Và mặc dù ở mỗi giai đoạn lịch sử, những quan điểm về nghệ thuật có thể khác nhau, thậm chí là đối lập nhau, song có một điểm chung không thể phủ nhận được, đó chính là: cái đẹp trong ng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG KHOA HỌC LIÊN NGÀNH VÀ NGHỆ THUẬT
-
-TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Sinh viên thực hiện:
MSV:
Giảng viên hướng dẫn: TS Ngô Viết Hoàn
Hà Nội, Tháng 5 năm 2024
Trang 2NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 3
MỤC LỤC
A Mở đầu 3
1 Lý do chọn đề 3
2 Đối tượng 3
3 Mục tiêu 4
4 Phương pháp 4
B Cơ sở lý luận 4
1 Khái niệm, bản chất nghệ thuật 4
2 Đặc trưng của nghệ thuật 5
3 Tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao 6
3.1 Giới thiệu tác giả 6
3.2 Giới thiệu tác phẩm 6
C Nội dung 7
1 Quá trình sáng tạo nghệ thuật là quá trình con người “nghệ thuật hoá cuộc sống” 7
2 Cuộc sống, trong đó con người, vừa là chất liệu, vừa là đối tượng phản ánh của nghệ thuật 8
3 Các hình tượng nghệ thuật được sáng tạo ra có tính thời đại, tính dân tộc và tính phổ quát 9
4 Tính nhân văn 10
5 Kết luận 11
D Kết luận 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 4A Mở đầu
1 Lý do chọn đề
Mỹ học là bộ môn khoa học có tính lý thuyết, hay nói cách khác là thuần lý luận Mỹ học có vai trò giúp chúng ta nhận thức được quy luật tiến hóa của lịch
sử, xã hội có sự đóng góp to lớn của sự nhận thức về cái đẹp, về nghệ thuật và quá trình sáng tạo nghệ thuật Trong nội tại mỗi các nhân, ai cũng ẩn sâu trong mình một chút duy mỹ, dù ít hay nhiều Cái đẹp trong nghệ thuật không chỉ đơn thuần là sự mỹ miều về hình thức, mà còn ẩn chứa những giá trị tinh thần sâu sắc Nó là sự phản chiếu của tâm hồn con người, chính vì vậy, mà con người trở thành chủ thể của nghệ thuật, và dần cải tạo cuộc sống của mình theo hướng nghệ thuật Sự hiện diện của nghệ thuật mang đến cho cuộc sống con người nhiều giá trị to lớn, giúp ta nuôi dưỡng tâm hồn, kết nối con người với con người
và cải tạo cuộc sống Và mặc dù ở mỗi giai đoạn lịch sử, những quan điểm về nghệ thuật có thể khác nhau, thậm chí là đối lập nhau, song có một điểm chung không thể phủ nhận được, đó chính là: cái đẹp trong nghệ thuật luôn được coi là tiêu chuẩn quan trọng nhất, là kim chỉ nam dẫn dắt con người trong hành trình sáng tạo và cải tạo cuộc sống
Mặt khác, đời sống xung quanh mỗi con người chúng ta lại trở thành đối tượng trung tâm của nghệ thuật, nghệ thuật lấy cảm hứng từ đời sống, phản ánh hiện thực xã hội và tâm tư tình cảm của con người là những đặc điểm cốt lõi của nghệ thuật, bao gồm cả văn học Nghệ thuật chân chính luôn bắt nguồn từ những
gì diễn ra trong cuộc sống thực, từ những vấn đề mà con người đang phải đối mặt, từ những suy nghĩ và cảm xúc sâu thẳm bên trong tâm hồn mỗi người Chính vì vậy, em đã chọn lựa và nghiên cứu tác phẩm văn học nghệ thuật
“Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao để làm rõ về sự hiện diện của cái đẹp trong nghệ thuật, từ đó, làm rõ quá trình phản ánh cuộc sống hiện thực và làm nên tính nhân văn của nghệ thuật
2 Đối tượng
Tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao
Trang 53 Mục tiêu
Tìm hiểu, phân tích, làm rõ những nhận định về ý nghĩa sự hiện diện của cái đẹp trong nghệ thuật Đưa ra những quan điểm cá nhân về nhận định trên
4 Phương pháp
- Điều tra, tìm hiểu, thu thập thông tin
- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa luận điểm
B Cơ sở lý luận
1 Khái niệm, bản chất nghệ thuật
Trong mĩ học và lí luận văn học, từ “nghệ thuật” được dùng để chỉ một hoạt động sáng tạo mang tính đặc thù, với mục đích sáng tạo ra những cái đẹp làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ cho con người, ngoài ra, nó còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc Đây là một lĩnh vực hoạt động sáng tạo rất đa dạng, được biểu hiện qua nhiều loại hình khác nhau như: hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa, văn học, âm nhạc Đây chính là nghĩa hẹp nhất của từ nghệ thuật
Các quan điểm triết học khác nhau là cơ sở của các cách lý giải khác nhau
về khái niệm, bản chất của nghệ thuật Mỹ học duy tâm cho rằng, nghệ thuật là
sự biểu hiện của ý chí thượng đẳng siêu nhiên, là sự biểu hiện của thế giới ý niệm, coi cái đẹp là ý niệm tồn tại ở đâu đó trong cõi tinh thần huyền bí do con người tạo ra, nghệ thuật chỉ là cái bóng của cái bóng
Song song với đó là dòng tư tưởng nghệ thuật duy vật gắn nghệ thuật với đời sống, là mối quan hệ giữa con người với thế giới, là mối liên hệ không tách rời giữa con người và xã hội Dù vậy, nhưng các nhà mỹ học thời kỳ này vẫn bị hạn chế trong cách nhấn mạnh vị trí to lớn của thực tiễn xã hội trong nghệ thuật,
họ đã coi giá trị cao nhất của nghệ thuật là “bản sao cuộc sống”_ nghệ thuật chính là cuộc sống!
Sự xuất hiện của triết học Mác-Lênin là đỉnh cao của sự phát triển trí tuệ loài người, tạo bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử phát triển tư tưởng mỹ học và giải quyết một cách khoa học vấn đề bản chất của nghệ thuật Mỹ học Mác-Lênin đã
Trang 6đặt đúng vị trí của nghệ thuật là sản phẩm của ý thức bậc cao của con người Tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm đặc biệt của sự sáng tạo của tư tưởng người nghệ
sĩ, sự phản ánh nghệ thuật bao giờ cũng tuân theo những quy luật chung nhất trong sự nhận thức của con người, nó là một trong rất nhiều hình thức khác nhau của quá trình nhận thức
Hiện nay, nhiều nhà mỹ học hiên đại đã phát triển các quan điểm về nghệ thuật với những tuyên ngôn khác nhau, song đều bộc lộ một quan điểm chung: nghệ thuật không phải là sự phản ánh hiện thực không liên quan gì đến vấn đề xã hội mà nó là sự phản ánh tự do, bằng cách riêng, nó tạo ra thế giới của riêng nó, nghệ thuật là thế giới riêng của nghệ thuật
2 Đặc trưng của nghệ thuật
Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc thù, con người sinh ra không chỉ tồn tại, mà phải sống, nhận thức thế giới và sáng tạo ra thế giới mới Để sáng tạo
ra thế giới đó, con người phải tiếp nhận và khám phá thế giới từ nhiều góc độ với nhiều hình thái khác nhau Nghệ thuật là sản phẩm bậc cao của con người, là thế giới tinh thần thể hiện tâm tư, lý tưởng của con người sống trong một xã hội, hoàn cảnh, thời đại nhất định
Nghệ thuật còn mang tính giai cấp, là một bộ phận của thế giới tinh thần của xã hội, phản ánh sinh động của các giai cấp Là cá thể sinh ra và trưởng thành trong giai cấp, nghệ sĩ bộc lộ trong tác phẩm của mình cách nhận thức, cách đánh giá, cách biểu hiện khái quát đời sống đa dạng, phong phú của giai cấp khi tác phẩm đó được xã hội hóa cao Nghệ thuật của giai cấp tiến bộ là nghệ thuật lên án cái xấu, cái phản tiến bộ, không ngừng phấn đấu, bảo vệ việc thực hiện lý tưởng tiến bộ có tính thời đại
Bên cạnh đó, nghệ thuật còn mang tính cá nhân, tính dân tộc, tính quốc tế sâu sắc Mỗi cá nhân sáng tạo vừa là một cá nhân duy nhất độc đáo, vừa là người luôn khao khát biểu hiện tình cảm, trí tuệ, mục đích, lý tưởng của dân tộc và cả cộng đồng quốc tế Tính dân tộc của nghệ thuật không hạn chế ở nội dung phản ánh hiện thực dân tộc mà thể hiện sâu sắc nhất trong tư duy nghệ thuật độc đáo
Trang 7của dân tộc Do những đặc điểm lãnh thổ, kinh tế, điều kiện sống, ngôn ngữ, tâm
lý, con người mà cơ cấu cũng như phong cách tư duy nghệ thuật của mỗi dân tộc có sự khác biệt Điều đó lại được biểu hiện rõ nét và đậm đặc hơn qua đặc điểm tư duy nghệ thuật, phong cách nghệ thuật có cá tính của các nghệ sĩ, tạo ra bản sắc độc đáo từng dân tộc
Mối quan hệ giữa tính dân tộc và tính nhân loại của nghệ thuật cũng diễn ra tương tự Những bài học lịch sử, những hình tượng nghệ thuật, những sắc thái phản ánh, những kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật của mỗi dân tộc đều có sự biểu hiện sinh động cá biệt, bổ sung cho nghệ thuật nhiều dân tộc khác và cả văn hóa loài người
3 Tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao
3.1 Giới thiệu tác giả
Nhà văn Nam Cao, tên thật là Trần Hữu Trí, sinh ra tại Hà Nam Ông là một nhà văn hiện thực tiêu biểu, một cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại thế kỷ XX, có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn học Việt Nam, đặc biệt là thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết
Với ông: “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” Câu nói này thể hiện quan điểm nghệ thuật một cách sâu sắc Ông cho rằng nghệ thuật không nên xa rời thực tế, không nên tô hồng hay che đậy những mặt tối của xã hội Nghệ thuật phải phản ánh trung thực cuộc sống, đặc biệt là những kiếp người bất hạnh, lầm than, là tiếng kêu cứu của những kiếp người cùng khổ, là tiếng chuông cảnh tỉnh về những bất công trong xã hội
3.2 Giới thiệu tác phẩm
“Chí Phèo” là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao viết vào
tháng 2/1941 Lúc đầu truyện có tên là “Cái lò gạch cũ”; khi in sách lần đầu, nhà xuất bản đổi tên là “Đôi lứa xứng đôi” Sau khi in lại trong tập “Luống cày”, tác giả đặt tên là “Chí Phèo”
Trang 8Nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm là một điển hình cho bi kịch của người nông dân Qua tác phẩm, Nam Cao không chỉ phản ánh hiện thực, mà còn hướng đến mục đích giải phóng con người Ông tin rằng nghệ thuật có thể góp phần thức tỉnh con người, khơi dậy lòng nhân ái và hướng con người đến những giá trị tốt đẹp Nó đã góp phần định hướng cho sự sáng tác của nhiều nhà văn Việt Nam
và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại
C Nội dung
1 Quá trình sáng tạo nghệ thuật là quá trình con người “nghệ thuật hoá cuộc sống”
Quá trình sáng tạo nghệ thuật là quá trình con người “nghệ thuật hoá cuộc sống”, tức phát hiện và phản ánh vẻ đẹp của hiện thực bằng chất liệu của nghệ thuật, đây là một trong hai mặt quan trọng của cái đẹp trong nghệ thuật Con người là chủ thể sáng tạo; nghệ thuật không chỉ phản ánh thực tại mà còn là sản phẩm do con người sáng tạo nên Nghệ sĩ thổi hồn vào tác phẩm, biến những ý tưởng, cảm xúc thành những hình ảnh, âm thanh, ngôn từ lay động lòng người Trong tác phẩm “Chí Phèo”, bằng ngòi bút sắc sảo, giàu cảm xúc, ông đã thổi hồn vào bi kịch Chí Phèo, khắc họa nhân vật một cách chân thực Từ ngoại hình rách nát, khuôn mặt gớm ghiếc đến tâm hồn tha hóa, Chí Phèo hiện lên như một con quỷ dữ của làng Vũ Đại Tuy nhiên, ẩn sâu trong con người ấy vẫn là một trái tim khao khát lương thiện, một khát vọng được làm người lương thiện Không chỉ vậy, Nam Cao đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật một cách tinh tế và sâu sắc, đi sâu vào miêu tả nội tâm nhân vật Chí Phèo, đặc biệt là những diễn biến tâm lý phức tạp khi hắn gặp Thị Nở Qua đó, tác giả đã thể hiện sự thấu hiểu sâu sắc đối với những kiếp người cùng khổ, đồng thời khẳng định giá trị nhân văn cao đẹp của tác phẩm
Với phong cách sáng tác sâu sắc, ngòi bút hiện thực cùng giọng điệu chế giễu, mỉa mai, lời nói giản dị, gần gũi vưới thôn quê Việt Nam kết hợp với các biện pháp tu từ để xây dựng nên hình tượng nhân vật Chí Phèo đầy sinh động, đa
Trang 9chiều, thể hiện nội dung tư tưởng sâu sắc, điều đó góp phần tạo nên kết cấu chuyện lôi cuốn, hấp dẫn Đồng thời, thể hiện giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc
Có thể nói, Nam Cao đã sáng tạo ra tác phẩm này dựa trên cảm hứng từ hiện thực xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là hiện thực thối nát, bất công ở nông thôn Việc chọn lọc những chi tiết, hình ảnh, sự kiện tiêu biểu trong hiện thực xã hội Việt Nam, tác giả đã khái quát thành tác phẩm Chí Phèo Qua tác phẩm, Nam Cao cũng thể hiện sự căm phẫn xã hội thối nát, bất công đã đẩy con người đến bước đường cùng Đồng thời, tác giả cũng thể hiện niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người, dù có tha hóa đến đâu vẫn luôn có khát vọng được làm người lương thiện
2 Cuộc sống, trong đó con người, vừa là chất liệu, vừa là đối tượng phản ánh của nghệ thuật.
Hoạt động thẩm mỹ của nghệ thuật lấy đời sống làm đối tượng trung tâm
và tạo ra các hình tượng nghệ thuật Cuộc sống muôn màu muôn vẻ với những cung bậc cảm xúc, những biến động xã hội chính là nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ thuật Nghệ sĩ lấy chất liệu từ chính những trải nghiệm, quan sát, suy ngẫm về thế giới xung quanh để sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo Trong tác phẩm “Chí Phèo”, nhà văn đã lấy bối cảnh xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, thời bấy giờ, xã hội áp bức, bóc lột, con người bị tha hóa, cuộc sống của người nông dân bị áp bức, đẩy đến bước đường cùng, điển hình là nhân vật Chí Phèo Không chỉ vậy, nhà văn đã sáng tạo hình tượng nhân vật Chí Phèo, một nhân vật điển hình cho số phận bi kịch của người nông dân trong xã hội thối nát Chí Phèo được xây dựng với ngoại hình rách nát, dữ tợn, tâm lý phức tạp, vừa tàn bạo, vừa khao khát được làm người lương thiện Qua đó, tác phẩm đã phơi bày hiện thực xã hội thối nát và bất công; vạch trần
bộ mặt tàn ác của giai cấp thống trị và tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy người nông dân đến bước đường cùng Đồng thời, dành cho Chí Phèo và những người nông dân trong tác phẩm một niềm thương cảm sâu sắc Ông thấu hiểu nỗi đau khổ, bất lực của họ và lên án xã hội đã đẩy họ đến bước đường
Trang 10cùng Qua đó, khẳng định giá trị nhân văn cao đẹp, niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người Chí Phèo, dù bị tha hóa, nhưng vẫn luôn khao khát được làm người lương thiện Thị Nở, dù xấu xí, nhưng lại có một tâm hồn lương thiện Đây là một quá trình sáng tạo phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa quan sát, cảm nhận, tưởng tượng và khả năng biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật
Nhân vật “Chí Phèo” của Nam Cao khiến chúng ta liên tưởng đến nhân vật Raskolnikov trong tác phẩm “Tội ác và trừng phạt” của tác giả Fyodor Dostoevsky, nhân vật được nhắc đến là một chàng trai trẻ, nghèo khổ nhưng đầy kiêu hãnh Anh ta sống trong một căn gác xép tồi tàn ở St Petersburg, bị ám ảnh bởi những ý tưởng triết học về bản chất con người và tội ác, anh đã sát hại Alyona Ivanovna, một con mụ cho vay nặng lãi, và người em gái của bà ta, Lizaveta Sau khi làm chuyện ác, anh ta đã dần bị mọi người xa lánh Trong thời gian bị giam cầm, Raskolnikov trải qua một quá trình chuộc lỗi đầy khó khăn, anh ta dần nhận ra sai lầm của mình, và nhờ vào sự cứu rỗi của tình yêu và sự hy sinh của Sonya, cuối cùng đã giúp Raskolnikov tìm được sự bình yên trong tâm hồn Cũng giống như Chí Phèo khi yêu Thị Nở vậy, trong con người nhân vật cũng len lỏi chút hoàn lương, khao khát về một mái ấm, được làm người tốt Cả hai là nạn nhân của một xã hội tàn bạo Như vậy, qua ngòi bút hiện thực xuất sắc, cả hai nhà văn đã xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo Qua hai hình tượng, ta có sự hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới, xã hội Hiểu được những phẩm chất tốt đẹp của những con người dù bị dồn đến đường cùng nhưng vẫn lóe lên
hy vọng được làm lại cuộc đời lương thiện Ca ngợi giá trị nhân văn cao đẹp, khát khao sống lương thiện, khẳng định giá trị cuộc sống dù trong hoàn cảnh nào cũng cần trân trọng, hướng đến những điều tốt đẹp
3 Các hình tượng nghệ thuật được sáng tạo ra có tính thời đại, tính dân tộc
và tính phổ quát
Hình tượng nhân vật Chí Phèo được xây dựng vừa mang tính phổ quát, tính thời đại và tính dân tộc sâu sắc Qua tác phẩm và hình tượng nhân vật Chí Phèo
Trang 11bị tha hóa đã phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, một xã hội thối nát và bất công, người nông dân bị áp bức, bóc lột tàn bạo, bị tha hóa, lưu manh hóa như nhân vật Chí Phèo Qua đó, thể hiện tư tưởng tiến bộ, đồng cảm của tác giả: xót thương, đồng cảm, lên án, khát vọng về một xã hội tốt đẹp Hình tượng nhân vật còn mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, là đại diện cho người nông dân Việt Nam trước năm 1945, cùng ngôn từ, hình ảnh giản dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống làng quê Việt Nam Không chỉ vậy, hình tượng nghệ thuật được Nam Cao sáng tạo nên có tính phổ quát sâu sắc, vượt qua ranh giới thời gian và không gian, số phận bi kịch và những người như Chí Phèo có thể xảy ra ở bất kỳ thời đại nào, bất kỳ xã hội nào, luôn có khát vọng về một xã hội tốt đẹp hơn Ta có thể nghĩ đến ngay nhân vật Quasimodo trong tác phẩm
"Thằng gù Nhà thờ Đức Bà Paris" của Victor Hugo Quasimodo là một người đàn ông gù, xấu xí, bị xã hội xa lánh, đối xử tàn bạo Tuy nhiên, anh ta lại có một trái tim nhân hậu và một tâm hồn cao đẹp Cả hai nhân vật Chí Phèo và Quasimodo đều có những điểm giống nhau, cả hai đều có số phận bi thảm, bị xã hội bất công đẩy vào con đường cùng; đều có những mâu thuẫn nội tâm, vừa có những phẩm chất tốt đẹp, vừa có những hành động sai trái Vượt lên trên tất cả,
họ đều có khát vọng được sống một cuộc đời lương thiện, nhưng lại gặp nhiều khó khăn, thử thách Như vậy, dù trong xã hội khác nhau, thời đại khác nhau, những số phận như Chí Phèo vẫn luôn tồn tại, là đại diện cho những số phận đầy tủi nhục và khát khao về cuộc sống tốt đẹp Qua nhân vật này, Nam Cao đã thể hiện tài năng nghệ thuật xuất sắc của mình, đồng thời gửi gắm thông điệp sâu sắc về kiếp người và xã hội Qua nhân vật này, Nam Cao đã thể hiện tài năng nghệ thuật xuất sắc của mình, đồng thời gửi gắm thông điệp sâu sắc về kiếp người và xã hội
4 Tính nhân văn
Nội dung của tác phẩm không chỉ là yêu thương và trân trọng, mà còn chứa đựng những biểu hiện của căm ghét, khinh bỉ Sự kết hợp này tạo nên một tác phẩm nghệ thuật với sự thống nhất và thẩm thấu cao Bằng ngòi bút lạnh lùng