Để thực hiện mục tiêu trên, Kho bac Nhà nước KBNN đã khôngngùng đây mạnh cải cách thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý theo hướng hiện đại, đặc biệt quan tâm đôi mới công tác
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRUONG DAI HỌC KINH TE
NGUYEN THI HOA
LUAN VAN THAC SI QUAN LY KINH TE
CHUONG TRINH DINH HUONG UNG DUNG
Hà Nội - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE
Người hướng dẫn khoa học : TS Lê Đình Thăng
XÁC NHAN CUA XAC NHAN CUA CHU TICH HD CAN BO HUONG DAN CHAM LUAN VAN
Hà Nội - 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
chưa được công bố trong bat cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo
đúng các quy định Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách
báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danhmục tải liệu tham khảo của luận văn.
Hà Noi, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hòa
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trường Đại học Kinh tế - ĐHQuốc Gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp tôi có được những kiến thức nềntang vững chắc dé thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ này
Tôi cũng xin bày tỏ cảm ơn sâu sắc tới TS Lê Đình Thăng, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đưa ra những lời góp ý trong suốt quá trìnhnghiên cứu giúp tôi có thể hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, gia đình, những người luôn kịp thời động viên và tạo điều kiện giúp tôi vượt qua những khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sóng dé hoàn thành bài luận văn của mình.
Hà Nội ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hòa
Trang 5VÀ THỰC TIEN VE QUAN LÝ TÀI CHÍNH CUA KHO BAC NHÀ NUOC 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý tài chính 2- ¿55552 5 1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ¿- 5: ©+©s++zx++zse2 5 1.1.2 Kết quả các công trình nghiên cứu và khoảng trống cần nghiên cứu 9 1.2 Cơ sở lý luận về quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước - 10
1.2.1 Quản ly tai chính của Kho bạc Nhà nước -. ¿+ s+sxssscsseeeerssreres 10 1.2.2 Nội dung quan lý tài chính của Kho bạc Nha nước - ‹ -«+<«+2 17
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước 26
1.2.4 Tiêu chí đánh giá quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước - 3l
1.3 Cơ sở thực tiễn quản lý tài chính của một số Kho bạc Nhà nước và bài học kinh
nghiệm cho Kho bạc Nhà nước quận Hoàng MaiI - 5-5 S5 *+*scxsseesseers 32
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số Kho bạc Nhà nước 32
1.3.2 Bài học kinh nghiệm trong quản lý tài chính tại KBNN quận Hoàng Mai 35
CHUONG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -cc::-ccccccccre 37 2.1 Phương pháp thu thập số liệu - 2-2 5£ 2 E+EE+EE£2E++EE+EE+EEzEEzEEzrxrrxerex 37
2.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu - 5+ £+£+eceseeseeseesee 37
2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả 2-2 2 2+ £+E£EE#EE£EE£EEEEEEEEEEEEerEerxrrkrree 37
p, 2W» n h0 0 .ễ 38
2.2.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp - 2-55 s+c++£++EzEerxerxerxersrree 38
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUAN HOANG MAI 25252 2E EE22E32E1271271121121127121 11 xe re, 40
3.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu - 2 ¿++©+++++£x++zx+zx+erx+zrxezrxeex 40 3.1.1 Khái quát đặc điểm kinh tế- xã hội của quận Hoàng Mai - 40 3.1.2 Khái quát về Kho bac Nha nước quận Hoang Mai . 5- 5552 s2 42
Trang 63.2 Phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước quận Hoàng Mai50
nao na e Ảd ÔỎ 50
3.2.2 Tổ chức thực hiện dự toán : ©+t+c+tttEktrttrktrrrtrtrrrtrtrrrrrrrrrrrrree 55
3.2.3 Công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý chính tại Kho Bạc Nhà nước quận
lại) 0 11787 71
3.2.4 Các công cụ dé quản lý tài chính - 2 ¿5 E+SE+£E+EE+E++EzEerkerxerxersrree 75
3.3 Đánh giá thực trạng thực hiện quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước quận
l1 I0 D3ää334ÓÒö-ĐẢ 71
3.3.1 Những kết quả dat đượỢC ¿5 + SsSE+EE2EE2EEEEEEEEEE 1211112117111 11 1E xe 77
3.3.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân - - 2 2 2 x£E2E£+£z+£xerxzzez 79
CHUONG 4 ĐỊNH HUONG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUAN LÝ TÀI
CHÍNH TẠI KHO BAC NHÀ NƯỚC QUAN HOANG MAI 83
4.1 Định hướng phát triển hệ thống Kho bạc Nhà nước 5 s52 552 83
4.1.1 Định hướng phát triển chung của ngành KBNN giai đoạn năm 2020-203083 4.1.2 Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước
h)80s [i18 0t n Ắ 85
4.2 Giải pháp hoàn thiện quản ly tài chính của Kho bạc Nhà nước quận Hoang Mai 88
4.2.1 Hoàn thiện công tác lập dự toán - c 1132119 x11 re 88
4.2.2 Hoàn thiện công tác quyết toán tài chính - 2-2 2 x+zx+zxezxezrxerxcrez 91
4.2.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quan lý tài chính tại Kho bạc Nhà
nước quận Hoàng ÌMaI - «1xx vn TT TH TH HH HH HH hệt 93
4.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý tài chính - : 100
4.2.5 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và tin học hóa công tác quản lý tài chính 104
4.2.6 Tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý sử dụng nguồn tài chính tại
Kho bạc Nhà nước quận Hoàng ÌMaI 5 2S 322133113 EEEEEErrrrrerrrrrreree 107
4.3 Một số kiến nghị ¿+ StSE+SE+EE+EE2EEEEEEEEEEEE12121121121171 111111111 1 c1 110
4.3.1 Kiến nghị với Chính phủ ¿5c 5++2+++Ex2EE£EE+2EE+SExeEEkerkesrkrrrrerrree 110
4.3.2 Kiến nghị với Bộ Tài chính - c3 3123333111115 rrrrey 111
KET LUẬN 2- 5252 SE 2E 2 2E1271271211211211 2111211211111 11 1111k 112
TÀI LIEU THAM KHẢO 2-2: 5c ©522S£2EE2EE2EEEEEESEEeEEEerkrerkesrkrrred 114
Trang 8DANH MỤC BANG
STT Bang Nội dung Trang
Kế hoạch kinh phí hoạt động và kinh phí sử dụng tại
I | Bang 3.1 53
KBNN quan Hoang Mai
Tình hình thực hiện thu kinh phí tai KBNN quận
5 |Bảng3.5 | Kinh phi phát sinh từ hoạt động nghiệp vụ 61
Cơ chế quản lý sử dụng khinh phí tại KBNN quận
9 |Bang3.9 | Phân bổ, sử dung nguồn tăng thu, tiết kiệm chi 68
10 | Bảng 3.10 | Tình hình thực hiện so với kế hoạch 70
Kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiêm tra công
11 | Bang3.11 | tác quản lýquản lý tài chính quận Hoàng Mai giai | 74
đoạn 2017-2021
il
Trang 9DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐÒ
STT | Biểu đồ Nội dung Trang
1 |Sơđồ3.I | Cơ cấu tô chức Kho bạc Nhà nước quận Hoàng Mai 45
` Quy trình lập dự toán NSNN tại KBNN quận
2 | So đô 3.2 Al
Hoang Mai
3 | Sod63.3 | Co câu tô chức Kho bạc Nhà nước quận Hoang Mai
4 | Hinh 3.1 Ban dé địa giới hành chính Quận Hoàng Mai 41
Tổng dự toán NSNN tai KBNN quận Hoàng Mai
Trang 10MO DAU
1 Tinh cấp thiết của dé tài
Ở trong mọi thời đại và mọi nền kinh tế, Ngân sách Nhà nước đóng vaitrò vô cùng quan trọng Ngân sách nhà nước (NSNN) là công cụ điều tiết vĩ
mô nền kinh tế, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ồngiá cả, kiềm chế lạm phát và góp phan giải quyết các van đề xã hội Do đó, déduy trì sự 6n định và bền vững của NSNN là mục tiêu của tat cả các quốc gia
trên thế giới.
Kho bạc Nhà nước với vai trò là cơ quan quản lý ngân quỹ của nhà
nước, thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhằm thúc đây sự phát triển lành mạnh của ngành Tài chính nói chung và Kho bạc nói riêng với mục tiêu Chiến lược
phát triển Kho bạc Nhà nước là “Xây dựng Kho bạc Nhà nước hiện đại, hoạtđộng an toàn, hiệu quả và phát triển ồn định, vững chắc trên cơ sở cải cáchthể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ may, gan với hiện dai hóa công
nghệ và phát triển nguôn nhân lực dé thực hiện tốt các chức năng: quan lÿ
quỹ ngân sách nhà nước (NSNN) và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân
quỹ và quản lý nợ Chính phú; nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả và tinh công khai, minh bach trong quản lý các nguồn lực tài chính của nhà nước Đến năm 2025, các hoạt động của Kho bạc Nhà nước được thực hiện trên nên
tang công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tw” (Kho bạc nhà nước, 2018).
Để thực hiện mục tiêu trên, Kho bac Nhà nước (KBNN) đã khôngngùng đây mạnh cải cách thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý
theo hướng hiện đại, đặc biệt quan tâm đôi mới công tác quản lý tài chính nội
bộ tại cơ quan Kho bạc Nhà nước dé thực hiện đúng mục tiêu, yêu cầu của cơ chế quản lý tài chính và biên chế của Kho bạc Nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 54/2013/QĐ-TTg ngày 19/9/2013.
Trang 11Việc thực hiện quản lý tài chính đối với hoạt động KBNN trong đó có
KBNN quận Hoàng Mai nói riêng tạo điều kiện cho đơn vị chủ động sử dụng
nguồn lực tài chính, lao động, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ Kho bạctrên địa bàn quận Hoàng Mai đảm bảo tiết kiệm, thiết thực hiệu quả Công tácquan lý tài chính của KBNN quận Hoang Mai đã tạo điều kiện cho đơn vịthực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ trong đơn vi,chủ động, sáng tạo của cán bộ công chức (CBCC); nâng cao kỹ năng quản lý;
đáp ứng yêu cầu về công khai, minh bạch trong tổ chức sắp xếp xác định lại
vị trí việc làm cho từng CBCC trong đơn vi, chi tiêu tài chính được thực hiện,
nâng cao đời sông vật chất CBCC trong đơn vị, để CBCC an tâm công tác lâu
đài trong ngành Kho bạc Trong quản lý tài chính, các hoạt động quản lý kinh phí, sử dụng kinh phí tại KBNN quận Hoàng Mai luôn được thực hiện đúng
mục đích, có hiệu quả và phù hợp thực tiễn tình hình hoạt động của đơn vị.
Kho bạc Nhà nước quận Hoàng Mai đã thực hiện phân bô hầu hết các khoản
chi tiêu đến các đơn vị trực thuộc Nội dung phân bổ, sử dụng kinh phí đã được xây dựng ty my, tính toán trên cơ sở kế hoạch sử dụng của từng đơn vị
có xem xét đến tình hình sử dụng của các năm trước và nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cho thấy bên cạnh những kết quả
đạt được, công tác quản lý tải chính tại Kho bạc Nhà nước quận Hoàng Mai
cũng bộc lộ một số hạn chế cần phải nghiên cứu khắc phục như: Công tác lập
dự toán còn chưa sát với thực tế do biến động về con người, mức lương tối
thiểu và trượt giá thị trường ; Sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được
giao đôi khi còn nhằm lẫn giữa nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồnkinh phí không thường xuyên; Thực hiện quản lý các nguồn kinh phí trong
đơn vị chưa phản ánh một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác trên báo cáo tài chính của đơn vị do trong quá trình nhập số liệu trên máy bị nhằm lẫn giữa
các nguôn kinh phí dân đên phải mat thời gian rà soát, điêu chỉnh sô liệu
Trang 12Xuất phát từ lí do đó, tác giả xin được lựa chọn đề tài “Quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước quận Hoàng Mai” Với kiến thức thực tế trong quá trình
làm việc tại Kho bạc và các tài liệu nghiên cứu được, tác giả hy vọng những ýkiến của mình sẽ góp phần hoàn thiện phần nảo công tác quản lý tài chính tạiKBNN quận Hoàng Mai nhằm đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ của KBNN
hiện nay.
2 Cau hỏi nghiên cứu
Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước quận Hoàng Mai cần có giải pháp nào dé
hoản thiện công tác quản lý tài chính của Kho bạc?
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nướcquận Hoàng Mai dé từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý taichính tại đơn vị, đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính tại các
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý tài chính tại Kho
bạc Nhà nước quận Hoàng Mai.
Trang 134.2 Pham vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: đề tài được thực hiện tại Kho bạc Nhà nước
quận Hoàng Mai
- Phạm vi về thời gian: đề tài sử dụng số liệu thu thập trong giai đoạn
2019 — 2021.
- Pham vi về nội dung: Dé tai tập trung nghiên cứu những van đề thuộccông tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước quận Hoàng Mai như Công
tác lập dự quán tài chính; Công tác chấp hành dự toán; Công tác kiểm tra
giám sát hoạt động quản lý tài chính
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm các
chương sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn
về quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước
quận Hoàng Mai
Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản ly tài chính tại Kho bạc Nhà nước quận Hoàng Mai
Trang 14CHƯƠNG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE QUAN LÝ TÀI CHÍNH CUA KHO
BẠC NHÀ NƯỚC 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý tài chính
1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xuất phát từ vai trò, mục tiêu quan trọng của công tác quản lý tài chính
mà nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vấn đề này và đã
có không ít đề tài, báo cáo, bài viết, các công trình nghiên cứu về công tác quản
ly tài chính với các góc độ, khía cạnh, phạm vi, thời gian khác nhau Tại Việt Nam, nghiên cứu quản lý tài chính công đòi hỏi phải được nghiên cứu một cáchnghiêm túc, thấu đáo, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.1.1 Các công trình nước ngoài
Theo Sungkyunkwan, 2018 Nghiên cứu: Quản lý công tác tài chính tạiAnsan, Gyeonggi, Han Quéc Luan van thac si kinh té, Truong dai hoc Quéc
gia Seoul Hàn Quốc Luận văn đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu về
quan ly tài chính Đây cũng là một trong những nền tảng cho giải pháp cụ thé,khả thi giúp cho thành phố Ansan hoàn thiện trọng công tác quản lý tài chính,
Tuy nhiên điểm hạn chế của nghiên cứu là chưa đưa ra được mô hình nghiên
cứu mà chỉ có những phân tích định tính, Chính vì vậy luận văn chưa đánh giáhết được các nhân tố ảnh hướng tới chất lượng quản lý tài chính tại Ansan,Gyeonggi, Hàn Quốc
Tohoku, 2019 Nghiên cứu: Quản lý tài chính thuộc ngân sách tạiHonshu, Chiba, Nhật Bản Luận văn thạc sĩ kinh tế Đại học Osaka Luận văn
đã tìm hiểu thực trạng triển khai quan lý thu — chi các khoản thuộc ngân sáchcủa đảo Honshu, Chiba, Nhật Bản từ đó phân tích, đánh giá, nghiên cứu
những nhân tổ tác động đến chính sách thu — chi ngân sách, phân tích những
triên vọng, đưa ra một sô giải pháp góp phân sử dụng hiệu quả nguôn ngân
Trang 15sách, Tuy nhiên phạm vi thực hiện nghiên cứu này chỉ thực hiện tại Honshu,
Chiba, Nhật Bản, hơn nữa công trình chưa đi phân tích sâu vào khía cạnh dựtoán các nguôồn thu mà chỉ tập trung phân tích quán trình thực hiện các nguồnchi, đây là khoảng trống khá lớn mà tác giả chưa làm được
Theo Petch Osathanugrah, 2018 Nghiên cứu: Giải pháp quản lý tàichính từ ngân sách tại Thành phố Bueng Kan, Thái Lan (KTB) Luận văn thạc
sĩ Đại học bangkok Thái Lan, Luận văn đã đưa ra các cơ sở lý luận vệ quản lý tài chính thuộc ngân sách nhà nước, từ đó so sánh, phân tích với những chính
sách tài chính của Thành phố Bueng Kan, Thái Lan (KTB) dé thấy được những điểm mạnh và điểm yếu, sau đó đưa ra những giải pháp phù hợp để
phát triển
1.1.1.2 Các công trình trong nước
Tuy nhiên tình trạng dàn trải trong quản lý tài chính chưa được khắcphục, bao cấp chưa được xóa bỏ triệt dé, hiệu quả vốn NSNN còn thấp, thấtthoát, lãng phí trong quản lý và sử dụng vốn đặc biệt là trong đầu tư xây dựng
cơ bản còn xảy ra, kiểm soát tài chính đã thu hút được sự quan tâm nghiên
cứu của giới khoa học cũng như các nhà quản lý kinh tế Các công trình tiêu biểu và được các cấp nghiên cứu có thé ké đến là:
Nguyễn Thị Thanh Hoa (2015), nghiên cứu “Giải pháp hoàn thiện
công tác quản lý tài chính tại Tổng cục dự trữ nhà nước” Tác giả đã hệ
thống những vấn đề lý luận cơ bản quản lý tài chính nhà nước, phân tích thựctrạng công tác quản lý tài chính tại Tổng cục dự trữ nhà nước, nêu lên nhữnghạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tàichính tại đơn vỊ.
Phạm Thị Hồng Liên (2016), “Giải pháp hoàn thiện quản lý công tác tài chính ở Cục Hậu cần - Bộ Ti ổng Tham mưu ” Tacigiaida tìm ra các han
chê và đê xuât được nhóm các giải pháp nhăm nâng cao công tác quản lý tài
Trang 16chính tại đơn vi đó là: Céngitac lập dự toán; Chấp hanhidy toán; Quyết toán;
Kiểm tra giám sát tài chính
Nguyễn Thị Hằng (2017), “Tăng cường quản lý ngân sách nhà nướcqua Kho bạc nhà nước tinh Hoa Bình”, luận văn thạc sỹ Học viện Nôngnghiệp Việt Nam Luận văn đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản quản lýngân sách xã qua Kho bạc nhà nước, phân tích thực trạng công tác quản lýngân sách xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, nêu lên những hạn chế, nguyên nhân
và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách.
Phạm Quang Tuan (2018), nghiên cứu “Quản lý tài chính tại lữ đoàn
164 quân đoàn 2” Tác giả đã phân tích trạng quản lý tài chính tại đơn vị và
từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại lữ đoàn
164 - quân đoàn 2: Phương hướng nhiệm vụ của đơn vi; Hoàn thiện tô chức
bộ máy quản lý tài chính; Tăng cường kiểm soát chi, kiểm tra, giám sát, thanhtra tài chính; Hoàn thiện quản lý chu trình ngân sách.
Mai Thị Huệ (2019), “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc
nhà nước tỉnh Quảng Bình”, luận văn thạc sỹ Đại học Kinh tế - Đại học Huế Luận văn tổng hợp và làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về quản lý NSNN cấp tỉnh Khảo sát, phân tích và làm rõ thực trạng thực trạng quản lý NSNN của tỉnh Quảng Bình Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác
quản lý NSNN tỉnh Quảng Bình giúp các nhà quản lý hoạch định chính sách phùhợp hơn với thực tế trong việc quản lý NSNN tại tỉnh Quảng Bình, đảm bảo tăngtrưởng và phát triển kinh tế bền vững của địa phương
Nguyễn Thị Huệ (2016) nghiên cứu “Quản lý tài chính nội bộ của hệ
thống Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Giang” Tác giả đã chỉ ra những hạn chế trong công tác quản lý tài chính nội bộ của hệ thông KBBG là: Quyền tự chủ
ở đơn vi va vai trò thủ trưởng đơn vi còn chưa rõ nét; lập, phan bổ dự toán hàng năm chưa sát với thực tế; Chấp hành và quyết toán kinh phí còn chậm;
Trang 17năng lực cán bộ làm công tác quản lý tài chính nộ bộ còn hạn chế; khai thácứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài chính chưa hiệu quả.
Dé tăng cường quản lý tài chính nội bộ của hệ thống KBNN tỉnh Bắc Giangcần áp dụng những giải pháp sau: (i) Đổi mới quy trình lập dự toán và quyếttoán tài chính nội bộ, (ii)Xây dựng, ban hành tiêu chí đánh giá kết quả thựchiện nhiệm vụ, (iii) Nâng cao ý thức tự chủ tài chính và kiện toàn tô chức bộ
máy, (iv)Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tài chính nội bộ,
(v)Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính nội bộ.
Bên cạnh đó tác giả Nguyễn Ngọc Đức (2008) nghiên cứu “Giải pháp
hoản thiện công tác quản lý tài chính nội bộ theo cơ chế tự chủ, tự chịu tráchnhiệm tại Kho bạc Nhà nước đến năm 2020”, tác giả cho răng việc quản lý tàichính không có hiệu quả là nguyên nhân lớn dẫn đến sự thất bại của bất kỳđơn vị nao, không ké đơn vi đó là nhỏ hay có quy mô lớn Tác giả Dương
Đăng Chính (2009) cũng cho rằng quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, giám sát về các quyết định thu — chi.
Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoa, 2005 “Giáo trình quản lý tài
chính công” cho rằng hệ thống kiểm tra, kiểm soát trong đơn vị như: thanhtra, kiểm tra tài chính đặc biệt là hệ thống kiểm toán nội bộ bao gồm: môitrường kiểm toán, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm toán và các loại kiểmtoán Hệ thống kiểm toán nội bộ tốt, phát huy được hiệu quả có vai trò rấtquan trọng đến hoạt động quan lý tài chính của don vi, thé hiện ở một số khíacạnh: Hệ thống kiểm toán nội bộ giám sát và đảm bảo tin cậy số liệu của kếtoán giúp cho các nhà quản lý có được thông tin chính xác trong việc đưa racác quyết định về điều chỉnh, quản lý và quản trị của đơn vị mình Hệ thống
kiểm toán nội bộ giúp phát hiện kịp thời những rắc rối trong hoạt động quản
Trang 18lý tài chính của đơn vị để giúp cho các thủ trưởng đơn vị có được các xử lýthích hợp Hệ thống kiểm toán nội bộ ngăn chặn các sai phạm có khả năngxảy ra trong công tác quản lý tài chính làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt độngcủa cơ quan, don vi.
1.1.2 Kết quả các công trình nghiên cứu và khoảng trắng cần nghiên cứu
Ở những công trình này, các tác giả đã nêu những lý luận cơ bản nhất
về quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, đánh giá thực trạng quản lý quản
lý tài chính trong thời gian qua và một số giải pháp nhằm nâng cao công tác
quản lý nhà nước đối với tài chính cụ thể Nhìn chung các tác giả đều cho
thấy dé có một cơ chế quản lý tài chínhiđúng đắn, phù hợp với đặc thù của
đơn vị cần tiễn hành các hoạt động bảo đảm, quản lý tài chính theo đúng mụctiêu, yêu cầu nhiệm vụ Do đóicần xây dựng phương hướng nhiệm vụ của đơn
vị, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tài chính; chú trọng công tác lập dự
toán, quyết toán, tăng cường kiểm soát chi, kiểm tra giám sát; thanh tra tài
chính; hoàn thiện quản lý ngân sách
Mặc dù, các công trình nghiên cứu này có giá trị rất to lớn cả về lý luận
và thực tiễn, tuy nhiên, trong bối cảnh tái câu trúc đầu tư công là một trong
những nội dung trọng tâm của tái cau trúc nền kinh tế Việt Nam, nhiều van đềliên quan đến tài chính của Kho bạc cần tiếp tục được nghiên cứu Tại Khobạc Nhà nước quận Hoàng Mai, những năm gần đây cũng chưa có luận vănnao nghiên cứu dé đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý tai chính trong thờigian tới Từ các nhận xét trên, tác giả cho rằng việc nghiên cứu đề tài “Hoànthiện công tác quản ly tài chính tai Kho bạc Nhà nước quận Hoàng Mai” làcần thiết nhằm chỉ rainhững vấn đề hạn chế trong quá trình quản lý tài chínhcủa đơn vị và đề xuất những giải pháp khắc phục các hạn chế đồng thời hoànthiện công tác quan lý tai chính các đơn vi.
Trang 191.2 Cơ sở lý luận về quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước
1.2.1 Quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước
1.2.1.1 Tai chính cua Kho bạc nhà nước
Tài chính được thể hiện là sự vận động của các dòng vốn gan VỚI su tao
lập và sử dung những quỹ tiền tệ của các chủ thé khác nhau trong xã hội trong
đó phản ánh các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thé
Tài chính của Kho bạc Nhà nước được hiểu là các hoạt động thu và chibăng tiền của KBNN dé đảm bảo hoạt động thường xuyên của KBNN, đồngthời thực hiện các nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó (Lâm Hồng Cường, 2013)
Nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động hàng năm của KBNN gồm:
* Nguồn ngân sách nhà nước gồm:
- Kinh phí ngân sách nhà nước giao bảo đảm một lần tiền lương, tiền
công, phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo chế độ Nhà nước quy định
(bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (nếu có), kinh phí công
đoàn) trên cơ sở chỉ tiêu biên chế và lao động hợp đồng theo quy định của
pháp luật được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.
- Kinh phí NSNN giao thực hiện các nhiệm vụ cu thé theo quy dinh cuapháp luật gồm:
+ Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án
theo quy định của Nhà nước.
+ Kinh phí thực hiện nhiệm vụ phát hành, thanh toán công trái, trái
phiếu, tín phiếu
+ Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định.+ Các nguồn vay nợ, viện trợ và nguồn kinh phí khác được cơ quan cóthâm quyên giao
* Nguôn thu từ hoạt động nghiệp vụ của KBNN theo quy định của Nhanước, gôm:
10
Trang 20- Thu phát sinh trong hoạt động thanh toán, chuyền tiền; hoạt động bảo
quản, kiểm định, cất trữ vàng bạc đá quý, ngoại tệ, các chứng chỉ có giá;
- Chênh lệch thu từ lãi, phí tiền gửi với các khoản phí phải thanh toántại Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại;
- Thu từ nghiệp vụ ứng vốn theo quy định của Bộ Tài chính;
- Chênh lệch thu chi từ bán ấn chỉ cho khách hang, các khoản phí dịch
vụ thu hộ tiền điện, tiền nước, điện thoại;
- Các nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật
* Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, hoạt động dịch vụ của KBNN
* Quỹ phát triển hoạt động ngành.
* Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vu chi của ngân sách địa phương như sau:
(1) Chi đầu tư phát trién:
a) Đầu tư xây dựng cơ bản cho các chương trình, dự án do địa phương quản lý
theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật; đầu tư vốn nhà nước vào
doanh nghiệp do địa phương quản lý theo quy định của pháp luật;
c) Các khoản chi dau tư phát triển khác theo quy định của pháp luật
(2) Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấptrong các lĩnh vực:
a) Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;
b) Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
c) Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao cho địa phương
quản lý;
d) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
11
Trang 21đ) Sự nghiệp văn hóa thông tin;
e) Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;
ø) Sự nghiệp thé dục thé thao;
h) Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
i) Các hoạt động kinh tế: Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủysản; giao thông; tài nguyên; quy hoạch; thương mại, du lịch; hoạt động kiếnthiết thị chính; các hoạt động kinh tế khác;
k) Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt
Nam; Ủy ban Mặt trận tô quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội
Nông dân Việt Nam ở địa phương;
1) Hỗ trợ hoạt động cho các tô chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xãhội, tô chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật;
m) Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hộitheo quy định của pháp luật;
n) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
(3) Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản tiền do chính quyền cấp tỉnh vay.
(4) Chi bồ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương
(5) Chi chuyền nguồn sang năm sau của ngân sách địa phương
(6) Chi bổ sung cân đối ngân sách,bổ sungcó mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.
1.2.1.2 Một số khái niệm về quản lý tài chính
Thuật ngữ “Quản lý” thường được hiểu đó là quá trình mà chủ thé quản
lý sử dụng các công cụ quản lý và phương pháp quản lý thích hợp nhằm điều khiến đối tượng quản lý hoạt động và phát triển nhằm đạt đến những mục tiêu
đã định (Nguyễn Ngọc Đức, 2008)
12
Trang 22Theo tác giả Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan (2005) cho răng:
“Quản ly và sự tác động có hướng đích của chủ thé quan lý đến một hệ thống
nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên lýphá vỡ hệ thống cũ dé tao lập hệ thống mới và điều khiến hệ thong”
Theo Dương Đăng Chính (2009), Quản lý tài chính trước hết là quản lýcác nguồn tài chính, quản lý các quỹ tiền tệ, quản lý việc phân phối các nguồntài chính, quản lý việc tạo lập, phân bé và sử dụng các quỹ tiền tệ một cách
chặt chẽ, hợp lý và có hiệu quả theo các mục đích đã định Đồng thời, quản lý tài chính thông qua các hoạt động ké trên dé tác động có hiệu quả nhất tới việc xử lý các mối quan hệ kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính, trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các
chủ thể trong xã hội
Từ các định nghĩa của các tác giả nêu trên có thê thấy răng quản lý bao
hàm các nội dung sau:
+ Quản lý là yêu cầu tất yêu dé đảm bao sự hoạt động bình thường của
mọi quá trình và hệ thống kinh tế xã hội, văn hóa, chính trị có sự tham gia tu giác của nhiều người Thực chat của quan ly là thiết lập và thực hiện hệ thống
các phương pháp và biện pháp khác nhau của chủ thể quản lý để tác động một
cách có ý thức tới đồi tượng quản lý nhằm đạt tới kết quả nhất định.
+ Quản lý được sử dụng khi nói tới các hoạt động và các nhiệm vụ mànhà quản lý phải thực hiện thường xuyên từ việc lập kế hoạch đến quá trìnhthực hiện kế hoạch đồng thời tổ chức kiểm tra Ngoài ra nó còn hàm ý cả mụctiêu, kết quả và hiệu năng của tổ chức
Như vậy, quản lý tài chính là một bộ phận, một khâu cua quản lý kinh
tế - xã hội và là khâu quản lý mang tính tổng hợp Quản lý tài chính được coi
là hợp lý, có hiệu quả nếu nó tạo ra được một cơ chế quản lý tài chính thích hợp, có tác động tích ực tới các quá trình kinh tế xã hội theo các phương
13
Trang 23hướng phát triển đã được hoạch định Quản ly tài chính của KBNN là quatrình áp dụng các công cụ và phương pháp quản lý nhằm tạo lập và sử dụngcác quỹ tải chính của KBNN dé đạt được những mục tiêu đã định.
Dé có thé quản lý tài chính được tốt, kho bac nhà nước đã và đang sửdụng nhiều phương pháp cũng như nhiều công cụ hỗ trợ quản lý khác nhau
nhưng vấn hướng đến mục đích chung là tính hiệu quả trong hoạt động tài chính nhằm đạt những mục tiêu đã hoạch định.
1.2.1.3 Đặc điểm của quản lý tài chính của KBNN
Các cơ quan HCNN nói chung, KBNN nói riêng trong cùng một ngành
theo một hệ thong doc duoc thong nhất tổ chức thành các đơn vị dự toán các
cấp: Đơn vị dự toán cấp I, Don vi dự toán cap II, Don vi du toan cap II.
Đặc điểm hoạt động của cơ quan KBNN sẽ ảnh hưởng đến hoạt độngcủa công tác quản lý tài chính của Nhà nước Hoạt động của cơ quan KBNN
vừa mang tính chất đơn vị hành chính sự nghiệp, vừa mang tính chất hoạt
động như một ngân hàng.
Thứ nhất, KBNN là một đơn vị HCSN Vì vậy, quản lý tài chính nội bộ KBNN có đặc điểm chung của công tác quản lý tài chính áp dụng đối với các đơn vị HCSN, đó là: Chi phí hoạt động dé thực hiện nhiệm vụ chính trị được
giao trang trải bằng nguồn kinh phí từ NSNN theo nguyên tắc không hoàn lại
Từ đó, công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán và quyết toán phải
tuân thủ luật pháp; việc sử dụng kinh phí phải đúng mục đích, trong phạm vi
dự toán được duyệt; tuân thủ định mức, tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.Thực hiện chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Thông tư
số 107/2017/TT- BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Thứ hai, quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước dựa trên những mục tiêu, yêu câu sau:
14
Trang 24- Thực hiện tốt chức năng: Quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính và các
quỹ khác của Nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; Tổng kế
toán Nhà nước; huy động vốn cho NSNN và quản lý tài sản quốc gia quý hiếm
- Day mạnh cải cách thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý
theo hướng hiện đại, hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ, tăng
cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý cácnguôn lực tài chính của Nhà nước
- Đổi mới cơ chế quan lý tài chính và biên chế với hoạt động KBNN;
thúc đây việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh, có trình độ chuyên môn cao; trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm
cho thủ trưởng đơn vị trong tổ chức công việc, sử dụng lao động va sử dụngcác nguồn lực tài chính
- Chủ động trong sử dụng nguôồn kinh phí được giao, thực hành tiếtkiệm chống lãng phí; tập trung nguồn lực thực hiện chiến lược phát triểnKBNN; bảo đảm xây dựng kho tang, trụ sở giao dịch an toàn, hiện đại; bao
đảm hệ thống công nghệ thông tin, trang bị kỹ thuật hiện đại để nâng cao hiệu lực, hiệu quả và hiện đại hóa công nghệ quản lý nhằm thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ nhà nước giao, đủ điều kiện hội nhập quốc tế; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và từng bước bồ sung thu nhập cho công chức, viên chức.
- Thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật, bảo đảmquyên lợi hợp pháp của cán bộ, công chức KBNN
1.2.1.4 Mục tiêu quản lý tài chính cua Kho bac Nhà nước
Quản lý tài chính của Kho bạc nhà nước là quá trình cơ quan quản lý
vận dụng các quy luật khách quan sử dụng hệ thống các phương pháp, công
cụ quản lý tác động đến các hoạt động thu, chi tai chính của KBNN phục vụ tốt nhất việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ thúc đây phát triển kinh tế xã hội Mục tiêu thực hiện quản lý tài chính KBNN được thể hiện như sau:
15
Trang 25Mục tiêu tổng quát: giảm thiêu sự lãng phí trong sử dụng NSNN góp phan thúc đây kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững và ôn định.
Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu của quản lý tài chính KBNN là nhằm đảmbảo các nguồn lực tài chính quốc gia được huy động va phân phối sử dụng
một cách hiệu quả nhất, đồng thời, đảm bảo tính chủ động, sáng tạo trong
hoạt động khai thác, sử dụng KBNN, sự hai hòa về quyền lực trong quản lykinh tế - xã hội và quản lý ngân sách của các cấp chính quyên
Thực hiện quan lý tài chính KBNN nhằm chuyên giao hội nhập các
nguồn lực tài chính, công nghệ, kỹ thuật và nguồn nhân lực các quốc gia trên thế giới, thiết lập thể chế hành lang pháp lý Ngoài ra, quản lý tài chính KBNN còn nhàm tạo ra động lực thúc đây sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
tài chính quốc gia, góp phần điều tiết các hoạt động kinh tế, xã hội
Như vậy, quản ly tài chính giúp cho KBNN chủ động trong việc tạonguôn thu, chỉ tiêu trong đơn vị, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí trong việc
sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính; nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, tạo động
lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
1.2.1.5 Nguyên tắc quản lý tai chính tại Kho bạc Nhà nước
Dé phát huy vai trò, chức năng của quan lý tài chính KBNN trong đờisống kinh tế — xã hội, thì công tác quan lýc an tuân thủ nghiêm ngặt theo các
nguyên tắc sau:
Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ: Nguyên tắc này đòi hỏi trong
quản lý tài chính KBNN, một mặt, bảo đảm sự thống nhất ý chí và lợi ích quahuy động va phân bổ, sử dụng tài chính nhằm quản lý hiệu quả quỹ NSNN
Mặt khác, đảm bảo phát huy tính chủ động và sáng tạo của KBNN các cấp trong đảm bảo giải quyết các van dé cụ thé, trong những hoàn cảnh và cơ sở
cụ thể Nguyên tắc này được quán triệt thông qua sự phân công và phối hợp
16
Trang 26chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong phân cấp quản lý tài chính KBNN ở
tất cả các nội dung quản lý
Nguyên tắc công khai minh bạch: Công khai là dé mọi người đều được
biết, Minh bạch là làm cho mọi việc trở nên rõ ràng, dễ hiểu Quản lý tàichính KBNN phải công khai minh bạch xuất phát từ đòi hỏi chính đáng củatình hình kinh tế xã hội Quy tắc chung về tính minh bạch gồm các nội dung
chủ yếu là:
+ Quản lý thu chỉ NSNN tại KBNN phải đảm bảo tính toàn diện Điềunày có nghĩa là các hoạt động thu, chi trong và ngoài KBNN đều được phảnánh vào tai liệu trình cấp có thầm quyền xem xét quyết định
+ Đảm bảo tính khách quan độc lập: KBNN các cấp phải công khai dự
toán và quyết toán thu chi NSNN qua kho bạc hang năm Nội dung công khai theo các biểu mẫu quy định, thời gian công khai được quy định rõ đối với
từng cấp ngân sách
Nguyên tắc đảm bảo trách nhiệm: KBNN phải đảm bảo trách nhiệm
trước nhân dân về toàn bộ quá trình quản lý tài chính quỹ NSNN Chịu tráchnhiệm hữu hiệu bao gồm khả năng điều trần và gánh chịu hậu quả
Nguyên tắc đảm bảo cân đối tài chính: Cân đối tài chính tại KBNN
ngoài sự cân bằng về thu, chi còn là sự hài hoà hợp lý trong cơ cấu thu, chi
giữa các khoản thu, chỉ; các lĩnh vực, các ngành; các cấp chính quyền Đảm
bảo cân đối tài chính trong quản lý tại KBNN là một đòi hỏi khách quan xuấtphat từ mục tiêu ồn định, hiệu quả và công bằng Vi vậy tính toán nhu cau chisát với khả năng thu trong khi lập ngân sách tại KBNN là rất quan trọng Các
khoản chi chỉ được phép thực hiện khi đã có đủ các nguồn bù đắp.
1.2.2 Nội dung quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước
Quản ly tai chính của Khoa bạc nhà nước cấp quận, tác giả phân tích
theo quy trình quản lý là quá trình lập dự toán, phân bổ, giao dự toán, hạchtoán và quyết toán kinh phí
17
Trang 271.2.2.1 Lập dự toản
Lập dự toán là quá trình phân tích, đánh giá, tổng hợp, lập dự toánnhằm xác lập các chi tiêu thu chi của cơ quan, đơn vi dự kiến có thé đạt đượctrong năm kế hoạch, đồng thời xác lập các biện pháp chủ yếu về kinh tế - tàichính đề đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đã đề ra Đây là khâu mở đầu quan
trọng mang ý nghĩa quyết định đến toàn bộ quá trình quản lý tài chính trong tổ
chức và có ý nghĩa vô cùng quan trọng, như là:
- Thông qua việc lập dự toán để đánh giá khả năng và nhu cầu về tài chính của Kho bạc, từ đó phát huy tính hiệu quả cũng như hạn chế những khó
khăn trong quá trình sử dụng tài chính của Kho bạc.
- Theo nguyên tắc quản ly tài chính, chi phải dựa theo thu mà thu và chicủa kho bạc không phải là luôn thống nhất với nhau về mặt thời gian, có
những thời điểm cần phải chi nhưng chưa được thu và ngược lại Vì vậy, luôn phải có kế hoạch thu và chi dé các bộ phận quan lý có thé kiểm soát điều hành
đơn vi.
- Dự toán là cơ sở dé tô chức thực hiện Việc lập dự toán là hoạt động
tiền khả thi của quá trình thực hiện dự toán Do vật, lập dự toán có vai trò vô
cùng quan trọng trong hoạt động của một đơn vị, đây là cơ sở dẫn dắt quá
trình thực hiện dự toán của đơn vi sau này Việc lập dự toán cũng là chỉ tiêu
dé đánh giá hiệu quả chất lượng công việc thực hiện dự toán của Kho bạc.
Hàng năm, căn cứ vào văn bản hướng dẫn lập dự toán của Bộ Tài chính
và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên, căn cứ vào tình hình thực hiệnnhiệm vụ của năm trước và ước cho năm kế hoạch, đơn vị thực hiện chế độ tựchủ lập dự toán ngân sách theo đúng quy định; gửi cơ quan chủ quản cấp trênhoặc cơ quan tài chính cùng cấp Cơ quan chủ quản cấp trên tổng hợp gửi cơquan tài chính cùng câp.
18
Trang 28Các bước lập dự toán được tiễn hành theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Thông báo số kiểm tra.
Hàng năm, để lập dự toán trong các cơ quan Nhà nước, cần đòi hỏi phải
có công tác hướng dẫn lập dự toán của cơ quan tài chính cấp trên và thôngbáo số kiểm tra dự toán
Bước 2: Lập dự toán.
Dựa vào số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự toán kinh phí (dự toán thu và dự toán chi), các đơn vi dự toán cơ sở tiễn hành lập dự toán kinh phí của mình dé gửi đơn vi dự toán cấp trên hoặc cơ quan Tài chính.
Bước 3: Hoàn chỉnh dự toán và trình cấp trên
Căn cứ vào dự toán đã được sự chấp thuận của cơ quan hành chính nhànước cấp trên; cơ quan Tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp
sẽ đề nghị cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên chính thức phân bổ và giao
dự toán chi thường xuyên cho mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi đơn vi.
1.2.2.2 Tổ chức thực hiện dự toán
(1) Phan bồ kinh phí hoạt động của Kho bạc Nhà nước
- Căn cứ vào dự toán ngân sách được cấp có thâm quyền giao, cơ quan chủ quản (đơn vị dự toán cấp I) phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước
cho các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ chỉ tiết theo hai phần: Phần dự toán
NSNN giao thực hiện chế độ tự chủ và phần dự toán NSNN giao nhưngkhông thực hiện chế độ tự chủ
Đối với cơ quan không có đơn vi dự toán trực thuộc, căn cứ vào dựtoán ngân sách được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ phân bổ dự toán
được giao theo hai phần: Phần dự toán giao thực hiện chế độ tự chủ và phần
dự toán giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ gửi cơ quan tài chính cùng
cấp dé thâm tra theo quy định.
19
Trang 29Đối với phần kinh phí tự chủ phân bồ và ghi rõ kinh phí thực hiện từng
hoạt động nghiệp vụ đặc thù; kinh phí mua sắm, sửa chữa thường xuyên theo
dự toán, số lượng, khối lượng được duyệt.
Đối với phần kinh phí giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ phân
bồ rõ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ (mua sắm, sửa chữa lớn, chi hoạt độngnghiệp vụ đặc thù và các nhiệm vụ không thực hiện chế độ tự chủ khác theo
tự chủ, nguồn kinh phí giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ
(2) Quản lý nguon kinh phí hoạt động cua Kho bac Nhà nướcQuản lý nguồn kinh phí hoạt động của KBNN là quá trình áp dụng các
công cụ và phương pháp quản lý đối với nguồn thu của KBNN đảm bao thu đúng, thu đủ các nguồn kinh phí hoạt động được cấp của KBNN trong năm Nguồn kinh phí hoạt động của KBNN bao gồm: Kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp; Các khoản phí, lệ phí được giữ lại theo chế độ quy định; Và các
khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Hàng năm, KBNN xácđịnh nguồn kinh phí hoạt động như sau:
- Kinh phí NSNN cấp: Hàng năm, KBNN giao dự toán và cấp kinh phí
cho các đơn vị thuộc KBNN để đảm bảo kinh phí hoạt động thực hiện các
nhiệm vụ được giao Mức kinh phí NSNN cấp cho các đơn vi trực thuộc được
xác định trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được cấp có thâm quyền giao, kế cả biên chế dự bị (nếu có), định mức phân bổ dự toán chi NSNN tính trên biên chế, các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù theo chế độ quy định và tình hình thực hiện dự toán năm trước Chậm nhất 10 ngảy sau khi nhận được quyết
20
Trang 30định cấp kinh phí, giao dự toán của Bộ Tài chính, KBNN giao toàn bộ kinh
phí theo dự toán chỉ tiền lương, tiền công, phụ cấp lương và các khoản đóng
góp theo chế độ Nhà nước quy định cho các đơn vị Căn cứ và mức kinh phí
và dự toán được giao, các đơn vi thực hiện chi tiêu theo quy định.
- Phần kinh phí thu phát sinh trong quá trình hoạt động nghiệp vụ củaKBNN được dé lại dé trang trải: Hàng năm, KBNN sẽ thực hiện các hoạt độngnghiệp vụ như thanh toán, ứng vốn, tiền tệ các khoản phí và lệ phí thu được từ
các nghiệp vụ hoạt động sẽ được trích lai | phần dé dam bảo hoạt động Giá tri trích lại căn cứ vào các văn bản đo cơ quan có thâm quyền quy định (trừ số phí,
lệ phí được để lại để mua sắm tài sản cố định và các quy định khác);
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật: Các khoản thu nàybao gồm: Phát hành, thanh toán công trái, trái phiếu; thực hiện tinh giản biênchế; thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước, Bộ Tàichính và thực hiện các chương trình, dự án khác theo kế hoạch của Chính
phủ Các đơn vị thuộc KBNN có trách nhiệm lập dự toán, quản lý sử dụng,
hạch toán và báo cáo quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành của Nhà
nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, KBNN
(3) Quản lý sử dụng kinh phí của Kho bạc Nhà nước
- Quản lý chỉ thường xuyên, bao gồm:
+ Chi thanh toán cá nhân: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, cáckhoản đóng góp theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thấtnghiệp (nếu có), kinh phí công đoàn); tiền khen thưởng thành tích theo danhhiệu thi đua và các khoản thanh toán khác cho cá nhân.
+ Chi quản lý hành chính: Chi thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn
phòng: thông tin tuyên truyền, liên lạc; hội nghị; chi công tác phí; chi thuê mướn; sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên tài sản cố định và các
khoản chi hành chính khác.
21
Trang 31+ Chi hoạt động nghiệp vụ: Mua sắm vật tư, hàng hóa dùng cho chuyên
môn, nghiệp vu; thiết bị an toàn kho quỹ, thiết bị kiểm đếm; ấn chỉ các loại;
trang phục, bảo hộ lao động; các khoản nghiệp vụ kiểm đếm, đảo kho, điều
chuyên, bảo vệ an toàn kho, tiền, vàng bạc, đá quý, ngoại tệ và các chứng chỉ
có giá; bảo quản, lưu trữ tài liệu, chứng từ; các khoản nghiệp vụ khác.
+ Chi phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ
+ Chi đoàn đi công tác nước ngoài; chi đón, tiếp khách nước ngoài vào
làm việc tại Việt Nam; chỉ tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam.
+ Chi bảo đảm hoạt động của tổ chức đảng theo quyết định của Ban Bí thu Trung ương Dang; chi chế độ đối với cán bộ tự vệ; chi đảm bảo hoạt động
của các đoàn thể theo quy định của pháp luật hiện hành
+ Chi mua bảo hiểm phương tiện, tài sản, kho tàng theo quy định củapháp luật.
- Các khoản chi có tinh chất thường xuyên khác
+ Chi dau tư phát triển, hiện đại hóa KBNN:
- Chi đầu tư xây dựng mới, sửa chữa lớn, cải tạo, mở rộng kho tàng, trụ
sở làm việc, địa điểm giao dịch và các cơ sở vật chất khác của KBNN.
- Mua sắm các trang thiết bị chuyên dùng: sửa chữa, mua sắm tài sản
phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
- Chi duy trì và phát triển, hiện đại hóa công nghệ thông tin
- Chi nghiên cứu khoa học, dao tạo, bồi dưỡng nghiệp vu cho cán bộ,
công chức, viên chức theo chương trình, kế hoạch của cơ quan KBNN;
- Chi bù đắp thiệt hại về tiền, tài sản trong các trường hợp bất khảkháng như thiên tai, hỏa hoạn, rủi ro theo quy định của pháp luật;
- Chi thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án ứng dụng công
nghệ thông tin, mua sắm trang thiết bị, đầu tư xây dựng, tăng cường cơ sở vậtchât, đào tạo bôi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các nội dung khác
22
Trang 32theo nhiệm vụ chung của toàn ngành tai chính, trong đó có phục vụ nhiệm vụchuyên môn của hệ thống KBNN.
Chỉ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được cấp có thẩm quyên giao theo
quy định của pháp luật, bao gom:
- Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự
án theo quy định của Nhà nước.
- Chi thực hiện phát hành, thanh toán công trái, trái phiếu, tín phiếu
- Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định
- Chi từ các nguồn vay nợ, viện trợ va nguồn kinh phí khác được cơ
quan có thâm quyền giao
(4) Quản lý, sử dụng nguôn tăng thu, tiết kiệm chỉ
- Xác định nguon kinh phí tăng thu và tiết kiệm chỉ
+ Kinh phí tăng thu được xác định là số chênh lệch giữa kết quả thu củaKBNN (hoạt động nghiệp vụ, hoạt động sự nghiệp, hoạt động dịch vụ) so với
dự toán được cấp có thâm quyền giao.
+ Kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên được trình bày bên trên (trừ cácnội dung chi: chi đoàn đi công tác nước ngoài; chi hỗ trợ công tác điều động,
luân chuyên, biệt phái các bộ trong hệ thống KBNN; chi mua bảo hiểm
phương tiện, tài sản, kho tang) được xác định trên cơ sở dự toán chi thường
xuyên được sử dụng trong năm (gồm cả kinh phí triển khai các nhiệm vụ chưa
hoàn thành năm trước được chuyền sang) trừ đi kinh phí thanh toán theo thực
tế cho những công việc đã hoàn thành và dự toán kinh phí triển khai cácnhiệm vụ chưa hoàn thành chuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện
- Kinh phí tiết kiệm được và các khoản thu phát sinh được phép giữ lại
tại don vị được sứ dụng cho các nội dung sau:
Dinh kỳ 3 tháng và cuối năm, sau khi xác định khoản kinh phí tiết kiệm
trong hoạt động thường xuyên và các khoản thu phát sinh được phép giữ lại,
các đơn vi thuộc KBNN được chu động phân phối, sử dụng như sau:
23
Trang 33+Bồ sung thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động bình quân
toàn đơn vị tối đa 0.2 lần mức lương đối với công chức, viên chức do Nhànước quy định.
+ Trích Quỹ khen thưởng, phúc lợi với mức trích tối đa 5% tính trên 03tháng tiền lương, tiền công và thu nhập thực tế thực hiện trong năm của toàn
đơn vi dé chi một số nội dung khen thưởng, phúc lợi sau:
Chi khen thưởng: Thưởng thường xuyên (thưởng công tác 6 tháng đầunăm và cả năm) và thưởng đột xuất
Chi phúc lợi: Chi hỗ trợ cho công chức vào các dip lễ, tết như: TếtDương lịch, Tết Âm lịch, Ngày kỷ niệm thành lập ngành, Ngày Giỗ Tổ HùngVương, Ngày đất nước thống nhất và Quốc tế Lao động, Ngày truyền thốngKBNN, Ngày Quốc khánh Chi động viên nữ công chức nhân ngày Quốc tế
phụ nữ 8/3, Phụ nữ Việt Nam 20/10 Chi nghỉ mát, trợ cấp khó khăn thường
xuyên, đột xuất Chi khám sức khỏe định kỳ cho công chức, viên chức Chi
đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm, sửa chữa tài sản mang tính phúc
lợi tập thể Chi phúc lợi khác
+ Trích tối thiểu 25% lập Quỹ Phát triển hoạt động ngành
(5) Quyết toán tài chính
Các đơn vị thuộc hệ thôốngKBNN có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy
định của Luật NSNN, Mục lục NSNN, Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp
kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của của Bộ Tài chính và
các văn bản hướng dẫn hiện hành của Nhà nước, Bộ Tài chính và KBNN
Yêu cầu đối với báo cáo quyết toán:
Số liệu trên báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, khách quan
phải được tổng hợp từ các số liệu của sô kế toán
Hệ thống chỉ tiêu báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán phải phù hợp và
thống nhất vi chỉ tiêu dự toán năm tài chính và Mục lục NSNN, đảm bảo có thé
so sánh được giữa sô thực hiện với sô dự toán và giữa các kỳ kê toán với nhau.
24
Trang 34Số liệu trên sô sách kế toán của đơn vị phải dam bảo cân đối khớp đúng với chứng từ thu, chi ngân sách của đơn vị và số liệu của cơ quan tài chính,
Kho bạc nhà nước về tổng số và chỉ tiết Báo cáo quyết toán ngân sách phảilập đúng theo mẫu biểu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định,phải lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời hạn và đầy đủ báo cáo tới từng nơi nhận
báo cáo.
Phương pháp tông hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo quyết
toán phải được thực hiện thống nhất ở các đơn vị hành chính sự nghiệp, tạo điều kiện cho việc tổng hợp, phân tích, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện
dự toán ngân sách Nhà nước của cấp trên và các cơ quan quản lý nhà nước.
1.2.2.3 Kiểm tra, giảm sát quản lý tài chính
Đề đảm bảo các qui định về các mục thu chỉ ngân sách, cần tiến hànhviệc kiểm tra quy trình quản lý tài chính:
- Kiểm tra việc lập dự toán ngân sách:
+ Các cơ quan kiểm tra cần kiểm tra căn cứ lập dự toán theo các văn bản hướng dẫn lập dự toán của Bộ Tài chính đối với các đơn vị dự toán cấp I, các hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên đối với đơn vị dự toán cấp II, III
+ Việc lập dự toán chi ngân sách phải lập theo hai nội dung riêng biệt, đó
là kinh phí thực hiện chế độ tự chủ và kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ
+ Khi kiểm tra phải kiểm tra từng phần theo dự toán kinh phí thực hiệnchế độ tự chủ và dự toán phần kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ
- Kiểm tra việc thực hiện dự toán:
+ Cơ quan kiểm tra thâm tra xem việc xây dựng dự toán và điều chỉnh
dự toán chi tiêu nội bộ (toàn tinh) có căn cứ vao dự toán do cơ quan nhà nước
có thâm quyền giao không? Có xây dựng và giao mức khoán kinh phí cho các
huyện đúng quy định không?
25
Trang 35+ Kiểm tra sử dụng kinh phí thực hiện chế độ tự chủ, cần xem xét từng
khoản chi phí thực hiện chế độ tự chủ có đúng quy định không? nhất là đối
với các khoản chi thanh toán cá nhân, chi thanh toán dịch vụ công cộng, chithuê mướn, chỉ vật tư, văn phòng, thông tin tuyên truyền, liên lạc, chỉ công tácphí trong nước, hội nghị, chi các đoàn di công tac nước ngoài va đón khách
nước ngoài vào Việt Nam
+ Kiểm tra việc sử dụng kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện
chế độ tự chủ tiết kiệm được: Cuối năm ngân sách, sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ, công việc được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có số chỉ thấp hơn số dự toán kinh phí quản lý hành chính được giao (kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định, các
khoản thu hợp pháp khác), kiểm tra cần xem xét kinh phí tiết kiệm được có sửdụng đúng nội dung và mục đích không?
+ Kiểm tra việc công khai dự toán theo chế độ quy định không?
- Kiểm tra việc quyết toán kinh phí:
+ Quá trình này, kiểm tra nên xem xét việc chuyên nguồn kinh phí (nguồn thực hiện chế độ tự chủ và không thực hiện chế độ tự chủ) sang năm sau có đúng không? kiểm tra lại số kinh phí tiết kiệm được, việc hạch toán kế toán và mục lục ngân sách có đúng quy định không? việc quyết toán ngân sách có đúng thời hạn, biểu mẫu không?
+ Kiểm tra việc công khai quyết toán theo chế độ quy định không?
1.2.3 Các nhân tổ ảnh hưởng đến quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước
1.2.3.1 Nhân tố chủ quan
Đây là nhân t6 tác động trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý tài
chính của Kho bạc nhà nước:
Thứ nhất, Chat lượng cán bộ quản lý
Công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý tài chính KBNN nói
26
Trang 36riêng hết sức phức tạp Do đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải đảm bảo chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động quản lý Theo đó, đội
ngũ cán bộ quản lý phải phân bổ, sử dụng nguồn kinh phí tài chính cho cáchoạt động nghiệp vụ, cho từng đơn vị một cách phù hợp, hợp lý bám sát địnhhướng, mục tiêu phát triển của nhà nước cũng như của tô chức trong từng thời
kỳ Nếu đội ngũ cán bộ quản lý đảm bảo đủ chất lượng, trình độ, kinh nghiệm
và phâm chất đạo đức thì công tác quản lý tài chính KBNN sẽ đạt hiệu quả và
ngược lại.
Thứ hai, Bộ máy tổ chức quản lý
Bộ máy tô chức quan lý cũng là yếu có mức ảnh hưởng quan trọng đến
công tác quan lý tài chính tại KBNN Bộ máy tô chức quan lý phải chú trọngđến mô hình tô chức, cơ cau phòng, ban nghiệp vụ Quyền hạn trách nhiệmcủa từng khâu, từng bộ phận, cá nhân Bộ máy tô chức quản lý gọn nhẹ, vậnhành đồng bộ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả côg tác quản lý tài chính, việcquản lý và phân bồ sử dụng kinh phí sẽ được thực hiện đúng mục đích, phù
hợp với mục tiêu của đơn vi, hạn chế tình trạng sai phạm, rủi ro trong quản lý.
Sự phân biệt rõ ràng các nhiệm vụ quản lý, tránh việc chồng chéo cũng là một trong những yếu tố giúp nâng cao trách nhiệm của các cá nhân có liên quan
trong công tác quan lý tải chính tại các don vi sự nghiệp nhà nước nói chung
và KBNN nói riêng.
Thứ ba, Ủng dụng công nghệ trong hoạt động quản lý
Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý tài chính sẽ
tác động trực tiếp tới tốc độ, tính chính xác và hiệu quả của công tác quản lý
(ở việc quản lý và sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động nghiệp vụ) Một quy trình công nghệ hiện đại, thống nhất sẽ là cơ sở quan trong dé công tác phân bỏ, giao dự toán ngân sách được tiễn hành nhanh chóng, thuận lợi Công tác quản lý tài chính tại KBNN luôn đòi hỏi yêu cầu hiện đại hóa về công
27
Trang 37nghệ Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, khi khối lượng tài chính đầu tư ngày
càng lớn và nhiều thì việc phát triển ứng dụng công nghệ sẽ giúp tiết kiệm
thời gian giải quyết công việc, đảm bảo công việc được diễn ra nhanh chóng,tiết kiệm, chính xác và thống nhất Do đó, việc xây dựng một cơ sở vật chất kĩthuật công nghệ hoàn chỉnh cho hệ thống quản lý tài chính là một đòi hỏi tất
yếu giúp hoạt động này đạt hiệu quả cao hơn.
Thứ tư, Năng lực quản lý của người lãnh đạo bao gồm các nội dung sau: năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; đưa ra
được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ rang; tạo nên một co cấu tô
chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các cán bộ, cũng như giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp huyện Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tam quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở từng địa phương nói riêng Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu,
bộ máy tô chức không hợp lý, các chiến lược không pha hợp với thực tế thì việc
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp huyện sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vượt qua thu, chi giàn trải, phân b6 chi không hop lý; có thé dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách, không thúc day được sự phát triển của xã hội Ngoài ra, đối với người lãnh đạo cũng cần tránh bệnh chạy theo thành tích,
bệnh cục bộ địa phương, bệnh quan liêu mệnh lệnh, coi thường pháp luật, xem
trình tự thủ tục là thứ gò bó quyền lực của mình Đây cũng có thé được coi là một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả, thậm chí còn gây những hậu quả như thất thoát, lãng phí, tham nhũng
Hiện nay, hệ thong ha tang cơ sở đữ liệu về thông tin tại các kho bạc đã
được triển khai trên toàn hệ thống từ trung ương tới 63 tỉnh, thành phố và gần
700 kho bạc nhà nước quận, huyện Toàn bộ các đơn vị Kho bạc đã có mạng
cục bộ đáp ứng tốt yêu cầu kết nối phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của Kho
bạc Nhà nước.
28
Trang 381.2.3.2 Nhân tô khách quan
Thứ nhất, Môi trường kinh tếMôi trường kinh tế cũng là một trong những nhân tố khách quan tác độngđến công tác quản lý tài chính tại KBNN Một nền kinh tế phát triển, tốc độ tăngtrưởng kinh tế nhanh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải ngân nguồn kinh phí
từ ngân sách nhà nước, do nguồn thu ngân sách cao, NSNN đồi dào Từ đây đảm bảo đủ nguồn kinh phí tải chính dé KBNN thực hiện các nhiệm vụ chi sự nghiệp,
hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong từng thời ky.
Thứ hai, Các quy định pháp lý về quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước
Hệ thống các chính sách pháp luật về đầu tư nói chung và quản lý tài chính
của Kho bạc Nhà nước nói riêng phải được thể chế hoá Các văn bản quy phạm pháp luật tạo ra hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động quản lý tài chính của Kho
bạc Nhà nước Hệ thống các chính sách pháp luật có ảnh hưởng sâu rộng và trực
tiếp đến quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước và do vậy có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả của quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước Hệ thống chính sách pháp luật vừa thiếu vừa yếu sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho tiêu cực, tham nhũng thất thoát, lãng phí trong quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước.
Hệ thống chính pháp pháp luật đầy đủ nhưng không sát thực, chồng chéo, nhiều thủ tục phiền hà cũng làm nản lòng các nhà đầu tư và do vậy gián tiếp ảnh hưởng đến
hiệu quả quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước.
Các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và các văn bản quy phạm pháp
luật quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước được xây dựng nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội Do vậy các chính sách pháp luật cũng được
bổ sung sửa đổi khi ma bản thân nó không còn đáp ứng được yêu cầu trong tinh hình mới đã thay đổi Đề có thé quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước được tốt,
nhà nước phải luôn luôn cập nhật sự thay dé từ đó bố sung sửa đổi hệ thống chính
sách pháp luật quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước cho phù hợp nhằm nâng cao
hiệu quả của hoạt động quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước.
29
Trang 39Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới đầu tư xây dựng cơ bản cấp huyện Chăng hạn, định mức chỉ tiêu của Nhà nước là một trong những căn
cứ quan trọng dé xây dựng dự toán, phan bé dự toán và kiểm soát chi đầu tư xây
dựng cơ bản, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền địa phương Việc ban hành các định mức chỉ một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn Hay như, sự
phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, các cấp chính quyền trong việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác
quản lý chỉ đầu tư xây dựng cơ bản.
Thứ ba, Điều kiện và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương Chiến lược phát triển là căn cứ đề xác định chiến lược đầu tư và các kế hoạch dau tư cụ thé Điều kiện và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương quyết định chiến lược đầu tư, do vậy một chiến lược phát triển đúng đắn cùng với sự lựa chọn phương án đầu tư phù hợp là điều kiện tiền đề, tiên quyết đảm bảo hiệu quả
hoạt động, duy trì và tạo ra các nguồn lực lớn hơn cho hoạt động đầu tư xây dựng
cơ bản.
Công nghiệp hoá là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ xây dựng nền sản xuất lớn hiện đại Vì vậy, chiến lược công nghiệp hoá ảnh hưởng đến chiến lược và chính sách kinh tế khác Lựa chọn chiến lược công nghiệp hoá đúng sẽ tạo cho việc lựa chọn các chiến lược chính sách khác đúng đắn Đó là điều kiện cực kỳ quan
trọng, quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá tạo
điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền vững, tạo nhiều việc làm, bảo đảm nâng cao mức sống của dân cư và thiết lập một xã hội, cộng đồng văn minh.
Chất lượng qui hoạch phát triển đầu tư xây dựng cơ bản nếu còn nhiều
bất cập, chưa gắn kết chặt chẽ qui hoạch phát triển ngành với vùng, địa phương, qui hoạch chưa sát thực tế, còn chồng chéo, thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa chú trọng thỏa đáng yếu tố môi trường xã hội sẽ dẫn đến việc triển khai đầu tư sẽ gặp nhiều khó
khăn và kết quả đầu tư phát huy tác dụng không cao trong tương lai.
30
Trang 401.2.4 Tiêu chí danh giá quan lý tài chính cua Kho bạc Nhà nước
- Công tác lập dự toán
Dự toán tai chính hang năm được xây dựng theo chính sách, chế độhiện hành, có tính đến khả năng điều chỉnh chính sách của năm kế hoạch, trên
cơ sở đánh giá sát khả năng thực hiện năm trước;
Dự toán chi cần tuân thủ trình tự, thủ tục thẩm tra; dự toán nguồn tàichính phải đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộihàng năm Việc phân bổ dự toàn cần phải kịp thời, phù hợp với dự toán đượcduyệt, phù hợp với tiêu chí, định mức tiêu chuẩn và các quy định khác của
nhà nước có liên quan đến thu chi ngân sách và điều kiện phân bổ ngân sách
nha nước.
- Tổ chức thực hiện dự toán
+ Khi thực hiện dự toán cần đảm bảo và phù họp với dự toán được phê
duyệt, đúng quy định, đúng định mức, đúng mục đích, hạn chế tối đa chi phát
sinh và chi các khoản không cần thiết dẫn đến bội chi
+ Thu, chi phù hợp với mục đích, định mức, tiêu chuẩn, các quy định
khác có liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính đơn vị.
+ Day đủ các hồ sơ thanh toán theo quy định quả pháp luật, các mẫu
thu chi phải theo đúng quy định của nhà nước.
+ Kip thời thực hiện các nhiệm vụ được giao đã được phê duyệt trong
dự toán, nhất là các nhiệm vụ đầu tư, mua sắm
- Công tác quyết toán NSNN
Thực hiện quyết quán theo quy định của nhà nước về thời gian, quytrình thực hiện, hồ sơ thu chi:
+ Hồ sơ quyết toán thu chi tài chính phải phù hợp với hệ thống mẫu biểu được quy định của pháp luật: Các đợn vị thực hiện nghiêm chế độ kế
toán, chế dé báo cáo tài chính theo quy định của cơ quan quản lý tài chính tại
31