Các quyền, nghĩa vụ của mọi công dân đã được quy định ở Hiến pháp hay ở các bộ luật, cũng như các yêu cầu, nguyện vọng của họ có được thực hiện hay không, thực hiện như thế nào đều phải
Trang 2A LỜI MỞ ĐẦU 3
B PHẦN NỘI DUNG 6 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CẢI CÁCH TTHC 6 1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về cải cách nền HCNN 6 1.2 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của TTHC 7 1.3 Về nội dung cải cách TTHC 10 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 14 2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An 14 2.2 Thực trạng công tác cải cách TTHC ở tỉnh Nghệ An trong những năm gần đây 16 2.3 Những hạn chế, tồn tại trong công tác cải cách TTHC của Tỉnh 23 CHƯƠNG III QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP CỦA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG TRONG CÔNG TÁC CẢI CÁCH TTHC 25 3.1 Về phía Trung ương 25 3.2 Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu trong việc đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới 27 C.PHẦN KẾT LUẬN 30 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
Trang 3A LỜI MỞ ĐẦU
Cải cách thủ tục hành chính là một công việc thuộc nội dung cải cách thể chế hành chính, trong khi đó, cải cách thể chế hành chính là một trong bốn nội dungcủa Chương trình tổng thể cải cách hành chính Tuy nhiên, cải cách TTHC lại được đặt ra trước cải cách hành chính, được xem như là khâu đột phá của cải cách hành chính, và trong tiến trình cải cách hành chính, vấn đề TTHC thường xuyên được Chính phủ quan tâm Đó là vì TTHC hàng ngày liên quan đến côngviệc nội bộ của một cơ quan, cấp chính quyền, cũng như đến các tổ chức và cá nhân công dân trong mối quan hệ với Nhà nước Các quyền, nghĩa vụ của mọi công dân đã được quy định ở Hiến pháp hay ở các bộ luật, cũng như các yêu cầu, nguyện vọng của họ có được thực hiện hay không, thực hiện như thế nào đều phải thông qua TTHC do các cơ quan, các cấp chính quyền nhà nước quy định và trực tiếp giải quyết
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thể hiện trên hầu khắp các lĩnh vực đời sống xã hội, từ kinh tế, xã hội, văn hoá, y tế, giáo dục, dân tộc, tôn giáo cho đến an ninh - quốc phòng, đối ngoại Chức năng quản lý nhà nước không chỉ nhằm bảo vệ pháp luật, chế độ chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xãhội, các quyền hợp pháp chính đáng của mọi tổ chức và công dân, mà còn tạo điều kiện, môi trường pháp lý, môi trường xã hội thuận lợi cho các tổ chức và công dân làm ăn, sinh sống Việc tạo điều kiện, môi trường pháp lý thuận lợi cho các tổ chức và công dân sinh sống, phát triển kinh tế thường được xác định như là một chính sách; còn trên thực tế, sự thuận lợi hay khó khăn trong làm ăn,sinh sống của người dân cũng như niềm tin của họ đối với Nhà nước như thế nào lại được thẩm định thông qua các quy định TTHC và cách thức giải quyết các thủ tục ấy
Trong điều kiện Nhà nước ta thực hiện chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và tham gia sâu rộng vào các quan hệ quốc tế, thì các nhu cầu của các tầng lớp dân cư trong xã hội cũng tăng lên về số lượng và đa dạng,
Trang 4phong phú, phức tạp về hình thức, nội dung Tình hình đó đặt ra các yêu cầu màNhà nước phải thực hiện: 1- Chuyển đổi cơ chế quản lý thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế 2- Mở rộng và nâng cao khả năng cung ứngdịch vụ, phục vụ xã hội 3- Khắc phục tình trạng yếu kém, hạn chế, bất cập của
bộ máy quản lý, gồm: tổ chức, thể chế, cán bộ - công chức, cơ sở vật chất - tài chính
Cải cách thể chế hành chính, trong đó có TTHC, là một vấn đề không riêng của Nhà nước, mà còn liên quan đến đời sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội
Đó chính là nguyên do đòi hỏi Nhà nước phải dành sự quan tâm nhiều hơn đối với việc cải cách thủ tục hành chính, nhằm đáp ứng các yêu cầu dịch vụ, phục
vụ xã hội và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong điều kiện chuyển đổi cơ chế kinh tế
Hiện nay, các TTHC còn tồn tại một số hiện tượng mang tính khá phổ biến như:rườm ra, trùng chéo, cứng nhắc (hợp pháp nhưng chưa hợp lý, chưa phù hợp thực tế); thủ tục cũ, mới lẫn lộn Bên cạnh đó, việc ban hành TTHC có lúc, có nơi còn tuỳ tiện, kể cả ban hành "giấy phép con"; cách thức giải quyết thủ tục vẫn còn hiện tượng cửa quyền, hạch sách, chậm trễ theo lối "dân cần, quan không vội” và vẫn còn qua nhiều khâu trung gian lòng vòng; thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết thủ tục nhiều khi không rõ và vẫn còn hiện tượng tổ chức, công dân (khách hàng) đi lại nhiều lần, ca thán hoặc lo lót, hối lộ để được việc
Có thể nói, tính bức xúc của việc đẩy mạnh cải cách TTHC không chỉ nhìn từ khía cạnh kinh tế, tức là tiết kiệm tiền của, là xây dựng môi trường pháp lý để các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư yên tâm làm ăn, phát triển; không chỉ nhìn từ khía cạnh xã hội, tức là tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước Hơn thế, nó còn xuất phát từviệc sắp xếp, tổ chức bộ máy theo hướng gọn nhẹ, hiện đại; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức về chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp hoá; góp phần bài trừ tệ quan liêu, cửa quyền, hối lộ, làm trong
Trang 5sạch bộ máy nhà nước
Để làm cơ sở lí luận và thực tiễn cho công tác cải cách TTHC, đã có nhiều côngtrình nghiên cứu của các chuyên gia, những người tâm huyết Tuy nhiên, các nghiên cứu ấy chủ yếu ở tầng vĩ mô, còn chung chung, rất ít các công trình nghiên cứu về cải cách TTHC ở những địa phương cụ thể Nhận thấy đây vẫn là
vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết, em chọn đề tài: “Công tác cải cách thủ tục hành chính ở tỉnh Nghệ An” làm bài tiểu luận môn “Quản lí hành chính
nhà nước”.
Bài tiểu luận của em tập trung làm sáng tỏ nhũng vấn đề sau:
-Cở sở lí luận của cải cách TTHC
-Thực tế vấn đề cải cách TTHC Nghệ An
-Nhiệm vụ và giải pháp đặt ra
Bài tiểu luận được chia thành 3 chương chính:
-Chương I: Cơ sở lí luận của cải cách TTHC.
-Chương II: Thực trạng công tác cải cách TTHC ở tỉnh Nghệ An trong những
năm gần đây.
-Chương III: Quan điểm, giải pháp để tiếp tục đẩy đẩy mạnh công tác cải cách
TTHC của Trung ương và địa phương.
Trong phạm vi kiến thức hạn hẹp, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, emrất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung ý kiến của các thầy cô để những bài viết sau của em được hoàn chỉnh hơn
Trang 6
B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CẢI CÁCH TTHC
1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về cải cách nền HCNN
Các nhà kinh điển theo học thuyết Mác - Lênin đã có những tư tưởng bước đầu
về cải cách nền HCNN, đặc biệt những tư tưởng của Lênin
Trong quá trình lãnh đạo nhà nước Xô Viết, Lênin rất chú trọng đối với côngtác cải cách nền hành chính Người coi đây là cơ sở thúc đẩy sự phát triển củanền kinh tế - xã hội
Trong cải cách nền hành chính, Lênin nhấn mạnh đến việc sắp xếp, tinh giảm
bộ máy hành chính và thực hành tiếp kiệm Người nhấn mạnh: “Nhiệm vụ cấpthiết, chủ yếu nhất lúc này và trong những năm sắp tới là không ngừng tinhgiảm bộ máy Xô Viết và giảm bớt chi phí của nó…xóa bỏ tác phong lề mề hànhchính, bệnh quan liêu và giảm bớt các khoản chi tiêu phi sản xuất”
Cùng với việc thiết lập một hệ thống quản lí mới, Lênin xúc tiến việc cải cáchchính để đảm bảo cho bộ máy nhà nước vận hành thông suốt Lê nin coi trọngviệc cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt những khâu xétduyệt giấy tờ không cần thiết.Người đặc biệt lưu ý tới việc soạn lại các quy địnhthật cơ bản, thiết thực đã tính toán chính xác để thi hành có hiệu quả
Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người vận dụngđầu tiên và sáng tạo những quan điểm trên của Lênin trong việc xây dựng mộtnền hành chính quốc gia thực sự hiện đại và hoạt động có hiệu quả Ngay từbuổi đầu xây dựng một nước Việt Nam độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếnhành xây dựng một nền hành chính phù hợp với yêu cầu mới, mà việc đầu tiên
là ban hành các văn bản quy định quy chế hoạt động của các cấp các ngành.Người yêu cầu “phải xây dựng một nền hành chính của dân, do dân và vì dân”.Giảm thiểu những sách nhiễu, phiền hà trong giải quyết công việc hành chính
Trang 7Thủ tục hành chính phải phù hợp với yêu cầu giải quyết công việc theo đúngquy định, song cũng cần phù hợp với trình độ của nhân dân.
Người lên án mọi hành vi cửa quyền, lộng quyền của cán bộ khi giải quyết côngviệc của nhân dân Người yêu cầu “cán bộ, đảng viên phải là những công bộctrung thành và tận tình của nhân dân”
Những quan điểm của Lê nin và chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng ta kế thừa
và phát triển trong điều kiện hiện nay Đại hội lần thứ VII của Đảng (tháng 1991) đã đánh dấu bước đổi mới, phát triển tư duy về cải cách nền HCNN trong
6-sự nghiệp đổi mới đất nước Đảng đã đặt trọng tâm vào cải cách hệ thốngHCNN trong tổng thể cải cách bộ máy nhà nước và đổi mới hệ thống chính trị.Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa VII (tháng 1-1995) đã ra nghị quyếtchuyên đề về cải cách một bước nền HCNN với một hệ thống chủ trương, nộidung, phương hướng cải cách tương đối đồng bộ, cơ bản, chuyên sâu Các đạihội Đảng lần thứ VIII (tháng 6-1996), IX (tháng 4-2000), X (tháng 4-2006) vàcác hội nghị Trung ương của Đảng đã tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối, chủtrương cải cách, xây dựng nền hành chính nhà nước trong đó trọng tâm là thựchiện cải cách TTHC Đây là thành tựu nổi bật trong đổi mới, phát triển tư duy líluận của Đảng về xây dựng nền HCNN nói riêng, về xây dựng nhà nước phápquyền XHCN nói chung; là kết quả của việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạch định đường lối, chủ trương cải cáchhành chính trong giai đoạn hiện nay
1.2 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của TTHC
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về thể chế HCNN HCNN bao gồm hai bộ phận lớn Thứ nhất là bộ phận thể chế hành chính thuần túy, thứ hai là bộphận thể chế hành chính tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh
“ Thể chế HCNN là một hệ thống gồm luật, các văn bản pháp quy dưới luật, tạo khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan hành chình nhà nước; một mặt thực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cũng như
Trang 8cho mọi tổ chức và cá nhân sống và làm việc theo pháp luật; mặt khác là các quy định về các mối quan hệ trong hoạt động kinh tế cũng như các mối quan hệ giữa các cơ quan HCNN và nội bộ bên trong của các cơ quan này”.
TTHC là một trong số những yếu tố cấu thành thể chế HCNN
1.2.1 Khái niệm TTHC
Pháp luật hành chính gồm có những quy phạm quy định tổ chức, quyền hạn, nhiệm vụ các cơ quan nhà nước và quyền, nghĩa vụ của công dân và tổ chức xã hội trong lĩnh vực quản lí HCNN Những quy phạm ấy hợp thành luật hành chính
về nội dung Bên cạnh những quy phạm đó, còn có nhiều quy phạm quy định những trình tự, hình thức trong việc giải quyết những yêu cầu của công dân đối với cơ quan HCNN hoặc những yêu cầu trong nội bộ cơ quan hành chính nhà nước, hay còn gọi là TTHC TTHC rất đa dạng, nhưng có thể phân thành 2 loại
cơ bản: 1) Những thủ tục tiến hành những công việc thuộc quan hệ nội bộ các cơ quan nhà nước 2) Những thủ tục tiến hành những công việc thuộc quan hệ của
cơ quan nhà nước đối với công dân và các tổ chức xã hội Mỗi loại thủ tục bao gồm nhiều thủ tục riêng áp dụng trong từng loại việc, từng lĩnh vực quản lí TTHC trong quan hệ với công dân gồm có 2 loại quan trọng: a) TTHC trong việccác cơ quan nhà nước xét, giải quyết những quyền chủ quan hợp pháp của công dân, trong việc công dân kiện một cơ quan nhà nước b) TTHC trong việc các cơ quan có thẩm quyền xét vấn đề trách nhiệm hành chính và xử phạt các vi phạm của công dân Còn gọi là thủ tục xử lí vi phạm hành chính, hoặc tố tụng hành chính
Hiện nay, khái niệm TTHC vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi Dưới đây là khái
niệm được nhiều nhà khoa học ở Việt Nam chấp nhận nhất: TTHC là trình tự, trật tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc của cá nhân, tổ chức được ủy quyền hành pháp trong việc giải quyết các công việc của Nhà nước, các kiến nghị yêu cầu chính đáng của công dân
Trang 9hoặc tổ chức nhằm thi hành nghĩa vụ hành chính, đảm bảo công vụ nhà nước và phục vụ nhân dân.
Các quy phạm TTHC không chỉ quy định trình tự thực hiện theo quy phạmvật chất của Luật Hành chính mà còn quy định trình tự nhằm thực hiện quyphạm vật chất của các ngành luật khác
TTHC rất đa dạng, phức tạp Tính đa dạng, phức tạp của nó được quy địnhbởi hoạt động quản lí HCNN là hoạt động diễn ra trên tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội và bộ máy hành chính Hơn nữa nền HCNN ta hiện đangchuyển từ nền hành chính kế hoạch hóa tập trung sang nền hành chính phục vụ;đồng thời với xu hướng hợp tác quốc tế đối tượng quản lí không chỉ là côngdân, tổ chức trong nước mà còn có các yếu tố nước ngoài
1.2.3 Ý nghĩa của TTHC
Cải cách TTHC được Chính phủ lựa chọn là khâu đột phá với 03 lý do chính:
- Cải cách TTHC là một nội dung của cải cách hành chính, nhưng là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, đồng thời là nội dung
có nhiều bức xúc nhất của người dân, doanh nghiệp, cũng như có nhiều yêu cầuđổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế
- Trong điều kiện nguồn lực còn nhiều khó khăn nên chưa thể cùng một lúc thực hiện được nhiều nội dung cải cách như: cải cách tài chính công, cải cách tiền lương, cải cách tổ chức bộ máy, …
- Thông qua cải cách TTHC, chúng ta có thể xác định
căn bản các công việc của cơ quan nhà nước với
Trang 10người dân, doanh nghiệp; qua đó chúng ta có thể xây dựng bộ máy phù hợp và
từ đó có thể lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, đáp ứng được yêu cầu công việc
Như vậy, có thể coi cải cách TTHC là tiền đề để thực hiện các nội dung cải cách khác như: nâng cao chất lượng thể chế; nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, công chức; phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp của bộ máy hành chính; thực hiện chính phủ điện tử,…
TTHC có ý nghĩa quan trọng trong quản lí nhà nước và xã hội.
Trước hết, nếu không thực hiện các TTHC cần thiết thì một quyết định hànhchính sẽ không được đưa vào thực hiện hoặc bị hạn chế tác dụng
TTHC đảm bảo cho việc thi hành quyết định được thống nhất và có thể kiểmtra được tính hợp pháp, hợp lí cũng như các hệ quả do thực hiện các quyết địnhhành chính tạo ra
TTHC khi được xây dựng và vận dụng một cách hợp lí sẽ tạo ra khả năngsáng tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lí, đem lại hiệu quả thiết thựccho quản lí Nhà nước
TTHC là một bộ phận của pháp luật hành chính, vì vậy việc nắm vững vàthực hiện các quy định về TTHC sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình cải cáchnền hành chính nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
1.3 Về nội dung cải cách TTHC
Chương trình tổng thể cải cách HCNN giai đoạn 2001 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17- 9- 2001 phê duyệt Cải cách hành chính đã được triển khai trên các nội dung: cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công; hiện đại hoá nền hành chính Qua 10 năm triển khai, có thể khẳng định những kết quả tích cực đã đạt được của cải cách hành chính: Bộ mặt của nền hành chính nhà nước đã bước đầu thay
Trang 11đổi, hướng tới phục vụ dân, xã hội, hệ thống thể chế được xây dựng và hoàn thiện hơn, tổ chức bộ máy tinh gọn hơn và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên một bước, cải cách hành chính đã thực sự góp phần vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị và trật tự xã hội ở nước ta trong thời gian qua.
Trên cơ sở kết quả đạt được trong công cuộc cải cách hành chính 10 năm qua
và thực trạng nền hành chính của đất nước, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thông qua đã nêu rõ
3 giải pháp đột phá nhằm đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong đó tiếp
tục khẳng định: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.
Theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 04 tháng 03 năm
2011 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2011 và căn cứ Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị trực tuyến tổng kết thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và xây dựng Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, bộ Nội vụ đã xây dựng Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp tổ chức thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong triển khai thực hiện Chương trình
Mục tiêu chung của Chương trình cải cách hành chính giai đoạn tới là thông qua cải cách để có được một hệ thống thể chế kinh tế thị trường ngày càng hoànthiện, giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước, coi trọng cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới
cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm và phát
Trang 12huy quyền làm chủ của nhân dân; đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.
Trọng tâm cải cách hành chính trong cả giai đoạn 10 năm là: xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó có yếu tố hết sức quan trọng
là cải cách chế độ, chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức làm việc; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch
vụ sự nghiệp công
Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 có 6 nhiệm vụ là: cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cáchtài chính công, hiện đại hoá hành chính được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (2011-2015) và giai đoạn 2 (2016-2020), nêu rõ các mục tiêu định lượng cụ thể phải đạt được
Trong giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện cải cách TTHC để tiếp tục cải thiện môitrường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững
Một số lĩnh vực trọng tâm cần tập trung là: Đầu tư, đất đai, xây dựng, sở hữu nhà ở, thuế, hải quan, xuất khẩu, nhập khẩu, y tế, giáo dục, lao động, bảo hiểm, khoa học, công nghệ và một số lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo yêu cầu cải cách trong từng giai đoạn
Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các TTHC theo quy định của pháp luật; công khai, minh bạch tất cả các TTHC bằng các hình thức thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết TTHC tại cơ quan hành chính nhà nước; duy trì và cậpnhật cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC
Về nội dung thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”
Trang 13a Khái niệm “một cửa”, “một cửa liên thông”
Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” được ban hành kèm theo quyết định181/2003/QĐ-TTg ngày 04-09-2003 và quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày22-06-2007 của Thủ tướng chính phủ Đây được coi là mũi đột phá quan trọngtrong công tác cải cách TTHC
“Một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan HCNN từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối duy nhất là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại cơ quan hành chính nhà nước.
Còn cơ chế “một cửa liên thông” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức,
cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan HCNN cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại cơ quan HCNN Cơ chế này đặt ra yêu cầu các cơ quan nhà
nước có trách nhiệm phối hợp trong quy trình xử lí hồ sơ, không để cho tổ chức,công dân phải cầm hồ sơ đi từ cơ quan này tới cơ quan khác
b Về lợi ích của cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”.
- Giảm phiền hà cho tổ chức, công dân
- Chống tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, sách nhiễu, nâng cao hiệu quảquản lí nhà nước
- Tinh giảm, sắp xếp lại bộ máy cơ quan hành chính nhà nước ở địa phươngtheo hướng gọn nhẹ, hiệu quả và khoa học
- TTHC đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật
- Công khai các TTHC, các loại phí, lệ phí và thời gian giải quyết đối với từngloại TTHC
- Bảo đảm giải quyết công việc nhanh, chính xác
c Về phạm vi và các lĩnh vực áp dụng cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”.
Trang 14Ở cấp tỉnh, 4 sở bắt buộc thực hiện cơ chế này là: Sở Kế hoạch - Đầu tư; SởLao động - Thương binh và Xã hội; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xâydựng Cụ thể áp dụng trong các lĩnh vực: Phê duyệt các dự án đầu tư trong vàngoài nước; xét duyệt cấp vốn xây dựng cơ bản; cấp giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh; cấp giấy phép xây dựng; giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở vàquyền sử dụng đất; giải quyết chính sách xã hội…
Ở cấp huyện áp dụng trong các lĩnh vực: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh cho hộ kinh doanh cá thể; giấy phép xây dựng; giấy chứng nhận quyền
sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất; đăng ký hộ khẩu; công chứng; giải quyếtchính sách xã hội
Ở cấp xã áp dụng trong các lĩnh vực: Cấp giấy phép xây dựng nhà ở; đất đai; hộtịch; chứng thực
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An.
Nghệ An có diện tích: 16.487km² Có vị trí đặc biệt quan trọng của khu kinh tế Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Tây giáp với nước bạn Lào,phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Đông giáp biển Đông
Dân số Nghệ An (theo điều tra dân số ngày 01/04/2009) có 3.113.055 người, giảm so với thời kỳ điều tra đân số năm 2004 vì một bộ phận dân cư di cư vào các địa phương khác sinh sống mà chủ yếu là các tỉnh phía Nam Trên toàn tỉnh Nghệ An có nhiều dân tộc cùng sinh sống: Kinh (chiếm chủ yếu), Thái , Thổ, Khơ mú, Đan Lai
Về hành chính Nghệ An bao gồm 1 thành phố trực thuộc là Thành phố Vinh, 2 thị xã: Thị Xã Cửa Lò, Thị xã Thái Hòa và 17 huyện: Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương
Trang 15Dương, Kỳ Sơn, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ, Thanh Chương.
Nghệ An có 479 đơn vị hành chính cấp xã gồm 462 xã phường và 17 thị trấn
Về doanh nghiệp, tính đến nay toàn tỉnh có trên 8000 doanh nghiệp
Về công nghiệp, hiện nay ngành công nghiệp của Nghệ An tập trung phát triển
ở 3 khu vực là Vinh - Cửa Lò gắn với Khu kinh tế Đông Nam, Khu vực Hoàng Mai và khu vực Phủ Quỳ Phấn đấu phát triển nhiều ngành công nghiệp có thế mạnh như các ngành chế biến thực phẩm - đồ uống, chế biến thuỷ hải sản, dệt may, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác đá mỹ nghệ, đá trang trí, sản xuất bao bì, nhựa, giấy Hiện nay, trên địa bàn tỉnh
Nghệ An các khu công nghiệp sau: Khu kinh tế Đông Nam, Khu công nghiệp Bắc Vinh, Khu công nghiệp Nam Cấm, Khu công nghiệp Nghi Phú, Khu công nghiệp Hưng Đông, Khu công nghiệp Cửa Lò, Khu công nghiệp Hoàng Mai, Khu công nghiệp Đông Hồi, Khu công nghiệp Phủ Quỳ, Khu công nghiệp Tân
Thắng
Về du lịch: Nghệ An là tỉnh có rất nhiều địa điểm du lịch như: Cửa Lò, Biển Diễn Thành (Diễn Châu), Bãi Lữ (Nghi Lộc), khu di tích Hồ Chí Minh, khu di tích đền Cuông (Nam Đàn), rừng quốc gia Pù Mát, thác Khe Kèm (Con Cuông),Đền Chín gian, thác Sao Va (Quế Phong), …
Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002, đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 10
huyện với 215 xã, đạt 90% Tỷ lệ người biết chữ 80% trong độ tuổi (35 tuổi) ở
10 huyện miền núi Số lượng học sinh 10 huyện miền núi là 314.420 em Số học sinh người dân tộc thiểu số chiếm 36% Số giáo viên toàn tỉnh có 35 nghìn người trong đó giáo viên là người dân tộc thiểu số chiếm hơn 10%
Số thầy thuốc toàn tỉnh có 2.395 người, bình quân toàn tỉnh mới chỉ đạt 2,8 bác sỹ/ vạn dân Ở vùng miền núi chỉ mới có 1,8 bác sỹ/vạn dân Trong tổng số thầythuốc thì bác sỹ có 871 người, trong đó bác sỹ là người dân tộc thiểu số có 59 người