1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo đồ án tốt nghiệp đề tài xây dựng website bán đồ gia dụng

45 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng website bán đồ gia dụng
Tác giả Mạc Văn Lâm
Người hướng dẫn Hoàng Trần Hiếu
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 1,48 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI (6)
    • 1.1. Giới thiệu chung (0)
    • 1.2. Xampp là gì ? (8)
    • 1.3. PHP&MySql (10)
  • CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT, XÁC ĐỊNH YÊU CẦU VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG (11)
    • 2.1. Nêu bài toán (11)
    • 2.2. Khảo sát hệ thống (0)
      • 2.2.1. Mục đích khảo sát hệ thống (12)
      • 2.2.2. Nội dung khảo sát (12)
    • 2.3. Xác định yêu cầu hệ thống (0)
      • 2.3.1. Yêu cầu lưu trữ (14)
      • 2.3.2. Yêu cầu nghiệp vụ (14)
      • 2.3.3. Yêu cầu phi chức năng (15)
    • 2.4. Phân tích yêu cầu hệ thống (0)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG (17)
    • 3.1. Biểu đồ usecase (17)
      • 3.1.1. Use case mức tổng quan (17)
      • 3.1.2. Use case quản lý tin (18)
      • 3.1.3. Use case quản lý giỏ hàng (21)
      • 3.1.4. Use case quản lý sản phẩm (23)
      • 3.1.5. Use case quản lý khách hàng (26)
      • 3.1.6. Biểu đồ use case quản lý nhập hàng (28)
    • 3.2. Biểu đồ lớp (30)
    • 3.3. Biểu đồ tuần tự (0)
      • 3.3.1. Biểu đồ tuần tự đăng nhập (31)
      • 3.3.2. Biểu đồ tuần tự cho chức năng quản lý nhập hàng (32)
      • 3.3.3. Biểu đồ tuần tự cho chức năng quản lý tin tức (32)
    • 3.4. Thiết kế bảng (33)
      • 3.4.1. Bảng loại sản phẩm (33)
      • 3.4.2. Bảng sản phẩm (33)
      • 3.4.3. Bảng khách hàng (34)
      • 3.4.4. Bảng tài khoản (34)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU (35)
    • 4.1. Hệ thống các chức năng của website (0)
    • 4.2 Giao diện hệ thống (37)
      • 4.2.1. Giao diện trang chủ website (37)
      • 4.2.2. Giao diện trang khách hàng đăng nhập hệ thống (38)
      • 4.2.3. Giao diện trang khách hàng đăng ký (39)
      • 4.2.4. Giao diện trang chi tiết (40)
      • 4.2.5. Giao diện trang tìm kiếm (41)
      • 4.2.6. Giao diện trang giỏ hàng (42)
      • 4.2.7. Giao diện trang đổi mật khẩu (43)
      • 4.2.8. Giao diện trang quản trị (44)
  • KẾT LUẬN (44)

Nội dung

Thông qua những website này, thông tin về họ cũng như cáccông văn, thông báo quyết định của chính phủ hay các sản phẩm, dịch vụ mớicủa công ty sẽ đến với những người quan tâm, đến

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Xampp là gì ?

Để chạy được PHP chúng ta phải thiết lập môi trường web Server Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng đủ kinh phí để mua một con Server về phục vụ cho việc học Điều này vô cùng tốn kém và không cần thiết Vậy làm thế nào để ta có thể chạy được PHP Ở bài báo cáo này, bọn em tìm hiểu về một công cụ, mà nó giúp chúng ta giải quyết được vấn đề trên Đó chính là XAMPP.

Xampp là một từ kết hợp bởi 5 chữ cái đầu của 5 phần mềm có trong Xampp.Trong đó

- X là Cross-Platform viết tắt của hệ điều hành phần mềm được cài đặt và hoạt động

- a là Apache, một mã nguồn mở được dùng để phân phối nội dung website

- m là MariaDB, một hệ quản trị dữ liệu cung cấp cấp khả năng lưu trữ dữ liệu website

- p là PHP, một ngôn ngữ lập trình cho phép tạo ra các website hoặc ứng dụng động

- p cuối cùng là Perl, một ngôn ngữ kịch bản được sử dụng trong hệ thống quản trị website

Như vậy có thể hiểu Xampp là một phần mềm dùng để tạo và điều hành máy chủ nội bộ (web server) Xampp cho phép tạo môi trường giả lập cho hosting máy chủ, để từ hosting server này có thể chạy được một trang web trên không gian máy tính mà không cần mua hosting hoặc Cloud VPS Với các lập trình Xampp chính là ứng dụng tuyệt vời, một bộ công cụ hoàn chỉnh để tạo lập và phát triển các website

Xampp là một công cụ tích hợp đầy đủ các thành bao gồm Apache,

Mysql, PHP, Perl Giúp chúng ta tạo ra môi trường web server trên máy tính của mình, để có thể chạy được kịch bản PHP.

*Ưu nhước điểm của xampp

Xampp có ưu điểm gì

- Xampp thân thiện và có thể hoạt động trên tất cả các hệ điều hành: từ Window, Linux, MacOS,

- Xampp sở hữu cấu hình đơn giản, dễ sử dụng

- Phần mềm Xampp có nhiều công dụng hữu ích: tạo giả lập máy chủ, giả lập mail server, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển website,

- Xampp tích hợp 5 phần mềm với mỗi phần mềm là một chức năng khác nhau tạo nên bộ công cụ hoàn hảo để lập trình viên tạo lập web server.

- Xampp miễn phí và dễ sử dụng

- Xampp cho phép người dùng tùy ý thay đổi và bật tắt các máy chủ

Nhược điểm của phần mềm Xampp là gì?

+ Phần mềm Xampp có dung lượng khá nặng khoảng 141Mb

+ Mặc dù gồm 5 phần mềm tích hợp nhưng Xampp không có phiên bản cho từng thành phần của server như MySQL, Apache, PHP

+ Xampp cũng không được hỗ trợ cấu hình Module

PHP&MySql

- PHP là ngôn ngữ lập trình có khả năng hoạt động hỗ trợ nhiều mục đích khác nhau của người dùng. Đóng vai trò là ngôn ngữ kịch bản vận hành mã nguồn mở, phục vụ cho các công việc ở phía Server và thường được lựa chọn để xây dựng các ứng dụng web.

Hiện nay, PHP là một trong số ngôn ngữ luôn được các lập trình viên ưu tiên lựa chọn, khi mới tìm hiểu về lập trình.

Cơ hội việc làm về ngôn ngữ PHP cũng vô cùng đa dạng, với mức thu nhập hấp dẫn cũng là một trong những lý do khiến nó “được lòng” các Dev.

Bạn sẽ dễ dàng trở thành nhà phát triển web hay thậm chí là một Full Stack, nếu đã thành thạo hết các kỹ năng liên quan đến PHP.

-MySQL được biết đến là một trong số hệ thống cơ sở dữ liệu mã nguồn mở (Relational Database Management System - RDBMS) vô cùng quen thuộc với các lập trình viên.

Hệ quản trị này hoạt động dựa trên mô hình Client - Server.

Trong quá trình xây dựng web, mọi dữ liệu sẽ được MySQL quản lý thông qua một số database, với mỗi database lại có khả năng chứa nhiều bản quan hệ tồn tại dữ liệu bên trong. Đặc biệt, MySQL cũng có cùng cách thức truy xuất và một số mã lệnh tương đồng với ngôn ngữ SQL.

-Kết hợp PHP và MySQL mang lại lợi ích gì trong thiết kế web?

Trong lập trình web, người ta vẫn thường kết hợp MySQL khi sử dụng ngôn ngữ PHP và đây cũng được xem như “bộ đôi hoàn hảo” hỗ trợ tối ưu các công việc của nhà lập trình.

Việc sử dụng kết hợp PHP và MySQL sẽ mang đến cho xây dựng và phát triển website một số lợi ích nổi bật như:

 Giúp website có khả năng hỗ trợ tốt trong việc lập trình, phát triển, cũng như quá trình sửa chữa, bảo trì và đặc biệt luôn đảm bảo an toàn khi vận hành.

 Mang đến một website có khả năng hoạt động linh hoạt, cùng với sự mở rộng dễ dàng và không đối thủ.

 Cả hai đều hoạt động với mã nguồn mở, khiến việc duy trì, dễ bảo trì, phát triển website trở nên thuận tiện hơn Đồng thời, MySQL còn dễ dàng được tích hợp vào PHP, mang lại nhiều hiệu quả tối ưu trong công việc.

 Các website được xây dựng và phát triển bởi sự kết hợp giữa PHP và MySQL không cần phải lo lắng về chi phí bản quyền.

 Với một cơ sở dữ liệu an toàn đến ứng dụng web dễ dàng mở rộng, khi kết hợp PHP và MySQL bạn sẽ có mọi thứ để cung cấp cho một doanh nghiệp mại điện tử.

 Có khả năng cung cấp nhiều tính năng theo yêu cầu dành cho các cá nhân và doanh nghiệp.

 Bộ đôi này sẽ giúp cho website có được khả năng bảo mật không có đối thủ nào sánh được.

KHẢO SÁT, XÁC ĐỊNH YÊU CẦU VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG

Nêu bài toán

Con người luôn tìm cách nâng cao hiệu suất làm viêc, nhanh trong thao tác, chính xác trong xử lý Máy tính ra đời là phát minh vĩ đại của loài người,nhờ có nó mà công việc nói chung và các bài toán quản lý nói riêng không còn khó khăn như trước.

Khảo sát hệ thống

đó, em xin đươc đưa ra bài toán “Xây dựng website bán đồ gia dụng”, nhằm xây dựng hệ thống quản lý website đảm bảo: nhanh, rõ ràng, chính xác, hiệu quả. Website bán đồ gia dụng là nơi mà ở đó người truy cập có thể xem các sản phẩm, xem chi tiết các sản phẩm, lựa chọn các mặt hàng mình quan tâm phù hợp với túi tiền của từng khách hàng Mỗi mặt hàng như thế thường kèm cả những hình ảnh, thông tin sản phẩm, giá cả cụ thể, thông tin khuyến mại, đặt mua vào giỏ hàng.

2.2.1 Mục đích khảo sát hệ thống

 Tiếp cận với nghiệp vụ chuyên môn, môi trường hoạt động của hệ thống.

 Tìm hiểu các chức năng, nhiệm vụ và cung cách hoạt động của hệ thống.

 Chỉ ra các chỗ hợp lý của hệ thống cần được thừa kế và những chỗ bất hợp lý của hệ thống cần được khắc phục thay đổi để hệ thống được hoàn thiện hơn và đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra.

 Tham khảo cách thức hoạt động của một số website bán và giới thiệu sản phẩm: dogiadung.com.vn, trananh.vn

 Tìm hiểu các thức xây dựng trang web, các thông tin khảo sát được gồm có:

+ Cách thức hiển thị sản phẩm.

+ Quy trình đăng tin cho sản phẩm.

+ Cách thức đặt mua sản phẩm.

+ Cách thức tìm kiếm sản phẩm.

+ Cách thức quản lý các sản phẩm và thống kê số lượng các mặt hàng có trong website.

+ Cách thức hiển thị các mặt hàng khuyến mại.

 Tham khảo các trình bày, bố cục, hình thức của trang web và phản ứng của khách hàng đối với trang web.

Ngay cả khi có nhiều chiến lược tầm cỡ, nhiều doanh nghiệp vẫn không thể thành công trong việc thu hút khách hàng và bán sản phẩm trực tuyến Tại sao lại như vậy? Có rất nhiều lý do khác nhau của vấn đề này như: Việc đầu tư cho Website và hoạt động của Website không thỏa đáng, độ an toàn thiếu tin cậy, thiếu các chiến lược về thương mại điện tử… thậm chí có thể chỉ đơn giản là lý do người tiêu dùng vẫn còn quen với tập quán mua bán truyền thống, chưa thích nghi với việc mua bán qua mạng…

Loại trừ những lý do chủ quan mà doanh nghiệp phải tự mình khắc phục, với lý do khách quan về tâm lý khách hàng, làm thế nào để thay đổi nhận thức của họ, làm thế nào để tăng niềm tin đối với khách hàng khi họ chuyển việc mua bán truyền thống sang một loại hình giao dịch ảo đầy mới mẻ? Đó là bởi tất cả người tiêu dùng đều giống nhau:

 Họ không tin tưởng vào doanh nghiệp: Doanh nghiệp có tồn tại thật sự hay không? Có đáng tin không?

 Họ thích nhìn tận mắt sản phẩm trước khi chấp nhận mua hàng

 Họ cần phải nói chuyện với đại diện bản hàng (Đôi khi là họ muốn có sự thỏa thuận về giá).

 Họ không có đầy đủ các thông tin về sản phẩm khi thực hiện mua hàng trên mạng để đưa đến quyết định có lựa chọn sản phẩm đó hay không.

 Những giao dịch diễn ra quá phức tạp, tiến trình mua bán rắc rối và gây khó khăn cho họ.

 Các sản phẩm không được update liên tục.

 Trang web khó sử dụng, khách hàng phải thực hiện nhiều công đoạn phiền phức trong quá trình mua hàng.

 Đặc biệt, họ không quen với việc tiền trao trước, hàng nhận sau.

Xác định yêu cầu hệ thống

 Với những lý do như vậy, việc bán hàng qua mạng thực sự gặp nhiều khó khăn thách thức Do đó, khi xây dựng Website bán hàng chúng ta cần phải xử lý được hết những băn khoăn đó của khách hàng mới hi vọng Website bán hàng của mình không bị “chết chìm” trong vô vàn Website thương mại điện tử khác.

2.3 Xác định yêu cầu hệ thống

 Thông tin khách hàng: khi khách hàng đã đăng ký tài khoản trên website, giúp thành viên quản lý thông tin cá nhân.

 Quản lý hóa đơn nhập xuất: lưu lại thông tin hóa đơn nhập xuất hàng

 Quản lý các tin tức về sản phẩm.

 Thông tin người quản trị: thao tác của người quản trị đối với toàn bộ hệ thống.

 Đối với người quản trị là admin: là người quản trị có quyền cao nhất, có thể thao tác với toàn bộ hệ thống.

+ Thêm, sửa, xóa thông tin về sản phẩm.

+ Quản lý hóa đơn nhập xuất.

+ Quản lý sản phẩm khuyến mại

+ Ngoài ra hệ thống cần đạt được các yêu cầu với người quản trị:

Thao tác với thông tin thành viên một cách rõ ràng.

Phân quyền : Admin là người có quyền thao tác với toàn bộ hệ thống

 Yêu cầu đối với khách hàng.

+Xem thông tin về sản phẩm.

2.3.3 Yêu cầu phi chức năng

 Yêu cầu giao diện: Thân thiện, dễ sử dụng với người dùng

 Cơ bản áp dụng rộng rãi, phổ biến cho nhiều người có thể sử dụng được, không khó cài đặt, ít xảy ra lỗi,

 Có các chức năng cơ bản như: Quản lý sản phẩm, bán hàng, thống kê, tìm kiếm…

 Giao diện đơn giản, dễ nhìn.

 Phải có tính bảo mật cao.

 Không phải ai cũng có thể sử dụng được, nhưng không quá khó để đăng nhập và đăng kí người sử dụng.

 Thao tác nhanh chóng, hợp lý, hiệu quả, chính xác

 Yêu cầu về kĩ thuật:

+Phần cứng: Máy có cấu hình trung bình trở lên.

+Phần mềm: Hệ điều hành Window 11

+Công cụ sử dụng phát triển phần mềm: xampp, SQL Server 2018, Visual Studio code.

+Các thông tin cá nhân của khách hàng chỉ được chỉnh sửa bởi chính khách hàng đó.

+Chỉ có người quản trị mới có thể kiểm soát, quản lý, cập nhật các thông tin trên website.

 Tính tương thích: Tương thích tốt trên trình duyệt Google Chrome, Firefox

2.4 Phân tích yêu cầu hệ thống

Sau khi khảo sát và xác định được các yêu cầu của hệ thống, nhóm đã phân tích để đưa ra các quy trình nghiệp vụ chung của hệ thống bao gồm các phần:

 Hiển thị sản phẩm: Hiển thị các sản phẩm của công ty hay của cá nhân để người duyệt web có thể tìm thấy sản phẩm và liên hệ Website được phát triển là website để bán sản phẩm Người mua tìm kiếm thông tin sản phẩm trên toàn bộ website để lấy được thông tin mình cần thiết Khi khách hàng đã chọn được sản phẩm mà mình muốn mua thì cho vào giỏ hàng sau đó làm thủ tục để thanh toán.

 Cập nhật sản phẩm: Sau quá trình hiển thị các sản phẩm, người quản trị có thể thêm, sửa, xóa các sản phẩm

 Quản lý trang cá nhân: Thành viên có thể quản lý các thông tin cá nhân.

 Quản lý mục tin: Cho phép người quản trị thêm, sửa, xóa mục tin.

 Quản lý đăng ký làm thành viên của khách hàng.

 Tìm kiếm: Xây dựng chức năng cho phép người dùng tìm kiếm theo tên sản phẩm

 Giỏ hàng: sau khi khách hàng chọn sản phẩm muốn mua, khách hàng sẽ cho vào giỏ hàng để thanh toán

 Quản lý khuyến mại: Người quản trị sẽ quản lý các sản phẩm khuyến mại.

 Quản lý hóa đơn nhập xuất

Phân tích yêu cầu hệ thống

3.1.1 Use case mức tổng quan.

Hình 3.1: Biểu đồ use case tổng quan Biểu đồ usecase tổng quát gồm có 2 actor là khách hàng, người quản trị hệ thống

- Khách hàng khi tương tác với trang website bán đồ gia dụng thì có thể thực hiện các công việc sau đây:

+ Đăng ký là thành viên của trang website.

+ Đăng nhập vào trang website.

+ Xem thông tin các các sản phẩm.

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Biểu đồ usecase

3.1.1 Use case mức tổng quan.

Hình 3.1: Biểu đồ use case tổng quan Biểu đồ usecase tổng quát gồm có 2 actor là khách hàng, người quản trị hệ thống

- Khách hàng khi tương tác với trang website bán đồ gia dụng thì có thể thực hiện các công việc sau đây:

+ Đăng ký là thành viên của trang website.

+ Đăng nhập vào trang website.

+ Xem thông tin các các sản phẩm.

- Người quản trị hệ thống (admin) thực hiện các công việc sau trong hệ thống:

+ Đăng ký tài khoản trên website.

+ Quản lý nhập hàng, xuất hàng

+ Quản lý hãng sản xuất

+ Quản lý nhà cung cấp

+ Hỗ trợ chức năng tìm kiếm.

+ Thống kê: hóa đơn xuất nhập

3.1.2 Use case quản lý tin

Hình 3.2: Biểu đồ use case quản lý tin

 Mục đích: Để giúp cho người quản trị quản lý dễ dàng các tin tức trong cửa hàng.

 Mô tả: Khi đăng nhập thành công thì use case sẽ được gọi để giúp người Admin có thể lựa chọn các chức năng: thêm tin tức, sửa, xóa, tìm kiếm tin tức

Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống

1 Người Admin chọn chức năng quản lý tin tức.

3 Chọn chức năng: Thêm mới tin tức

5 Người quản lý nhập các thông tin tin tức mà hệ thống yêu cầu.

6 Gửi thông tin đã nhập tới hệ thống

8 Chọn một trong các chức năng sửa lại thông tin một tin tức đã lưu trước.

10 Cập nhập lại các thông tin muốn sửa

11 Gửi thông tin đã nhập lại đến hệ thống

2 Hiển thị danh sách các chức năng quản lí tin tức phép admin lựa chọn

4 Hiển thị trang thêm thông tin tin tức.

7 Kiểm tra thông tin đã nhập, nếu chính xác thì lưu thông tin này vào CSDL và thông báo nhập mới thành công, trường hợp sai so với định dạng đã thống nhất thì thông báo thêm mới không thành công Hệ thống hiển thị danh sách thông tin tin tức mới cập nhật lại cho Admin kiểm tra lại các thông tin đã nhập mới vào CSDL.

9 Hiển thị trang cho phép sửa thông tin tin tức.

12 Kiểm tra thông tin đã cập nhật lại, nếu chính xác thì lưu thông tin này

Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống

13 Chọn chức năng xóa thông tin tin tức đã tồn tại trong CSDL

14 Chọn bản ghi cần xóa

15 Gửi thông tin cần xóa và yêu cầu loại bỏ thông tin đến hệ thống vào CSDL và thông báo cập nhập thành công, trường hợp sai so với định dạng đã thống nhất thì thông báo cập nhật không thành công Hệ thống hiển thị danh sách bản ghi mới cập nhật cho Admin kiểm tra lại thông tin.

16 Kiểm tra tính khả thi của yêu cầu, hiển thị thông báo để người quản lý xác nhận lại việc chắc chắn muốn xóa bỏ các thông tin đã chọn Nếu người Admin xác nhận là đồng ý hệ thống thực hiện việc loại bỏ bản ghi khỏi CSDL và thông báo thành công, đồng thời hiển thị dữ liệu đã cập nhật lại trong CSDL

3.1.3 Use case quản lý giỏ hàng

Hình 3.3: Biểu đồ use case quản lý giỏ hàng

 Mục đích: Để giúp khách hàng thuận tiện trong việc đặt hàng.

 Mô tả: Khi khách hàng đăng nhập thành công vào hệ thống muốn sản phẩm đồ gia dụng hay các phụ kiện khác thông qua hệ thống Use Case này được gọi để thực hiện thêm vào giỏ hàng Khách hàng tìm kiếm sản phẩm cần mua, cho sản phẩm vào giỏ hàng của mình, khách hàng có thể mua nhiều sản phẩm với số lượng khác nhau trong một lần đặt hàng Họ có thể kiểm tra thông tin của giỏ hàng, chỉnh sửa lại thông tin giỏ hàng và cung cấp thêm một số thông tin cần thiết cho quá trình giao dịch Đồng thời có thể hủy đơn hàng ngay sau đó nếu không muốn đặt mua nữa Kết thúc quá trình đặt mua hàng hệ thống sẽ gửi đến cho khách hàng một đơn hàng online theo những thông tin mà họ tạo lập trước đó.

Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống

1 Khách hàng tìm kiếm sản phẩm và cho vào giỏ hàng, một giỏ hàng có thể có nhiều sản phẩm nên quá trình này được thực hiện nhiều lần tùy theo khách hàng

3 Chọn xem trong giỏ hàng

5 Chọn sản phẩm trong đơn hàng cần sửa thông tin, thông tin cần sửa như: số lượng

7 Nhập thông tin thay đổi

9 Chọn xóa một sản phẩm trong giỏ hàng

11 Khách nhập các thông tin cần thiết khác cho quá trình giao dịch như: ngày đặt hàng, xác định ngày giao hàng, địa chỉ giao hàng, hình thức thanh toán, chú ý đến những nội dung bắt buộc của hệ thống.

12 Gửi yêu cầu tạo lập đơn hàng tới hệ thống

2 Xử lí yêu cầu và thêm sản phẩm vào giỏ hàng cho khách hàng

4 Hệ thống hiển thị trang mua hàng cho phép khách hàng xem thông tin và chỉnh sửa thông tin giỏ hàng của mình Các sản phẩm của giỏ hàng hiển thị dạng danh sách với các thông tin cần thiết kèm theo: tên sản phẩm, đơn giá, bảo hành, khuyến mại.

6 Cho phép khách hàng sửa trực tiếp trên giao diện với các nội dung có thể thay đổi

8 Hệ thống xác nhận, kiểm tra và xử lí yêu cầu thay đổi của khách hàng.

10 Hệ thống thực hiện xóa sản phẩm khỏi giỏ hàng và hiển thị giỏ hàng mới cập nhật lại

13 Hệ thống kiểm tra thông tin, nếu đúng định dạng, nội dung đầy đủ…

Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống

14 Khách hàng chọn chức năng hủy đơn hàng thì cập nhật vào CSDL và hiển thị đơn hàng online cho khách hàng

Ngược lại, thông tin khách hàng cung cấp thiếu hoặc sai định dạng thì liệt kê các lỗi và cho phép bổ sung, chỉnh sửa lại.

15 Hệ thống hiển thị thông báo xem khách hàng có thực sự muốn hủy đơn hàng đang tạo lập hay không

Nếu họ xác nhận có thì hủy đơn hàng, ngược lại thì cho họ tiếp tục thao tác tạo lập đơn hàng

3.1.4 Use case quản lý sản phẩm

Hình 3.4: Biểu đồ use case quản lý sản phẩm

 Mục đích: Để giúp cho người quản trị quản lý dễ dàng các sản phẩm trong cửa hàng.

 Mô tả: Khi đăng nhập thành công thì use case sẽ được gọi để giúp người Admin có thể lựa chọn các chức năng: thêm sản phẩm, sửa, xóa, tìm kiếm sản phẩm

Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống

1 Người Admin chọn chức năng quản lý sản phẩm.

3 Chọn chức năng: Thêm mới sản phẩm

5 Người quản lý nhập các thông tin sản phẩm mà hệ thống yêu cầu.

6 Gửi thông tin đã nhập tới hệ thống

8 Chọn một trong các chức năng sửa lại thông tin một sản phẩm đã lưu trước.

10 Cập nhập lại các thông tin muốn sửa

11 Gửi thông tin đã nhập lại đến hệ thống

2 Hiển thị danh sách các chức năng quản lý sản phẩm cho phép admin lựa chọn

4 Hiển thị trang thêm thông tin sản phẩm

7 Kiểm tra thông tin đã nhập, nếu chính xác thì lưu thông tin này vào CSDL và thông báo nhập mới thành công, trường hợp sai so với định dạng đã thống nhất thì thông báo thêm mới không thành công Hệ thống hiển thị danh sách thông tin sản phẩm mới cập nhật lại cho Admin kiểm tra lại các thông tin đã nhập mới vào CSDL.

9 Hiển thị trang cho phép sửa thông tin sản phẩm.

12 Kiểm tra thông tin đã cập nhật lại, nếu chính xác thì lưu thông tin này vào

Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống

13 Chọn chức năng xóa thông tin sản phẩm đã tồn tại trong CSDL

14 Chọn bản ghi cần xóa

15 Gửi thông tin cần xóa và yêu cầu loại bỏ thông tin đến hệ thống

CSDL và thông báo cập nhập thành công, trường hợp sai so với định dạng đã thống nhất thì thông báo cập nhật không thành công Hệ thống hiển thị danh sách bản ghi mới cập nhật cho Admin kiểm tra lại thông tin.

16 Kiểm tra tính khả thi của yêu cầu, hiển thị thông báo để người quản lý xác nhận lại việc chắc chắn muốn xóa bỏ các thông tin đã chọn Nếu người Admin xác nhận là đồng ý hệ thống thực hiện việc loại bỏ bản ghi khỏi CSDL và thông báo thành công, đồng thời hiển thị dữ liệu đã cập nhật lại trong CSDL

3.1.5 Use case quản lý khách hàng

Hình 3.5: Biểu đồ use case quản lý khách hàng

 Chức năng: Cho phép người quản trị cập nhật lại user: thêm, sửa, xóa, tìm kiếm.

 Mô tả: người quản trị chỉ có thể quản lý tài khoản khách hàng khi đã đăng nhập vào hệ thống.

Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống

1.Người Admin chọn chức năng quản lý tài khoản khách hàng

3 Chọn chức năng: Thêm mới user

5 Người quản trị nhập các thông tin user mà hệ thống yêu cầu.

6 Gửi thông tin đã nhập tới hệ thống

2 Hiển thị danh sách các chức năng quản lí tài khoản khách hàng cho phép admin lựa chọn

4 Hiển thị trang thêm thông tin user

7 Kiểm tra thông tin đã nhập, nếu chính xác thì lưu thông tin này vào CSDL

Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống

8 Chọn một trong các chức năng sửa lại thông tin một user đã lưu trước.

10 Cập nhật lại các thông tin của user muốn sửa

11 Gửi thông tin đã nhập lại đến hệ thống

13 Chọn chức năng xóa thông tin user đã tồn tại trong CSDL

14 Chọn bản ghi cần xóa

15 Gửi thông tin cần xóa và yêu cầu loại bỏ thông tin đến hệ thống

17 Chọn chức năng tìm kiếm: chọn các tiêu chí tìm kiếm và nhập từ khóa tìm kiếm theo yêu cầu của hệ thống

19 Gửi thông tin yêu cầu tìm kiếm tới hệ thống

9 Hiển thị trang cho phép sửa thông tin user.

12 Kiểm tra thông tin đã cập nhật lại, nếu chính xác thì lưu thông tin này vào

CSDL và thông báo cập nhật thành công, trường hợp sai so với định dạng thì thông báo cập nhật không thành công

16 Kiểm tra tính khả thi của yêu cầu, hiển thị thông báo để người quản lý xác nhận lại việc chắc chắn muốn xóa bỏ các thông tin đã chọn Nếu người Admin xác nhận là đồng ý hệ thống thực hiện việc loại bỏ bản ghi khỏi CSDL và thông báo thành công, đồng thời hiển thị dữ liệu đã cập nhật lại trong CSDL

18 Hiển thị trang tìm kiếm

20 Kiểm tra thông tin, thực hiện tìm và hiển thị kết quả tìm kiếm+ Dòng sự kiện phụ:

Nếu Admin nhập các thông tin sai định dạng thì hệ thống thông báo yêu cầu nhập lại.

3.1.6 Biểu đồ use case quản lý nhập hàng

Hình 3.6: Biểu đồ use case quản lý nhập hàng

 Mục đích: Để giúp cho NQL quản lý dễ dàng các thông tin về sản phẩm.

+ Usecase cho thấy chức năng xử lý sản phẩm của nhân viên trong cửa hàng Để thực hiện các quyền, nhiệm vụ của mình thì nhân viên phải đăng nhập thành công vào hệ thống Nhân viên sẽ quản lý việc nhập thêm các loại sản phẩm

+ Quá trình nhập sản phẩm được sử dụng khi loại sản phẩm đó trong kho bị hết, hay cửa hàng có nhu cầu nhập thêm sản phẩm Các thông tin về sản phẩm cần nhập sẽ được người quản lý cung cấp và là cơ sở cho nhân viên nhập thêm sản phẩm vào kho và tạo phiếu nhập.

 Tác nhân: Admin, nhân viên

Biểu đồ lớp

Biểu đồ tuần tự

3.3.1 Biểu đồ tuần tự đăng nhập

Hình 3.8: Biểu đồ tuần tự đăng nhập

 Quản trị chọn chức năng đăng nhập để đăng nhập vào hệ thống

 Nhập Username và password, Click vào nút đăng nhập thì hệ thống kiểm tra Username và password trong CSDL có chính xác hay không Chính xác thì đăng nhập thành công, còn không chính xác thì yêu cầu đăng nhập lại.

 Đăng nhập thành công thì hệ thống cấp quyền quản trị để sử dụng các chức năng trong website cho phù hợp với các quyền.

3.3.2 Biểu đồ tuần tự cho chức năng quản lý nhập hàng

Hình 3.9: Biểu đồ tuẩn tự cho chức năng quản lý nhập hàng3.3.3 Biểu đồ tuần tự cho chức năng quản lý tin tức

Hình 3.10: Biểu đồ tuần tự cho chức năng quản lý tin tức

Thiết kế bảng

3.4.1 Bảng loại sản phẩm

Thuộc tính Mô tả thuộc tính Kiểu DL

Maloai Mã loại là khoá chính của bảng

Tenloai Tên loại sản phẩm Text

Bảng 3.1: Bảng loại sản phẩm

Thuộc tính Mô tả thuộc tính Kiểu DL

Masp Mã sản phẩm là khoá chính của bảng

Maloai Loại sản phẩm Text

Tensp Tên sản phẩm Text

Anhsp Ảnh sản phẩm Text

Dongia Giá sản phẩm Number

Soluong Số lượng sản phẩm Number

Bảng 3.2: Bảng sản phẩm

Stt Tên Kiểu dữ liệu Ràng buộc

Bảng 3.3: Bảng khách hàng

Thuộc tính Mô tả thuộc tính Kiểu DL

Mataikhoan Mã tài khoản Text

Bảng 3.4: Bảng tài khoản

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU

Giao diện hệ thống

4.2.1 Giao diện trang chủ website

Hình 4.1 : Giao diện trang chủ website

 Mục đích: Hiển thị thông tin cơ bản của website bán đồ gia dụng, các loại hàng Cho phép khách hàng xem các sản phẩm được hiển thị trên thanh menu ngang, trên trang giao điện có các chức năng đăng nhập, đăng ký, các trang tin tức

 Phạm vi: Tất cả các khách hàng vào thăm website đều có thể xem được trang chủ

4.2.2 Giao diện trang khách hàng đăng nhập hệ thống

Hình 4.2 : Giao diện trang khách hàng đăng nhập hệ thống

 Mục đích: Đăng nhập thành công vào hệ thống để có quyền hạn nhất định như: mua hàng

 Phạm vi: Mọi khách hàng đều có thể vào được trang đăng nhập bằng cách nhấn vào đăng nhập trên trang chủ

4.2.3 Giao diện trang khách hàng đăng ký

Hình 4.3 : Giao diện trang khách hàng đăng ký tài khoản

 Mục đích: Giúp người dùng đăng nhập vào hệ thống để có những quyền hạn nhất định như : mua hàng

 Phạm vi: Các khách hàng vào xem web

4.2.4 Giao diện trang chi tiết

Hình 4.4 : Giao diện trang chi tiết sản phẩm

 Mục đích: Mô tả chi tiết thông tin về một sản phẩm, các thông số kỹ thuật của sản phẩm đó

 Phạm vi: Mọi khách hàng đều có thể vào được trang chi tiết sản phẩm bằng cách nhấn vào hình ảnh hoặc tên của sản phẩm.

4.2.5 Giao diện trang tìm kiếm

Hình 4.5: Giao diện trang tìm kiếm sản phẩm

 Mục đích: Tìm kiếm tên sản phẩm mà khách hàng muốn xem

 Phạm vi: Mọi khách hàng đều có thể vào được trang tìm kiếm sản phẩm bằng cách nhấn vào trang chủ

4.2.6 Giao diện trang giỏ hàng

Hình 4.6 : Giao diện trang giỏ hàng

 Mục đích: Hiển thị các thông tin về sản phẩm mà khách hàng đã chọn mua, cho phép khách hàng cập nhật, xóa giỏ hàng, đặt hàng.

 Phạm vi: Khách hàng sau khi thực hiện đăng nhập vào hệ thống mới có thể đặt hàng.

 Ràng buộc: Dữ liệu đầu vào phải hợp lệ Số lượng sản phẩm mà khách hàng chọn mua phải nhỏ hơn hoặc bằng số lượng sản phẩm còn lại trong kho của công ty.

4.2.7 Giao diện trang đổi mật khẩu

Hình 4.7: Giao diện trang đổi mật khẩu

 Mục đích: Đổi mật khẩu tài khoản

 Phạm vi: Mọi khách hàng có thể đổi mật khẩu

4.2.8 Giao diện trang quản trị

Hình 4.8: Giao diện trang quản trị

 Mục đích: Quản lý tất cả các sản phẩm, quản lý đơn hàng, quản lý người dùng

 Phạm vi: Người quản trị có quyền cao nhất mới vào được

Ngày đăng: 23/09/2024, 10:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w