b. Tình hình thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trong giải quyết TTHC của Tỉnh.
3.2 Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu trong việc đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Nghệ An trong thời gian tớ
tác cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới
Trong thời gian tới, cải cách TTHC được được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cải cách hành chính của Tỉnh. Nhiệm vụ cụ thể được UBND tỉnh đạt ra đó là:
- Tăng cường công tác chỉ đạo trong công tác cải cách TTHC. Đây được coi là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng, một mặt góp phần đẩy mạnh cải TTHC trên toàn tỉnh; mặt khác kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc có thể xảy ra trong quá trình cải cách TTHC. Đồng thời công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên sẽ đảm bảo cho đội ngũ cán bộ công chức làm việc, khách quan, hiệu quả, khoa học, hạn chế tệ hách dịch, quan liêu có thể xảy ra, bảo đảm cải cách TTHC mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân.
- Tiếp tục triển khai thực hiện đơn giản hóa TTHC trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước theo đề án 30 của Chính phủ. Mục tiêu đến hết năm 2010 phải đơn giản tối thiểu 30% thủ tục hành chính. (tuy nhiên đến nay thì mục tiêu này cũng gần về đích về mặt thời gian vì thời điểm em làm tiểu luận là giữa tháng 12 năm 2010)
- Đẩy mạnh áp dụng cơ chế “một cửa” ở các đơn vị còn lại, hướng dẫn một số đơn vị đã thực hiện đề án “một cửa” sửa đổi bổ sung theo bộ thủ tục hành chính
mới. Nhân rộng mô hình “một cửa liên thông” ở các lĩnh vực đăng kí kinh doanh, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng… - Thực hiện nghiêm túc chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng tuyển dụng, sử dụng cán bộ công chức. Đặc biệt tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực thực hiện giải quyết công việc cho cán bộ công chức cấp xã, bồi dưỡng quy tắc hành chính, kĩ năng ứng xử văn minh nơi công sở…
- Thực hiện nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nước và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với các đơn vị.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực thi trách nhiệm công vụ đối với công chức; xử lý nghiêm, kịp thời với những cán bộ công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao gây nhũng nhiễu, phiền hà cho tổ chức và công dân.
- Tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chương trình đơn giản hóa TTHC và việc áp dụng cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” giai đoạn 2001- 2010 và đề ra mục tiêu phương hướng, nhiệm vụ cho giai đoạn tiếp theo.
Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao công tác cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Nghệ An:
Một là, rà soát lại chức năng nhiệm vụ để sắp xếp tổ chức hợp lý, tránh trùng lặp, mạnh dạn cắt bỏ, giảm bớt những bộ phận hoạt động không có hiệu quả hoặc không cần thiết.
Hai là, chấn chỉnh hoạt động của bộ phận “một cửa” theo các yêu cầu: Công khai toàn bộ các qui trình, thủ tục hành chính, thời gian làm việc, phí và lệ phí để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, tổ chức, người dân trong giao dịch. Sắp xếp lại cán bộ tham gia ở bộ phận này theo tinh thần biết sâu một việc hiểu nhiều việc, đủ khả năng xử lý giải quyết thông tin và hướng dẫn. Tỉnh sẽ tổ chức xây dựng một số mô hình mẫu về bộ phận “một cửa” và “một cửa” liên thông xích gần theo hướng hiện đại để rút kinh nghiệm.
Ba là, thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị 32 ngày 7/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định, yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh, chấn chỉnh kỷ cương hành chính, loại bỏ ngay các thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo dễ lợi dụng tiêu cực. Mở đường dây nóng ở một số cơ quan như ở Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư để các doanh nghiệp và người dân tiện liên hệ, phản ảnh những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, phẩm chất đạo đức, thái độ cán bộ công chức.
Bốn là, đẩy nhanh việc phân công, phân cấp, làm rõ thẩm quyền chung, thẩm quyền riêng; gắn phân công, phân cấp với nâng cao chất lượng cán bộ, hoàn thiện tổ chức bộ máy; tăng kiểm tra giám sát, tránh lạm quyền, cát cứ. Đặc biệt thực sự quan tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử luôn là vấn đề đòi hỏi đối với mọi cán bộ công chức, các đơn vị cần có biện pháp để “xây” thật tốt vấn đề này và kiên quyết triệt để “chống” hành vi xấu từ phía cán bộ ; có cơ chế giám sát đối với những khâu nhạy cảm như đầu tư, ngân sách, cán bộ... phải làm cho mọi cán bộ thực sự vì dân hơn và biết xa lánh sự cám dỗ của mặt trái kinh tế thị trường hiện nay.
Năm là, tăng cường trách nhiệm và vai trò của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp, gắn cải cách TTHC nói riêng và cải cách hành chính nói chung với đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền. Sáu là. Các cấp ủy Đảng thường xuyên quan tâm, chỉ đạo triển khai cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng cán bộ công chức; kiểm tra chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ thông qua cơ chế “một cửa”
Bảy là, xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về cải cách hành chính một cách thường xuyên, hiệu quả, thiết thực cho cán bộ công chức làm công tác cải cách TTHC, và làm việc tại bộ phận “một cửa”
Tám là, tăng cường công tác thông tin và tuyên truyền nâng cao hiểu biết của cán bộ, công chức và nhân dân về cải cách TTHC, nhất là những huyện vùng sâu, vùng xa.
Chín là, có chính sách khen thưởng và khuyến khích, những sáng kiến, những cách làm hay mang lại hiệu quả cao trong công tác cải cách TTHC. Mười là, tăng cương cơ sở vật chất, kĩ thuật cho công tác cải cách TTHC, đặc biệt là bộ phận “một cửa”, “một cửa liên thông”.
Mười một là, cải cách hành chính nhà nước, luôn luôn đồng hành với cuộc sống xã hội. Do vậy, đòi hỏi mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức và mọi người phải thật sự vào cuộc, hãy nói ít hơn, làm nhiều hơn và hiệu quả hơn. Phải kiên quyết loại trừ tư tưởng đứng ngoài phê phán mà không trực tiếp hành động, hoặc coi cải cách hành chính là của riêng ai chứ không phải của chính mình.