Do đó việc tìm hiểu sâu và lắm chắc các nguyên lý cơ bản về hệthống phanh, treo, lái trên ô tô điện là rất cần thiết đối với các kỹ sư cơ khí ô tô.Trong thời gian học tập ở trường cùng v
TỔNG QUAN VỆ HỆ THỐNG PHANH TREO LÁI TRÊN Ô TÔ
Cấu tạo hệ thống phanh đĩa dẫn động thủy lực
1.Bàn đạp phanh 2 Trợ lực phanh 3 Xy lanh phanh chính 4 Càng phanh đĩa 5 Má phanh đĩa 6 Rô to phanh đĩa
Bàn đạp phanh trên ô tô là một bộ phận trong hệ thống phanh, được người lái dùng chân để áp lực lên hệ thống thủy lực, từ đó ép miếng phanh vào đĩa hoặc tang để giảm tốc độ hoặc dừng xe.
Trợ lực phanh thủy lực là công nghệ sử dụng áp lực từ chất lỏng thủy lực để hỗ trợ người lái dễ dàng đạp phanh một cách hiệu quả hơn trên xe ô tô.
Xy lanh chính trong hệ thống phanh thủy lực là thiết bị chuyển đổi áp lực từ bàn đạp phanh thành lực ép miếng phanh lên đĩa giảm tốc độ của xe.
Càng phanh đĩa trong hệ thống phanh thủy lực là thành phần có nhiệm vụ chuyển đổi lực từ xy lanh chính thành lực ép miếng phanh vào đĩa phanh để làm giảm tốc độ của xe ô tô một cách hiệu quả và an toàn.
Má phanh đĩa trong hệ thống phanh thủy lực có công dụng chính là tạo ma sát giữa miếng phanh và đĩa phanh khi người lái bấm vào bàn đạp phanh, từ đó làm giảm tốc độ hoặc dừng xe một cách an toàn và hiệu quả.
Rôto phanh đĩa trong hệ thống phanh thủy lực có công dụng là tạo điều kiện cho đĩa phanh xoay một cách tự do và đồng bộ với bánh xe, từ đó giúp truyền lực phanh một cách hiệu quả và đảm bảo an toàn khi lái xe.
Tổng quan hệ thống treo trên mô hình oto điện 4 chỗ
Phanh tay thủy lực hoạt động bằng cách sử dụng một tay cầm hoặc công tắc để kích hoạt hệ thống thủy lực, làm ép miếng phanh lên đĩa hoặc tang để giữ xe ở vị trí cố định hoặc dừng lại một cách an toàn.
1.3 Tổng quan về hệ thống treo
Hệ thống treo phụ thuộc lá nhíp song song
Hình 1.4 Hệ thống treo lò xo nhíp lá
Hệ thống treo nhíp là một loại hệ thống treo thường được sử dụng trong nhiều loại xe khác nhau, đặc biệt là xe tải, SUV và xe thương mại Nó bao gồm một loạt các dải kim loại cong, xếp chồng được gọi là “lá” được gắn chặt lại với nhau ở một đầu, thường là với lá dài nhất ở phía dưới và những lá ngắn hơn tiến triển xếp chồng lên trên.
* Cấu tạo hệ thống treo nhíp:
Hình 1.5 Cấu tạo hệ thống treo nhíp lá
Nhíp lá: Đây là bộ phận chính của hệ thống treo nhíp lá Nhíp lá thường được làm từ thép, và có hình dạng cong với các lá kim loại song song nhau Các lá này được gắn vào nhau ở một đầu và giữa chúng thường có một hệ thống các mặt tiếp xúc (thường là các cửa sổ) để nhíp có thể uốn cong khi tải trọng được áp dụng lên.
Chốt định tâm( bulông ở giữa) : Đây là một chi tiết giúp giữ cho các lá nhíp không bị bung ra khỏi nhau khi xe chạy Chốt định tâm thường được đặt ở giữa các lá nhíp.
Quang treo: Vòng kẹp là nơi mà các lá nhíp được nối với các bộ phận khác của hệ thống treo và xe.
Quang nhíp: Quang nhíp là cung cấp sự liên kết vững chắc giữa các bộ phận treo
Treo độc lập 1 tay đòn:
Hình 1.6 Hệ thống treo độc lập 1 tay đòn
Cấu tạo hệ thống treo độc lập 1 tay đòn:
Lò xo: Lò xo được sử dụng để giảm chấn và hấp thụ các va đập từ đường bộ, giúp cải thiện sự thoải mái và ổn định khi lái xe
Giảm chấn: Hấp thụ và giảm chấn các va đập, đảm bảo tiếp xúc của bánh xe với mặt đường, đảm bảo tiếp xúc của bánh xe với mặt đường, Bảo vệ các bộ phận khác trong hệ thống treo.
Khung xe: Tạo sự ổn định và cứng cáp, hỗ trợ càng trụ, liên kết các bộ phận khác của hệ thống treo
Thanh điều hướng: Giảm sự chệch hướng khi điều khiển xe, tăng cảm giác lái và sự an toàn, điều chỉnh độ cứng hệ thống treo, liên kết các bộ phận khác hệ thống treo.
Tổng quan về hệ thống lái
Hình 1.7 Hệ thống lái trên mô hình
Hệ thống lái cơ khí sử dụng các chi tiết, thiết bị cơ khí để thay đổi hoặc duy trì hướng chuyến động của xe Hệ thống lái cơ học sử dụng sức người là nguồn lực dẫn động lãi Tất cả các linh kiện truyền lực đều là các linh kiện cơ khí Cấu tạo hệ thống lái cơ khí gồm 3 thành phần chính là cơ cấu vận hành, cơ cấu lái và cơ cấu dẫn động lái.
Hình 1.8 Cấu tạo hệ thống lái cơ học.
Gồm một vành hình tròn và một vài nan hoa được bố trí quanh vành trong của vô lăng Trên vô lăng lắp đặt còi và túi khí an toàn.
Trong trường hợp đơn giản, trụ lái chỉ bao gồm trục lái và nắp che trục lái Trụ lái của những ô tô hiện đại có cấu tạo phức tạp hơn Nó cho phép thay đổi độ nghiêng của vô lăng hoặc cho phép trụ lái chùn ngăn lại khi người lái va đập trong trường hợp xảy ra tai nạn Ngoài ra, trụ lái còn là nơi lắp đặt nhiều bộ phận khác như công tắc đèn, công tắc gạt nước/rửa kính, hệ thống dây điện và các đâu nỗi điện.
Trục lái được đặt bên trong vỏ trụ lái, có chức năng truyền chuyển động quay của vô lăng đến cơ cấu lái Đầu trên trục lái thường có ren và then hoa để liên kết và cố định vô lăng trên trục lái Đầu dưới liên kết với trục đầu vào của cơ cấu lái Trục lái có thể chỉ gồm một đoạn trục hoặc gồm nhiều đoạn trục liên kết với nhau băng khớp các đăng.
Cơ cấu lái (còn được gọi là hộp số lái) là cơ cấu bánh răng, một đầu liên kết với trục lái,một đầu liên kết với đòn chuyển hướng Cơ cấu lái có chức năng sau:
Hình1.9 Thành phần cơ cấu lái thanh răng – bánh răng.
- Biến chuyển động quay của trục lái thành chuyển động thẳng (hoặc gần thẳng) của bộ phận dẫn động lái.
- Tăng lực tác động của người lái lên vô lăng để thực hiện quay vòng xe nhẹ nhàng hơn. Một số kiểu cơ cấu lái thường được sử dụng trong thực tế gồm kiểu bánh răng - thanh răng, kiểu trục vit-con lăn, kiểu trục vít - đòn quay, kiểu trục vít - ê cu bi.
Cơ cấu lái kiểu bánh răng - thanh răng được sử dụng rộng rãi ở các dòng ô tô hiện đại Chức năng của cơ cấu dẫn động lái là truyền mô-men lực từ cơ cấu lái đến các khớp chuyển hướng ở hai bên dẫm cầu, từ đó làm quay các bánh xe dẫn hướng.
Hơn nữa, còn làm cho góc quay bánh xe dẫn hướng hai bên biến đổi theo tỷ lệ nhất định, để đảm bảo khi xe chuyển hướng bánh xe vẫn ở trạng thái lăn trên mặt đường, giảm sự trượt bánh xe xuống mức độ thấp nhất Cơ cầu dẫn động lái được chia thành cơ cấu dẫn động lái hệ thống treo độc lập và cơ cấu dẫn động lái hệ thống treo phụ thuộc.
Cơ cấu dẫn động lái
Chức năng của cơ cấu dẫn động lái là truyền mô-men lực từ cơ cấu lái đến các khớp chuyển hướng ở hai bên dăm cầu, từ đó làm quay các bánh xe dẫn hướng Hơn nữa, còn làm cho góc quay bánh xe dẫn hướng hai bên biến đối theo tỷ lệ nhất định, để đảm bảo khi xe chuyển hướng bánh xe vẫn ở trạng thái lăn trên mặt đường, giảm sự trượt bánh xe xuống mức độ thấp nhất Cơ cấu dẫn động lái được chia thành cơ cấu dẫn động lái hệ thống treo độc lập và cơ cấu dẫn động lái hệ thống treo phụ thuộc.
Hình 1.10 thành phần cơ cấu lái hệ thống treo độc lập.
Bộ giảm chấn
Khi tốc độ xe tăng lên, thì bánh dẫn động có thể bị rung lắc (bánh dẫn động sẽ lắc qua lắc lại quanh trụ quay đứng) thậm chí làm cho khung xe cũng bị rung lắc Điều này không những ảnh hưởng đến tính ổn định của xe, mà còn là lốp bánh xe phía trước mài mòn nhanh, ngoài ra còn tạo cảm giác khó chịu cho người ngồi trên xe Chính vì vậy, tr cơ cấu dẫn động lái có lắp bộ giảm chấn để khắc phục hiện tượng này Bộ giảm chấn có một đầu được liên kết với kl xe (hoặc cầu phía trước), đầu còn lại kết nối với đòn kéo dọc(hoặc cơ cấu lái).
THIẾT KẾ CHẾ TẠO
Giới thiệu chung
-Qua quá trình tìm hiểu và tham khảo chúng em đã quyết định xây dựng ô tô điện 4 chỗ cơ khí.
-Về cơ khí đây là phần không quá khó về nhu cầu chế tạo mỗi người khác nhau và tùy tay nghề cơ khí của mỗi người mà họ hài lòng về chiếc xe cuối cùng họ có được Phần cơ khí sẽ dễ dàng hình dung hơn và dễ dàng tùy biến hơn Cơ bản trên một chiếc xe điện
4 bánh , phần cơ khí sẽ bao gồm : Khung sườn , Thân vỏ xe , Hệ thống treo giảm sóc trước và sau , Hệ thống đánh lái – Thước lái , Hệ thống chuyển động ( Vi sai , Nhông xích ) , Hệ thống phanh …
-Khung sườn - sắt si : Nếu được ví thì chúng ta ví đây là hệ thống khung sương , giá đỡ của tất cả các thành phần khác trên cơ thể con người Khung sườn được tạo nên bởi khung thép chắc chắn , từ đó các thành phần khác như giảm xóc , đánh lai , động cơ , bánh xe … Đều được bắt lên hệ thống khung sườn này Hệ thống khung sườn có nhiều thiết kế khác nhau , tuy nhiên về yêu cầu chung là phải gia cố chắc chắn và được phân chia rõ ràng các khu vực khác nahu như không gian lái , không gian động cơ , không gian hệ thống giảm xóc …
* Thân vỏ xe : Như bộ da bao bọc cơ thể Vỏ xe có được làm bằng nhựa , kim loại , com-po-zit…
- Chức năng chính của vòi sẽ là để tạo lên hình dáng tổng thể bên ngoài cho xe , mâng tính thẩm mỹ của xe và bảo vệ các bộ phận khác trong hệ thống xe nhưu động cơ , IC … và che chắn cho người lái dưới các tác nhân thời tiết , khỏi bụi , mưa nắng …
- Tùy từng loại xe hay gu thẩm mỹ từng người mà chúng ta có thiết kế và chế tạo phần vỏ xe khác nhau Dây là lựa chọn có hay không có , bao bọc một phần hay bao bọc chọn vẹn toàn bộ …
- Vỏ được tính bao gồm cả hệ thống kính chắn gió …
* Hệ thống giảm xóc : bao gồm giảm xóc cho bánh xe trước và sau của xe Tác dụng chính của hệ thống này là giúp xe hoạt động êm ái , ổn định , giảm chấn tác dụng từ mặt trước lên cơ thể người …
Khung sườn - sắt si Thân vỏ Hệ thống giảm sóc
Hệ thống chuyển động-visai
Hệ thống đánh lái - Thước lái
Bánh xe - chỗ ngồi Hệ thống phanh
* Hệ thống chuyển động : là các kết nối từ động cơ xuống trục bánh sau Truyền động này được truyền xuống trục bánh có thể bành kết nối nhông – xích hoặc hệ thống trục truyền các đăng Về bản chất là truyền chuyển động từ động cơ xuống bánh xe và làm xe di chuyển.
- Hệ thống truyền động này sẽ đi qua 2 bộ phận nữa là hộp số và bộ vi sai
-Hệ thống đánh lái – thước lái : là hệ thống không thể thiếu trên các xe 4 bánh , kể cả xe điện 4 bánh dù to hay nhỏ Điều khác biệt chỉ là hệ thống này các bạn làm thô sơ.
* Bánh xe và chỗ ngồi : mỗi cái có những công dụng riêng biệt và đáp ứng nhu cầu khác nhau của con người trong việc di chuyển và nghỉ ngơi.
Hình 2.1.Hệ thống đánh lái Đó là 2 thành phần thiết yếu trên xe , về thẩm mỹ của người sẽ có cách lựa chọn khác nhau về kiểu dáng , nhưng đối với bánh xe ta lên lựa bánh có kích thước hài hòa với xe, phù hợp tải trọng tránh bánh xe và xe quá so lệch vưới nhay làm mất thẩm mỹ tổng thể cho chiếc xe Đối với ghế ngồi thì bạn có thể chọn ghế da nếu có điều kiện , hoặc loại ghế khán đài hay dùng trên sân vận động , sảnh bệnh viện … Cũng là một lựa chọn hay , hoặc đôi khi ta tự làm luôn theo ý thì càng thêm tuyệt vời !
* Hệ thống phanh là phần cuối cùng trong các bộ phận cơ khí cuối cùng trên xe Hệ thóng phanh là bắt buộc với các loại xe dù to hay nhỏ vì nó là thành phần đảm bảo sự an toàn của người vận hành xe
- Trên xe điện hiện nay bộ IC điều tốc xe điện có tích hợp khả năng phanh trên động cơ tuy nhiên điều này là không đủ Chúng ta cần thiết, phải có hệ thống phanh cơ khí để chủ động vạn hành theo ý muốn của chủ thế điều khiển xe.
Hình 2.2 Phanh đĩa bánh sai
Sau một thời gian tham khảo các hãng xe điện lớn như ( vinfast, tesla, huyndai) thì nhóm chúng em đã đưa ra các ý tưởng về hệ thống phanh, treo lái và thiết kế như sau:
Thiết kế chế tạo hệ thống phanh
Do cơ cấu phanh trước không có nên cơ cấu phanh sau nhóm chúng em chọn là: Hệ thống phanh thủy lực và cơ cấu phanh đĩa.
Hình 2.3 Cơ cấu phanh đĩa
Loại này, giá đỡ được bắt cố định trên dầm cầu Trên giá đỡ bố trí hai xi lanh bánh xe ở hai phía của đĩa phanh Trong các xi lanh có pittong, mà một đầu của nó luôn tì vào các má phanh Một đường dầu từ xi lanh chính được dẫn đến cả hai xi lanh bánh xe Khi đạp phanh, dầu từ xi lanh chính qua ống dẫn đến các xi lanh bánh xe, đẩy pittong mang các má phanh ép vào hai phía của đĩa phanh thực hiện phanh bánh xe Khi thôi phanh, dưới tác dụng của lò xo hồi vị, bàn đạp phanh được trả về vị trí ban đầu, dầu từ xi lanh bánh xe sẽ hồi trở về xi lanh chính, tách má phanh khỏi đĩa phanh kết thúc quá trình phanh.
Dẫn động phanh: Dẫn động thủy lực một dòng thẳng, trợ lực chân không đồng trục và bộ điều khiển lực phanh 2 thông số kiểu piston – vi sai
Các chi tiết để gắn lên mô hình hệ thống phanh thủy lực:
Hình 2.4: Bình chứa dầu phanh, xilanh phanh chính
Hình 2.5: Bộ phanh đĩa 2.2.2 Quá trình thiết kế
Bước 1: Thiết kế phần khung, cố định vị trí
Bước 2: Hoàn thành khung đặt phanh vào đúng vị trí
Hình 2.9: Cố định phanh đĩa
Hình 2.10: Cố định bình chứa dầu phanh
Bước 3: Hoàn thành mô hình
Thiết kế chế tạo hệ thống treo
Hiện nay trên ô tô sử dụng hệ thống treo với nhiều dạng khác nhau Có kết cấu thay đổi tùy theo từng xe cụ thể, tùy theo nhà sản xuất Nhưng nhìn chung thì chúng đều nằm ở 2 dạng là: Hệ thống treo phụ thuộc và hệ thống treo độc lập.
Vì thế nên là nhóm em sử dụng: Hệ thống treo trước là treo độc lập kiểu thanh giằng McPherson vì được sử dụng rộng rãi nhất ở hệ thống treo trước của các xe du lịch nhỏ và trung bình Và hệ thống treo này là: cấu tạo đơn giản, do có ít chi tiết nên nó nhẹ vì vậy có thể giảm được khối lượng không được treo.
Hệ thống treo sau là treo phụ thuộc kiểu nhíp song song vì: 2 bó nhíp được đỡ hoặc treo dầm cầu tạo dao động cho xe khi đi vào đường gồ ghề Và ở loại này cũng có thêm bộ giảm chấn nhằm nhanh chóng dập tắt dao động do nhíp gây nên.
Bước 1: Thiết kế phần khung
Hình 2.11: Cố định giảm chấn lò xo đàn hồi
Hình 2.12: Cố định lá nhíp
Bước 2: Hoàn thành khung treo
Hình 2.13: Hoàn thiện treo trước
Hình 2.14: Hoàn thành treo sau
Bước 3: Mô hình 3d khi hệ thống treo hoàn thiện
Thiết kế chế tạo hệ thống lái
Hệ thống lái nhóm chúng em lựa chọn là: Hệ thống lái cơ khí tuy không còn được sử dụng rộng rãi trong sản suất xe hiện đại Tuy nhiên việc lựa chọn này là do hệ thống lái cơ khí vẫn có vai trò trong việc phát triển của ngành công nghiệp ô tô.
Bước 1: Thiết kế phần khung
Hình 2.15: Cố định trục lái
Hình 2.16: Nối trục lái với vô lăng lái
Hình 2.17: Cố định vô lăng
Bước 2: Hoàn thiện và được vẽ dưới dạng 3d
SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG
Hệ thống phanh
Quy trình bảo dưỡng hệ thống phanh bao gồm một loạt các bước quan trọng để đảm bảo rằng hệ thống hoạt động một cách hiệu quả và an toàn Các bước chính bao gồm:
- Kiểm tra đĩa và má phanh nếu đến giới hạn thay thế
- Kiểm tra bốn góc bánh xe.
- Kiểm tra và thay dầu phanh.
- Kiểm tra thay thế đường ống dầu nếu bị rạn nứt
- Bảo dưỡng chuyên sâu hệ thống phanh thuỷ lực cơ cấu phanh đĩa
- Bàn đạp phanh bị cong vênh nắn lại hoặc thay thế
- Kiểm tra dầu của xi lanh chính và đo kiểm đường kính pittong xilanh
-Kiểm tra dầu phanh nếu dầu cũ thì xả air
3.1.2 Sửa chữa hệ thống phanh
* Sửa chữa cơ cấu phanh đĩa
TT Nội dung công việc
2 Kiểm tra đo độ dày đĩa phanh
3 Kiểm tra độ đảo của đĩa Đồng hồ so b.các hỏng hóc và cách kiểm tra,bảo dưỡng,sửa chữa
STT Các hỏng hóc Cách kiểm tra Bảo dưỡng và sửa chữa
Má phanh mòn Đo chiều sâu khe hở trên má phanh(1mm vệ sinh má phanh rồi lắp lại
Má phanh trai cứng,tróc rỗ,dính dầu
Quan sát má phanh Nếu thấy tróc rỗ hay có các vết cháy cần thay thế
Vệ sinh hoặc thay thế
3 Xilanh bánh xe Kiểm tra cuppen ( quan sát dầu ở phía Thay thế bị chảy dầu trong cao su chắn bụi) và đường kính piston,xi lanh và so sánh với tiêu chuẩn của nhà sản xuất cuppen hoặc piston
Quan sát đĩa phanh Thay thế
5 Đĩa phanh đảo Dùng đồng hồ so để kiểm tra và so sánh với giá trị ngưỡng của nhà sản xuất.
Nếu vượt quá giá trị cho phép (khoảng 0,1mm) tiến hành thay thế
6 Chốt càng phanh bị kẹt
Dùng tay ấn và kiểm tra,đo đường kính Thay thế
3.1.3.Kiểm tra điều chỉnh hệ thống phanh
Kiểm tra điều chỉnh hệ thống phanh xe ô tô bằng cách đạp thử chân phanh trước khi nổ máy
Trước khi nổ máy xe, hãy thử đạp vào chân phanh khoảng 3 – 5 lần Nếu chân phanh cứng lại hoặc đứng yên thì hệ thống trợ lực phanh còn hoạt động tốt Khi xe nổ máy, chân phanh sẽ phải từ từ hạ xuống vị trí ban đầu chứ không được đứng yên tại vị trí đó.
Còn ngược lại, nếu không nổ máy mà đạp chân phanh thấy hẫng và muốn nhấn bao nhiêu lần cũng được thì có nghĩa hệ thống trợ lực chân không đã mất tác dụng.
Kiểm tra điều chỉnh hệ thống phanh xe ô tô bằng cách kiểm tra má phanh Khi vận hành, nếu má phanh mòn quá nhiều sẽ làm giảm áp suất phanh, giảm hiệu năng phanh và làm nóng đĩa phanh và khiến đĩa phanh nhanh chóng bị mòn theo Trong trường hợp má phanh bị mòn sâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm tốc độ hoặc dừng xe
Nên thay mới khi độ dày má phanh chỉ còn lại khoảng 2 – 3mm.
Kiểm tra điều chỉnh hệ thống phanh xe ô tô bằng cách kiểm tra dầu phanh
Kiểm tra dầu phanh ô tô theo định kỳ (từ nửa tháng đến 1 tháng 1 lần) để biết rõ tình trạng của hệ thống phanh Nếu mức dầu xuống thấp hơn so với quy định thì phải bổ sung thêm dầu phanh và tuyệt đối không được để hệ thống phanh bị thiếu dầu. Nếu mức dầu trong phanh bị hao hụt thường xuyên thì rất có thể các đường ống dẫn dầu của hệ thống phanh đã bị rò rỉ cần sửa chữa điều chỉnh lại
Bên cạnh đó, khi kiểm tra dầu phanh, cũng nên kiểm tra màu của dầu Nếu dầu phanh có màu trong mờ thì là đó dầu mới, còn nếu có màu sậm bẩn thì chứng tỏ dầu phanh đã lâu và cần nhanh chóng thay mới ngay để đảm bảo phanh luôn ở trong tình trạng tốt
Hệ thống treo độc lập và treo phụ thuộc
3.2.1 Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống
• Kiểm tra giảm chấn xem có bị xì dầu chảy dầu hay không
- Kiểm tra nhíp lò xo có bị nứt, gãy và cong vênh
- Kiểm tra thanh đòn, thanh giằng có bị biến dạng
- Kiểm tra gối tỳ, ụ giảm va đập, ổ bắt cao su
- Kiểm tra độ mòn lốp xe
- Kiểm tra độ mất cân bằng bánh xe ở bốn bánh xe
•Cách thức bảo dưỡng chuyên sâu hệ thống treo phụ thuộc.
- Làm sạch bên ngoài các bộ phận của hệ thống treo
- Dùng búa gõ các lá nhíp cho các lá nhíp nằm đều nhau trên bề mặt phẳng dọc
- siết chặt lại các bulông quang nhíp chính và các ốp nhíp
- Kiểm tra thay thế đai nhíp
- Bơm mỡ bôi trơn vào các chốt nhíp
- Thay thế các lá nhíp,lò xo nếu bị gãy
- thay thế quang nhíp nếu bị gãy,mòn
•Cách thức bảo dưỡng chuyên sâu hệ thống treo độc lập
- Làm sạch bên ngoài hệ thống treo
- Kiểm tra lò xo giảm chấn xem có bị nứt vỡ gì không
- Thay dầu giảm chấn, cao su giảm chấn đầu giảm chấn, cao su chụp bụi
- Kiểm tra giảm chấn xem có bị xì dầu
- Kiểm tra điều chỉnh các góc đặt bánh xe
- Siết chặt lại bulông đai ốc của hệ thống treo
3.2.2 Sửa chữa hệ thống treo
3.2.2.1 Sửa chữa treo độc lập cầu trước
-Kiểm tra lò xo nếu bị nứt vỡ thì thay thế, kiểm tra lò xo xem còn độ đàn hồi
- Quan sát hiện tượng chảy dầu - Quan sát hiện tượng mòn xước ở thân pít tông - Dùng tay kéo, đẩy cần pít tông của giảm xóc để kểm tra tình trạng kỹ
Hình 3.1 Kiểm tra giảm xóc thuật Khi kéo để giãn dài hoặc đẩy thu ngắn, thì đều phải có cảm giác nặng của chất lỏng hoặc khí chuyển động qua van, từ buồng này sang buồng kia ở trong xy lanh Nếu kéo đi kéo lại thấy nhẹ có nghĩa là giảm xóc hư hỏng Hình 3.5 Kiểm tra giảm só
3.2.2.2 Sửa chữa hệ thống treo phụ thuộc cầu sau
Hình 3.2 Hệ thống treo phụ thuộc
TT Nội dung công việc Dụng cụ
1 Làm sạch bên ngoài cụm hệ thống treo cà cầu xe
Máy bơm nước, chất tẩy rửa
2 Kích xe, chén lốp xe Kích xe, cục chèn
3 Kích kê khung xe và cầu xe Kích xe, cục chèn
4 Tháo bánh xe, moay ơ bánh xe Dụng cụ tháo moay ơ
5 Tháo và sửa chữa bu lông quang nhíp Búa
6 Tháo và sửa chữa mõ nhíp, vệ sinh sạch dầu mỡ
7 Lắp giá ép nhíp Giá ép
8 Tháo và sửa chữa kẹp nhíp Giẻ lau, bàn chải làm sạch
9 Tháo và đánh sạch lá nhíp những gỉ sắt bám trên bề mặt nhíp Giẻ lau, bàn chải làm sạch
3.2.2.3 Kiểm tra điều chỉnh hệ thống treo
Lái thử xe ô tô Hãy lái thử xe 1 lần và chú ý tập trung cao độ nhất có thể để phát hiện ra lỗi qua tiếng phát ra từ hệ thống treo Âm thanh Nguyên nhân Âm thanh như tiếng gõ của (cộc cộc) Âm thanh này xảy ra khi có va chạm mạnh và báo hiệu thanh chống hoặc đinh tán thanh chống, hoặc khớp bi có vấn đề Âm thanh liên tục Âm thanh ổn định và càng ngày càng to khi xe di chuyển nhanh hơn Điều này xảy ra khi vòng bi bánh xe trục trặc hoặc nguyên nhân xuất phát từ lốp xe Âm thanh huyên nào
(leng keng) Âm thanh nghe như có va chạm mạnh giữa các thanh kím loại, có thể xuất pát do trục trặc từ bu lông hoặc các chi tiết đầu nối bị hỏng
Nhún mạnh xe ô tô Cẩn thận đặt chắc tay vào chỗ giao nhau của mui xe và chắn bùn, ấn mạnh vào hệ thống treo đến khi xe nảy mạnh lên Trong lúc đó, nếu lái xe quan sát thấy xe nảy đều thì đây là tín hiệu tốt báo hiệu thanh chống vẫn hoạt động tốt Bằng cách này, lái xe nên cố gắng kiểm tra thanh chống tại 4 góc xe để xem chúng có trục trặc nào không.
Nâng xe ô tô lên Sử dùng kích nâng góc xe lên tầm vừa đủ để lốp xe không chạm đất nhưng vẫn đảm bảo xe đứng an toàn.
Kiểm tra độ rung của bánh xe Giữ chặt lốp xe và bắt đầu lắc mạnh bánh xe tay đặt theo hướng 9h-3h và 12h-6h Nếu thấy có bất cứ chuyển động nào khác thường từ bánh, có thể một số chi tiết nào đó của xe đã bị bào mòn.
Bảo dưỡng và sửa chữa kỹ thuật hệ thống lái cơ khí
3.3.1 Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống
Tra dầu vào vùng thanh răng
Tra mỡ các khớp cầu
Tra mỡ vào bề mặt ma sát của bộ chặn và đỡ trụ lái tay
Kiểm tra phớt chắn dầu chắn bụi
Kiểm tra bên ngoài các bộ phận: vành (vô lăng) lái, trục tay lái, hộp tay lái và dẫn động lái: Kiểm tra sự rò rỉ dầu , tình trạng của các bu lông lắp ghép các chi tiết trong hệ thống.
Kiểm tra bảo dưỡng các khớp nối
Kiểm tra các góc đặt bánh xe
Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ góc của vô lăng lái.
Kiểm tra độ rơ của bạc và chốt chuyển hướng
Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ của cơ cấu lái.
3.2.2 Sửa chữa hệ thống lái cơ khí.
3.2.2.1 Sửa chữa cơ cấu lái cơ khí
1 -Đánh dấu trên đai ốc hãm với thanh đòn cuối
- Tháo đai ốc hãm ra
- Tháo rô tuyn lái ngoài ra
Vạch dấu, cle dẹt - Dấu rõ ràng
2 - Tháo bọc cao su bảo vệ thanh răng
Lấy bọc cao su ra ngoài Tuốc nơ vít hai cạnh Không làm rách bọc cao su
3 Tháo đai giữ Búa, Đục nhọn, dẹp Tránh hư hỏng miếng khóa
4 -Tháo đòn ngang bên, khớp cầu và vòng đệm.
- Kẹp chặt dòn ngang lên êtô - Tháo khớp nối - Đưa đệm, đòn ngang ra. clê chuyên dùng Tránh xoắn thanh thước
5 - Kẹp hộp lái lên êtô.
- Nới lỏng và tháo đai ốc hãm ra. Ê tô hàm mềm, Clê tròng, kẹp chuyên
Chọn vị thích hợp, tránh hư dùng hỏng thân thước
6 - Tháo đai ốc điều chỉnh độ rơ ngang
Lấy nắp lò xo dẫn hướng thanh răng, lò xo dẫn hướng, dẫn hướng và đế dẫn hướng thanh răng
- Tránh xước bạc, cong lò xo và biến dạng
7 -Tháo gối đỡ bạc ra tháo vòng làm kín đầu xi lanh ra.
Tuýp Tránh hư hỏng phốt dầu
8 Lấy thanh răng ra khỏi vỏ -Tay -Đặt vào khay
9 Vệ sinh chi tiết Dầu -Sạch sẽ
3.3.2.2 Sửa chữa dẫn động lái cơ khí
Kiểm tra sửa chữa khe hở, độ dơ trong các khớp nối
Nắm vào các khớp cần kiểm tra rồi lắc mạnh
Kiểm tra ở các vị trí ăn khớp khác nhau của khớp
Kiểm tra- sửa chữa khớp cầu (rô tuyn):
Tháo rời cụm khớp cầu khỏi cơ cấu.
Dùng tay nắm chặt hai trục đẩy đi đẩy lại để kiểm tra độ dơ của khớp cầu
Qua kiểm tra và quan sát, nếu: khớp cầu có thể dơ lỏng do mòn hoặc lò xo yếu gãy, cần khắc phục bằng cách tăng
Hình 3.4 Kiểm tra độ rơ khớp cầu
Kiểm tra cụm thanh nối thanh ổn định phía trước
Lắc nhẹ vít cấy khớp cầu ra trước và sau khoảng 5 lần trước khi lắp đai ốc.
Dùng một cân lực, vặn đai ốc liên tục với tốc độ 3 đến 5 giây/vòng và đọc giá trị ở vòng thứ 5.
-Kiểm tra xem có bất kỳ vết nứt hay rò rỉ mở trên nắp chắn bụi khớp cầu không
Hình 3.5 Kiểm tra khớp đầu thanh ổn định
3.3.2.3 Kiểm tra điều chỉnh cơ cấu lái cơ khí Điều chỉnh ăn khớp của bánh răng và thanh răng: Khi xe đỗ tại chỗ, tắt máy, lắc đầu đòn quay đứng dịch chuyển trong phạm vi 0,5 - 1 (mm) là đạt yêu cầu.
Nếu khe hở lớn hơn mức đó, điều chỉnh việc vào khớp bằng cách nới lỏng Êcu điều chỉnh rồi vặn Êcu điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ cho đến khi trừ bỏ được hết khe hở.
Hình 3.6: Cơ cấu lái trục răng- thanh răng a Kiểm tra và điều chỉnh độ chụm Để điều chỉnh độ chụm, hãy thay đổi chiều dài của thanh lái nối giữa các đòn cam lái. Đối với kiểu xe có thanh lái lắp phía sau trục lái, nếu tăng chiều dài thanh lái thì độ chụm tăng Đối với kiểu xe có thanh lái lắp phía trước trục lái, nếu tăng chiều dài thanh giằng thì độ choãi tăng.
Hình 3.7 Kiểm tra điều chỉnh độ chụm b Kiểm tra và Điều chỉnh góc nghiêng Camber Đối với một số kiểu xe, có thể thay thế các bulông cam lái bằng các bulông điều chỉnh camber Những bulông này có đường kính thân nhỏ hơn, cho phép điều chỉnh được góc camber Phương pháp điều chỉnh này được sử dụng cho kiểu hệ thống treo có thanh giằng
Hình 3.8 Kiểm tra điều chỉnh góc nghiêng Camber
- c Kiểm tra Điều chỉnh góc nghiêng Caster
Góc caster được điều chỉnh bằng cách thay đổi khoảng cách giữa đòn treo dưới và thanh giằng, sử dụng đai-ốc hoặc vòng đệm của thanh giằng Cách điều chỉnh này áp dụng cho các kiểu hệ thống treo có thanh giằng hoặc hệ thống treo hình thanh kiẻu chạc kép, trong đó, thanh giằng có thể ở phía trước hoặc phía sau đòn treo dưới.
Hình 3.9 Vị trí góc nghiêng dọc(caster) của trụ quay đứng d Kiểm tra Điều chỉnh góc kingpin
- Cải thiện tính ổn định khi ô tô chạy thẳng
Khi chạy khỏi vị trí trung gian, bánh xe có u hướng quay quanh đường tâm trụ quay đứng Nếu trục trụ quay đứng là cố định thì bánh xe bị lún sâu xuống mặt đường Tuy nhiên thực tế trụ quay đứng không cố định và bánh xe không thể lún sâu xuống mặt đường nên trụ quay đứng mang dầm cầu sẽ bị nâng lên một đoạn đường tương ứng Chính trọng lượng của thân ô tô được nâng lên sẽ có xu hướng đẩy cam quay dịch xuống phía dưới vì vậy trục bánh xe có xu hướng quay về vị trí chuyển động thẳng ban đầu của nó.
Hình 4.0: Vị trí góc nghiêng ngang(kingpin)
3.3.2.4 Kiểm tra dẫn động lái và khắc phục khe hở
Nếu độ rơ lớn quá thì cần kiểm tra các bộ phận sau:
Kiểm tra đẫn động lái: băng cách kích đầu xe lên để nâng hai bánh xe trước lên khỏi mặt đất, dùng hai tay giữ 2 bánh xe rồi cung giật vào đẩy ra để kiểm tra độ lắc của chúng nếu lắc lớn chứng tỏ cơ cấu dẫn động lái bị rơ nhiều.
Kiểm tra độ rơ vòng bi bánh xe trước:
Kiểm tra độ rơ khớp nối cầu của cơ cấu treo bánh xe trước
Kiểm tra độ rơ hộp tay lái môt người ngồi trên xe quay vành tay lái theo hai chiều,một người đứng dưới quan sát đòn quay đứng của hộp tay lái nếu đọ rơ lớn thì cần thao ra để điều chỉnh nếu điều chỉnh không được thì thay thế các chi tiết