1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài tiểu luận pháp luật đại cương - Hình phạt chính và hình phạt bổ sung trong hệ thống hình phạt của pháp luật nhà nước Việt Nam

34 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hình Phạt Chính Và Hình Phạt Bổ Sung Trong Hệ Thống Hình Phạt Của Pháp Luật Nhà Nước Việt Nam
Người hướng dẫn ThS. Thái Thị Mai Chân
Trường học Trường Đại Học Văn Hiến
Chuyên ngành Pháp Luật Đại Cương
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 591,34 KB

Nội dung

- Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Toà án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

Lớp: Pháp Luật Đại Cương – LAW10118

GVHD: ThS Thái Thị Mai Chân

Tp Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 11 năm 2021

Trang 2

Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Văn Hiến và đặc biệt là giảng viên bộ môn Pháp Luật Đại Cương – cô Thái Thị Mai Chân đã cho chúng em được học tập ở môi trường tốt với sự dẫn dắt đầy tâm huyết và tận tình

Sau khoảng thời gian học môn Pháp Luật Đại Cương và cũng đã đến thời điểm kết thúc môn học này Được học những buổi thú vị và biết thêm những kiến thức bổ ích về pháp luật, để chúng em có thêm phần nào hành trang trên con đường tương lai phía trước là niềm vinh hạnh đối với nhóm chúng em

Chúng em đã cố gắng áp dụng tất cả những gì đã được học và tìm hiểu thêm nhiều tài liệu tham khảo để có thể hoàn thành bài tiểu luận cuối khóa nhưng khó tránh khỏi việc còn những chỗ chưa hoàn chỉnh và thiếu sót Kính mong cô xem xét và góp ý cho bài tiểu luận của nhóm chúng em

Cuối lời, kính chúc cô luôn có nhiều sức khỏe và thành công trên con đường giảng dạy Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Ngày…… tháng ……năm 2021

THÁI THỊ MAI CHÂN

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU 6

I Hệ thống hình phạt của Pháp luật Nhà Nước Việt Nam 7

1.1 Khái niệm 7

1.2 Đặc điểm 7

1.3 Phân loại 8

II Hình phạt chính 9

2.1 Khái niệm 9

2.2 Đặc điểm 9

2.3 Vai trò 11

2.4 Các loại hình phạt chính đối với cá nhân 11

2.5 Các loại hình phạt chính đối với pháp nhân thương mại 17

III Hình phạt bổ sung 20

3.1 Khái niệm 20

3.2 Đặc điểm 20

3.3 Vai trò 23

3.4 Các loại hình phạt bổ sung đối với cá nhân 24

3.5 Các loại hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại 27

KẾT LUẬN 30

Trang 5

TÀI LIỆU KHAM KHẢO 33

ĐÁNH GIÁ PHẦN TRĂM THAM GIA 34

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Đời sống con người ngày càng phát triển sẽ không tránh khỏi việc tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, những vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội cần được pháp luật can thiệp và giải quyết Những người vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí nói chung hay trách nhiệm hình sự nói riêng một khi trở thành tội phạm và được quy định trong Bộ luật Hình sự

Và hình phạt là một trong các hình thức của trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải thực hiện Hình phạt được đề ra không chỉ nhằm trừng phạt mà còn giáo dục, ngăn ngừa họ phạm tội mới và để giáo dục những người khác có ý thức phòng tránh và tôn trọng pháp luật

Khi được cô giao đề tài về Hình phạt chính và hình phạt bổ sung trong hệ thống hình phạt của pháp luật nhà nước Việt Nam là một đề tài rất hay và ý nghĩa Đây là cơ hội để nhóm có thể hiểu rõ hơn về Bộ luật Hình sự nói chung cũng như các hình phạt chính và hình phạt bổ sung nói riêng

Trang 7

I HỆ THỐNG HÌNH PHẠT CỦA PHÁP LUẬT NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

1 Khái niệm

- Hệ thống hình phạt là tổng thể các loại hình phạt do Nhà Nước quy định trong luật hình sự, có sự liên kết chặt chẽ với nhau theo một trình tự nhất định do tính chất nghiêm khắc của từng loại hình phạt quy định

- Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Toà án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế

quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó

- Được thể hiện qua mối liên kết giữa các hình phạt chính và các hình phạt bổ sung cũng như qua sự sắp xếp các hình phạt theo trật tự tăng dần về mức độ nghiêm khắc

2 Đặc điểm

1.1 Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất

- Tính nghiêm khắc của hình phạt thể hiện ở chỗ người bị kết

án có thể bị tước bỏ hoặc bị hạn chế quyền tự do, quyền về tài sản, về chính trị thậm chí cả quyền sống

- Với pháp nhân thương mại, tính nghiêm khắc của hình phạt thể hiện ở việc pháp nhân đó bị phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc trong trường hợp đặc biệt còn có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

- Hình phạt cũng để lại hậu quả pháp lí là án tích cho người hoặc pháp nhân thương mại bị kết án trong thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật

- Ở mỗi chế độ khác nhau, nội dung giai cấp, tính chất và mức

độ trừng trị của hình phạt áp dụng đối với người đã xâm hại các điều kiện tồn tại của Nhà nước được các nhà nước quy định rất khác nhau

Ví dụ: theo Quốc triều hình luật (Bộ luật chính thống và quan trọng

nhất của triều đại nhà Lê nước ta) thì tính chất trừng trị của hình phạt được

Trang 8

quy định trong Bộ luật này rất dã man, hà khắc, mang tính nhục hình, gây đau đớn và hạ thấp phẩm giá danh dự của con người.

1.2 Hình phạt được luật hình sự quy định và do toà án áp dụng

- Hình phạt trong Bộ luật Hình sự Việt Nam được quy định ở

cả Phần chung và cả Phần các tội phạm Phần chung của Bộ luật Hình sự quy định những vấn đề có tính nguyên tắc liên quan đến hình phạt, phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự quy định các loại hình phạt và mức hình phạt đối với từng tội phạm cụ thể

- Ngoài toà án, không có cơ quan nào khác có quyền quyết định hình phạt

1.3 Hình phạt chỉ có thể áp dụng đối vối người hoặc pháp nhân thưong mại có hành vi phạm tội

- Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam

là trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội Do đó, hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm

- Dựa trên nguyên tắc này có thể khẳng định hình phạt không thể được áp dụng đối với các thành viên trong gia đình cũng như những người thân khác của người phạm tội, thậm chí cả trong trường hợp người phạm tội trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật

3 Phân loại

Trong Luật Hình sự Việt Nam hiện nay, hệ thống hình phạt được chia thành hình phạt chính và hình phạt bổ sung:

- Hình phạt chính: Hình phạt chính là hình phạt được tuyên độc lập, với mỗi tội phạm tòa án chỉ có thể áp dụng một hình phạt chính

- Hình phạt bổ sung: Là biện pháp cưỡng chế của nhà nước nhằm hỗ trợ cho hình phạt chính đạt được mục đích của hình phạt; không

Trang 9

được áp dụng độc lập; có thể áp dụng nhiều hình phạt bổ sung cho mỗi loại tội phạm

II HÌNH PHẠT CHÍNH

1 Khái niệm: Hình phạt chính là hình phạt cơ bản được áp dụng cho một loại tội phạm và được tuyên độc lập với mỗi tội phạm toà án chỉ có thể tuyên án độc lập một hình phạt chính

✓ Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt

- Phạt tiền (Điều 30 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm

2017)

✓ Hình phạt có tính chất kinh tế, nhắm vào tài sản của người phạm tội, buộc người phạm tội phải nộp 1 khoản tiền để sung quỹ nhà nước

✓ Hình phạt tiền áp dụng với những tội ít nghiêm trọng, được

áp dụng là hình phạt chính khi có điều luật quy định Ngoài ra phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung khi không áp dụng hình phạt chính;

- Cải tạo không giam giữ (Điều 31 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi,

bổ sung năm 2017) là hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật Hình sự quy định,

Trang 10

xét thấy không cần thiết phải cách ly khỏi xã hội mà giao họ cho cơ quan thường trú để giám sát, giáo dục Cải tạo không giam giữ chỉ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

✓ Người bị kết án về tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, phạm tội lần đầu, đã hối cải

✓ Người bị kết án phải có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng mà xét thấy không cần thiết phải cách ly khỏi xã hội

✓ Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước; phải tích cực tham gia lao động, học tập, sinh hoạt tập thể, không vi phạm kỉ luật; 3 tháng 1 lần kiểm điểm về việc cải tạo của mình trước cơ quan giám sát, giáo dục Nếu người bị kết án di chuyển chỗ ở hoặc nơi làm việc phải báo cáo với tòa án, báo cáo với cơ quan chức năng đang giám sát giáo dục biết Người bị kết án bị khấu trừ 5% đến 20% thu nhập để sung quỹ nhà nước Trong trường hợp đặc biệt, tòa án có thể cho miễn khấu trừ thu nhập

✓ Thời gian cải tạo không giam giữ là từ 6 tháng đến 3 năm

- Trục xuất (Điều 32 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm

2017): buộc người nước ngoài phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Tù có thời hạn (Điều 33 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung

Trang 11

- Tù chung thân (Điều 34 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung

- Tử hình (Điều 35 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm

2017)

✓ Chỉ được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng mà xét thấy không còn khả năng giáo dục họ trở thành công dân có ích cho xã hội

✓ Không áp dụng hình phạt tử hình với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử Trong trường hợp này tử hình chuyển xuống tù chung thân

Hình phạt chính nhầm để tuyên án một hình phạt duy nhất cho mỗi loại tội phạm, để giáo dục răn đe ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa tội phạm, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm

4 Các loại hình phạt chính đối với cá nhân

Bao gồm 7 loại hình phạt chính được áp dụng đối với cá nhân:

4.1 Cảnh cáo

- Hình phạt ít nghiêm khắc nhất

- Để lại án tích

Trang 12

- Người phạm tội ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đến mức miễn trách nhiệm hình sự

- Thực tế tòa án rất ít áp dụng hình phạt cảnh cáo

- Khó lựa chọn giữa hình phạt cảnh cáo và miễn hình phạt

thậm chí làm hư hỏng một số vật dụng Hành vi này bị chính quyền địa phương can thiệp Vì xét theo độ tuổi, nhận thức cũng như thiệt hại, chính quyền địa phương quyết định có hình thức xử lý là phạt cảnh cáo, khiển trách công khai, đồng thời nhờ gia đình giám sát giáo dục thường xuyên Quyết định phạt cảnh cáo được lập và in ra làm văn bản Đối với bộ luật hình sự

2015 sửa đổi, bổ sung tại Điều 34 có quy định trường hợp áp dụng hình thức

xử phạt cảnh cáo, cụ thể:

+ Đối với người phạm tội ít nghiêm trọng

+ Có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa tới mức miễn hình phạt

Ví dụ 2: Đang đi nhanh, xe nổ lốp giữa đường vô tình tông trúng

người khác, chỉ xây xát nhẹ, tỉ lệ thương tổn 35% Tuy nhiên người kia kiện, người có lỗi sau khi được cơ quan chức năng xem xét điều kiện, hoàn cảnh

có lỗi thì đưa ra quyết định hình phạt cảnh cáo cho tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Trang 13

- Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định

- Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất và mức

độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng

Ví dụ: theo điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP

ngày 12/11/2013 của Chính phủ thì hành vi “lôi kéo người khác đánh nhau”

sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng Nếu chủ thể vi phạm

là người thành niên và không có tình tiết tăng nặng hay tình tiết giảm nhẹ thì sẽ bị phạt mức tiền trung bình là 2.500.000 đồng Tuy nhiên, nếu chủ thể

vi phạm là người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và không

có tình tiết tăng nặng hay tình tiết giảm nhẹ sẽ bị phạt bao nhiêu thì không

có chuẩn mực chung trong việc áp dụng

4.3 Cải tạo không giam giữ

- Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội

- Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ

- Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan,

tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó

Trang 14

- Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án

- Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự

- Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ

✓ Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần

✓ Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng

✓ Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự

Ví dụ: A bị phạt hai năm cải tạo không giam giữ về tội “làm lây lan

dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật” theo khoản 1 Điều 241 và bị phạt hai năm cải tạo không giam giữ về tội “vi phạm các quy định về quản

lý ,bảo vệ động vật hoang dã” theo khoản 1 Điều 234 Bộ luật hình sự Nếu cộng hai hình phạt này với nhau là 04 năm cải tạo không giam giữ, nhưng

vì mức tối đa của hình phạt cải tạo không giam giữ là 03 năm, nên Tòa án chỉ buộc A phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai tội là 03 năm cải tạo không giam giữ

4.4 Trục xuất

- Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 15

- Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể

Ví dụ: Park Min Jun là người mang quốc tịch Hàn Quốc bị phạt

100.000.000 đồng về tội “gây ô nhiễm nguồn nước” theo khoản 1 Điều 235

và trục xuất về tội “vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới” theo khoản

1 Điều 189 Bộ luật Hình sự, Tòa án buộc Park Min Jun phải chấp hành chung cho cả hai tội là trục xuất và 100.000.000 đồng

Ví dụ: Anh Bình bị phạt 20 năm tù về tội “giết người” theo khoản 1

Điều 123 và 15 năm tù về tội “cướp tài sản” theo quy định tại khoản 3 Điều

171 Bộ luật Hình sự Nếu cộng hai hình phạt này với nhau là 35 năm tù, nhưng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 55 Bộ luật Hình sự thì hình phạt tù đối với người phạm nhiều tội tối đa là 30 năm, nên Tòa án chỉ buộc Anh Bình chấp hành hình phạt tù chung cho cả hai tội là 30 năm tù

4.6 Tù chung thân

- Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình

- Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới

18 tuổi phạm tội

Trang 16

Ví dụ: Chị H bị phạt tù chung thân về tội “mua bán trái phép chất ma

túy” theo khoản 4 Điều 251, 7 năm tù về tội “mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy” theo khoản 2 Điều

254 và 10 năm tù về tội “tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” theo khoản

2 Điều 255 Bộ luật Hình sự, thì khi tổng hình phạt phạt, Tòa án buộc chị H phải chấp hành hình phạt chung cho cả ba tội là tù chung thân

4.7 Tử hình

- Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định

- Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử

- Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

✓ Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

✓ Người đủ 75 tuổi trở lên;

✓ Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần

tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn

- Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân

Ví dụ: Lê Anh Hùng bị phạt tử hình vì tội “giết người” theo khoản 1

Điều 123, 15 năm tù về tội “cướp tài sản” theo khoản 3 Điều 168 Bộ luật

Trang 17

Hình sự, thì khi tổng hợp hình phạt, Tòa án buộc Lê Anh Hùng phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai tội là tử hình

5 Các loại hình phạt chính đối với pháp nhân thương mại

5.1 Phạt tiền

- Theo khoản 2, Điều 77, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017), căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính, sự biến động của giá cả, Tòa án quyết định mức phạt tiền cụ thể Tuy nhiên, tối thiểu không được thấp hơn 50.000.000 đồng

- Nếu Tòa án áp dụng hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại là hình phạt chính thì không được áp dụng hình phạt này là hình phạt

bổ sung nữa Tuy nhiên, nếu Tòa án áp dụng hình phạt khác (không phải là tiền) là hình phạt chính thì có thể áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại

- Nếu Tòa án áp dụng hình phạt chính đối với pháp nhân thương mại là phạt tiền thì phải căn cứ vào khung hình phạt tiền đối với tội phạm mà pháp nhân thương mại bị kết án để xác định mức tiền phạt cụ thể

Ví dụ: Công ty A và Công ty B đều bị truy tố về tội trốn thuế theo

khoản 3 Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015, nhưng Công ty A đã bị

xử phạt hành chính nhiều lần và trong quá trình điều tra không hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, còn Công ty B chưa bị xử phạt lần nào và tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án thì Tòa án có thể áp dụng hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, còn Công ty B chỉ bị đình chỉ hoạt động 01 năm

5.2 Đình chỉ hoạt động có thời hạn

- Đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế

Ngày đăng: 27/10/2024, 14:11

w