có
độ tuổi còn trẻ và đang trưởng thành "Thanh niên là một nhóm nhân khẩu - xã hộiđặc thù, bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định, có quan hệ gắn bó mậtthiết với mọi giai cấp, tầng lớp xã hội, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội,
có vai trò to lớn trong hiện tại và giữ vai trò quyết định sự phát triển trong tương laicủa xã hội”[4, tr.14] khái niệm này đánh giá thanh niên ở diện rộng hơn, đánh giácao vai trò của thanh niên Theo Luật Thanh niên “Thanh niên Việt Nam là nhữngngười đủ 16 đến 30 tuổi” [6, tr.1]
Thanh niên được nhìn nhận dưới góc độ triết học về con người Theo C.Mác
và Ph.Ăng-ghen, con người là một thực thể xã hội, mang bản chất xã hội, đồng thời
là một thực tế tự nhiên, một cấu trúc sinh học
Thanh niên được nhìn nhận dưới góc độ tuổi: Tuổi thanh niên tính theo thờigian thường được tính từ 16 đến 30 Theo Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản HồChí Minh, tuổi của đoàn viên được xác định là từ 16 đến 30 [12, tr.3]; Điều lệ Hộiliên hiệp thanh niên Việt Nam cũng xác định tuổi hội viên là từ 16 đến 30 [11, tr.1].Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em xác định tuổi trẻ em đến 16 tuổi Tuy không lấy độtuổi đoàn viên, hội viên làm căn cứ để xác định tuổi thanh niên, nhưng ít nhiều, độ
Trang 9tuổi đoàn viên, hội viên do Đoàn, Hội xác định cũng phản ánh ở trình độ nhất định
sự phát triển của con người trong giai đoạn thanh niên
Từ những phân tích và cách nhìn nhận trên đây, có thể rút ra kết luận:Thanh niên là một khái niệm, chỉ một nhóm nhân khẩu, xã hội đặc thù, ở độ tuổinhất định (từ 16 đến 30 tuổi, có mặt trong tất cả các giai cấp, tầng lớp xã hội, dântộc, các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, có những đặc điểm chung đặctrưng về tâm lý, nhận thức xã hội, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển củamỗi quốc gia, dân tộc trong cả hiện tại và tương lai Có thể rút ra một số đặc điểmchung của thanh niên như sau:
- Thanh niên không phải là một giai cấp mà là một nhóm nhân khẩu, xã hội;
có độ tuổi nhất định, từ 16 đến 30 tuổi; có những đặc điểm đặc trưng khác với cáclứa tuổi khác về tâm lý, sinh lý; có tâm tư, nguyện vọng, có nhu cầu và hoài bão,khát vọng phù hợp với lứa tuổi và giới
- Thanh niên có mặt trong tất cả các giai cấp và tầng lớp xã hội: thanh niênnông dân, thanh niên công nhân, thanh niên viên chức, thanh niên học sinh, sinhviên, thanh niên các lực lượng vũ trang; có mặt trong tất cả 54 dân tộc anh em trênlãnh thổ Việt Nam
- Thanh niên có mặt và giữ vai trò quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, xãhội, an ninh, quốc phòng của đất nước
1.1.1.2 Khái niệm công tác thanh niên
Theo Từ điển Tiếng Việt thì công tác được hiểu là “công việc của Nhà nước,của đoàn thể hoặc thực hiện công việc của Nhà nước, của đoàn thể” [15, tr.458].Như vậy công tác thanh niên có thể được hiểu là là công việc của Nhà nước, củađoàn thể hay thực hiện công việc của Nhà nước, đoàn thể
Theo Thuật ngữ công tác Đoàn: “Công tác thanh niên là một bộ phận quantrọng trong công tác quần chúng của Đảng, bao gồm toàn bộ những hoạt động củaĐảng, Nhà nước và các chủ thể xã hội khác” [7, tr.152]
Trang 10Như vậy công tác thanh niên có thể được hiểu là là công việc của Nhà nước,của đoàn thể hay thực hiện công việc của Nhà nước, đoàn thể Công tác thanh niên
là sự tác động tổng hợp của các chủ thể xã hội vào một đối tượng cụ thể là thanhniên theo những mục tiêu xác định
Kể từ khi có Đảng, công tác thanh niên là hoạt động xã hội tự giác, trở thànhhoạt động chính trị - xã hội, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng;Đảng ta luôn coi công tác thanh niên là một bộ phận hữu cơ trong hoạt động củamình; là quá trình giáo dục, thuyết phục và vận động thanh niên tham gia thực hiêncác nhiệm vụ của cách mạng, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề xã hội vốn
có của thanh niên; là quá trình hình tạo ra môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội và làtrường học cộng sản cho thanh niên học tập, rèn luyện và trưởng thành
Từ những phân tích trên đây, công tác thanh niên được hiểu là hoạt động cómục đích của tổ chức tác động vào đối tượng thanh niên nhằm giáo dục, bồi dưỡng,định hướng và phát huy thanh niên, đáp ứng những đòi hỏi nào đó của thanh niên
và của xã hôi Công tác thanh niên là một loại hoạt động xã hội hàm chứa sự tácđộng qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể xã hội và thanh niên, nhằm mục đích thỏamãn nhu cầu phát triển của thanh niên và yêu cầu phát triển của xã hội
1.1.1.3 Khái niệm quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên
Theo TS Nguyễn Vĩnh Oánh thì “Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên
là hoạt động lập pháp và lập quy của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để chế định
ra những quy định về công tác thanh niên; hoạt động quản lý Nhà nước trong phạm
vi những công việc về hành chính của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước có liênquan đến thanh niên; là hoạt động điều hành của Nhà nước về sự phối hợp tất cả cơquan,bộ máy hoặc đoàn thể có liên quan đến công tác thanh niên,đặt công tác thanhniên trong sự thống nhất có sự quan tâm toàn diện của Nhà nước…’’ [8, tr.143].Theo tác giả Vũ Trọng Kim thì “Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên là hoạtđộng xây dựng thể chế có liên quan đến thanh niên, là sự quản lý của các cơ quanNhà nước theo các chế định pháp luật, chính sách để điều chỉnh, phối hợp thống
Trang 11nhất việc triển khai nhiệm vụ công tác thanh niên của các tổ chức, lực lượng trong
xã hội nhằm đạt được các mục đích của Đảng về công tác giáo dục, bồi dưỡng vàphát huy lực lượng thanh niên” [5, tr.87-88].
Căn cứ vào những khái niệm của các tác giả trên và từ khái niệm quản lýNhà nước như trình bày, thì quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên ở đâyđược hiểu là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tưpháp đối với công tác thanh niên Quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên làmột dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực Nhà nước đối với một số đốitượng đặc biệt là thanh niên; là quá trình tác động của hệ thống các cơ quan Nhànước đối với công tác thanh niên bằng chính sách, luật pháp, cơ chế vận hành và tổchức bộ máy, bằng kiểm tra, giám sát, đồng thời cũng bằng các chính sách, luậtpháp, Nhà nước huy động mọi tổ chức, mọi nguồn lực xã hội tham gia thực hiệncác nhiệm vụ công tác thanh niên
Trong quản lý Nhà nước, quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên giữvai trò rất quan trọng; là hoạt động lập pháp, lập quy của các cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền nhằm đề ra các chính sách, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội vàhành vi của công dân liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên; là hoạt độngquản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên trong bộ máy Nhà nước; là hoạt độngđiều hành của Nhà nước nhằm tổ chức và phối hợp các cơ quan trong công tácthanh niên Quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên bao gồm cả các hoạtđộng kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các cơquan, tổ chức trong công tác thanh niên
1.1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên
1.1.2.1 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên.
Hơn 90 năm đấu tranh cách mạng, Đảng đã ban hành và lãnh đạo thực hiệnnhiều chủ trương quan trọng chuyên đề về công tác thanh niên Đây đồng thời là
Trang 12quá trình phát triển tư duy, lý luận của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên,trong đó quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên Những nét khái quát nhất
về các chủ trương của Đảng đối với công tác vận động thanh niên, xây dựng Đoànthanh niên và quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên gồm:
Án nghị quyết về Cộng sản thanh niên vận động tại Hội nghị Ban chấp hànhTrung ương Đảng lần thứ nhất, tháng 10-1930; Nghị quyết về vận động thanh niênngày 28/3/1935 do Đại hội Đảng lần thứ I công nhận; Chỉ thị về công tác thanhniên vận động của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 01/9/1947; Nghị quyếtHội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về công tác thanh vận” tháng 7 năm1950; Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về việc đổi tên Đoàn Thanhniên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam và kế hoạch
xây dựng Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam”, ngày 19/10/1955; Chỉ thị số 49
“Về việc tăng cường lãnh đạo công tác thanh vận”, ngày 17/9/1957; Chỉ thị số 105
“Về tăng cường lãnh đạo công tác vận động thanh niên trong tình hình mới”, ngày29/9/1965 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết 181 của Ban Bí thư trungương Đảng “Về công tác vận động thanh niên” ngày 25/9/1968; Nghị quyết 26 của
Bộ Chính trị (khóa V) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vậnđộng thanh niên”; Nghị quyết 25 của Bộ Chính trị khóa VI về “Đổi mới và tăngcường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên” tháng 2/1991; Nghị quyếtHội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII “Về công tácthanh niên trong thời kỳ mới” tháng 1/1993; Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảngđối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”;…Các văn bản của Đảng đối với công tác thanh niên ở trên đều cơ bản khẳngđịnh vị trí vai trò to lớn của thanh niên, khẳng định thanh niên là lực lượng xã hội
to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc;
là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hysinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo Đồng thời đánh giá khách quan tình hình
Trang 13thanh niên qua các thời kỳ và đưa ra quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giảipháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên từng thời kỳ cụthể.
1.1.2.2 Sự quản lý của Nhà nước về công tác thanh niên thông qua các văn bản
Trong quá trình đấu tranh giành và giữ chính quyền từ năm 1945 đến 1975thì mọi sự vận động, giáo dục thanh niên, tổ chức công tác thanh niên và xây dựngĐoàn đều do Đảng trực tiếp lãnh đạo Sau khi đất nước độc lập các cơ quan quản lýNhà nước đi vào hoạt động ổn định Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác quản lý Nhà nước vềcông tác thanh niên:
Nghị định số 41/CP ngày 12 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ “Về chứcnăng nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban thanh niên Việt Nam”;Chỉ thị 145 ngày 06/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc thanh niên tham giathực hiện các chương trình kinh tế - xã hội”; Quyết định số 182 ngày 20/4/1993 củaThủ tướng Chính phủ “Về tổ chức và hoạt động của tổ chức thanh niên phong”;Quyết định số 21 ngày 16/1/1993 của Thủ tướng Chính phủ “Về chính sách đối vớiviệc phát hành sách, báo, phim ảnh cho thiếu nhi”; Quyết định số 770, ngày20/12/1994 của Thủ tướng Chính phủ “Về tổ chức và chính sách đối với thanh niênxung phong”; Quyết định 334, ngày 01/6/1995 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc
tổ chức các đội trí thức trẻ tình nguyện tham gia các chương trình, dự án phát triểnkinh tế - xã hội hàng năm”; “Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến 2010”theo quyết định số 70/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thủ tướng Chínhphủ đã ban hành Quyết định 104/QĐ-TTg (năm 1999) về chính sách đối với độiviên các đội hình thanh niên tình nguyện; Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 24 tháng 3năm 2005 về phát huy vai trò của Đoàn thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xãhội; Quyết định số 61/2005/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoànthanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh
Trang 14viên Việt Nam trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạynghề và trung học phổ thông; Nghị quyết số số 45/NQ-CP ngày 11/9/2009 củaChính phủ “Về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghịquyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăngcường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa; Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ
tướng Chính phủ “Về phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai
đoạn 2011- 2020”; Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06/02/2013 của Thủ
tướng Chính phủ “về chế độ chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam trong các cơ sởgiáo dục và dạy nghề”;…
1.1.3 Tính tất yếu của quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin và nhận thức chung của xã hộihiện nay (trong đó đáng chú ý là cách nhìn nhận của các cấp lãnh đạo, các nhàhoạch định chính sách và của không ít thanh niên) thường quan niệm rằng: thanhniên là người chủ tương lai của một đất nước, một chế độ xã hội hay một dân tộc.Trong thực tế, điều này chưa phản ảnh được đầy đủ bản chất và vai trò thực sự củathanh niên, do đó đã và đang tồn tại cách nhìn nhận, đánh giá, đầu tư, sử dụng rấtkhác nhau đối với thanh niên
Đối với các cấp ủy Đảng và đảng viên, khi coi thanh niên là người chủ tươnglai thì sự so sánh thế hệ trọng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đảng viên, công dân
là không tránh khỏi, theo kiểu “các cậu còn trẻ, còn phải phấn đấu, rèn luyện, cốnghiến tiếp”; sự tin tưởng đối với thanh niên ít nhiều cũng hạn chế Tình huống vừacoi là thiếu tin tưởng ở thanh niên, vừa chỉ chú trọng đến rèn luyện thanh niên và
sự cống hiến của thanh niên đều đã và đang tồn tại và đóng góp của thanh niên
Đối với các cấp chính quyền, các nhà hoạch định chính sách, khi quan niệmthanh niên là người chủ tương lai thì sự đầu tư sẽ “nặng” về bồi dưỡng, giáo dục
Trang 15thay vì vừa kết hợp giáo dục, bồi dưỡng, vừa phát huy thanh niên Cũng không ítcấp chính quyền “buông xuôi” công tác thanh niên vì cho rằng họ đã tự lập được,không cần phải quan tâm đầu tư, hỗ trợ như các đối tượng khác (người già, trẻ em,gia đình chính sách…).
Đối với bản thân thanh niên, nếu chỉ coi mình là “tương lai” của quốc gia,dân tộc thì rất dễ rơi vào trạng thái hoặc là thụ động, thờ ơ, chờ đợi theo kiểu “bảo
gì, làm nấy”, coi việc chung của tập thể, của quốc gia, dân tộc là việc của thế hệcha anh, của các nhà lãnh đạo; hoặc là có khi coi thường, có khi phủ nhận thế hệ đitrước và những gì những thế hệ đó đã tạo dựng được
Trong giai đoạn hiện nay, khi hiểu đúng bản chất của thanh niên, thì thanhniên cần được hiểu là người chủ hiện tại và tương lai của đất nước, cần được nhậnthức cụ thể hơn theo các khung độ tuổi, các cách tiếp cận khác nhau để có chínhsách bồi dưỡng, phát huy cho phù hợp
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1 Những đặc điểm của thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên Nghệ An nói riêng trong giai đoạn hiện nay
1.2.1.1 Đặc điểm của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Theo thống kê của Viện nghiên cứu thanh niên Việt Nam, tính đến tháng 12năm 2019 số lượng thanh niên Việt Nam (từ 16 - 30 tuổi) có 25.328.073 ngườichiếm 28,9% dân số cả nước, trong đó nam chiếm 50,6% và nữ chiếm 49,4% [13,tr.7]
Như vậy, số lượng thanh niên trong tổng số dân chiếm tỷ lệ khá cao Điều đócũng đồng nghĩa sự tham gia của thanh niên vào các lĩnh vực, hoạt động của đờisống xã hội ngày càng chủ động, tích cực, toàn diện và sâu, rộng, góp phần khẳngđịnh vị thế ngày càng rõ nét của thanh niên trong đời sống chính trị, kinh tế cũngnhư đối với sự phát triển của xã hội và dân tộc
Theo thống kê của Viện nghiên cứu thanh niên Việt Nam, số lượng và tỷ lệthanh niên tham gia hoạt động kinh tế năm 2019 là hơn 17,1 triệu, chiếm 75,9%
Trang 16tổng số thanh niên, bằng 33,7% lực lượng lao động xã hội [14, tr.5] Hằng năm cókhoảng 1,2 đến 1,6 triệu thiếu niên bước vào độ tuổi thanh niên bổ sung cho lựclượng lao động trẻ Trình độ chuyên môn, kỹ thuật của thanh niên tham gia hoạtđộng kinh tế ngày càng tăng Cụ thể, lực lượng lao động thanh niên có trình độtrung cấp chuyên nghiệp năm 2018 là 4,1%, năm 2019 là 6,2%, năm 2020 là 7,5%;tương tự qua các năm, trình độ cao đẳng, đại học là 5,5%, 7,8% và 8,7% [14, tr.5].Trung bình mỗi năm có khoảng 70 đến 80 nghìn sinh viên cao đẳng, 143 đến 160nghìn sinh viên đại học tốt nghiệp bổ sung cho lực lượng lao động là thanh niên.Đây là nguồn tiềm năng lớn của nước ta trong việc phát huy nội lực của đất nước
để phát triển
Các số liệu trên đây góp phần khẳng định: với một lực lượng lao động đôngđảo về số lượng và ngày càng được nâng cao về chất lượng, thanh niên ngày nayđang thực sự vươn lên về mọi mặt để đảm đương trách nhiệm là người chủ hiện tại
và tương lai của nước nhà
1.2.1.2 Đặc điểm của thanh niên Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
“Nghệ An núi cao, sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi
là đất có danh tiếng hơn cả ở Nam Châu Người thì thuần hòa mà chăm học, sản vậtthì nhiều thức quý, của lạ , được khí tốt của sông núi nên sinh ra nhiều bậc danhhiền , thực là nơi hiểm yếu như thành đồng, ao nóng của nước và là then khóa củacác triều đại” [2, tr.36]
Nghệ An là một miền đất rộng ở phía Bắc Trung Bộ, nằm trong tọa độ từ 18
033’08” đến 19059’52” vĩ độ Bắc, và từ 103052’30” đến 105048’20” kinh độ Đông.Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Đông giáp biểnĐông, phía Tây giáp các tỉnh Hủa phăn, Xiêng Khoảng, Pô ly khăm xay thuộc nướcCộng hóa dân chủ Nhân dân Lào, với đường biên giới dài 419,5 km Diện tích tựnhiên của Nghệ An là 16.409,68 km2, đứng đầu cả nước Hiện nay, Nghệ An có 01thành phố, 03 thị xã và 17 huyện
Cư dân Nghệ An ngày càng đông đúc, đến nay đã có trên 3,1 triệu người
Trang 17Với các dân tộc Kinh, Thái, Hmông, Khơ mú, Ơ Đu, Thổ đã gắn bó lại cùng nhau
và đoàn kết thành một cộng đồng ổn định, chung lưng đấu cật xây dựng quê hương
và thực hiện nghĩa vụ đối với Tổ quốc
Con người xứ Nghệ được tổng kết với những đặc tính như: Rất cương trực,khảng khái, giàu đức hi sinh: thẳng thắn, thật thà, bộc trực, trung thực, không nịnhbợ; ghét thói xu nịnh, lèo lái, dối trá; trọng đạo lý, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn; cókhí phách, trọng danh dự, không chịu khuất phục; sẵn lòng giúp đỡ người một cáchhào hiệp, vô tư, không tính thiệt hơn; Rất mực cần kiệm, giản dị: Tiết kiệm, căn cơ,khắc khổ trong sinh hoạt; ghét lối sống xa hoa; Rất hiếu học: Học để làm người, đểlập thân và để kiếm sống; sự học đã trở thành một nếp sống xã hội; nghèo đến mấycũng học, học đến mức “khổ học”; Giàu nghị lực, ý chí mạnh, quyết tâm cao; Dũngcảm chấp nhận những thách thức quyết liệt, gan góc, kiên trì, nhẫn nại, bền bỉ phấnđấu để vượt lên khuôn khổ bình thường
Những đặc điểm nói trên có ảnh hưởng không nhỏ đến thanh niên Nghệ Antrong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay:
Thanh niên Nghệ An trong độ tuổi (từ 16 - 30 tuổi) hiện có gần 1 triệu người,chiếm khoảng 27% dân số và 47% lực lượng lao động của tỉnh Cơ cấu đa dạng và
có nét đặc thù: thanh niên trên địa bàn dân cư chiếm trên 70%; thanh niên học sinh,sinh viên chiếm gần 25%; thanh niên công nhân viên chức và lực lượng vũ trangchiếm 5%; trong đó thanh niên dân tộc ít người chiếm 15 %; thanh niên tôn giáochiếm 9,5%; nữ thanh niên chiếm 50,3 % Tỷ lệ tập hợp thanh niên trong tổ chứcđạt 67,5% [9, tr.8]
Trang 18THCS 263,045 56,30 304,027 53.12 364,423 56,43 384,710 53.9Tốt nghiệp
THPT 103,209 22,09 161,457 28.21 192,835 29,86 230,541 32.3
(Nguồn Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An)
Bảng: Trình độ chuyên môn của thanh niên Nghệ An giai đoạn 2007-2019
Tính đến cuối năm 2019 dân số tỉnh Nghệ An có 3.113.055 người, trong đó
có 1.884.352 người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, chiếm 61% tổngdân số Số lao động có việc làm chiếm 99% lực lượng lao động, trong khi số laođộng thất nghiệp (không có việc làm) chỉ chiếm 1,0% lực lượng lao động Trong
Trang 19tổng số lực lượng lao động của cả tỉnh, nữ giới chiếm tỷ trọng thấp hơn nam giới(48,4% nữ giới so với 51,6% nam giới.
- Về sức khỏe, thể chất
Thể lực, sức khỏe của thanh niên Việt Nam nói chung thanh niên Nghệ Anhiện nay đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn còn hạn chế so với một số quốcgia trong khu vực và trên thế giới
Theo kết quả khảo sát của Sở Y tế Nghệ An năm 2014 cho thấy, so với trướcnăm 1994, chiều cao trung bình đã tăng khoảng 2cm (từ 1,60m lên 1,62m) đối vớinam và 1,5cm đối với nữ (1,50m lên 1,515m); cân nặng trung bình đạt 51kg (tăng2kg đối với nam) và 48kg (tăng 3kg đối với nữ)
Nhìn chung, sức khỏe, sự tăng trưởng cơ thể của của thanh niên Nghệ An,
mà hai chỉ số quan trọng là chiều cao và cân nặng, đã có bước phát triển tốt, đồngđều với thanh niên cả nước Tuy vậy, so với tầm vóc cơ thể của thanh niên cácnước trong khu vực thì thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên Nghệ An nóiriêng vẫn thuộc vào loại trung bình thấp Bên cạnh đó, tình hình sức khỏe thể chấtcủa thanh niên Nghệ An đang bị ảnh hưởng nặng nề của các tệ nạn và bệnh dịch xãhội Chiếm tỷ lệ cao trong tổng số đối tượng nghiện ma túy, lây nhiễm HIV/AIDS,mại dâm và số lượng tuyệt đối tăng hàng năm, có khi đột biến ở một số tệ nạn,bệnh xã hội
- Về đời sống vật chất, văn hóa tinh thần
Đời sống văn hóa, tinh thần của thanh niên Nghệ An ngày càng được cảithiện và nâng cao, tuy nhiên, nhận thức, thái độ của thanh niên đối với các giá trịvăn hóa truyền thống còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm
Hiện nay, 21/21 huyện, thành, thị tại tỉnh Nghệ An Đài Tiếng nói Việt Namvới nhiều tần số, phát sóng 24/24 Mức độ phổ cập tivi/hộ gia đình khá cao chiếmtrên 80% Số điểm truy cập mạng internet công cộng tăng 15%/năm (3100 điểmtruy cập năm 2018 lên 3565 điểm năm 2019) Bên cạnh những phương tiện thôngtin đại chúng, các hoạt động văn hóa cũng được chú trọng xây dựng và phát triển
Trang 20- Về tư tưởng chính trị
Thanh niên Nghệ An hiện nay ủng hộ và tích cực tham gia công cuộc đổimới, tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên, lốisống, lý tưởng sống, đạo đức của một bộ phận thanh niên rất đáng quan tâm
Thanh niên Nghệ An được sinh ra và kế thừa truyền thống cách mạng trênquê hương Xô viết anh hùng, ngày nay tiếp tục phát huy truyền thống cách mạngcủa thế hệ cha anh; có thái độ và ý thức chính trị rõ ràng đối với vận mệnh đấtnước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, số thanh niên gia nhập Đoàn, số đoànviên ưu tú giới thiệu cho Đảng, được kết nạp Đảng ngày càng tăng, năm sau caohơn năm trước; số cơ sở chưa có tổ chức Đoàn giảm dần hàng năm Số đảng viêntrẻ được kết nạp từ học sinh phổ thông trung học, từ sinh viên, từ tri thức trẻ có xuhướng tăng nhanh trong mấy năm gần đây
Bên cạnh những thanh niên ưu tú còn một bộ phận thanh niên lười lao động,
sa ngã, vi phạm pháp luật Các thế lực thù địch lợi dụng các phương tiện truyềnthông và những sơ hở trong công tác quản lý để tuyên truyền, xuyên tác chế độ, lôikéo, chia rẽ lực lượng thanh niên Một vấn đề đáng quan tâm đó là nhu cầu về đờisống tâm linh, hiện tượng mê tín trong thanh niên tại tỉnh Nghệ An có chiều hướnggia tăng
- Về tệ nạn xã hội vi phạm pháp luật
Trong những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình hình viphạm pháp luật, phạm tội và tệ nan xã hội ở tỉnh Nghệ An vẫn diễn biến phức tạp.Thanh niên luôn là đối tượng chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ trung bình khoảng 70% Đáng
lo ngại là thanh niên có mặt trong hầu hết các tội danh và tệ nạn xã hội Xu hướng
“trẻ hóa” đối tượng phạm tội và đối tượng vi phạm tệ nạn xã hội ở Nghệ An đangdiễn ra phổ biến, trong đó thường mắc các tội phạm hình sự và tội phạm ma túy.Đáng lo ngại và bức xúc nhất là phạm tội có tổ chức, tụ tập thành băng nhóm đểtrộm cắp, cướp giật, đâm thuê, chém mướn, đua xe trái phép, tổ chức sử dụng ma
Trang 21túy, thuốc lắc… khá phát triển và có xu hướng ngày càng phức tạp, nghiêm trọng,nhất là ở các thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò
- Về tình yêu, hôn nhân và gia đình
Đại đa số thanh niên Nghệ An gìn giữ được các truyền thống tốt đẹp của dântộc Thanh niên nhìn nhận về tình yêu và hôn nhân thực tế hơn, ý thức về hạnhphúc gia đình cụ thể hơn trước, nhiều thanh niên đặc biệt là thanh niên khu vực đôthị, thanh niên công nhân, thanh niên tri thức kết hôn muộn hơn trước từ 2-4 tuổi.Tình trạng tảo hôn trong thanh niên các dân tộc thiểu số tại các địa bàn miền núi tạiNghệ An vẫn diễn ra phức tạp và nghiêm trọng, trở thanh vấn đề nóng bỏng, nhứcnhối
- Về thanh niên nữ
Tính đến tháng 6 năm 2019 thì nữ thanh niên tỉnh Nghệ An từ 16 đến 30 tuổi
có 351.092 người, chiếm 49,19% tổng số thanh niên cùng độ tuổi [10, tr.3] Trongnhững năm gần đây, tỷ lệ nữ thanh niên trong cơ cấu dân số đang có xu hướnggiảm dần Tuy nhiên, trong một số ngành nghề như giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch,dịch vụ, v.v… lao động là nữ thanh niên chiếm tỷ lệ rất cao, có nơi tới 70-80% tổng
số lao động của toàn ngành
- Về thanh niên dân tộc thiểu số
Hiện nay tỉnh Nghệ An có 107.062 thanh niên thuộc các dân tộc thiểu số,chiếm 15% trong tổng số thanh niên toàn tỉnh [10, tr.3]
- Về thanh niên tôn giáo
Thanh niên tôn giáo: Hiện nay tỉnh Nghệ An có trên 67.806 thanh niên là tín
đồ các tôn giáo [10, tr.3] Trong đó có các tôn giáo chính là Phật giáo và Cônggiáo Thanh niên là các tín đồ của tôn giáo chiếm khoảng 9,5% trong tổng số thanhniên toàn tỉnh Tín ngưỡng tôn giáo tác động tới thanh niên Nghệ An về cơ bảndiễn ra bình thường, việc hành đạo trong khuôn khổ của pháp luật, chịu sự quản lýcủa Nhà nước Tuy nhiên có một số kẻ xấu lợi dụng tôn giáo để chống phá cáchmạng mà đối tượng chủ yếu chúng nhằm vào là thanh niên
Trang 221.2.2 Những vấn đề đặt ra với thanh niên Nghệ An hiện nay
Thứ nhất, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ tin học, ngoại ngữcủa thanh niên Nghệ An nhìn chung còn thấp và không đồng đều giữa các khu vực,vùng miền; định hướng nghề nghiệp và động cơ học tập, chọn nghề của nhiềuthanh niên chưa phù hợp với thị trường lao động; năng lực ứng xử và thực hành sauđào tạo của thanh niên còn hạn chế; một bộ phận thanh niên còn thụ động, ỷ lại,chưa tích cực vươn lên tự tạo việc làm, còn ngại khó, ngại khổ; xu hướng chạy theobằng cấp, nhận thức lệch lạc về nghề nghiệp còn khá phổ biến Tình trạng thấtnghiệp, thiếu việc làm, hoặc việc làm không ổn định và thu nhập thấp còn diễn ratrong tất cả đối tượng thanh niên ở các khu vực khác nhau (đô thị, công nghiệp,nông nghiệp, hành chính sự nghiệp); đã và đang tồn tại hiện tượng thừa lao động,nhiều thanh niên còn ngại đến công tác tại các vùng nông thôn, miền núi, nhiềuthanh niên từ nông thôn ra thành phố tìm việc làm, đã và đang tạo ra sức ép vềnhiều mặt đối với sự phát triển và quản lý đô thị
Thứ hai, tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma túy, tình trạng lây nhiễmHIV/AIDS đang diễn ra phức tạp mà thanh thiếu nhi đã và đang là đối tượng, nạnnhân chính; tệ nạn tham nhũng cùng với những biểu hiện của lối sống thực dụng,chạy theo đồng tiền xảy ra hàng ngày ở nhiều địa bàn và đối tượng khác nhau đã vàđang ảnh hưởng tiêu cực đến thanh thiếu nhi; tác động trực tiếp đến lối sống, địnhhướng lý tưởng sống của nhiều thanh niên tỉnh Nghệ An
Thứ ba, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủnghĩa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với sựchuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đangđặt ra yêu cầu cao về mọi mặt đối với thanh niên, đặc biệt là yêu cầu về lao động cótrình độ và tay nghề cao, có trình độ học vấn, trình độ khoa học, công nghệ và quản
lý, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp giỏi, có năng lực hội nhập và giữ gìn, pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc Điều đó mâu thuẫn với khả năng đáp ứng của nhiềuthanh niên, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội tìm việc làm của thanh niên Nghệ An
Trang 23Thứ tư, ảnh hưởng mặt trái của kinh tế thị trường, của tư tưởng, đạo đức, lốisống tư sản; hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, nhân quyền diễn ra gaygắt; sự phân hóa giàu nghèo; sự tha hóa về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán
bộ đảng viên… đang tác động rất phức tạp đến thế hệ trẻ, ảnh hưởng tiêu cực đến
tư tưởng, đạo đức, lối sống và lý tưởng sống của thanh niên Nghệ An hiện nay Một
bộ phận thanh niên thiếu ý thức rèn luyện, non kém về nhận thức chính trị, phainhạt lý tưởng; thụ động, thờ ơ và ngại tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội,không muốn sinh hoạt Đoàn, Hội Một số ít thanh niên bị lôi kéo tin vào nhữngđiều mê tín dị đoan
Thứ năm, thanh niên Nghệ An là lực lượng đông đảo trong thanh phần dân
số của tỉnh, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp làm giàu, có tinh thần xungphong tình nguyện, xả thân vì nghĩa lớn Tuy vậy, thanh niên gặp không ít khókhăn về cơ chế, chính sách và môi trường để phát huy đầy đủ tiềm năng của mình
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị văn hóa phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí vàhưởng thụ nghệ thuật của thanh thiếu nhi tại Nghệ An còn hạn chế
Những vấn đề chung nhất trên đây, cũng như những vấn đề của thanh niênNghệ An trong từng lĩnh vực, từng đối tượng cụ thể như đã phân tích đòi hỏi cáccấp ngành tỉnh Nghệ An phải có những chính sách thích hợp, đầu tư nhiều hơn nữa
về nguồn lực, về cơ sở vật chất và bộ máy, đồng thời huy động các chủ thể xã hộikhác cùng tham gia giải quyết Mục đích chung là tạo ra môi trường kinh tế, vănhóa, chính trị, xã hội lành mạnh để thanh niên Nghệ An phát huy tốt tiềm năng,phục vụ sự phát triển của tỉnh nhà cũng như của đất nước
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC