Hiệu quả việc học tập trên lớp trong trường bình thường của trẻ khuyết tật không chỉ phụ thuộc nhiều vào sự tác động của Ban giám hiệu nhà trường, khả năng của giáo viên dạy lớp hòa nhậ
Trang 1
BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC SU PHAM TP HCM VIEN NGHIEN CUU GIAO DUC
DE TAI CAP BO
Mã Số B2003-23-52
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUÁ CÁC HOẠT ĐỘNG
HOC TAP CHO HOC SINH KHUYET TAT
HOC HOA NHAP
Chủ nhiệm đề tài: ThS Đào Thị Vân Anh
Cơ quan chủ quản: Vụ Khoa học - Công Nghệ
Trang 2
BQ GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HQC SU PHAM TP HCM VIEN NGHIEN CUU GIAO DUC
DE TAI CAP BO
Mã số B 2003-23-52
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUÁ CÁC HOẠT ĐỘNG
HOC TAP CHO HOC SINH KHUYET TAT
HOC HOA NHAP
Chủ nhiệm đề tài: ThS Đào Thị Vân Anh
Thành viên đề tài: Đặng Mỹ Phương
Trịnh Thị Kim Ngọc
Lê Thị Thanh Tâm
Cơ quan chủ quản: Vụ Khoa học - Công Nghệ
Bộ GD - ĐT
Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Giáo dục
Trường ĐHSP TP HCM
Thành phố Hồ Chí Minh 2005
Trang 3LOL NOI DAU oceesccssesssesssesssesssesssesssecssesssesssesssecssecsssssesssetssesssessusssesssesssvessesssesssecssecssecsseceseesses 5
0:00094I5109-5077Ẽ -:1 7
1.2 MUC DICH NGHIEN CUU thececesceccescssssscsscssessessessessessvssessessssatsasssessesssssessessessesseseaseaees 3
1.7.1 Phương pháp tra cứu tài liệu, nghiên cứu văn bản : - 55+ ++s£+e£+e+sx 4
1.7.3 Phuong phap phong Van: cecceccesscsscessesssesseessessessecssessecsvessecsscssessessuessessecssessesavesseess 4 1.7.4 Phương pháp dùng bảng hỏi : - s5 1 211 1 911 191 9v HH ng rệt 5 1.7.5 Phương pháp xử lý số liệu : -¿- ¿5+ +¿+2++2EE+2EE2EEEEEEEEECEEErEEkrrrkrrrkerrvee 5
2.1 Y NGHIA CUA GIAO DUC HOA NHAP DOI VOI TRE KHUYET TAT : 6
2.1.2 Ý nghĩa của giáo dục hòa nhập đối vối trẻ khuyết tật : -. - ¿©2552 8
2.1.3 Ý nghĩa trong quan điểm của Lép vư-gốt-xki đối với việc giáo dục trẻ khuyết tật :
2.2 CAC YEU TO TAC DONG DEN KHA NANG HOA NHAP TRONG HOC TAP VA
Trang 44.1 ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ HỌC SINH KHUYẾT TẬT (sau mỗi học kỳ) : 59 F18) la nh ẽ ẽ ga 59 4.1.2 Giáo viên lập phiếu theo dõi về khả năng học tập qua từng học kỳ : 60
4.1.3 Giáo viên lập phiếu đánh giá về khả năng hòa nhập cộng đồng : 61
' (99:09096.99 1 “.(.+AHH H.HẬH 63
4.2.2 Giáo viên theo dõi thực hiện các phương pháp giảng dạy đối với các môn học theo bang sau: (dành riêng cho trẻ khuyết tẬY) : - <5 G111 ng ng rưy 64 4.2.3 Giáo viên cần vận dụng các yếu tô sau trong lớp học hòa nhập : 65
KIÊN NGHL u.cccceccscsccscsecssssesecscscsecsesassecersecsesavsucersussesarsessesassesansessesarsesensusensassesarsaseesavaeeneeees 71
Trang 5Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở Việt Nam đã thực hiện được mười năm và
đã đạt được những thành công đáng kể cô gắng đưa nhiều trẻ khuyết tật đến trường phổ thông luôn là mục tiêu của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục, đồng thời cũng là
niềm mong muốn của cha mẹ các em Tuy nhiên, việc hòa nhập với các bạn cùng lứa tuôi trong học tập và hoạt động tập thể là việc làm khó khăn Hiện tại, việc tiếp thu kiến thức trong học tập của học sinh khuyết tật còn có nhiều hạn chế Đề tài mong
muốn được đóng góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu thực trạng và tìm ra một số giải
pháp thiết thực, phù hợp với thực tế để nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh khuyết tật học hòa nhập
Nhóm nghiên cứu
Trang 6Nhóm dé tài xin chân thành cảm ơn các tập thể và cá nhân đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi
trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu:
- Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Giáo dục và Đảo tạo
- Phòng Khoa học công nghệ và sau đại học - Trường ĐHSP TPHCM
- Sở Giáo dục và Đảo tạo TP Hồ Chí Minh
- Các Phòng Giáo dục và Đảo tạo Quận 5, 6, 8, 10,11, Huyện Bình Thạnh, Bình Chánh
- Các trường Tiểu học đang dạy hòa nhập:
+ Trường TH Trần Quốc Toản (Q.5)
+ Trường TH Trí Tri, Trần Nhân Tôn, Hồ Thị Kỷ, Thiên Hộ Dương, Bắc Hải, Nhật Tảo,
Trần Quang Cơ (Q.10)
+ Trường Phú Thọ, Phù Đồng, Chi Lăng, Phú Lâm, Lam Sơn, Phú Định, Trương Công
Định (Q.6)
+ Trường TH Hồng Hà, Tô Vĩnh Diện (Q Bình Thạnh)
+ Trường TH Bình Hưng Hòa (Q Bình Chánh);
+ Trường TH Trần Danh Lâm (Q.8)
Cùng các đồng nghiệp của Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục phô thông
Nhóm đề tài
Trang 7Giáo dục hòa nhập: GDHN
Hoc sinh khuyét tat HSKT
Cham phat triển trí tuệ CPTTT
Trang 8CHUONG I: NHUNG VAN DE CHUNG
và Đào tạo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Luật phổ cập
giáo dục tiêu học, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Nghị định 26/CP ngày 17/04/1995 của Thủ tướng chính phủ, Pháp lệnh về người tàn tật và Luật giáo dục v.v là những văn bản pháp lý, trong đó có những điều khoản bảo đảm quyền lợi được giáo dục của trẻ khuyết tật
"Trẻ khuyết tật có quyền về cơ hội bình đẳng trong học tập và hòa đồng với trẻ em phát triển bình thường" Luật giáo dục đề cập vấn đề trẻ khuyết tật có quyền như mọi trẻ khác
và Nhà nước phải tạo điều kiện ưu tiên thực hiện các quyền đó Việc xây dựng mục tiêu và chính sách giáo dục khuyết tật là nhằm cải thiện tình trạng và điều kiện của trẻ khuyết tat dé
các em có cuộc sống tốt đẹp hơn về nhiều mặt như giáo dục, hướng nghiệp, phục hồi chức
năng, phương tiện đi lại và tham gia vào nhiều lĩnh vực xã hội khác
Chúng ta đang có nhiều cơ sở giáo dục chuyên biệt và các lớp hội nhập cho trẻ khuyết tật Từ năm 1990, hình thức giáo dục hòa nhập bắt đầu được thực hiện ở nước ta, hiện có khoảng 70 ngàn trẻ khuyết tat di hoc hòa nhập ở các trường Mầm non và Tiểu học
Giáo dục hòa nhập (GDHN) là đưa trẻ khuyết tật vào học chung với trẻ bình thường cùng lứa tuổi ở ngay nơi sinh sống Học sinh khuyết tật được bồ trí vào lớp học phù hợp với lứa tuổi trong môi trường phổ thông, được sinh hoạt tập thể như những học sinh bình thường
khác Giáo dục hòa nhập dựa vào tiền đề: nhà trường là nơi tốt nhất khi nó hòa nhập tất cả
Trang 9mọi trẻ em trong cộng đồng, là nơi giáo viên sẽ phát huy được hết khả năng, trách nhiệm đối
VỚI mọi trẻ em
Giáo dục hòa nhập đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo khẳng định như hướng đi chính,
cùng với giáo dục chuyên biệt và giáo dục bán hòa nhập giải quyết vấn đề giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam Nhiệm vụ trước mắt là đạt chỉ tiêu đến năm 2010 đưa được 70% trẻ khuyết
tật đến trường
Mô hình GDHN đã được triển khai thực hiện ở nhiều địa phương Tuy nhiên, trên
thực tế, công việc dạy hòa nhập cho trẻ khuyết tật gặp nhiều khó khăn, kết quả còn thấp cả về
số lượng và chất lượng học tập Có nhiều vấn đề liên quan đến GDHN, có thê nói đây là bài
toán khó đối với mỗi địa phương, đòi hỏi nhiều công sức, sự nỗ lực không chỉ của ngành giáo dục mà còn của nhiều ban ngành đoàn thể
Về phía các nhà khoa học: Giáo dục hòa nhập tuy bắt đầu chưa lâu nhưng đã nhận
được sự quan tâm đặc biệt từ phía các nhà khoa học giáo dục Đã và đang có nhiều công trình
nghiên cứu, hội thảo về chủ đề giáo dục hòa nhập, chúng ta cũng nhận được nhiều dự án hỗ trợ từ các nước Thụy Điển, Hà Lan, Anh, Nhật Bản, Na Uy v.v Một số nghiên cứu đáng chú ý như "Giáo dục hòa nhập ở Việt Nam: kinh nghiệm, trở ngại và hướng đi" (Lê Văn Tạc
-Viện chiến lược và chương trình giáo dục), "Tiếp cận giáo dục cho trẻ em có nguy cơ bị thiệt thòi cao" (Lê Vân Anh - Viện chiến lược và chương trình giáo dục), "Thái độ của cộng đồng đối với việc hòa nhập của trẻ khuyết tật trên địa bàn Chí Linh, tỉnh Hải Dương" (Nguyễn Thị
Nhung -Đại học Sư phạm Hà Nộ)), "Tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật -Thực trạng và những thách thức" (Phan Thị Ngọc Anh, Trần Thị Tế Nga -Viện chiến lược và
chương trình giáo dục) v.v Gần đây nhất là các nghiên cứu trong hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật Việt Nam do Viện chiến lược và chương trình giáo
dục - Bộ Giáo dục và Đảo tạo tô chức tại Hà Nội, tháng 5 năm 2005 Tại thành phó Hồ Chí Minh, cũng đã tô chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện giáo dục hòa nhập tại thành phó Hồ
Chí Minh
Có nhiều khía cạnh khi đề cập đến sự thành công hay thất bại của công tác GDHN Trong đó, kết quả của hoạt động học tập là thước đo chính đề đánh giá công tác giáo dục hòa
Trang 10nhập, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhà trường, giáo viên, bản thân học sinh khuyết
tật và tập thể lớp
Đó là lý do nghiên cứu của đề tài " NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH KHUYET TAT HQC HOA NHAP"
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Phân tích kết quả khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp làm tăng hiệu quả học tập
cho học sinh khuyết tật học hòa nhập
1.3 ĐÓI TƯỢNG VÀ KHÁCH THẺ NGHIÊN CỨU :
- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố thuận lợi và khó khăn trong quá trình học trên lớp bình thường của học sinh khuyết tật
- Khách thể nghiên cứu chính: Học sinh khuyết tật đang học ở trường bình thường, giáo viên đang dạy lớp có trẻ khuyết tật học và Ban giám hiệu các trường có học sinh khuyết
tật đang học
Khách thê phụ: các học sinh học cùng lớp với trẻ khuyết tật
1.4 GIA THUYET KHOA HOC:
Công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn Một trong những khó khăn đó là khả năng tiếp thu kiến thức và khả năng tham gia các hoạt động tập thể của HS khuyết tật Hiệu quả việc học tập trên lớp trong trường bình thường của trẻ khuyết tật
không chỉ phụ thuộc nhiều vào sự tác động của Ban giám hiệu nhà trường, khả năng của giáo viên dạy lớp hòa nhập, bạn bè mà còn ở chính bản thân trẻ khuyết tật, việc nghiên cứu các yếu tố trên sẽ làm rõ thực trạng các khó khăn gặp phải và tìm ra một số giải pháp khắc phục
1.5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề GDHN, tìm hiểu công tác GDHN ở các một số địa phương
- Khảo sát thực trạng việc dạy và học của học sinh khuyết tật ỡ trong trường pho
thông bình thường hiện nay
- Phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp làm tăng hiệu quả học tập cho học sinh
khuyết tật học hòa nhập
Trang 111.6 PHAM VI NGHIÊN CỨU :
- Giới hạn về địa bàn:
Phiếu khảo sát được thực hiện ở các trường tiểu học: Trần Danh Lâm (Q.8); Trí Tri, Trần Nhân Tôn, Hồ Thị Kỷ, Thiên Hộ Dương, Bắc Hải, Nhật Tảo, Trần Quang Cơ (Q.10); Trần Quốc Toan (Q.5); Phú Thọ, Phù Đồng, Chi Lăng, Phú Lâm, Lam Sơn, Phú Định, Trương
Công Định (Q.6); Bình Hưng Hòa (H Bình Chánh); Hồng Hà, Tô Vĩnh Diện (Q Bình
Thạnh)
- Giới hạn về khách thể: Đề tài giới hạn trong phạm vi khảo sát Ban Giám hiệu, giáo viên
và học sinh ở một số trường Tiểu học đang có trẻ khuyết tật học ở thành phố Hồ Chí
1.7.1 Phương pháp tra cứu tài liệu, nghiên cứu văn bản :
Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục cho trẻ khuyết tật, kinh nghiệm học hòa nhập ở ngoài nước và trong nước như thành phố Hồ
Chí Minh, Tiền Giang và các tỉnh phía Bắc, tài liệu qua các hội thảo, lớp tập huấn, các nghiên cứu về lĩnh vực khuyết tật của các tác giả Việt Nam và nước ngoài, các tài liệu liên quan đến
tâm sinh lý trẻ khuyết tật v.v
1.7.2 Phương pháp quan sát :
Đề tài sử dụng phương pháp quan sát có chủ định: Xác định rõ mục đích yêu cầu và
nhiệm vụ quan sát Có chuẩn bị các mẫu ghi chép cụ thể, chỉ tiết, rõ ràng, xác định vị trí quan
sát thích hợp trong lớp học và ở sân trường Cố gắng ghi nhận những biểu hiện của trẻ một cách khách quan Nội dung quan sát bao gồm: hành vi, cách giao tiếp, những biểu hiện trên
nét mặt, cử chỉ, tư thế và điệu bộ, khả năng thực hiện các nhiệm vụ của tiết học
1.7.3 Phương pháp phóng vấn :
Tiến hành phỏng vấn Ban giám hiệu về thực trạng việc dạy hòa nhập tại trường hiện
nay, những thuận lợi và khó khăn; quan điểm của các nhà quản lý giáo dục về GDHN, trao
Trang 12đổi với giáo viên trực tiếp dạy học sinh KT về các vẫn đề cấp thiết hiện nay dé làm tốt công tác GDHN
1.7.4 Phương pháp dùng bảng hỏi :
Xây dựng bảng hỏi cho các đối tượng: Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên và học sinh xoay quanh các vấn đề liên quan đến đề tài
- Khảo sát ý kiến (qua bảng hỏi) của Ban giám hiệu về chủ trương dạy hòa nhập
- Khảo sát ý kiến (qua bảng hỏi) của giáo viên đang dạy lớp có trẻ khuyết tật học
- Dự giờ để quan sát những biểu hiện về nhận thức, cảm xúc và các hành vi trong hoạt
động học tập, hoạt động vui chơi tập thể của trẻ khuyết tật (phiếu dự giờ)
- Phiếu khảo sát học sinh trong lớp để tìm hiểu mối quan hệ giữa HSKT và học sinh khác
1.7.5 Phương pháp xử lý số liệu :
Xử lý số liệu, phân tích, nhận xét về thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của giờ học trên lớp cho trẻ khuyết tật vào học tại các trường phổ thông bình thường
1.8 TÔ CHỨC NGHIÊN CỨU :
- Từ tháng 5/ 2003 chuẩn bị tài liệu cho phần cơ sở lý luận Soạn các bảng hỏi, lên kế hoạch đi dự giờ ở một số trường Tiểu học có dạy hòa nhập ở Thành phó Hồ Chí Minh
- Từ tháng 9/2003 nhóm nghiên cứu xuống các trường tiến hành dự giờ, phát phiếu khảo
sát Trong đó, phần dự giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng để nắm bắt khả năng hòa nhập của học sinh khuyết tật Các HS khuyết tật được lên kế hoạch để nghiên cứu bao gồm phần quan sát trong giờ học, giờ ra chơi, khả năng tiếp xúc và hợp tác với bạn bè và
GV, phỏng vấn bổ sung GV dạy tại lớp về khả năng tiếp thu bài học và các diễn biến về
tâm sinh lý của trẻ
- Từ tháng 5/ 2004: Xử lý số liệu, phân tích, dự gid bé sung
- Từ tháng 1/2005: Viết báo cáo hoàn chỉnh đề tài.
Trang 13CHUONG II: CO SO LY LUAN CUA DE TAI
2.1 Y NGHIA CUA GIAO DUC HOA NHAP DOI VOI TRE KHUYET TAT : 2.1.1 Khái niệm giáo dục hòa nhập :
Giáo dục hòa nhập là mô hình giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ em bình thường, trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống Giáo dục hòa nhập (GDHN)
dựa trên quan điểm tích cực, đánh giá đúng trẻ khuyết tật (TKT): TKT được nhìn nhận như
mọi trẻ em khác Mọi TKT đều có những năng lực nhất định, chính từ sự đánh giá đó mà TKT được coi là chủ thể chứ không phải là đối tượng thụ động trong quá trình tiếp nhận các tác động giáo dục
Bản chất của giáo dục hòa nhập:
- Giáo dục cho mọi đối tượng học sinh Đây là tư tưởng chủ đạo, yếu tố đầu tiên thể hiện bản
chất của GDHN Trong GDHN không có sự tách biệt giữa các HS với nhau Mọi HS đều
được tôn trọng và đều được đối xử bình dang nhu nhau
- Mọi HS đều cùng hưởng một chương trình giáo dục phổ thông Điều này vừa thể hiện sự bình dang trong giáo dục, vừa thể hiện sự công nhận năng lực học tập của trẻ khuyết tật
- Điều chỉnh chương trình, và thay đổi quan điểm, cách đánh giá là việc làm tất yếu của
GDHN, nhằm đáp ứng nhu cầu, năng lực khác nhau của từng đối tượng trẻ
- GDHN không đánh đồng mọi trẻ em Mỗi đứa trẻ là một cá nhân, một nhân cách có năng lực khác nhau, cách học khác nhau, tốc độ học không giống nhau Vì thế, cần phải biết lựa chọn phương pháp, điều chỉnh phù hợp và sử dụng đúng lúc các phương pháp đồng loạt, phương pháp đa trình độ, phương pháp trùng lập giáo án và phương pháp thay thé
GDHN khác với các mô hình giáo dục chuyên biệt và giáo dục hội nhập :
- Giáo dục chuyên biệt là phương thức giáo dục tách biệt trẻ em có các dạng khuyết
tật khác nhau vào cơ sở giáo dục riêng Đây là mô hình xuất hiện sớm nhất trong lịch sử giáo
Trang 14dục trẻ khuyết tật ở đây, trẻ được dạy theo chương trình riêng, theo những phương pháp
riêng, tách biệt với hệ thống giáo đục quốc dân
Giáo dục chuyên biệt trẻ khuyết tật nhằm đạt được những mục tiêu như mục tiêu nhân
đạo: trẻ khuyết tật là đối tượng trợ giúp của các tắm lòng hảo tâm, từ thiện, mục tiêu chăm
sóc y tế Vì vậy, trong các trường chuyên biệt chủ yếu là phục hồi chức năng cho trẻ và giáo
Môi trường giáo dục chuyên biệt không mở ra cơ hội để trẻ khuyết tật phát triển hết
những tiềm năng của mình Hiệu quả giáo dục chuyên biệt trong các trường chuyên biệt không cao
Mô hình giáo dục chuyên biệt can chi phí cao cho việc xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên chuyên ngành và vì thế, thiếu giáo viên, nhiều trẻ khuyết tật không có
cơ hội được đến trường
- Giáo dục hội nhập (bán hòa nhập) là phương thức giáo dục trẻ khuyết tật trong lớp học chuyên biệt được đặt trong trường phố thông bình thường Trong quá trình giáo dục, trẻ
khuyết tật nào có khả năng sẽ được học một số môn học hoặc tham gia một sỐ hoạt động
cùng trẻ bình thường
Mô hình hội nhập có những hạn chế như: HS khuyết tật chưa thực sự được hòa nhập
với HS khác Việc học tập của trẻ trong các lớp chuyên biệt theo một chương trình riêng không trùng lặp với các lớp khác nên trẻ không thích ứng được, trẻ lĩnh hội được ít các kỹ năng xã hội Sự phân biệt trẻ khuyết tật và các bạn vẫn tồn tại, chưa được xóa bỏ
Trang 15Có thể so sánh các yếu tố của GDHN và các yếu tố không phải là GDHN như sau:
CAC YEU TO CUA GIAO DUC HOA
NHAP
CAC YEU TO KHONG PHAILA GIAO
DUC HOA NHAP
HS được bố trí vào lớp học phù hợp với
lứa tuổi trong môi trường giáo dục phổ
thông
HS được bố trí vào lớp học không phù hợp với
lứa tuổi trong môi trường giáo dục phố thông
tranh với nhau
2.1.2 Ý nghĩa của giáo dục hòa nhập đối vối trẻ khuyết tật :
-Tính hiệu quả của giáo dục hòa nhập: Được giáo dục trong môi trường hòa nhập, trẻ khuyết
tật đều tiến bộ hơn, các tiềm năng của trẻ được khơi dậy và phát triển tốt hơn so với cách giáo dục trong môi trường khác Thực tế, hơn 10 năm tiến hành giáo dục hòa nhập ở Việt Nam và các kinh nghiệm giáo dục trên thế giới cho thấy tính hiệu quả đối với đối tượng trẻ khuyết tật
Trang 16+ Trẻ khó khăn vận động: Nhanh phục hồi chức năng vận động, được bạn bè giúp đỡ, xóa dần sự lệ thuộc
- Trong giáo dục hòa nhập, trẻ khuyết tật được học ở môi trường bình thường, học ở trường gần nhà Điều này tạo cho các em không có sự cách biệt với bố mẹ, anh, chị em trong gia đình Các em luôn gần gũi với bạn bè, người thân, người quen ở địa phương, sống trong môi trường như vậy, các em luôn có cảm giác được bảo vệ Tâm lý ồn định, phát triển cân đối, hài hòa như những trẻ em khác, không có sự hãng hụt đáng tiếc Trong điều kiện đó, các em yên tam phan dau, học tập và phát triển
- Các em khuyết tật được học cùng một chương trình với các bạn cùng lứa tuổi khác Chương trình và phương pháp ở đây sẽ được điều chỉnh, đổi mới cho phù hợp với nhu cầu, năng lực của các em Như vậy, sẽ kích thích sự hứng thú trong học tập, phát triển hết khả năng của mình
- Giáo dục hòa nhập coi trọng sự cân đối giữa kiến thức và kỹ năng xã hội Đây là yếu tố quan trọng giúp trẻ thực sự hòa nhập vào cộng đồng Môi trường giáo dục thay đổi, các em được tự đo giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau làm cho các em phát triển toàn diện hơn và thích ứng tốt hơn với môi trường xã hội
- Giáo dục hòa nhập sẽ tạo ra cơ hội, môi trường để các lực lượng tham gia giáo dục có điều kiện hợp tác với nhau vì mục tiêu chung Đây cũng là môi trường mà mọi người trong cộng đồng có dịp tiếp cận với trẻ khuyết tật nhiều hơn, thấy rõ hơn những nhu cầu, tiềm năng của các em, những mặt mạnh, yếu, những khó khăn và yêu cầu của trẻ, từ đó thấy cần phải làm những gì để hỗ trợ các em nhiều hơn Càng có nhiều người hiểu các em và giúp đỡ, các em càng có điều kiện đề khăng định mình và càng được xã hội công nhận càng có điều kiện phát triển, nhanh trưởng thành
- Giáo dục hòa nhập là mô hình hoàn thiện nhất trong các mô hình giáo dục trẻ khuyết tật: + Hoàn thiện vì nó tạo ra môi trường, cơ hội đề trẻ khuyết tật phát triển tốt nhất khả năng của mình
Trang 17+ Giáo dục hòa nhập có cơ sở lý luận vững chắc đề đánh giá con người, về môi quan hệ giữa
cá nhân với cộng đồng và các giải pháp thích hợp trong tô chức cũng như trong tiến hành giáo dục
+ Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật là sự vận dụng đúng đắn những lý luận dạy học hiện đại
lay người học làm trung tâm Chương trình được điều chỉnh, phương pháp được đổi mới thích
hợp cho mọi học sinh
+ Giáo dục hòa nhập là mô hình giáo dục kinh tế nhất, mang tính nhân văn nhất: Tập hợp được những trẻ em cùng học, cùng hoạt động vui chơi, cùng giúp đỡ nhau tiến bộ, nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình đối với xã hội cộng đồng
2.1.3 Ý nghĩa trong quan điểm của Lép vư-gốt-xki đối với việc giáo dục trẻ
khuyết tật :
Lép vư-gốt-xki (1896 - 1934) - Nhà tâm lý học, triết học mác xít, là tác giả của nhiều công trình thực nghiệm khoa học, học thuyết về lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, tâm lý trẻ
em, tâm lý - giáo đục chuyên biệt và tâm lý học thực hành (lâm sàng) Ông đã đưa ra luận
điểm tiến bộ về vai trò của đạy học và giáo dục đối với sự phát triển của trẻ, nghiên cứu về sự
tiếp nhận tri thức trong quá trình học tập của học sinh Ông đã dày công nghiên cứu nhiều phạm trù khác nhau về trẻ khuyết tật và cho rằng tác động sư phạm sẽ làm thay đổi các chức năng tâm lý trẻ, trên cơ sở tật là nguyên nhân đầu tiên, có thể đạt hiệu quả trong điều kiện
thực hiện khả năng bù trừ
Vư-gốt-xki đã nhân mạnh rằng: "Mù không phải là hiện tượng tâm lý, nó không phải
là điều kiện chính bên trong mà thực chất là bị tốn thương chức năng thị giác" Quá trình phục hồi (bù trừ) tật mắt gắn liền với việc giữ gìn hệ thống các cơ quan cảm giác còn lại như
là sự thay đối các chức năng Quá trình phục hồi các tật là quá trình hình thành những phản
xạ có điều kiện mới thông qua giáo dục, giáo dưỡng và các hoạt động giáo dục khác, trẻ được
hình thành phản xạ vận động gắn liền với sự kích thích Bởi vì trẻ bị mù rất ngại vận động,
định hướng trong không gian và thời gian, do đó, cần sự giúp đỡ hướng dẫn của giáo viên, giáo dục viên, các nhà sư phạm, biết sử dụng ngôn ngữ gắn liền với kích thích của xúc giác khi tiếp cận với đối tượng Hoạt động của trẻ sẽ được củng cố và phát triển theo quy luật
Trang 18phản xạ (Páplốp), trở thành yếu tố tích cực trong quá trình giáo dục Phương pháp trên đã được vận dụng khi dạy trẻ mù và lòa giúp cho học sinh định hướng trong không gian và thời
gian, học cách việt, tính toán và các thao tác khác
Trang 19Một Cống hiến khác của Vư-gốt-xki cho sự phát triển của khoa học tật học, đó là sự
chọn lựa định hướng đúng đăn, sử dụng tổng hợp các phương pháp khoa học
Định hướng đó chính là sự vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng về quá trình phục hồi như là sự thống nhất giữa sinh học (con người) và xã hội học, trong đó vai trò chính thuộc
về yếu t6 xã hội, đó cũng là bức tranh chung cho sự phát triển tâm lý con người
Học thuyết về bù trừ (phục hồi) của Vư-gốt-xki được xây dựng theo luận điểm chính: Một là khi trẻ em sinh ra đều mang nguồn gốc dòng họ và chịu ảnh hưởng của điều kiện xã hội tác động đến quá trình phát triển
Hai là vấn đề tâm lý - giáo dục học chuyên biệt dựa trên nền tảng giáo dục chung của
xã hội và phụ thuộc vào sự phát triển lịch sử - văn hóa, tác động đến tâm lý con người
Ông nhắn mạnh: "Xúc giác đối với người mù, thị giác đối với người điếc được lý giải
từ những kinh nghiệm phù hợp với điều kiện đặc biệt trên cơ sở các cơ quan cảm giác còn lại: hay nói cách khác, phải bảo vệ và phát triển các cở quan cảm giác phân tích còn lại, sử dụng
nó với mục đích như người sáng mắt", đó là điều kiện cần thiết để phát triển tư duy của trẻ có tật Tư tưởng trên của Vư-gốt-xki có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành học thuyết về phục hồi chức năng cho trẻ có tật và đã được vận dụng, phát triển có hiệu quả trong khoa học tâm lý - giáo dục trẻ có tật
Ông viết: " Con người sớm hay muộn sẽ chiến thắng với tật mù hay điếc hoặc các tật khác (tật ngôn ngữ, chậm phát triển trí tuệ, mù câm điếc) nhờ ảnh hưởng của yếu tổ xã hội và
sư phạm hơn là y học và sinh hoc" Vư-gốt-xki quan niệm: "Tật về tâm lý như là hiện tượng, nguyên nhân chính là do sự phá hủy mối quan hệ giữa con người với xã hội" Vai trò xã hội trở thành hệ thống hoạt động cơ bản nhất của sự phát triển tâm lý, không hề có một siêu sức
mạnh nào, hoặc số phận tật nguyễn, vấn đề cốt lõi là xác định tật, đưa trẻ vào hoạt động với nền giáo dục chân chính, hòa nhập với cộng đồng xã hội, đó là điều kiện thuận lợi phục hồi sửa chữa tật
Theo Vư-gốt-xki: Bức tranh hiện thực khách quan xung quanh chúng ta không thể hình thành thông qua tri giác mà không thực hiện các hoạt động một cách hợp lý Người bị
Trang 20khuyết tật mong muốn hiểu biết nhiều hơn không chỉ nhờ năm giác quan Điều cần thiết và
không thể thiếu được là thiết lập mối quan hệ xã hội, đưa con người vào hoạt động tập thể,
bởi vì "tập thể như là yếu tố tác động phát triển các chức năng tâm lý cao hơn không phân biệt dị tật, là yếu tố phát triển các chức năng cơ bản có sẵn trong tầm tay chúng ta"
Cần thiết phải thay đổi phương pháp giáo dục trẻ khuyết tật, giáo viên cần yêu trẻ và
biết tâm lý trẻ, thường xuyên quan sát và tổ chức quá trình tiếp nhận tri thức một cách cụ thể theo khuynh hướng phục hồi sự đứt quãng giữa cảm giác và lôgích học Không nên tách biệt người có tật với người khác, khác chăng chỉ là phương tiện tiếp nhận tri thức Ví dụ: Người sáng dùng mắt để đọc, người mù sử dụng ký hiệu nổi Braille Họ tiếp nhận cùng một nội dung tri thức như nhau, vì thế không hè có ý nghĩa gì khác nhau
Những quan điểm và học thuyết đúng đắn của vư-gốt-xki và các nhà tâm lý học đương thời là nền tảng lý luận cho sự phát triển tâm lý, giáo dục trẻ có tật ở Liên Xô (cũ) và nhiều nước XHCN trước đây Học thuyết về phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật là học thuyết tiến bộ, phù hợp với quy luật hình thành và phát triển tâm lý trẻ khuyết tật, nó đã xây dựng phương pháp luận đúng đắn trong việc nghiên cứu, giảng đạy trẻ khuyết tật Công lao to lớn của Vư-gốt-xki là đưa trẻ khuyết tật găn với cộng đồng xã hội và chính hoạt động của trẻ (lao động) mới có thê phục hồi các chức năng bị khiếm khuyết, trẻ có đầy đủ các điều kiện hòa nhập cuộc sống chung của con người
Ngày nay, giáo dục trẻ khuyết tật ở nước ta đã bắt đầu phát triển Những tư tưởng tiến
bộ của Vư-gốt-xki soi sáng chúng ta trên bước đường xây dựng lý luận và thực tiễn giáo dục
trẻ khuyết tật, góp phần giảm bớt nỗi bat hạnh của hàng vạn, hàng triệu trẻ khuyết tật trên đất nước ta
Trang 212.2 CAC YEU TO TAC DONG DEN KHA NANG HOA NHAP TRONG HOC TAP VA SINH HOAT CUA TRE KHUYET TAT:
2.2.1 Yếu tố khách quan :
2.2.1.1 Nhà trường :
Nhà trường là đầu mối, thiết lập các mối quan hệ với các ngành, các lực lượng trong cộng đồng nhằm mục đích thực hiện GDHN ở địa phương Nhà trường làm tham mưu dé xuất chủ trương, chế độ chính sách về GDHN cho chính quyền địa phương Đề thực hiện
chức năng trên đây của nhà trường, vai trò của Ban giám hiệu, đặc biệt của Hiệu trưởng nhà
trường là rất quan trọng
Hiệu trưởng không chỉ nhận thức đúng mà còn phải nắm vững qui trình triển khai và
biết cách khai thác sức mạnh của cộng đồng để cùng Ban giám hiệu lãnh đạo tập thể GV thực hiện GDHN Hiệu trưởng là người trực tiếp giám sát, đôn đốc, tổng kết đánh giá GDHN tại
trường
Nhà trường, nơi có trẻ KT học hòa nhập phải trang bị kiến thức cho các em thông qua phương pháp sư phạm lấy trẻ em làm trung tâm, có đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của các em
Các trường học chính quy theo hướng hòa nhập là phương thức tốt nhất để xóa bỏ thái
độ phân biệt, tạo ra những cộng đồng thân ái, xây dựng một xã hội cho tất cả moi nguoi
Nguyên tắc chỉ đạo của "Cương lĩnh hành động về nhu cầu giáo dục đặc biệt" (Hội nghị thế giới về giáo dục trẻ em có nhu cầu giáo dục đặc biệt, Salamaca, Tây ban Nha, 1994)
là các trường học phải tiếp nhận tất cả trẻ em, bất kế điều kiện thể chất, trí tuệ, xã hội, ngôn ngữ hay bất kỳ điều kiện gì khác của chúng
Các yếu tố thành công của trường học hòa nhập :
+ Đủ kinh phí, có chương trình định hướng, đào tạo GV và các dịch vụ cần thiết, thay
đổi việc sắp xếp tô chức lớp học, chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy cho phù hợp, cách đánh giá, tuyên dụng cán bộ, quy tắc nhà trường và tổ chức các hoạt động ngoại
khóa
Trang 22+ Nội dung giảng dạy phải thích nghỉ với nhu cầu của HS Trẻ em có nhu cầu đặc biệt
phải được phụ đạo thêm đề có thể học theo nội dung chính quy, chứ không nên học thêm một
chương trình khác Nguyên tắc là phải đem lại cho trẻ cùng một nền giáo dục và tổ chức hỗ trợ phụ đạo thêm cho những em nào cần sự giúp đỡ đó
Việc tiếp thu kiến thức không chỉ đơn giản là việc hướng dẫn về lý thuyết Nội dung giáo dục cần nhằm vào việc nâng cao tiêu chuẩn và nhu cầu của mỗi cá nhân, nhằm giúp các
em có khả năng tham gia tích cực vào quá trình phát triển Việc giảng dạy cần dựa trên kinh nghiệm và khả năng của mỗi trẻ
Trẻ em có nhu cầu đặc biệt phải được sự giúp đỡ thường xuyên của lớp học, nhà trường, các chuyên gia về khuyết tật
+ Cán bộ quản lý giáo dục và hiệu trưởng nhà trường đóng vai trò quan trọng trong GDHN: cần có các kế hoạch quản lý linh hoạt, đa dạng hóa các hình thức học tập, huy động các nguồn tài trợ Hiệu trưởng có trách nhiệm giám sát các hoạt động trong trường, thúc đây
sự tích cực trong nhà trường, tổ chức các hoạt động phối hợp giữa các giáo viên, giữa GV và phụ huynh
2.2.1.2 Giáo viên :
- Không nến quan niệm rằng giáo dục trẻ khuyết tật là một lĩnh vực dành riêng cho các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao Các giáo viên tiểu học đều có thê học được các kỹ thuật giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và có thê tiến hành giáo dục trẻ khuyết tật có hiệu quả
Trong đào tạo GV cần sử dụng đúng nhân lực sẵn có, day mạnh công tác đảo tạo GV
tiểu học có trình độ sư phạm tật học sơ cấp Có thể áp dụng cách thức đảo tạo: các chuyên gia
ở Trung ương đào tạo các chuyên gia cho các địa phương - cán bộ nòng cốt địa phương Những cán bộ nòng cốt này sẽ tự đào tạo các GV trực tiếp dạy hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở địa phương mình
- Vai trò của người GV trực tiếp giảng dạy:
+ GV là người trực tiếp điều hành hoạt động dạy học hòa nhập nên GV hiểu rõ nhất nhu cầu
và năng lực của từng trẻ KT để xây dựng mục tiêu giáo dục phù hợp với từng trẻ
Trang 23+ GV tổ chức và điều hòa các hoạt động của HS, đặc biệt là học hợp tác nhóm + GV là
người trực tiếp phối hợp với gia đình trẻ khuyết tật và các lực lượng cộng đồng để thực hiện
tốt mục tiêu GDHN
+ GV là người theo dõi quá trình phát triển của từng trẻ KT đề điều chỉnh mục tiêu, nội dung
và phương pháp dạy học cho phù hợp
+ GV là người thiết lập và duy trì các mối quan hệ với đồng nghiệp để thực hiện phương pháp cùng hợp tác trong dạy học hòa nhập
+ GV là người tổ chức các mối quan hệ giữa HS bình thường với HS khuyết tật thông qua tổ chức đoàn, đội và tổ chức lớp đề tạo nên môi trường hòa nhập hai chiều mà trong đó cả hai đối tượng HS đều phát triển thuận lợi
+ GV là người trực tiếp liên hệ, phối hợp với phụ huynh HS về chăm sóc GD trẻ KT
Người GV dạy trẻ khuyết tật ngoài tình thương, tỉnh thần trách nhiệm, các tri thức về
sư phạm tật học, nhận thức về trẻ khuyết tật v.v còn cần phải có tư duy, sáng tạo, khả năng đánh giá và phải chú ý đến chương trình giảng dạy Dạy trẻ khuyết tật, các chương trình phải
hết sức linh hoạt cần dựa trên nhu cầu và khả năng tiếp thu của HS khuyết tật để định ra
chương trình học
- Yêu cầu của GV dạy trẻ khuyết tật học hòa nhập:
+ Có thái độ đúng đắn và tích cực với trẻ khuyết tật và gia đình trẻ
+ Có những tri thức và kỹ năng cơ bản đề giáo dục trẻ khuyết tật trong môi trường học hòa nhập một cách hiệu quả
+ Có khả năng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về vấn đề chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật tại địa phương
- Các phương pháp giáo viên cần áp dụng trong lớp học hòa nhập:
Do các đặc điểm khác nhau về khả năng, nhu cầu, sở thích của trẻ, căn cứ vào nội dung của
môn học, bài học, có thể sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp sau:
Trang 24* Phương pháp đồng loạt: HSKT tham gia các hoạt động học tập thường xuyên của lớp như các HS thường khác, không phân biệt mức độ ưu tiên Mục tiêu bài giảng chung cho tất cả các thành viên trong lớp
» Phương pháp đa trình độ: (mục tiêu theo những mức độ khác nhau) trẻ KT cùng trẻ
bình thường tham gia vào một bài học nhưng với mục tiêu học tập khác nhau dựa trên
năng lực và nhu cầu của trẻ khuyết tật Phương pháp này thường dùng cho trẻ khiếm
thị và khiếm thính
» Phương pháp trùng lặp giáo án: (cùng một giáo án nhưng mục tiêu khác nhau) Trẻ
KT và trẻ bình thường cùng tham gia những hoạt động chung của bài học nhưng theo mục tiêu riêng trên cơ sở kế hoạch giáo dục cá nhân Phương pháp này thường dùng cho trẻ chậm phát triển
+ Phương pháp thay thế: Trẻ khuyết tật cùng ngồi chung với trẻ bình thường trong giờ học nhưng học theo hai chương trình khác nhau Đây là phương pháp được sử dụng trong lớp học có trẻ khuyết tật điển hình mà trẻ không thể theo được chương trình chung
Việc điều chỉnh các phương pháp được linh động tùy khả năng của trẻ và đặc thù của từng môn học Ví dụ: với trẻ khiếm thính: giờ mỹ thuật có thể sử dụng phương pháp đồng loạt,
nhưng sang giờ hát nhạc cần thay thế bằng cách sử dụng cử chỉ, điệu bộ
2.2.1.3 Tổ chức học sinh trong trường :
Một trong những mục tiêu quan trọng của GDHN là để trẻ khuyết tật được sống chung trong vòng tay bè bạn, bước đầu hòa nhập với cộng đồng Vì thế, tập thể lớp học sinh trong nhà trường đóng vai trò không thể thiếu trong việc hỗ trợ các bạn khuyết tật học cùng
Mức độ tham gia vào việc học tập và các hoạt động vui chơi, sinh hoạt lớp của các HS khuyết
tật phụ thuộc vào sự hỗ trợ đặc biệt này
Trang 25- Trong học tập: Sự truyền đạt kiến thức trên lớp của GV khó có thê được tiếp thu hoản toàn
đối với trẻ khuyết tật, rất cần có sự giúp đỡ kịp thời của các bạn Trong đi lại và sinh hoạt
cũng vậy: HSKT không thể tham gia các hoạt động nếu không có các bạn cùng lớp Việc giúp
đỡ lẫn nhau mang lại lợi ích có tính hai chiều: Trẻ KT thuận lợi trong học tập và sinh hoạt, còn HS thường sẽ hình thành được tình cảm thân ái, tính tập thể, biết chia sẻ khó khăn với
người khác
- Trong một lớp học, việc tổ chức sự giúp đỡ cho trẻ KT dựa trên sự thăm dò tình cảm, sự thông cảm của HS trong lớp: có thể có những nhóm bạn thật sự gần gũi, thiện cảm với HS khuyết tật, được phân ngồi gần HS khuyết tật để kèm cặp Nhóm các bạn thân tình có thê phụ giúp nhóm trên, và nhóm các bạn không trực tiếp giúp đỡ nhưng sẵn sàng tham gia mọi hoạt động cùng HSKT
- Mức độ tham gia của HS trong lớp vào việc giúp đỡ trẻ khuyết tật thể hiện qua các mức độ như:
1 Chỉ đơn giản là học chung một lớp
2 Thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến trẻ khuyết tật theo yêu cầu của GV
3 Tự giác tham gia vào việc giúp giải quyết các nhu cầu của HS KT
4 Đã có sự thay đổi cơ bản về tình cảm với trẻ khuyết tật
5 Chủ động chia sẻ trách nhiệm với các bạn khác trong việc giúp HS KT
6 Tự nhận trách nhiệm giúp đỡ bạn một cách có kế hoạch và tự giác
Các HS ở mức độ 6 có thể được GV phân công cụ thể giúp đỡ bạn KT và thường là
HS có học lực khá và giỏi để không ảnh hưởng nhiều đến việc học của cá nhân
2.2.2 Yếu tố chủ quan :
2.2.2.1 Năng lực của trẻ khuyết tật
- Năng lực là những đặc điểm cá nhân đáp ứng được các đòi hỏi của một hoạt động nhất định
nào đấy và là điều kiện để thực hiện có kết quả hành động đó Bất cứ hoạt động nào cũng đòi
hỏi ở con người một loại năng lực và các năng lực đó liên quan chặt chẽ với nhau
Trang 26- Đối với trẻ khuyết tật, năng lực có tính chất đặc biệt: đó là khả năng bù trừ Trẻ em khiếm
thị có độ nhạy cảm cao về thính giác và trẻ khiếm thính lại có độ nhảy cảm cao về thị giác Những trẻ bị liệt chi dưới sẽ có sự khéo léo của đôi tay và ngược lại
- Mỗi con người nói chung có § dạng năng lực:
Giao tiếp/Ngôn ngữ Học đọc, học phát âm, từ vựng, ngữ pháp, ghi chép
nhật ký, cách viết sáng tạo, thơ ca, tranh luận bằng
ứng khâu, những câu nói hài hước, kê chuyện
vẽ, các chữ sô, các trò chơi điển hình, tính toán, mã
số, những mối quan hệ bắt buộc, giải quyết van dé
Hình ảnh, hội họa, không gian Hình tượng, óc tưởng tượng sống động, biểu đồ
màu, các màu vẽ, mẫu thiết kế, tranh, vẽ, tưởng
tượng trong óc, nhập vai
Nội tâm Kỹ năng nhận thức, diễn biến tâm lý, quá trình tự
khám phá bản thân, kỹ năng tập trung, khả năng phản ánh nội tâm, khả năng suy luận mang tính logic cao
Quan hệ tương tác, quan hệ xã hội Nhận biệt cảm giác của người khác, đưa ra phản
hồi, giao tiếp cá nhân, kỹ năng hợp tác
Thể thao động năng Các điệu nhảy, đóng kịch, võ thuật, các bài thé duc,
ngôn ngữ cơ thê, trò chơi thê thao
Trang 27
Đối với trẻ khuyết tật nói riêng, để tiến hành GDHN, người ta chú trọng đến sự phân loại các khả năng cần thiết cho một đứa trẻ khuyết tật cần có đề học tốt ở trường phổ thông thường: trong đó tùy ba dạng tật khiếm thị, khiếm thính và chậm phát triên trí tuệ mà mức độ của các khả năng có biêu hiện khác nhau:
ngữ ký hiệu (điệu bộ, cử chỉ, bắt chước)
Ngôn ngữ biểu đạt: kỹ năng phát âm, vốn từ vựng, ngữ pháp
Kỹ năng đọc viết
Kỹ năng giao tiếp không lời và bằng lời
Khả năng nhận thức Khả năng tri giác: nghe, nhìn Khả năng ghi nhớ
Khả năng tư duy, suy nghĩ, phán đoán, giải quyết vấn đề
Khả năng hiểu biết về: con người, thế giới vật chat, phương tiện, công cụ
Khả năng học tập văn hóa, lao động học nghề
Quan hệ xã hội Môi quan hệ của trẻ đôi với mọi người, tập thê
Hành vi ứng xử, cảm xúc, tình cảm Khả năng thích hợp, đáp ứng những quy định của gia đình, xã hội
Cùng với việc phân loại các khả năng phục vụ cho GDHN là việc tìm hiểu sự phát
triển về thể chat:
- Sự phát triển của cơ thê như hình dáng bên ngoài: cân đối, có khuyết tật gì, mức độ
- Khả năng vận động: ngồi, đi đứng, chạy nhảy
Trang 28- Khả năng lao động: tự phục vụ, lao động giúp gia đình
- Phát triển cảm giác của cơ thê và hệ cảm ứng
2.2 Một số đặc điểm tâm sinh lý trẻ khuyết tật ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập
- Trẻ khiếm thị:
+ Thế giới hình ảnh và biểu tượng bị hạn chế Trong học tập trẻ gặp rất nhiều khó
khăn khi tri giác các sự vật, hiện tượng của thế giới chung quanh
Những biểu tượng khái niệm có được ở trẻ khiếm thị thường được hình thành và phát
triển thông qua xúc giác, nghe, ngửi hoặc do suy luận tưởng tượng cho nên không được chính xác hoàn chỉnh
Không ít những biểu tượng, khái niệm có được ở trẻ khiếm thị bị sai lệch, thiếu trọn
vẹn, khả năng khái quát thấp
+ Ngôn ngữ của trẻ mang nặng màu sắc hình thức rập khuôn, thiếu những nội dung cụ
thể
Khó khăn và cũng là đặc điểm rõ nhất ở trẻ khiếm thị là sự vận động di chuyên chậm
chạp, bị động, thiếu chính xác Từ đó, tạo ra cho trẻ tâm lý luôn luôn lo lắng, bị động, rụt rè,
nhút nhát và tự ti
+ Khái niệm của trẻ khiếm thị
Khái niệm, đó là những hình ảnh đã lưu giữ lại trong trí nhớ, nhờ kết quả tri giác các
sự vật và hiện tượng trước đó
Đặc điểm những biểu tượng, khái niệm của người khiếm thị mang tính lệch lạc, thường là những hình ảnh đứt đoạn, sơ sải, mức độ khái quát thấp, hình ảnh nặng màu sắc
ngôn ngữ, hình thức, rập khuôn ngôn từ
+ Trí nhớ của trẻ khiếm thị
Trí nhớ là nên tảng của đời sông tâm lý con người
Trang 29Nhìn chung trẻ khiếm thị trí nhớ bị hạn chế :
- Số lượng đối tượng ghi nhớ giảm, không ghi nhớ được qua hình ảnh thị giác
- Tuy ghi nhớ được tài liệu, nhưng khó hiểu một cách sâu sắc Ví dụ: học sinh bình thường không chỉ nhớ giọng nói của giáo viên khi giảng bài mà còn nhớ rõ cử chỉ điệu bộ
- Thiếu tính lôgich trong mối quan hệ của trí nhớ Chất lượng nhớ đôi khi mơ hồ,
không chính xác, bởi vì giữa biéu tượng và nội dung cụ thê không hòa nhập
+ Tưởng tượng của người khiếm thị
Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã
có
Vì thế, người khiếm thị có trí tưởng tượng nghèo nàn Trong quá trình giáo dục trẻ khiếm thị, nhiệm vụ quan trọng là làm sao khơi dậy, thức tỉnh được những ấn tượng đã có của
tri giác thị giác (với người bị mù ở tuổi trưởng thành), thính giác, xúc giác, để hình thành
tưởng tượng cho người mù
+ Ngôn ngữ của người khiếm thị
Hạn chế lớn nhất của trẻ khiếm thị là rất khó biểu hiện được ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ
Trong giao tiếp, hàng loạt cử chỉ điệu bộ như: gật, lắc đầu, bĩu môi, càu mày, nhếch mép,
khua tay, ít thấy ở trẻ khiếm thị Vì vậy, khi nói chuyện, trẻ khiếm thị thường biểu hiện rất yếu về cảm xúc, tình cảm
+ Tình cảm trí tuệ và tình cảm đạo đức biểu hiện không rõ nét Trong sinh hoạt tập thể, học
sinh khiếm thị ít sôi nổi, kém vui đùa, những hạn chế kề trên do họ chưa được chăm sóc giáo dục đầy đủ, chưa đánh giá được vị trí của mình trong cộng đồng xã hội và ngược lại cộng đông xã hội chưa quan tâm đây đủ đôi với cuộc sông của họ
Trang 30- Trẻ khiếm thính
+ Trẻ bị tổn thương cơ quan phân tích thính giác sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm
lý Có thể phục hồi dấu hiệu ngôn ngữ từ môi trường bên ngoài, từ sự tiếp xúc, làm quen, thích ứng với tiếng ồn, được luyện tập vận động và trao đổi trò chuyện với người xung quanh Điều quan trọng là đánh giá được mức độ bị ton thương thính lực của đối tượng, từ đó mới xác định phương pháp giáo dục thích hợp cần xác định khả năng của trẻ về mặt sinh lý + Về mặt tâm lý: khả năng xúc giác, trI giác về khối lượng, âm thanh, màu sắc, khả năng vận động trong không gian rộng và không gian hẹp bị hạn chế, hoạt động nhận thức, tư duy trở nên chậm hơn, khó khăn hơn, khả năng tiếp thu ngôn ngữ cũng bị ảnh hưởng (đặc biệt là tư duy ngôn ngữ và ý chí của cá nhân ), khả năng quan sát hình thành khái niệm, tư duy hình
ảnh chỉ được phát triển với điều kiện được kết hợp với hoạt động thực hành và có sự hướng
dẫn của người lớn
+ Trẻ khiếm thính rất hạn chế tri giác bằng nghe và ít có nhu cầu tiếp xúc với người khác
bằng ngôn ngữ nói, vì thế, phải tập thói quen sử dụng thường xuyên ngôn ngữ nói để nâng cao nhận thức về tự nhiên và xã hội, cho trẻ hiểu được tính chất cơ bản của từng sự vật và hiện tượng Thông qua cơ quan phân tích thị giác, trẻ điếc và nghễnh ngãng (nặng tai) có thé
đọc và học từ ngữ và câu, bắt đầu hiểu nghĩa của từ Với thời gian nhất định, trẻ điếc phân
biệt được các đối tượng ở xa, hiểu được sự vận động trong không gian và thời gian cần tận dụng khả năng còn lại của thính giác để giúp trẻ phát triển trong quá trình học tập, lao động
và giao tiếp
- Trẻ chậm phát triển trí tuệ :
Theo học thuyết cua J Pi-a-gié, su phat triển nhận thức ở trẻ chậm phát triển trí tuệ
(CPTTT) khác với trẻ bình thường thể hiện ở đặc điểm: từng giai đoạn kéo dài hơn và cả quá trình phát triển sẽ dừng lại sớm hơn Sự trì hoãn hoàn thiện của hệ thống vỏ não sẽ đưa đến việc thiếu hụt các hoạt động tập trung đối với trẻ CPTTT Theo lí thuyết cua Pi-a-gié, diéu này sẽ dẫn đến giảm khả năng học của trẻ
Trang 31+ Về phát triển tình cảm - xã hội: Lí thuyết về mô hình phát triển tình cảm-xã hội ủng hộ giả thuyết cho rằng trẻ CPTTT có quá trình phát triển tình cảm - xã hội giống như những trẻ bình thường Điều khác biệt là những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ kéo dải hơn trẻ bình thường và quá trình phát triển sẽ chấm đứt sớm hơn Trẻ sẽ có sự cân bằng tâm lý tối
Ưu khi sự phát triển nhận thức, tình cảm và xã hội diễn ra song song Trong trường hợp của trẻ CPTTT, ba khía cạnh trên của quá trình phát triển không xảy ra đồng thời Nguyên nhân thường rất phức tạp và có thể là cộng hưởng của sự phát triển bất thường ở não với sự tương tác bất lợi của trẻ trong môi trường Do những vấn đề sinh lý thần kinh này mà trẻ CPTTT có thé phải đối mặt với những vấn đề trầm trọng ngay trong giai đoạn phát triển đầu tiên
Trẻ CPTTT cũng cần nhiều thời gian hơn để liên hệ các giác quan, nắm bắt cấu trúc không gian, thời gian và con người Sự trì hoãn phát triển trong giai đoạn này gây những hậu quả trực tiếp lên sự gắn bó của trẻ với người khác, trẻ sẽ khó khăn hơn để có sự gắn bó đó + Về nguyên tắc trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể giáo dục được nếu ta quan niệm học tập là việc tiếp thu cách ứng xử mới hoặc là mở rộng những hành vi hiện tại cho dù giới hạn của nó là như thế nào Những khuyết tật bâm sinh hoặc sự sai lệch một số khả năng do mắc phải có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thông thường của trẻ Ví dụ, khi trẻ bị điếc, tật điếc sẽ ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ Mức độ co cơ của trẻ bị hội chứng Đao ảnh hưởng đến sự phát triển chức năng vận động của trẻ, biểu hiện ở kĩ năng vận động và khả năng nói
+ Trẻ chậm phát triển trí tuệ được phân loại chung (chưa tính đến những đặc điểm riêng của từng trẻ) theo 4 mức độ: 1 CPTTT nhẹ: có chỉ số IQ từ 50-55 tới xấp xỉ 70; 2 CPTTT trung bình: IQ từ 35-35 tới 50-55; 3 CPTTT nặng: IQ từ 20-25 tới 35-40; CPTTT rất
nặng: IQ dưới 20 hoặc 25 (nguồn: Trần Thị Lệ Thu, Đại cương giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát tiến trí tuệ, Hà Nội, 2003)
Trẻ PPTTT trung bình và mức nhẹ có khả năng hòa nhập tương đối tốt: Trẻ CPTTT
trung bình có thể đạt đến tuổi trí tuệ từ 4 đến 7 tuổi, Theo Pi-a-gié, 6 vao giai đoạn tién tu
Trang 32duy logic, trẻ thường giải quyết vẫn đề bằng nguyên tắc "thử và sai" Hầu hết trẻ có kỹ năng giao tiếp trong những năm đầu của thời kỳ thơ ấu, Khi lớn lên, trẻ có khả năng đưa ra quyết định nhưng vẫn cần sự giúp đỡ Tại trường, trẻ CPTTT trung bình có thê phát triển qua mức lớp hai, có thể thu được kết quả từ quá trình dạy và hướng dẫn các kỹ năng nghề, kỹ năng xã hội Trẻ CPTTT trung bình thích nghỉ tốt với cuộc sông trong cộng đồng, nhất là môi trường
có giám sát như trường học
Trẻ CPTTT mức nhẹ có thê đạt tuổi trí tuệ từ 7 đến 12 tuổi, theo Pi-a-giê, đây là giai đoạn thao tác cụ thể Trẻ giải quyết vấn đề bằng tư duy logic nhưng vẫn chưa thể suy nghĩ theo cách trìu tượng Trong giai đoạn trước khi đến trường, chúng phát triển những kỹ năng giao tiếp và xã hội Trẻ có những khuyết tật nhỏ trong các lĩnh vực vận động cảm giác và thường không phân biệt được với những trẻ không bị CPTTT Các em cần được dạy những môn học cơ bản tại trường ở mức độ tối đa mà khả năng của trẻ cho phép Trẻ CPTTT nhẹ có khả năng thể hiện mình trong việc chọn bạn, trong các hoạt động giải trí, cách ăn mặc, V.V
Tóm lại, học hòa nhập đối với trẻ CPTTT là một việc khó khăn, trẻ CPTTT chỉ có thể
học tập hiệu quả khi việc học được tô chức rõ ràng, theo từng bước nhỏ, cần được hướng dẫn
cụ thể theo từng phần của một hoạt động phức tạp Trẻ cần được giúp đỡ để có thể hòa nhập,
biết cách lập kế hoạch, giải quyết một vân đề và kiểm soát hành vi của mình Trẻ có trí nhớ
ngắn hạn và đài hạn kém, do vậy, thời gian học tập của trẻ cần ngăn gọn và trẻ cần sự phản
hồi trực tiếp, lặp đi lặp lại nhiều lần theo nhiều cách khác nhau Ngôn ngữ của trẻ CPTTT
không được hoàn thiện và trôi chảy như trẻ bình thường, vì vậy, giáo viên phải điều chỉnh ngôn ngữ của mình cho phù hợp, hết sức nhạy cảm trong mọi tình huống
Trang 33CHƯƠNG III: KÉT QUÁ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
3.1 TÌNH HÌNH CHUNG :
Mười năm thực hiện giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật GDHN TKT), chúng ta đã xác định được hướng đi chính trong giáo dục trẻ khuyết tật Mô hình GDHN TKT được mở rộng, hoàn thiện và đã có những thành tựu đáng kể:
- Nhận thức về giáo dục TKT được nâng cao trong cộng đồng
- Hệ thống quản lý nhà nước về GD TKT được hình thành và đi vào hoạt động có nề
nếp (thành lập Ban chỉ đạo GD TKT từ Trung ương đến các tỉnh thành)
- Nguồn nhân lực cho GD TKT phát triển: thành lập các khoa GD đặc biệt ở các
trường đại học như ĐHSP Hà Nội, ĐHSP TPHCM, ĐH Đà Nang, ĐH Qui Nhơn và ở các
trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo
- Quy mô các trường GDHN ngày càng được mở rộng, chất lượng GDHN được nâng lên: số lượng TKT đi học hòa nhập ngày càng tăng, khoảng 100 nghìn trẻ, một số tỉnh phía
Bắc đã huy động đến 80 % số TKT ra lớp Một số nơi điển hình như tỉnh Hòa Bình, thường
xuyên tuyên truyền về GDHN cho gia đình, nhà trường và cộng đồng, thành lập nhiều nhóm
hỗ trợ cộng đồng, trung tâm phục hồi chức năng; tỉnh Ninh Bình: lãnh đạo địa phương và các cấp, ngành đều có nhận thức đúng về quan điểm GDHN, tô chức hội thi tự làm và sử dụng đồ
dùng đạy học GDHN từ cấp trường đến cấp cụm, huyện; tỉnh Vĩnh Phúc: quá trình thực hiện
công tác GDHN trẻ khuyết tật luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ của tuyệt đại đa số nhân dân, giáo viên và học sinh; ở Hà Nội hiện có hơn 1.700 học sinh KT học hòa nhập ở các
trường mầm non và tiểu học, ngành giáo dục Hà Nội đã triển khai một số biện pháp nâng cao chất lượng GDHN trẻ khuyết tật như bồi dưỡng giáo viên dạy hòa nhập, xây dựng nội dung, chương trình giáo dục trẻ khuyết tật, nghiên cứu các đề tài khoa học v.v
Tỉnh Tiền Giang hiện có 239 trường tiểu học thực hiện GDHN, huy động được hơn 3
ngàn trẻ KT độ tuổi tiêu học ra lớp, đạt 67,4% trên tổng số trẻ KT Các biện pháp đã thực
Trang 34hiện như bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán, tổ chức tốt công tác phân loại và
thu nhận trẻ vảo học Đặc biệt, các sinh viên khoa tiểu học - mầm non được học ngoại khóa
về GDHN tại trường CDSP tinh
1993 và đang dần phát triển Năm học 2003-2004, số lượng HSKT học hòa nhập ở thành phố
Hồ Chí Minh tăng lên đáng kề, tính riêng bậc Tiểu học có 182 trường nhận học sinh hòa nhập
với số lớp là 673 (tương đương số GV là 673), tổng số học sinh KT là 829 với các tật khiếm
thị (98 HS), khiếm thính (66 HS), chậm phát triển trí tuệ (551 HS), bại liệt (126 HS) và tật khác (28 HS) (nguồn: Sở GD-ĐT năm học 2003-2004)
Nhìn chung, tinh thần GDHN được quán triệt và tiến hành đều khắp ở các quận nhưng trong quá trình thực hiện đã gặp một số vấn đề đáng chú ý:
1 Các trường học hiện nay chú trọng nhiều đến chất lượng, kết quả học tập (có tính thi đua) nên có tư tưởng không muốn nhận trẻ khuyết tật: trên thực tế, các trường công lập khi
tuyển học sinh đều có tiêu chuẩn nhất định cho trường mình Điều này trẻ khuyết tật khó có thé đạt tới khi mới nhập học Trong trường nếu có trẻ khuyết tật: giáo viên sẽ mắt thêm thời
gian, có tâm lý sợ ảnh hưởng đến thời gian và tốc độ học tập của cả lớp, nhà trường phải có
thêm các dụng cụ học tập bồ trợ, tức là thêm khó khăn cả về kinh phí
2 Một số nhà quản lý giáo dục, cũng như một số giáo viên còn quan niệm bi quan về khả năng phát triển trí tuệ và khả năng hòa nhập của trẻ khuyết tật, chưa công nhận hiệu quả tác động tích cực của giáo dục Trong đó, không loại trừ sự thiếu thiện chí và lòng yêu thương đối với trẻ khuyết tật
3 Từ những trường hợp học hòa nhập không thành công của một số trẻ khuyết tật còn cho thấy sự ảnh hưởng của bau không khí tâm lý của lớp hoc: nếu thiếu tính thiện chí, sự đồng cảm của trẻ thường, trẻ khuyết tật vốn đã có khó khăn về học tập, rất khó vượt qua trở ngại và cuối cùng là không thê tiếp tục học hòa nhập được nữa
4 Về mặt xã hội nói chung, quyền của trẻ khuyết tật chưa được nhìn nhận công bằng với trẻ bình thường khác Nhiều người chỉ coi trẻ khuyết tật là gánh nặng đối với xã hội, chưa
Trang 35thừa nhận và tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật có thể phát triển và công hiến lại cho xã hội
nhập Một số phụ huynh muốn cho con học hòa nhập nhưng lại sợ con không theo kịp, thua
kém bạn bè, bị trêu chọc Một số khác không quan tâm đến đứa con bị khuyết tật về phương diện học tập Đối với họ, chỉ nuôi dưỡng là đủ Trong những gia đình như vậy, phạm vi tiếp
xúc với môi trường bên ngoài là rất hạn chế Trẻ không được giao tiếp với xã hội, không
được học văn hóa, trí tuệ không những không được phát triển mà ngày càng có nguy cơ bị giảm dan
chưa có hệ thống, chưa mang tính phố biến Hiệu quả đầu tư vào việc bồi dưỡng giáo viên còn tháp Quan trọng hơn, việc bồi đưỡng giáo viên còn tập trung nhiều vào chuyên môn hơn
là giúp giáo viên nhận thức rõ vấn đề hòa nhập đối với trẻ khuyết tật
của trẻ Vì vậy, giữa phụ huynh và GV có một mối liên kết chặt chẽ Tuy nhiên, có nhiều phụ
huynh do các nguyên nhân khác nhau thường không quan tâm tới con cái, phó mặc cho nhà trường, gây nhiều trở ngại cho GV đứng lớp Thực tế đã chứng minh, nếu gia đình, nhà
trường và GV có sự kết hợp thì HS tiến bộ rõ rệt
Nói chung, vấn đề nhận thức của GV quyết định rất nhiều đến sự thành công của giờ học trên lớp học hòa nhập vì chính GV là những người trực tiếp làm việc với trẻ và gia đình trẻ KT
3.2 KET QUA KHAO SAT QUA CAC BANG HOI :
1 BAN GIAM HIEU
Tổng số: 19 trường được khảo sát
Báng 1: Ý kiến chung của Ban giám hiệu về giáo dục hòa nhập:
Trang 36trẻ KT học hòa nhập chung với trẻ thường là một việc làm cần thiết, mang tính nhân văn và
phù hợp với xu thế chung của thế giới trong việc giáo dục trẻ khuyết tật Tuy nhiên, ý kiến của Ban giám hiệu các trường về các vấn đề của GDHN cho thấy việc đưa trẻ KT đi học hòa
nhập còn nhiều khó khăn phải khắc phục 100% ý kiến được khảo sát đều cho rằng GDHN là
việc làm cần thiết và có ý nghĩa cho trẻ KT, mặc dù có gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện (bảng I)
Báng 2: Ý kiến về sự không thuận lợi của GDHN đối với các phong trào của trường:
1 |Ảnh hưởng nhiều đến phong trào thi 2 10,5
2 |Gây khó khăn phần nào cho các phong 4 21
Khó khăn không đáng kê
Trang 37
Có 10,5% ý kiến cho răng các lớp hòa nhập đã ảnh hưởng nhiều đến các phong trào thi đua của lớp và trường, 21% ý kiến nêu lên sự khó khăn, (Bảng 2) Điều này xuất phát từ
việc đặt mục tiêu học tập và các hoạt động khác của trẻ KT ngang bằng với trẻ thường Để
các trường dạy hòa nhập yên tâm với nhiệm vụ giáo dục trẻ KT, đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục phải có sự thống nhất về cách đánh giá trẻ KT học trong trường phổ thông bình thường đề có những chỉ tiêu thi đua học tập phù hợp
Bảng 3: Hiện nay, trường có tạo điều kiện cho giáo viên dạy lớp hòa nhập:
trường, đây là nguồn động viên lớn đối GV Qua tiếp xúc trực tiếp, được biết số trường có
nguồn thu thêm để bồi dưỡng cho GV dạy lớp hòa nhập không nhiều, nên không phải
trường nào dạy hòa nhập thì GV cũng có tiền bồi dưỡng, đây là khó khăn chung của các trường
Trang 38Báng 4: Những giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng học hòa nhập :
Giáo viên được bôi dưỡng thường 12 63,2 7 36,8 0 0
nhập cho HS khuyêt tật
Có chế độ ưu đãi đặc biệt cho giáo 14 73,7 5 26,3 0 0
Giảm chỉ tiêu thi đua đối với các lớp 10 52,6 7 36,8 2 10,5
Thực tế dạy hòa nhập cũng cho thấy còn nhiều bất cập cần khắc phục Các trường cho biết một số biện pháp ưu tiên cần giải quyết: trước hết là chế độ làm việc của GV dạy hòa
nhập là chưa tương xứng với mức lương hiện nay, hầu hết các trường không có đủ kinh phí
để bù đắp cho GV, trong khi chế độ của Nhà nước chưa có Vì thế, có 73,7% trường mong muốn "có chế độ ưu đãi đặc biệt cho GV dạy hòa nhập", sau đó là các biện pháp như GV phải được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, xây dựng tập thể lớp như một vòng bè bạn và
có thêm các giờ học riêng (tiết cá nhân) cho HS từng loại tật, đều được đánh giá cần thiết như nhau (63,2% số ý kiến) (Bảng 4)
Trang 39
GVđược Có chế độ Giảmchỉ Xây dựng Sựhợptác Bổ sung
bổi dưỡng ưuđãicho tiéuthi nhémban củaphụ tiếthọc cá
thường GV đua giúpnhau huynh nhân
Nói chung, lãnh đạo các trường Tiếu học có dạy hòa nhập đêu ủng hộ và tạo điều kiện
cho học sinh khuyết tật trong học tập và tham gia các hoạt động khác, tuy vẫn cho rằng còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết để chủ trương học hòa nhập thật sự có hiệu quả
2 GIÁO VIÊN :
Số GV được khảo sát qua phiếu là 84, trong đó có 40 GV dạy các lớp được dự giờ
Kết quả như sau:
THÓNG KÊ CHUNG
Sô lượng (§4GV) | So Tàn N hòa GV dạy lớp có 1 GV dạy lớp cố 2
và có 3 GV dạy lớp có 2 loại tật (HS khiếm thị và chậm phát triển)
Cé 84 GV đang dạy các lớp hòa nhập được khảo sát, nữ GV chiếm số đông (90,5%)
32
Trang 40Bang 1: Thực trạng bồi dường cho giáo viên về dạy hòa nhập :
Chưa có GV nào được dự các khóa đào tạo hoàn chỉnh về giáo dục hòa nhập, thường
chỉ dự các Hội thảo từ 1 đến 3 ngày (17,9%) và tập huấn từ 4 ngày đến 1 tháng (19%) Nhiệm
vụ chính vẫn là công việc của người GV trường Tiểu học phổ thông bình thường và nhận dạy trẻ KT với trách nhiệm và tình thương
Bảng 2: Sự đáp ứng về trang thiết bị, tài liệu và dụng cụ học tập dành cho việc dạy hòa
nhập:
GV dạy lớp có GV dạy lớp có GV dạy lớp có Tông cộng
thính được trang bị máy trợ thính do gia đình tự mua Riêng HS chậm phát triển có các bài tập riêng do GV của lớp tự soạn Cách làm này phù hợp với nguyên tắc dạy hòa nhập là xây dựng mục tiêu phù hợp với khả năng của từng HS, nhưng số GV làm theo cách này còn ít
(13,5%) (Bảng 2)