1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Kinh tế học quốc tế - đề tài - CẤU TRÚC CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ NGUYÊN LÝ BÚT TOÁN KÉP

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề CẤU TRÚC CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ NGUYÊN LÝ BÚT TOÁN KÉP
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TPHCM
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 161,19 KB

Nội dung

- Hình thức phân tích analytic presentation: hỗ trợ nhiều hạng mục hơn cho phân tích cán cân thanh toán quốc tế khi mà các giao dịch kinh tế quốc tế ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM

Khoa: Kinh tế quốc tế

- -BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài:

CẤU TRÚC CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

VÀ NGUYÊN LÝ BÚT TOÁN KÉP

Trang 2

I Các cấu trúc của cán cân thanh toán quốc tế

1 Khái niệm cán cân thanh toán

Cán cân thanh toán là một báo cáo thống kê tổng hợp các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú trong một khoảng thời gian nhất định

- Người cư trú và người không cư trú bao gồm các cá nhân, hộ gia đình, các công ty, nhà chức trách, tổ chức quốc tế

+ Người cư trú:

 Tổ chức cá nhân Việt Nam

 Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, văn phòng đại diện của Việt Nam ở nước ngoài

 Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng

 Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, thăm viếng ở nước ngoài

 Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên

+ Người không cư trú

 Tổ chức cá nhân nước ngoài Việt Nam

 Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, văn phòng đại diện các nước ngoài tại Việt Nam

 Công dân nước ngoài cư trú ở Việt Nam có thời hạn dưới 12 tháng

 Công dân nước ngoài đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở Việt Nam

 Người Việt Nam cư trú tại nước ngoài có thời gian từ 12 tháng trở lên

LƯU Ý:

 Người cư trú và không cư trú được xác định dựa trên địa điểm diễn ra giao dịch kinh tế

 Các tổ chức quốc tế như UN, IMF,WB, BIS, WTO, là người không cư trú với mọi quốc gia

Trang 3

 Đối với các công ty đa quốc gia, chi nhánh tại quốc gia nào thì sẽ là người

cư trú của quốc gia đó

- Căn cứ xác định: Chủ yếu dựa vào thời gian sinh sống, làm việc liên tục cần thiết tại quốc gia đó của nước sở tại

2 Các hình thức của cán cân thanh toán

Cán cân thanh toán quốc tế thường được trình bày dưới hai hình thức

- Hình thức chuẩn (standard presentation): hỗ trợ tích cực cho việc

xác định các giao dịch phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định, tuy nhiên, rất khó trong phân tích cán cân thanh toán quốc tế

- Hình thức phân tích (analytic presentation): hỗ trợ nhiều hạng mục

hơn cho phân tích cán cân thanh toán quốc tế khi mà các giao dịch kinh tế quốc tế ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn di những đổi mới về tự do hóa thương mại và tài chính quốc tế, về các công cụ tài chính và các phương thức mới về tái cơ cấu nợ nước ngoài

3 Cấu trúc của cán cân thanh toán quốc tế

Gồm có hai hạng mục lớn và một hạng mục điều chỉnh

- Hai hạng mục lớn gồm tài khoản vãng lai và tài khoản vốn và tài chính

- Hạng mục điều chỉnh là lỗi và sai sót

a Tài khoản vãng lai

Tài khoản vãng lai ghi lại các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ và một

số chuyển khoản của người cư trú và người không cư trú

- Xuất khẩu

VD: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) xuất khẩu cá tra, cá bấ qua thị trường EU và Mỹ

- Nhập khẩu

Trang 4

VD: Công ty TNHH Thương mại-Dịch vụ An Kiệp nhập khẩu thép từ công ty xuất khẩu thép ở Nhật Bản

- Chuyển giao thu nhập

+ Thu nhập từ đầu vào người lao động:là các khoản tiền lương, thưởng, phúc lợi,…

+ Thu nhập từ đầu vào tài nguyên: tiền thuê mặt bằng,…

+ Thu nhập từ đầu vào là vốn: lợi nhuận, lãi tức, cổ tức,…

- Chuyển giao vãng lai đơn phương

+ Phản ánh các khoản quà tặng, quà biếu, các khoản viện trợ không hoàn lại mục đích cho tiêu dùng giữa người cư trú và người không cư trú

+ Quy mô và tình trạng vãng lai một chiều phụ thuộc vào mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia và tình hình kinh tế - xã hội giữa các quốc gia

Ghi chép:

+ Các khoản thu đơn phương được xem như tăng thu nhập nội địa do thu được từ nước ngoài, làm tăng cung ngoại tệ(phản ánh vào bên có)

+ Các khoản phải trả đơn phương do phải thanh toán cho người nước ngoài(phát sinh cầu ngoại tệ)phản ánh vào bên Nợ

Phân tích các cán cân thánh toán thuộc tài khoản vãng lai

Cán cân thương mại: (Cán cân hữu hình)

- Cán cân này phản ánh những khoản thu chi về xuất nhập khẩu hàng hoá trong một thời kỳ nhất định

- Khi cán cân thương mại thặng dư điều này có nghĩa là nước đó đã thu được

từ xuất khẩu nhiều hơn phải trả cho nhập khẩu Ngược lại, cán cân bội chi phản ánh nước đó nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu

+ Khi xuất khẩu, trị giá hàng xuất khẩu được phản ánh vào bên Có

Trang 5

+ Khi nhập khẩu, trị giá hàng nhập khẩu được phản ánh vào bên Nợ Vì xuất khẩu làm phát sinh cung ngoại tệ và cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối còn nhập khẩu làm phát sinh cầu ngoại tệ

Cán cân dịch vụ (Cán cân vô hình)

- Phản ánh các khoản thu chi từ các hoạt động dịch vụ về vận tải (cước phí vận chuyển thuê tàu, bến bãi ) du lịch, bưu chính, cố vấn pháp luật, dịch vụ kỹ thuật, bản quyền, bằng phát minh

- Thực chất của cán cân dịch vụ là cán cân thương mại nhưng gắn với việc xuất nhập khẩu dịch vụ

Ghi chép: Xuất khẩu dịch vụ (phản ánh bên Có)

Nhập khẩu dịch vụ (phản ánh bên Nợ)

Cán cân thu nhập ( Yếu tố thu nhập):

Phản ánh các dòng tiền về thu nhập chuyển vào và chuyển ra

- Thu nhập của người lao động (tiền lương, tiền thưởng, thu nhập khác ) do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại

- Thu nhập từ hoạt động đầu tư như: FDI, ODA Các khoản thanh toán và được thanh toán từ tiền lãi, cổ tức đến những khoản thu nhập từ đầu tư ở nước ngoài từ trước

- Phản ánh: Thu nhập chảy vào phản ánh bên Có (làm tăng cung ngoại tệ) Khi chuyển thu nhập ra được phản ánh bên Nợ (làm giảm cung ngoại tệ)

b Tài khoản tài chính

Tài khoản tài chính bao gồm các giao dịch giữa người cư trú và

người không cư trú về đầu tư trực tiếp, đầu tư giản tiếp (giao dịch cổ phần, trái phiếu), giao dịch tài chính phát sinh, vay, trả nợ nước ngoài, tín dụng thương mại, tiền và tiền gửi

Phản ánh việc mua bán tài sản tài chính

 Đầu tư trực tiếp: là việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một nước sở tại vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư thu lợi nhuận theo quy định của luật đầu tư nước ngoài

Trang 6

của sở tại Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc người không cư trú bỏ vốn đầu tư ( thường là sở hữu từ 10% vốn chủ sở hữu trở lên) và trực tiếp tham gia quản lý vào hoạt động đầu tư tại một nước

VD: Tập đoàn viễn thông Quân đội Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực truyền thông ở Châu Phi

 Đầu tư gián tiếp: là việc khu vực tư nhân mua các chứng khoán ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài như tín phiếu kho bạc (Treasury bills, thường có kỳ hạn đến 1 năm), trái phiếu kho bạc trung hạn (Treasury notes, thường có kỳ hạn đến 10 năm), trái phiếu kho bạc dài hạn (Treasury bonds, thường có kỳ hạn hơn 10 năm)

VD: Chính phủ Việt Nam ủy thác cho bộ tài chính và các ngân hàng thực hiện mua trái phiếu do chính phủ Trung Quốc phát hành

 Đầu tư khác

Gồm các đầu tư không thuộc đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

c Tài khoản vốn

- Tài khoản vốn bao gồm các khoản giao dịch giữa người cư trú và

người không cư trú về chuyển giao vốn (capital transfer) và mua, bán (acquisition và disposal) các tài sản phi tài chính, phí sản xuất của khu vực Chính Phủ và khu vực tư nhân

 Các khoản giao dịch vốn của chính phủ: các khoản xóa nợ, các khoản viện trợ bằng tiền hoặc bằng tài sản giữa chính phủ của một nước với chính phủ nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm mục đích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

 Các khoản giao dịch vốn khu vực tư nhân bao gồm các khoản xóa nợ giữa người cư trú và người không cư trú và giá trị tài sản của người cư trú được chuyển ra và chuyển vào khi họ đổi nơi cư trú

 Các giao dịch tài sản phi tài chính bao gồm các tài sản vô hình như bản quyền, nhãn hiệu thương mại, hợp đồng thuê mua hoặc hợp đồng chuyển nhượng

 Tài sản phi sản xuất, phi tài chính như đất đai bán cho các đại sứ quán và các doanh thu từ tài sản cho thuê và giấy phép cũng như các khoản chuyển nhượng vốn

Trang 7

d Lỗi và sai sót

- Là phần chênh lệch giữa tổng của cán cân vãng lai, cán cân vốn, cán cân tài chính với cán cân thanh toán tổng thể

- Phản ánh những lỗi trong việc tính toán và các sai sót trong các giao dịch mà đáng lý cần phải được hoạch toán do:

 Dữ liệu lấy từ các nguồn khác nhau

 Một số hạng mục không được holạch toán hoặc hạch toán không đầy đủ

 Các bút toán được hạch toán ròng (net errors and

obmissions)

e Khoản mục lưu trữ

Ghi lại những thay đổi về tài sản dự trữ của cơ quan quản lý tiền tệ nhằm mục đích: (I) đảm bảo đủ thanh khoán quốc tế để tài trợ cho thâm hụt cán cân thương mại ngắn hạn và khủng hoảng tiền tệ; (II) ngân hàng trung ương mua và bán tài sản dự trữ để can thiệp ổn định tỷ giá hối đoái

4 Phân biệt các cấu trúc của cán cân thanh toán quốc tế

Tài khoản vãng lai Tài khoản vốn Tài khoản tài chính Giao dịch liên quan

đến hàng hóa, dịch

vụ (giao dịch thực)

Giao dịch liên quan đến vốn và tài sản đặc biệt

Giao dịch liên quan đến đầu tư, tài chính, vay,…

Theo dõi về hàng

hóa

Theo dõi về dòng tiền giữa các quốc gia

Theo dõi về tiền vay, tiền gửi, bảo hiểm

Thường đi trước

trong giao dịch

Thường ít đi trước trong giao dịch

Trang 8

II Nguyên lí bút toán kép

Bút toán kép là nguyên tắc ghi sổ kép trên cơ sở ý tưởng rằng mỗi giao dịch đều

có ảnh hưởng cân bằng nhưng theo hai chiều đối lập nhau Mỗi nghiệp vụ kế toán phải được ghi nhận trong các tài khoản ở cả bên Nợ và bên Có đối ứng Bút toán kép là nguyên lí căn bản của kế toán

Mỗi giao dịch được ghi nhận dưới dạng một bút toán kép có cùng giá trị nhưng ngược dấu: nợ (-) và có (+)

Ví dụ, giả sử bạn có một cửa hàng văn phòng phẩm Vào ngày 19 tháng 4, có người bán đồ cũ tới gặp bạn, và bạn mua một chiếc đèn cho văn phòng

của mình với giá 250 USD Vậy trong sổ nhật ký, để ghi chép lại giao dịch này,

bạn sẽ ghi Nợ (debit) vào tài khoản Nội thất Văn phòng và ghi Có

(Credit) 250 USD vào tài khoản Nợ phải trả Cụ thể như sau:

- Nguyên tắc bút toán kép: một bút toán ghi nợ bao giờ cũng có một bút toán ghi có tương ứng và ngược lại;

- Thể hiện các luồng vốn ra (các bút toán ghi nợ - DEBIT) và luồng vốn vào (các bút toán ghi có - CREDIT)

- Cân bằng giữa các bút toán ghi nợ và ghi cỏ

Theo quy ước, có một số khoản mục được hạch toán ghi nợ và một số khoản mục được hạch toán ghi có

Khoản trả (ghi nợ) thể hiện: việc cung cấp tài chính để nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ, tài sản khác của nước nhập báo cáo từ phần còn lại của thế giới;

thể hiện luồng vốn ra; Khi tài sản tăng, doanh nghiệp nhận tải sản nên doanh

nghiệp NỢ các đối tượng bên ngoài (nhà đầu tư, tổ chức tài chính).

Khoản thu (ghi có) thể hiện: Giao dịch làm phát sinh thanh toán chảy vào; thể hiện luồng vốn vào.Tổng tất cả các khoản mục của cán cân thanh toán luôn cân

Trang 9

bằng.Khi nguồn vốn tăng, các đối tượng bên ngoài tăng lượng đầu tư ở doanh nghiệp nên CÓ ở doanh nghiệp.

Ví dụ:

Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ trị giá 100 triệu USD và thanh toán bằng cách ghi vào tài khoản gửi của VN tại ngân hàng Mỹ

BOP của Việt Nam BOP của Mỹ

Tài khoản vãng lai (tr USD):

-XK gạo: + 100 tr - NK gạo: -100

Tài khoản vốn:

Tăng tài sản có (tăng số dư Tăng tài sản nợ (tăng số dư tiền gửi nước ngoài): +100 nước ngoài): -100

Xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ

Viện trợ, quà biểu tương ứng đưọc

nhận

Viện trợ, quả biểu tương ứng được cấp

Tăng nợ tài chinh (tài sản trong

nước của người không cư trú)

Tăng tài sản tài chinh (tài sản ở nước ngoài của người cư trú) Gỉảm tài sản tài chinh (tài sản ở

nước ngoài của người cư trú)

Gỉam nợ tài chinh (tài sản trong nước của người không cư trú)

BÀI TẬP Bài 1: Giả sử trong một khoảng thời gian nhất định, Việt Nam thực hiện các giao dịch kinh tế như sau với thế giới bên ngoài:

a Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Liên minh châu Âu (EU) trị giá 100 triệu USD, đồng thời nhập khẩu hàng hóa từ EU có trị giá 50 triệu Số tiền còn lại dùng để trả nợ cho Mỹ

b Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Nga trị giá 100 triệu USD Dùng 50 triệu USD để mua trái phiếu kho bạc Mỹ, số còn lại gửi ngắn hạn vào tài khoản tiền gửi nước ngoài ở Mỹ

Trang 10

c Việt Nam thanh toán cước phí vận chuyển cho các hãng vận tải nước ngoài

số tiền 30 triệu USD Thanh toán bằng cách ghi nợ trên tài khoản tiền gửi tại Mỹ

d NHNN Việt Nam mua 100 triệu USD trái phiếu kho bạc Mỹ, thanh toán bằng cách ghi nợ trên tài khoản tiền gửi của NHNN tại Mỹ và ghi có vào tài khoản trái phiếu của NHNN tại Mỹ

e Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong khoảng thời gian trên là

300 triệu USD 200 triệu USD từ nguồn vốn này được sử dụng ngay để nhập khẩu máy móc và thiết bị nhằm hình thành các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Phần vốn còn lại tạm thời được các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gửi ngắn hạn tại các ngân hàng Mỹ

f Tổng công ty dầu khí Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế trị giá 50 triệu USD Số tiền được dùng để nhập khẩu thiết bị là 30 triệu USD, số còn lại gửi ngán hạn tại HongKong

g Việt Nam thanh toán tiền lãi suất , trái tức , cổ tức cho những nhà đầu tư

Mỹ tại Việt Nam trị giá 100 triệu USD, thanh toán bằng cách ghi nợ vào tài khoản tiền gửi của Việt Nam tại Mỹ và ghi có vào tài khoản những nhà đầu

tư Mỹ

h Việt Nam nhận kiều hối hàng năm là 100 triệu USD Số tiền này được

NHNN mua hết để tăng dự trữ ngoại hối

Yêu cầu:

1 Anh/ chị hãy hạch toán các giao dịch kinh tế trên vào BOP của Việt Nam

2 Tổng hợp các số liệu trên thành cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam

3 Dựa trên cán cân thanh toán quốc tế vừa lập, anh/ chị cho biết giá trị của các cán cân sau:

- Cán cân thương mại

- Cán cân thu nhập

- Chuyển giao vãng lai một chiều

- Cán cân dịch vụ

- Cán cân vốn và tài chính

- Chuyển giao vốn một chiều

- Cán cân dự trữ, bù đắp chính thức

Trang 11

Đơn vị tính: Triệu USD

1 a) Tài khoản vãng lai

 Nhập khẩu: 100

 Xuất khẩu: -50

Tài khoản vốn

 Giảm tài khoản nợ: -50

b) Tài khoản vãng lai

 Nhập khẩu: 100

Tài khoản tài chính

 Đầu tư gián tiếp (mua trái phiếu): -50

 Đầu tư khác: -50

c) Tài khoản vãng lai

 Phí vận chuyển: -30

Tài khoản vốn

 Giảm tài sản có: 30

d) Tài khoản tài chính

 Mua trái phiếu: -100

Tài khoản vốn

 Giảm tài sản có: 100

e) Tài khoản vãng lai

 Nhập khẩu máy móc: -200

Tài khoản tài chính

 Tiền gửi ngắn hạn: -100

 Đầu tư nước ngoài: 300

f) Tài khoản vãng lai

 Nhập khẩu thiết bị: -30

Tài khoản tài chính

 Phát hành trái phiếu: 50

 Gửi ngắn hạn tại Hongkong: -20

g) Tài khoản vãng lai

Trang 12

 Thu nhập phải trả: -100

Tài khoản vốn: 100

h) Tài khoản vãng lai

 Chuyển giao một chiều: 100

Tài khoản dự trữ: -100

Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam

1.Cán cân vãng lai

Cán cân chuyển giao vãng lai 1 chiều 100

2.Cán cân vốn và tài chính 210

3.Cán cân dự trữ bù đắp chính thức -100

III Minh họa thực tế liên quan đến cán cân thanh toán

quốc tế

Cán cân thương mại

Theo số liệu từ tổng cục thống kê, xuất khẩu của năm 2018 đạt 62,9 tỷ USD tăng 29,5% so với năm 2007; bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 34,9 tỷ USD; tăng 25,7% đóng góp 49,7% vào mức tăng chung của xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD; tăng 34,7% đóng góp 50,3 Trong tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2008, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ trong 31% nhóm hàng nông sản chiếm 16,3% Kim ngạch xuất khẩu năm

2008 của các loại hàng hóa đều tăng so với năm 2007; chủ yếu do sự tăng giá trên thị trường thế giới

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2008 ước tính 80,4 tỷ USD tăng 28,3%

so với năm 2007; bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 51,8 tỷ USD tăng

26,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD; tăng 31,7% so với năm 2007 thì thâm hụt thương mại năm 2008 là 17,5 tỷ USD

Cán cân dịch vụ

Tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ năm 2008 ước tính đạt 7.1 tỷ US D, tăng 9,8%

so với năm 2007, trong đó dịch vụ du lịch đạt 4 tỷ USD, tăng 7,2%, dịch vụ vận tải

Ngày đăng: 03/11/2024, 10:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w