“TTQT là một dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng đối với các NHTM, đồng thời hỗ trợ và thúc đây hoạt động kinh doanh XNK và đầu tư nước ngoài.” Nắm bắt được xu hướng trên, Vietinbank, v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUOC DANCHƯƠNG TRINH CHAT LƯỢNG CAO.
Chât lượng cao |
CHUYEN DE THỰC TAP
Chuyên ngành: Kinh doanh Quốc tế
ĐÈ TÀI:
PHÁT TRIEN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUOC TE
CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM CHI NHÁNH LÁNG HÒA LẠC
11.200Đ HNVOG BND
HÁN MỸ ANH
9107-P10Z
HÀ NỘI, 2018
Trang 2TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN
CHUONG TRINH CHAT LUQNG CAO
->a E1
œ -ĐÈ TÀI:
PHAT TRIEN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUOC TE CUA
NGAN HANG TMCP CONG THUONG VIET NAM CHI
TT THÔNG TIN THƯ VIỆN
PHÒNG LUẬN ÁN - TƯ LIỆU
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Sinh viên: Han Mỹ Anh
Chuyén nganh: Kinh doanh quốc tế
Lớp: Kinh doanh quốc tế CLC 56
11140178
HA NOI, 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên dé thực tập tốt nghiệp: “Phat triển dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam — Chỉ nhánh Láng
Hòa Lạc” là công trình nghiên cứu của riêng em.
Các số liệu kết quả nêu trong chuyên đề thực tập này là do em tự thu thập, trích dẫn tuyệt đối không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào.
Hà Nội, ngay15 tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện
2
Hán Mỹ Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình em thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình, em đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ lời khuyên và sự quan tâm từ nhiều phía, nhất là
từ các thầy, cô giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân và cơ sở nơi em thực
tập.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thay, cô giảng viên trường Dai học
Kinh tế Quốc dân trong suốt quá trình 4 năm qua đã nhiệt tình giảng dạy cho em những kiến thức chuyên ngành dé em có thé thực hiện chuyên đề này cũng như là nền tảng phục vụ công việc sau này.
Đặc biệt em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Hường Cô
là người hướng dẫn và giúp đỡ em thực hiện và hoàn thiện chuyên đề này Trong
suốt 4 tháng thực tập, cô là người đã trực tiếp chỉ dạy cho em những kiến thức, kỹ
năng để nghiên cứu chuyên dé, chỉ ra những thiếu sót cùng sai lầm mà em còn mắc phải để giúp em sửa chữa Em xin cảm ơn cô và sẽ luôn ghi nhớ những bài học cô đã dạy.
Em xin cảm ơn Ban điều hành của Vietinbank CN Láng Hòa Lạc đã cho em
cơ hội được thực tập tai chi nhánh trong suốt 4 tháng qua Đồng thời, em xin cảm
ơn tới các anh, các chị cán bộ Phòng giao dịch Trung Chính đã tận tình hướng
dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập.
Mặc dù rất nỗ lực thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình, nhưng
do em còn có nhiều thiếu sót về kiến thức và kỹ năng Vì vậy chuyên đề không
tránh khỏi còn nhiều thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến góp ý và
nhận xét từ phía các thay, các cô dé em có thé hoàn thiện bản thân hơn.
Trang 5Submitted to National Economics University 8.
Bai cua Hoc sinh 1%
Loại trừ Trích dẫn Mở Loại trừ trùng khớp <2%
ÁMÈ
Loại trừ mục lụctham Mở
khảo
Trang 61/84/05 802///7077178 << 6 1.2 Giới thiệu về Vietinbank — Chi nhánh Lang Hòa Lạc - -. 9
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank — CN Lang Hòa Lac 9
1.2.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Vietinbank - CN Lang Hòa Lạc 10 1.2.3 Tóm tắt về hoạt động kinh doanh tại Vietinbank — CN Lang Hoa Lạc giai
1.3 Các nhân tố ảnh hướng đến phat triển dịch vụ thanh toán quốc tế của
Vietinbank CN Láng Hòa Lạc giai đoạn 2013 — 2017 5 5=<<<=< 16
1.3.1 Các nhân tô khách quan giai đoạn 2013 — 2017 -. 2 z©sz=zz-z+s++ 16
1.3.2 Các nhân tố chủ quan giai đoạn 2013 — 2017 voecceccccsscssvessssseereesvessessesessen 22Chương 2 THUC TRẠNG DICH VỤ THANH TOÁN QUOC TE CUA
VIETINBANK -CN LANG HOA LAC GIAI DOAN 2013 — 2017 25
2.1 Khái quát về sự phát triển của dich vu thanh toán quốc tế của Vietinbank
CN Lang Hoa Lục giai đoạn 2013 — 2007 ueeeueeeoeeieiaiesirnianaarddsannosenassae 25
Trang 72.1.1 Các quy định liên quan đến dịch vụ thanh toán quốc tế được áp dụng giai
BOM PART DT = TOE Fs csr sca sceacarns taki es Mi NSN A A 2ã
2.1.2 Bức tranh chung về sự phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của Vietinbank
CN Láng Hoa Lạc giai đoạn 2013 — 2017 «+ k**vE£+vkxeeEeekxeeesexrrve 27
2.2 Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của Vietinbank
CN Lang Hoa lực giai đoạn 2013 — 20 cceeiieeeeiieiiiiiisiiennnasiirninnenmnnsie 39
2.2.1 Kết quả kinh doanh từ dich vụ thanh toán quốc tế Vietinbank — CN Láng
Hòa Lạc giai đoạn 2013 — 2) Ï7 - - - - 5< S13 E3+#EE++EEEEEEEsEEEerkererresrreeeseere 39 2.2.2 Các biện pháp đã sử dụng dé phát triển dich vụ thanh toán quốc tế
Vietinbank — CN Láng Hòa Lạc giai đoạn 2013 — 2()17 -s++-+++s+++s 4I
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của Vietinbank
CN Láng Hoa Lạt giai đoạn 2013 = 2017 siisssesssasasssscsnsavsncsnesnanuncessessernesenanenciasees 42
2.3.1 Ưu điểm trong việc phát triển dich vụ thanh toán quốc tế của chi nhánh
BIA MOAN B50m2/0/ << 42 2.3.2 Ton tại trong việc phát triển dich vụ thanh toán quốc tế của chỉ nhánh giai GOAN 820752700 1PẼ0Ẽ7Ẽ886 - 43
2.3.3 Nguyen nhân dan đến những ton tại trong việc phát triển dich vụ thanh toán quốc tế của Vietinbank — CN Láng Hòa Lạc giai đoạn 2013 — 2017 - 44
Chương 3 ĐỊNH HUONG VÀ GIẢI PHAP PHÁT TRIEN DỊCH VỤ THANH
TOÁN QUOC TE CUA VIETINBANK - CN LANG HOA LAC DEN NĂM
3.1 Định hướng phát triển dich vụ thanh toán quốc tế của Vietinbank — CN
Láng Hòa Lạc đến năm 2(022 - 2-2-2222 €SZ€ESs£Se+sevsserserszerserserr 47
3.1.1 Phân tích các cơ hội và thách thức trong phát triển các dịch vụ thanh toán
quốc tế đến năm 2(022 - + ++t‡EEEEEEEEEEEEEEEE111111111111111111111111 111k, 47
3.1.2 Kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh của Vietinbank — CN Lang Hoa Lạc đến năm 2022 viccccccceccccssssverssvsverssesveceresserssversavsreavsveresssusatsnsatessavseatseseeseavenees 50
3.1.3 Dinh hướng phat triển dich vụ thanh toán quốc tế của Vietinbank — CN Láng Hòa Lạc đến năm 2()22 -:- 2:©-2+©2£+2++E£+2E++EE++EEEEEE+EEE2EEEeEEterxrsrved 32
3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế cho Vietinbank CN Láng
HN fpr li Ti 200 cá ng x0 1xt202'0051282400.1112201101 1232-0101 2A19910702210071911171651 55
3.2.1 Tăng cường Marketing ngân hàng, tập trung giới thiệu sản phẩm mới 55
Trang 83.2 ang G00 NIÌNG HC GŨN DO LÀN TOAD wens ccncunemvenases me csscememenaamainsaevenns 56
3.2.3 Nâng cấp công nghệ thanh toán của CRiANGNN o.cccccccccsscessessesceessessessesseeees 59
3.2.4 Da dang hoa dich vụ thanh toan quoc HỂ S 5S E1211121111111111111111E 1E cre, 60
3.3 Một số kiến nghị nhằm tao môi trường và điều kiện thực hiện các giải pháp
3.3.1 Kiến nghị doi với Vietinbank về việc mở rộng quan hệ dai lý với các ngân
hàng trên thé giới cecccccccccccccscescesessesvesessesssssssessessessesessesssssessesssessessessessecsessesseeseeees 61
3.3.2 Kiến nghị ngân hàng Vietinbank xây dựng chính sách kinh doanh ngoại hồilinh hoạt gắn liên với dịch vụ thanh toán quốc — 62
0007.9077 64 TÀI LIEU THAM KKHẢO - 5Ÿ 5Ÿ 5£ s2 s£S<ESES£ESEseEetsersersersesserserse 66
Trang 9DANH MỤC TỪ VIET TAT
ls
Vietinbank Ngan hang TMCP Cong thuong Viét Nam
NHTM Ngan hang thuong mai
Chi nhánh Thanh toán quốc tế
Xuất khâu, nhập khẩu, xuất - nhập khẩu Ngân hàng Nhà nước
Ngân thàng Thương mại
Society for Worldwide Interbank and Financial
Telecommunication — Hiệp hội viên thông liên ngân
hàng và tài chính quôc tê
Trang 10DANH MUC BANG HINH
Tinh hình huy động vốn của Vietinbank — CN Lang Hòa Lạc (2013 — 2017) Tình hình cho vay vốn của Vietinbank — CN Láng Hòa Lạc (2013 — 2017) Doanh thu chuyên tiền XNK qua Vietinbank — CN Láng Hòa Lạc
Doanh thu nhờ thu XNK của Vietinbank — CN Lang Hòa Lac (2013 — 2017)
Doanh thu thanh toán L/C của Vietinbank — CN Lang Hòa Lạc (2013 — 2017)
Cơ cau doanh thu TTQT của Vietinbank — CN Láng Hòa Lạc (2013 — 2017)
Kết quả kinh doanh dịch vụ TTQT của Vietinbank CN Láng Hòa Lạc (2013 — 2017)
Sơ đồ mô tả bộ máy tô chức điều hành của Vietinbank — CN Láng Hòa Lac
Tốc độ tăng trưởng huy động von của Vietinbank — CN Lang Hòa Lạc (2013 — 2017)
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo GDP giai đoạn 2013 — 2017
Can cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2013 — 2017
Quy trình thực hiện trong phương thức chuyền tiền (trường hợp 1)
Quy trình thực hiện trong phương thức chuyền tiền (trường hợp 2) Quy trình thực hiện phương thức nhờ thu phiếu trơn
Quy trình thực hiện phương thức nhờ thu kèm chứng từ
Quy trình thực hiện chung của phương thức thanh toán L/C
Cơ cau doanh thu TTQT của Vietinbank — CN Láng Hòa Lạc (2013 - 2017)
13 15
30
34
37 38
32
33 35 38
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành xuất nhập khẩu Việt Nam đang ngày càng phát triển năng động và sôi
nôi hơn Có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, hàng hóa Việt Nam đã vượt
ra ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, cácnước ASEAN và bat dau phát triển sang những thị trường mới như châu Phi,Trung Đông, Mỹ La Tinh, Do đó thương mại quốc tế ngày càng phát triển va
đóng vai trò quan trọng đôi với nên kinh tê.
Từ sự phát triển của thương mại quốc tế mà các giao dịch TTQT ngày càng
phát sinh nhiều hơn “TTQT là một dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng đối với
các NHTM, đồng thời hỗ trợ và thúc đây hoạt động kinh doanh XNK và đầu tư
nước ngoài.”
Nắm bắt được xu hướng trên, Vietinbank, với định hướng phát triển thành một
ngân hàng hiện đại mang tầm quốc tế và tiềm lực của một ngân hàng hàng đầuViệt Nam đã đặc biệt chú trọng đến phát triển địch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ
thương mại với mục đích vừa giúp doanh nghiệp đây mạnh xuất nhập khâu, vừa
tìm được đầu ra bền vững cho đồng vốn Tại Việt Nam, ngân hàng Vietinbankđược biết đến là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu về cung cấp
sản pham dich vụ ngân hang hiện dai, dat tiêu chuan quốc tế, trong đó có hoạt
động tài trợ thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế VietinBank giữ vững vị thế
là NHTM cô phần duy nhất của Việt Nam được The Asset trao giải “Ngân hàngTTTM vốn lưu động tốt nhất Việt Nam” cho phân khúc khách hàng vừa và nhỏ
(SME) vào tháng 4/2017; Giải thưởng “Ngân hàng TTTM tốt nhất Việt Nam năm
2017” do The Asian Banker vinh danh tại Singapore tháng 6/2017.
Vietinbank — CN Lang Hòa Lac là một trong những đơn vi đã có đóng góp
không nhỏ giúp Vietinbank giữ vững được vị thế của mình trên thị trường Tuy nhiên trong quá trình tham gia thương mại quốc tế, Vietinbank nói chung và chỉ
nhánh Láng Hòa Lạc nói riêng van gặp phải khó khăn do phức tạp của nghiệp vu,
trình độ kiểm soát, quản lí và hạn chế rủi ro Chính vì vậy hoạt động thanh toánquốc tế của ngân hàng Vietinbank cũng như của chi nhánh chưa phát huy được hết
1h
Trang 12những tiềm năng của mình Xuất phát từ thực tiễn trên, trong phạm vi kiến thức
của bản thân, em xin lựa chọn đề tài: “Phat triển dịch vụ thanh toán quốc té của
ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam — Chỉ nhánh Lang Hoa Lạc giai
đoạn 2013 - 2017” làm đề tài thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2 Tổng quan nghiên cứu
Trong khoảng năm năm trở lại đây, hoạt động TTQT tại các ngân hàng thương
mại được khá nhiều người lựa chọn trở thành đối tượng nghiên cứu Nhờ đó, em
đã tham khảo một số chuyên đề tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ
nghiên cứu về TTQT gan đây đề chi ra dé tài của chuyên dé này không hoàn toàn
trùng với các công trình nghiên cứu đã công bó
Nguyễn Thái Dũng (2015), “Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế
theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Phương Đông chi
nhánh Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng Qua nghiên cứu các cơ sở
lý luận và đánh giá các khả năng xảy ra rủi ro trong thanh toán quốc tế, tác giả đã
đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện thanh toánquốc tế mà trọng tâm là hạn chế rủi ro thông qua phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ và nâng cao hiệu quả của phương thức này đối với ngân hàng TMCP
Phương Đông chi nhánh Hà Nội.
Phạm Tiến Dũng (2015), “Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại
ngân hang Sài Gòn thương tín — Chi nhánh Hà Nội”, chuyên dé tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng Nghiên cứu của tác giả dựa vào các nguyên nhân khách quan và
nguyên nhân chủ quan dan đến những tồn tại trong hoạt động TTQT của Chi
nhánh dé đưa ra giải pháp giải quyết sát đáng.
Nguyễn Thanh Hiền (2017), “Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế
tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Vietinbank — Chi nhánh TP.Hà
Nội”, chuyên đề tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân Tác giả nghiên cứu dựa
trên cơ sở lý thuyết và phân tích dữ liệu thực tế từ hoạt động TTQT của
Vietinbank — CN TP.Hà Nội Từ đó nhận định rằng “muốn nâng cao hiệu quả của
hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Công thương nói chung và CN TP.Hà Nội
nói riêng phải có sự phối hợp đồng bộ linh hoạt từ nhiều phía, không chỉ là phối
hợp chặt chẽ giữa chi nhánh và khách hàng mà phải có sự góp sức từ phía chính
Trang 13phủ, ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hệ thống ngân hàng Công thương Việt
„”
Nam.
Qua các công trình nghiên cứu mà em được biết, có thể thấy răng trong điều kiện thương mại quốc tế phát triển như hiện nay, các ngân hàng muốn giữ được vị trí trung gian thanh toán của mình thì tất yếu phải chú trọng phát triển địch vụ
TTQT Bởi lẽ hoạt động ngoại thương là hoạt động cơ sở, hoạt động TTQT là
hoạt động phái sinh Vì hoạt động TTQT được thực hiện qua hệ thống NH, nên
khi nói đến hoạt động TTQT là nói đến hoạt động thanh toán của NH và không
NH nào lại không phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, trong đó lấy hoạt
động TTQT làm trọng tâm Mà muốn phát triển dịch vụ TTQT thì cần phải nâng
cao hiệu quả hoạt động TTQT và mở rộng phạm vi TTỌT.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là phân tích và đánh giá về thực trạng phát triển dịch vụ TTQT của ngân hàng Vietinbank — CN Láng Hòa Lạc, từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ TTQT của chi nhánh.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
— Tìm hiểu về dịch vụ TTQT của các ngân hàng thương mại nói chung và các nhân tó
ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế Vietinbank — CN Lang Hòa
Lạc giai đoạn 2013 — 2017.
— Nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ TTQT của Vietinbank — CN Láng Hòa
Lạc giai đoạn 2013 — 2017 Từ đó chỉ ra những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân
dẫn đến tôn tại đó
— Định hướng và đưa ra đề xuất các giải pháp mà Vietinbank có thê thực hiện dé phát
triển dịch vụ tại CN Láng Hòa Lạc đến năm 2022.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
— Đôi tượng nghiên cứu: Việc phát triển địch vụ TTQT Vietinbank
— Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: ngân hang Vietinbank có nhiều chỉ
nhánh, chuyên đề này chỉ nghiên cứu tai chi nhánh Lang Hòa Lạc
Trang 14+ Phạm vi nghiên cứu vé mặt thời gian: phần thực trạng, nghiên cứu về phát triển
dich vụ TTQT của Vietinbank — CN Lang Hòa Lac trong giai đoạn 2013 — 2017,
đồng thời định hướng và đề xuất giải pháp phát triển dich vụ này đến năm 2022
5 Kết cầu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục các bảng và tài liệutham khảo, kết cấu của chuyên đề gồm ba phan là:
Chương I: Dịch vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại
và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của
Vietinbank — CN Lang Hòa Lac giai đoạn 2013 — 2017.
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của
Vietinbank CN Lang Hòa Lac trong giai đoạn 2013 — 2017.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán
quốc tế của Vietinbank — CN Láng Hòa Lạc đến năm 2022
Trang 15Chương 1
DỊCH VỤ THANH TOÁN QUOC TE CUA CÁC NGAN HÀNG
THUONG MẠI VÀ CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN PHÁT
TRIEN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUOC TE CUA
VIETINBANK CN LANG HÒA LẠC GIAI DOAN 2013 — 2017
1.1 Lý luận co bản về dịch vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương
mại
1.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế Hoạt động TTQT được bắt nguồn từ hoạt động ngoại thương, mà mục đích của
hoạt động TTQT là để hỗ trợ và phục vụ cho các hoạt động XNK giữa các nước diễn
ra một các hiệu quả và thông suốt Hơn nữa hoạt động ngoại thương và TTQT đều liên
quan và gắn liền với nhiều lĩnh vực hoạt động khác, là mắt xích không thé thiếu trongkinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia
Tuy nhiên TTQT là khâu có ý nghĩa cực ky quan trọng và đôi khi là khâu quyết
định đến hiệu quả và tăng trưởng ngoại thương Bởi vì chỉ khi hoạt động thanh toán an
toàn và suôn sẻ thì người bán mới thu được tiền và người mua mới trả được tiền Đây
cũng là cơ sở nền tảng khiến hoạt động XNK tôn tại, phát triển Khái niệm của thanh
toán quốc tế được mô tả như sau: “Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi
kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa
một quốc gia với tô chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các
nước liên quan ”
1.1.2 Đặc điểm của thanh toán quốc tế
a) Thanh toán quốc tế chịu sự điều chỉnh của Luật pháp và các tập quản
quốc tê
Do TTQT liên quan đến các chủ thé ở hai hay nhiều quốc gia nên các chủ thé khi
tham gia vào hoạt động TTQT không những chịu điều chỉnh của pháp luật quốc gia
mà còn phải tuân thủ theo các văn bản pháp lý quốc tế, tập quán quốc tế do Phòng
thương mại quốc tế ban hành như UCP, URC, INCOTERMS., nhằm đảm bảo sự
=
Trang 16công bằng cho các chủ thể tham gia, tranh chấp được giải quyết chủ yếu bằng Luật
quốc tế, Luật quốc gia nước thứ ba, Luật của người XK hoặc Luật của người NK do
các bên thỏa thuận thông qua con đường trọng tài hay tòa án.
b) Thanh toán quốc tế được thực hiện phan lớn qua hệ thống ngân hang
Trong thực tế người XK và người NK không thé và không được phép tiến hành
thanh toán trực tiếp cho nhau, mà theo luật định, các bên phải thanh toán qua hệ thống
ngân hang Do đó trong TTQT sẽ có ít nhất hai ngân hàng tham gia Việc thanh toánqua hệ thống ngân hàng đảm bảo các khoản chi trả được thực hiện an toàn, nhanh
chóng và hiệu quả
c) Tiền mặt hau như không được sử dụng trực tiếp, mà thay vào đó là
phương tiện thanh toán quốc tế khác
Do các bên không giao dịch trực tiếp mà sử dụng trung gian giao dịch là ngân hàng giữa các bên, nên thay vì sử dụng tiền mặt, người ta sử dụng các phương tiện thanh toán khác như hối phiếu, kỳ phiếu và séc.
d) Trong thanh toán quốc tế có ít nhất một trong hai bên có liên quan đến
ngoại tệ
Trừ khu vực sử dụng đồng tiền chung (như khu vực Liên minh Châu Âu EU) thì trong TTQT có ít nhất một trong hai bên có liên quan đến đồng ngoại tệ Do đó, hoạt
động TTQT chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại hồi quốc gia
1.1.3 Vai trò của thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại trong giai
đoạn 2013 — 2017
1.1.3.1 Vai trò đối với nên kinh tế
a) Giúp các hoạt động thu hút ngoại tệ và nguồn vốn diễn ra thuận lợi Tại các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế là rat lớn Nguồn von bên ngoài có vai trò quan trọng trong thúc đây nền kinh
tế các nước này tăng trưởng và phát triển nhanh hơn Vì vậy, các biện pháp nhằm thu
hút nguồn vốn bên ngoài được các nước đề ra như: thực hiện chiến lược phát triển nền kinh tế hướng về xuất khâu, tăng cường các biện phát thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoai, vay nợ nước ngoài, Tất cả các hoạt động đó đều làm phát sinh các nghĩa vụ tiền tệ của mỗi chủ thê nước này với các chủ thê nước ngoài Các hoạt động
6
Trang 17này chỉ diễn ra thuận lợi khi hoạt động TTQT được tiến hành nhanh chóng, an toàn,
chính xác và hiệu quả.
b) Thúc day hoạt động XNK trong nên kinh tế diễn ra thông suốt
TTQT là cầu nối giữa kinh tế trong nước và kinh tế thế giới, có các dụng thúc day
hoạt động XNK hàng hóa, dịch vụ,
TTQT phát triển giúp quá trình lưu thông hàng hoá - tiền tệ giữa người mua vàngười bán diễn ra trôi chảy và hiệu quả hơn Nhờ đó luồng vốn được quay vòng nhanh
hơn, được sử dụng hiệu quả hơn và giảm rủi ro cho các doanh nghiệp tham gia vào
quá trình thanh toán Mỗi doanh nghiệp là một chủ thé của nên kinh tế, sự phát triểncủa doanh nghiệp đóng góp vào tăng trưởng GDP của nền kinh tế
c) Thúc day và mở rộng dịch vụ và hợp tác quốc tế trong kinh tế đối ngoại
Trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, hoạt động kinh tế đối ngoại
càng trở nên quan trọng hơn đối với sự phát triển của các quốc gia Các chủ thể của nên kinh tế không chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh trong nước mà còn mở rộng
hoạt động kinh doanh ra nhiều nước khác trên thế giới nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao
hon Quá trình mua bán, luân chuyên hàng hoá, dich vụ giữa các tổ chức, cá nhân
thuộc các quốc gia khác nhau trở nên thường xuyên hơn
Thêm vào đó, nếu không có TTQT thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó mà tôn tài
va phát triển được, vì TTQT là khâu then chốt trong quá trình mua bán và trao đôi
dich vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau Như đã nhắc ở trên,
hoạt động TTQT được diễn ra nhanh chóng, an toàn và chính xác sẽ giải quyết các
mối quan hệ lưu thông hàng hóa - tiền tệ của người mua và người bán diễn ra trôi
chảy, hiệu quả.
Tóm lại, có thể nói rằng kinh tế đối ngoại có mở rộng được hay không, một phần
là nhờ vào hoạt động TTQT có phát trién hay không TTQT phát triển sẽ day mạnh ca
hoạt động XNK, phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp nâng
cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ
d) Góp phân hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đông ngoại thương
Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, do vị trí địa lý giữa các đối tác cách xa nhau
nên việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng thanh toán của đối tác, gặp nhiều
khó khăn Vậy nên nếu thực hiện tốt TTQT thi sẽ giúp nhà kinh doanh XNK hạn chế
7
Trang 18được rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán Điều nay lại cũng thúc đâykinh tế đối ngoại phát triển hơn.
1.1.3.2 Vai trò đối với các ngân hàng thương mại
Có thể nói TTQT là hoạt động sinh lời của các ngân hàng thương mại Nó manglại cho ngân hàng nguôn thu đáng ké và thúc đây các hoạt động kinh doanh khác của
ngân hàng như kinh doanh ngoại hối, tài trợ XNK, bảo lãnh, Vì vậy ngày nay,
TTQT là một hoạt động dịch vụ quan trọng đối với các ngân hàng thương mại
a) Giúp ngán hàng tăng doanh thu từ phí dịch vụ
Tại các NHTM hiện nay, thu nhập từ phí dịch vụ càng ngày càng tăng Thông qua
cung cấp dịch vụ TTQT, ngân hàng thu phi dich vụ chuyền tiền, thanh toán L/C, phíbảo lãnh, nguồn thu này đóng góp không nhỏ vào doanh thu của các ngân hàng va
đang có xu hướng tăng lên cả về số lượng lẫn tỷ trọng trong tông thu nhập của ngân
hàng.
Biểu phí dịch vụ có thể khác nhau đối với từng phương thức thanh toán, môi
trường cạnh tranh và độ tín nhiệm của khách hàng Từ đó tạo nên doanh thu và lợi nhuận của các ngân hàng thương mại.
b) Mắt xích quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Thông qua TTQT, ngân hàng có thé chap nói phát triển các nghiệp vụ khác như
tín dụng, tài trợ XNK, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, mở rộng quan hệ tài khoản, quan
hệ ngân hang đại ly,
Đồng thời thu hút thêm lượng khách hàng có nhu cầu giao dịch quốc tế Trên cơ
sở đó, ngân hàng có thé tăng thêm quy mô hoạt động, nguồn thu dé bù đắp chi phí và tạo lợi nhuận cần thiết.
TTQT giúp ngân hàng tăng tính thanh khoản thông qua lượng tiền ký quỹ Mức
ký quỹ luôn phụ thuộc vào độ tin cậy, an toàn đối với từng khách hàng cụ thể Vì vậy
trong thời gian chờ đợi thanh toán, ngân hàng có thê sử dụng các khoản này đề hỗ trợ
thanh khoản khi cần thiết hoặc đầu tư, kinh doanh ngắn hặn đề kiếm lời.
c)_ Giúp tăng cường quan hệ đối ngoại của Ngân hàng thương mai
Thanh toán quốc tế giúp quy mô hoạt động của ngân hàng thương mại vượt ra
khỏi biên giới quốc gia, thiết lập mối quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài
Nâng cao uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế Khi các dịch vụ của ngân hàng càng nhiều và càng phát triển thì uy tín của ngân hàng đó đối với khách hàng cũng
8
Trang 19như các ngân hàng khác trên thế giới sẽ càng được nâng cao Trên cơ sở nâng cao uy
tín ngân hàng khai thác các nguồn tài trợ trên thị trường tài chính quốc tế, từ các ngân
hàng nước ngoài, thu hút thêm khách hàng.
1.1.3.3 Vai trò đối với các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu
TTQT tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà XNK khi tham gia thương mại quốc tế.
Nó liên quan đến quyền lợi của nhà XK, nhà NK Vì vậy các điều khoản trong hợpđồng mua bán ngoại thương rất quan trọng Nếu khâu thanh toán được thực hiện chínhxác, an toàn, nhanh chóng theo yêu cầu của các bên đã đưa ra thì sẽ đem lại sự tiện lợicho cả bên mua và bán Bên cạnh đó, quyền lợi của nhà XNK được đảm bảo sẽ tạo
được sự tin tưởng trong quan hệ hợp t00Elc mua ban.
a) Đối với nhà xuất khẩuNhà nhập khẩu mong muốn kiểm soát được hàng hóa cho đến khi được thanh toánhay chấp nhận thanh toán Hoạt động TTQT giúp nhà xuất khẩu kiểm soát hàng hóathông qua việc kiểm soát chứng từ vận tải bằng cách sử dụng các phương thức thanh
toán của ngân hàng.
b) Đối với nhà nhập khẩu
Nhà nhập khâu muốn kiểm soát được tiền của mình cho đến khi có quyền định
đoạt hàng hóa Hoạt động TTQT giúp nhà nhập khẩu kiểm soát tiền thông qua việc
định đoạt chứng từ vận tải bằng cách sử dụng các phương thức thanh toán của ngân
hàng
1.2 Giới thiệu về Vietinbank — Chi nhánh Lang Hòa Lac
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank — CN Láng Hòa Lạc
Vietinbank — CN Láng Hòa Lạc được thành lập tháng 12 năm 2006 theo Quyết
định số 312/QĐ-HĐQT-NHCTI của Chủ tịch HĐQT Vietinbank Trụ sở của CN đặt
tại số 3 khu Tân Bình, thị tran Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội
Trong suốt hơn 10 năm hình thành và phát triển, CN Láng Hòa Lạc luôn là mộttrong SỐ những đơn vị thành viên có hoạt động kinh doanh xuất sắc của hệ thong
Vietinbank.
Không nam ngoài định hướng hoạt động chung của Vietinbank, CN luôn hướng
tới mục tiêu góp phần đưa Vietinbank trở thành NH TMCP hàng đầu và là NH bán lẻ
9
Trang 20hiện đại đa năng nhất Việt Nam Hiện nay, Nhiệm vụ chính của Vietinbank — CN
Láng Hòa Lạc là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ-NH khác.
Là CN duy nhất của cửa ngõ phía tây thủ đô nên CN Láng Hòa Lạc cũng đã gặp
một số khó khăn trong những ngày đầu hoạt động Nhưng với định hướng và chính sách hoạt động đúng dan của ban lãnh dao chi nhánh, đã tận dụng tốt những lợi thế
tiên phong của mình Qua hơn 10 năm hoạt động CN đã tao cho mình một chỗ đứng
vững chắc với thị trường Hà Nội minh chứng bởi dư nợ hằng năm đều tăng Đáng kê
là thành tích 6 lần đạt danh hiệu CN xuất sắc toàn hệ thống, nhận bằng khen của Chủ
tịch HĐQT và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
1.2.2 Cơ cau tổ chức và bộ máy hoạt động của Vietinbank - CN Láng Hòa Lạc
a) Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy tổ chức điều hành từng bộ phận của chi
nhánh:
— Ban điều hành: gồm Giám đốc chi nhánh và các phó giám đốc Ban điều hành trực
tiếp đưa ra quyết định, hướng dẫn thi hành chính sách và quản lý hoạt động của
các phòng ban trong chi nhánh.
— Khối khách hàng doanh nghiệp: Gồm 2 phòng là phòng khác hàng doanh nghiệp
lớn và phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, chịu trách nhiệm tìm kiếm,
phân loại khách hàng, chăm sóc và hỗ trợ đối tường khách hàng doanh nghiệp.Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị và bán các sản phẩm, dich vụ tín dụng cho doanh
nghiệp.
— Khối bán lẻ: Gồm 5 phòng giao dịch tổng hợp có chức năng phục vụ khách hang
và thực hiện các nghiệp vu, giao dịch trực tiếp với khách hàng Tư van, tiếp thị, va
bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.
— Khối hỗ trợ:
+ Phòng tổ chức hành chính: thực hiện các công tác tô chức cán bộ về dao tạo, tiền
lương, bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội, tại chi nhánh theo chủ trương của
Nhà nước và quy định của Vietinbank
+ Phòng tiền tệ kho quỹ: quản lý an toàn kho quỹ, quan lý tiền mặt theo quy định
của Nhà nước và Vietinbank.
10
Trang 21+ Phòng kế toán giao dịch: thực hiện các nghiệp vu, giao dịch liên quan đến công
tác quan lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh Phòng ban quản lí và chịu
trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy
+ Phòng TTTM: thực hiện nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế và tài trợ
(Nguôn: Phòng tổ chức hành chính Vietinbank — CN Lang Hòa Lạc)
b) Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban liên quan đến TTQT
— Bộ phận TTQT: Giao dịch viên gởi các ban thảo và điện lên Phòng TTTM, đồng
thời nhận ban thảo và điện từ Phòng TTTM gửi lại; Thực hiện nhiệm vụ mở L/C,
hoàn thành bộ hồ sơ TTQT, chuyén tiền ra nước ngoài
— Ban giám đốc: Đại diện CN ký duyệt hợp đồng liên quan hoạt động TTQT với
khách hàng.
HỘI)
Trang 22— Tùy vào hợp đồng liên quan tới ký duyệt của Trưởng Bộ phận TTQT, kiểm soát
viên, phòng hỗ trợ |
1.2.3 Tóm tắt về hoạt động kinh doanh tại Vietinbank — CN Lang Hòa Lạc giai
đoạn 2013 — 2017
1.2.3.1 Hoạt động huy động vốnBiểu đô 1.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng huy động vốn của CN trong giai đoạn 2013 —
2017 đạt được kết quả khả quan, mức tăng trưởng qua các năm khá ổn định, trungbình tăng 34% mỗi năm Tổng nguồn vốn huy động năm 2013 là thấp nhất 565,28 tỷVND, năm 2017 đạt cao nhất 1819,52 tỷ VND Tốc độ tăng trưởng khá tốt, đặc biệt là
Bảng 1.1 dưới đây cung cấp số liệu về tình hình huy động vốn của Vietinbank CN
Láng Hòa Lạc giai đoạn 2013 — 2017 theo các hình thức khác nhau, chiếm tỷ trọng
khác nhau trong cơ cau nguồn vốn huy động
Cụ thẻ, về chỉ tiêu loại tiền vốn huy động, loại tiền VND chiếm tỷ trọng cao hơn
so với ngoại tệ quy ra VND trong tổng nguồn vốn huy động, thể hiện rõ nhất năm
2013 loại tiền VND chiếm 88,8% tông nguồn von huy động Mặc dù tỷ lệ này có giảm
qua 5 năm nhưng luôn duy tri ở mức trên 80% (xem bang 1.1)
12
Trang 23Về chỉ tiêu tiền gửi, trong giai đoạn 2013 — 2017 cả hai chỉ tiêu tiền gửi doanhnghiệp và tiền gửi cư dân đều tăng, đặc biệt là tiền gửi doanh nghiệp liên tục tăng
— Chỉ tiêu tiền gửi doanh nghiệp từ năm 2013 đạt 433,56 tỷ VND đến năm 2017 đã
đạt đến 1819,52 tỷ VND với tốc độ tăng trưởng trung bình trên 38,4% mỗi năm.Chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tong nguồn vốn huy động của Vietinbank —
CN Láng Hòa Lạc.
13
Trang 24— Ngược lại, chỉ tiêu tiền gửi dân cư mặc dù tăng về mặt giá trị nhưng lại giảm ty
trọng trong tong nguồn vốn huy động của Vietinbank — CN Láng Hòa Lạc Tiền
gửi dân cư năm 2013 đạt 131,72 tỷ VND chiém 23,3%; nam 2014 dat 170,6 ty
VND chiếm 22%; năm 2015 đạt 186,5 ty VND chiếm 18,8%; năm 2016 đạt226,06 tỷ VND chiếm 17% và đến năm 2017 đạt 234,72 tỷ VND chỉ còn chiếm13% trong tông nguồn vốn huy động (xem bảng 1.1)
Ta có thé thay trong giai đoạn 2013 — 2017 đã có sự dịch chuyên về cơ cấu giữatiền gửi khách hàng doanh nghiệp và tiền gửi cư dân trong tổng nguồn vốn huy động
của Vietinbank — CN Lang Hòa Lạc Cho thấy Vietinbank — CN Láng Hòa Lạc đã
tăng cường khai thác tiềm năng tài chính từ đối tượng khách hàng doanh nghiệp vàcho thấy kết quả khả quan Không những huy động được lượng vốn lớn mà còn đạtmức tăng ôn định qua mỗi năm Điều nay góp phần không nhỏ vào sự phát triển hoạt
động kinh doanh của Vietinbank — CN Lang Hòa Lạc.
1.2.3.2 Hoạt động cho vay
Dựa vào nguồn vốn huy động khá đồi dào kế trên, Vietinbank — CN Láng HòaLạc có khả năng đáp ứng các nhu cau về cho vay vốn cho các thành phan kinh tế, giúpcác doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến dây chuyền công nghệ, nângcao chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm cho người lao động
Dựa vào bang 1.2 dưới đây về tình hình cho vay vốn của Vietinbank — CN Láng
Hòa Lạc giai đoạn 2013 — 2017, trước hết ta thấy doanh số cho vay vốn luôn tăng qua
các năm.
—_ Năm 2013 doanh số cho vay đạt 2.672,7 ty VND; sang năm 2014 tăng thêm xấp
xi 9%, cham mức gần 2.913,2 ty VND; năm 2015 tăng thêm 10% dat hơn 3200 tỷ
VND; năm 2016 tiếp tục tăng lên hơn 3600 ty VND tương đương tăng 12,5%; năm 2017 có mức tăng nỗi bật nhất đạt 4.117,1 ty VND tương đương tăng 14,2%.
Tốc độ tăng trưởng trung bình là 11,4% một năm (xem bảng 1.2)
— Doanh số thu nợ các năm luôn tăng, đặc biệt đây là chỉ tiêu có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất so với doanh số cho vay,dư nợ cho vay và nợ xấu Chứng minh
Vietinbank — CN Lang Hòa Lạc không những có khả năng đáp ứng nhu cầu vay
vốn của khách hàng mà còn có khả năng thu hồi nợ khá tốt và hiểu quả Cụ thé, tỷ
lệ “Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay” đạt mức khá cao và luôn tăng qua các
14
Trang 25năm: năm 2013 đạt 68,33%; năm 2014 tăng lên thành 70%; năm 2015 thu được
72,5%; năm 2016 thu được xap xi 76%; năm 2017 thu được 82,3%.
Bang 1.2: Tinh hình cho vay von của Vietinbank — CN Lang Hòa Lạc (2013 — 2017)
Don vị : Tỷ VND
Chỉ tiêu | Doanh số | Doanh số | Dư nợ Nợ xấu kị lệ ng
Năm cho vay thu nợ cho vay sau’ dự
(Nguon: Bao cdo két qua hoạt động kinh doanh thường niên của
Vietinbank — CN Lang Hòa Lạc 2013 — 2017)
—_ Giai đoạn 2013 - 2017 dư nợ cho vay có tăng trong ba năm đầu nhưng có dau
hiệu giảm năm 2016 và giảm mạnh năm 2017 Nguyên nhân là do doanh số thu
nợ trong hai năm cuôi tăng mạnh khiên dư nợ cho vay giảm xuông đáng kê Điêu
này góp phần chứng minh hoạt động cho vay của Vietinbank — CN Láng Hòa Lạc
đạt hiệu quả khá tốt (xem bảng 1.2)
— Mặc dù năm 2014 chỉ tiêu nợ xấu tăng lên 213,4 tỷ VND (tăng 80%) so với 2013
nhưng sau đó mức tang năm 2015 đã chậm lại, đạt 282,05 ty VND, chi tăng
32,17% ; năm 2016 nợ xấu bắt đầu giảm xuống còn 174,5 tỷ VND tương đương
15
Trang 26giảm 38%; năm 2017 giảm xuống còn 145,7 tỷ đồng tương giảm 16,5% Mức giảm của năm 2017 mặc dù ít hơn so với 2016 nhưng giá trị nợ xấu cũng đã thấp hơn nhiều so với các năm trước đó Đây là dấu hiệu khả quan cho thấy khả năng vay vốn và thanh toán của khách hàng đã tăng lên (xem bảng 1.2)
Nhìn chung, kết quả hoạt động cho vay của Vietinbank — CN Lang Hòa Lac đạtkết quả khả quan cả về doanh số cho vay lẫn khả năng thu hồi nợ
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của
Vietinbank CN Láng Hòa Lạc giai đoạn 2013 — 2017
Nghiên cứu các nhân to ảnh hưởng đến dịch vụ TTOT có vai trò quan trọng trong
việc dé ra giải pháp phát triển dịch vụ TTOT Nhìn chung chúng ta có thé tập trung
vào hai nhóm nhân tô là nhân tô khách quan và nhân tô chủ quan.
1.3.1 Các nhân tố khách quan giai đoạn 2013 — 2017
1.3.1.1 Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế bao gồm trình độ phát triển của nền kinh tế, sự tham gia của mọi thành viên vào hoạt động của thị trường với một trình độ phát triển nhất định Sự
phát trién của nền kinh tế phụ thuộc vào đường lối phát triển kinh tế của một đất nước.Đường lối phát triển kinh tế tốt sẽ giúp nên kinh tế phát triển đúng hướng với tốc độ
tăng trưởng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả Hoạt động ngân hàng trong một nền kinh tế 6n định và phát triển sẽ hiệu quả hơn Ngân hàng yên tâm tập
trung đầu tư tín dụng cho nền kinh tế, phát triển dịch vụ mới, mở rộng phạm vi hoạtđộng trên thị trường quốc tế, tạo khả năng phục vụ TTQT ngày một tốt hơn Qua đó,ngược lai góp phan tích cực trong việc gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng
hệ số mở cửa của nên kinh tế đó, phục vụ quá trình mở rộng đầu tư nước ngoài, mởrộng liên kết thị trường trong nước và ngoài nuoc,
a) Kinh tế vĩ mô Nhìn chung giai đoạn 2013 — 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Việt
Nam là 6,22% Trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn do xuất hiệnnhiều nhân tố bat lợi thì đây là mức tăng trưởng tương đối tốt
Ba năm thứ nhất 2013 — 2015, GDP bình quân tăng trưởng khá tốt, lạm phát cũng
được duy trì ở mức thấp, cụ thé: lạm phát năm 2013 là 6,04%, năm 2014 duy trì ở
mức 1,84%, năm 2015 chỉ ở mức 0,63% Về tiền tệ, mặt bằng lãi suất cho vay và huy
16
Trang 27động giảm, tỷ giá co bản ổn định, dự trữ ngoại hối tăng, tình trạng Đô-la hóa giảm đáng kẻ.
Hình 1.3: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo GDP giai đoạn 2013 — 2017
(Nguôn: Tổng cục thống kê)
Năm 2016, tăng trưởng suy giảm xuống 6,21% do sự cố môi trường biển miền
Trung và bối cảnh phức tạp của môi trường kinh tế toàn cầu như sự kiện Brexit giữanăm 2016; hay kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ cuối năm 2016; Nhật Bản chìm vàovòng xoáy giảm phát do chính sách nới lỏng tiền tệ:
Năm 2017, tăng trưởng GDP tăng vượt kế hoạch, đạt 6,8% và cao nhất trong 5
năm Trong đó “đóng góp chủ yếu là từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy hải sảnphục hồi tăng 2,9%, góp 0,44 điểm phan trăm vào mức tăng chung; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 8%, góp 2,77 điểm phan trăm; khu vực dich vụ 7,44% góp
2,87 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung nền kinh tế.”
Về tình hình xuất nhập khâu của Việt Nam giai đoạn 2013 — 2017 Tăng trưởng
với nhịp độ bình quân khá cao về kim ngạch, đa dạng và phong phú về mặt hàng Thị
trường xuất khâu ngày càng được mở rộng Đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP, tiêu
thụ hàng hóa và tạo việc làm cho lae-đ a z on tr _
TT THÔNG TIN THƯ VIỆN
PHÒNG LUẬN ÁN - TƯ LIEU
vĩ mô
Trang 28— Giá trị xuất khâu hàng hóa giai đoạn 2013 — 2017 bình quân là 166,86 tỷ USD.
Tốc độ tăng trưởng bình quân là 12,5% Trong đó, giá trị xuất khẩu năm 2014
tăng 13,2%, năm 2015 tăng 8%, năm 2016 tăng gần 8% và tt 2017 tăng mạnh
21%.
— Giá trị nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2013 — 2017 bình quân là 166,2 tỷ USD.
Tốc độ tăng trưởng bình quân là 12,5% Cụ thể là, giá trị nhập khẩu năm 2014
tăng 12%, năm 2015 tăng 11%, năm 2016 tăng 5,6%, năm 2017 tăng 21%.
Đơn vị: Tỷ USD
@ Nhập khẩu
ee
| ø Cán cân thương mại
Hình 1.4: Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2013 — 2017
(Nguon: Niên giám tóm tắt Te ổng cục hải quan)
Từ những tín hiệu tốt trong xuất khẩu nông sản Việt Nam, các dự án xây dựng
trang trại nông sản xuất khẩu, khu chế biến nông sản xuất khẩu trên địa ban tăng
mạnh, nhu cầu TTQT của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn các huyện
phía tây TP Hà Nội tăng lên.
b) Các công ty công nghệ tham gia vào thị trường cung cấp dich vụ tài chính
Cuối năm 2015, các công ty công nghệ có dấu hiệu dấn thân vào thị trường cung
cấp tài chính Việt Nam Từ những ví dụ về WeChat hay Alibaba đã làm tại TrungQuốc thì sự ra đời của các công ty Công nghệ tài chính (Fintech) tại Việt Nam vừa có
ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến các NHTM trong đó có Vietinbank Đến nay tại
18
Trang 29Việt Nam có khoảng 50 công ty Fintech cung cấp các sản phẩm công nghệ phục vụ
hoạt động cho vay, thanh toán, blockchain, kêu gọi vốn cộng dong, Dựa vào xu thé
của thị trường hiện tại, các sản phẩm tài chính công nghệ được ngày càng nhiều khách
hàng quan tâm và đón nhận Hơn nữa các công ty Start-up trong lĩnh vực này luôn
được các nhà đầu tư quan tâm nên nếu có ý tưởng sáng tạo và chiến lược tốt thì có thểyên tâm về van dé von
Chính vì thế mà trong hai năm gần đây các ngân hàng Việt Nam đã coi trọng hợp
tác với các công ty Fintech nhằm trao đổi ý tưởng, cùng đưa ra thử nghiệm các sản
phâm mới trước khi đưa ra thị trường Hơn nữa, trong tương lại các công ty Fintech
nước ngoài có thể thâm nhập vào Việt Nam, khi đó Việt Nam cần phải có những công
ty Fintech đủ mạnh, tầm cỡ quốc gia mới có thé tạo thành đối trọng
1.3.1.2 Môi trường pháp ly
Bat cứ hoạt động kinh doanh nào vượt qua ngoài biên giới một quốc gia sẽ phảituân thủ hai lại luật pháp: Luật pháp trong nước, Luật pháp của nước chủ nhà nơi tiến
hành kinh doanh Hoạt động TTQT tại ngân hàng không những chịu chi phối bởi các
cơ chế, chính sách pháp luật trong nước và quốc tế mà còn phải tuân thủ những quy
tắc, chudn mực quốc tế, thông lệ quốc tế của từng loại hình nghiệp vụ phát sinh ra
Tại mỗi quốc gia, cơ chế điều hành chính sách tiền tệ không chỉ ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động TTQT mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân Nó làmột bộ phận của Chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước nhằm ồn định giá trị đồng
tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đây phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốcphòng an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân Một trong những công cụ điềuhành Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng trực tiếp đến TTQT là Chính sách tỷ giá, trong
đó, tỷ giá hối đoái được dùng đề tính toán và thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ XNK
NHNN với vai trò quản lý vĩ mô trong điều hành chính sách tiền tệ có thể sử dụng
công cụ tỷ giá hối đoái dé khuyến khích XNK hay hạn chế nhập khẩu Mà tat cả các
hoạt động này sẽ được thực hiện thanh toán qua các ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, chính sách quản lý ngoại hối của NHNN cũng có tác động trực tiếp đến
TTQT tại ngân hàng thương mai Nó được xem là một trong những biện pháp được
NHNN sử dụng để thực hiện mục tiêu của chính sách ngoại thương Thông qua quản
lý ngoại hối, NHNN có thê kiểm soát và hạn chế NK hàng hóa từ nước ngoài mà điều
19
Trang 30này sẽ làm giảm khả năng thanh toán hành nhập qua ngân hàng Đồng thời, NHNN có
thé sử dụng chính sách ngoại hối dé hạn chế nguồn vốn đầu tư chuyên ra nước ngoài
hoặc thu hút các nguồn ngoại tệ từ nước ngoài về nước Đây cũng là một trong những
nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng doanh số TTQT qua ngân hàng.
Thêm vào đó, quá trình giao lưu thương mại giữa các đối tác ở những vị trí địa lý
khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, phong tục tập quán khác nhau thường nảy sinh những
vướng mắc, hiểu lầm, và ai cũng muốn áp dụng luật pháp nước mình.
— Cuối năm 2013 NHNN hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý ngoại hối bằng
việc ban hành
+ “Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Nghị định
số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp
lệnh Ngoại hối sửa đôi”
+ “Quy định han chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam được thực hiện
theo Thông tư số 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013”
— Từ đầu năm 2014, NHNN tiếp tục tăng cường các giải pháp thu hút ngoại tệ vào hệ
thống ngân hàng, thu hút kiều hối tạo động lực phát triển kinh tế, triển khai các
giải pháp hạn chế tình trạng đô la hóa trong nên kinh tế.
Chính sách kiều hối tiếp tục thực hiện theo định hướng thu hút dòng kiều hối
chuyền về nước, đồng thời đảm bảo tính minh bạch của các dòng tiền chuyên về, hạnchế hoạt động chuyền tiền bất hợp pháp Làm tăng lợi ích hợp pháp của ngân hàng khitham gia các hoạt động ngoại hối và tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân hàng trong
nước
1.3.1.3 Môi trường chính trị
Một môi trường chính trị ồn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế quốc
dân của một nước phát triển Dựa trên cơ sở đó các hoạt động thương mại quốc tế sẽ
phát triển, nhu cầu thanh toán XNK sẽ tăng theo
Tuy nhiên mọi sự thay đôi về quan điểm, chính sách điều hành vi mô của Chính
phủ đều có tác động trực tiếp đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp và cơ hộicủa các nhà đầu tư kinh doanh Vì vậy, tình ôn định chính tri cảng cao thì mức an toản
cho đầu tư càng lớn Sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm
bỏ vốn kinh doanh, tạo nhiều cơ hội mở rộng thị trường kinh doanh XNK thì yêu cầu
20
Trang 31TTQT qua ngân hàng sẽ càng tăng lên Hoạt động đầu tư nước ngoài phát triển thì nhu
cầu chuyển vốn ngoại tệ ra, vào ngân hàng cũng tăng lên, nhờ đó hiệu quả đem lại cho
TTQT cũng tăng theo.
Mọi rủi ro về chính trị như chiến tranh, cắm vận kinh tế đều ảnh hưởng đến hoạt
động thương mại quốc tế, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán tiền hàng trong TTQT
tại ngân hàng.
Thời gian qua, một số quốc gia bị Mỹ cắm vận, mọi giao dịch thanh toán tiền
hàng trong TTQT đối với quốc gia này đều có thé gặp rủi ro bị Mỹ “Block tài khoản”
(Đóng tài khoản), khiến DN XNK không thé thu hỏi lại tiền hàng hoặc không chuyênđược tiền thanh toán NK làm cho cả DN kinh doanh XNK lẫn ngân hàng phải chịu
nhiều rủi ro.
1.3.1.4 Môi trường tài chính quốc tế
Sự tác động của các cuộc khủng hoảng tài chính gây vỡ nợ, phá sản một số doanh
nghiệp hoặc ngân hàng sé ảnh hưởng đến hoạt đôngk TTQT tại các ngân hàng khác.Các khoản thanh toán tiền hàng không thu hồi được không chỉ ảnh hưởng đến chatlượng dịch vụ TTQT mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả của vốn tín dụng, cho vaykhông thu hồi được nợ, nợ tồn đọng, dợ khó đòi Thời gian qua, đã có hàng loạt các
ngân hàng bị phá sản do các cuộc khủng hoảng tài chính, ảnh hưởng lớn đến hoạt
động kinh doanh của ngân hàng.
Sự ồn định của đồng tiền thanh toán cũng ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ
TTQT Như trong phan đặc điểm của TTQT đã dé cập ở trên, trong TTQT hai bên
mua và bán phải chọn đồng tiền thanh toán Sự ồn định của đồng ngoại tệ được chọn
làm đồng tiền thanh toán có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp XNK Nếu đồng tiềnthanh toán mat giá trị thi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công tac XK Ngược lại nếu đồngtiền thanh toán tăng giá thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hàng NK của
doanh nghiệp.
1.3.1.5 Năng lực kinh doanh của khách hàng
Khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của ngân hàng Ngânhàng càng thu hút càng nhiều khách hàng thì càng có điều kiện phát triển hoạt độngkinh doanh của mình Một môi trường tốt cho hoạt động ngân hàng là thu hút được
Pil
Trang 32nguyên liệu đầu vào thông qua tập trung được càng ngày càng nhiều khách hàng Tuy
nhiên, phải là những khách hàng có năng lực kinh doanh, hoạt động có hiệu quả.
Đối với lĩnh vực TTQT, khách hang của ngân hàng là những doanh nghiệp kinh
doanh XNK, những khách hàng có quan hệ đối tác với thương nhân nước ngoài càngđòi hỏi họ phải có năng lực, trình độ, khả năng đối ngoại, am hiểu luật pháp và khả
năng quyết định nhanh nhạy, biết chớp thời cơ trong kinh doanh Nếu không sẽ dễ vị
lừa đảo, bị lợi dụng bởi các đối tác nước ngoài do trình độ non kém
Khi ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng có năng lực kinh doanh thì sẽ hạn
chế được những rủi ro trong TTQT cho cả khách hàng lẫn ngân hàng.
1.3.2 Các nhân to chủ quan giai đoạn 2013 — 2017
1.3.2.1 Nhân tổ công nghệ thông tin
Trong thời kỳ cánh mạng công nghiệp 4.0, xu hướng mới là cung cấp sản phẩm
dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ Vì vậy các công ty công nghệ cũng muốn thamgia vào thị trường cung cấp dịch vụ tài chính Tính đến cuối năm 2017 tại Việt Nam
đã có tới hơn 50 công ty Fintech cung cấp sản pham công nghệ phục vụ thanh toán,cho vay, kêu gọi vốn cộng đồng
Tình hình trên mang đến cơ hội hợp tác giữa các ngân hàng với các đối tác có
trình độ tài chính công nghệ cao, các ngân hàng mong muốn phát triển đa dạng sản
pham dịch vụ tín dụng điện tử cho mình
Tuy nhiên, vị thế của các NHTM bị ảnh hưởng do sự gia nhập của các công ty tàichính công nghệ Điều này làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các ngânhàng nói chung và hệ thống Vietinbank nói riêng Vì vậy, áp lực cạnh tranh trong
chiếm giữ thị phần ngày càng gia tăng, các ngân hàng cũng muốn phát triển tài chính
công nghệ nên tham gia hàng loạt các dự án công nghệ tín dụng mới Nhưng bước đầu
mới chỉ thấy sự gia tăng trong kinh phí thực hiện chứ chưa đem lại hiệu quả lớn
1.3.2.2 Nhân tổ con người
Năm 2014, ba ngân hàng được nói đến nhiều nhất trên các phương tiện xã hội là
ngân hang Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng A Châu (ACB) vàVietinbank Nội dung về Vietinbank được nhắc đến nhiều nhất là thái độ phục vụ.Thậm chí Vietinbank lọt vào top đầu ngân hàng có tỷ lệ khách hàng đã sử dụng dịch
vu và không hài lòng cao nhất (36%) do tỷ lệ phản hỏi tiêu cực về thái độ phục vụ
22
Trang 33không tốt cũng như lãi suất tiền gửi thấp.Sự kiện trên làm xuất hiện những nghi vấn
trong lòng khách hàng của Vietinbank nói chung và CN Láng Hòa Lạc cũng bị ảnh
hưởng Đặc biệt là gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu và lòng tin của
khách hàng đối với Vietinbank — CN Láng Hòa Lac
1.3.2.3 Chính sách đối ngoại của ngân hàng Đây là một trong những chiến lược kinh doanh của ngân hàng Chính sách đối
ngoại của ngân hàng bao gồm định hướng mở rộng quan hệ đối ngoại, quan hệ đại lý
với ngân hàng nước ngoài, phát triển dịch vụ TTQT, đưa ra quy trình nghiệp vụ
TTQT, làm kim chỉ nam cho TTQT Một chính sách đối ngoại đúng đắn sẽ giúp ngân hàng thu hút được khách hàng trong và ngoài nước, tạo mối quan hệ gắn kết với
các ngân hàng bạn, khi có sự phối hợp, quan hệ tốt trong kinh doanh sẽ tạo ra hiệu quả
cho cả ngân hàng và khách hàng Giúp khách hàng tăng lợi nhuận, từ đó tăng thu nhập
cho khách hàng dé ngân hàng tôn tài và phát triển được
Chính sách đối ngoại của ngân hàng phải phù hợp với quan điểm, đường lối pháttriển kinh tế đối ngoại của Nhà nước Có như vậy mới đảm bảo kết hợp lợi ích của
ngân hàng phù hợp với lợi ích xã hội, lợi ích quốc gia.
1.3.2.4 Chính sách phát triển dịch vụ của ngân hàng
Theo em, nếu ngân hàng chỉ quan tâm đến các nghiệp vụ sẵn có mà không quan
tâm đến phát triển dịch vụ mới sẽ dẫn đến dan đi vào lạc hậu, không theo kip da pháttriển của xác hội, và không đủ khả năng hội nhập sẽ dễ dàng bị đào thải hơn Vì vậy
chính sách phát triển dịch vụ phải năm trong tong thé chiến lược kinh doanh của ngân
hàng, trong đó phải bao gồm phát triển dịch vụ TTQT Một chính sách phát triển dịch
vụ phù hợp sẽ tạo điều kiện dé ngân hàng thu hút khách hàng Dé thực hiện chính sách
như vậy ngân hàng phải chuyên môn hóa nghiệp vụ, nghiên cứu, áp dụng nghiệp vụ
vào thực tiễn.
1.3.2.5 Chính sách khách hàng Với chính sách khách hàng linh hoạt sẽ giúp Vietinbank Cn Láng Hòa Lạc giữ
được các khách hàng truyền thong, phát trién mối quan hệ khách hàng mới, các khách hàng có nhu cầu TTQT Thông qua đó nâng cao hiệu quả và mở rộng phạm vi TTQT,
giúp phan phát triển dich vụ TTQT của chi nhánh
23
Trang 34Chính sách khách hàng cần gắn liền với việc phat triển dịch vụ TTQT, kết hợpnhiều loại hình dịch vụ với nhu cầu tổng thể của khách hàng Phải có những chính
sách ưu đãi cho kháh hàng trung thành, khách hàng ưu tiên, khách hàng truyền thống.
Thu hút càng nhiều khách hàng về với chi nhánh thì hoạt động kinh doanh của chi
nhánh sẽ càng có chất lượng và hiệu quả cao
Tom lại, chương I đã trình bày lý luận cơ bản vẻ dịch vụ thanh toan quốc té của các ngân hàng thương mại Sau đó giới thiệu về chỉ nhánh Láng Hòa Lạc của
Vietinbank và tóm tắt hoạt động kinh doanh của chỉ nhánh trong giai đoạn 2013 —
2017 Tại cuối chương I nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thanh
toán quốc tế của chỉ nhánh Các nhân to ảnh hưởng được chia làm hai nhóm, thứ nhất
là nhân tổ khách quan, thứ hai là nhân tổ chủ quan Dựa vào những nội dung trên, em
có được cơ sở lý luận giúp cho việc phân tích, đánh gia thực trang phat triển dịch vụ
thanh toán quốc tế tại Vietinbank — CN Lang Hòa Lạc giai đoạn 2013 - 2017 ở
chương 2.
24
Trang 35Chương 2
THUC TRẠNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QUOC TE CUA
VIETINBANK - CN LANG HÒA LẠC GIAI DOAN 2013 — 2017
2.1 Khái quát về sự phát triển của dịch vụ thanh toán quốc tế của Vietinbank
CN Lang Hòa Lạc giai đoạn 2013 — 2017
Dé mở dau chương 2, mục 2.1 trình bày những nội dung khái quát về sự phát triển
cua dịch vụ TTOT tại chỉ nhánh Láng Hòa Lạc Trước hết là các quy định liên quan
đến TTOT được áp dụng trong giai đoạn 2013 — 2017 Cho thay những nguon luật,
thông lệ quốc tế, tập quán quốc tế mà chỉ nhánh phải tuân theo trong quá trình xử lý
các giao dich TTOT Sau đó là bức tranh chung về dich vụ TTOT của chỉ nhánh, chỉ
ra tình hình phát triển các phương thức TTOT của chỉ nhánh
2.1.1 Các quy định liên quan đến dịch vụ thanh toán quốc tế được áp dụng giai
đoạn 2013 — 2017
2.1.1.1 Thông lệ và tập quán quốc tế
Hệ thống các thông lệ và tập quán quốc tế do ICC ban hành, quy định và điều chỉnh các phương thức thanh toán trong TTQT bao gồm:
—_ Tập quán quốc tế điều chỉnh nhờ thu do ICC ban hành là “Quy tắc thống nhất về
nhờ thu — Uniform Rules For Collections — URC” Hiện nay bản quy tắc dang
được các ngân hang sử dụng là URC522(1995)
—_ Tập quán quốc tế điều chỉnh tin dụng chứng từ do ICC ban hành là “Quy tắc thực
hành thống nhất về tín dụng chứng từ - Uniform Customs and Practices For
Documentary Credit — UCP” Hiện nay hai bản quy tắc được sử dụng thông dụng
nhất là UCP500 và UCP600
— “Tap quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ trong phương thức
tín dụng chứng từ — International Standard Banking Practice For the Examination
of Documents under Documentary Credits — ISBP” bản bổ sung và sửa đổi mới
nhất là ISBP745 (2013)
— _ “Điều kiện thương mại quốc tế — International Commercial Term — Incoterms”:
điều chỉnh các hoạt động về giao nhận hàng hóa quốc tế Incoterms 2000 và Incoterms 2010 là hai bản được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
25
Trang 362.1.1.2 Nguồn luật quốc gia
Hoạt động thanh toán quốc tế chịu sự điều chỉnh của một số nguồn luật trong
nước như “Luật thương mại 2005”, “Luật ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước
quốc tế 2005”, “Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1997 (sửa đổi 2003)”, “Pháplệnh Ngoại hối 2005”;
—_ Trong giai đoạn 2013 — 2017, về phía NHNN đã có khá nhiều điều chỉnh, sửa đổi
và bồ sung đối với “Pháp lệnh Ngoại hối 2005” Cụ thé là:
+ Cuối năm 2013 NHNN hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quan lý ngoại hối bằng
việc ban hành “Pháp lệnh sửa đổi, bố sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối
và Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 hướng dẫn thi hành một sốđiều của Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi” Tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm lợi
ích hợp pháp cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối, phù hợp với
yêu cầu thực tiễn, góp phần thúc đây phát triển kinh tế
+ “Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thé Việt Nam được thực hiện
theo Thông tư số 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013” cùng với các biện phápkhác dé hạn chế sử dụng ngoại tệ trong nước đã có những tác động tích cực gópphan ngăn chặn đáng kể tình trạng đô la hóa trong nước, cu thé là: tăng dự trữ
bắt buộc bằng ngoại tệ, giảm trạng thái ngoại tệ của các NHTM, giảm trần lãi
suất huy động tiền gửi ngoại tệ, điều hành lãi suất nội tệ và ngoại tệ hợp lý
+ Đồng thời, sang năm 2014, NHNN cũng điều chỉnh hạ dan lãi suất cho vay, hạn
chế các đối tượng được vay ngoại tệ trong nước, khuyến khích chuyển quan hệ
huy động (vay và cho vay ngoại tệ) sang quan hệ mua bán ngoại tệ.
+ Đầu năm 2015, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại “Nghị quyết 01/NQ-CP về
những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015” NHNN đã hoànthiện khung pháp lý về quản lý ngoại hối Hiện nay, văn bản pháp lý cao nhấtđiều chỉnh hoạt động ngoại hối vẫn là “Pháp lệnh Ngoại hối 2005 và Pháp lệnhNgoại hối sửa đổi, bố sung ban hành năm 2015”
2.1.1.3 Luật và các công ước quốc tế
Hệ thống Luật và các công ước quốc tế được sử dụng trong thanh toán quốc tế:
26
Trang 37— “Công ước Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán quốc tế - United nations
convention on contracts for the international sale of goods — Wien convention
1980 — Công ước Viên 1980”
— “Công ước Geneve 1930 về Luật thống nhất về hối phiếu — Uniform Law for Bill
of Exchange ULB 1930”
— “Công ước Liên Hợp Quốc về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế - International Bill
of Exchange and International Promissory Note — UN convention 1980”
— “Công ước Geneve 1931 về Sec quốc tế — Geneve convention for Check 1931”
— Các hiệp định song phương và đa phương giữa các quốc gia
2.1.1.4 Các văn bản quy định cua Vietinbank CN Lang Hoa Lạc (2013 — 2017)
Trong giai đoạn 2013 — 2017, Vietinbank — CN Láng Hòa Lạc vẫn thực hiện hoạt
động TTQT theo một số văn bản nội bộ của hệ thống Vietinbank từ trước đó do
Vietinbank chưa ban hành các văn bản quy định hay quyết định mới Một số văn bản
đang được sử dụng bao gồm: “Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thanh toán quốc tế ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”; “Quyết định số 1429/NVQĐ-KHDN về việc
ban hành Quy định dịch vụ Tín dụng thư năm 2014”;
2.12 Bức tranh chung về sự phát triển dịch vụ thanh toán quốc tẾ của
Vietinbank CN Lang Hòa Lạc giai đoạn 2013 — 2017
2.1.2.1 Phương thức chuyền tiền
“chuyên tiên là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người chuyển tiên)
yêu cẩu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác
(người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định ”
Có thé nói chuyền tiền là một phương thức thanh toán đơn giản, thuận tiện Người chuyền tiền và người hưởng lợi tiến hành thanh toán với nhau Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian và hưởng phí mà không bị ràng buộc bat cứ trách nhiệm gì đối với
người chuyền tiền hay người hưởng lợi khi thực hiện chuyền tiền Tuy nhiên, phương
thức nay cũng có những mặt hạn ché, ví dụ như: người mua sau khi nhận chứng từ và
hàng hóa chậm trả tiền so với thời gian thỏa thuận dẫn đến người bán khó thu tiền
đúng hạn Ngoài ra, phương thức này thuộc nhóm phương thức không có tập quán
quốc tế điều chỉnh, nên khi thanh toán phải tuân thủ những nội dung thỏa thuận giữa
các bên liên quan và pháp luật hiện hành Nếu các bên không thỏa thuận nội dung
27
Trang 38thanh toán rõ ràng thì sẽ dé dàng xảy ra tranh chấp Nếu không hiểu rõ đối tác thì
phương thức thanh toán này khá rủi ro.
Mặc dù vậy đây vẫn là một phương thức thanh toán có nhiều ưu điểm và được khách hàng yêu cầu nhiều nhất tai Vietinbank — Láng Hòa Lạc trong 5 năm qua.
— Quy trình thực hiện
+ Trường hợp 1: Ngân hàng chuyền tiền và ngân hàng tra tiền có quan hệ tài khoản
trực tiếp (ví dụ: Ngân hàng Vietinbank và ngân hàng của Mỹ có quan hệ trực
tiếp bang USD, mà việc chuyền tiền cũng băng USD):
(Remitter) (Beneficiary)
Ngân hàng chuyền tiên Ngân hàng trả tiền
(Remitting Bank) (Paying Bank)
(4)
Hình 2.1: Quy trình thực hiện trong phương thức chuyền tiền (trường hop 1)
Bước ¡: Nha XK thực hiện việc giao hang, đồng thời chuyền giao bộ chứng từ
như hóa don, vận don, bảo hiểm đơn cho nhà NK
Bước 2: Sau khi kiểm tra bộ chứng từ hoặc hàng hóa, nếu quyết định trả tiền thì
nhà NK viết lệnh chuyền tiền bằng hình thức chuyên tiền bằng thư (M/T) hay hình
thức chuyên tiền bằng điện (T/T) cùng ủy nhiệm chỉ (nếu có tài khoản) hoặc nộp
tiền mặt cho ngân hàng phục vụ mình
Bước 3: Sau khi ngân hàng chuyên tiền kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyên
tiền, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích quỹ tài
khoản đề chuyên tiền và gửi giấy báo Nợ cho nhà NK.
Bước 4: Ngân hàng chuyền tiền ra lệnh bằng thư hay bằng điện (M/T hay T/T) theo yêu cầu của người chuyên tiền cho ngân hàng trả tiền để chuyền tiền cho
người thụ hưởng.
28
Trang 39Bước 5: Ngân hàng trả tiền sẽ ghi “Có” vào tài khoản của người thụ hưởng, đồng
thời gửi giấy báo Có cho người thụ hưởng
+ Trường hợp 2: Ngân hàng chuyền tiền và ngân hang trả tiền không có quan hệ
tài khoản trực tiếp (ví dụ Vietinbank và ngân hàng của Nhật Bản không có quan
hệ tài khoản trực tiếp bằng USD, nhưng việc chuyền tiền lại bằng USD)
Ngân hàng chuyên tiền Ngân hàng trả tiền
(Remitting Bank) (Paying Bank)
Hình 2.2: Quy trình thực hiện trong phương thức chuyển tiền (trường hợp 2)
Bước 1; Nha XK thực hiện việc giao hàng, đồng thời chuyển giao bộ chứng từ như hóa đơn vận đơn, bảo hiểm don, cho nhà NK
Bước 2: Sau khi kiêm tra bộ chứng từ hoặc hàng hóa, nếu quyét định trả tiền thìnhà NK viết lệnh chuyền tiền bằng hình thức chuyền tiền bằng thư (M/T) hay hìnhthức chuyền tiền bằng điện (T/T) cùng ủy nhiệm chỉ (nếu có tài khoản) hoặc nộp
tiền mặt cho ngân hàng phục vụ mình
Bước 3: Sau khi ngân hàng chuyên tiền kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển
tiền, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích quỹ tàikhoản để chuyền tiền và gửi giấy báo Nợ cho nhà NK
Bước 4: Theo lệnh chuyên tiền của ngân hàng chuyền tiền, ngân hàng đại lý Mỹ ghi nợ tài khoản của ngân hàng chuyền tiền.
29
Trang 40Bước 5: Ngân hàng đại lý Mỹ ghi “Có” và chuyền tiếp lệnh chuyền tiền cho ngân
hàng trả tiền
Bước 6: Ngân hàng trả tiền nhận được lệnh trả tiền thì tiến hành ghi “Có” vào tài
khoản cho người thụ hưởng
Bảng 2.1 cung cấp số liệu về tổng doanh thu chuyên tiền giai đoạn 2013 — 2017
được tinh từ doanh thu chuyền tiền XK va NK của Vietinbank — CN Lang Hòa Lac.
Bang 2.1: Doanh thu chuyền tiền XNK qua Vietinbank — CN Láng Hòa Lac
Chuyển tiền | Chuyển tiên
Dvt wR Doanh thu CT
XK Gia tri Ty VND 455,17 298,90 754,07
Tốc độ tăng trưởng % (+)111,2 (+)117,6 (+)113,9
Gia tri Ty VND 665,77 1.198,4
Tốc độ tăng trưởng % (+)114,7 ủi VN: (+)118.0
(Nguồn: Bao cáo két quả hoạt động thường niên của phòng TTTM 2017
Vietinbank — CN Lang Hoa Lạc 2013 — 2017)
Tir bang 2.1 ta thay chi tiéu vé doanh thu chuyên tiền NK luôn lớn hơn doanh thu
chuyền tiền XK Tuy nhiên doanh thu chuyền tiền NK có tốc độ tăng trưởng nhanh
hơn Cụ thê là:
Năm 2013 doanh thu chuyền tiền XK chỉ đạt 298,9 tỷ VND, thấp hơn doanh thu chuyền tiền NK 156,27 tỷ VND Năm 2014, doanh thu chuyền tiền XK tăng 9% trong
khi doanh thu chuyền tiền NK chỉ tăng 5,3% Ba năm tiếp theo doanh thu chuyên tiên
NK tăng không mạnh, lần lượt là 8,9% năm 2015; 11,2% năm 2016; và 14,7% năm
2017 Trong khi đó, doanh thu chuyên tiền XK tăng từ 13,7% năm 2015 đến 17,6%
năm 2016; mức tăng cao nhất là 22,2% năm 2017.
30