Một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩuthiết bị - vật tư y tế của công ty Cổ phan thiết bị khoa học công nghệ Đông Nam A, tiến nấm 225...s.enisLiaEndnnaDnan
Trang 1TRƯỜNG ĐẠi HỌC KINH TẾ QUỐC DAMCHƯƠNG THỈNH CHAT LƯỢNG CAG
THIET BỊ KHOA HOC CÔNG NGHỆ BONG NAM A
a aes
go
Tim
Trang 2TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
CHUONG TRÌNH CHAT LƯỢNG CAO
ĐÈ TÀI
NÂNG CAO HIỆU QUA KINH DOANH NHẬP KHẨU THIET BỊ - VAT TƯ Y TE CUA CÔNG TY CO PHAN THIẾT BỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG NAM Á
p† -215
cư
Sinh viên : Ngô Thu Thủy
Chuyên ngành : QT Kinh doanh quốc tế
Lớp : QT Kinh doanh quốc tế -CLC- 57B
Trang 3LOI CAM ON
Dé hoàn thành dé tài luận văn và kết thúc khóa học, với tình cảm chân thành,
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tạo điều
kiện cho tôi có môi trường học tập tốt trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu tại trường |
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Thị Hường đã giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành dé tài luận văn tốt
nghiệp này Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy cô trong Viện Tiên tiến Chất lượng cao và POHE, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp lần này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,
kết quả nêu trong chuyên đề thực tập này là do tôi tự thu thập, trích dẫn, tuyệt đối không sao chép từ bat kỳ một tài liệu nao.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Tác giả chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ngô Thu Thủy
Trang 5CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE THỊ TRUONG THIET BỊ - VAT TƯ Y TE VIỆT
NAM VA CACNHAN TO ANH HUONG DEN HIEU QUA KINH DOANH NHAP
KHAU THIET BỊ - VAT TƯ Y TE GIAI DOAN 2014 — 2018 - 4
1.1 Vai nét khái quát về thi trường thiết bị - vật tư y tế của Việt Nam giai
1.1.1 Nhu cầu về thiết bị - vật tư y tẾ "“- Sẽ 4
1.1.2 Nguồn cung cấp thiết bị - vat tư y 17 6
1.1.3 Nhận xét về thị trường giai đoạn 2014 -2018 . -+5<<<<+s++sseess 7
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bi - vật
tư y tế của công ty Cô phần thiết bị khoa học công nghệ Đông Nam Á.12
1.2.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp giai đoạn 2014 - 2018 12
1.2.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp giai đoạn 2014 - 2018 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUÁ KINH DOANH NHẬP
KHẨU THIET BỊ - VAT TƯ Y TE CUA CÔNG TY CO PHAN THIET BỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DONG NAM A GIAI DOAN 2014 - 2018 19
2.1 Gidi thiệu tổng quát về công ty Cô phan thiết bị khoa hoc công nghệ Đông
TH LỄ ceisaeeecoeiesernnhtrdrogioddttigokdnsoktkeridDgituogizgsgtalzuggÄ8:4010200011420”4G010:20010g0000 19
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cổ phần thiết bị khoa học công
nghệ Đông Nam Á -2- ¿2° 2 E+S£+E2E#EEEEEEEEEEEEEEEEEEErrerkerrrrerrerrrrrrree 19
Trang 62 luŠ,
2.2.
But |
2.2.2
Babes
2.2.4
Chức năng và nhiệm vụ của công ty Cổ phan thiết bị khoa hoc công nghệ
2/0: ›8 1Ð 0 : ÔÔỎ 20
Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Cổ phan thiết bị khoa học công nghệ Đông
Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị - vật tư y tế
của công ty Cô phan thiết bị khoa học công nghệ Đông Nam A giai đoạn
BALA: « DANG xe eeeeeieiekoreeiedessroievssoasersdrsreioesrinlnssks3kiskoi-46846236L30614-101G3:20H8 23
Thực trạng kinh doanh nhập khẩu của công ty Cổ phần thiết bị khoa học công
nghệ Đông Nam A giai đoạn 2014 - 2018 2-5 + ++++s+zxzserxz 23
Thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Cổ phan thiết bị khoa
học công nghệ Đông Nam Á - 2 2© 2s £+E+EE£EE£EE+EEEEzrkerxrrerrerree 29
Các biện pháp mà công ty Cổ phan thiết bị khoa học công nghệ Đông Nam A
đã thực hiện trong giai đoạn 2014 — 2018 dé nâng cao hiệu quả kinh doanh
thiét bi - Vat tury 7 ÔÔỎ 38
Đánh giá hiệu qua kinh doanh của công ty Cổ phan thiết bị khoa học công
nghệ Đông Nam A trong giai đoạn 2014 — 2018 -2 s-s5++ 40
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC NÂNG CAO HIỆU QUA KINH DOANH NHAP KHẨU THIET BỊ - VAT TƯ Y TE CUA CÔNG
TY CO PHAN THIET BI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG NAM A DEN
Ob ee 44
3.1 Co hội va thách thức trong việc nâng cao hiệu qua kinh doanh thiết bị
-vật tư y tế của Công ty Cô phan thiết bị khoa học công nghệ Đông Nam
A G€m MAM 02.157 44
3.1.1 Du báo thị trường thiết bị - vật tư y tế ở Việt Nam đến năm 2025 44
3.1.2 90 00/0/90 45
3.2 Dinh hướng nâng cao hiệu qua kinh doanh nhập khẩu của công ty Cổ phần thiết bị khoa học công nghệ Đông Nam Á đến năm 2025 46
3.2.1 Định hướng gia tăng doanh thu nhập khẩu thiết bị - vật tư y tế 46
3.2.2 Định hướng giảm thiểu chi phí nhập khẩu thiết bị - vật tư y tế 47
3.2.3 Tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng chi phí - - 48
Trang 73.3 Một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
thiết bị - vật tư y tế của công ty Cổ phan thiết bị khoa học công nghệ Đông
Nam A, tiến nấm 225 s.enisLiaEndnnaDnanagtanasglninngneintsre 49
3.3.1 Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ xuất — nhập khẩu của nhân viên 49
3.3.2 Phát triển nghiên cứu và dự báo thị trường đầu ra của thiết bị - vật tư y té 50
3.3.3 Xây dựng hệ thống vận tải riêng chuyên chở hàng hóa -. 50
3.3.4 Mở rộng thị trường bán lẻ sang hộ gia đình và cá nhân - 51
3.3.5 Cải thiện hiệu qua sử dung VOM ceccccccsessessessessessessesssesscesecsecsecsecseeseeseeseeees 52
3.4 Kién nghị với các Bộ ngành trong việc tạo môi trường thuận lợi cho các
công ty kinh doanh thiết bị - vật tư y tế đến năm 2025 53
3.4.1 Hoàn thiện quy chế quản lý mua sắm thiết bị - vật tury tế - 53
3.4.2 Nâng cấp cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải 1
3.4.3 Hỗ trợ thông tin thị trường thiết bị - vật tư y tẾ - s52 54
00017 55
TÀI LIEU THAM KHẢO - 2° £+EE2S+£+tE22+sss+t2vzzasseeree 56
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIET TAT
Trang 9DANH MỤC BANG SO LIEU
Bang 1.1: Co cau nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2014-2018 -. 17
Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu thiết bị - vật tư y tế 2015 - 2018 - 24
Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu (2015-2018) 25
Bang 2.3: Cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty (2015-2018) - 27
Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng nhập khẩu 2014 — 2018 28
Bảng 2.5: Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận nhập khâu 2014 — 2018 30
Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng lao động - <5 << + nh ng ng re 33 Bang 2.7: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2014 - 2018 - 36
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.12 Biên đồ chỉ tiên chủ y té cũn củc nước ở CHAU A soeeiseaeeiaiaeinaadraaaapoee 5
Hình 1.2: Cơ cấu mặt hàng thiết bị - vật tư y té nhap khẩu của Việt Nam giai đoạn
2014 017 7
Hình 1.3 Biểu đồ tổng vốn đầu tư thiết bị - vật tư y tế của Việt Nam giai đoạn 2014
el) ươn oro nóc gà 0ã 80ng38000M6:00001806Đ1103790016100000/8)4081EEIUM8097495IU01DTEPiS02L800/8:01g300li03423/5700570ã 9
Hình 1.4: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của ngành giai đoạn 2014 — 2018 10
Hình 1.5: Biểu đồ thị phan của thị trường thiết bị - vat tư y tế Việt Nam 11Hình 1.6 Biểu đồ giá trị thị trường thiết bị - vật tư y tế của Việt Nam giai đoạn 2014
i Tn G n n1 707047700 0 0ï SƠN CÍU VU TƯ ÌNH ÔU ÔNG DO CHỦ TU /Ôn 13
Hình 1.7: Biểu đồ tỷ giá USD/VND từ 2014 — 2018 -5++cc+scssesecez 14
Hình 1.8: Số liệu nguồn nhân lực của công ty giai đoạn 2014-2018 16
Hình 2.1: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng nhập khâu thiết bi - vật tu y tế 2015 — 2018.26
Hình 2.2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng lợi nhuận nhập khẩu 2014 — 2018 29
Hình 2.3: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhập khẩu - - 2 ss+xexxzkzesrxree- 31
Hình 2.4: Ty suất lợi nhuận nhập khẩu trên chi phí nhập khâu - 32
Hình 2.5: Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo tong vốn nhập khẩu - s5 se: 32
Hình 2.6: Doanh thu nhập khẩu bình quân trên 1 lao động - 34
Hình 2-7: Mite sink lời một lao động - 222,2 121222281156 ican 106 1005855 35
Hình 2.8: Số vòng quay vốn lưu động nhập khâu - 222552 36
Hình 2.9: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động nhập khẩu -. 2-2-5 5£: 37
Hình 2.10: Thời gian 1 vòng quay vốn lưu động nhập khâu -. - 38
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển mạnh mẽ với sự hội nhập sâu rộng của các quốc gia và vùng lãnh thé, doanh nghiệp đang đứng trước nhiều cơ hội dé phát triển, đồng thời đối mặt với vô vàn thách thức Dé tồn tại và đi lên, các doanh
nghiệp cần đổi mới tư duy, nâng cao năng lực cạnh tranh và đặc biệt phải cải thiện
hiệu quả kinh doanh Điều này là mối quan tâm hàng đầu của mọi ban ngành và
doanh nghiệp.
Y tế và chăm sóc sức khỏe luôn là mối quan tâm hàng đầu của người dân và
a hội, đặc biệt là khi đời sống người dân ngày càng nâng cao Chính vì vậy, trongnhững năm qua, ngành y tế đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng
bệnh viện cũng như các nhóm ngành phụ trợ khác Một trong số đó là nhóm ngành
thiết bị - vật tư y tế
Là một doanh nghiệp kinh doanh thiết bị - vật tư y tế lâu năm, Công ty Cổ
phần thiết bị khoa học công nghệ Đông Nam Á vẫn không ngừng xây dựng và
hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu thị trường, cũng như phát huy lợi thế cạnh tranh.
Để gia tăng vị thế trên thị trường, Công ty cần chú trọng đầu tư để nâng cao hiệu
quả kinh doanh
Sau một thời gian thực tập, dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo của PGS.TS
Nguyễn Thị Hường cùng các anh chị, ban lãnh đạo công ty, em xin chọn đề tài:
“Nang cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị - vật tư y tế của công ty
Cé phần thiết bị khoa học công nghệ Đông Nam A” dé viết chuyên dé thực tập
cuối khóa
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a Muc đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị - vật
tư y tế tại Công ty giai đoạn 2014 - 2018, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty
Trang 12b Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày khái quát về thị trường thiết bị - vật tư y tế ở Việt Nam giai đoạn
2014 — 2018 và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết
bị - vật tư y tế của công ty Cổ phan thiết bị khoa học công nghệ Đông Nam A giai
đoạn này
- Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị - vật tư y tế
của công ty Cô phan thiết bị khoa học công nghệ Đông Nam A giai đoạn 2014 —
2018 Từ đó rút ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong nâng
cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị - vật tư y tế của công ty Cổ phần thiết
bị khoa học công nghệ Đông Nam Á
- Đề xuất phương hướng, một số biện pháp với công ty, cũng như đề xuất
với Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty đến
năm 2025
3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị - vật tư y tế của Công ty
Cổ phan thiết bị khoa học công nghệ Đông Nam A
b Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị - vật
tư y tế của Công ty Cổ phan thiết bị khoa học công nghệ Đông Nam A
- Thời gian: Số liệu về thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công
ty từ năm 2014 đến 2018 và phương hướng cũng như một số giải pháp đến năm
Trang 13Chương 1: Tổng quan về thị trường thiết bị - vật tư y tế Việt Nam và cácnhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị -vật tư y tế giai đoạn 2014 - 2018
Chương 2: Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết
bị - vat tư y tế của công ty Cô phan thiết bị khoa học công nghệ Đông Nam A
giai đoạn 2014 - 2018
Chương 3: Định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm tiếp tục nâng cao
hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị - vật tư y tế tại Công ty Cổ phần thiết
bị khoa học công nghệ Đông Nam Á đến năm 2025
Trang 14CHƯƠNG 1
TONG QUAN VE THỊ TRƯỜNG THIẾT BỊ - VAT TƯ Y TE VIỆT NAM VA CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN HIỆU QUÁ KINH DOANH NHAP KHẨU THIET BỊ - VAT TƯ Y TE
GIAI DOAN 2014— 2018
1.1 Vài nét khái quát về thị trường thiết bị - vật tư y tế của Việt Nam giai
đoạn 2014 — 2018
1.1.1 Nhu câu về thiết bị - vật tư y té
Y tế luôn là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của người dân mà còn của
Chính phủ Trong 5 năm trở lại đây, nhu cầu về các nhóm ngành y tế như dược
phẩm, thiết bị - vật tư y tế, ngày càng gia tăng
Theo báo cáo năm 2017 của World Bank, Việt Nam có tỷ lệ chỉ tiêu cho y tế
cao hơn so với nhiều nước giàu hơn trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Trung
Quốc và chỉ thấp hơn Campuchia, Nhật Bản, Hàn Quốc Tuy nhiên, qua đánh giá
cho răng dù Việt Nam có tỷ lệ chỉ tiêu y tế so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
cao hơn nhiều nước trong khu vực nhưng kết quả lại chưa được tối ưu
Theo ghi nhận của Bộ Tài chính, chi tiêu cho dược phẩm chiếm 43% tong
chi cho y tế, cao hơn hau hết các quốc gia trong khu vực, và hơn nhiều so với mứcbình quân các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) (chỉ 16%tổng chỉ cho y tế) Điều đó chứng minh người dân đang dần ý thức rõ hơn về tầmquan trọng của y tế
Bên cạnh đó, thiết bị - vật tư y tế cũng là ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực y
tế của người dân khi chiếm 23% tổng chỉ cho y tế Giai đoạn 2015 trở về trước
doanh thu thị trường chi đạt khoảng 800 triệu USD, đến năm 2016 đã vượt 1 tỷ
USD và đến 2018 ước tính đạt 1,5 tỷ USD Tuy nhiên mức tiêu thụ chủ yếu là các
Trang 15vật tư tiêu hao có giá trị thấp và dễ sử dụng như bông, băng, cồn, kéo phục vụ
cho nhu cầu gia đình.
(Nguôn: Đức Minh — Báo trí thức trẻ)
Hình 1.1: Biểu đồ chỉ tiêu cho y tế của các nước ở châu A
Ngược lại, các bệnh viện, cơ sở y tế công (chiếm 70% thị phần tiêu thụ) có nhu cầu lớn về các loại thiết bị chất lượng cao phục vụ cho việc khám, chữa bệnh, tập trung vào các thiết bị chân đoán hình ảnh, phòng mồ, xét nghiệm chuyên sâu,
hồi sức cấp cứu Các thiết bị y tế đều yêu cầu chất lượng cao với công nghệ hiện
đại và tân tiến nhất.
Cùng với đó, nhu cầu về thiết bị - vật tư y tế trong giai đoạn này tăng cao do:
Thứ nhất, tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên cùng với sự bùng nỗ dân số
thuộc nhóm tuổi 60 — 79 Thứ hai, Nhà nước tập trung phát triển và hiện đại hóa
hệ thống trang thiết bị ở các bệnh viện, cơ sở y tế.
Nhu cầu mua thiết bị - vật tư y tế tại các bệnh viện tiếp tục tăng trong giai
đoạn này do sức ép từ quy mô dân số, yêu cầu nâng cấp thiết bị hiện đại hơn.
Có thé thấy, nhu cầu về thiết bị - vật tư y tế giai đoạn 2014 — 2018 là rất lớn
do sức ép đến từ nhiều phía cũng như sự gia tăng về quy mô hệ thống cơ sở y tế,
bệnh viện trên cả nước
Trang 161.1.2 Nguồn cung cấp thiết bị - vật tư y tế
Dé đáp ứng đủ cho nhu cầu lớn về thiết bị - vật tư y tế của người dân vàbệnh viện, các doanh nghiệp cần có nguồn cung cấp hàng hóa ổn định, đa dạng
Doanh nghiệp muốn kinh doanh lĩnh vực này vướng phải rất nhiều rào cản
bởi thị trường chủ yếu tập trung ở bệnh viện lớn do Nhà nước quản lý
Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong nước chỉ cung cấp các thiết bị - vật tư cơ
bản như bông, kéo và chiếm tỷ lệ tài chính thấp Sản xuất trong nước chiếm từ
1,5-2% tông thị phần trong nước.
Tính đến hết năm 2017, Việt Nam có khoảng 150 đơn vị nghiên cứu, sảnxuất thiết bị y tế với hơn 800 sản phâm được cấp phép lưu hành Trong đó, 10doanh nghiệp đầu ngành là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
(FDI), chiếm gần 64% thị phần trên thị trường (Omron, Terumo ) Các công ty
nội địa (Vinmed, mediplast) chỉ sản xuất các thiết bị cơ bản
Nghiên cứu của Espicom Business Intelligence cho biết 90% thiết bị - vật tư
y tế là nhập khẩu trong đó 30% tổng giá trị nhập khẩu thiết bị y tế là các thiết bị
chân đoán hình ảnh (máy cộng hưởng từ MRI, máy chụp CT, các thiết bị siêu âm,
X-quang) và khoảng 20% là vật tư y tế Xét theo loại trang thiết bị y tế, theo thống
kê của StoxPlus giai đoạn 2014-2017 kim ngạch nhập khâu sản phẩm nha khoa có
tốc độ tăng trưởng cao nhất, sau đó là vật tư tiêu hao, chân tay giả và dụng cụ
chỉnh hình Các sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp như chân đoán hình anh có
nguồn gốc nhập khẩu từ Nhật Ban và Đức, vật tư y té tu tiéu hao nhap khẩu từ
Singapore.
Trang 17M Thiết bịtiêuhao Chẩn đoánhìnhảnh #Nhakhoa Thiết bị y tế khác
(Nguôn: Huyễn Thanh — Báo dau tw) Hình 1.2: Cơ cau mặt hàng thiết bị - vật tư y tế nhập khẩu của Việt Nam
giai đoạn 2014 - 2018
Dựa vào biểu đồ trên có thể nhận thấy sự phân hóa trong cơ cấu các mặt hàng
nhập khẩu thiết bị - vật tư y tế của Việt Nam Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là
thiết bị tự tiêu hao (33%) đến chân đoán hình ảnh (29%) Những năm gần đây, cơ
cầu các mặt hàng nhập khẩu đã có sự dịch chuyền, thé hiện rõ nhu cầu về sản phẩm
chất lượng cao của người dân Các sản pham nhập khẩu chủ yếu là thiết bị có giá trị lớn, đòi hỏi công nghệ cao và phức tạp trong sản xuất và lắp ráp.
1.1.3 Nhận xét về thị trường giai đoạn 2014 -2018
a Mối quan hé cung — cầu của thị trường thiết bị - vật tư y té
Khi nhu cau cho tiêu dùng của bệnh viện và người dân cho thiết bị - vat tư y
tế ngày càng lớn mà sản xuất trong nước còn hạn chế thì nhập khâu là cách thức
chính dé tăng nguồn cung cho thị trường
Tính đến hết 17/05/2017 tại Việt Nam có khoảng hơn 150 đơn vị nghiên
cứu, chế tạo và sản xuất trang thiết bị y tế Tuy nhiên 10 doanh nghiệp đầu
Trang 18ngành là doanh nghiệp FDI, chiếm gần 64% thị phần trên thị trường (Phonak, Omron ) Các công ty sản xuất thiết bị y tế trong nước như Vinamed,
Mediplast chỉ có thể sản xuất các thiết bị y tế cơ bản Sản xuất trong nước chỉ
chiếm 1,5-2% thị phần (chủ yếu là các thiết bị - vật tư có giá trị thấp như giường,
tủ, bông băng), con số quá nhỏ để cung cấp cho 92 triệu dân Do đó Nhà nước khuyến khích nhập khẩu thiết bị - vật tư y tế, đây là cơ hội tốt cho các công ty
chuyên kinh doanh nhập khâu
Đến hết năm 2018, 90% thiết bị - vật tư y tế của Việt Nam là hàng nhập khẩu, trong đó, các nước cung cấp thiết bị y tế chủ yếu là Nhật Bản, Đức, Mỹ, Trung Quốc, Singapore và chiếm khoảng 55% giá trị nhập khẩu.
Nhập khẩu tạo ra nguồn cung cấp hàng hóa đa dạng, phong phú nhưng
cũng tiềm ân nhiều rủi ro và thách thức Đầu tiên, điều nay làm mắt sự chủ động nguồn cung bởi phụ thuộc quá nhiều vào hàng nhập khẩu, mà đa số là sản phẩm
có giá trị kinh tế lớn Tiếp theo, cũng chính việc nhập khẩu kìm hãm sự phát
triển của sản xuất trong nước bởi giá thành của hàng nhập khẩu thấp hơn hàngnội địa rất nhiều
b Xu hướng phát triển thị trường
Thị trường thiết bị - vật tư y tế phát triển mạnh trong giai đoạn 2014- 2018
và có những dấu hiệu khả quan trong tương lai (Theo nhận định của PhòngThương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Trong số các thị trường y tẾChâu Á đang nổi lên, Việt Nam là một trong số những nước có mức tăng trưởngvững chắc và ôn định Với mức độ tăng trưởng trong 5 năm qua, thiết bị y tếđược dự đoán là mảnh đất màu mỡ day tiềm năng đối với các nhà đầu tư trongnước cung như quốc tế Đồng thời, dựa vào sự hỗ trợ của Chính phủ và nhu cầu
của người dân, thị trường hứa hẹn còn tăng trưởng và phát triển mạnh trong
tương lai.
Trang 19Dưới đây là biểu đồ tổng vốn đầu tư của thị trường giai đoạn 2014-2018
triệu USD Tông vôn đâu tư của thị trường
(Nguôn: Báo cáo của Worldbank)
Hình 1.3 Biểu đồ tong vốn dau tư thiết bị - vật tư y tế của Việt Nam giai đoạn
2014 - 2018
Dựa vào biểu đồ trên, ta dễ dàng nhận thấy nguồn vốn đầu tư vào ngành liên
tục tăng trong giai đoạn này Trong ba năm (20124 — 2016), tong vốn dau tư vàothị trường tăng trưởng khá chậm, tuy nhiên đến năm 2017 — 2018 mức độ đầu tư
vào ngành đã tăng nhanh chóng Sau 5 năm, tổng vốn đầu tư vào ngành đã tăng
trưởng 47% (từ 749 triệu đô lên 1400 triệu đô) Điều đó đã khang định được sứchút của ngành thiết bị - vật tư y tế đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp Đây
cũng là cơ hội tốt để doanh nghiệp phát trién, tiếp tục đầu tư nhằm nâng cao doanh
thu và HỌKD.
Bên cạnh tong vốn dau tư vào thị trường thì tốc độ tăng trưởng nhập khẩu
thiết bị - vat tư y tế giai đoạn 2014 — 2018 cũng có mức độ phát triển rất khả quan.
Hình 1.4 dưới đây thé hiện rõ tốc độ tăng trưởng của ngành qua từng năm trong
thời kỳ này.
Trang 202014 2015 2016 2017 2018 năm
==——>Tốc độ tăng trưởng ngành giai đoạn 2014 - 2018
(Nguôn: Huyền Thanh — Báo dau tw)
Hình 1.4: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của ngành giai đoạn 2014 - 2018
Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng ngành được giữ ở mức cao, trung bình đạt
18%/năm trong 5 năm qua Sự tăng trưởng ôn định này dựa vào nhiều yếu tó, trong
đó phải kế đến nhu cầu tăng cao của thị trường và súc hút của ngành thiết bị - vật
tư y tế Đây được coi là mảnh đất màu mỡ dành cho các nhà đầu tư trong và ngoàinước khi tiềm năng của ngành là rất lớn Điều này được thé hiện rõ ở việc các
công ty trong và ngoài nước đã bắt đầu tập trung khai thác thị trường Tính đến
cuối năm 2016, có hơn 1000 công ty đang hoạt động trong lĩnh vực này và cáchang lớn trên thế giới đang dé về Việt Nam, điển hình là Terumo, Merck,
GreenCross Đây chính là cơ hội thúc đây phát triển ngành, nâng cao HQKD cho
Trang 21Thị trường tập trung chủ yếu tại bệnh viện lớn và do Nhà nước quản lý, nên
việc mua sắm thiết bị còn phức tạp và mang nhiều rủi ro về các thủ tục hành chính.Điều này gây ảnh hưởng rất lớn cho doanh thu cũng như HQKD của doanh nghiệp
Hình 1.5 cho thấy sự phân hóa trong thị phần của thị trường thiết bị - vật tư
y tế của Việt Nam Bệnh viện công chiếm tỷ trọng lớn nhất (66%) trong khi bán
lẻ và bệnh viện tư chiếm ty trọng khá thấp với lần lượt là 10% và 16% thị phan.Tuy 4 năm gan đây thị phan đã dần chuyển hướng sang bệnh viện tư và bán lẻ
nhưng sự chênh lệch vân còn quá lớn Chính sự phân hóa này đã cho thấy rõ mức
độ quan tâm khác nhau của khách hàng đối với thiết bị - vật tư y tế
- Yêu cầu về chất lượng sản pham
Bên cạnh đó, yêu cầu về chất lượng của các thiết bị - vật tư y tế ngày càngcao, điều đó được chứng minh qua cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Các sản phẩm chấtlượng được chú trọng dau tư dé cải tiến môi trường y tế của Việt Nam Đặc biệt,
doanh nghiệp Việt Nam đang tiếp cận tiêu chuan cao của thế giới nên đòi hỏi các
11
Trang 22sản phẩm áp dụng công nghệ tiên tiến để phù hợp với trình độ kỹ thuật y khoa hiện
đại Tiếp đến, Nhà nước tập trung phát triển bệnh viện với các thiết bị y tế tân tiến(chủ yếu ở các thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh) để nâng cao chất
lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân Điều này khiến áp lực cạnh tranh
tăng lên, ảnh hưởng bắt lợi đến doanh thu cũng như làm giảm HQKD của công ty
trong ngành
- Đầu tư cho y tế còn hạn chế
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chi tiêu cho thiết bị y tế của nước tachỉ đạt 8 USD/người (2015), thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.Đến năm 2018, con số này chỉ đạt 14,5 USD/người Trong khi đó, chỉ tiêu này
ở Thái Lan là 44USD/người và Singapore là 68USD/ngudi Chính điều này
khiến doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành không ổn định,
làm giảm HQKD.
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị - vật
tư y tế của công ty Cô phần thiết bị khoa học công nghệ Đông Nam Á
1.2.1 Các nhân tổ bên ngoài doanh nghiệp giai đoạn 2014 - 2018
a Môi trường kinh tế
Giai đoạn 2014-2018 đã chứng kiến nhiều biến động của nền kinh tế ảnh
hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh nhập khẩu của công ty
z A
-Su biến động của thị trường thiết bi - vật tư y tế
Theo đánh giá của giới chuyên gia, giá trị thị trường thiết bị - vật tư y tế có
mức tăng trưởng mạnh trong giai đoạn này:
12
Trang 23(Nguồn: Báo cáo cua Business Monitor)
Hình 1.6 Biểu đồ giá trị thị trường thiết bị - vật tư y té của Việt Nam giai đoạn
2014 - 2018
Dựa vào biểu đồ trên, ta dễ dàng nhận thấy sự phát triển của thị trường thiết
bị - vật tư y tế của Việt Nam giai đoạn này Sau 3 năm (2014 — 2016) chứng kiến
sự tăng trưởng 6n định của thị trường thì đến năm 2017 con số này giảm mạnh khi
chỉ còn 314 triệu đô Ngay sau đó, vào năm 2018, thị trường ghi nhận bước phát
triển vượt bậc khi đạt 1 tỷ đô Điều đó đã khang định sức hút của ngành đối vớicác nhà đầu tư và doanh nghiệp Đồng thời cũng là cơ hội tốt để tăng quy mô tiêuthụ cũng như doanh thu nhập khẩu của công ty từ đó nâng cao HQKD nhập khẩu
- Tỷ giá hối đoái
Ngoại tệ là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh nhập khâu nên tỷ giá hối đoái biến động sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phi đầu vào của doanh nghiệp Dưới đây là biểu đồ tỷ giá USD/VND giai đoạn 2014 — 2018.
13
Trang 24(Nguôn: Tổng hop từ Báo cdo của Ngân hang Nhà nước)
Hình 1.7: Biểu đồ tỷ giá USD/VND từ 2014 - 2018
Có thé thấy tỷ giá USD/VND trong thời kỳ này tương đối ôn định Đồng
USD biến động trong biên độ nhỏ (2-3%) Điều này đảm bảo cho chi phi đầu vào và khả năng thanh toán của doanh nghiệp luôn ổn định, ít bị tác động làm giảm HQKD Lý giải cho điều nay là Chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau dé bình ổn tỷ giá cũng như giảm thiểu tối đa rủi ro làm đồng USD
tăng mạnh
b Môi trường pháp luật
- — Thuế nhập khâu thiết bị - vật tư y tế
Theo quy định của Nhà nước, thuế nhập khâu linh kiện để sản xuất, lắp rắp
các thiết bị y tế ở Việt Nam là 0% Đồng thời, thuế nhập khâu đối với một số mặt
hàng như nhóm thiết bị xét nghiệm, nhóm thiết bị điều trị, dụng cụ y tế gia đình, được áp dụng ở mức 0% Cùng với đó, thuế suất giá trị gia tăng VAT đối với thiết
bị - vật tư y tế được duy trì ở mức 5% (thấp hơn mức 10% của các mặt hàng khác).
14
Trang 25Những chính sách, ưu đãi này đã phần nào giảm thiểu chỉ phí đầu vào cho các
doanh nghiệp dân đến gia tăng HQKD, đồng thời thúc đây nhập khẩu các mặt hàng
với chât lượng cao.
- Các quy định về kinh doanh thiết bị - vật tư y tế của Nhà nước giai đoạn
2014-2018
Dé quan lý và giám sát việc kinh doanh thiết bị - vật tư y tế, Chính phủ đã
ban hành Nghị định 36/2016/NĐ-CP, thông tư số 30/2015/TT-BYT về việc kinh
doanh nhập khẩu thiết bị - vật tư y tế Đến thời điểm hiện tại, những quy định nàyvẫn còn hiệu lực và được áp dụng để giúp Nhà nước điều chỉnh việc nhập khẩu,
kinh doanh của các cá nhân, tô chức.
Bên cạnh những chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu, Nhà nước có quy định
rất rõ về các thủ tục hành chính để nhập khẩu thiết bị - vật tư y tế Đây là ngành
kinh doanh có điều kiện, vừa để đảm bảo chất lượng hàng hóa mà công ty cung
cấp cho người tiêu dùng, vừa tạo ra rào cản để bảo VỆ các công ty trong ngành
Chính vì vậy, công ty cần tuân thủ theo đúng yêu cầu của pháp luật để tạo ra môi
| trường cạnh tranh lành mạnh Từ đó đảm bảo việc kinh doanh được thực hiện liên
tục và phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và HQKD
1.2.2 Các nhân tô bên trong doanh nghiệp giai đoạn 2014 - 2018
a Nguồn nhân lực
Trong mọi trường hợp, yếu tố con người luôn là quan trọng nhất và quyết
định sự thành bại của cả doanh nghiệp Hang năm, công ty vẫn tuyển dụng thêm
nhân viên dé củng cô nguôn nhân lực.
15
Trang 26Dưới đây là số liệu nguồn nhân lực của công ty giai đoạn 2014 — 2018
người Nguồn nhân lực
Tuy vậy, không phải nhân viên nào cũng đáp ứng được yêu cầu của công ty,
về mặt chuyên môn lẫn kinh nghiệm làm việc Theo báo cáo của công ty, 90%
nhân viên đều tốt nghiệp đại học, cao đăng, có nền tảng cơ bản về kinh doanh Nhưng 40% nguồn nhân lực có kinh nghiệm làm việc dưới 5 năm, chủ yếu là sinh
viên mới ra trường nên còn thiếu kinh nghiệm Bên cạnh đó, tình trạng phân bổcông việc không hợp lý dẫn đến việc có người làm quá nhiều việc trong khi cóngười lại không có việc đề làm
Chính vi vậy nên năng suất lao động không cao, tốn kém nhiều chi phí cho
việc trả lương nhân viên mà không đem lại hiệu quả làm HQKD nhập khâu thiết
bị - vật tư y tế cũng giảm theo.
Trang 27Bảng 1.1: Cơ cau nguồn von của Công ty giai đoạn 2014-2018
DVT: triệu VND 2017
(Nguôn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính)
Dựa vào bảng 1.1 ta thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty có sự chênh lệch
Vốn vay chiếm 80% tông nguồn vốn nên chỉ phí lãi suất ngày càng gia tăng, làm
giảm HQKD Cùng với đó, vốn lưu động luôn được duy trì ở mức cao (60-70%
tong nguồn vốn) dé hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ lam HQKD được đảm
bảo Do Công ty chưa phát hành cỗ phiếu trên thị trường chứng khoán nên việc
huy động vốn còn khó khăn làm giảm HQKD do hạn chế về nguồn vốn
c Hệ thống giao nhận hàng hóa
Dé hoạt động kinh doanh được diễn ra tron tru, hệ thống giao nhận hàng hóađóng vai trò rất quan trọng Công ty chưa có sẵn các phương tiện chuyên chở hàng
hóa nên chủ yếu là đi thuê công ty vận tải bên ngoài Chính vì vậy chi phí bán
hang tăng lên và làm giảm HQKD.
kh
ĐẠI HỌC K.T.Q.D
| TT THONG TIN THƯVIỆN | 54 245"
PHONG LUẬN AN - TU LIEU
17
Trang 28Việc không có hệ thống giao nhận hàng hóa riêng biệt khiến công ty bị phụ thuộc vào bên vận chuyền, điều này dẫn đến thời gian bị kéo dài và không đảm
bảo chất lượng giao hàng do mỗi lần vận tải là một công ty khác nhau.
Nhận thấy điều này, đầu năm 2018, công ty đã liên kết với Công ty vận tải
Toàn Cầu và bước đầu đã ghi nhận những bước tiến triển: Hàng hóa được luânchuyên kịp thời, tiết kiệm được thời gian, công ty cũng kiểm soát được quá trìnhđầu ra — vào của thiết bị - vật tư y tế Việc thỏa thuận giữa hai công ty về chấtlượng và giá giao hang đã giúp giảm đi một phan chi phí đầu vào Vì vậy làm
tăng HQKD.
Tóm lại, giai đoạn 2014 — 2018 có nhiều yếu tố tác động đến HQKD của doanh nghiệp Trong đó, sự biến động tích cực của thị trường cùng với sự ôn định
về tỷ giá hối đoái làm tăng HQKD Đồng thời mức thuế nhập khâu được duy trì ở
mức thấp và quy định của Nhà nước góp phần duy trì doanh thu của doanh nghiệp
luôn 6n định Sự thay đổi kịp thời trong việc giao nhận hàng hóa cũng nâng cao
HQKD Nhưng các yếu bố bên trong doanh nghiệp như nguồn nhân lực yếu kém,
hạn chế về vốn của Công ty đã làm giảm HQKD, đây cũng chính là vấn đề công
ty cần giải quyết trong tương lai dé HQKD được cải thiện
18
Trang 29CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUÁ KINH DOANH
NHẬP KHẨU THIET BỊ - VAT TƯ Y TE CUA CÔNG TY CO
PHẢN THIẾT BỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG NAM Á
GIAI DOAN 2014 — 2018
2.1 Giới thiệu tông quát về công ty Cô phan thiết bị khoa học công nghệ ĐôngNam Á
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cé phan thiết bi khoa hoc
công nghệ Đông Nam A
Công ty cổ phan thiết bị khoa học công nghệ Đông Nam A là doanh nghiệp
tư nhân được thành lập vào năm 2008, được Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà
Nội cấp phép
Trụ sở chính của Công ty nằm ở địa chỉ: Số 6 ngõ 2 Nguyễn Thượng Hiền,
Hà Đông, Hà Nội Công ty còn một chi nhánh đặt ở Số 87 Nguyễn Khang, Cầu
Giấy, Hà Nội.
Các lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty bao gồm: kinh doanh thiết bị
-vật tư y tế, bán buôn thiết bị điện tử, viễn thông, lắp đặt máy móc và thiết bị công
nghệ, tư van thiết kế các công trình xây dựng
Các thông tin cơ bản của Công ty:
- Tên Công ty: Công ty Cổ phan thiết bị khoa học công nghệ Đông Nam A
- Tên giao dịch quốc tế: The Southeast Asia Eqiupment Science Technology
Joint Stock Company
- Tén viét tat: SOTEC.,JSC
19
Trang 30- Mã số thuế: 0102801778
- Vốn điều lệ: 9 tỷ đồng
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty Cổ phân thiết bị khoa học công nghệ
Đông Nam Á
a Chức năng cua công ty
- Tổ chức mua bán, nhập khẩu các thiết bị - vật tư y tế, máy móc, thiết bị
công nghệ
- Liên danh với các công ty khác dé thực hiện các dự án, công trình lớn nham
đạt hiệu quả tối ưu
- Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển cho công ty và đáp ứng nhu cầu
của mọi khách hàng
- Tạo dựng mối quan hệ tốt với Nhà nước, chủ đầu tư và khách hàng
b Nhiệm vụ của công ty
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm với Nhà nước
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
Trang 31SƠ ĐỎ TO CHỨC CÔNG TY CO PHAN THIẾT BỊ KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ ĐÔNG NAM Á
HOI DONG QUAN
KHAU
PHONG KY
THUAT
21
Trang 322.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Giám đốc: Người có quyền cao nhất trong công ty, điều hành mọi hoạt
động sản xuất, kinh doanh của Công ty Phải chịu trách nhiệm về tất cả kết quảsản xuất kinh doanh, phát triển cũng như chịu mọi trách nhiệm trước Pháp luật về
mọi hoạt động của Công ty Có quyền quyết định, phê duyệt mọi chủ trương, chính
sách, phương hướng Công ty.
- Phó giám đốc: giúp Tổng giám đốc điều hành một hay một số lĩnh vực
hoạt động của công ty theo sự phân công, ủy quyền của Tổng Giám đốc, chịu
trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công
hoặc ủy quyền.
- Phòng Xuất — Nhập khẩu (XNK): Tìm kiếm thị trường, xây dựng, thực
hiện kế hoạch, dự án liên quan đến XNK Thực hiện mọi công tác XNK của Công
ty: giao dịch với đối tác nước ngoài, nhập khâu thiết bị - vật tư y tế vé cung cấp
tại thị trường Việt Nam Các nghiệp vụ của phòng XNK: hỏi hàng, chào hàng, xử
lý hóa đơn chứng từ, công tác Hải quan
- Phòng Tài chính — kế toán: Thực hiện công tác quản lý quỹ, vốn của
Doanh nghiệp, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, huy động vốn Kiểm tra kết
quả kinh doanh từng tháng, quý, phân tích hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay
không Báo cáo kết quả kinh doanh, tổng kết, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu liên
quan đến công tác tài chính — kế toán
- Phòng kinh doanh: Xây dựng kế hoạch kinh doanh, vạch đỉnh chương
trình, dự án thúc đấy kinh doanh Chịu trách nhiệm đấu thầu, thương thảo, ký kết
hượp đồng kinh doanh, tìm kiếm đối tác, nguồn cung cấp và thị trường tiềm năng
cho các sản phẩm Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh, báo
cáo tình hình cho cấp trên
- Phòng kỹ thuật: Xây dựng phương án thi công , kỹ thuật cho các dự án;
quản lý thực hiện và kiêm tra công tác thi công nham đảm bảo an toàn, tiến độ,
22
Trang 33chất lượng Cung cấp các dịch vụ tư vấn, hậu mãi sau bán hàng cho khách hàng.
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phương án đổi mới trang thiết bị đáp ứng nhu cầu
kỹ thuật của Công ty.
- Phòng hành chính: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc và tổ chức thực
hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân sự, bảo hộ
lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe người lao động, bảo vệ quân sự
theo luật và quy chế công ty.
2.2 Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị - vật tư y
tế của công ty Cô phần thiết bị khoa học công nghệ Đông Nam Á giai đoạn
2014 - 2018
2.2.1 Thực trạng kinh doanh nhập khẩu của công ty Cé phan thiết bị khoa học
công nghệ Đông Nam Á giai đoạn 2014 - 2018
a Kim ngạch nhập khẩu thiết bị - vật tư y tế
Kim ngạch nhập khẩu của Công ty là tong giá trị nhập khẩu của tất cả các
hàng hóa nhập khẩu vào doanh nghiệp đó trong một kỳ nhất định, được quy đổi
đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định
Dé có cái nhìn rõ nét hơn về chỉ tiêu này, ta sẽ phân tích các yếu tố về tổng
kim ngạch nhập khâu, kim ngạch nhập khẩu dựa theo hình thức nhập khẩu, mặt hàng nhập khẩu và thị trường nhập khẩu.
Đầu tiên là tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị - vật tư y tế của Công ty giai
đoạn 2015 — 2018 Số liệu và tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu được thể
hiện qua bảng 2.1 dưới day
23
Trang 34Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu thiết bị - vật tư y tế 2015 - 2018
DVT: triệu VND
Tốc độ Tốc độ Tốc độ
ngạch | 884,667 | 865,690 | -2.2% 1,145,510 lyuổ lay./s12
(Nguôn: Phòng Xuất — Nhập khẩu công ty Đông Nam A)
Số liệu bảng 2.1 cho thấy kim ngạch nhập khẩu thay đổi theo tình hình kinh
doanh của công ty Giá trị nhập khẩu giai đoạn này tăng trưởng én định: từ 885
triệu đồng năm 2015 lên 1,3 tỷ đồng năm 2018 Năm 2016 đạt giá trị 866 triệu
đồng, thấp nhất trong 5 năm trở lại đây Lý do là bởi số lượng hàng tồn kho của
năm 2015 còn nhiều nên Công ty quyết định cắt giảm số lượng hàng nhập khẩu
Giá trị nhập khẩu ngày càng giá tăng, từ đó cho thấy hoạt động kinh doanh được
mở rộng với quy mô lớn hơn.
b Cơ cấu Hình thức nhập khẩu (ủy thác và trực tiến)
Nhìn vào bảng 2.2 có thể thấy rõ công ty chủ yếu sử dụng hình thức là nhập
khẩu trực tiếp (60%) dé tiết kiệm thời gian và chỉ phí ủy thác Công ty luôn giữ ty
lệ khá đồng đều giữa NK trực tiếp và NK ủy thác, đây là điều tốt công ty cần phát
huy NK ủy thác chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng một nửa NK trực tiếp Công ty có xu
hướng chú trọng vào NK trực tiếp để chủ động về nguồn hàng, không phụ thuộc
vào bên thứ 3
24
Trang 35Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu (2015-2018)
phat trién
- Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu
Số liệu ở Hình 2.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tăng đều qua các
năm, tuy nhiên có sự anne lại vào năm 2016 do hang tồn còn nhiều từ năm 2015.
Năm 2017 đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất (tăng 28% so với năm 2016) do công
ty ký được nhiều hợp đồng thiết bị y tế có giá trị Sự tăng trưởng vẫn được duy trìcho đến năm 2018 khi đạt 1,3 tỷ đồng giá trị nhập khâu
25
Trang 36TÓC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG NHẬP KHẢU
triêu VNĐ —=e—Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu
(Nguôn: Phong Xuất-Nhập khẩu Công ty Đông Nam A)
Hình 2.1: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thiết bị - vật tư y tế
2015 - 2018
Số liệu ở Hình 2.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng nhập khâu tăng đều qua các
năm, tuy nhiên có sự chững lại vào năm 2016 do hàng tồn còn nhiều từ năm 2015.
Năm 2017 đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất (tăng 28% so với năm 2016) do công
ty ký được nhiều hợp đồng thiết bị y tế có giá trị Sự tăng trưởng vẫn được duy trì
cho đến năm 2018 khi đạt 1,3 tỷ đồng giá trị nhập khẩu
c Cơ cấu thị trường nhập khẩu
Mở rộng thị trường đầu vào luôn là mối quan tâm hàng đầu của Công ty, vừa
dé da dạng hóa nguồn cung cấp, đồng thời tìm được nguồn hang chat lượng với
giá cả ưu đãi hơn.
Dựa vào số liệu về cơ cấu thị trường nhập khẩu, Công ty sẽ năm bắt dễ dàng
hơn tỷ trong mặt hàng nhập khẩu từ các nguồn khác nhau, từ đó đưa ra những điều
chỉnh kịp thời để nâng cao HQKD
26