Khoản 6 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018 - Đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh không lành mạnh là: + Thứ nhất là hành vi cạnh tranh do các chủ thể kinh doanh trên thị trường thực hiện, nhằm mục
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BÀI TẬP NHÓM LUẬT CẠNH TRANH
GIẢNG VIÊN ĐỖ THỊ MINH THỦY
Trang 2BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ LÀM VIỆC CỦA THÀNH VIÊN
TRONG NHÓM
Trang 3CÂU 1: Cạnh tranh không lành mạnh là gì? Trình bày các đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh và nêu tác động của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với môi trường kinh doanh tại Việt Nam Cho ví dụ?
- Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên
tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của
doanh nghiệp khác (Khoản 6 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018)
- Đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh không lành mạnh là:
+ Thứ nhất là hành vi cạnh tranh do các chủ thể kinh doanh trên thị trường thực
hiện, nhằm mục đích lợi nhuận
Trên thị trường cạnh tranh, mỗi hành vi kinh doanh của một doanh nghiệp cũng chính là hành vi cạnh tranh trong tương quan với doanh nghiệp khác Để thu được lợi nhuận, doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh với các đối thủ hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực nhằm giành giật, thu hút khách về phía mình Do đó mọi hoạt động của doanh nghiệp đều có thể bị xem xét về tính chính đáng, phù hợp với thông lệ hay đạo đức kinh doanh và pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh có thể can thiệp vào nhiều hoạt động khác nhau của đời sống kinh tế Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường Ở đây, khái niệm doanh nghiệp bao gồm mọi tổ chức hay cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm lợi nhuận một cách thường xuyên và chuyên nghiệp, hay còn gọi là các thương nhân theo khái niệm của luật thương mại.Trên phạm vi rộng hơn, các quy định về cạnh tranh không lành mạnh còn có thể áp dụng đối với hành vi của các nhóm doanh
nghiệp hoạt động có tổ chức và các cá nhân hành nghề tự do như bác sĩ, luật
sư,
+ Thứ hai, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi mang tính chủ quan
(cố ý/ biết/hoặc không thể không biết) trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh
Điều này đòi hỏi cơ quan xử lý về hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải có những hiểu biết và đánh giá sâu sắc về thực tiễn thị trường để phán định một hành vi có đi ngược lại với những quy tắc xử sự chung trong kinh doanh tại một
Trang 4thời điểm nhất định hay không Với nền kinh tế thị trường mới hình thành, các thông lệ, tập quán thương mại tại Việt Nam chưa đủ thời gian để tạo thành các chuẩn mực đạo đức kinh doanh được các tổ chức, cá nhân cùng nhận thức giống nhau và tự nguyện thực hiện như những quy tắc xử sự có tính bắt buộc Hành vi cạnh tranh không lành mạnh đi ngược lại với nguyên tắc, chuẩn mực hay tập quán thương mại trong kinh doanh cũng là do yếu tố chủ quan của bên thực hiện hành vi Bởi một hành vi cạnh tranh không lành mạnh điển hình luôn gắn với lỗi
cố ý của bên vi phạm, mặc dù biết hoặc buộc phải biết đến các nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhưng vẫn cố tình vi phạm
+ Thứ ba, hành vi cạnh tranh bị kết luận là không lành mạnh và cần phải ngăn
chặn khi nó gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác Việc xác định thiệt hại, hậu quả do cạnh tranh không lành mạnh mang lại hay chứng minh thiệt hại thực tế xảy ra là cần thiết trong tiến trình xử lí hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhưng không có nghĩa là việc đó bắt buộc xảy ra thì mới bắt đầu quá trình tố tụng vụ tranh chấp cạnh tranh hay xử lí hành vi cạnh tranh không lành mạnh Cơ quan có thẩm quyền xử lí cạnh tranh có thể chấp nhận việc “đe dọa gậy thiệt hại”, cũng như các thiệt hại không tính toán được cụ thể về cơ hội kinh doanh là đủ để coi một hành vi cạnh tranh là không lành mạnh và đáng bị ngăn cấm
- Tác động của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Tác động của những hành vi Cạnh tranh không lành mạnh là rất rõ ràng, chủ yếu diễn ra với 3 chủ thể: Doanh nghiệp, người tiêu dùng và nền kinh tế thị trường
+ Thứ nhất, về phía doanh nghiệp: Những hành vi cạnh tranh không lành
mạnh làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp chân chính bị đình trệ, hủy hoại, thiệt hại tài chính, thị phần suy giảm, lớn hơn nữa là có thể đi đến tình trạng phá sản hoặc bị thâu tóm, mua lại
+ Thứ hai, về phía người tiêu dùng: Sau những phản ứng “tẩy chay” tưởng
chừng là thực hiện quyền của mình, thì chẳng được gì ngoài việc mất lòng tin vào sản phẩm, vào doanh nghiệp và ngày càng e dè, nghi ngại với tất cả các loại sản phẩm trên thị trường, không phân biệt được đâu là thật - đâu là giả
+ Thứ ba, về nền kinh tế đất nước: Khi các doanh nghiệp tiến hành các hoạt
động cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại lớn đến bản thân doanh nghiệp, nguồn thu doanh nghiệp giảm, Nhà nước thất thu các khoản về thuế, từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế nhà nước Chất lượng sản phẩm hàng hóa giảm, uy tín
Trang 5của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường cũng bị ảnh hưởng, theo đó, các hoạt động xuất khẩu diễn ra khó khăn Mặt khác, hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ở trong nước tạo tâm lý không tốt đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam, từ đó ảnh hưởng tới thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
- Thực trạng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
- Ví dụ về cạnh tranh không lành mạnh:
+ Hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh:
14/11/2008, Panasonic VN giới thiệu 2 dòng máy điều hòa là Envio I2 và Envio P2 Hãng quảng cáo đây là dòng máy điều hòa có khả năng làm lạnh hiệu quả và tiết kiệm tới 50% lượng điện năng, có khả năng lọc không khí tuyệt vời loại bỏ hơn 99% bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc Hệ thống lọc khí e-ion thu gom bụi nhanh gấp 5,5 lần so với các máy thông thường và hiệu quả hơn 10% so với các model năm 2007
Tuy nhiên, sau khi điều tra, Cục Quản lý cạnh tranh đã phát hiện có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh trong quảng cáo của Công ty TNHH Panasonic
VN Kết quả của cuộc điều tra đã cho thấy rằng quảng cáo của Panasonic với tuyên bố "bất hoạt đến 99,9% vi khuẩn và nấm mốc" không đúng sự thật, không thể diệt hoặc vô hiệu hóa tất cả các loại virus và vi khuẩn
=> Như vậy, đây là một hành vi trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, và là hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Trang 6CÂU 2: Phân tích nhận diện hành vi: "Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp" tại Khoản 1 Điều 11 và Khoản 1 Điều 12 Luật Cạnh tranh Theo Anh/Chị việc áp dụng quy định này trên thực tế có thể có bất cập gì?
- Khái niệm:
Thỏa thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ là việc các doanh nghiệp thống nhất áp dụng một mức giá hoặc một cách thức tính giá chung khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ với các khách hàng hoặc trao đổi thông tin về giá để tạo nên những phản ứng thống nhất về giá hàng hóa, dịch vụ khi đàm phán với khách hàng Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa được chia thành 2 loại:
+ Thỏa thuận trực tiếp: Các doanh nghiệp trực tiếp thỏa thuận và xác định một mức giá chung cho hàng hóa, dịch vụ, khiến người tiêu dùng không còn lựa chọn giữa các mức giá cạnh tranh
+ Thỏa thuận gián tiếp: Các doanh nghiệp thông qua các công cụ khác như điều chỉnh phí vận chuyển, chi phí liên quan hoặc thống nhất về phương thức định giá, từ đó làm cho giá cả của các bên gần như giống nhau, dù không ấn định trực tiếp
- Đặc điểm: Là loại thỏa thuận HCCT mang tính kinh điển, phổ biến, nguy hại
nhất;
+ Thường được thực hiện giữa các đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trưởng liên quan (TT HCCT theo chiều ngang); hoặc trong một số trường hợp được thực hiện giữa các DN ở các công đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng (TT HCCT theo chiều dọc);
+ Biểu hiện thông qua các hình thức đồng thuận ấn định khống chế giá, tăng hoặc giảm giá bán sản phẩm, dịch vụ
- Ví dụ:
+ Vào năm 2012, Ủy ban Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Hoa Kỳ đã phát hiện rằng một số nhà xuất bản sách điện tử, bao gồm Apple và một số nhà xuất bản lớn, đã thỏa thuận để thiết lập mức giá tối thiểu cho sách điện tử, dẫn đến việc tăng giá sách điện tử trên thị trường Điều này có nghĩa các nhà xuất bản này đã cùng nhau thỏa thuận và thiết lập một mức giá cho sản phẩm sách điện
tử sau đó bán ra thị trường cho khách hàng
Trang 7- Tác động:
Việc thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp đều gây ra tác động ảnh hưởng đến thị trường và nền kinh tế:
+ Tăng giá hàng hóa làm giảm sức mua người tiêu dùng dẫn đến giảm nhu cầu đối với mặt hàng đó
+ Người tiêu dùng phải chi trả mức gía cao hơn để sử dụng sản phẩm, dịch vụ, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng
+ Việc duy trì một mức gía sẽ làm giảm sự cạnh tranh thực tế trên thị trường Khi không còn phải cạnh tranh về giá, các doanh nghiệp sẽ ít có sự đổi mới và cải tiến dẫn đến sự kém phát triển trong các lĩnh vực sản phẩm và dịch vụ
=> Hậu quả tất yếu của thỏa thuận ấn định giá là sự độc quyền giá đối với hàng hóa hay dịch vụ và giá của hàng hóa, dịch vụ không còn tuân thủ theo quy luật thị trường, không còn do các yếu tố của thị trường quyết định mà bị khống chế bởi một nhóm các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận Điều này sẽ làm gia tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận đồng thời xâm hại trực tiếp tới lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp đối thủ khác, của người tiêu dùng và của toàn xã hội
- Bất cập
Khi áp dụng các quy định về thỏa thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ trực tiếp hoặc gián tiếp trong thực tế còn gặp nhiều bất cập
Theo Ngân hàng thế giới (WB): "Nếu các bên tham gia thỏa thuận không kiểm soát một thị phần đủ lớn, có thể kết luận rằng thoả thuận đó không có khả năng hạn chế cạnh tranh" Công cụ được các doanh nghiệp sử dụng trong TTHCCT là giá Dựa theo góc độ quy luật cầu, khi giá hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường liên quan tăng lên quá một ngưỡng nhất định, người tiêu dùng sẽ chuyển sang mua hàng của doanh nghiệp đối thủ Thị trường liên quan nơi mà cung và cầu tương tác lẫn nhau tạo thành một khuôn khổ để phân tích làm nổi bật những khía cạnh hạn chế cạnh tranh mà các doanh nghiệp phải đối mặt Mục tiêu xác định thị trường liên quan là xác định các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trong một sản phẩm và khu vực địa lý nhất định để xác định liệu các doanh nghiệp khác có thể hạn chế hiệu quả đến giá cả như là cáo buộc đối với một doanh nghiệp độc quyền hay không Do vậy mục tiêu của việc thống nhất hành động của các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan là nhằm bảo đảm rằng khi tăng giá bán, hành động này sẽ diễn ra đồng loạt và thống nhất đối với tất cả các doanh nghiệp tham gia thoả thuận Qua đó, người tiêu dùng không có cơ hội lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận mức giá cao Cũng vì thế, trên thực tế
Trang 8để một thỏa thuận ấn định giá có thể thành công, thì một trong các tiền đề yêu cầu là số lượng doanh nghiệp trên thị trường liên quan là giới hạn và sẽ là lý tưởng nếu như 100% các doanh nghiệp này cùng tham gia thoả thuận thống nhất hành động
Hình thức thỏa thuận ấn định giá rất đa dạng, đơn giản nhất là các bên thỏa thuận về mức giá được áp dụng đối với một số hoặc tất cả các khách hàng Bản chất bóc lột khách hàng đó là nếu khách hàng không có lựa chọn khác để thay thế sản phẩm đang bị thỏa thuận ấn định giá và cũng không dễ dàng cắt giảm nhu cầu tiêu dùng thì mức giá sẽ lên rất cao Ở mức tối thiểu thỏa thuận ấn định giá sẽ thiết lập mức giá trên mức của nhà sản xuất kém hiệu quả nhất trên thị trường Thỏa thuận ấn định giá có thể được tiến hành như một thỏa thuận độc lập hoặc là một phần của thỏa thuận thông đồng giữa các doanh nghiệp điều chỉnh hầu hết hoạt động kinh doanh của các thành viên của thoả thuận, như thông đồng trong đấu thầu, phân chia thị trường và khách hàng, hạn ngạch sản xuất và bán hàng
Cơ quan chức năng thường gặp khó khăn trong việc chứng minh các doanh nghiệp đã trực tiếp thỏa thuận với nhau Thay vì công khai thỏa thuận, các doanh nghiệp có thể thống nhất qua các cuộc họp ngành hoặc bằng cách trao đổi thông tin về sản lượng và chi phí sản xuất để ngầm ấn định giá bán chung Trong trường hợp này, các công ty không công khai thỏa thuận giá mà sử dụng các hình thức trao đổi gián tiếp, làm phức tạp quá trình điều tra và thu thập chứng cứ
Nhận thức về pháp luật của doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế Nhiều doanh nghiệp vận tải vừa và nhỏ đã tự ý thỏa thuận mức giá dịch vụ vận tải chung nhằm duy trì sự ổn định trong kinh doanh, mà không hiểu rằng đây là hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh Các doanh nghiệp này thường thiếu thông tin về quy định của Luật Cạnh tranh và không có chuyên gia pháp lý tư vấn, dẫn đến việc họ vô tình vi phạm
Khó khăn trong việc xác định "giá hợp lý" Ví dụ như trên thị trường điện thoại
di động, các nhà phân phối lớn thường đưa ra mức giá bán lẻ đề xuất cho các cửa hàng nhỏ lẻ Mặc dù không có thỏa thuận trực tiếp ấn định giá, nhưng các cửa hàng thường không dám bán với giá thấp hơn mức đề xuất vì sợ bị mất quyền phân phối Trong trường hợp này, khó xác định được liệu các doanh nghiệp có vi phạm quy định ấn định giá hay không vì mức giá bán lẻ này có thể được xem là hợp lý trong mắt người tiêu dùng
Trong năm 2010-2014, các công ty sữa lớn tại Việt Nam như Vinamilk, Abbott, Mead Johnson bị cáo buộc thực hiện các thỏa thuận ngầm về giá bán sản phẩm
Trang 9sữa bột cho trẻ em Tuy nhiên, quá trình điều tra kéo dài và các biện pháp chế tài chưa đủ mạnh để ngăn chặn hành vi tăng giá bất hợp lý Mặc dù các cơ quan quản lý đã can thiệp, nhưng giá sữa vẫn duy trì ở mức cao trong một thời gian dài trước khi bị điều chỉnh
Trang 10CÂU 3: Anh/Chị hãy tìm hiểu và trình bày 01 vụ việc cạnh tranh đã được
cơ quan chức năng xử lý Từ góc độ là luật sư của bên bị xử lý Anh/Chị hãy phân tích và đề xuất quan điểm giải quyết vụ việc trên cơ sở áp dụng Luật Cạnh tranh 2018 và các văn bản pháp luật có liên quan.
1 Nội dung vụ việc giữa Vinapco và Jestar Pacifie Airlines.
Đây là một vụ việc xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán nhiên liệu hàng không giữa doanh nghiệp độc quyền nhà nước là Công ty Xăng dầu hàng không Việt Nam (Vinapco) và Công ty cổ phần hàng không Pacific
Airlines (PA) – nay là JPA
- Bên bán: Công ty Xăng dầu hàng không Việt Nam (Vinapco)
Vinapco là công ty thành viên 100% vốn của Tổng công ty Hàng không VN (VNA) độc quyền cung cấp nhiên liệu bay cho bốn hãng hàng không nội địa và
27 hãng hàng không quốc tế trên địa bàn các cảng hàng không
- Bên mua: Công ty cổ phần hàng không Pacific Airlines (PA)
Công ty cổ phần hàng không Pacific Airlines (PA) nay đã được chuyển đổi thành CTCP Jetstar Pacific Các cổ đông của Jetstar Pacific bao gồm Tổng công
ty kinh doanh và đầu tư vốn nhà nước (SCIC) chiếm 70%, Tổng công ty du lịch Saigon Tourist chiếm 3% và tập đoàn Qantas nắm giữ 27% cổ phần
- Hợp đồng mua bán nhiên liệu hàng không JET A-1 số 34/PA 2008 ngày
31/12/2007 giữa Vinapco và PA
Nội dung vụ việc:
- Theo Hợp đồng mua bán nhiên liệu hàng không JET A-1 số 34/PA2008 ngày 31/12/2007 giữa Vinapco và PA, hai bên thỏa thuận mức phí cung ứng nhiên liệu là 593.000 đồng/tấn tại thời điểm ký kết; khi có sự thay đổi về mức phí cung ứng, Vinapco có trách nhiệm thông báo cho PA bằng văn bản qua đường fax; mọi sửa đổi, bổ sung Hợp đồng đều phải được hai bên thỏa thuận bằng văn bản có chữ ký của người có thẩm quyền; khi có tranh chấp, các bên phải giải quyết thông qua thương lượng, trường hợp thương lượng không thành sẽ đưa ra giải quyết tại Tòa Kinh tế thuộc Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; lý do duy nhất để Vinapco có thể ngừng thực hiện Hợp đồng đã giao kết là khi PA chậm thanh toán quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bảng kê của Vinapco
- Tháng 3/2008, do ảnh hưởng bởi biến động giá xăng dầu thế giới nên Vinapco
đã có Công văn số 446/XDHK-KDXNK mời đại diện của PA đến họp để xác định lại mức phí cung ứng mới Việc thương lượng diễn ra bằng các cuộc họp